Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

11. Tôi không dám khinh quý Ngài, vì quý Ngài sẽ thành Phật - Lệ Tâm dịch

16/05/201314:21(Xem: 2820)
11. Tôi không dám khinh quý Ngài, vì quý Ngài sẽ thành Phật - Lệ Tâm dịch


Tuyển tập

Phật Thành Đạo

Nhiều tác giả
--- o0o --- 

Phần I

Bản chất và con đường Giác Ngộ

--- o0o ---

TÔI KHÔNG DÁM KHINH QUÝ NGÀI,
VÌ QUÝ NGÀI SẼ THÀNH PHẬT

Nguyên tác: Mick Kiddle
Lệ Tâm dịch

Nếu chúng ta chấp nhận ý kiến "Tất cả chúng sanh đều bình đẳng và tất cả đều có thể đạt đến Phật quả" thì lòng kiêu ngạo của chúng ta sẽ dần dần biến mất. Sẽ không có tâm khinh thường đối với những người khác; cũng không phủ nhận chân giá trị của những điều không vừa ý mình.

Hôm nay tôi muốn giới thiệu với quý vị một ý tưởng Phật giáo "mới" hay một món quà đặc biệt của kinh Pháp Hoa. Những gì tôi muốn nói ở đây thật sự là niềm tin truyền thống cổ điển của Phật giáo đã có cách đây hơn 2000 năm. Tuy nhiên, điều này luôn luôn mới mẻ và tươi tắn bất cứ khi nào chúng ta đề cập đến, nhất là trong giai đoạn xã hội hiện đại. Bồ-tát Thường Bất Khinh (Sadaparibhuta) đã từng nói rằng: "Tôi không bao giờ dám khinh quý Ngài, vì tương lai quý Ngài sẽ thành Phật" (Kinh Pháp Hoa, phẩm thứ 20). Lời nói này biểu lộ một ý nghĩa thâm sâu về chân lý của cuộc đời, nghĩa là nhấn mạnh thái độ đối xử của chúng ta với tất cả mọi người.

Như chúng ta đã biết, mỗi người trên thế gian này thì khác nhau, có người thông minh, người ngu si, người yếu đuối, khỏe mạnh, người năng động, người thụ động, người được nâng cao, kẻ bị chà đạp . . . Từ những hình thái đó, chúng ta sanh ra những tư tưởng phân biệt đúng sai, khinh trọng, những hành vi tốt, xấu . . . Nhưng tất cả những sự sai khác này thì không bao giờ cố định mãi mãi. Chúng ta không nên hiểu sự khác biệt đó là những phẩm chất đặc trưng tốt hay xấu hoặc sự khác biệt căn bản trong tính cách của từng cá nhân. Theo Phật giáo, sự khác biệt hiện tại giữa trí và ngu, mạnh và yếu, giàu và nghèo, dữ và hiền là những bước trung gian trong tiến trình của cuộc sống. Chúng không phải là mục đích cuối cùng. Khi chúng ta chưa đạt được trạng thái tâm giác ngộ hoàn toàn, chúng ta còn bị chúng chi phối trong tiến trình nhân quả, gặt hái các hậu quả của nghiệp quá khứ và đồng thời chúng ta lại tiếp tục gieo trồng chủng tử cho tương lai.

Những ai không tự nỗ lực hướng đến ánh sáng, cuối cùng sẽ bị thoái hóa. Ngược lại những ai nỗ lực chính mình hành thiện thì sẽ tìm thấy được con đường hướng thượng.

Con người có khả năng và tiềm lực mạnh mẽ để phát triển và thăng hoa thiện nghiệp cũng như tìm cầu sự hoàn hảo tối thượng. Tất nhiên cuối cùng sau khi trải qua nhiều kiếp tái sanh và tu tập, chúng ta sẽ đạt đến trạng thái toàn giác. Giống như Bồ-tát Thường Bất Khinh nói: "Mỗi chúng sanh là một vị Phật sẽ thành." Trong Phật giáo không có tội lỗi vĩnh cửu, không có tai họa mãi mãi và không có sự thoái hóa cố định (nghĩa là "hồi đầu thị ngạn," quay đầu sẽ thấy bến), chúng ta có thể từ tham sân si để trở thành thức tỉnh và giác ngộ. Chúng ta có thể chuyển hóa từ các phiền não để trở nên trong sáng và thanh tịnh để hiện tại và tương lai luôn luôn trong trạng thái tốt đẹp và an lạc mãi mãi. Chúng ta nên áp dụng ý tưởng này cho mình và cho nhận thức của mình đối với người khác. Quan điểm sống tích cực và lạc quan này khiến cho chúng ta có đầy đủ niềm tin và năng lực để vượt qua tất cả những khó khăn phía trước mà không nản lòng.

"Chúng sanh đều bình đẳng và tất cả chúng ta đều có thể đạt đến Phật quả"có được lòng tự tin này có thể giúp chúng ta tránh sự coi thường người khác. Thế nào là coi thường? Coi thường người khác có thể bao gồm việc hạ phẩm giá của những người khác bằng sự khinh thường, xúc phạm danh dự người khác bằng sự kiêu ngạo của mình; lăng mạ người khác bằng những người khác bằng hành vi xấc xược của mình. Trong khi đó thái độ khư khư chấp thủ về ngã hơn thua luôn giữ hoài, còn chủng tử Phật tánh là cái có sẵn trong mỗi chúng ta thì đối với chúng ta lại quá mơ hồ. Chúng ta có thể bị lôi cuốn vào trong sự vô minh và vụng về, khiến mọi người ghét bỏ chúng ta. Thông thường chúng ta tự dối mình và có khuynh hướng bắt nạt kẻ khác. Việc đắm chìm trong kiêu ngạo là sự bóp méo chân ngã do bởi những quan điểm sai lạc về chấp ngã đưa đến. Bất hạnh thay, sự rắc rối phức tạp về "tự ngã" (tự cao tự đại) đã ăn sâu vào trong tim óc của chúng ta trong suốt dòng sanh tử. Bản ngã này đã lôi kéo chúng ta trong vòng sanh tử luân hồi vô tận. Chính ngã tham trói buộc chúng ta ở trong sanh tử tương tục và làm cho thế giới này tràn ngập những khổ đau.

Thái độ khinh người ngấm ngầm đối với người khác dường như có thể xem là không nghiêm trọng, nhưng đôi khi nó phát triển thành tính tự cao tự đại và cường điệu. Nó khiến chúng ta dường như ra vẻ bậc đạo sư, bậc siêu phàm, người mà có thể sai khiến người khác phải tuân lệnh mình, hoặc khiến họ phải sẵn sàng hy sinh … đều nhằm mục đích để làm thỏa mãn tự ngã của chính mình.

Đôi khi chúng ta mất đi lòng tự trọng. Chúng ta đánh giá cao người khác nhưng thật sự trong tâm chúng ta không chấp nhận người khác giỏi hơn mình. Ảnh hưởng của thái độ không thật này làm khơi dậy sự căng thẳng, giận dữ, ganh tỵ, mưu đồ và hung ác ở trong cả chính chúng ta lẫn những người khác, từ đó khiến cho toàn bộ thế giới trở thành kẻ thù của chúng ta. Sự mâu thuẫn trong tự ngã này đã cắm rễ vững chắc từ lâu trong nội tạng của chính mình từ vô thủy.

Một số các nhà lãnh đạo tôn giáo, chính trị, tư tưởng đã rơi vào khuyết điểm nghiêm trọng này và đi đến việc tự coi tôn giáo hoặc triết lý của chính mình là duy nhất tiêu biểu cho chân lý. Cách duy nhất được coi là đúng đắn và xứng đáng để tồn tại này là hãy tin vào họ, theo họ, tuân theo sự chỉ dẫn, và rồi hành động theo ý kiến của họ. Những ai không tin những vị lãnh đạo tối cao này và không làm theo họ sẽ bị coi là như thể đã phạm tội ác cực kỳ nặng, không luận là hiện tại có làm thiện bao nhiêu đi nữa; vì như thể người đó đã phạm tội bội giáo và hẳn phải bị giết. Sự đề cao tự ngã với tâm nhỏ hẹp này sẽ nuôi dưỡng trạng thái nội tại đó mãi bằng cách tìm mọi thủ đoạn để đè bẹp những đối thủ của chính mình. Điều này sẽ hủy hoại cả chính mình lẫn người khác, cho nên cần phải được thay đổi.

Nếu chúng ta chấp nhận ý kiến"Tất cả chúng sanh đều bình đẳng và tất cả đều có thể đạt đến Phật quả"thì lòng kiêu ngạo của chúng ta sẽ dần dần biến mất. Sẽ không có tâm khinh thường đối với những người khác; cũng không phủ nhận chân giá trị của những điều không vừa ý mình. Người Phật tử chân chánh phải có tâm rộng rãi, khoan dung, kính trọng và đối xử tốt với mọi người. Một Phật tử chân chánh sẽ không xem những tôn giáo khác hoặc những giáo lý tư tưởng khác như là vô nghĩa và vô giá trị. Ngay cả nếu chúng không được hoàn hảo lắm, có lỗi lầm, có lầm lạc nhưng chúng vẫn có thể mang đến vài điều tốt tương tự như chân lý, hoặc có thể hoạt động rất có phẩm chất như tôn giáo của ta. Bất kể người đó có đối lập với Phật giáo hay không, có đức tin dị giáo, hoặc là không tin vào bất cứ cái gì, những khuyết điểm của những người như vậy sẽ không coi là quan trọng. Điều này không nên kết luận rằng người ấy là xấu hoàn toàn. Một người như thế có thể có nhân cách cao thượng, hành vi thiện và thói quen tốt để phục vụ tốt cho những nhu cầu xã hội. Ngay cả những người ấy xấu thật sự, thì người ấy cũng không hoàn toàn không có tư tưởng hay hành vi tốt đáng ca ngợi.

Niềm tin rằng"Tất cả chúng sanh cuối cùng và chắc chắn sẽ đạt được Phật quả"sẽ khiến cho tâm chúng ta tự nhiên trở nên thanh thản và sẽ cởi mở hơn khi tiếp xúc với những người khác. Chúng ta sẽ hiểu rằng tương lai chúng ta được quyết định bởi những hành vi hiện tại của chính mình. Hành vi thiện hoặc ác sẽ đưa chúng ta tiến lên hoặc đi xuống, khổ đau hay hạnh phúc... Nếu chúng ta làm ác, chúng ta sẽ mang lại khổ đau cho chính mình và những người khác. Niềm tin trong Phật giáo giúp chúng ta sự tự tin để đi vào con đường chân chánh, hướng thượng và bước vào trạng thái tâm hoàn hảo hơn. Đức Phật dạy chúng ta không nên sân hận mà nên thanh tịnh ba nghiệp thân khẩu ý; nên thiết lập ý tưởng đạo đức cao thượng, Bồ-đề tâm kiên cố và tu tập để trau dồi chính mình. Ngài dạy chúng ta nên tạo nghiệp lành vì lợi ích của những người khác và thực hành hạnh nhẫn nhục. Ngài cũng khuyến khích chúng ta nên cảm thông với những người ác, không nên coi thường những người lỗi lầm mà ngược lại giúp họ sửa đổi những sai trái đó. Rồi dần dần dùng những từ trường tốt của mình để cảm ứng và chuyển tâm họ trở nên hoàn thiện đạo đức hơn.

Việc đánh giá tính cách chân thật và vẻ đẹp tuyệt đối của lý tưởng "Tất cảchúng sanh cuối cùng và chắc chắn sẽ đạt được Phật quả"này có thể giúp chúng ta hiểu được tại sao Đức Phật khuyên chúng ta "không nên coi thường những người ngu dốt" và "không được coi khinh những người đã xúc phạm chúng ta." Tất cả mọi người có thể đạt đến Phật quả. Những người nhút nhác và ngu muội có thể học tập và ngày càng trở nên thông thái và đức hạnh hơn. Những người phạm giới có thể sám hối và dần dần hoàn thiện hành vi đạo đức khéo léo hơn. Với những ý tưởng như vậy trong tâm chúng ta có thể sẽ trở nên có tình thân hữu với những người khác và không hề muốn lợi dụng họ. Chúng ta nên gieo trồng những điều tốt mà trong đó không có những mầm mống của những xung đột, mâu thuẫn (chiến tranh giữa mình và người) và hãy coi mình bình đẳng như người, không bao giờ xem mình hơn họ.

Vận dụng từ những ý tưởng này chúng ta có thể tăng trưởng tâm từ bi đối với những người khác và tăng cường quyết tâm để giúp tất cả chúng sanh. Chúng ta có thể trau dồi trí tuệ vô ngã ("anatta" theo lời dạy của Đức Phật là không có một chủ thể ngã nào có thật) và giúp chúng ta thành tựu quả vị Phật bằng cách tu tập các ba-la-mật của Bồ-tát . Nếu chúng ta phát triển lý tưởng này và khéo tu tập, thì chúng ta sẽ trở nên có hiểu biết hơn, có lòng tin tưởng hơn để sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau và để cùng đạt được hạnh phúc và an lạc lớn.

Bồ-tát Thường Bất Khinh đã nói rằng"Tôi không bao giờ dám khinh quý Ngài, vì quý Ngài là Phật sẽ thành." Câu nói này thật là một chân lý hoàn hảo và bất diệt. Tôi đã bắt đầu với câu nói này và cũng từ câu nói này là lời kết thúc của tôi.

Đó là một ý tưởng mới hay một món quà đặc biệt củakinh Pháp Hoamà tôi dành tặng cho tất cả quý vị trong ngày hôm nay.

[Phỏng dịch từ "The new idea we ought to have" edited by Mick Kiddle, Proofread by Neng Rong, translated into English by Chai Gao Mao, 20/06/1995 trên internet: http://www.Buddhanet.net ]


--- o0o ---


Chân thành cảm ơn Đại Đức Nhật Từ đã gởi tặng phiên bản điện tử tuyển tập này.

--- o0o ---

Vi tính: Hải Hạnh - Giác Định

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/01/2025(Xem: 787)
Kính lạy bậc kỳ vĩ xuất hiện, từ ngàn năm trong thế giới (1) Gây âm vang chấn động, mở ra một kỷ nguyên Mang ánh sáng đi vào đời, với phương pháp tịnh Thiền Giúp người người tìm về Chánh Pháp mầu nhiệm
22/06/2024(Xem: 2020)
Bộ hành là bước đi của chân. Nơi đây, trong bài này, chỉ có ý nói rằng xin mời gọi bước đi của tâm: khuyến tấn cả nước cùng nhau bộ hành theo dòng Kinh Phật, cùng tập thói quen đọc kinh, suy nghĩ về kinh, để tâm hướng theo lời kinh dạy, và hàng ngày hãy làm như thế trong những điều kiện có thể của từng Phật tử, từng ngôi chùa. Nói theo chữ cổ, hàng ngày hãy tự xem hành động đọc, nghĩ, và làm theo lời Phật dạy cũng là một hạnh đầu đà. Nếu chúng ta đi bộ bằng chân, độ dài chỉ có thể đo bằng kilômét trong lãnh thổ Việt Nam. Trong khi, nếu chúng ta bước đi bằng tâm, hàng ngày mở trang kinh ra, để đọc, để nghĩ và để làm – thì độ dài của kinh và luận sẽ là nhiều ngàn năm, trải rộng cả Ấn Độ, Tích Lan, Trung Hoa, Việt Nam, Hoa Kỳ, Úc châu… Và sẽ không làm cản trở giao thông của bất cứ ai, bất cứ nơi nào.
19/06/2024(Xem: 3033)
Khi nói tới chuyện trao truyền y bát, chỉ là sử dụng một kiểu ngôn ngữ ước lệ. Nơi đây, chúng ta muốn nói tới một thẩm quyền sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn. Nghĩa là, một thẩm quyền tối hậu để nương tựa. Khi dò lại kinh, chúng ta sẽ thấy câu chuyện phức tạp hơn. Vì có nơi Đức Phật nói rằng sau khi ngài nhập Niết Bàn, tứ chúng hãy chỉ dựa vào Chánh pháp. Kinh lại nói rằng tứ chúng chỉ nên dựa vào Kinh và Luật. Mặt khác, Đức Phật nói rằng có những kinh cần giải nghĩa (tức là, hãy nhìn mặt trăng, chứ đừng chấp vào ngón tay, và từ đây mở đường cho các bộ Luận và Kinh Đại Thừa). Có lúc Đức Phật chia đôi chỗ ngồi và trao y cho ngài Ca Diếp. Có kinh ghi lời Đức Phật trao pháp kế thừa cho ngài A Nan. Và có kinh ghi lời Đức Phật ủy thác quyền lãnh đạo cho Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên. Thế rồi, một hình ảnh thơ mộng từng được kể qua truyện tích Niêm Hoa Vi Tiếu, rằng Đức Phật lặng lẽ, cầm hoa lên, và ngài Ca Diếp mỉm cười. Tích này kể lời Đức Phật nói rằng ngài có một pháp môn vi diệu, không dự
06/06/2024(Xem: 1302)
Trong nhà Phật, lời nguyện là một phần có thể gặp ở bất kỳ kinh sách nào. Hầu hết các lời nguyện đều lớn vô cùng, và trải dài vô cùng tận. Trong các chùa Thiền Tông, chúng ta thường nghe tới Tứ hoằng thệ nguyện, nơi câu đầu "Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ" (Nguyện giải thoát vô số chúng sinh) đã mang tâm lượng vô biên, vô cùng tận. Trong các chùa Tịnh Độ, các bộ Kinh A Di Đà, Kinh Dược Sư đều ghi những lời nguyện lớn của các vị Phật tương ưng. Tới đây, chúng ta có thể gặp một câu hỏi, rằng có lời nguyện nào sẽ thích hợp cho kiếp này thôi. Bởi vì, có những vị tuổi thọ chỉ còn chừng vài năm nữa là sẽ qua kiếp khác. Và Đức Phật đã dạy những gì cho lời nguyện trong một kiếp ngắn hạn này?
04/06/2024(Xem: 4513)
Cùng toàn thể giới tử thọ trì Bát quan trai giới một ngày một đêm tại trú xứ Tăng già-lam Phước duyên, thành phố Huế, hiện diện quý mến. Một ngày một đêm quý vị ở trong Tịnh giới với niềm tin thanh tịnh, kiên cố, bất hoại đối với Tam bảo. Nhờ niềm tin này mà quý vị không để cho Giới pháp của mình bị sứt mẻ ở trong đi, ở trong đứng, ở trong nằm, ở trong ngồi, ở trong sự nói năng, giao tiếp. Quý vị có được niềm tin này là nhờ quý vị nuôi lớn sáu tính chất của Tam bảo, khiến cho ba nghiệp của quý vị được an tịnh, an tịnh về thân hành, an tịnh về ngữ hành, an tịnh về ý hành. Sáu tính chất của Tam bảo, quý vị phải thường quán chiếu sâu sắc, để thể nhập và tạo ra chất liệu cho chính mình, ngay đời này và đời sau. Sáu tính chất của Tam bảo gồm:
23/05/2024(Xem: 681)
Một người con khi xa gia đình, xa quê hương, đã thổn thức mong chờ một chuyến về thăm nhà như thế nào thì người con phật cũng khát khao được về thăm xứ Phật một cách thiết tha như thế ấy!
04/05/2024(Xem: 1098)
Sen vàng tháp cổ quyện trầm hương Thị hiện Như Lai giữa nẻo thường Cõi mộng nhân gian Thầy xua lối (*) Cơ duyên chánh đạo pháp soi đường Triêm ân chỉ hướng nguyền xin tỏ Rõ lý qui nguồn xả hết vương Bát Nhã đèn thiền luôn sáng rạng Mê lầm hóa giải thoát tai ương.
16/04/2024(Xem: 993)
Thông thường chúng ta tổ chức kỷ niệm ngày đản sanh hay những ngày lễ khác trong Phật giáo rất long trọng tưng bừng, riêng ngày Phật thành đạo thì có vẻ im lìm và số Phật tử biết hay nhớ ngày này cũng rất ít. Thật sự thì ngày đức Phật thành đạo rất quan trọng, thậm chí có thể quan trọng hơn cả ngày nhập niết bàn. Vì ngày Phật thành đạo là một sự kiện có một không hai trong lịch sử loài người, đây là cái dấu mốc quan trọng mở ra con đường giải thoát cho loài người và cho cả chư thiên, phi nhân…
14/04/2024(Xem: 602)
Có một bạn trẻ, trí thức, mặt mũi sáng sủa mộ đạo tới hỏi một thiền sư như thế này: -Thưa thầy, con đọc kinh điển thấy Đức Phật nói, “Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành” như vậy chúng sinh có thể tu thành Phật. Con rất muốn tu thành Phật. Xin thầy chỉ cho làm thế nào để thành Phật? Sư đáp: -Nếu tu để ngộ được tâm Phật, an nhiên tự tại như chư Tổ và các thánh tăng thì khác. Còn muốn trở thành một vị Phật lại khác. Về hình dáng: Phải cao. dung mạo phải đẹp đẽ, oai nghi, không khiếm khuyết bất cứ một bộ phận nào trên cơ thể. Về thân thế: Phải là vua, hoặc thái tử, hoàng tử của một vương quốc. Nếu là các nước cộng hòa thì phải là tổng thống, thủ tướng. Phải có chức vụ cao tột đỉnh như vậy để sau này không còn ham mê danh vọng nữa. Phải là con của một tỷ phú thừa kế một tài sản khổng lồ để sau này không còn ham mê tiền bạc. Một vị Phật không thể xuất thân từ một gia đình thấp kém, bần hàn, là con mồ côi hay con của một gia đ
24/03/2024(Xem: 2969)
Thành Kính Tưởng Niệm…. “Ngày Đức Phật nhập Đại Niết Bàn lúc 80 tuổi” Toàn bộ lời thuyết pháp lần cuối được ghi lại trong kinh Vừa căn dặn đệ tử tự là hòn đảo và tự thắp sáng chính mình, Vừa cô đọng, những điểm căn bản chính yếu trong giáo lý ! Phải luôn đi theo Chánh Đạo với BI, DŨNG, TRÍ !
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]