Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tà áo Cung Trời Tushita - Truyền Thuyết Về Cuộc Đời Của Đại Luận sư Vô Trước

27/09/201013:44(Xem: 4795)
Tà áo Cung Trời Tushita - Truyền Thuyết Về Cuộc Đời Của Đại Luận sư Vô Trước

Chúng ta biết rằng, trường phái Duy Thức Học (Vijnànavàda) Phật giáo ra đời vào khoảng thế kỷ thứ V.TL; và một trong những người được xem là Tổ sư của trường phái này là Ngài Vô Trước (anh em cùng mẹ khác cha với Ngài Thế Thân), cả hai đều là Đại luận sư của trường phái triết học Duy Thức, một trường phái triết học đặc thù của Phật giáo mà tầm vóc và sự ảnh hưởng của nó, về mặt lịch sử, không thua kém gì dòng triết học Trung Quán của Ngài Long Thọ (Nagàrjuna). Bài viết dưới đây xin trích dẫn một giai thoại trong cuộc đời tu tập của Ngài Vô Trước, được giới thiệu trong "CANG -SKYA ON YOGACARA, nguyên bản tiếng Tây Tạng của CANG SKYA. YESHES BSTAN PAI' I SGRON ME, bản dịch Anh ngữ của JOE WILSON.

Phần I . Kệ văn

Trong Manjushri Root Tantra (Manjushrimlakapa) truyền tụng rằng, Đức Thế Tôn trước khi vào diệt độ, Ngài đã cho biết trước rằng, 900 năm sau, sẽ có một Đại sỹ ra đời xiển dương Luận tạng, tên là Asanga. Bài kệ tiên đoán đó được ghi lại nguyên văn như sau:

"Chín trăm năm sau có một người tăng sỹ,
Vị ấy tên là Asanga,
Ngài sẽ chuyên chú vào giáo nghĩa của luận thư
Và sẽ khéo biện biệt giải thuyết.
Với biện tài vô ngại,
Vị thầy của thế gian,
Sẽ có thiên tư về luận thuyết,
Sự tựu thành của thông tuệ này
Sẽ đến từ sức thần của Mạn đà la-
Một vị nữ sứ giả của Sla;
Thông qua năng lực này mà thiện tâm trồi dậy;
Ngài sẽ tập hợp các giáo nghiã trọng yếu của luận thư.
Thọ mạng của Ngài sẽ kéo dài một trăm năm mươi năm,
{Rồi sau đó} khi thân Ngài tan rã;
Nơi Thiên cung, Ngài lại trở về;
Với niềm phúc lạc vô biên,
Ngài dạo chơi trong vòng hiện hữu.
Và cuối cùng, Đại sỹ sẽ chứng ngộ tuệ giác vô thượng".

Nguyên tác tiếng Tây Tạng :

Thogs Med Ces Bya'i Dge Slong Ni
Bstan Bcos De Ni Don La Mkhas
Mdo Sde Nges Don Drang Ba'i Don
Rnam Pa Mang * Po Rab Tu 'Byed
'Jig Rten Rig Pa Ston Bdag Nyid
Gzung 'Byed Ngang Tshul Can Du 'Gyur
De Yi Rig Pa Grub Pa Ni
Sa La'i Pho Nya Mo Zhes Brjod
De Yi * Sngags Kyi Mthu Yis Ni
Blo Ni Bzang Po Skye Bar 'Gyur
Bstan Pa Yun Ring * Gnas Bya'i Phyir
Mdo Yi De Nyid Don Sdud Byed
Lo Ni Brgya Dang Lnga Bcur 'Tsho
De Lus Zhig Nas Lha Yul 'Gro
'Khor Ba Rnams Su 'Khor Ba Na
Yun Ring Bde * Ba Rjes Myong Nas
Bdag Nyid Chen Po Mthar Gyis Te
Byang Chub 'Thob Par 'Gyur * Ba Yin
Zhes Gsungs Pa'o*

Bản dịch Tiếng Anh:

[When nine hundred years have passed,]
A monk named Asanga
Will be expert in the meaning of the treatises
And will in many ways discriminate
The sủtras of definitive and interpretable import.
By disposition a teacher of worldly knowledge,
He will have a nature of explaining the texts.
The achievement of the knowledge for that
Will come through the power of the mantra
Of she called Lady Messenger of Sâla;
Through its power good mind will arise.
In order that the teaching might long remain
He will condense the essential meaning of the sutras.
He will live one hundred and fifty years
And, his body disintegrating,
will go to a country of the gods.
Having long experienced bliss
Travelling in cyclic existence,
This great being will finally attain enlightenment.

Phần II. Giai thoại

Truyện kể rằng, sau ba lần nồi dậy của các nhà tư tưởng tiến bộ (abhidharma) thời đó tại Ấn Độ, lúc bấy giờ,có một người đàn bà đức hạnh phi thường thuộc dòng Bà la môn tên là Tịnh Đức (Gsal Ba'I Tshulkhrims). Bà nghĩ rằng, chánh pháp đã đến hồi suy vong do sự lạm thuyết của các học phái; nhưng ta, mang phận đàn bà, làm sao có thể xiển dương "giáo nghĩa thư" để bảo vệ chánh pháp. Suy nghĩ như thế, bà quyết định dùng sinh thức tuệ giác của mình để truyền cho con trai. Sau khi quyết định, bà đã lấy một người đàn ông dòng Kshatriya và hạ sinh Vô Trước. Sau đó, bà lấy một tu sỹ Bà la môn (brahmin) và hạ sinh đứa con thứ hai là Thế Thân. Trong suốt thời gian sinh dưỡng hai người con, bà không ngừng rèn luyện tâm thức chúng theo ý đồ của bà. Khi hai người con trưởng thành, chúng hỏi bà rằng:

- Thưa mẹ, cha của chúng con thuộc hạng người nào, và chúng con phải chọn nghề gì để nối nghiệp cha?

-Bà trả lời : Ta sinh dưỡng các con không phải để nối nghiệp cha, mà để học đạo và truyền đạo.

Sau đó, Thế Thân đã đến Kashmir học đạo với Thầy Samghabhadra. Còn VôTrước thì vào tu kín trong động ở núi Chân Chim để tìm Thầy Maitreya học đạo. Suốt ba năm tu luyện trong động, nhưng Vô Trước không hề thấy được một dấu hiệu khả quan nào, và điều đó đã làm cho Ngài chán nản. Suy nghĩ như thế, Ngài vội bỏ hang động ra đi. Khi vừa bước ra, Ngài liền gặp một ông già đang mài thanh sắt lớn làm kim. Ngài hỏi: Ông làm cái gì vậy? Ông lão đáp kệ trả lời:

"Khi một người tu tập, rèn luyện nội tâm,
Thì không có điều gì mà không thành tựu,
Cho dù núi non có trở thành các bụi,
Sức mạnh của tâm thức sẽ vượt qua tất cả".

Nghe xong bài kệ, tâm Ngài trở nên tươi tỉnh, phấn chấn, và Ngài quyết định trở lại hang động để tu tập. Thế rồi, ba năm trôi qua, Ngài cũng không tìm thấy được điều gì, trong lòng buồn phiền, Ngài lại bỏ hang động ra đi. Lúc ấy Ngài chợt thấy ảnh tượng của những giọt nước đang xói mòn vách đá trong hang động, bỗng dưng tâm Ngài bừng tỉnh; rồi Ngài trở lại hang tu tập. Một lần nữa, ba năm lại trôi qua, giờ đây trước mắt Ngài đầy dẫy nỗi ưu phiền, Thầy Maitreya vẫn biền biệt tung tích. Ngài bèn bỏ hang động ra đi. Lúc ấy, Ngài lại thấy ảnh tượng của một vách đá bị xói mòn bởi những cánh chim bay, tâm thức Ngài bỗng dưng định tỉnh, và quyết chí trở lại hang đá tu tập. Thế rồi, ba năm nữa lại trôi qua, buồn phiền và chán nản lại kéo về trong tâm thức, rồi Ngài lại từ giã ra đi. Nhưng lần này, khi vừa bước ra khỏi hang đá, Ngài lại gặp một con chó sói tội nghiệp đang nằm dài, quằn quại. Phần nửa thân sau của nó thì đang lở lói bởi sự gặm nhắm của côn trùng, phần nữa thân trước của nó thì phều phào rên rỉ. Nhìn thấy cảnh đó bỗng nhiên tình thương thống thiết của Ngài trào dâng một cách phi thường; và Ngài bèn tìm cách cứu giúp nó. Lúc đó, Ngài nghĩ rằng, ta nên cắt bớt thịt của mình, rồi dùng nó để dời những côn trùng đang gặm nhắm trên thân con chó sói tội nghiệp này. Ngài liền đi mượn một con dao và tự tay cắt thịt của Ngài. Thịt đã cắt xong, nhưng vì sợ rằng, nếu lấy tay mà bắt những côn trùng thì sẽ làm chúng chết, và làm cho con chó sói càng đau đớn thêm. Đắn đo suy nghĩ một lúc, Ngài quyết định dùng chính cái lưỡi của mình để liếm những côn trùng ra khỏi những chỗ bị lở trên thân con chó sói. Trong lúc Ngài vừa liếm vào vết lở, thì bỗng dưng Bồ Tát Maitreya (Di Lạc) xuất hiện.

-Vô Trước liền hỏi:

"Con đã tu tập qúa lâu trong hang đá để chờ Ngài, nhưng tại sao không hề thấy một dấu hiệu nào của Ngài?"

-Bồ Tát đáp:

"Ta đã ở trong đó từ lúc ban đầu, nhưng do tâm thức của ngươi bị ngăn che bởi các dục vọng, ưu phiền nên ngươi không nhìn thấy ta đó thôi. Nay do ngươi phát khởi một tình thương vô bờ nên mọi chướng ngại trong tâm thức của ngươi đã băng tiêu, vì thế mà ngươi thấy ta".

Bấy giờ Vô Trước cầu xin Bồ Tát truyền pháp tu hành, Bồ Tát bảo Vô Trước hãy nắm lấy tà áo của Ngài, rồi họ cùng bay lên cung trời Tushita (Đâu Suất). Trên cung điện nhà trời, Vô Trước ở lại một buổi sáng để học đạo, lúc trở về trần gian mới hay rằng, mình đã ở trên cung trời 53 năm rồi.2

Trên cung trời Tushita, Bồ Tát Maitreya đã truyền tâm pháp toàn thiện cho Vô Trước và năm phần giáo3, mà sau này Ngài đem về truyền bá ở trần gian.

Phần III. Kệ Tán

Tôi kính lễ Đại sỹ Vô Trước
Người cứu độ trần gian,
Đã tiếp nhận nguồn mạch diệu âm từ dòng thánh thiện
Thúc dậy từ sức mạnh của suối nguồn đại định,
Dòng suối nguồn (giáo nghĩa) thiêng liêng
Tuôn chảy từ miệng của Bồ tát Maitreya tôn quý.

Nguyên bản Tiếng Anh:

I bow down to he, called Asanga who,
in order to help all the world,
Received with the vessel of listening,
the stream of nectar
Drawn by the power of the meditative stabilization
of the Stream of Doctrine- A stream of nectar poured from the vessel [whose] mouth [was] the noble Maitreya.

* * *

1 Thời kỳ Phật giáo Luận thư, xem Tâm Lý Học Phật Giáo, Thích Tâm Thiện, NXB.Tp.HCM, 1998

2 Trong chú thích bản cổ - Luận thư của Asanga ghi chú rằng, "một buổi sáng (hôm đó) trên cung điện nhà trời bằng sáu tháng ở trần gian.

3 Năm phần giáo: nguyên bản tiếng Tây Tạng gồm có: MDO SDE RGYAN.P5521,MNGON RTOGS RGYAN.P5184,DBUS MTHA'RNAM 'BYED.P5522,CHOS DANG CHOS NYID RNAM 'BYED.P5523,RGYUD BLA MA.P5525.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/05/2017(Xem: 6522)
Duy thức nhị thập luận Tạo luận: Bồ Tát Thế Thân Hán dịch: Pháp Sư Huyền Trang Việt dịch: Quảng Minh dịch - Duy thức nhị thập luận (唯識二十論, विम्शतिकाविज्ञप्तिमात्रतासिद्धि, Ñi-śu-paḥi ḥgrel-pa, Viṃśatikā-vijñapti-mātratā-siddhi, Twenty Verses on Consciousness Only) có 1 quyển, do bồ tát Thế Thân (世親, Vasubandhu, Dbyig-gñen, 315-395) soạn, ngài Huyền trang (玄奘) dịch vào đời Đường; cũng gọi là Nhị thập duy thức luận (二十唯識論), Tồi phá tà sơn luận (摧破邪山論), được thu vào Đại chính tạng, tập 31, No.1590. Luận này dẫn dụng câu “Tam giới duy tâm” (ba cõi chỉ do tâm) trong kinh Thập địa để luận chứng ngoại cảnh do thức hiển hiện, nói rõ nghĩa “Duy thức vô cảnh” (chỉ do thức không có cảnh) để bác bỏ sự thiên chấp của Tiểu thừa và ngoại đạo. Duy thức nhị thập luận chủ yếu khai thị về pháp vô ngã, không phải về nhân vô ngã. Đây là một trong 11 bộ luận của tông Pháp tướng, một trong 10 chi luận của Du già. Luận này được trích dẫn trong Thành duy thức luận như là một luận điểm trọng yếu.
05/04/2017(Xem: 4244)
Thất thập không tánh luận (七十空性論, Sunyata-saptati), còn gọi là Thất thập luận (七十論), là luận thư của Phật giáo Đại thừa. Tác giả luận này là Bồ-tát Long Thọ. Nội dung luận này giảng nói đạo lý tự tánh Không của các pháp. Phạn bản của luận này đã thất truyền, chỉ còn Tạng bản (sTonpa nid bdun cu pahi tshig lehur byas pa). Thời Dân Quốc, pháp sư Pháp Tôn (1902-1980) chuyển dịch luận này từ Tạng bản ra Hoa văn.
05/04/2017(Xem: 5806)
Bát thức quy củ tụng Trang chú được cho là của ngài Huyền Trang hay đệ tử của ngài biên tập, là một trong những tác phẩm thường được xem là phổ thông nhất về Duy thức học. Duy thức trong Bát thức quy củ tụng mang nặng tánh chất luận lý học. Các bài tụng cô đọng những nhận thức của ngài Huyền Trang về Duy thức, mà trong đó chú trọng đến hình thái và đối tượng của nhận thức, ngang qua sự khởi điểm từ phạm trù tam tánh, tam lượng và tam cảnh.
19/03/2017(Xem: 12351)
DUY THỨC TRONG ĐỜI SỐNG Anh ngữ: CHARLES MULLER Biên dịch: THUẦN BẠCH | HUỆ THIỆN MỤC LỤC Chương Một: CHỈ LÀ THỨC BIẾN 5 Chương Hai: Cấu Trúc của Tâm TÂM THỨC BỀ MẶT VÀ TIỀM THỨC 21 Chương Ba: Chức Năng của Tâm TÂM VƯƠNG VÀ TÂM SỞ 33 Chương Bốn: TÍCH LŨY KINH NGHIỆM TRONG VÙNG TIỀM TÀNG CỦA TÂM 45 Chương Năm: Sự phát sinh của các pháp THỨC CHỨA ĐỰNG TẤT CẢ CÁC CHỦNG TỬ 69 Chương Sáu: Vùng tiềm tàng của Tâm THỨC MẠT-NA VÀ ĐỐI TƯỢNG 97
20/10/2016(Xem: 5638)
Toàn Giác đây là chỉ Đức Phật. Tiếng sanscrit là Bouddha. Gọi là Bụt, Phật Đà. Có nghĩa là người đã giác ngộ chân lý, cũng gọi là viên giác, toàn giác. Phật, Phật Đà tức là bậc đã tự tu tự chứng, tự giác ngộ, lại giáo hóa cho chúng sinh thực hành phương pháp tu chứng để được giác ngộ như Phật đó là Giác Tha. Hai hạnh Tự Giác và Giác Tha ấy Ngài đã thực hành trọn vẹn (Tự Giác, Giác Tha, Giác Hạnh Viên Mãn).
21/10/2015(Xem: 3069)
Như Bà-la-môn nói, trong các kinh điển, bốn Vệ-Đà là chính; Lại, trong đó, niệm là chính ; lại trong niệm này, năng thuyên và sở thuyên là chính; lại trong đó , năng thuyên là chính, chỉ điều này là cao nhất, không có pháp cao hơn. Thế gian nếu không có nghiệp này thì làm sao hành động? Do cái năng thuyên này, hoặc yêu hoặc giận từ đây mà khởi; như trong tất cả dòng tộc , Bà-la-môn là cao, nay cái ngôn thuyên này cũng lại như vậy.
21/10/2015(Xem: 4535)
Hỏi rằng: Không nên tạo Luận, tại sao thế ? Thường thì người tạo Luận, phần nhiều hay khởi tâm sân hận, kiêu dật, cống cao. Tự làm tâm mình ưu loạn, ít có nhu hòa. Bày ra cái xấu của người, tự thích cái hay của mình. Như xét lỗi người là điều mà người trí trách mắng. Cho nên tất cả chư hiền thánh dùng vô lượng phương tiện dứt bỏ tranh luận, thường vui viễn ly như vứt bỏ độc hại. Lại, người tạo Luận , trong thì điều hòa mềm mại, ngoài thì quán sát các lỗi lầm, cho nên, nếu muốn lợi mình lợi người thì nên phải bỏ pháp tranh luận này.
30/03/2015(Xem: 8841)
Như lịch sử bộ phái cho biết Bồ tát Vô Trước và em là Bồ tát Thế Thân sáng lập Du Già Hành Tông tức Duy Thức Tông ở Trung Hoa, trước có học Không Luận của Bồ tát Long Thọ. Bốn thế kỷ sau, ngài Huyền Trang đến Ấn Độ (năm 629) cũng theo học Du Già Hành Tông với pháp sư Giới Hiền tại đại học Na Lan Đa.
01/12/2014(Xem: 5832)
Mùlamadhyamaka-kàrikà (Trung luận hay Trung Quán Luận) của Nagarjuna (Long Thọ) là một trong số những tác phẩm nổi tiếng là khó đọc, khó thấu triệt, khó giải thích, khó dịch trong thế giới triết học, đạo lý của con người trên thế giới vì tánh cách uyên thâm siêu việt của tư tưởng và ngôn ngữ diễn đạt quá hàm súc, trừ những ai đã liễu ngộ tánh không của vạn vật trong vũ trụ và trong đời sống con người trên thế gian. Vì thế, rất nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu, dịch thuật, giải thích hay bình luận, xưa cũng như nay, cả Đông lẫn Tây, đã nỗ lực rất nhiều, trước tiên là để tự giúp mình và sau là giúp người đọc hiểu nó đến mức độ nào đó, do đó rất nhiều tác phẩm đã ra đời trong ngót hai nghìn năm qua
15/09/2014(Xem: 11208)
Tiếp theo phần A Tỳ Đàm nơi Tập 26 (ĐTK/ĐCTT, Tập 26, từ N0 1536 đến N0 1544) toàn bộ Tập 27 là nêu dẫn Luận A Tỳ Đạt Ma Đại Tỳ Bà Sa (Abhidharma – mahavibhàsà – sàstra). Đây là Bộ Luận đồ sộ nhất hiện có trong Hán tạng. Tác giả của Luận là 500 vị A La Hán. Nói rõ hơn: Luận A Tỳ Đạt Ma Đại Tỳ Bà Sa là một Bộ Luận Thích. 500 vị A La Hán, dưới sự chỉ đạo của Tôn giả Thế Hữu (Vasumitra), trải qua 12 năm, đã chú giải quảng diễn Bộ Luận A Tỳ Đạt Ma Phát Trí của Tôn giả Ca Đa Diễn Ni Tử (Kàtyàyaniputra) một Đại Luận sư kiệt xuất của Phái Hữu Bộ, sống vào khoảng 300 năm sau Phật diệt độ (ĐTK/ĐCTT, Tập 26, N0 1544, Pháp sư Huyền Tráng Hán dịch, 20 quyển). Tôn giả Thế Hữu biên tập, tổng duyệt, để thành Luận A Tỳ Đạt Ma Đại Tỳ Bà Sa, được xem là thành quả tiêu biểu của lần kết tập kinh điển thứ tư – theo Phật giáo Bắc truyền, tổ chức tại nước Ca Thấp Di La, do vua Ca Nị Sắc Ca bảo trợ, vào khoảng 400 năm sau Phật diệt độ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567