Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Duy Thức Nhị Thập Luận

14/05/201706:37(Xem: 7093)
Duy Thức Nhị Thập Luận




Phat thich ca 3c

Duy Thức Nhị Thập Luận
Tạo luận: Bồ Tát Thế Thân

Hán dịch: Pháp Sư Huyền Trang
Việt dịch: Quảng Minh dịch




DẪN NHẬP

 

Duy thức nhị thập luận (唯識二十論, विम्शतिकाविज्ञप्तिमात्रतासिद्धि, Ñi-śu-paḥi ḥgrel-pa, Viṃśatikā-vijñapti-mātratā-siddhi, Twenty Verses on Consciousness Only) có 1 quyển, do bồ tát Thế Thân (世親, Vasubandhu, Dbyig-gñen, 315-395) soạn, ngài Huyền trang (玄奘) dịch vào đời Đường; cũng gọi là Nhị thập duy thức luận (二十唯識論), Tồi phá tà sơn luận (摧破邪山論), được thu vào Đại chính tạng, tập 31, No.1590.  Luận này dẫn dụng câu “Tam giới duy tâm” (ba cõi chỉ do tâm) trong kinh Thập địa để luận chứng ngoại cảnh do thức hiển hiện, nói rõ nghĩa “Duy thức vô cảnh” (chỉ do thức không có cảnh) để bác bỏ sự thiên chấp của Tiểu thừa và ngoại đạo. Duy thức nhị thập luận chủ yếu khai thị về pháp vô ngã, không phải về nhân vô ngã.  Đây là một trong 11 bộ luận của tông Pháp tướng, một trong 10 chi luận của Du già. Luận này được trích dẫn trong Thành duy thức luận như là một luận điểm trọng yếu.

Nội dung sách này gồm có 21 bài tụng thể năm chữ, dựa vào đó mà giải thích ý nghĩa rõ ràng. Trước hết, nói về yếu chỉ “Tam giới duy thức”, kế đó, giải thích bốn vấn nạn do Tiểu thừa và ngoại đạo đặt ra để thành lập lý “Vạn pháp duy thức”. Bài tụng cuối cùng nói về tông nghĩa.  Dựa theo con số kệ tụng mà lấy tên là Nhị thập luận.

Ngoài bản dịch của ngài Huyền trang, luận này còn có hai bản dịch khác nữa, đó là:

1. Đại thừa lăng già kinh duy thức luận (大乘楞伽經唯識論, No. 1588), 1 quyển (cũng gọi Phá sắc tâm luận 稱破色心論), do ngài Bồ đề lưu chi (菩提流支), dịch vào thời Bắc Ngụy.

2. Đại thừa duy thức luận (大乘唯識論, No. 1589), 1 quyển, ngài Chân đế (眞諦) dịch vào đời Trần thuộc Nam triều.

Trong ba bản dịch này, bản của ngài Bồ đề lưu chi văn xuôi nhiều, kệ tụng ít, tất cả có 23 bài tụng; bản của ngài Chân đế văn xuôi ít, kệ tụng nhiều, có 24 bài tụng; bản của ngài Huyền trang văn xuôi, văn kệ bằng nhau, có 21 bài tụng.

Tông chỉ của Duy thức nhị thập luận là phá bỏ quan niệm ngoại cảnh thật hữu, để thành lập giáo nghĩa Duy thức. Duy thức chủ trương tất cả các pháp không có thật thể, sở dĩ có pháp tướng hiển hiện và có tác dụng là do tâm thức của chúng sinh hữu tình chế tác ra. Rời ngoài tâm thức biến hiện thì không có thực tại nào cả. Nói cách khác, cái mà ta biết về một đối tượng dù thuộc về dạng nào đều không phải tự thân đối tượng, mà chỉ là những hiểu biết ta có về đối tượng đó.  Chấp ngoại cảnh thật hữu là tư tưởng của thực tại luận. Tư tưởng ấy bao hàm trong sáu phái triết học Ấn Độ, đặc biệt là phái Thắng luận, và những bộ phái Tiểu thừa như Thuyết nhất thiết hữu bộ, Kinh lượng bộ, Độc tử bộ, Chánh lượng bộ, Đại chúng bộ v.v…  Nội dung của Duy thức nhị thập luận có thể tóm tắt trong bảy vấn nạn:

  1. Bốn sự bất thành: Phái Thắng luận, Đại chúng bộ, Độc tử bộ, Chánh lượng bộ, Tát bà đa bộ (Thuyết nhất thiết hữu bộ), Kinh lượng bộ, Thuận chánh lý đưa ra bốn sự để biện bác lý Duy thức không thể thành lập, đó là: Nếu cho rằng tất cả các pháp toàn là duy thức, không có ngoại cảnh, thì làm sao ngoại cảnh hiện thấy lại có xứ định, thời định, tương tục bất định và tác dụng bất định? Luận chủ nêu các thí dụ mộng, quỷ, địa ngục, bàng sinh cõi trời để chứng minh bốn nghĩa đều thành. (Tụng 1 – 14)
  2. Thánh giáo tương vi: Ngoại nhân hỏi, nếu nói tất cả đều là duy thức, không có thật cảnh ngoài tâm, thì lý do gì Phật nói 12 xứ? Luận chủ vạch rõ rằng Phật nói 10 xứ là có mật ý. Ngoại nhân hỏi, Phật nói 12 xứ đối với người nghe có lợi ích gì? Luận chủ nói, sở dĩ Phật nói 12 xứ là để pháp ngã chấp của chúng sinh, khiến cho người học ngộ nhập nhân vô ngã, tức đạo lý số thủ thú vô ngã. (Tụng 15 – 16ab)
  3. Hiện lượng trái với tông chỉ: Tát bà đa bộ, Kinh lượng bộ, Đại chúng bộ chủ trương rằng ngoại cảnh sắc, v.v… rõ ràng là sở chứng hiện lượng của năm thức, vì sao bác bỏ ngoại cảnh không có? Luận chủ đưa thí dụ chiêm bao để ví cho cảnh giới hiện tiền, giải thích cảnh hiện giác chứng thì không phải là thật, nói rõ sự nhớ nghĩ là cảnh chẳng thật, chưa tỉnh thì không biết mình đang chiêm bao. (Tụng 16cd)
  4. Hai thức quyết định: Ngoại nhân hỏi, ngoại cảnh nếu là trống rỗng không thật, thì vì sao Thánh giáo chỉ dạy người rời xa bạn xấu, ác pháp, và thân cận bạn lành, thiện pháp? Luận chủ chỉ ra cái lực tăng thượng xoay vần là do hai loại chủng tử thiện ác khi thành thục thì sinh ra tâm thức quyết định. (Tụng 17ab)
  5. Mộng tác bất thọ: Ngoại nhân hỏi, cảnh hiện tiền nếu giống như cảnh mộng, thì vì sao tỉnh thức tạo nghiệp thiện ác, có quả báo khổ vui, và nếu trong mộng mà tạo nghiệp thiện ác, vì sao không có quả báo? Luận chủ đáp, tâm năng tạo trong mộng đã bị thụy miên làm tổn hoại, không thể tự chủ, cho nên khi mộng và khi tỉnh mà tạo nghiệp thì có quả báo không giống nhau. (Tụng 17cd)
  6. Sát sinh không tội: Ngoại nhân hỏi, nếu duy hữu thức mà không có thân, ngữ nghiệp thì những con vật như dê, v.v… làm sao bị giết? Nếu súc sinh chết không do người giết, thì những người giết mỗ hoàn toàn không có tội sát sinh. Luận chủ cho rằng tội sát sinh hoàn toàn do tâm thức hai bên kết hợp mà thành, không thật có thân mệnh bị giết, xem chừng như do ngoại cảnh hình thành, nhưng kỳ thật bao hàm trong duy thức. (Tụng 18-19)
  7. Tha tâm trí: Ngoại nhân hỏi, nếu chỉ có thức, các tha tâm trí có thể biết tha tâm không?  Nếu không thể biết thì sao gọi là tha tâm trí? Nếu có thể biết tha tâm thì nghĩa “Duy thức vô cảnh” không thể thành lập. Luận chủ cho rằng, cái biết về tha tâm bởi tha tâm trí chỉ là hư vọng không thật. (Tụng 20)

Hai mươi bài kệ tụng cũng được chia thành 12 khoa:

  1. Tụng 1: Vấn nạn sinh khởi.
  2. Tụng 2 và 3: Nói thí dụ xuất mộng để chứng minh “bốn nghĩa được thành”, tức thành lập nghĩa Duy thức.
  3. Tụng 4, 5 và 6: Phủ định tính thật hữu của ngục tốt để thành lập nghĩa Duy thức.
  4. Tụng 7 và 8: Giải thích sự dẫn dụ Thánh giáo bất thành để thành lập nghĩa Duy thức.
  5. Tụng 9: Lược bày nghĩa hai vô ngã.
  6. Tụng 10, 11, 12, 13 và 14: Khái niệm một và nhiều để phá ngoại cảnh thật hữu, để thành lập nghĩa Duy thức.
  7. Tụng 15 và nửa đầu tụng 16: Phá vọng chấp hiện lượng để thành lập nghĩa Duy thức.
  8. Nửa sau tụng 16: Chỉ ra sự ở trong mộng không biết, để thành lập nghĩa Duy thức.
  9. Nửa đầu tụng 17: Nói rõ hai thức chuyển quyết định, để thành lập nghĩa Duy thức.
  10. Nửa sau tụng 17: Hiển thị khi ngủ thì tâm hoại, để thành lập nghĩa duy thức.
  11. Tụng 18 và 19: Dẫn ý phạt là nặng để thành lập nghĩa Duy thức.
  12. Tụng 20: Giải thích tha tâm trí không như thật để thành lập nghĩa Duy thức.

Luận này có rất nhiều sách chú thích.

Ở Ấn độ, bắt đầu là luận sư Cù-ba (瞿波) - đệ tử của bồ tát Thế thân - có hơn 10 nhà chú thích, trong đó, Thành duy thức bảo sinh luận (成唯識寶生論), 5 quyển, của ngài Hộ pháp (護法) là quan trọng hơn cả. (No. 1591, Đời Đường – pháp sư Nghĩa Tịnh 義淨 dịch ra chữ Hán)

Tại Trung quốc thì có: Nhị thập duy thức luận thuật ký (唯識二十識論述記, No. 1834), 2 quyển, do ngài Khuy cơ (窺基) soạn vào đời Đường; Duy thức nhị thập luận sớ (唯識二十論疏), 2 quyển, do ngài Viên Trắc (圓測) người Tân La soạn. Nhị thập duy thức luận thuật ký là sách chú thích Duy thức nhị thập luận của ngài Thế thân (bản dịch của ngài Huyền trang). Nội dung sách này, trước hết nói về lý do soạn luận, kế đến chia làm ba môn để giải thích rõ nghĩa “an lập Đại thừa tam giới duy thức” và giải thích “phi nhất thiết chủng”, bác bỏ quan niệm “hữu tính”, v.v… Duy thức nhị thập luận và Thành duy thức luận là những bộ sách căn bản của Pháp tướng tông, bởi thế, Duy thức nhị thập luận thuật ký và Thành duy thức luận thuật ký trở thành sách nhập môn cơ bản của Duy thức học.

Ở Việt Nam có cuốn Triết Học Thế Thân của Giáo sư Lê Mạnh Thát, được Đạo Sinh chuyển dịch từ nguyên tác Anh ngữ: The Philosophy of Vasubandhu (Luận án tiến sĩ, University of Wisconsin - Madison, 1974). Sự tri nhận và đối tượng tri nhận, sự tự tri và cơ cấu tự tri trong Duy thức nhị thập luận được Lê Mạnh Thát khảo sát rất khúc chiết và sâu sắc ở chương 5 và chương 6.

Về Phạn bản của Duy thức nhị thập luận, có 2 bản:

  1. S. Lévi, Vijñāpti-mātratā-siddhi, Deux traités de Vasubandhu, Viṃśatikā (La Vingtaine) accompagnée d’une Explication en Prose et Triṃśika (La Trentaine) avec la commentaire de Sthiramati. (Paris 1925).
  2. K.S Chatterjee, Vasubandhu’s Vijñaptimātratā-siddhi with  Sthiramati’s  Commentary,  Text  with  English  Translation Varanasi: Kishor Vidya Niketan, 1980.

Tạng bản thì có Duy thức nhị thập luận thích sớ (唯識二十論釋疏), do học giả Ấn Độ Vinītadeva (調伏天 Điều Phục Thiên/律天 Luật Thiên, Dul ba’i lha) chú giải. Phạn bản của thích sớ này đã thất lạc, chỉ còn Tạng bản với tựa đề Rab-tu-byes-pa ñi-śu-paḥi ḥgrel-bśad (No. 4065, Prakaraṇaviṁśakaṭīkā). Tạng bản của Duy thức nhị thập tụng (Ñi-su-paḥi tshig-leḥur-byas-pa) và Duy thức nhị thập luận (Ñi-śu-paḥi ḥgrel-pa) của Thế Thân mang số hiệu No. 4056 và No. 4057.

Duy thức nhị thập luận là văn bản triết học dễ đọc, phân giải rõ ràng nhất của Thế Thân, và nó có sự thu hút và mức độ quan tâm đặc biệt bởi các học giả hiện đại, qua các văn bản bằng Phạn ngữ, Tạng ngữ, Hoa ngữ và Anh ngữ. Vì vậy, có rất nhiều bài nghiên cứu, sách khảo sát của các học giả phương Tây về Thế Thân qua hai tác phẩm nổi tiếng là Duy thức nhị thập tụng và Duy thức tam thập tụng. 

Duy thức nhị thập luận là một môn học của Phân khoa Tôn giáo học của các trường Đại học lớn trên thế giới như The University of Chicago Divinity School, The University of Melbourne, University of Calgary (Canada), Stanford University, Oxford University, National Taiwan University, v.v… Học viện Phật giáo Việt Nam cho tới nay vẫn chưa đưa Duy thức nhị thập luận vào chương trình giảng dạy như là một môn học nghiên cứu triết học và văn bản của Thế Thân.

 
pdf-icon

Duy thức nhị thập luận - Bồ Tát Thế Thân - Quảng Minh dịch







Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/04/2017(Xem: 4669)
Thất thập không tánh luận (七十空性論, Sunyata-saptati), còn gọi là Thất thập luận (七十論), là luận thư của Phật giáo Đại thừa. Tác giả luận này là Bồ-tát Long Thọ. Nội dung luận này giảng nói đạo lý tự tánh Không của các pháp. Phạn bản của luận này đã thất truyền, chỉ còn Tạng bản (sTonpa nid bdun cu pahi tshig lehur byas pa). Thời Dân Quốc, pháp sư Pháp Tôn (1902-1980) chuyển dịch luận này từ Tạng bản ra Hoa văn.
05/04/2017(Xem: 6387)
Bát thức quy củ tụng Trang chú được cho là của ngài Huyền Trang hay đệ tử của ngài biên tập, là một trong những tác phẩm thường được xem là phổ thông nhất về Duy thức học. Duy thức trong Bát thức quy củ tụng mang nặng tánh chất luận lý học. Các bài tụng cô đọng những nhận thức của ngài Huyền Trang về Duy thức, mà trong đó chú trọng đến hình thái và đối tượng của nhận thức, ngang qua sự khởi điểm từ phạm trù tam tánh, tam lượng và tam cảnh.
19/03/2017(Xem: 13834)
DUY THỨC TRONG ĐỜI SỐNG Anh ngữ: CHARLES MULLER Biên dịch: THUẦN BẠCH | HUỆ THIỆN MỤC LỤC Chương Một: CHỈ LÀ THỨC BIẾN 5 Chương Hai: Cấu Trúc của Tâm TÂM THỨC BỀ MẶT VÀ TIỀM THỨC 21 Chương Ba: Chức Năng của Tâm TÂM VƯƠNG VÀ TÂM SỞ 33 Chương Bốn: TÍCH LŨY KINH NGHIỆM TRONG VÙNG TIỀM TÀNG CỦA TÂM 45 Chương Năm: Sự phát sinh của các pháp THỨC CHỨA ĐỰNG TẤT CẢ CÁC CHỦNG TỬ 69 Chương Sáu: Vùng tiềm tàng của Tâm THỨC MẠT-NA VÀ ĐỐI TƯỢNG 97
20/10/2016(Xem: 6248)
Toàn Giác đây là chỉ Đức Phật. Tiếng sanscrit là Bouddha. Gọi là Bụt, Phật Đà. Có nghĩa là người đã giác ngộ chân lý, cũng gọi là viên giác, toàn giác. Phật, Phật Đà tức là bậc đã tự tu tự chứng, tự giác ngộ, lại giáo hóa cho chúng sinh thực hành phương pháp tu chứng để được giác ngộ như Phật đó là Giác Tha. Hai hạnh Tự Giác và Giác Tha ấy Ngài đã thực hành trọn vẹn (Tự Giác, Giác Tha, Giác Hạnh Viên Mãn).
21/10/2015(Xem: 3306)
Như Bà-la-môn nói, trong các kinh điển, bốn Vệ-Đà là chính; Lại, trong đó, niệm là chính ; lại trong niệm này, năng thuyên và sở thuyên là chính; lại trong đó , năng thuyên là chính, chỉ điều này là cao nhất, không có pháp cao hơn. Thế gian nếu không có nghiệp này thì làm sao hành động? Do cái năng thuyên này, hoặc yêu hoặc giận từ đây mà khởi; như trong tất cả dòng tộc , Bà-la-môn là cao, nay cái ngôn thuyên này cũng lại như vậy.
21/10/2015(Xem: 4945)
Hỏi rằng: Không nên tạo Luận, tại sao thế ? Thường thì người tạo Luận, phần nhiều hay khởi tâm sân hận, kiêu dật, cống cao. Tự làm tâm mình ưu loạn, ít có nhu hòa. Bày ra cái xấu của người, tự thích cái hay của mình. Như xét lỗi người là điều mà người trí trách mắng. Cho nên tất cả chư hiền thánh dùng vô lượng phương tiện dứt bỏ tranh luận, thường vui viễn ly như vứt bỏ độc hại. Lại, người tạo Luận , trong thì điều hòa mềm mại, ngoài thì quán sát các lỗi lầm, cho nên, nếu muốn lợi mình lợi người thì nên phải bỏ pháp tranh luận này.
30/03/2015(Xem: 9303)
Như lịch sử bộ phái cho biết Bồ tát Vô Trước và em là Bồ tát Thế Thân sáng lập Du Già Hành Tông tức Duy Thức Tông ở Trung Hoa, trước có học Không Luận của Bồ tát Long Thọ. Bốn thế kỷ sau, ngài Huyền Trang đến Ấn Độ (năm 629) cũng theo học Du Già Hành Tông với pháp sư Giới Hiền tại đại học Na Lan Đa.
01/12/2014(Xem: 6260)
Mùlamadhyamaka-kàrikà (Trung luận hay Trung Quán Luận) của Nagarjuna (Long Thọ) là một trong số những tác phẩm nổi tiếng là khó đọc, khó thấu triệt, khó giải thích, khó dịch trong thế giới triết học, đạo lý của con người trên thế giới vì tánh cách uyên thâm siêu việt của tư tưởng và ngôn ngữ diễn đạt quá hàm súc, trừ những ai đã liễu ngộ tánh không của vạn vật trong vũ trụ và trong đời sống con người trên thế gian. Vì thế, rất nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu, dịch thuật, giải thích hay bình luận, xưa cũng như nay, cả Đông lẫn Tây, đã nỗ lực rất nhiều, trước tiên là để tự giúp mình và sau là giúp người đọc hiểu nó đến mức độ nào đó, do đó rất nhiều tác phẩm đã ra đời trong ngót hai nghìn năm qua
15/09/2014(Xem: 11961)
Tiếp theo phần A Tỳ Đàm nơi Tập 26 (ĐTK/ĐCTT, Tập 26, từ N0 1536 đến N0 1544) toàn bộ Tập 27 là nêu dẫn Luận A Tỳ Đạt Ma Đại Tỳ Bà Sa (Abhidharma – mahavibhàsà – sàstra). Đây là Bộ Luận đồ sộ nhất hiện có trong Hán tạng. Tác giả của Luận là 500 vị A La Hán. Nói rõ hơn: Luận A Tỳ Đạt Ma Đại Tỳ Bà Sa là một Bộ Luận Thích. 500 vị A La Hán, dưới sự chỉ đạo của Tôn giả Thế Hữu (Vasumitra), trải qua 12 năm, đã chú giải quảng diễn Bộ Luận A Tỳ Đạt Ma Phát Trí của Tôn giả Ca Đa Diễn Ni Tử (Kàtyàyaniputra) một Đại Luận sư kiệt xuất của Phái Hữu Bộ, sống vào khoảng 300 năm sau Phật diệt độ (ĐTK/ĐCTT, Tập 26, N0 1544, Pháp sư Huyền Tráng Hán dịch, 20 quyển). Tôn giả Thế Hữu biên tập, tổng duyệt, để thành Luận A Tỳ Đạt Ma Đại Tỳ Bà Sa, được xem là thành quả tiêu biểu của lần kết tập kinh điển thứ tư – theo Phật giáo Bắc truyền, tổ chức tại nước Ca Thấp Di La, do vua Ca Nị Sắc Ca bảo trợ, vào khoảng 400 năm sau Phật diệt độ.
20/07/2014(Xem: 23909)
Đại Trí Độ Luận Tác giả: Bồ Tát Long Thọ Hán dịch: Tam Tạng Cưu Ma La Thập Việt dịch: Ni Trưởng TN Diệu Không Nhuận văn: HT Thích Thiện Trí, Cư Sĩ Tâm Viên Lê Văn Lâm, Bộ luận Đại Trí Độ do Ngài Bồ tát Long Thọ tạo tác, nhằm tuyên bày giáo nghĩa thậm thâm vi diệu của Pháp Đại Thừa Bát Nhã Ba la Mật. Bộ luận Đại Trí Độ này được ngài Tam tạng Pháp sư Cưu Ma La Thập phiên dịch từ chữ Phạn ra chữ Hán. Trong thời gian phiên dịch, Ngài đã nhóm họp 500 vị vị thiện hữu trí thức, cấm túc tại Tiêu Diêu Viên Đường ở Lâm Giang, nghiên cứu huyền chưong, khảo chánh và lược dịch từ 1.000 quyển, cô đọng lại thành 100 quyển.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]