Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đập Vỡ Vỏ Hồ Đào (sách pdf) của Sư Ông Làng Mai

06/09/201716:39(Xem: 5815)
Đập Vỡ Vỏ Hồ Đào (sách pdf) của Sư Ông Làng Mai

dap vo vo hong dao-1
ĐẬP VỠ VỎ HỒ ĐÀO

Thiền Sư Thích Nhất Hạnh




LỜI TỰA


Nếu trong khoa học có những khối óc như Einstein thì trong Phật học cũng có những trái tim như Long Thọ. Bộ óc là để thấy và để hiểu, trái tim cũng là để thấy và để hiểu. Không phải chỉ có bộ óc mới biết lý luận. Trái tim cũng biết lý luận, và có khi trái tim có thể đi xa hơn bộ óc, bởi vì trong trái tim có nhiều trực giác hơn. Biện chứng pháp của Long Thọ là một loại lý luận siêu tuyệt có công năng phá vỡ mọi phạm trù khái niệm để thực tại có cơ hội hiển bày. Ngôn ngữ của biện chứng pháp có khả năng phá tung được màng lưới khái niệm. Ngôn ngữ của toán học chưa làm được như thế.

Bồ tát Long Thọ ra đời khi các cánh cửa của Phật giáo Đại thừa được bắt đầu mở rộng. Long Thọ thừa hưởng không gian khoáng đạt do các cánh cửa ấy cung cấp và vì vậy đã có khả năng khám phá trong kinh điển Phật giáo những viên bảo châu sáng ngời bị chôn lấp trong nền văn học Nikaya. Long Thọ nắm được cái tinh hoa của phương pháp học Phật giáo: loại bỏ được cái nhìn nhị nguyên để giúp tiếp xúc được với thực tại, một thứ thực tại bất khả đắc đối với những ai còn kẹt vào những phạm trù của khái niệm. Khoa học còn đang vùng vẫy để thoát ra khỏi cái nhìn nhị nguyên ấy: sinh-diệt, có-không, thành-hoại, tới-đi, trong-ngoài, chủ thể và đối tượng. Bụt Thích Ca nói: Có cái không sinh, không diệt, không có, không không, không thành, không hoại để làm chỗ quay về cho tất cả những cái có, không, sinh, diệt, thành, hoại. Mà cái không sinh không diệt ấy, cái không chủ thể không đối tượng ấy, mình chỉ có thể tiếp cận được khi mình vượt thoát màn lưới khái niệm nhị nguyên. Trung Quán là nhìn cho rõ để vượt ra được màn lưới nhị nguyên. Biện chứng pháp Trung Quán, theo Long Thọ, là chìa khóa của phương pháp học Phật giáo. Tác phẩm tiêu biểu nhất của bộ óc và trái tim Phật học này là Trung Quán Luận. Long Thọ không cần sử dụng tới bất cứ một kinh điển Đại thừa nào để thiết lập pháp môn của mình. Ông chỉ sử dụng các kinh điển truyền thống nguyên thỉ. Ông chỉ cần trích dẫn một vài kinh như kinh Kaccāyanagotta Sutta. Ông không cần viện dẫn bất cứ một kinh Đại thừa nào.

Nếu Einstein có thuyết Tương Đối Luận thì Long Thọ có Tương Đãi Luận. Tương đãi có khác với tương đối. Trong tuệ giác của đạo Phật, cái này có mặt vì cái kia có mặt, cái kia không có mặt thì cái này cũng không. Vì ngắn cho nên mới có dài, vì có cho nên mới có không, vì sinh cho nên mới có diệt, vì nhơ cho nên mới có sạch, nhờ sáng cho nên mới có tối. Ta có thể vượt thoát cái thế tương đãi ấy để đi tới cái thấy bất nhị. Biện chứng pháp Trung Quán giúp ta làm việc ấy. Theo tuệ giác Trung Quán, nếu khoa học không đi mau được là vì khoa học gia còn kẹt vào cái thấy nhị nguyên, nhất là về mặt chủ thể và đối tượng, tâm thức và đối tượng tâm thức. Kinh Kaccāyanagotta cho ta biết là người đời phần lớn đang bị kẹt vào hai ý niệm có và không. Kinh Bản Pháp (S.2, 149-150) và kinh tương đương Tạp A Hàm (Tạp 456) cho ta thấy cái sáng có là nhờ cái tối, cái sạch có là nhờ cái nhơ, cái không gian có là vì có cái vật thể, cái không có là nhờ cái có, cái diệt có là vì có cái sinh. Đó là những câu kinh làm nền tảng cho tuệ giác tương đãi. Niết bàn là cái thực tại không sinh, không diệt, không có, không không, không không gian cũng không vật thể... và Niết bàn có thể chứng đắc nhờ cái thấy bất nhị. Ban đầu ta có ý niệm tương duyên (pratītyasamutpāda), rồi ta có các ý niệm tương sinh, tương đãi. Sau đó ta lại có ý niệm tương tức và tương nhập. Tất cả cũng đều có một nội dung như nhau. Những ý niệm không, giả danh và trung đạo cũng đều có ý nghĩa đó.

Hạt hồ đào (walnut) ăn rất ngon nhưng cái vỏ của nó rất cứng. Ở Tây phương người ta có chế ra một cái kẹp sắt, chỉ cần bóp mạnh cái kẹp thì vỏ hồ đào vỡ và ta có thể thưởng thức ngay hương vị thơm ngọt và bùi của hồ đào. Có những kẻ trong chúng ta đã từng bị lúng túng trong khi đọc những bài kệ Trung Quán Luận. Nhưng trong hai mùa Đông năm 2001-2002 và 2002-2003, thầy của chúng tôi là thiền sư Nhất Hạnh đã giảng giải cho chúng tôi nghe và hiểu được những bài kệ ấy một cách dễ dàng và thích thú. Sách này ghi lại những bài giảng của thầy về sáu phẩm căn bản của Trung Quán Luận, các phẩm Nhân Duyên, Khứ Lai, Tứ Đế, Hữu Vô, Nhiên Khả Nhiên và Niết Bàn. Những phẩm này đại diện được cho toàn bộ Trung Quán Luận.

Thầy Long Thọ sinh vào khoảng cuối thế kỷ thứ hai trước Thiên chúa giáng sinh(B.C.), trong một gia đình Ấn Độ giáo. Lớn lên thầy đã học Phật và theo Phật giáo. Thầy đã sáng tác bằng tiếng Phạn thuần túy, thay vì bằng tiếng Pali hay bằng tiếng Phạn lai Phật giáo.

Tác phẩm Trung Quán Luận của thầy có mục đích xiển dương Đệ Nhất Nghĩa Đế (Paramartha) của đạo Bụt. Đệ nhất nghĩa đế là sự thật tuyệt đối. Ngoài sự thật tuyệt đối còn sự thật tương đối, tức là Thế tục đế (Saṃvrti). Sự thật tương đối tuy không phải là sự thật tuyệt đối nhưng cũng có khả năng chỉ bày, chuyển hóa và trị liệu, do đó không phải là cái gì chống đối lại với sự thật tuyệt đối. Mục đích của Long Thọ, như thế không phải là để bài bác chống đối sự thật tương đối mà chỉ là để diễn bày sự thật tuyệt đối. Nếu không có sự thật tuyệt đối thì thiếu phương tiện hướng dẫn thể nhập thực tại tuyệt đối, tức chân như hay Niết bàn. Vì vậy trong khi đọc Trung Quán Luận, ta thấy có khi như Long Thọ đang phê bình các bộ phái Phật giáo đương thời như Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ (Sarvāstivāda) hay Độc Tử Bộ (Pudgalavāda) hay Kinh Lượng Bộ (Sautrāntika). Long Thọ không đứng về phía một bộ phái nào, không bênh vực một bộ phái nào, cũng không chỉ trích bài bác một bộ phái nào. Ông chỉ có ý nguyện trình bày Đệ Nhất Nghĩa Đế của đạo Bụt, thế thôi.


Trong sách Đập Vỡ Vỏ Hồ Đào này, có tất cả 6 chương của Trung Quán Luận được giảng giải. Đó là các chương:

01. Phẩm Nhân duyên
02. Phẩm Quán khứ lai
03. Phẩm Quán tứ đế
04. Phẩm Quán hữu vô
05. Phẩm Quán đốt và bị đốt
06. Phẩm Quán Niết bàn

Mời các bạn cùng chúng tôi thưởng thức những hạt hồ đào thơm ngọt.

(Làng Mai)



pdf icon-2
Tập sách Đập Vỡ Vỏ Hồ Đào
Ý kiến bạn đọc
18/01/201709:09
Khách
Từ nước Nam xa xôi con xin hướng tâm về kính lễ lên Sư ông! Người đã cho con từ lực từ tâm của người để con được bình an trong ngôi nhà chánh pháp của Bụt.
20/09/201603:14
Khách
Nam Mô A Di Đà Phật!
Con biết Thầy đã lâu, hôm nay mới được coi những phom quý giá này; được biết thêm về Sư Cô Chân Không
Con cám ơn Thầy! cám ơn người làm và đăng những thước phim tuyệt hay này
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/04/2017(Xem: 4225)
Thất thập không tánh luận (七十空性論, Sunyata-saptati), còn gọi là Thất thập luận (七十論), là luận thư của Phật giáo Đại thừa. Tác giả luận này là Bồ-tát Long Thọ. Nội dung luận này giảng nói đạo lý tự tánh Không của các pháp. Phạn bản của luận này đã thất truyền, chỉ còn Tạng bản (sTonpa nid bdun cu pahi tshig lehur byas pa). Thời Dân Quốc, pháp sư Pháp Tôn (1902-1980) chuyển dịch luận này từ Tạng bản ra Hoa văn.
05/04/2017(Xem: 5773)
Bát thức quy củ tụng Trang chú được cho là của ngài Huyền Trang hay đệ tử của ngài biên tập, là một trong những tác phẩm thường được xem là phổ thông nhất về Duy thức học. Duy thức trong Bát thức quy củ tụng mang nặng tánh chất luận lý học. Các bài tụng cô đọng những nhận thức của ngài Huyền Trang về Duy thức, mà trong đó chú trọng đến hình thái và đối tượng của nhận thức, ngang qua sự khởi điểm từ phạm trù tam tánh, tam lượng và tam cảnh.
19/03/2017(Xem: 12273)
DUY THỨC TRONG ĐỜI SỐNG Anh ngữ: CHARLES MULLER Biên dịch: THUẦN BẠCH | HUỆ THIỆN MỤC LỤC Chương Một: CHỈ LÀ THỨC BIẾN 5 Chương Hai: Cấu Trúc của Tâm TÂM THỨC BỀ MẶT VÀ TIỀM THỨC 21 Chương Ba: Chức Năng của Tâm TÂM VƯƠNG VÀ TÂM SỞ 33 Chương Bốn: TÍCH LŨY KINH NGHIỆM TRONG VÙNG TIỀM TÀNG CỦA TÂM 45 Chương Năm: Sự phát sinh của các pháp THỨC CHỨA ĐỰNG TẤT CẢ CÁC CHỦNG TỬ 69 Chương Sáu: Vùng tiềm tàng của Tâm THỨC MẠT-NA VÀ ĐỐI TƯỢNG 97
20/10/2016(Xem: 5620)
Toàn Giác đây là chỉ Đức Phật. Tiếng sanscrit là Bouddha. Gọi là Bụt, Phật Đà. Có nghĩa là người đã giác ngộ chân lý, cũng gọi là viên giác, toàn giác. Phật, Phật Đà tức là bậc đã tự tu tự chứng, tự giác ngộ, lại giáo hóa cho chúng sinh thực hành phương pháp tu chứng để được giác ngộ như Phật đó là Giác Tha. Hai hạnh Tự Giác và Giác Tha ấy Ngài đã thực hành trọn vẹn (Tự Giác, Giác Tha, Giác Hạnh Viên Mãn).
21/10/2015(Xem: 3059)
Như Bà-la-môn nói, trong các kinh điển, bốn Vệ-Đà là chính; Lại, trong đó, niệm là chính ; lại trong niệm này, năng thuyên và sở thuyên là chính; lại trong đó , năng thuyên là chính, chỉ điều này là cao nhất, không có pháp cao hơn. Thế gian nếu không có nghiệp này thì làm sao hành động? Do cái năng thuyên này, hoặc yêu hoặc giận từ đây mà khởi; như trong tất cả dòng tộc , Bà-la-môn là cao, nay cái ngôn thuyên này cũng lại như vậy.
21/10/2015(Xem: 4508)
Hỏi rằng: Không nên tạo Luận, tại sao thế ? Thường thì người tạo Luận, phần nhiều hay khởi tâm sân hận, kiêu dật, cống cao. Tự làm tâm mình ưu loạn, ít có nhu hòa. Bày ra cái xấu của người, tự thích cái hay của mình. Như xét lỗi người là điều mà người trí trách mắng. Cho nên tất cả chư hiền thánh dùng vô lượng phương tiện dứt bỏ tranh luận, thường vui viễn ly như vứt bỏ độc hại. Lại, người tạo Luận , trong thì điều hòa mềm mại, ngoài thì quán sát các lỗi lầm, cho nên, nếu muốn lợi mình lợi người thì nên phải bỏ pháp tranh luận này.
30/03/2015(Xem: 8826)
Như lịch sử bộ phái cho biết Bồ tát Vô Trước và em là Bồ tát Thế Thân sáng lập Du Già Hành Tông tức Duy Thức Tông ở Trung Hoa, trước có học Không Luận của Bồ tát Long Thọ. Bốn thế kỷ sau, ngài Huyền Trang đến Ấn Độ (năm 629) cũng theo học Du Già Hành Tông với pháp sư Giới Hiền tại đại học Na Lan Đa.
01/12/2014(Xem: 5810)
Mùlamadhyamaka-kàrikà (Trung luận hay Trung Quán Luận) của Nagarjuna (Long Thọ) là một trong số những tác phẩm nổi tiếng là khó đọc, khó thấu triệt, khó giải thích, khó dịch trong thế giới triết học, đạo lý của con người trên thế giới vì tánh cách uyên thâm siêu việt của tư tưởng và ngôn ngữ diễn đạt quá hàm súc, trừ những ai đã liễu ngộ tánh không của vạn vật trong vũ trụ và trong đời sống con người trên thế gian. Vì thế, rất nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu, dịch thuật, giải thích hay bình luận, xưa cũng như nay, cả Đông lẫn Tây, đã nỗ lực rất nhiều, trước tiên là để tự giúp mình và sau là giúp người đọc hiểu nó đến mức độ nào đó, do đó rất nhiều tác phẩm đã ra đời trong ngót hai nghìn năm qua
15/09/2014(Xem: 11174)
Tiếp theo phần A Tỳ Đàm nơi Tập 26 (ĐTK/ĐCTT, Tập 26, từ N0 1536 đến N0 1544) toàn bộ Tập 27 là nêu dẫn Luận A Tỳ Đạt Ma Đại Tỳ Bà Sa (Abhidharma – mahavibhàsà – sàstra). Đây là Bộ Luận đồ sộ nhất hiện có trong Hán tạng. Tác giả của Luận là 500 vị A La Hán. Nói rõ hơn: Luận A Tỳ Đạt Ma Đại Tỳ Bà Sa là một Bộ Luận Thích. 500 vị A La Hán, dưới sự chỉ đạo của Tôn giả Thế Hữu (Vasumitra), trải qua 12 năm, đã chú giải quảng diễn Bộ Luận A Tỳ Đạt Ma Phát Trí của Tôn giả Ca Đa Diễn Ni Tử (Kàtyàyaniputra) một Đại Luận sư kiệt xuất của Phái Hữu Bộ, sống vào khoảng 300 năm sau Phật diệt độ (ĐTK/ĐCTT, Tập 26, N0 1544, Pháp sư Huyền Tráng Hán dịch, 20 quyển). Tôn giả Thế Hữu biên tập, tổng duyệt, để thành Luận A Tỳ Đạt Ma Đại Tỳ Bà Sa, được xem là thành quả tiêu biểu của lần kết tập kinh điển thứ tư – theo Phật giáo Bắc truyền, tổ chức tại nước Ca Thấp Di La, do vua Ca Nị Sắc Ca bảo trợ, vào khoảng 400 năm sau Phật diệt độ.
20/07/2014(Xem: 22198)
Đại Trí Độ Luận Tác giả: Bồ Tát Long Thọ Hán dịch: Tam Tạng Cưu Ma La Thập Việt dịch: Ni Trưởng TN Diệu Không Nhuận văn: HT Thích Thiện Trí, Cư Sĩ Tâm Viên Lê Văn Lâm, Bộ luận Đại Trí Độ do Ngài Bồ tát Long Thọ tạo tác, nhằm tuyên bày giáo nghĩa thậm thâm vi diệu của Pháp Đại Thừa Bát Nhã Ba la Mật. Bộ luận Đại Trí Độ này được ngài Tam tạng Pháp sư Cưu Ma La Thập phiên dịch từ chữ Phạn ra chữ Hán. Trong thời gian phiên dịch, Ngài đã nhóm họp 500 vị vị thiện hữu trí thức, cấm túc tại Tiêu Diêu Viên Đường ở Lâm Giang, nghiên cứu huyền chưong, khảo chánh và lược dịch từ 1.000 quyển, cô đọng lại thành 100 quyển.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567