Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Làm Thế Nào Để Tu Thành Phật?

14/04/202413:44(Xem: 588)
Làm Thế Nào Để Tu Thành Phật?


thanhdao

Làm Thế Nào
Để Tu Thành Phật?



            Có một bạn trẻ, trí thức, mặt mũi sáng sủa mộ đạo tới hỏi một thiền sư như thế này:

-Thưa thầy, con đọc kinh điển thấy Đức Phật nói, “Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành” như vậy chúng sinh có thể tu thành Phật. Con rất muốn tu thành Phật. Xin thầy chỉ cho làm thế nào để thành Phật?


Sư đáp:

-Nếu tu để ngộ được tâm Phật, an nhiên tự tại như chư Tổ và các thánh tăng thì khác. Còn muốn trở thành một vị Phật lại khác. Về hình dáng:

            Phải cao. dung mạo phải đẹp đẽ, oai nghi, không khiếm khuyết bất cứ một bộ phận nào trên cơ thể. Về thân thế:

            Phải là vua, hoặc thái tử, hoàng tử của một vương quốc. Nếu là các nước cộng hòa thì phải là tổng thống, thủ tướng. Phải có chức vụ cao tột đỉnh như vậy để sau này không còn ham mê danh vọng nữa. Phải là con của một tỷ phú thừa kế một tài sản khổng lồ để sau này không còn ham mê tiền bạc. Một vị Phật không thể xuất thân từ một gia đình thấp kém, bần hàn, là con mồ côi hay con của một gia đình mà cha mẹ ly dị bỏ nhau.

           
 Cũng cần có gia đình rồi mới xuất gia để cho thấy vị này có đời sống tình cảm và sinh lý bình thường và nhất là không còn đắm chìm vào ái dục nữa. Về tư chất:

           
 
Phải biểu hiện lòng từ bi ngay từ lúc còn bé giống như Đức Phật ôm con chim bị Hoàng Tử Bồ Đề Đạt Đa bắn bị thương vào lòng và chữa trị cho nó. Tư chất rất quan trọng. Vị Phật tương lai không thể nào là một thanh niên hư hỏng, chơi bời lêu lổng từ lúc tấm bé. Lời ăn tiếng nói phải dịu dàng, đoan chính ngay từ lúc còn nhỏ.

            
Tới đây thì chàng thanh niên ngắt lời sư:

-Chư tổ nói rằng “Đồ tể buông dao xuống thành Phật” như vậy đâu cần dĩ vãng tốt lành mới tu thành Phật?

Sư nhỏ nhẹ đáp:

            
Câu nói này chỉ có nghĩa là  người ác thế nào đi nữa, khi biết nghe lời Phật dạy sẽ trở thành người tốt. Căn cốt hay nghiệp là đồ tể làm sao có thể thành Phật được? Phải có căn lành mới tu thành Phật được. Còn về học thức:


-Ít nhất phải có bằng tiến sĩ quốc gia của một ngành nào đó. Ngoài ra lại còn có kiến thức của tất cả các bộ môn như sử học, triết học, luật học, giáo dục, xã hội học, nhân chủng học, luật pháp quốc tế v.v…Đức Phật khi còn là thái tử đã được Vùa Tịnh Phận mời tất cả các bậc thầy nổi tiếng đương thời giảng dạy. Khi xuất gia Đức Phật đã có một kiến thức uyên bác ngoài đời.

Vị Phật tương lai này còn phải giỏi ngoại ngữ nữa.  Còn tuổi nào là đúng để xuất gia?


-Theo lịch sử, Thái Tử Tất Đạt Đa bỏ hoàng cung xuất gia năm 26 tuổi. Sau chín năm tự tu, Thái Tử đắc quả Phật năm 35 tuổi, nhập Niết Bàn ở tuổi 80 sau khi đã hành đạo 45 năm. Như vậy tuổi xuất gia tốt nhất từ 25 tới 30. Nếu già quá thì thời gian hóa độ chúng sinh không nhiều. Còn tu hành thì như thế nào?


-Tôi  không thể nói vị Phật tương lai tu hành như thế nào. Nhưng  nền tảng là phải tu theo Bát Chánh Đạo, Thiền Định và giữ giới. Chắc chắn trong vô lượng kiếp trước ngài đã là bậc tu hành rồi. Và ngày hôm nay do lời hoằng thệ thị hiện nơi cõi Ta Bà này để hóa độ chúng sinh đang ở thời mạt thế, luân lý đạo đức suy tàn, con người mê đắm nhục dục và vô cùng gian trá, hung ác.  Có thể vị Phật tương lai này vấn hỏi, học đạo ở các vị cao tăng, học giả, thiện tri thức giống như Thiện Tài Đồng Tử trong Kinh Hoa Nghiêm. Nhưng vị Phật tương lai chỉ vấn hỏi chứ không thụ giáo, quy y với bất cứ ai. Đức Phật đã vấn hỏi nhóm Lục Sư nhưng không nhận những vị này làm thầy. Một vị Phật không nhận ai làm thầy cả mà tự tu, tự chứng. Cậu về suy nghĩ đi, nếu có đại nguyện thì cứ dũng mạnh tiến tới. Có thể vô lượng kiếp nữa mới thành Phật giống như Phật thọ ký cho các đệ tử trong Kinh Pháp Hoa. Theo tôi nghĩ, đừng mong thành Phật mà cứ tu thì sẽ có ngày sẽ thành Phật. Chứ  còn mong thành Phật thì không bao giờ thành Phật. Như tôi đây tu hành đã 60 năm mà chẳng mong đắc quả gì hết mà chỉ mong “Thân không bệnh tật, tâm không phiền não”. Từng giờ, từng phút tôi chiến đấu với với con quỷ Tham, quỷ Sân, quỷ Si mà vẫn chưa thắng được nó. Nhiều khi tưởng chiến thắng nhưng thực ra chúng nó vẫn lẩn quất, tàng hình đâu đó,  Cho nên tôi cần phải tu nhiều đời, nhiều kiếp nữa.

            
Nghe sư nói vậy, chàng thanh niên chán nản nói:

-Thôi con bỏ ý định tu thành Phật và chỉ mong là đệ tử của Phật mà thôi.

            
Sư an ủi:

-Xin cậu đừng nản chí. Nếu đã có đại nguyện thì cứ dũng mãnh đi tới. Có một con đường ngắn hơn, dễ hơn là phát nguyện sanh về Cõi Tịnh Độ của Phật A Di Đà như hoằng thệ của Phổ Hiền Bồ Tát. Nơi đây có nhiều thuận duyên, thuận cảnh hơn cõi Ta Bà để từ từ tiến tu thành Phật.

          
  Nghe nói vậy, chàng thanh niên đại ngộ, lạy tạ sư rồi lui ra.

Lời người kể chuyện:

            
Khoảng một trăm năm nay và bây giờ có những kẻ ngông cuồng, để râu để tóc, cư trú ở rừng núi - làm như chỉ trong rừng mới có Phật, thánh nhân xuất thế. Thỉnh thoảng nói vài câu sấm truyền vu vơ về ngày tận thế, vài câu kinh Phật để răn đời hoặc chế thuốc Nam để chữa bệnh. Từ đó ngã mạn tự xưng mình là Phật v.v…. Nếu Phật mà dễ tu, dễ chứng thì hơn 2600 năm nay đã có nhiều vị Phật ra đời. Các đại trí thức đương thời  và kể cả Chư Thiên đều gọi Đức Phật là Thế Tôn Hi Hữu- tức một bâc tôn quý hiếm thấy trên thế gian này. Đức Phật, ngoài dung mạo đẹp đẽ lại còn có một trí tuệ siêu việt  với danh xưng Vô Thượng Sĩ mà không một đại trí thức nào sánh nổi. Ngoài ra, ngài lại có một đời sống vô cùng mẫu mực làm gương sáng cho bao nhiêu đệ tử và chúng sinh kể cả Cõi Trời. Đức Phật không chết như chúng ta mà ngài từ từ nhập Sơ Thiền rồi vào Tứ Thiền để lìa bỏ thân tứ đại giả tạm này dùng để chuyên chở pháp (Pháp Thân) để vào Vô Dư Niết Bàn vĩnh viễn không còn tái sinh nữa.

            Vậy thì Phật tử chúng ta phải thận trọng và cảnh giác với bất cứ ai tự phong mình là Phật là Thánh kẻo bị tà sư dẫn dắt. Theo tôi nghĩ, chúng ta nên đi chùa hay ở nhà nghiên cứu kinh điển, tụng kinh, niệm Phật rồi ráng làm, ráng tu theo Phật hơn là mong thành Phật  và nương tựa vào các vị thầy có đạo đức đang ở trong các chủa, tu viện được đặt dưới sự giám sát chặt chẽ của thầy tổ và giáo hội.  Đừng mơ mộng thành Phật như Hương Hải Thiền Sư nói, “Mạc giáo mộng trung tầm tri thức.” Hãy ráng sống như một người “hiền như Bụt” là quý báu lắm rồi.




Thiện Quả Đào Văn Bình

(Trích Kinh Hạnh Phúc Của Tôi sắp xuất bản)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/01/2025(Xem: 708)
Kính lạy bậc kỳ vĩ xuất hiện, từ ngàn năm trong thế giới (1) Gây âm vang chấn động, mở ra một kỷ nguyên Mang ánh sáng đi vào đời, với phương pháp tịnh Thiền Giúp người người tìm về Chánh Pháp mầu nhiệm
22/06/2024(Xem: 1992)
Bộ hành là bước đi của chân. Nơi đây, trong bài này, chỉ có ý nói rằng xin mời gọi bước đi của tâm: khuyến tấn cả nước cùng nhau bộ hành theo dòng Kinh Phật, cùng tập thói quen đọc kinh, suy nghĩ về kinh, để tâm hướng theo lời kinh dạy, và hàng ngày hãy làm như thế trong những điều kiện có thể của từng Phật tử, từng ngôi chùa. Nói theo chữ cổ, hàng ngày hãy tự xem hành động đọc, nghĩ, và làm theo lời Phật dạy cũng là một hạnh đầu đà. Nếu chúng ta đi bộ bằng chân, độ dài chỉ có thể đo bằng kilômét trong lãnh thổ Việt Nam. Trong khi, nếu chúng ta bước đi bằng tâm, hàng ngày mở trang kinh ra, để đọc, để nghĩ và để làm – thì độ dài của kinh và luận sẽ là nhiều ngàn năm, trải rộng cả Ấn Độ, Tích Lan, Trung Hoa, Việt Nam, Hoa Kỳ, Úc châu… Và sẽ không làm cản trở giao thông của bất cứ ai, bất cứ nơi nào.
19/06/2024(Xem: 2934)
Khi nói tới chuyện trao truyền y bát, chỉ là sử dụng một kiểu ngôn ngữ ước lệ. Nơi đây, chúng ta muốn nói tới một thẩm quyền sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn. Nghĩa là, một thẩm quyền tối hậu để nương tựa. Khi dò lại kinh, chúng ta sẽ thấy câu chuyện phức tạp hơn. Vì có nơi Đức Phật nói rằng sau khi ngài nhập Niết Bàn, tứ chúng hãy chỉ dựa vào Chánh pháp. Kinh lại nói rằng tứ chúng chỉ nên dựa vào Kinh và Luật. Mặt khác, Đức Phật nói rằng có những kinh cần giải nghĩa (tức là, hãy nhìn mặt trăng, chứ đừng chấp vào ngón tay, và từ đây mở đường cho các bộ Luận và Kinh Đại Thừa). Có lúc Đức Phật chia đôi chỗ ngồi và trao y cho ngài Ca Diếp. Có kinh ghi lời Đức Phật trao pháp kế thừa cho ngài A Nan. Và có kinh ghi lời Đức Phật ủy thác quyền lãnh đạo cho Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên. Thế rồi, một hình ảnh thơ mộng từng được kể qua truyện tích Niêm Hoa Vi Tiếu, rằng Đức Phật lặng lẽ, cầm hoa lên, và ngài Ca Diếp mỉm cười. Tích này kể lời Đức Phật nói rằng ngài có một pháp môn vi diệu, không dự
06/06/2024(Xem: 1289)
Trong nhà Phật, lời nguyện là một phần có thể gặp ở bất kỳ kinh sách nào. Hầu hết các lời nguyện đều lớn vô cùng, và trải dài vô cùng tận. Trong các chùa Thiền Tông, chúng ta thường nghe tới Tứ hoằng thệ nguyện, nơi câu đầu "Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ" (Nguyện giải thoát vô số chúng sinh) đã mang tâm lượng vô biên, vô cùng tận. Trong các chùa Tịnh Độ, các bộ Kinh A Di Đà, Kinh Dược Sư đều ghi những lời nguyện lớn của các vị Phật tương ưng. Tới đây, chúng ta có thể gặp một câu hỏi, rằng có lời nguyện nào sẽ thích hợp cho kiếp này thôi. Bởi vì, có những vị tuổi thọ chỉ còn chừng vài năm nữa là sẽ qua kiếp khác. Và Đức Phật đã dạy những gì cho lời nguyện trong một kiếp ngắn hạn này?
04/06/2024(Xem: 4275)
Cùng toàn thể giới tử thọ trì Bát quan trai giới một ngày một đêm tại trú xứ Tăng già-lam Phước duyên, thành phố Huế, hiện diện quý mến. Một ngày một đêm quý vị ở trong Tịnh giới với niềm tin thanh tịnh, kiên cố, bất hoại đối với Tam bảo. Nhờ niềm tin này mà quý vị không để cho Giới pháp của mình bị sứt mẻ ở trong đi, ở trong đứng, ở trong nằm, ở trong ngồi, ở trong sự nói năng, giao tiếp. Quý vị có được niềm tin này là nhờ quý vị nuôi lớn sáu tính chất của Tam bảo, khiến cho ba nghiệp của quý vị được an tịnh, an tịnh về thân hành, an tịnh về ngữ hành, an tịnh về ý hành. Sáu tính chất của Tam bảo, quý vị phải thường quán chiếu sâu sắc, để thể nhập và tạo ra chất liệu cho chính mình, ngay đời này và đời sau. Sáu tính chất của Tam bảo gồm:
23/05/2024(Xem: 668)
Một người con khi xa gia đình, xa quê hương, đã thổn thức mong chờ một chuyến về thăm nhà như thế nào thì người con phật cũng khát khao được về thăm xứ Phật một cách thiết tha như thế ấy!
04/05/2024(Xem: 1087)
Sen vàng tháp cổ quyện trầm hương Thị hiện Như Lai giữa nẻo thường Cõi mộng nhân gian Thầy xua lối (*) Cơ duyên chánh đạo pháp soi đường Triêm ân chỉ hướng nguyền xin tỏ Rõ lý qui nguồn xả hết vương Bát Nhã đèn thiền luôn sáng rạng Mê lầm hóa giải thoát tai ương.
16/04/2024(Xem: 971)
Thông thường chúng ta tổ chức kỷ niệm ngày đản sanh hay những ngày lễ khác trong Phật giáo rất long trọng tưng bừng, riêng ngày Phật thành đạo thì có vẻ im lìm và số Phật tử biết hay nhớ ngày này cũng rất ít. Thật sự thì ngày đức Phật thành đạo rất quan trọng, thậm chí có thể quan trọng hơn cả ngày nhập niết bàn. Vì ngày Phật thành đạo là một sự kiện có một không hai trong lịch sử loài người, đây là cái dấu mốc quan trọng mở ra con đường giải thoát cho loài người và cho cả chư thiên, phi nhân…
24/03/2024(Xem: 2931)
Thành Kính Tưởng Niệm…. “Ngày Đức Phật nhập Đại Niết Bàn lúc 80 tuổi” Toàn bộ lời thuyết pháp lần cuối được ghi lại trong kinh Vừa căn dặn đệ tử tự là hòn đảo và tự thắp sáng chính mình, Vừa cô đọng, những điểm căn bản chính yếu trong giáo lý ! Phải luôn đi theo Chánh Đạo với BI, DŨNG, TRÍ !
23/03/2024(Xem: 1961)
Đêm mùng tám tháng hai, thái tử nhìn vợ con lần cuối rồi cùng Sa Nặc và ngựa Kiền Trắc vượt thành ra đi, sau đó vượt sông Anoma để hướng về phương trời cao rộng. Đây là một cuộc vượt thoát vĩ đại vô tiền khoáng hậu trong lịch sử loài người. Ngài từ địa vị một ông hoàng với đầy đủ ngũ dục lục trần, có tất cả những gì mà con người mong cầu nhưng ngài buông bỏ tất cả. Ngài vượt thành và trở thành bậc xuất trần vĩ đại. Vượt thành, vượt sông đã khó nhưng thiên hạ cũng làm được, duy vượt qua ngũ dục lục trần, vượt thoát luân hồi sanh tử thì cho đến lúc này cũng chỉ có ngài mà thôi. Cuộc vượt thành của ngài đã mở ra một chương mới trong lịch sử loài người. Ngài đã khai phá con đường sáng, con đường giải thoát, giác ngộ đi đến niết bàn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]