Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

III. Kệ Kiến Tánh Đoạn 2

27/06/201101:54(Xem: 2409)
III. Kệ Kiến Tánh Đoạn 2

KIẾN TÁNH THÀNH PHẬT
Biên Soạn: Thiền Sư Chân Nguyên
Dịch Giải: Hòa Thượng Thích Thanh Từ

B. GIẢNG GIẢI
III-KỆ KIẾN TÁNH(Ðoạn2)

Pháptánh vốn tùy duyên, sắc không đều chẳng ngại. Vào sôngthì tùy khúc uốn quanh; nước thì thuận theo vật vuông tròn.Như hạt châu ma-ni, ánh hiện ra năm màu, tùy loại đều hiện,trọn chẳng biến đổi. Dù không hình tướng mà hay hiệnthành tất cả tướng, chân không mà diệu hữu, bất biếnmà tùy duyên. Chân không là ban đầu của tánh, diệu hữulà ban đầu của khí. Nên biết, núi sông, quả đất, sum lavạn tượng, tình với vô tình, cho đến niệm thô, niệm tế,pháp nhiễm, pháp tịnh, không một vật, một trần nào ra ngoàitâm vương. Ðây là diệu hữu.

Ðoạnnày Ngài giải thích về pháp tánh tùy duyên.Chúng ta suy gẫm câu tùy duyên mà bất biến để hiểu sâuthêm phần này. Ðây nói pháp tánh vốn tùy duyên, nên nó hiệnra hình tướng mà sắc và không đều chẳng ngại nhau. Sắclà hình tướng, không là chỉ cho thể tánh, hai cái đó nókhông ngại nhau. Pháp tánh ví như nước, nước ở sông thìtùy theo con sông mà ngay thẳng hay quanh co. Nước ở bình chai,tô chén tùy theo bình chai, tô chén mà vuông hay tròn, khôngnhất định. Như vậy thể của nước thì bất động, tùytheo duyên mà nước quanh co hay vuông tròn. Lại ví như hạtchâu ma-ni vốn trong sáng, nhưng ở bên ngoài óng ánh màu đỏ,màu xanh, màu vàng... thì hạt châu ẩn hiện màu đó. Như vậyhạt châu không có màu, do bên ngoài có màu gì thì thấy hạtchâu hiện màu ấy. Hạt châu trong sáng là bất biến chỉcho pháp tánh, hạt châu có màu là tùy duyên biến đổi. Quanhững ví dụ trên ngài Chân Nguyên muốn chỉ cho chúng ta pháptánh sẵn có nơi mọingười, nhưng nó tùy duyên, ở mắt thì duyên theo sắc, ởtai thì duyên theo tiếng, ở mũi thì duyên theo mùi... Bởi nótùy theo sáu căn duyên với sáu trần mà có muôn hình vạntrạng, có nhiều thứ chuyển biến tốt xấu thương ghét đủthứ. Nguyên pháp tánh thì không có một thứ nên nói là chânkhông, nhưng tùy duyên thì có đầy đủ muôn sự muôn vật.Thể bất biến thì không đổimà tùy duyên nên có khác. Do đó Ngài nói chân không là banđầu của tánh, diệu hữu là ban đầu của khí. Chânkhông diệu hữu là lý của nhà Phật, chân không là cái thểkhông tướng mạo bất di bất dịch không đổi thay. Nhưngkhi nó theo duyênbiến hiện đủ thứ thì gọi là diệu hữu. Ở đây Ngàilấy tinh thần của Lão Trang để phối hợp với ý nghĩa chânkhông diệu hữu của nhà Phật. Theo tinh thần của Lão Trangnói về tánh và khí thì, cái tánh của Lão Trang ví như cáichân không của nhà Phật, cái khí của Lão Trang ví như diệuhữu của nhà Phật.

Sauđây tôi dẫn một đoạn trong sách Trang Tử để rõ cái ýnghĩa đó. Về Trang Tử Tri Bắc Du có một đoạn viết: "Nhânchi sinh, khí chi tựu giả, tựu tắc vi sinh, tán tắc vi tử.Nhược tử sinh vi đồ, ngô nhược hà hoạn". Dịch: "Sự sốngcủa con người do khí tựu mà có. Khí tựu thì sống, khítan thì chết. Nếu sống chết là đôi bạn đồng hành thìta còn bận tâm làm chi?". Như vậy chữ khí chỉ cho sự sanh,khí tựu thì sanh, khí tan thì diệt, sự sống chết tùy theokhí tựu và tán, giống như bên nhà Phật nói diệu hữu. Diệuhữu là tùy theo duyên, đủ duyên thì thành sự vật, thiếuduyên thì không.

Lạimột đoạn của Hoài Nam Tử - Bản Kinh Huấn viết: "Thiênđịa chi hòa hợp, âm dương chi đào hóa, vạn vật giai thạnhnhất khí dã". Dịch: "Sự hòa hợp của trời đất, sự đàoluyệnbiếnhóacủaâmdương, đối với vạn vật đều nhờ vào nhất khí". Nhưvậy khí là sự tụ tán mà thành thiên hình vạn trạng, chonên ngài Chân Nguyên dùng chữ tánh và khí của Lão Trang đểphối hợp với cái chân không và diệu hữu của nhà Phật.Ngài nói thêm rằng từ vạn vật hữu tình vô tình trên thếgian này cho đến các tâm niệm thô tế đều không ra ngoàitâm vương, tức là ngoài cái tánh giác hay cái chân không.Từ cái chân không theo duyên mà hiện có đủ thứ gọi đólà diệu hữu. Ðó là ý nghĩa chân không diệu hữu theo cáinhìn của ngài Chân Nguyên.

Lạinói: - Chẳng phải không, chẳng phải sắc, ứng hóa thànhmuôn thứ mà chẳng lìa một chân thật. Tâm vương là thểnhư như, trong lặng thường trụ; vốn tự viên thành, dườngnhư hư không; ứng vật hiện hình, như trăng trong nước. Nghĩalà tâm vương hay ứng hiện vào trong các loài, nên nói làthức hòa hợp. Bản tánh tâm vương như gương tròn lớn hiện cácthứ hình sắc.Tâm vươngvốnkhônghìnhtướng, tuykhônghình tướng mà hay hiện thành tất cả các tướng, nhưng lạichẳng nhiễm tấtcả các tướng. Tướng đến thì hiện, tướng đi thì mất,tướng tụ thì có, tướng tan thì không; tướng tuy có đếnđi, tụ tan mà tâm vương vốn tự trong trẻo thường lặng lẽ. Nhưgương tròn lớn hay hiện tất cả vật, tuyhay hiện tất cả vật mà chẳng nhiễm tất cả vật;vật đến thì hiện, vật đi thì mất, vật có đến đi hiện mất, nhưng gương vốn tự sẵn vậy chẳngđộng. Vì vậy đem gương tròn dụ tâm vương. Song tâmvương chẳng nhiễm các vật, xưa nay thanh tịnh, trong lặngthường trụ, sạch trọi trơn, bày trơ trơ, không một vật,không thể nắm bắt. Nên nói pháp thân thanh tịnh tức làtánh của mọi người, báo thân viên mãn tức là trí củamọi người, hóa thân ngàn trăm ức tức là hạnh của mọingười.

Ðoạnnày Ngài giải thích thêm về tâm vương. Ba tên chân không,tâm vương, pháp thân tuy khác, nhưng đều chỉ cho cái thể,đều là một gốc. Cho nên gọi tâm vương, chân không, phápthân gì cũng được. Bởi đứng về mặt tâm thì nói tâmvương tâm sở. Tâm vương là tâm thể không sanh diệt, còntâm sở là tâm duyên theo cảnh phân biệt nên nó sanh diệt.Ðứng về mặt thân thì gọi là pháp thân. Vì cái thân tứđại của chúng ta là cái thân hiện tượng có đi lại, cónói năng, hoạt động, cái thân đó không phải là cái thânbất sanh bất diệt. Như vậy thân của chúng ta là cái thântheo nghiệp báo mà có chớkhông phải là pháp thân. Pháp thân thì không hình tướng,nhưng bất sanh bất diệt nên gọi là pháp thân. Gọi là chânkhông là vì pháp thân này không có hình tướng, không mộtvật, một pháp mà người thế gian có thể thấy nghe nắmbắt được, tuy nhiên không tướng nhưng mà hằng hữu. Tómlại, chân không, pháp thân hay tâm vương cũng đều chỉ chocái thể đó. Ở đây ngài Chân Nguyên nói tâm vương ví nhưtấm gương tròn sáng chiếu soi sự vật, nếu vật dơ thìnhìn cái bóng trong gương dơ, nếu vật sạch thì nhìn cáibóng trong gương sạch. Vật đen thấy đen, vật trắng thấytrắng. Vật ở ngoài thế nào thì nó hiện vào gương thếấy. Tuy nhiên gương hiện bóng dơ sạch mà gương có dơ sạchkhông ? Bản chất của gương thì không dơkhôngsạch. Như vậy để thấy rằng tâm vương có thấy nghe haybiết tất cả mọi cảnh vật. Nó thấy sắc nghe tiếng rấtlà rành rõ, nếu không thêm một niệm phân biệt của tâmsở thì tất cả cảnh vật không làm cho tâm vương dơ sạchhay phân biệt tốt xấu rồi khen chê. Ngài ví tâm vương nhưcái gương để biết rõ rằng nếu hằng ngày chúng ta thấy,nghe, ngửi nếm, xúc chạm... mà không thêm niệm phân biệtcủa tâm sở thì tâm vương không dính mắc. Như vậy chúngta tu không phải tìm kiếm nơi nào, trốn tránh ở đâu, màngay trong khi tiếp xúc với mọi sự vật tâm không nhiễm dơdính mắc, tâm không nhiễm dơ dính mắc thì không có niệmkhenchê thương ghét, đó là cái gốc của sự tu.

Theocái nhìn của ngài Chân Nguyênpháp thântức tánh giác của mọi người, báo thân là trí của mình,hóa thân là hạnh của mình. Như vậy tánh giác trí tuệ vàcông hạnh của chúng ta là đủ ba thân. Trong chúng ta có ngườinào thiếu ba cái này không ? Chắc chắn là ai cũng có đủ.Vậy trong lúc tu chúng ta khéo sử dụng trí tuệ để đạtđến sự giác ngộ chân thật. Sử dụng công hạnh để làmlợi ích cho mọi người, hai điều này được viên mãn thìchúng ta đầy đủ ba thân.

Phápthân thanh tịnh là sẵn thanh tịnh như vậy, là chí tôn từbao thuở, thấy biết rất nhiệm mầu, không gì sánh ngang,trong lặng chân thật thanh tịnh, không hình không tướng, gọiđó là pháp thân thanh tịnh. Pháp thân tuy không hình khôngtướng mà hay hiện tất cả hình tướng. Ðã thành các hìnhtướng thì gọi đó là ứng thân. Ứng thân thì có thiệnác, tốt xấu, tùy theo nghiệp báo mà thọ lấy thân. Nghiệpbáo thiện tức có tướng tốt, nghiệp báo ác tức có tướngxấu. Tùy nơi nghiệp báo mà thọ lấy thân, gọi là báo thân.Báo thân, nghĩa là thân nghiệp báo một đời. Còn ứng thântức là thân ứng hiện ra. Sao gọi là thân ứng hiện ra ?Tức nhân nghiệp báo cảm thành mà ứng hiện ra có thân, gọiđó là thân báo ứng. Nghĩa là pháp thân hayứng vào sắc thân, ứng nơi mắt thấysắc,ứng nơi tai nghe tiếng, ứng nơi mũi ngửi mùi, ứngnơi lưỡi đàm luận, ứng nơi thân cảm xúc, ứng nơi ý biếtpháp, cho đến giơ tay động chân đều là ứng thân.

Ðoạnnày Ngài giải thích về pháp thân thanh tịnh. Pháp thân thanhtịnh là thanh tịnh từ thuở nào, chớ không phải do dụngcông tu hành mà nó được thanh tịnh nên nói chí tôn từ baothuở. Bởi vì mọi sự vật trên thế gian đều là tướngvô thường sanh diệt, còn pháp thân là bất sanh bất diệtnên nói nó là chí tôn. Chí tôn là nó quí hơn tất cả. Cáithấy biết của Pháp thân rất nhiệm mầu. Thấy biết nhiệmmầu không phải thấy biết khôn ngoan lanh lợi khéo léo, mànhư trước ví dụ tấm gương sáng cái gì cũng hiện rõ hết,mà khi đem vật đi thì không dính lại một cái gì cả. Ðólà nhiệm mầu, cũng đừng lầm tưởng nhiệm mầu là nó cóphép lạ huyền bí v.v... Nó chỉ là cái thể trong sáng hiệnđủ các hình tướng mà không bị các hình tướng làm nhiễmdơ. Pháp thân ấy không gì sánh bằng, nó trong sáng thật làlặng lẽ thanh tịnh chỉ có người dụng công tu mới cảmnhận được và mới hiểu được những lời giải thích này.Như khi chúng ta ngồi thiềntâm không có một niệm nhỏ nhiệm dấy lên, chỉ thuầntrong sáng thanh tịnh nên một tiếng động nhỏ cũng nghe, nhữnghình ảnh trước mắt đều thấy, những gì xảy ra chung quanhđều biết rõ ràng. Ðó gọi là không hình tướng mà luônluôn được thanh tịnh. Do thanh tịnh mà không hình tướngnên mọi sự vật có hình tướng như núi sông, quả đấtv.v... đem so sánh với pháp thân đều không bằng. Bởi nhữngvật có hình tướng thì vô thường sanh diệt, pháp thân thìkhông vô thường sanh diệt. Nếu chúng ta hằng sống với phápthân thanh tịnh thì không bị ngoại cảnh làm nhiễm dơ, nhưvậy có giải thoát không ? Pháp thân không hình tướng thìdính mắc vào đâu, cái gì trói buộc được ? Và, không cònmột niệm nhỏ nhiệm thì đâu có dấy động, không độngnên không sanh diệt, không sanh diệt là giải thoát sanh tử.Vì còn theo niệm là còn tạo nghiệp, còn đi trong sanh tửluân hồi. Không có một niệm nhiễm dơ là sống với phápthân thanh tịnh là được giải thoát sanh tử luân hồi. Giảithoát là pháp thân giải thoát, cho nên ai sống được vớipháp thân là sống với cái thể giải thoát.

Kếđến Ngài nói pháp thân không hình tướng mà nó hay hiệnhình tướng. Như tấm gương sáng nếu trước nó không cóngười vật thì trong gương không có hình tướng người vật,nếu trước gương có người vật thì bóng người vật hiệnđầy đủ trong gương. Giảsử có tấm gương rộng một thước vuông để ở đàngkia thì hai trăm người ngồi trong giảng đường này có hiệnbóng trong gương không ? Saodiện tích nó nhỏ mà chứa được hai trăm người ? Ðểthấy rằng tấm gương trong sáng không dính bụi nên hình ảnhngười vật hiện trong gương không chướng ngại. Nếu tấmgương bị phủ một lớp bụi đen dày thì hình ảnh ngườivật không thể nào hiện được. Gương trong sáng không dínhbụi nên hiện được tất cả hình tướng, cũng vậy Phápthân trong sáng không hình tướng mà hiện ra muôn ngàn hìnhtướng đó là theo duyên mà ứng hiện. Nhưng khi thành cáchình tướng thì gọi là Ứng thân chớ không gọi là Phápthân. Theo ngài Chân Nguyên Ứng thân thì có nghiệp báo tốtxấu, từ Pháp thân mà ứng hiện ra Báo thân có mắt thấy,tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm, thân xúc chạm v.v... đó gọilà Ứng thân. Theo nghiệp lành nghiệp dữ thọ thân tốt xấu,giàu nghèo v.v... đó là Báo thân. Như vậy Ứng thân, Báo thânvà Pháp thân không rời nhau. Ứng thân là do Pháp thân ứnghiện ra cái thấy nghe hiểu biết gọi là Ứng thân. Cho nêntừ nơi thấy nghe hiểu biết chúng ta nhận ra Pháp thân. Ðólà chỗ mà các Thiền sư dùng mọi phương tiện để đánhthức chúng ta nhận ra ngay nơi thân này Pháp thân luôn luônứng hiện, cho nên mắtthấy sắc, tai nghe tiếng là do Pháp thân ứng ra nơi mắt nơitai, các căn khác cũng thế. Như vậy sáu căn tiếp xúc vớisáu trần đều có Pháp thân ứng hiện nơi sáu căn. Muốnchỉ Pháp thân chúng ta làm sao chỉ ? Ví dụ trong hưkhông có gió, có người hỏi gió ở đâu, làm sao chỉ ? Nếuthấy cái màn phất phơ bảo đó là gió thì đúng hay sai ?Gió không phất phơ, song bản chất của gió là động, do đóthấy cái màn phất phơ chúng ta biết có gió. Gió ở khắpchỗ nhưng gió không tướng mạo làm sao chỉ ? Cho nên chỉlà chỉ cái mà gió tác động như cái màn phất phơ. Gió tácđộng vào cây thông, chúng ta thấy cành thông đong đưa. Chúngta nương vào tướng lay động của cành thông mà biết cógió. Cũng thế ngay nơi sáu căn Pháp thân ứng ra thấy, nghe,ngửi, nếm v.v... mà biết bản thể đang hiện hữu, khôngnên tìm kiếm ở đâu xa.

Hộirằng :

Vốnlà một tinh minh. Chia thành sáu hòa hợp. Thu sáu hòa hợp lại,vốn là một tinh minh.

Lạinói: Sao gọi là hóa thân ? Ðã vào ứng thân, đi đứng nằmngồi, thấy nghe hiểu biết, làm mọi thứ việc lành, cho đếntrăm ngàn pháp môn, phương tiện diệu hạnh, tùy cơ biếnhóa, ứng dụng không cùng, gọi đó là hóa thân. Tuy riêngcó ứng và hóa, cũngđềutừ pháp thân lưu xuất, nên nói: Ba thân vốn chính là mộtthân. Kinh nói: "Hàng thượng căn rõ được một, thì muônviệc đều xong". Nếu như còn ngờ vực, hãy nghiệm xét chotường tận nơi lý.

Ðoạnnày Ngài dẫn Kinh Lăng Nghiêm. TrongKinh Lăng Nghiêm Phật gọi sáu căn là sáu hòa hợp, sáuhòa hợp đó gốc từ một tinh minh, một tinh minh chia thànhsáu hòa hợp, từ sáu hòa hợp trở về vốn là một tinh minh(Pháp thân). Cho nên trong khi tu, tâm chúng ta kẹt ở cái thấy,cái nghe, cái ngửi... thì nó thuộc về một trong sáu hòa hợp.Khi tâm chúng ta an định rồi thì không còn mắc kẹt ở cănnào, mà nó trùm hết. Thấy nghe hiểu biết hiện tiền khôngkẹt ở căn nào là trở về một tinh minh. Như vậy một tinhminh nếu kẹt thì thành sáu hòa hợp. Sáu hòa hợp nếu biếtgỡ thì trở về một tinh minh. Nói một chớ thật ra khi sáuđã gỡ thì một cũng không còn.

Trướcnói ba thân: Pháp thân, Ứng thân, Báothânchớ chưa nói Hóa thân. Ðoạn này giải thích về Hóa thân.Hóa thân là trong mọi hoạt động đi đứng nằm ngồi, làmtất cả việc lành, tu tất cả các pháp môn đều là diệuhạnh của Hóa thân. Hay nói cách khác tùy cơ ứng hóa thìgọi là Hóa thân. Tuy có ứng hóa riêng khác nhưng đều từPháp thân lưu xuất. Pháp thân ứng ra theo Báo thân, tùy theoBáo thân mà ứng ra sáu căn, tùy theo sáu căn mà hành độngnhững điều hay điều tốt, như sự tu hành v.v... làHóa thân. Như vậy Hóa thân là ngọn của Ứng thân, mà gốccủa Ứng thân lại là Pháp thân. Cho nênhàng thượng căn nhận được Pháp thân thì rõ Ứng thân,Báo thân, Hóa thân cũng đều gốc từ đó mà ra.

BởiChân Phật thì không hình, Chânkinh thìkhông quyển, bao la pháp giới, tròn đồng thái hư, chẳng thêmchẳng bớt, không thiếu không dư, người người sẵn đủ,kẻ kẻ viên thành, bản tánh Di Ðà, Chân kinh Bát-nhã, khobáu nhà mình, nguyên là vật tự có. Song tánh đạo không khác,sắc và không nhất như, viên dung cả pháp giới, đối diệnở trước mắt, ứng vật hiện hình như trăng trong nước.

Ngàinói thêm về cái thể thênh thang của pháp tánh. Chân Phậtchỉ cho Pháp thân không hình tướng, Chân kinh chỉ cho pháptánh chân thật không tướng mạo, nên nói không quyển nhưngnó bao trùm cả pháp giới nó không thiếu, không dư, ai ai cũngtròn đủ hết. Như hiện giờ thân tứ đại của chúng ta,người ốm thì ba, bốn chục ký, người mập thì sáu bảyđến tám chínchục ký, còn chiều cao thì cao lắm là hai thước. Nếu ngườinào to lớn thì bằng hòn đá lớn trong núi là cùng. Nhưngchúng ta có một cái thể trùm cả pháp giới, trùmcả hư không thì to cỡ nào ? Như vậy, sự to lớn của thântứ đại thì có chừng mực, có giới hạn, còn sự to lớncủa tâm thể thì không giới hạn vô tận vô biên, không thểtính lường. Thế mà chúng ta lại quên chỉ nhớ cái thânmấy chục ký, caomột vài mét, rồi cho là thật là quí. Cái thân mấy chụcký này chỉ sống mấy chục năm, còn Pháp thân thì tuổi thọvô lượng vô biên. Nếu chúng talàngười ham sống thì nên sống với thân nào ? Cái thân sốngmấy chục năm có nghĩa lý gì đối với Pháp thân bất tử? Vậy mà có nhiều người chẳng chịu sống với cái thânbất tử, mà chỉ thích sống với cái thân tạm bợ, lúc nàocũng lo gìn giữ lo sợ mất nó. Quên thân tuổi thọ vô lượngrộng lớn vô biên, mà bám víu và hài lòng thỏa mãn vớicái thân tạm bợ để tiếp tục gây tạo nghiệp khổ, bỏthân này thọ thân khác, đi mãi trong luân hồi sanh tử. Dođó chư Phật thấy thương chúng ta ngu muội có cái thể tolớn bất hoại mà không nhớ, chỉ nhớ lo cho cái thân bénhỏ tạm bợ vô thường, chớ không phải Phật thương chúngta thiếu thốn về ăn mặc hay dáng vẻ lùn xấu. Thế nênPhật dạy tu để trở về với cái thể trùm khắp bất sanhbất diệt của chúng ta, thể ấy còn gọi là Niết-bàn vôsanh. Không còn sanh thì đâu có tử nên gọi là giải thoátsanh tử. Song giải thoát sanh tử là giải thoát cái gì ? Làkhông vì cái thân tạm bợ mà tạo những nghiệp nhân sanhtử. Khi dứt hết những mầmsanh tử rồi chúng ta hằng sống với Pháp thân bất sanh bấtdiệt của mình gọi là giải thoát sanh tử. Nên biết cáikhông sanh tử ở ngay nơi mình chớ không phải tìm kiếm ởđâu xa, cho nên nói bản tánh là Di Ðà tức là chỉ cho tựtánh không sanh diệt, Chân kinh Bát-nhã là chỉ chotrí tuệ sẵn có của mình, kho báu nhà mình sẵn đủ vậyđi tìm kiếm ở đâu cho nhọc. Cái tự tánh ấy là không sắc,do không sắc nên sắc và không không hai. Tùy theo vật hiệnhình, ví như mặthồnướctrong thì bóng mặt trăng hiện.

Kệnói :
Chẳngbiết báu trong áo,Vôminh say tự tỉnh.Trămhài đều rã tan,

Mộtvật vững sáng mãi.

Âm:
Bấtthức y trung bảo,Vôminh túy tự tỉnh.Báchhài câu hội tán,

Nhấtvật trấn trường linh.

Chẳngbiết báu trong áo, vô minh say tự tỉnh.Nghĩa là không biết mình có hòn ngọc báu ở trong túi áocủa mình, đó là vì vô minh say mê, nhưng khi thức tỉnh mớibiết trong áo mình có hòn ngọc quí. Ý hai câu này dẫn KinhPháp Hoa ví dụ anh chàng say được người bạn cho hạt châucột trong chéo áo để đem ra dùng xài. Nhưng anh chàng vẫncứ say không tỉnh, không biết mình có hạt châu trong chéoáo, nên vẫn nghèo đời khổ sở. Sau gặp lại bạn chỉ trongchéo áo anh có hạt châu, anh lấy ra dùng hết kiếp nghèo đói.Trămhài đều rã tan, một vật vững sáng mãi.Trong thân tứđại do tất cả các phần gân, xương... kết hợp lại, mộtngày nào đó nó sẽ tan nát không còn, nhưng trong đó có mộtvật trong sáng không bao giờ hoại.Ýbài kệ nói nơi chúng ta có hòn ngọc quí, vì chúng ta mê sayquên hòn ngọc quí có sẵn nơi mình. Cũng như thân này làthân tạm bợ nhưng trong cái tạm bợ đó có cái trong sángcòn hoài không mất.

Áolà sắc thân, báu là tự tánh. Trước kia Lục Tổ Huệ Năngđốn ngộ tự tánh, tâm châu linh bảo, bèn đáp với Ngũ TổHoằng Nhẫn rằng: "Tất cả muôn pháp chẳng lìa tự tánh!"

Ðâungờ tự tánh vốn tự thanh tịnh !Ðâungờ tự tánh vốn chẳng tự sanh diệt !Ðâungờ tự tánh vốn tự đầy đủ !

Ðâungờ tự tánh hay sanh muôn pháp !

Ðâynói áo là sắc thân, viên ngọc báu là tự tánh. Cho nên LụcTổ Huệ Năng mới nói tất cả muôn pháp chẳng lìa tự tánhvà khi nghe Ngũ Tổ giảng Kinh Kim Cang đến câu ưng vô sởtrụ nhi sanh kỳ tâm, Ngài liền đại ngộ, và la lên:
Ðâungờ tự tánh vốn tự thanh tịnh !Ðâungờ tự tánh vốn chẳng tự sanh diệt !Ðâungờ tự tánh vốn tự đầy đủ !

Ðâungờ tự tánh hay sanh muôn pháp !

LụcTổ do nhận được tự tánh của mình vốn tự thanh tịnh,chẳng sanh chẳng diệt, đầy đủ tất cả, hay sanh tất cả,nên Ngũ Tổ ấn chứng cho Ngài đã ngộ được bản tánh;ngộ được bản tánh tức là kiến tánh. Bản tánh sẵn cómà lâu nay quên, bây giờ chợt nhận ra nên Ngài dùng chữđâu ngờ. Như vậy người tu mà nhận ra được bản tánhcủa mình thì từ đó về sau sự tu hành mới được an ổn.Hộirằng :Tánhđủ mọi lý mà ứng với muôn sự.

-Hỏi đáp đó là gì ? - Chỉ là tự tánh.

-Tham học đó là gì ? - Chỉ là tự tánh.

-Tụng kinh đó là gì ? - Chỉ là tự tánh.

-Niệm Phật đó là gì ? - Chỉ là tự tánh.

-Nói năng đó là gì ? - Chỉ là tự tánh.

-Gậy hét đó là gì ? - Chỉ là tự tánh.

- Cơ duyên đó là gì ? - Chỉ là tự tánh.

- Thế Tôn giơ cành hoa đó là gì ? - Chỉ là tự tánh.

-Ngài Ca-diếp mỉm cười đó là gì ? - Chỉ là tự tánh.

-Lâm Tế hét, Ðức Sơn đánh, Ngưỡng Sơn tướng tròn, ThạchCủng giương cung, Ðạo Ngô múa hốt, cơ duyên của chư Tổđó là gì ? - Chỉ là tự tánh.

Hộirằng nghĩa là hiểu rằng. Tự tánh của con người đủ ởmọi lý, ứng hiện với muôn vật. Ðây giải thích cho thấytự tánh con người xuất hiện từ chỗ nào qua các câu hỏi.Hỏi đáp đó là gì ? Tức là biết hỏi biết đáp đó làai ? Ðáp: Chỉ là tự tánh. Do tự tánh ứng ra mới biết hỏibiết đáp. Rồi tham học tụng kinh, niệm Phật, nói năng làdo tự tánh ứng hiện mới biết tham học, tụng kinh, niệmPhật, nói năng. Nếu không có tự tánh (tánh giác) thì khôngcó ai ứng hiện để làm những việc đó, thân người chỉlà một khối máu thịt vô tri không biết làm gì cả. Bâygiờ xa hơn một chút là: gậy hét, cơ duyên, Thế Tôn giơcành hoa, ngài Ca-diếp mỉm cười, Lâm Tế hét, Ðức Sơn đánh,Ngưỡng Sơn tướng tròn, Thạch Củng giương cung, Ðạo Ngômúa hốt, đều do tự tánh (tánh giác) ứng hiện, nên Phậtvà chư Tổ mới hành xử như thế. Tất cả đều lưu xuấttừ tự tánh. Tự tánh là Phật, thiền Tăng hỏi thế nàolà Phật, Tổ đánh một cái đau điếng là chỉ ông Phậtđó. Vì có ông Phật mới biết hỏi, có ông Phật mới biếtđánh, có ông Phật mới biết đau. Chủ yếu của các Thiềnsư là chỉ thẳng nên không giải thích dông dài. Cũng vậy,hỏi thế nào là Phật ? Hét một tiếng là chỉ ông Phậtđó, vì có ông Phật mới biết hét. Tất cả những hành độngkhác cũng như thế, các Ngài nhằm chỉ thẳng cho chúng ta nhậnra cái chân thật (tánh giác). Từ lâu chúng ta quen nhận cáigiả trên tướng mạo ngôn từ nên thấy các Thiền sư chỉcái thật qua hành động không ngôn ngữ, chúng ta đâm ra ngờvực. Bây giờ học hiểu kỹ chỗ này rồi, đọc sách Thiềnchúng ta mới không thấy lạ và hết nghi ngờ. Ngày xưa đọccâu chuyện Thiền sư Ðả Ðịa, mỗi khi có người đến hỏithế nào là Phật ? Ngài lấy gậy đập xuống đất một cái,không trả lời. Hỏi gì Ngài cũng lấy gậy đập xuống đất,do đó người đời gọi Ngài là Hòa thượng Ðả Ðịa. Ðảđịa là đánh đất. Tôi có bình một câu thế này: "Muốnthấy mặt nước phẳng trước khi cá ăn mống". Vì vừa khởiniệm đập một cái là đã thấy rồi. Mặt nước không dấyđộng tức là mặt nước phẳng, nếu dấy động thì từmặt nước mà ra chớ không ở đâu xa hết. Như vậytất cả hành động của các Thiền sư hoặc đánh hay hét...đều nhằm chỉ thẳng tự tánh cho mình.

-Bốn mắt nhìn nhau đó là gì ? - Chỉ là tự tánh.

-Trưởng Lão Câu Chi đưa ngón tay, giơ nắm tay đó là gì ?- Chỉ là tự tánh.

-Lâm Tế phủi tay áo liền đi đó là gì ? - Chỉ là tự tánh.

- Khai hoa kết ấn đó là gì ? - Chỉ là tự tánh.

- Ði đứng ngồi nằm đó là gì ? - Chỉ là tự tánh.

-Thấy nghe hiểu biết đó là gì ? - Chỉ là tự tánh.

- Ăn cơm ăn cháo đó là gì ? - Chỉ là tự tánh.

-Uống nước uống trà đó là gì ? - Chỉ là tự tánh.

- Ðắp y ôm bát đó là gì ? - Chỉ là tự tánh.

- Nói năng hỏi đáp đó là gì ? - Chỉ là tự tánh.

- Tạo tác, làm việc đó là gì ? - Chỉ là tự tánh.

-Im im xét tư duy, nói nói động miệng đó là gì ? - Chỉ làtự tánh.

Quamột đoạn dài trên Ngài cũng chỉ thẳng tự tánh hiện đầyđủ trong mọi hành động, mọi nói năng mọi cử chỉ, khôngcó gì ngoài tự tánh. Cho nên các Thiền sư không tốn lờigiải thích mà chỉ cầnbiểu hiện một cử chỉ để chúng ta nhận ra tự tánh.

Vậyở đây có ai thiếu tự tánh không? Không thiếu mà chưa dámnhận, đó là điều đáng tiếc. Tự tánh là tâm vương làvua lại không dám nhận, cứ nhận mấy thứ đạo tặc buồngiận thương ghét và kết thân với chúng, cho nên bị khổsuốt đời. Xét kỹ chúng ta thông minh hay mê muội ? Cái chânthật không dám nhận, lại ôm giữ cái giả dối tạm bợrồi than khổ. Song sự khổ đau ở thế gian này chúng ta xétkỹ thấy nó như trò hề, chớ có đáng gì đâu. Thế mà lắmngười cũng khóc lên khóc xuống vì những chuyện phiền nãovớ vẩn không đâu, gặp ai cũng than đời tôi sao khổ quá! Tuy nhiên, nếu xét kỹ mỗi người chúng ta đều có mộtcái không bao giờ khổ, biết như thế rồi thì tự tại vôcùng, sống ở giữa cõi trần này không có gì đáng làm chomình phiền lòng, không phiền lòng thì có gì khổ sở. Giảsử có ai sân si nói bậy bạ thấy họ là người ôm đạotặc là người đáng thương, người ấy có vị pháp vươngmà không chịu nhận, lại đi rước đạo tặc vào nhà đểcho nó phá hết gia sản. Người sân giận nói bậy bạ làngười đáng thương chớ đâu đáng buồn, vì trước hếtlà họ hao tổn khí lực, kế đến là họ hao tổn tâm lực.Như vậy họ lỗ lã rất nhiều chớ có được gì đâu? Thếnên chúng ta biết tu thì đối với những người làm phiềnmình, mình thông cảm thương họ chớ không nên buồnhọ. Hơn nữa hằng ngày chúng ta gặp biết bao điều khôngnhư ý xảy ra, nếu không buông bỏ màcứ đeo mang những thứ đó để phiền não khổ tâm than tráchthì biết bao giờ chúng ta mới giác ngộ? Bởi vì đó là những thứ làm che mờ khuất lấp cái tánhlinh giác của chính mình. Xét kỹ trong chúng ta khi phát tâmtu, ai cũng muốn giải khổ, tại sao vào chùa một thời gianchúng ta lại cột trói những thứ lỉnh kỉnh không ra gì vàolòng cho nó khổ thêm. Như vậy muốn hết khổ thì những cáikhông giá trị như thị phi, phải quấy tốt xấu, buông bỏhết thì chúng ta mới hết khổ. Chúng ta hết khổ mới mongcứu khổ cho người, còn mình ôm một khối khổ mà nói chuyệnđạo lý, khuyên người hết khổ thì không được bảo đảm.Giả sử có người thấy bạn mình phiền não bèn dùng lờiđạo lý khuyên họ đừng giận hờn, giận hờn là đau khổ.Nhưng khi gặp chuyện trái ý mình nổi giận la om sòm, nhưvậy người ấy có khổ không ? Thế nên chúng ta phải hiểucho thật thấu đáo điều này, tự mình phải hết khổ mớichỉ dạy nhắc nhở cho người, đó là đúng tinh thần cứukhổ chúng sanh của đạo Phật.

Mậtthu lại thì không dấu vết, hiển buông ra thì không cùng tận.Bởi lược bày các cơ chỉ dạy, song đối với diệu lý khóđem nói hết. Cần biết mặc áo ăn cơm, nóinăngđốiđáp, sáu căn vận dụng, gậy đánh miệng hét, quát mắng khảytay, đánh phách thổi sáo, tiếng tăm cười nói, cho đến gánhnước bửa củi, nơi nơi toàn bày lý diệu; vo gạo thổi lửa,chỗ chỗ thảy hiện chân cơ. Trăm khéo ngàn hay, cơ huyềnlý diệu, tất cả hành động trọn là tự tánh của mọingười hiển hiện ứng dụng.

Ðoạnnày Ngài nói khi trở về thể thì tâm linh giác không có dấuvết, nếu ứng hiện ra diệu dụng thì không cùng tận, chonên ở đây Ngài lược bày để chỉ dạy chớ chỗ diệulý của tâm không thể dùng ngôn ngữ nói hết được. Nênnói nó hiển hiện ứng dụng ra mọi hành động như mặc áoăn cơm, nói năng đối đáp... cho đến vo gạo thổi lửa đềutừ tự tánh mà ứng dụng ra. Như vậy ở chỗ nào chúng tacũng tu được hết. Thếmà có nhiều người than, chiều nay bận công tác, ngồi Thiềnkhông được, mất một buổi tu. Nếu cho rằng ngồi Thiềnmới tu thì mất, còn biết tu trong mọi hành động thì khôngmất. Vì trong mọi hành động đều có Pháp thân ứng hiệnthì mất cái gì ? Chỉ sợ không biết tu chớ khôngsợ mất thời giờ tu. Nhớ điều này cho kỹ.Biết tu thì giờ nào cũng tu được,cuốc đất, nấu cơm, nhổ cỏ đều tu.Không biết tu thì giờngồi Thiền chưachắc đã tu, ngồi đó mà để tâm nhớ nghĩ chuyện đã quanhớ chuyện sắp tới, hết chuyện người này tới chuyệnngười kia. Thế nên chúng ta khéo ứng dụng tu thì trườnghợp nào tu cũng được. Hiểu như vậy rồi người tu mớitự tại, không than phiền trách móc ai, luôn luôn an ổn trongmọi cảnh thuận nghịch an nguy. Ngày xưa, có vị gánh nướcđòn gánh gãy, ngay đó ngộ đạo. Có vị cuốc đất lượmhòn gạch ném trúng cây tre vang tiếng, ngay đó ngộ đạo.Có vị cỡi ngựa đi ngang qua cầu, cầu gãy, ngựa sụp chânté xuống, ngay đó ngộ đạo. Những trường hợp như thếcó tu không ? Nếu không tu làm sao ngộ đạo? Còn chúng tangày nay ngồi Thiền giờ này qua giờ kia mà sao không ngộđạo? Như vậy trong giờ ngồi Thiền đó chúng ta tu nhiềuhay ít? Tóm lại, nếu tâm chúng ta lúc nào cũng trong sánghồn nhiên, thì trong một thời gian nào đó cơ duyên đầyđủchúng ta cũng ngộ đạo, chớ không phải chỉ ngộđạo trong lúc ngồi Thiền.

Tỏrõ rằng :

Trướckia đã có việc như trên, ngày nay đâu không việc này ! Xưanay thấy tánh thành Phật, chung ngộ tâm tông Bát-nhã. Tướngmộc tuổi tác chẳng đồng, tánh hỏa trước sau như thế.Ai biết ví dụ này, trí tuệ thật rộng sâu. Pháp tánh hằngkhông, vốn không số kiếp. Trước sau chỉ một lý, ngườithông suốt đồng một đường. Cần biết, một tánh linh chân,trong lặng như thái hư; sắc thân năm uẩn thật như mộnghuyễn. Quả là trên đảnh môn đủ mắt, liền biết trên hưkhông không có hoa. Phật ở tự tâm, chớ tìm kiếm nơi ngườiđược. Nên trong bài phú Cư Trần Lạc Ðạo, Tổ Ðiều Ngựnói:

"Rõchân như, tin Bát-nhã, chớ còn tìm Phật Tổ Tây Ðông.

Chứngthật tướng, đạt vô vi, đâu nhọc hỏi kinh thiền Nam Bắc".

Khiếnngười người phản bổn hoàn nguyên, cho kẻ kẻ hồi quangtự ngộ. Chỉ chín chắn quán xét sâu xa, rõ được tột ngườingười là Phật, ngộ tâm tông Phật Phật là người. Xin hãyđều thẳng đó thừa đương, chớ chạy đuổi bên ngoài tìmkiếm !

Ngàinói: Trước kia có việc như trên, ngày nay đâu không việcnày.Nghĩa là ngày xưa chư Tổ hét một tiếng đánh mộtcái mà người xưa ngộ đạo, ngày nay nếu chúngta khéo nhận thì cũng được như người xưa. Vì xưa hay lànay đều thấy tánh thành Phật, đều ngộ tâm tông Bát-nhã.Ngài ví như tướng cây nhỏ cây lớn như cây xoài, cây mít,cây ổi... khác nhau, nhưng phơi khô đem đốt vẫn cháyra lửa, vẫn nóng như nhau. Ai biết ví dụ này thì ngườiấy có trí tuệ sâu rộng. Lại như quí vị ngồi đây mộthai trăm người, mỗi người có hình tướng, suy nghĩ, ngônngữ khác nhau mà tánh Phật thì không khác. Hiểu được điềunày là người trí tuệ sâu rộng và người có tríthì không dám xem thường ai. Vì đứng về mặt tướng mạothì có người đẹp người xấu, đứng về mặt học thứcthì người học cao người học thấp, về mặt nói năng suynghĩ thì có người lanh lẹ người chậm chạp... nhưng tánhPhật thì không khác. Hiểu như thế khởi tâm ngã mạn xemthường, hay khởi tâm cung kính mọi người như Bồ-tát ThườngBất Khinh trong kinh Pháp Hoa? Ngài gặp ai cũng xá lạy và nói:"Tôi không dám khinh các Ngài vì các ngài đều sẽ thành Phật".Ngài đang là Bồ-tát, mọi người đang là phàm phu, thế màNgài không khinh vì biết họ sẽ thành Phật như Ngài. Biếtnhư thế tâm Ngã mạn giảm, trí tuệ tăng.

Pháptánh hằng không, vốn không số kiếp.Pháp tánh hằng rỗnglặng vốn khôngcó số kiếp. Vì từ lâu chúng ta sống theo vọng niệm nêntạo nghiệp và theo nghiệp thọ báo thân sanh tử luân hồivô số kiếp. Cái nhân là vọng tưởng không thật, tạo nghiệpthì cái nghiệp cũng không thật, nghiệp không thật thì kếtquả thọ thân cũng không thật. Cả ba đều không thật, bâygiờ buông vọng tưởng, nhận ra và hằng sống với pháp tánhthì không tạo nghiệp, không thọ thân luân hồi sanh tử thìsố kiếp cũng không. Nếu người thông suốt lý này thì cùngchung một đường. Tức là biết cái tánh chân thật linh thiêngmầu nhiệm nó trong lặng như thái hư, còn sắc thân năm uẩnvốnnhư mộng huyễn. Nếu ai sống sáu bảy chục tuổi ôn lạicuộc đời đều thấy như mộng huyễn. Giống như đêm ngủnằm mộng, sáng thức dậy ôn lại giấc mộng thì có đángkể gì? Thế mà cứ tưởng là thật. Cho nên nói quả làtrên đảnh môn có đủ con mắt liền biết trên hư không khôngcó hoa.Ðảnh môn có đủ con mắt tức là con mắt thứba, con mắt trí tuệ. Sở dĩ nhìn trên hư không chúng ta thấycó hoa đốm là tại con mắt bệnh. Nếu con mắt không bệnhthì thấy hư không không có hoa. Con mắt không bệnh là chỉcho trí tuệ mở sáng. Người tu khi trí tuệ mở sáng thì biếtrõ Phật ở tự tâm, không tìm kiếm ở bên ngoài. Sau đâyNgài dẫn hai câu trong bài Phú Cư Trần Lạc Ðạo của TổÐiều Ngự:

Rõchân như, tin Bát-nhã, chớ còn tìm Phật Tổ Tây Ðông.

Chứngthật tướng, đạt vô vi, đâu nhọc hỏi kinh thiền Nam Bắc.

Biếtđược như vậy để chúng ta trở về nguồn gốc của mình,quay ánh sáng chiếu soi lại mình để ngộ được pháp thân.Quán sát chín chắn như thế để rõ rằng người người làPhật, mà Phật Phật đó gốc từ người. Vậy Phật và ngườikhông hai, rời người không có Phật, rời Phật không có người.Như vậy chúng ta và Phật gần không xa. Thế mà cứ lạy Phậthoài, lạy đến chai cả đầu gối. Sở dĩ chúng ta phải lạyPhật nhiều là tại chúng ta quên tánh Phật của chính mình,nên phải nhờ đức Phật ngồi trên bàn chứng minh cho chúngta lạy để nhớ lại tánh Phật của chính mình. Lạy Phậtđể nhớ mình có tánh Phật chớ không phải lạy cầu xinPhật cho phước. Vậy lâunay chúng ta lạy Phật với ý nghĩa gì ? Hiểu như thếmới thấu được ý nghĩa tu là xoay lại mình chớ không phảichạy ra bên ngoài kiếm tìm. Hãy ngay nơi đây mà thừa đương.

Sauđây là những bài kệ Ngài chỉ thẳng cho chúng ta nhận ratánh Phật của chính mình.

Kệrằng :I-
Ngànkinh muôn luận trỏ tâm tông,
Bốnmắt trừng nhau mắt tuệ thông.
Bathuở Như Lai truyền pháp ấn,
Mộttâm là Phật sẵn vậy đồng.
Âm:
Thiênkinh vạn luận chỉ tâm tông,
Tứmục trừng giao tuệ nhãn thông.
Tamthế Như Lai truyền pháp ấn,
Nhấttâm thị Phật bổn nhiên đồng.
NgànKinh muôn luận trỏ tâm tông, bốn mắt trừng nhau mắt tuệthông.Ngài nói kinh luậnnào cũng chỉ tâm mình là Phật và bốn mắt nhìn nhau là Phậthiện tiền, nếu biết được như thế là mắt tuệ thôngsuốt.Bathuở Như Lai truyền pháp ấn, một tâm là Phật sẵn vậyđồng.Ba đời chư Phật truyền pháp ấn là chỉ cho chúngta biết tâm mình là Phật, ai cũng có sẵn, chớ không riêngngười nào.
II-
Ngộtâm thành Phật không thừa pháp,
Mêtánh bôn ba kiếm ngoài tâm.
Mộtniệm rỗng thênh siêu bản tế,
Giốnghệt rửa chân lên mũi thuyền.
Âm:
Ngộtâm thành Phật vô dư pháp,
Mêtánh bôn ba tâm ngoại cầu.
Nhấtniệm khuyếch nhiên siêu bản tế,
Hoànnhư tẩy cước thướng thuyền đầu.
Ngộtâm thành Phật không thừa pháp, mê tánh bôn ba kiếm ngoàitâm.Nếu chúng ta ngộtâm mình là Phật thì không còn pháp nào ngoài pháp này nữa.Nếu mê, quên bản tánh của mình thì mới chạy ra ngoài tìmkiếm, người ngộ thì ngay nơi tâm mà sống chớ không tìmkiếm bên ngoài.Mộtniệm rỗng thênh siêu bản tế, giống hệt rửa chân lên mũithuyền.Nếu không còn một niệm dấy khởi che đậy, tâm rỗng thênhthang thì vượt hết mọi bờ mé xưa cũ. Giống như ngườirửa chân bước lên mũi thuyền, đơn giản và nhẹ nhàng nhưvậy. Hình ảnh này chỉ có những người ở miền Tây mớidễ thông cảm. Như chúng ta muốn đi thuyền, bước xuốngcây cầu rửa chân cho sạch rồi bước lên thuyền, việc làmrất gần gũi dễ dàng, không có gì khó khăn xa lạ. Cũng vậytrong tâm không khởi một niệm thì tất cả những mê lầmtừ ngàn xưa đều giũ sạch.

III-
Chetrời che đất đây tâm báu,
Khôngcổ không kim tự tánh châu.
Giátrị càn khôn chưa dễ trả,
Sángngời pháp giới vẫn hằng như.
Âm:
Cáithiên cái địa ngô tâm bảo,
Vôcổ vô kim tự tánh châu.
Giátrọng càn khôn thù vị đắc,
Linhquang pháp giới nghiễm nhiên như.
Chetrời che đất đây tâm báu, không cổ không kim tự tánh châu.Tâm chân thật của chúng ta che khắp trời đất, và khôngbị thời gian xưa nay chi phối. Hay nói cách khác là tâm thểchân thật quí báu của chúng ta không bị không gian hạn chế,không bị thời gian chi phối.Giátrị càn khôn chưa dễ trả, sáng ngời pháp giới vẫn hằngnhư.Giá trị quí báu của tâm chân thật đem cả càn khônso sánh cũng không so sánh được. Tức là giá trị của tâmchân thật hơn cả giá trị của càn khôn. Nó sáng ngời cảpháp giới mà hằng chân thật như như. Ý bài kệ này đánhgiá người ngộ được tâm chân thật của chính mình thìthoát khỏi sự hạn chế của không gian, lớn nhỏ trong ngoài.Thoát khỏi sự chi phối của thời gian quá khứ hiện tạiđều không thật và đem cả càn khôn để so sánh với tâmthể này cũng không sánh được. Như vậy chúng ta sống giữathế gian này có cái gì để tính toán? Ví dụ có ngườikiếm được ít thoi vàng cho là quí, nhưng đem vàng cả cànkhôn này dồn lại chừng bao nhiêu ? Thế mà mình chỉ có ítthoi vàng lại cho là quí và quên cả cái tâm chân thật quíbáu của mình. Cho nên người thấy đạo rồi thì sống vớicái tâm thể chân thật quí báu của chính mình là hơn hết.
IV-
Tâmta, tâm Phật vốn không hai,
Nhiềukiếp nổi chìm chỉ tại mê.
Nayđã tỏ tường mình tự nhận,
Linhquang lặng chiếu ấy Bồ-đề.
Âm:
Ngãtâm bổn dữ Phật tâm tề,
Lịchkiếp phiêu trầm chỉ vị mê.
Kimnhật phân minh tương tự nhận,
Linhquang tịch chiếu thị Bồ-đề.
Tâmta, tâm Phật vốn không hai, nhiều kiếp nổi chìm chỉ tạimê.Tâm ta và tâm của Phật không khác, Phật trở về vớitâm Phật còn chúng ta thì quên tâm Phật nên làm chúng sanh.Nếu trở về tâm Phật thì Phật cũng như ta và ta cũng nhưPhật. Bởi ta quên tâm mình là Phật nên nhiều kiếp trôilăn trong sanh tử chìm nổi khổ đau.Nayđã tỏ tường mình tự nhận, linh quang lặng chiếu ấy Bồ-đề.Ngày nay chúng ta nhận ra tâm mình là Phật thì cái sáng suốtchiếu soi trong lặng đó là Bồ-đề tức là tâm Phật chớkhông có gì khác lạ. Như vậy ý toàn bài kệ là tâm ta đồngvới tâm Phật, vì mê nên phải luân hồi sanh tử khổ đau.Nếu tự nhận tâm mình là Phật thì cái sáng suốt trong lặngnó hiện tiền đó là Bồ-đề, khỏi kiếm Bồ-đề ở đâuxa.
V-
Gượnggọi là Phật, gượng nói tâm,
Pháptánh sáng tròn suốt cổ kim.
Thượngtrí siêu quần xoay tự ngộ,
Nhưvầy mới hiểu đạo cao thâm.
Âm:
Cưỡngdanh vi Phật cưỡng xưng tâm,
Pháptánh viên minh tuyên cổ kim.

Thượngtrí siêu quần hồi tự ngộ,
Năngnhư thị giải đạo cao thâm.
Gượnggọi là Phật, gượng nói tâm, pháp tánh sáng tròn suốt cổkim.Cái tâm thể khôngtên, tự trong sáng nhưng đối với chúng sanh mê thì tạm gọilà Phật, hoặc nói là tâm, ấy là nói gượng chớ không phảithật. Pháp tánh nó tròn sáng xuyên suốt từ xưa đến naykhông bị giới hạn bởi thời gian.Thượngtrí siêu quần xoay tự ngộ, như vầy mới hiểu đạo cao thâm.Bậc thượng trí siêu quần bạt tụy chỉ cần xoay lại lànhận ra, người như vậy mới là người thấy được chỗcao thâm của đạo. Cao thâm là chỉ cái thể thênh thang khôngbị thời gian, không gian chi phối, giới hạn đó là cái gốckhông gì bì kịp sánh nổi cho nên gọi là cao thâm.Trướckhi học bài kệ mới tôi xin nhắc qua vài điều cần thiếtđể cho Tăng Ni và Phật tử nhớ. Chúng ta thật là ngườicó phước mới được nghe và nhận được những lời chânthật của Phật Tổ chỉ bày. Thế nên Thiền sư Chân Nguyênsaukhi kiến tánh, Ngài vận dụng phương tiện truyền đạt chỉbày cho chúng ta bằng những bài kệ, để chúng ta nhận rabản tánh của chính mình. Ngày xưa các Thiền sư Trung Hoa thìdùng phương tiện đánh, hét, giơ phất tử... để chỉ chongười nhận ra Phật tánh nơi mình. Người nào lanh lẹ thìnhận ra, còn người căn cơ cạn mỏng thì không làm sao hiểuđược chỗ sâu kín của nhà Thiền, rồi đâm ra ngờ vực.Thiền du nhập vào Việt Nam, từ đời Trần cho tới đờiLê, các Thiền sư Việt Nam không dùng phương tiện đánh hét...mà các Ngài giải thích qua các bài thơ kệ để cho chúng tađọc rồi nhận ra được Phật tánh nơi mình, thì đủ niềmtin để tu cho đến khi chứng ngộ. Nếu dùng những thủ thuậtđánh hét thì e chúng ta khó lãnh hội, không lãnh hội thìkhông tin, không tin thì không tu được. Cho nên các Ngài dùngphương tiện nói trắng chỉ thẳng. Tuy nhiên, nói trắng thìdễ hiểu mà không có những trường hợp đặc biệt ngộsâu và nhớ hoài không quên. Như trường hợp ngài Nghĩa Huyềnba lần thưa hỏi ba lần bị ăn đòn, không được thầy giảithích một câu, cho nên sau khi ngộ rồi Ngài nhớ hoài khôngquên. Còn bây giờ chúng ta giải thích hằng ngày, nếu cónhận ra nhưng rồi cũng quên, vì cái nhận đó không sâu khôngcó kỷ niệm chết sống nên dễ quên. Ở đây tôi muốn quívị có một kỷ niệm chết sống, cho nên bắt ngồi Thiềnmấy tiếng đồng hồ, ngồi cho thật lâu cho thật đau chânđiếng người để tỉnh ra. Chính nhờ cái đau thấu xươngđó làm cho chúng ta khó quên, khó quên trong cái thầm lặng.Còn các Thiền sư Trung Hoa thì dùng bạo lực dồn người thamvấn vào thế bí cùng cực, sau đó có ai khơi lại thì nhậnra đời đời không quên. Ở đây tôi bắt quí vị ngồi Thiềnngày sáu giờ mỗi lần hai giờ, đối với những vị mớitập thì rất là cay đắng khổ sở. Nhưng khổ cực cay đắngđể làm gì ? Ðể tỉnh nhiều hơn mê, trong một ngày tỉnhtáo nhiều giờ như thế mới sực nhớ ra ông Phật của mìnhmà lâu nay mình quên. Khi ấy quí vị mới vỡ lẽ rằng: À! Lâu nay ông thầy bắt mình ngồi nhiều là để cho mình tỉnh,mình nhớ. Nhờ nghe lý thuyết rồi thực hành mà nhớ, nhớrồi thì không quên. Nếu chúng tôi chỉ giảng nói cho quívị nghe, rồi để cho quí vị tha hồ rong chơi, không nhốtquí vị lại thì chắc không bao giờ có người lóe sáng. Vìquí vị nghe có hiểu nhưng không thực hành thì không bao giờngộ ? Tóm lại phương tiện tuy có khác, nhưng mục đích cùngđưa hành giả đến chỗ cứu cánh là nhận ra Phật tánh nơimình. Các Thiền sư Trung Hoa thì dồn người học đạo tớichỗ bí có khi khóc có khi muốn liều chết, nhưng khi nhậnra thì nhớ đời không quên. Còn ở đây tôi giảng để quívị hiểu nhưng bắt quí vị ngồi Thiền, ngồi cho đến lúclặng hết vọng tưởng rồi bừng ngộ thì cũng ngộ sâu vàkhông quên. Như vậy phương tiện tuy khác nhưng đềuđưa hành giả đến chỗ ngộ sâu và nhớ mãi không quên.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]