Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

II. Tựa

27/06/201101:54(Xem: 2394)
II. Tựa

KIẾN TÁNH THÀNH PHẬT
Biên Soạn: Thiền Sư Chân Nguyên
Dịch Giải: Hòa Thượng Thích Thanh Từ

B. GIẢNG GIẢI

II-TỰA

(Ðoạn1)

"KiếnTánh Thành Phật" làliễu ngộ xưa nay không một vật. Nguồn linh rỗng lặng, trongsáng tròn đồng cả thái hư. Pháp tánh bao trùm, nghiễm nhiênánh sáng soi suốt nơi sát hải, rõ ràng lồ lộ ngay trướcmắt. Bản tánh Như Lai tự như mà ứng hiện trên trời dướiđất, nên hay tùy loại, tùy hình, hoặc cõi này phương khácthị hiện ra đời độ thoát quần sanh. Khai quyền thì phươngtiện có muôn pháp, hiển thật thì hội ngộ về một tâm.Trỏ Phật quả Bồ-đề vô tướng, vốnrỗnglặng tròn đồng thái hư. Phó pháp ấn tâm tông Bát-nhã lộbày bốn mắt nhìn nhau. Trong Kinh Lăng Già, quyển hai, đứcPhật Thích Ca đã chỉ bày rành rõ. Hàng hậu học ai còn ngờvực xin hãy mau tìm Kinh tra cứu, tự nhiên nghi ngờ hết sạchmà được chứng thật, đốn ngộ kiến tánh thành Phật. Cầnbiết diệu lý của Phật pháp, chẳng dính dáng gì đến văntự ngôn ngữ, bặt hết mọi hý luận, bản tế trong lặngtròn đầy, ba đời chư Phật cuối cùng đành ngậm miệngkhông lời, nhiều đời Tổ sư rốt ráo cũng im hơi lặng tiếng.Nên đức Thế Tôn giơ cành hoa chỉ cho đại chúng, ngài Ma-ha-ca-diếpkhế hội mỉm cười, thầy trò bốn mắt nhìn nhau, tuệ nhãnchiếu sáng lẫn nhau, thầm lặng ấn tâm, phó pháp truyềny nối vị Tổ.Kiếntánh thành Phật là liễu ngộ xưa nay không một vật.Mở đầu Ngài nói về lý do Kiến tánh thành Phật. Kiến tánhthành Phật là gì ? Là liễu ngộ xưa nay không một vật. Ngườinào liễu ngộ xưa nay không một vật thì gọi người đókiến tánh. Quí vị có nhớ ai liễu ngộ lý này không ? LưHành giả sau khi ngộ lý này, Ngài làm bài kệ trình Ngũ Tổ,câu thứ ba nói rất rõ lý này: "Bản lai vô nhất vật" nghĩalà "xưa nay không một vật". Ðó là Ngài liễu ngộ hay kiếntánh. Tại sao thấy "xưa nay không một vật" mà gọi là kiếntánh ? Vì cái gì chúng ta thấy được, sờ mó được đềulà vật, như cái nhà, cái cây, cái bàn, cái ghế... Vậy, cáigì mắt thấy được tay sờ mó được đều là vật. Nếulà vật thì có hình tướng, vì có hình tướng nên sanh diệtvô thường, sanh diệt vô thườngthì tạm bợ hư giả. Bản tánh thì không sanh diệt không bịvô thường chi phối, vì nó không phải là một vật. Nếulà một vật thì nó sanh diệt vô thường. Nhưng nó không phảimột vật sao nói là tánh ?

Trongđời này có những cái không phải là vật mà vẫn có. Nhàcửa núi sông... có hình tướng được gọi là vật, còn hưkhông có phải là vật không ? Có ai thấy và sờ mó đượchư không không ? Hư không không hình tướng, chúng ta khôngthấy không sờ mó được, nhưng vẫn có hư không. Nhà cửanúi sông... có hình tướng nên bị vô thường chiphối. Còn hư không không hình tướng song lúc nào cũng có,mà không bị vô thường chi phối. Nhưng nói hư không quí vịsẽ hiểu lầm hư không là cái rỗng tuếch không có gì hếtvà bản tánh chân thật không hình không tướng không có mộtvật cũng rỗng tuếch thì sai. Bản tánh hay tánh giác củamỗi người tuy không có một vật không hình không tướng,nhưng có cái biết chớ không rỗng tuếch. Bây giờ tôi nóichuyện gần nhất cho quí vị tự nghiệm. Khi chúng ta nghĩvề một vật hay một người, thì chúng ta biết về vật vềngười. Nhưng khi chúng ta không nghĩ gì hết chúng ta vẫn cóbiết, đâu đợi có vật có người mới có biết.

Vídụ, tôi ngồi chơi không nghĩ gì hết, gió thổi tôi cũngcảm giác mát, tiếng ở xa vang lại tôi vẫn nghe tiếng, ngườiđi trước mặt tôi vẫn thấy người. Vậy thấy người, nghetiếng, cảmgiácmátcósuynghĩkhông ? - Không suy nghĩmà vẫn biết. Vậy cái biết hình tướng ra sao ? Khi suy nghĩ,tâm có niệm dấy động bám với hình tướng của pháp trầnhai cái này hợp lại thành tướng sanh diệt. Lúc không suynghĩ thì nội tâm vắng lặng, cảnh vật bên ngoài đến liềncó cảm giác biết cảnh vật mà không động; biết mà khôngđộng, không có tướng sanh diệt, không hình tướng mà thườngbiết. Cái đó gọi là tánh giác, có sẵn nơi mình mà mìnhquên không nhớ. Nếu mình nhớ nó thì chắc cả ngày đi đứngnằm ngồi không nghĩ suy tính toán gì cả, giống như ngườikhờ dại. Hiện tại thì chúng ta khôn quá thấy người thìphân biệt người đẹp xấu, cao thấp, trắng đen... Nghe tiếngthì phân biệt tiếng trầm bổng, êm dịu, cộc cằn, tiếngngười, tiếng vật, nghĩ đủ thứ thành ra tánh giác bị khuấtlấp bị quên. Ai cũng có tánh giác không động không tướngmạo mà hằng giác, nhưng không nhớ, chỉ nhớ chạy theo tướngsanh diệt duyên theo sáu trần cho đó là thật, là điều cầnyếu để phân biệt. Do đó mà quên mất tánh giác chân thậtcủa mình, nên Phật Tổ thương xót nhắc nhở.

Nguồnlinh rỗng lặng, trong sáng tròn đồng cả thái hư.Nguồn linh là tánh giác không có tướng mạo, không có mộtvật, nhưng sáng suốt thênh thang thanh tịnh tròn đồng nhưthái hư. Nói tròn là một lối nói, thái hư thì thênh thangkhông ngằn mé, nói trònnói vuông gì cũng được. Từ xưa chúng ta có thói quennói trời tròn, nói tròn là nói theo thói quen, chớ thái hưthì không tròn không vuông. Ví dụ hiện giờ chúng ta đangngồi trong nhà giảng này, khoảng trống trong nhà giảng gọilà khoảng hư không. Khoảng hư không trong nhà giảng đượcgiới hạn bởi bốn bức tường, chúng ta có thể đo chiềungang, chiều dài, chiều cao thì tính được hư không trong nhàgiảng này được bao nhiêu khối. Nhưng nếu phá vỡ bốn bứctường thì hư không không giới hạn không ngằn mé, vì nókhông có tướng mạo nên hòa đồng với hư không trong bầutrời. Tâm thể của mỗi người cũng vậy, vì nó không cótướng mạo nên không có giới hạn. Vậy quí vị tưởng tượngcoi tâm mình bao lớn ? Có người nào ngoài tâm mình không ?Vì tâm mình không giới hạn nên trùm khắp, tất cả muônvật muôn người không ngoài tâm mình, mà mình cũng không ngoàitâm của muôn người muôn vật. Như vậy thì không có cáicách biệt, do chúng ta căn cứ vào thân tướng nhỏ nhoi íchkỷ này, mới phân chia nhân ngã bỉ thử, từ cái phân chiađó mà có muôn sự sai biệt rồi hơn thua với nhau.

Pháptánh bao trùm, nghiễm nhiên ánh sáng soi suốt nơi sát hải,rõ ràng lồ lộ ngay trước mắt.Pháp tánh có chỗ gọilà nguồn linh, có chỗ gọi là bản tánh; đó chỉ là tiếnggọi khác, nhưng thể thì không khác. Pháp tánh trùm khắp,ánh sáng soi suốt nơi sát hải; sát là cõi, hải là biển,sát hải là cõi nước nhiều như biển cả. Nó thênh thangtrùm khắp, lúc nào cũng lồ lộ ở trước mắt mỗi người,không ở đâu xa, khỏi cần tìm kiếm.

Bảntánh Như Lai tựnhưmàứnghiệntrêntrờidưới đất, nên hay tùy loại, tùy hình, hoặc cõi này phươngkhác thị hiện ra đời độ thoát quần sanh.Ðứng về bản tánh Như Lai thì bản tánh đó như như, từcái như như đó mà tùy duyên ứng hiện. Hoặc ứng hiện lêncõi trời, hoặc ứng hiện dưới nhân gian, tùy theo hình tướngcủa mỗi loài ở mỗi cõi mà dùng phương tiện giáo hóa độcho được giải thoát. Nói cách khác bản tánh Như Lai hay Phậtpháp thân thì trùm khắp, nhưng tùy duyên tùy loài mà ứngthân để giáo hóa.

Khaiquyền thì phương tiện có muôn pháp, hiển thật thì hộingộ về một tâm.Khai quyền là tạm thời khai mở phươngtiện. Khi giáo hóa Phật tùy căn cơ chúng sanh mở bày phươngtiện nói đến tám muôn bốn ngàn pháp môn. Hiển thật làchỉ cho cái chân thật, Phật phương tiện nói tám muôn bốnngàn pháp môn, được kết tập lại thành Tam Tạng Thánh điểnrất là nhiều, nhưng tất cả đều để phá dẹp vô minh phiềnnão tham, sân, si v.v. Khi phiền não hết, vô minh sạch thì trởvề một bản tâm, không có cái gì khác.

TrỏPhật quả Bồ-đề vô tướng vốn rỗng lặng tròn đồngthái hư.Phật chỉ cho mọi người thấy quả Bồ-đềvốn không có hình tướng, nó rỗng rang thanh tịnh tròn đồngnhư thái hư.

Phópháp ấn tâm tông Bát-nhã lộ bày bốn mắt nhìn nhau.Phópháp là trao cho hay ấn chứng. Phó pháp hay ấn chứng tâm tôngđều ở chỗ bốn mắtnhìnnhau.Ngài Chân Nguyên ngộ từ bốn mắt nhìn; thầy Ngàilà Thiền sư Minh Lương nhìn Ngài, Ngài nhìn lại, liền cảmngộ rồi lấy cái đó làm chuẩn. Xưa đức Phật Thích Cavà ngài Ma-ha-ca-diếp cũng từ bốn mắt nhìn nhau mà làm chuẩn.Tại sao trong nhà Thiền hay dùng giai thoại "bốn mắt nhìn"? Vì mắt là cái hay thấy, mà thấy tức là biết. Ngườiđời thường nói suy nghĩ mới biết. Bây giờ chúng ta nhìnngười nhìn vật, mà không khởi niệm suy nghĩ phân biệt,lúc đó thấy người thấy vật mà có biết không ? Cái gìbiết ? Ðó là chỗ mà trong đây chỉ rất rõ ràng không giấugiếm. Ở hội Linh Sơn đức Phật đưa cành hoa sen lên, mắtNgài nhìn đại chúng, Ma-ha-ca-diếp nhìn lại Ngài, hai thầytrò cảm thông liền. Vậy Phật và Ma-ha-ca-diếp cảm thôngcái gì ? - Phật thấy Ma-ha-ca-diếp, Ma-ha-ca-diếp thấy Phật,hai thầy trò không khởi niệm nghĩ suy ngay đó là truyền pháp.Ngày nay chúng ta vừa thấy là khởi niệm, do đó cái thấyban đầu bị ẩn mất, nên đây dẫn Kinh:

TrongKinh Lăng Già, quyển hai, đức Phật Thích Ca đã chỉ bày rànhrõ. Hàng hậu học ai còn ngờ vực xin hãy mau tìm Kinh tra cứu,tự nhiên nghi ngờ hết sạch mà được chứng thật, đốnngộ kiến tánh thành Phật.Trong Kinh Lăng Già có đoạnnói, không phải dùng ngôn ngữ mới là nói pháp, mà một cáinhìn, một cái thấy là đã nói pháp rồi.

Cầnbiết diệu lý của Phật pháp, chẳngdính dáng gì đến văntự ngônngữ,bặthếtmọihýluận,bản tế trong lặng tròn đầy, ba đời chư Phật cuối cùngđành ngậm miệng khônglời, nhiều đời Tổ sư rốt ráo cũng im hơi lặng tiếng.Diệu lý của Phật pháp thì chẳng có dính dáng gì đến văntự ngôn ngữ, bặt hết mọi hý luận. Muốn biết nó khôngthể dùng văn tự ngôn ngữ, hay hý luận mà có thể biếtđược. Văn tự ngôn ngữ hay hý luận chỉ là trò đùa bànluận cho vui, chớ không có lẽ thật. Vì bản tế của diệulý vốn tròn đầy thanh tịnh sáng suốt, Phật còn không nóiđược, đành phải ngậm miệng không lời, chư Tổ cũng khôngnói được, nên thiền tăng hỏi "Thế nào là diệu lý củaPhật pháp ?". Các Ngài chỉ hét hoặc đánh cho một gậy, chớkhông nói, vì nói cái gì cũng trật hết. Phật ngậm miệngkhông lời, sao Phật giảng đến bốn mươi chín năm, kếttập thành Tam Tạng giáo điển ? - Những lời thuyết giảngcủa Phật chỉ là phương tiện, không đến được chỗ cứucánh đó. Vì là phương tiện nên Kinh nói giáo lý Phật dạylà ngón tay chỉ mặt trăng. Ngườimuốn thấy mặt trăng phải khéo nương ngón tay mớithấy mặt trăng. Ngón tay không phải là mặt trăng và ngóntay không thể chỉ đến tận mặt trăng, nó chỉ là một phươngtiện nhỏ thôi. Ngôn ngữ trong Tam Tạng giáo điển cũng vậy.Người tu nếu lấy Kinh điển làm cứu cánh, học thuộc, tụngnhiều cho là ngộ đạo thì chưa phải. Ðó chỉ là phươngtiện, bám vào phương tiện mà cho là cứu cánh thì sai, phảibiết nương phương tiện để tutiếnđến cứu cánh, mới là người hiểu và ứng dụng đượclời Phật Tổ dạy.

Nênđức Thế Tôn giơ cành hoa chỉ cho đại chúng, ngài Ma-ha-ca-diếpkhế hội mỉm cười, thầy tròbốn mắt nhìn nhau, tuệ nhãn chiếu sáng lẫn nhau, thầm lặngấn tâm, phó pháp truyền y nối vị Tổ.Phật đưa cành hoa lên, nhìn khắp đại chúng mà không nóimột lời. Ngài Ma-ha-ca-diếp thấy Phật nhìn tớimình, Ngài nhìn lại mỉm cười. Thầy trò thông cảm rồiphó pháp truyền y, dễ như trở bàn tay không khó khăn gì cả.Theo quan niệm thông thường thì nói mới dễ hiểu, không nóimà hiểu thì đâu có dễ ! Nhưng, chỉ nhìn mà được ấntâm phó pháp truyền y kế thừa Tổ vị, không cực khổ nhọcnhằn không dễ là gì ? Thật ra, khó thì cũng khó tột đỉnh,dễ thì cũng dễ quá tưởng tượng của con người. Chỗ phópháp truyền y của Phật cho ngài Ma-ha-ca-diếp là hiện tượngbốn mắt nhìn nhau. Bởi vì mắt nhìn nhau mới cảm thông được,tai thì không nhìn nhau được. Lẽ ra tai cũng có quyền nhậnra diệu lý, nhưng làm sao truyền cảm bằng mắt ? Chỉ cótiếng nói tai mới nghe. Còn mắt thì cảm được, cho nên ngaynơi mắt thấy liền nhận ra.

Tâmấn Bát-nhã tròn đồng cả thái hư chân không tỏ rõ, xưanay vẫn như thế. Từ hai mươi tám vị Tổ Tây Thiên truyềnđến sáuvịTổÐôngÐộ,chỉthẳng nối tiếp nhau,bốn mắtnhìn nhau, im lặng nhìn trừngtrừng,gượng gọi là tâm ấn mà phó chúc đó thôi.

Từxưa đến nay Phật truyền tâm ấn cho Tổ, hoặc Tổ Tổ truyềnnhau chỉ truyền cái chân thật sẵn có của mình, qua hiệntượng bốn mắt nhìn nhau, im lặng nhìn trừng trừng.

Ðếncác Tổ đời sau ứng hiện ra đời, giúp nêu cao việc giáohóa, diễn rộng pháp môn, mở rộng phương tiện. Việc ứngduyên đã xong, nguyện lực còn để lại, Ngữ lục chợt hưngthịnh, đều lập thành công án, khai sơn dạy chúng, gậy hétdạy đuổi, câu câu về nơi tông, cơ cơ chung một lý.

Ðoạnnày nói đến chư Tổ đời sau theo nguyện lực ứng hiệnra đời nêu cao việc giáo hóa. Các Ngài dùng nhiều phươngtiện hướng dẫn người sau, bằng cách tùy theo căn cơ mànói ra những lời chỉ dạy để đánh thức. Những lời nóiđó của chư Tổ được ghi chép để lại gọi là Ngữ lục.Khi Ngữ lục thạnh hành thì những câu nói khó hiểu đềuđược lập thành công án. Khai sơn nghĩa là mở núi, chỉcho các Thiền sư lên núi đốn cây phá rừng, để cất cốctu hoặc cất chùa giáo hóa môn đồ. Thế nên người đầutiên lên núi phá rừng cất chùa giáo hóa gọi là Tổ khaisơn. Danh từ này quen dùng, nên về sau vị thầy đầu tiênđào đất đắp nền xây dựng chùa, giáo hóa ở đất bằngcũng gọi là Tổ khai sơn. Chư Tổ giáo hóa còn dùng gậy đánh,hoặc hét. Thiền tăng đến tham vấn, vừa hỏi một câu làbị ăn gậy hoặc nghe hét điếc tai. Các Ngài không trả lờichỉ đánh hoặc hét. Có một Thiền tăng đến hỏi Tổ HoàngBá "Thế nào là đại ý Phật pháp", Ngài không nói mà đánhcho một gậy. Tổ Lâm Tế cũng vậy, Thiền tăng đến hỏi"Thế nào là đại ý Phật pháp", Ngài không nói liền hétmột tiếng. Chư Tổ chẳng những đánh hoặc hét, mà còn nóinhững câu dường như vô nghĩa lý, nhưng tất cả đều tùytheo căn cơ của người thưa hỏi, mà chỉ chỗ tột cùng đểcho họ xoay lại thể chân thật của mình.

Hàngthượng căn lãnh ngộ thì được cơ đại hành đại dụng,bậc cao sĩ biết suốt thì rõ pháp vô trụ vô vi. Song ngườingười xuất gia theo Phật, kẻ kẻ học đạo tham thiền, phảixét rõ tinh tường Kinh điển của Phật, Ngữ lục của Tổ,muôn đuốc nghìn đèn chỉ một ngọn lửa. Nếu người căncơ bén nhạy bậc thượng thì hội thông muôn pháp thảy ởnguồn tâm. Nếu người bậc hạ chấp nghiêng lệch một bênthì thích theo phép thức tình phân biệt, luống mở to cửangõ, tình còn hơn thua, thức chứa nghĩ suy, kẹt tâm hữu lậu,trái với ý chỉ vô sanh.

Ngườicăn cơ bậc thượng hoặc nghe một câu, hoặc nghe tiếng hét,hoặc bị đánh một gậy liền ngộ thì được đại hànhđại dụng. Tại sao chỉ nghe hét hoặc bị đánh lại đượcđại hành đại dụng ? Ngài Nghĩa Huyền nếu không bị TổHoàng Bá đánh ba lần thì không được đại hành đại dụng.Ngài hỏi "Thế nào là đại ý Phật pháp ?" Liền bị TổHoàng Bá đánh cho một gậy, ba lần hỏi ba lần bị đánh.Vì thể chân thật nếu Tổ có cố gắng dùng ngôn ngữ giảithích cho Ngài lóe thấy chút chút, thì không nhớ, giống nhưtia chớp xẹt qua rồi mất, không có ấn tượng mạnh nêndễ quên. Nhưng Tổ đặc biệt không nói, mà dùng hành độngcoi như tàn bạo, để cho Ngài dồn hết tâm lực vào chỗmà Ngài muốn biết, đến khi Thiền sư Ðại Ngu khơi lên mộtchút, Ngài liền bật ngộ, thì muôn đời không quên. Ðó là đạihành đại dụng. Ðại hành của người trước quá đặcbiệt thù thắng, nên người sau nhớ đời không quên. Vì vậymà Thiền của Tổ Lâm Tế truyền từ trước tới nay hơnmột ngàn năm vẫn còn. Chúng ta ngày nay nghe giảng thì lóehiểu, nhưng một lúc lại quên hết. Ðó là tại cơ nhỏ nênhành cũng nhỏ, dụng cũng nhỏ. Thế nên chúng ta có lóe sángmột chút thì phải tiếp tục dụng công, cái thấy mới sâu,lòng tin mới vững. Chớ còn lóe sáng chút chút mà tự mãn,thấy đã đủ rồi thì từ từ nó mất đi, ban đầu thì nóiđạo lý, dần dần sẽ nói chuyện thế tục, không còn gìlà Phật pháp nữa. Nghe mà nhận được đã hay rồi, nhưngnhận được phải hằng sống mới là viên mãn. Còn nhậnđược mà chưa sống được thì chưa phải là viên mãn. Ðólà chỗ hết sức quan trọng. Ngài Lâm Tế khi nhận đượcthể chân thật rồi, từ đó về sau không còn bình dị phàmtục nữa, mà phong cách Ngài rất kỳ đặc khác thường. Vìcơ duyên ngộ đạo của Ngài quá đặc biệt nên Ngài sốngcũng quá đặc biệt. Ngày nay chúng ta nhờ nghe giảng rồinhận ra, dễ quá nên không có gì đặc biệt lắm. Thế nênphải đại hành mới đại dụng. Và khi các Ngài thấu suốtrồi thì rõ được pháp vô trụ vô vi.

Songngười người xuất gia theo Phật, kẻ kẻ học đạo tham thiền,phải xét rõ tinh tường Kinh điển của Phật, Ngữ lục củaTổ, muôn đuốc nghìn đèn chỉ một ngọn lửa.Chúng tangày nay tu học phải hiểu rõ Kinh Phật, thấu suốt lời dạycủa Tổ. Kinh Phật nói hay Ngữ lục Tổ nói, chỉ có mộtmục đích là giải khổ cho chúng sanh, giống như muôn đuốcnghìn đèn chỉ là lửa, chớ không có gì khác. Phải thấyrõ hiểu suốt như vậy, đừng nói Kinh này khác với Kinh kia,Ngữ lục của Tổ này khác với Ngữ lục của Tổ kia, rồiđem ra tranh cãi chống đối với nhau. Làm như thế là chưathấu triệt được lời dạy của Phật Tổ.

Nếungười căn cơ bén nhạy bậc thượng thì hội thông muôn phápthảy ở nguồn tâm.Nếu là người căn cơ bén nhạy thìthấy tất cả pháp đều gốc ở nguồn tâm. Như tất cảlời Phật nói kết tập thành Tạng Kinh, đều dạy lóng lặngvọng tưởng, để trở về bản tâm chân thật của chínhmình. Rồi bao nhiêu Ngữ lục của chư Tổ cũng dạy dừngvọng tưởng trở về tâm chân thật của mình, chớ khôngdạy cái gì khác. Như vậy mới thấy người thấu suốt lýđạo, không cố chấp văn tự ngôn ngữ khác biệt, mà mộtbề quay về chân tâm của mình thôi.

Nếungười bậc hạ chấp nghiêng lệch một bên thì thích theophép thức tình phân biệt, luống mở to cửa ngõ, tình cònhơn thua, thức chứa nghĩ suy, kẹt tâm hữu lậu, trái vớiý chỉ vô sanh.Người căn cơ thấp kém thì chấp nghiênglệch hoặc bên này hoặc bên kia, theo thức tình phân biệtrồi cho cái này hơn cái kia kém. Suy gẫm chất chứa kẹt trongtâm hữu lậu, vì vậy mà trái với ý chỉ vô sanh. Thế nênngười học Phật mà lý luận nhiều tranh chấp nhiều, rốtcuộc chỉ là người mê chấp chớ tu chưa đến đâu.

Bởido chưa xét tột trí tự nơi mình, nên còn bị người lừadối, chìm đắm nơi giáo nơi tông, tranh luận nhân ngã, phânbiệt kia đây, nghĩ tìm kẽ hở mà công kích lẫn nhau, nhàmình nhà người, đấu lý tranh lời giành hiểu biết. Ai cònnhư thế là chưa vượt khỏi pháp trần phiền não, chưa lãnhhội chân như bình đẳng, ngã chấp pháp chấp chẳng quên,thức thần khư khư chấp cứng, sẽ mãi mãi chìm đắm nơitông giáo. Ai hay nơi dốc đứng buông tay, mới đáng gọi đíchthực trượng phu, xưanay mộtvật cũng không, lưới giáo nơm bẫy buông sạch. Ðó là chỗgọi: "Mộng huyễn không hoa, đâu nhọc nắm bắt, được mấtphải quấy, thảy đều buông hết, âm thanh sắc pháp, vốntừ tâm sanh, tâm có phân biệt đều rơi vào đường tà".Cho nên nói: "Pháp tánh vốn rỗng lặng, không lấy cũng khôngthấy. Tánh không tức là Phật, chẳng thể nghĩ lường được".Tông chỉ Bát-nhã vốn ngộ không chỗ được mà được. Từxưa đến nay không có kiến chấp sai khác, nguồn chân tronglặng nhiệm mầu, ánh tịch quang vô tướng vô vi, thể vọngnhư hoa đốm trong không, huyễn khởi lên liền có tên có chỗ.

Bởido chưa xét tột trí tự nơi mình, nên còn bị người lừadối, chìm đắm nơi giáo nơi tông, tranh luận nhân ngã, phânbiệt kia đây, nghĩ tìm kẽ hở mà công kích lẫn nhau, nhàmình nhà người, đấu lý tranh lời giành hiểu biết.Ðây là cái bệnh mà ngày nay nhiều người vấp phải. Ngườivấp phải bệnh này là vì họ chưa được trí vô sư nêncòn bị người lừa gạt, chìm đắm nơi giáo (Kinh) nơi tông(Thiền) rồi tranh luận nhân ngã. Cái gì của tông mình thìhơn, của tông người thì kém, tìm kiếm kẽ hở của tôngngười để công kích bài bác, đấu lý tranh giành phần thắng.

Aicòn như thế là chưa vượt khỏi pháp trần phiền não, chưalãnh hội chân như bình đẳng, ngã chấp pháp chấp chẳngquên, thức thần khư khư chấp cứng, sẽ mãi mãi chìm đắmnơi tông giáo.Câu này chỉ cho người còn tâm nhân ngã.Còn nhân ngã tranh luận hơn thua là người chưa vượt khỏipháp trần phiền não. Sở dĩ chúng ta có phiền não với nhaulà vì ý thức phân biệt duyên với pháp trần. Ví dụ nhưnghe người chê ta xấu, tiếng chê qua mất rồi, nhưng ý thứcta duyên theo bóng dáng của tiếng chê là pháp trần, khởiphân biệt nhân ngã rồi sanh ra bực bội. Ðó là pháp trầnphiền não. Hoặc thấy người làm điều trái ý ta, việc làmcủa người đó đã qua rồi, nhưng ý thức ta duyên theo bóngdáng của người đó rồi khởi phân biệt mà sanh phiền giận.Ðó là pháp trần phiền não. Vì chưa nhận ra chân như bìnhđẳng, nên tâm chấp ngã chấp pháp còn nguyên, thức thầnkhư khư chấp cứng. Người như thế sẽ mãi mãi chìm đắmnơi Thiền nơi Kinh, nơi chữ nghĩa, không có giác ngộ.

Aihay nơi dốc đứng buông tay mới đáng gọi đích thực trượngphu.Người đối với pháp tu, đối với đạonhắm thẳng một đường mà tiến, không nghiêng bênnày không ngả bên kia, giống như người đi trên bờ dốcđứng, không nương gậy, không vịn bờ thõng tay đi một cáchtự nhiên, đó mới là bậc trượng phu. Thiền tông còn gọilà tâm tông, tức là tông chỉ thẳng chân tâm. Người nàokhi được chỉ thẳng chân tâm mà nhận ra, đó là ngườiđi trên dốc đứng buông tay, là hàng trượng phu. Nếu chỉthẳng chân tâm mà không nhận ra, còn phải nương kinh nươnggiáo là còn nương phương tiện, chưa buông tay đi trên dốcđứng.

Xưanay một vật cũng không, lưới giáo nơm bẫy buông sạch.Nhận thẳng bản tâm thì không có một vật, nên nói "Bảnlai vô nhất vật". Vì vậy lưới giáo là phương tiện phảibuông sạch. Giáo lý giống như cái nơm để bắt cá, cái bẫyđể bắt chim. Cái nơm là phương tiện để bắt cá, khi bắtđược cá rồi thì phải bỏ cái nơm, vì trọng tâm là bắtcá, nên nói được cá quên nơm. Ở thế gian ai ăn ở bạcbẽo vô ơn vô nghĩa thì bị chê là được cá quên nơm. Nhưngở đây thì dạy khác, dạy con người phải biết cái gì làphương tiện, cái gì là cứu cánh; được cứu cánh phảibỏ phương tiện, nếu bám vào phương tiện thì không đượccứu cánh. Cái bẫy dùng để bắt chim, khi được chim rồithì phải bỏ cái bẫy, vì trọng tâm là bắt chim. Như vậyđược cá được chim thìphảibỏnơmbỏ bẫy, vì trọng tâm là bắt được cá bắt được chim,nơm bẫy chỉ là phương tiện, cá chim là cứu cánh. Cũng vậygiáo lý giống như nơm bẫy, là phương tiện để chúng tađạt được cứu cánh là thành Phật, thành Tổ. Khi thànhPhật thành Tổ là đạt được cứu cánh thì giáo lý cũngphải quên. Thế nên nói lưới giáo nơm bẫy buông sạch.

Ðólà chỗ gọi "mộng huyễn không hoa, đâu nhọc nắm bắt, đượcmất phải quấy thảy đều buông hết".Cái gì có hìnhtướng có ngôn ngữ đều không thật, giống như mộng nhưhuyễn, như hoa đốm trong hư không. Nó vốn là không thậtmà nhọc công nắm bắt để làm gì ? Thế nên được mất,phải quấy thảy đều buông hết. Khi buông hết những cáikhông thật thì trở về cái chân thật. Ðược mất, phảiquấy, là cái tạm bợ giả dối mà bám giữ thì không baogiờ nhận ra cái thật. Thế nên người biết tu đối vớichuyện được mất, phải quấy buông hết thì gần với đạo,còn nắm giữ những cái đó thì cách đạo muôn trùng. Vậymà ngồi lại ai cũng bàn chuyện phải quấy, hơn thua đủthứ. Ðó là hướng xa đạo mà không biết !

Âmthanh sắc pháp, vốn từ tâm sanh, tâm có phân biệt đều rơivào đường tà.Ðối với âm thanh sắc tướng mà tâmkhởi phân biệt là rơi vào đường tà. Tà đây không phảiđối với chánh, mà là nghiêng một bên. Tâm vừa khởi niệmphân biệt thì có phải quấy; phải quấy là hai bên, thấyhai bên là lệch rồi.

Chonên nói "pháp tánh vốn rỗng lặng, không lấy cũng không thấy,tánh không tức là Phật chẳng thể nghĩ lường được".Pháp tánh còn gọi là pháp thân hay chântâm,nó vốn rỗng rang lặng lẽ nênkhôngthể thấy, cũng không thể sờ mó nắm bắt được, vì nókhông có hình tướng, không bị sanh diệtvô thường chi phối nên gọi là tánh Phật. Và, vì nó rỗnglặng không hình không tướng, nên không thể dùng ý niệmnghĩ lường được, càngsuy lường về tánh Phật thì càng sai càng xa.

Tôngchỉ Bát-nhã vốn ngộ không chỗ được mà được.Câu này sao mâu thuẫn quá ! Không chỗ được mà được làsao ? Trong Bát Nhã Tâm Kinh chúng ta tụng hằng đêm có câu:"Vì không có chỗ được nên Bồ-tát y theo Bát-nhã-ba-la-mật-đatâm không ngăn ngại. Vì không ngăn ngại, nên không sợ hãi,xa hẳn điên đảo mộng tưởng, đạt đến cứu cánh Niết-bàn.Chư Phật trong ba đời cũng nương Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đượcđạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác." Ðể hiểu chỗnày tôi đưa ra vài ví dụ cho quí vị hiểu từ cạn tớisâu. Ví dụ một cái bàn ở trước mắt chúng ta, được chưngbày nào vòng, xoa, xuyến... đầy bàn. Nhưng tất cả nhữngmón nữ trang đó là thau mạ vàng, không phải vàngthật. Vì chúng ta không biết, thấy nó vàng đẹp liền muavài món để làm của. Vậy những món nữ trang chúng ta muacó phải là vàng thật không ? Chắc chắn là không thật. Cũngvậy, tất cả pháp thế gian là hư ảo không thật, mà chúngta bám vào đó thì làm gì có được cái chân thật ? Ðó làví dụ nhỏ. Còn việc lớn hơn là chúng ta tu là tìm cái chânthật có sẵn nơi mình. Thân năm uẩn này vốn không thậtmà chúng ta thấy nó là thật, nên không thấy được cái chânthật có sẵn nơi mình. Vì vậy, Phật dạy chúng ta phải dùngtrí Bát-nhã quán chiếu thấy ngay nơi thân năm uẩn không thậtcó cái chân thật. Như vậy, trước phải thấy cái giả rồi,sau mới nhận ra cái thật. Nếu ngay thân năm uẩn này mà thấylà thật, rồi cho là mình thì không bao giờ nhận ra cái chânthật, cho nên ở đây nói chỗ không được mà được. Nghĩalà chiếu soi thấy năm uẩn đều không, mới qua khỏi tấtcả khổ ách. Hoặc thấy tất cả pháp đều không, không cóchỗ được mới được quả Vô thượng Chánh đẳng Chánhgiác. Người tu còn bám vào cái hư ảo cho là thật, thì đừngmong nhận được cái chân thật, mà phải thấy rõ các phápkhông thật không có chỗ được, mới nhận ra cái chân thậthay Phật tánh, đây gọi là kiến tánh. Ðó là ý nghĩa "Tôngchỉ Bát-nhã vốn ngộ không chỗ được mà được".

Từxưa đến nay không có kiến chấp saikhác,nguồn chân trong lặng nhiệm mầu, ánh tịch quang vô tướngvô vi, thể vọng như hoa đốm trong không, huyễn khởi lênliền có tên có chỗ.Nếu từ xưa đến nay chúng ta không có kiến chấp sai khác,thì nguồn chân nơi chúng ta nó trong trẻo yên lặng, nhiệmmầu, sáng suốt, vô tướng, vô vi. Tất cả tướng hiện ralà cái hư vọng, giống như hoa đốm trong không, tạm khởilên rồi có tên có chỗ, nhưng sau đó nó mất. Vì chúng tacứ chạy theo tướng hư dối quên đi cái chân thật, nên chúngta không nhận ra được.

(Ðoạn2)

Hòathượng Chân Nguyên là người quê ở làng Tiền Liệt, huyệnThanh Hà, tỉnh Hải Dương, trước kia còn đồng tử đi xuấtgia theo Phật, lên thẳng chùa Hoa Yên núi Yên Tử, được ýchỉ tông ấn dòng Trúc Lâm với Thiền sư Chân Trú hiệu TuệNguyệt. Không bao lâu Thiền sư Chân Trú nghiễm nhiên trởvề không (tịch). Sư lại gặp thiện tri thức chung nhóm bahuynh đệ, đồng chí hướng, đồng tu tập, đồng giới phẩm,tham học thành tài.

Thiềnsư Chân Nguyên người tỉnh Hải Dương, lúc còn bé Ngài đithẳng lên chùa Hoa Yên núi Yên Tử, xuất gia với Thiền sưChân Trú. Ngài xuất gia không bao lâu Thiền sư Chân Trú tịch,Ngài mới tìm thiện hữu tri thức để học đạo. Duyên lànhgặp được ba người bạn đồng chí hướng,đồng giới phẩm, cùng tham học cùng tu tập, được thànhtài.

Sưy cứ Kinh Phạm Võng, Như Lai đã phó chúc: "Nếu trong khoảngngàn dặm có bậc Ðại tông sư, phải mau đến ân cần cầuxin thọ giới Bồ-tát". Ví như lầu cao bốn tầng phải theothứ lớp đi lên. Cũng vậy bốn đàn giới phẩm có thể lêntới địa vị Phật. Sư lại là người học rộng thấy trongKinh Pháp Bảo Ðàn, Lục Tổ Huệ Năng đã được ấn ký ởHoàng Mai, rồi gặp nhiều hoạn nạn chưa kịp đăng đàn thọgiới, sau đó cũng thỉnh chư Tăng đồng đến chứng cho cạotóc, thọ giới mới được tròn sáng. Nếu thực là đệ tửPhật không được trái bỏ vượt qua. Như Lai đã nói, quyếtphải thuận theo. Ngày trước đã có việc như trên, ngày nayđâu không việc này. Muốn được quả thù thắng, phải tuântheo điều này mà vâng làm. Sư chuẩn bị đầy đủ ca sa,tọa cụ, pháp phục, sắm lễ vật với tâm thành, vì phápvượt xa xôi thẳng đến chùa Vĩnh Phúc trên núi Tôn Côn Cương,phủ Từ Sơn, Kinh Bắc, một lần nữa đảnh lễ Tôn sư MinhLương, tức Hòa thượng Mãn Giác truyền pháp tông Lâm Tế,thỉnh cầu lên đàn thọ giới Bồ-tát. Trong Kinh Phật nói:bởi người đắc đạo vốn do nhân duyên từ nhiều kiếpđã ngộ sâu chân như mà cảm kích đến Phật Tổ.

Saukhi Hòa thượng Chân Trú tịch, thì ngài Chân Nguyên cùng vớiba người bạn đồng tu mới đi học đạo. Lúc đi học đạocác Ngài y cứ nơi Kinh Phạm Võng. Trong Kinh có dạy "nếu trongkhoảng ngàn dặm có bậc Ðại tông sư phải mau đến ân cầnxin thọ giới Bồ-tát". Thọ giới để tu giống như cái lầucao bốn tầng phải theo thứ lớp đi lên. Trước hết là bướclên tầng thứ nhất, rồi lên tầng thứ hai, rồi lên tầngthứ ba, tầng thứ tư... Giới luật cũng vậy, tầng thứ nhấtlà mười giới Sa-di, tầng thứ hai là hai trăm năm mươi giớiTỳ-kheo, tầng thứ ba là năm mươi tám giới Bồ-tát, bênTăng chỉ có ba tầng. Bên Ni có đủ bốn tầng là Sa-di-ni,Thức-xoa, Tỳ-kheo ni và Bồ-tát giới. Người theo bốn đàngiới phẩm này tu hành có thể tiến đến quả vị Phật.

Thiềnsư Chân Nguyên là người học rộng, xem Kinh Pháp Bảo Ðàn,thấy kể lại việc Lục Tổ Huệ Năng được Ngũ Tổ ấnchứng cho, sau đó gặp nạn trốn trong rừng, nhưng sau khi hếtnạn ra giáo hóa, Ngài cũng cạo tóc thọ giới. Nếu là đệtử Phật thì đối với giới luật không được trái bỏvượt qua, dù đã ngộ đạo và được ấn chứng. Vì đólà lời dạy của Như Lai, quyết phải làm theo, ngày xưa đãnhư vậy thì ngày nay cũng phải như vậy. Thế nên ngài ChânNguyên mới chuẩn bị đầy đủ ca sa, tọacụvàlễ vật, vượt đường xa thẳng đến chùa Vĩnh Phúctrênnúi Côn Cương, ở phủ Từ Sơn, Kinh Bắc (Bắc Ninh). Ngàiđảnh lễ Thiền Sư Minh Lương một lần nữa để tham học,sau Ngài ngộ đạo và được truyền pháp của tông Lâm Tế.Từ đây, Ngài đã đầy đủ giới đức và là người ngộđạo, nên nói người có chủng duyên lành nhiều đời nhiềukiếp, nên khi đi tu có sự cảm kích đến Phật Tổ, khiếngặp được những bậc cao tăng thạc đức, chỉ dạy cho đạolý chân chánh. Ngược lại nếu không có duyên phước ở nhiềuđời thì không có cơ hội tốt đó.

Sưxúc động than rằng: "Phật xưa sớm được công quả cao siêu,do siêng tu thắng hạnh đầu đà. Hương hoa muôn vật là ngoạitài, cánh tay hay một ngón tay là nội thân tài, ân Phật khóđền đáp, đức Tổ đâu dễ trả !" Sư bèn cung kính đốitrước tượng Phật dùng lửa đốt ngón tay phát nguyện: "Trướcđốt một ngón tay, nguyện đem pháp cúng dường này đềnđáp ân sâu của Phật Tổ, Sư Trưởng". Sau Sư đốt tiếpmột ngón tay nữa: "Nguyện đem pháp cúng dường này, nươngtheo Kinh Phạm Võng thọ giới Bồ-tát và thẳng lên mườiđại nguyện lực Bồ-đề. Nguyện đời đời tiếp nối đèntuệ của chư Phật, kiếp kiếp kế thừa y bát của chư Tổ.Vì tông và giáo đốt ngón tay, kính dâng lên Tổ Ðiều Ngự.Tùy nguyện của chúng hữu tình, mà cảm đến trí vô lậu".

NgàiChân Nguyên khi đã nhận được yếu chỉ Thiền Tông Ngàixúc động than rằng: Phật xưa sớm được công quả caosiêu, do siêng tu thắng hạnh đầu đà. Hương hoa muôn vậtlà ngoại tài, cánh tay hay một ngón tay là nội thân tài, ânPhật khó đền đáp, đức Tổ đâu dễ trả.Ngài nhớđến công ơn của đức Phật trải qua nhiều năm tu hành khókhổ mới thành Phật. Ngài nghĩ ngày nay mình ngộ được đạo,thấu được lý Thiền, mình phải làm sao ? Lấy cái gì cúngdường Phật để tỏ lòng biết ơn ? Ngài nói rằng hươnghoa muôn vật... là ngoại tài là cái ở bên ngoài. Còn cánhtay hay ngón tay là nội tài, Ngài đem hết tâm thần và sinhmạng để cúng dường Phật Tổ, mới mong đền đáp đượcphần nào cái ơn khó đền của Phật Tổ. Ngài cung kính đốitrước tượng Phật, dùng lửa đốt ngón tay phát nguyện:Trướcđốt một ngón tay, nguyện đem pháp cúng dường này đềnđáp ân sâu của Phật Tổ Sư Trưởng.Quí vị thử tưởngtượng, ở trước tượng Phật đưa ngón tay vào lửa cho nócháy từ từ, cháy cho đến hết ngón tay, thật là can đảm.Chúng ta ngày nay lúc thọ giới Bồ-tát, chỉ đốt một chúttrên đầu mà còn thấy đau điếng, huống là để ngón taytrong lửa, cho nó cháy lụn từ từ đến cụt ngón tay ! Ðólà ý chí siêu phàm, vì Phật Tổ mà không tiếc thân mạngcủa Ngài. Sau đó Ngài lại đốt tiếp một ngón tay nữa với lời phát nguyện: Nguyện đem phápcúng dường này, nương theo Kinh Phạm Võng, thọ giới Bồ-tátvà thẳng lên mười đại nguyện lực Bồ-đề. Nguyện đờiđời tiếp nối đèn tuệ của chư Phật, kiếp kiếp kế thừay bát của chư Tổ. Vì tông và giáo đốt ngón tay, kính dânglên Tổ Ðiều Ngự. Tùy nguyện của chúng hữu tình mà cảmđến trí vô lậu.Khi Ngài thọ giới Bồ-tát, trong KinhPhạm Võng có nói cúng dường nội tài bằng cách thiêu thân,hoặc thiêu ngón tay hoặc thiêu ngón chân v.v... Thế nên Ngàiđốt ngón tay thứ hai là vì tông (Thiền) giáo (Kinh) mong đờiđời tiếp nối trí tuệ của chư Phật, kiếp kiếp kế thừay bát của chư Tổ. Ngài dâng lên cho Tổ Ðiều Ngự Giác Hoàngchứng giám và tùy theo tâm niệm của chúng hữu tình mà trívô lậu của Ngài được tỏ sáng để hướng dẫn dìu dắtchúng sanh.

Tómlại, ngài Chân Nguyên vì cái ơn cao dày của Phật, Tổ, Sưtrưởng nên Ngài hy sinh thân mạng để đền đáp, đó làNgài đốt ngón tay thứ nhất. Ngài đốt ngón tay thứ hai Ngàinguyện đời đời kiếp kiếp luôn luôn tiếp nối đèn trítuệ của Phật, và kế thừa y bát của Tổ để làm lợiích cho chúng sanh. Ðốt hai ngón tay với hai ý nguyện rấtcao sâu.

Sưdốc chí cầu quả Phật Vô Thượng Bồ-đề nên nhiếp niệmnơi núi rừng, ở yên chốn vắng vẻ, tư duy Phật pháp, mởrộng quy mô to lớn, còn mãi với trời đất, gầy dựng nềntảng cho tông và giáo, quần sanh được lợi lạc, pháp giớiđều thấm nhuần ân đức.

Saukhi ngộ đạo và đốt tay cúng dường phát nguyện, Ngài luônở nơi vắng vẻ yên tĩnh, để suy gẫm về Phật pháp vàmở bày phương tiện hướng dẫn cho người sau tu, mong Phậtpháp còn mãi với trời đất. Vì vậy mà Ngài gầy dựng nềntảng cho tông và giáo để cho quần sanh được lợi lạc,pháp giới được thấm nhuần ân đức của Phật. Ðó lànguyện lớn vì lợi ích chúng sanh mà Ngài muốn cho Phật phápđược bền lâu.

Sưtừng chọn nơi phúc địa Việt Nam, với cảnh chùa QuỳnhLâm, Hoa Yên là hai cảnh danh lam, khiến trở thành như trênhội Linh Sơn nước Tây Thiên Trúc, là cột trời ở ViệtNam, bảo phường của Phật Tổ, nêu cao đây là Cực lạc.

NgàiChân Nguyên chọn nơi để giáo hóa cho mọi người. Dướiđất bằng Ngài chọn chùa Quỳnh Lâm, trên núi Ngài chọnchùa Hoa Yên là hai chỗ được coi là danh lam phúc địa, đểgầy dựng cho có cơ mở mang sáng suốt. Giống như trên hộiLinh Sơn ngày xưa Phật giảng Kinh ở Ấn Ðộ và cũng tươngtợ như cõi Cực lạc vậy.

Ngườidân thường thì thuế vụ đầy đủ, làm thích tử tu hànhthì đốt hương chúc Thánh: "Mạch nước lâu dài, Thiền tôngsáng rỡ, tượng pháp lưutruyền, độ người vô lượng".

Làcông dân sống trong đất nước, thường phải có bổn phậnđóng thuế, làm tất cả nhiệm vụ đối với quốc gia chođầy đủ. Còn người tu thì phải đốt hương chúc Thánh.Tức là đốt hương để cầu nguyện cho đất nước đượcthái bình bền vững lâu dài và Thiền tông thì sáng rỡ, Phậtpháp truyền mãi trên đời, làm lợi ích cho người vô số.

Từđó Sư hăng hái phát chí nguyện lớn, khuyến hóa mọi ngườikhắp nơi đem tiền của kết duyên lành, góp phần công đức,rồi ra sức tạo dựng đài "Cửu Phẩm Liên Hoa". Qua chín nămthì hoàn thành ba đài ở ba nơi:

1.Ðài Cửu phẩm ở chùa Quỳnh Lâm, núi Tiên Du.

2.Ðài Cửu phẩm ở chùa Hoa Yên, núi Yên Tử.

3.Ðài Cửu phẩm ở chùa Linh Ứng, huyện Thanh Hà.

NgàiChân Nguyên là người tu Thiền ngộ lý Thiền, nhưng khi truyềnbá Phật pháp trong quần chúng, Ngài dùng phương tiện vừaThiền vừa Tịnh. Về Tịnh Ngài tổ chức dựng những đàiCửu phẩm liên hoa cho người vừa đi vừa quay vừaniệmPhật.Cửu phẩm liên hoa gồm có thượng phẩm thượng sanh, trungphẩm trung sanh, hạ phẩm hạ sanh; trong thượng phẩm lạicó thượng, trung, hạ; trong trung phẩm cũng có thượng, trung,hạ; trong hạ phẩm cũng có thượng, trung, hạ, tất cả làchín phẩm. Người tu giỏi thì được sanh lên thượng phẩm,người tu vừa vừa thì được sanh lên trung phẩm, ngườitu thấp nhất thì được sanh lên hạ phẩm. Ai tu cũng đượclên đài sen, cao thấp gì cũng có chỗ hết, không người nàomất phần cả. Phương tiện như thế người dân quê thấydễ tu mới thích tu. Giả sử người dân đang nhọc nhằn làmăn chưa tu kịp, lúc gần chết nhớ niệm Phật, tối thiểucũng được sanh lên hạ phẩm. Ðó là phương tiện giáo hóacủa Ngài hồi xưa. Ba đài Cửu phẩm liên hoa đặt ở ba chùa.Ðài thứ nhất đặt ở chùa Quỳnh Lâm núi Tiên Du. Chùa QuỳnhLâm ở vùng đồng bằng gần mé sông, đến đó chúng ta khôngthấy núi. Ðài thứ hai đặt ở chùa Hoa Yên trên núi YênTử. Ðài thứ ba ở chùa Linh Ứng, huyện Thanh Hà.

Sưlại khắc in các Kinh Pháp Hoa... đem hết lòng làm Phật sựđể đền đáp ân Phật. Tượng đức Di Ðà nổi bật trênđài Cửu phẩm, và thêm tu sửa tượng điện, gác chuông chùaLong Ðộng, trong ngoài được vuông tròn, công đức viên mãn,cũng không quên nguyện lực, quyết chí công phu chỉ cầu quảPhật. Núi Yên Tử vốn là chỗ tuhành,tùy thời dạo đi qua lại chùa Hoa Yên, Long Ðộng và am ThiềnDược, được thú ở yên lặng lẽ, lại có phước duyênsanh ra gặp được Phật pháp.

Ðâylà nói đến việc hoằng hóa của Ngài. Ngài khắc in lạiKinh Pháp Hoa và các Kinh khác, đồng thời Ngài tạo tượngPhật A Di Ðà đặt trên đài Cửu phẩm liên hoa, nào là sửatượng Phật, điện Phật, gác chuông chùa Long Ðộng, đồngthời Ngài quyết chí công phu tu cầu Phật quả. Ngài thườngở chùa Hoa Yên, song Ngài còn tùy duyên qua lại am Thiền Dượctrên núi Yên Tử, Ngài cũng tới lui chùa Long Ðộng, vì nhữngnơi này vắng vẻ thanh tịnh rất thích hợp với người tu.Ðó là thời gian vừa tu vừa làm Phật sự của Ngài. Qua đoạnnày, chúng ta thấy ngài Chân Nguyên có lối truyền bá Phậtpháp khác hơn Phật giáo đời Trần. Phật giáo đời Trầnnói tới Tịnh độ, chỉ đề cập tới lý Tịnh độ, nhưnói "Tự tánh Di Ðà, duy tâm Tịnh độ". Ðến đời Lê cólẽ ngài Chân Nguyên thấy cơ duyên của người trí thức đốivới Phật giáo hơi kém. Vì đời Lê trọng Nho khinh Phật,cho nên người trí thức ở triều đình ít để ý tới Phật.Người để ý tới Phật là người bình dân, nên Ngài phảihạ thấp phương tiện để người bình dân tu học. ÐờiTrần vua chúa tu Thiền, bá quan là người trí thức cũng nghiêncứu Thiền, nên không cầnhạthấpphươngtiện.ÐờiLêgiớitríthức theo Nho giáo, họ không nghiên cứu đạo Phật, chỉ cóngười bình dân thì hướng theo đạo Phật, nên Ngài hạ thấpphương tiện, bằng cách tạo những đài Cửu phẩm liên hoalà sự Tịnh độ, để cho người bình dân thấy dễ tu dễgần với Phật pháp hơn.

TriềuLê niên hiệu Chính Hoà (1680-1705), đức Giác Hoàng Cổ Phậtsanh trở lại để mở bày hiển rõ tạng Kinh. Mây từ nhuậnkhắp, mưa pháp thấm đều, từ hàng Thích tử cho đến muôndân đồng được hưởng ân huệ. Vua tôi mừng tụ hội, đúngthời tiết nhân duyên, Phật pháp hiện tiền. May được chứngquả mà gánh vác Phật pháp, thay Phật tuyên dương. Ðã rõbiết pháp tánh rỗng rang vắng lặng, tròn đồng thái hư;Chân như trong lặng nhiệm mầu, vốn không một vật. Tuy trongánh tịch quang vốn không một pháp, mà phương tiện chỉ bàycó nhiều cửa.

TriềuLê, vua Lê Hy Tông bài Phật, nhưng sau khi được Thiền sưTông Diễn cảnh tỉnh, nhà vua hối hận quay về với Phậtpháp. Vua ủng hộ cho Tăng Ni làm Phật sự, nên trong thờinày các vị Thiền sư tán thán vua Lê Hy Tông, xem vua Lê HyTông như là hậu thân của Ðiều Ngự Giác Hoàng. Ðiều NgựGiác Hoàng đã tịch ba trăm năm rồi, bây giờ vua Lê Hy Tôngra đờicũngkínhtrọngvàlomở mang truyền bá Phật pháp, nên được xem là hậu thâncủa Ðiều Ngự Giác Hoàng. Phải hiểu chỗ này là như vậy,nếu không thì nói đức Giác Hoàng Cổ Phật sanh trở lạithì không biết sanh làm sao. Triều đại nhà Lê thì trọngNho khinh Phật, nhưng đến đời vua Lê Hy Tông, Phật pháp mớiđược truyền bá rộng rãi, nhà nhà mới được thấm nhuầnmưa pháp. Hàng tăng sĩ và muôn dân đều được thấm nhuầnân huệ của nhà vua, tu hành khiến cho Phật pháp được sốngdậy, nên nói Phật pháp được hiện tiền.

Mayđược chứng quả mà gánh vác Phật pháp thay Phật tuyên dương.Người tu hành được chứng quả thì ra gánh vác việc đạo,thay Phật tuyên dương chánh pháp. Ðã rõ biết pháp tánhrỗng rang vắng lặng tròn đồng thái hư; Chân như trong lặngnhiệm mầu vốn không một vật.Ðứng về mặt pháp tánhthì rỗng rang vắng lặng tròn đồng như thái hư. Ðứng vềmặt chân như thì trong suốt, yên tĩnh, nhiệm mầu vốn khôngcó một vật. Tuy trong ánh tịch quang vốn không một pháp,mà phương tiện chỉ bày có nhiều cửa.Trong ánh tịchquang là trong pháp thân. Pháp thân Phật thì lặng lẽ mà sángsuốt, vốn không có một vật, nhưng đứng về phương tiệnchỉ bày dạy bảo thì có nhiều pháp môn. Ðoạn này nói trênlý đạo thì không có ngôn ngữ, không có một cái gìđểtrìnhbàyđược.Nhưngđứngvềphương tiện thì lập bày nhiều pháp môn để cho người hiểutu theo.

Xétngày xưa có thực hành, ngày nay mới có thể học theo. Vìvậy Kinh Kim Cang phần ba mươi hai. Hội giải câu "Như nhưbất động", Thiền sư Xuyên Lão nói: "Một câu rốt sau mớiđến lao quan. Liền được chư Phật ba đời bốn mắt nhìnnhau, sáu đời Tổ sư có phần thối thân".

Suygẫm lại, nhờ ngày xưa đã có tu có hiểu, nên ngày nay rađời, mới gặp Phật pháp, mới có thể theo học và tu. Sauđây là dẫn Kinh Kim Cang. Vì vậy Kinh Kim Cang phần ba mươihai. Hội giải câu "Như như bất động".một câu rốt sau mới đến lao quan. Liềnđược chư Phật ba đời bốn mắt nhìn nhau, sáu đời Tổsư có phần thối thân.Thiền sư Xuyên Lão trong quyểnThiền Tông Bản Hạnh tôi có nói rõ lịch sử của Ngài rồi.Hôm nay ở đây tôi chỉ nhắc lại sơ thôi. Thiền sư XuyênLão nguyên là Thiền sư Ðạo Xuyên ở đời Tống thuộc dòngLâm Tế, Ngài là người tu hành ngộ đạo. Người đời thườngđem Kinh Kim Cang tới hỏi, Ngài giải đáp rất thông suốt,nên người đời yêu cầu Ngài chú thích Kinh Kim Cang. Bản Kinh Kim Cang Ngài chú thích gọi là Xuyên Lão Kim Cang Kinh chú. Ngài dùng hình ảnh Thiền đểgiảng Kinh Kim Cang rất hay. Ðây là câu làm bằng chứng: TrongKinh Kim Cang có câu như như bất động.Ngài giải mộtcâu rốt sau mới đến lao quan,nghĩa là "như như bất động"là chỗ câu rốt sau đến lao quan. Lao quan là cửa chót trongtam quan, tu đến đây rồi thì liền được chư Phật bađời bốn mắt nhìn nhau.Tớ�i đây thì không thể dùngvăn tự ngôn ngữ để nói năng bàn luận mà chỉ nhìn nhauthôi. Và, tới đây sáu đời chư Tổ cũng thối lui không nóilời nào cả. Ðó là Thiền sư Xuyên Lão giải câu như nhưbất động.Như vậy, "như như bất động" dưới con mắtnhà Thiền là đã đến chỗ lao quan, là cổng chót. Ðến cổngchót rồi thì không cần lời nói, mà chỉ nhìn nhau rồi lãnhhội. Nhìn nhau lãnh hội thì không động. Chính cái nhìn nhaulãnh hội đó, nên mới nói ba đời chư Phật bốn mắt nhìnnhau. Và, chư Tổ đến đó chỉ có bước lùi, chớ không giảithích gì được, nên nói chư Tổ thối thân. Lối giải thíchnày của Thiền sư Xuyên Lão được mọi người khen là câugiải thích rất hay."Như như bấtđộng" là sao ? Thiền sư Xuyên Lão giải câu "Như như bấtđộng" là:

Ðángbảo là sông ngòi toàn đóng băng, nước chẳng thông thoát;tột mắt đều là gai góc, không chỗ đặt chân. Ðến trongấy thêm một mảy tơ, như trong mắt để kim; bớt một mảytơ, dường trên thịt lành khoét thành thương tích. Chẳngphải vì đoạn dứtyếutân,bởi do người biết pháp e ngại.

Ðâytán thán câu giải thích của Thiền sư Xuyên Lão: Ðángbảo là sông ngòi toàn đóng băng.Ngài Xuyên Lão giảiđáp như vậy giống như sông ngòi đóng băng không còn mộtchút nước lỏng, nước chẳng thông thoát nên ngừng chảy.Tộtmắt đều là gai góc.Nhìn tột cùng chỗ nào cũng là gaigóc, không có chỗ để chân. Như vậy là khen câu giải thíchcủa Thiền sư Xuyên Lão, làm cho người nghe bặt dứt hếtnghĩ suy không còn chỗ suy gẫm. Ðến trong ấy thêm mộtmảy tơ, như trong mắt để kim; bớt một mảy tơ, dườngtrên thịt lành khoét thành thương tích.Ðối với thể"như như bất động", nếu thêm một chút nhỏ xíu bằng mảytơ cũng giống như là để kim trong con mắt. Còn nếu bớtmột chút cũng giống như là thịt lành mà khoét thành thươngtích; thêm là họa mà bớt cũng là họa. Như vậy chỗ "nhưnhư bất động" không thể thêm hay bớt được. Chẳng phảivì đoạn dứt yếu tân, bởi do người biết pháp e ngại.Tân là bến đò, là chỗ trọng yếu để mọi người lênxuống đò qua sông, chỗ quan trọng mà chận lại gọi là đoạn.Ý nói rằng chỗ như như bất động không thể dấy niệmphân biệt, nếu khởi tâm phân biệt là đã trái rồi nênngười biết pháp chẳng muốn đoạn dứt chỗ trọng yếucủa Phật Pháp mà ngại người khởi tâm suy nghĩ về chỗnhư như bất động là sai lầm.

Tuynhiên như thế, Phật pháp chỉ như trên đây, bèn thấy trênđất bằng chết chìm, đâu có đèn đèn mồi sáng mãi.

Tớiđây nói ngược lại, tuy chỗ cứu cánh là như vậy, nhưngnếu Phật pháp chỉ toàn là lời nói dứt nghĩ suy hết thìsao ? - Bèn thấy trên đất bằng chết chìm.Trên đấtbằng không có nước tại sao lại chết chìm ? Vì đâu cóđèn đèn mồi sáng mãi.Lý này Thiền sư Trường Sa CảnhSầm nói "Nếu ta một bề nêu cao tông giáo, thì trong phápđường này cỏ mọc cao một trượng". Vì nói mà không chohiểu, không cho suy nghĩ thì đâu có ai chịu đi nghe, khôngngười đi nghe thì giảng đường vắng người không ai luitới, nên cỏ mọc cao cả trượng. Song, nếu muốn giảng đườngcó người lui tới để nghe giảng, thì phải phương tiệnhạ thấp xuống mới có người nghe. Có người nghe thì mớicó người hiểu, có người hiểu thì mới có đèn đèn mồisáng mãi. Chớ nói không cho hiểu, không hiểu thì không cóngười nghe, học thì làm sao có người tiếp nối. Thế nênngài Chân Nguyên nói rằng, lời giải đáp của Thiền sư XuyênLão thật là chí lý, tột cùng. Nhưng nếu ai cũng giải nhưvậy thì Phật pháp sẽ suy, vì không có người theo tu học.Không có người theo tu học thì không có sự kế thừa tiếpnối, làm cho sáng rạng Tổ tông, cho nên ngài Chân Nguyên mớilập bày phương tiện là lập đài Cửu phẩm liên hoa.

Thượngtọa Xuyên ngày nay chẳng khỏi đoạt thức ăn trong miệngcọp mạnh, giành hạt châu dưới hàm rồng dữ, mở toang cửamầu của bậc Thánh trước, người hậu học có lối tiếnthân. Buông ra một đường, lại đâu có ngại ? Nói thì toànbày pháp thể, nín thì riêng lộ chân thường, động thì chiếchạc mảnh mây, tịnh thì an non sắp núi, tiến một bướcnhư voi chúa xoay đầu, lùi một bước tợ sư tử gầm rống,pháp vương pháp lệnh đang hành, liền hay tự tại đối vớipháp. Chỉ như một câu rốt sau, làm sao nói ? Lại nói đượcchăng ?

NgàiChân Nguyên khen Thiền sư Xuyên Lão giải thích như vậy giốngnhư đoạt thức ăn trong miệng cọp mạnh, giành hạt châuở dưới hàm rồng dữ. Ðối với cọp mạnh, rồng dữ màgiựt được thức ăn giành được hạt châu, là mở toangcửa mầu của bậc Thánh trước,khéo làm cho người hậuhọc có lối để tiến lên. Bây giờ nói cái đặc biệt "Buôngra một đường lại đâu có ngại".Như vậy thì mở mộtđường ra cho người thì có ngại gì ?

Nóithì toàn bày pháp thể, nín thì riêng lộ chân thường.Nếu nói thì nói cho người nhận ra pháp thể. Còn nếu nínthì nín mà vẫn hiện bày được cái chân thường, đó làcái kỳ đặc. Ðộng thì chiếc hạc mảnh mây, tịnh thìan non sắp núi.Hai câunàyrấtnên thơ, Ngài nói nếu động thì động như chim hạc bay trênhư không, như áng mây bay giữa bầu trời; chim hạc áng mâybay qua không lưu lại dấu vết, không dính không kẹt vào hưkhông, bầu trời. Và, nếu tịnh thì vững vàng như núi nhưnon. Người tu đến chỗ cao siêu rồi thì động cũng được,tịnh cũng được. Nhưng động thì phải động như mây nhưhạc, còn tịnh thì phải tịnh như núi như non, chớ độngnhư khỉ như vượn, tịnh như cục đất như hòn đá thì khôngđược. Trong chúng này nếu động tịnh được như vậy thìtôi cho dạo phố, nếu không được thì phảikhép mình ở trong nội viện để tu. Tại sao vậy ? Vìđộng thì dính mắc nên ra ngoài không được, còn tịnhthì lại chôn vùi không vững như non như núi thì cũng khôngđược. Tiến một bước như voichúa xoay đầu, lùimột bước tợ sư tử gầm rống.Thật là oai ! Bướctới thì như voi chúa xoay đầu, lùi lại thì giống như sưtử gầm rống. Như vậy thì cái gì cũng là cái kỳ đặchết. Pháp vương pháp lệnh đang hành.Như vậy thì cáilệnh pháp vương hay pháp lệnh đang thi hành, chớ không lúcnào mà tầm thường. Liền hay tự tại đối với pháp.Người như vậy thì hay tự tại đối với pháp. Chỉ nhưmột câu rốt sau, làm sao nói ? Lại nói được chăng ?Ðây Ngài dùng hai câu thơ trả lời:

Mâyở đầu non nhàn quá đỗi,
Nướcchảy dưới khe rất rộn ràng.

Ðólà nói câu rốt sau. Quí vị thấy câu rốt sau chưa ? Mâyở đầu non nhàn quá đỗinghĩa là sao ? Mây bay lơ lửngở đầu núi, mây không có ý niệm bám dính đầu núi. Nóở đó mà nó vô tâm. Nước chảy dưới khe rất rộn ràng.

Nước chảy dưới khe suối tuy rất rộn ràng, nhưng khôngcó niệm phải chảy thật nhanh hay chảy thật chậm. Vậy câurốt sau là câu gì ? - Tịnh như mây ở đầu núi, mà độngnhư nước chảy dưới khe. Cái nào cũng cónhưngmà vô tâm. Như vậy, chúng ta tu làm sao đối với cảnh nàodù đẹp hay xấu, tâm chúng ta vẫn an nhàn tự tại, khôngdính mắc như mây ở đầu núi, như nước chảy dưới khe.Sống được như vậy mới thấu lý như như bất động trongKinh Kim Cang.

(Ðoạn3)

TỤNG:

Được chỗ thảnh thơi hãy thảnh thơi,
Mây tự bay cao nước tự trôi.
Chỉ thấy mây đen nhồi sóng lớn,
Thuyền câu chìm đắm chữa nghe rồi.
Âm:
Đắc ưu du xứ thả ưu du,
Vân tự cao phi thủy tự lưu.
Chỉ kiến hắc vân phiên đại lãng,
Vị văn trầm khước điếu ngư chu.

Ðượcchỗ thảnh thơi hãy thảnh thơi, mây tự bay cao nước tựtrôi.
Hai câu này dẫn ý của hai câu trên. Ở đời córất nhiều người ở trong cảnh nhàn hạ thảnh thơi, mà khôngchịu thảnh thơi, không ai bắt lo nghĩ bận bịu mà cứ bậntâm lo nghĩ. Thật là người khờ đáng thương. Bây giờ tấtcả quí vị kiểm lại coi, nhất là Tăng Ni trong Thiền viện,ở đây chúng tôi có bắt quí vị suy tính tìm cớ sanh nhaikhông ? Có bắt quí vị ôn bài vở để thi cử không ? Cóbắt quí vị lo thiếu lo đủ không ? - Không bắt quí vị logì hết, như vậy là cho quí vị thảnh thơi, thế mà quí vịcó chịu thảnh thơi không ? Có người thì thảnhthơi, nhưng cũng có nhiều người chưa chịu thảnh thơi,tâm bận nghĩ việc này lo việc kia, thật quá ngu khờ rấtđáng thương ! Ðược thảnh thơi mà không chịu thảnh thơikhông ngu là gì ? Người đời bị gia duyên ràng buộc, phảilo cơm ăn áo mặc cho cha mẹ vợ con, lo an sinh xã hội, lo hưngvong cho đất nước, đủ thứ lo nên chưa thảnh thơi là cólý do. Còn Tăng Ni tu ở Thiền viện không phải bận tâm logì cả, như vậy thì còn gì mà không thảnh thơi ? Thế nênquí vị phải học thuộc lòng câu được chỗ thảnh thơihãy thảnh thơi.Tất cả phải siêng năng bằng cách thảnhthơi; thảnh thơi như mây tự bay cao nước tự trôi.Tuy cũng làm việc cũng hoạt động, nhưng hoạt động giốngnhư mây bay, như nước chảy vậy thôi. Nấu cơm thì cứ nấucơm, khiêng củi thì cứ khiêng củi, nhổ cỏ thì cứ nhổcỏ, nhưng làm như nước chảy như mây bay vậy đó. Sốngnhư vậy mới đúng tinh thần ở núi, chớ còn được thảnhthơi mà không chịu thảnh thơi thì quá khờ, thật đáng thươngmà cũng đáng trách.

Chỉthấy mây đen nhồi sóng lớn, thuyền câu chìm đắm chửanghe rồinghĩa là sao ? Mây đen bay, gió đùa nước, sóng dậy; đó làchuyện gió thổi thì sóng dậy, chớ không phải gió thổicó ý làm chìm thuyền câu. Gió thổi thì sóng đùa, duyên nàotheo duyên nấy, nếu chúng ta là chiếc thuyền câu ở trongcảnh đó, mau chèo vào bờ thì không bị chìm được yên ổn.Ðâu phải mỗi lần gió là thuyền chìm ! Vậy tất cả chúngta phải tu làm sao như mây bay nước chảy vậy. Làm thì cứlàm, sống cũng cứ sống, không dính mắc vào cái gì cả.Mọi cái ngang trái ngược đãi của người chung quanh, coi nhưgió thổi đùa sóng, chúng ta là chiếc thuyền, núp vào bờlà an ổn. Nếu khi gió thổi sóng dậy, chúng ta bơi thuyềnra đương đầu với sóng gió thì thuyền úp. Con người chúngta có những cái ngu rất đáng thương. Ở trên, trong chỗ thảnhthơi mà không chịu thảnh thơi là cái ngu thứ nhất. Tớiđây, gió thổi sóng dậy là chuyện của gió Ðócủa sóng, chớ gió đâu có ý nhận chìm thuyền. Vậy mà chúngta không chịu chèo thuyền vô bờ, lại cứ chèo thuyền rakhơi đương đầu với sóng gió nênthuyềnbịúp.Ðó là cái ngu thứ hai. Quí vị hiện có mặt ởđây có ai ngu như thế không ? - Càng học càng tu mới thấymình càng ngu. Người đời cứ tưởng mình khôn, nghe ngườinói trái tai là xông vô gây chuyện. Người ta nói trái làchuyện của người ta, mình vẫn là mình có dính dáng gì đâu,vậy mà cũng xen vào để phiền não, không ngu là gì ? Họcqua bài kệ này quí vị ráng học cho thuộc để khôn lên.

Xưa nay không lối nào khác, người thông suốt thì cùng chungmột đường. Chư Phật đều có để phương tiện, vốn thuậtlại chí nguyện tiếp nối công phu. Tâm mong người trở thànhrường cột cho Phật pháp, để làm mẫu mực cho người sausoi xét noi theo. Tôi theo khắp các Kinh trong Ðại tạng, mởbày tâm địa ra nơi từ chương (chữ nghĩa) mà soạn thànhmột bản luận lưu truyền, đặt tên là "Kiến Tánh ThànhPhật".

Thiềnsư Chân Nguyên nhắc lại, ngày xưa và hiện nay không có đườngnào khác, người thông suốt thì cùng đi chung một đườngchớ không có hai. Chư Phật đều có để phương tiện làKinh Luật Luậncho chúng tatìm hiểu. Sở dĩ Ngài thuật lại cuốn sách này là để tiếpnối công phu và phương tiện của chư Phật, chư Tổ đểlại. Thâm tâm Ngài mong có người trở thành rường cột củaPhật pháp, để làm mẫu mực cho người sau soi xét noi theo.Ngài xem các Kinh trong Ðại tạng, rồi mở bày tâm địa ranơi chữ nghĩa, soạn thành Luận để lưu truyền đề tênlà Kiến Tánh Thành Phật; là quyển Luận mà chúng tađang học đây.

Nhằmnêu rõ nguyện lực ra đời, và giúp lo gánh vác sứ mạngNhư Lai, đời đời tiếp nối ngọn đèn Phật Tổ, làm sángrực con mắt của trời người. Ðời sau ai là người có chílớn, giữ gìn gia phong của Phật, phò trì tượng pháp an ổnlâu dài, thì phước tuệ trang nghiêm tối thắng. Hoặc kẻthấy đài Cửu phẩm hư đổ và các Kinh bản cũ mục, thìhãy khuyến hóa đàn na, cùng nhau góp sức hưng công tu bổlại, tự rất mừng vui cho mình, thật đã làm được nhânduyên tốt đẹp. Nếu hay hết lòng đền đáp ân Phật, sẽsớm được Di Ðà thọ ký.

Ởđây nói, vì ngài Chân Nguyên muốn làm rõ cái nguyện lựctrong đời này và phụ gánh vác sứ mạng của Như Lai, khiếncho ngọn đèn của Phật Tổ đời đời được tiếp nốisáng mãi, để cho cả trời người thấy được ngọn đènsáng đó. Thế nên Ngài ước mong đời sau ai là người cóchí lớn, thì gìn giữ gia phong của Phật, phò trì tượngpháp được an ổn lâu dài. Người đó sẽ được phướctuệ trang nghiêm tối thắng.Ngài nói nếu kẻ nào thấy đài Liên hoa hư đổ,hoặc những bản Kinh cũ đã hư mục thì hãy khuyến hóa đànna thí chủ góp sức tu bổ lại. Ðược như vậy mới là ngườitạo nhân duyên tốt đẹp. Người tu theo Tịnh độ, hết lòngđền đáp ơn Phật như vậy thì sẽ được Phật Di Ðà thọký. Sau đây là bài kệ cảnh tỉnh khuyên đàn na thí chủbố thí ủng hộ.

Kệ cảnh tỉnh đàn na:

Quyến thuộc đều bỏ đi,
Tiền của trả lại người.
Chỉ căn lành gìn giữ,
Đường hiểm lương thực đầy.
Âm:
Quyến thuộc giai xả khứ
Tài hóa tán hoàn tha
Đản trì tự thiện căn
Hiểm đạo sung lương thực.

Quyếnthuộc đều bỏ đi, tiền của trả lại người.Bài kệ này cảnh tỉnh người đời rằng, một ngày kia khithở ra mà không hít vào thì quyến thuộc đều bỏ hết, bàcon quyến thuộc không người nào đi theo mình cả. Lúc đódù có bao nhiêu tiền của cũng để lại hết cho thế gian.Ðó là hai câurănnhắcngườiđời lúc nhắm mắt ra đi.

Chỉcăn lành gìn giữ, đường hiểm lương thực đầy.Ngài dạy người nào khôn ngoan khéo gìn giữ căn lành củamình, thì khi nhắm mắt chỉ một mình cô đơn đi trên conđường hiu quạnh, nếu đã có hành trang lương thực đầyđủ thì không lo đói lo thiếu. Bài kệ này hơi nặng vềngười Phật tử. Người Phật tử thường có hai cái lo, cáilo thứ nhất là lo làm cho có nhiều tiền, nhiều của đểdành cho con cháu, đó là cái lo thông thường của thế gian.Cái lo thứ hai là lo làm lành làm phúc, để dành cho ngày maikhi nhắm mắt có đủ hành trang ra đi. Lo làm cho có nhiềutiền của để dành, rồi phải lo cất giữ sợ trộm cắpcướp đoạt. Và khi nhắm mắt thở hơi cuối cùng, tất cảphải để lại hết không mang theo được chút nào cả. Cònnếu lo phước đức cho nhiều, thì của mình là của mình,không ai giành giựt cướp đoạt được. Như vậy lo một cáikhông bảo đảm và lo một cái bảo đảm còn hoài, thì quívị nên lo cái nào ? Chuyện gần nhất và rõ nhất là quíPhật tử làm ăn khá có nhiều tiền nhiều của, chẳng nhữngkhông hết lo mà lại càng lo nhiều hơn. Tại sao có tiền củanhiều lại lo nhiều? - Vì có tiền của nhiều, một là sợtrộm cắp cướp đoạt, nên tối ngủ không yên giấc hồihộp lo sợ mất của. Hai là lo sợ người ta giựt, lo đủthứ, thành ra tiền của nhiều thêm lo, bất an, ngày nay cònthì mừng ngày nay, ngày mai chưa chắc còn, không bảo đảmgì hết. Còn nếu làm được phước đức nhiều thì khônglo, không cần tủ sắt để bảo quản, không cần gì hết,phước đức bỏ ở đâu cũng không sợ mất, tối ngủ khòkhông sợ ai rình rập lấy cắp. Ðó là hành trang của ngườinhắm mắt ra đi, thật là khỏe không bận tâm lo gìn giữ.Như vậy, người khôn sáng suốt thì nên lo cái gì nhiều ?- Nên lo cái bền lâu không mất mát. Vậy quí vị nhớ họcthuộc bài kệ này.

Nghĩđến lạnh hãy lo dệt áo ấm, chớ đợi sau khi đã lạnh.Nghĩ đến khát hãy lo đào giếng, chuẩn bị trước khi chưakhát. Lo sẵn cầu đò, làm phước niệm Phật, in Kinh tạotượng, như gấm thêm hoa, lấy làm công án vãng sanh Tây Phương,cửu huyền thất tổ cùng chung được vượt lên chín phẩmhoa sen nơi thế giới Cực lạc.

Ngàinhắc gần đến mùa Ðông nghĩ đến lạnh thì phải lo mayáo ấm trước, đợi tới lạnh thì may áo ấm không kịp.Và, nghĩ đến khát thì phải lo đào giếng, chớ đợi đếnkhát thì đào giếng không kịp. Ðây Ngài dạy chúng ta phảibiết lo xa, thấy sự việc sẽ đến thì phải tạo phươngtiện thích nghi với hoàn cảnh sắp đến, để được an ổn,đó là người biết lo xa. Như vậy, bố thí cúng dường tụngKinh niệm Phật, hay tạo tượng in Kinh... việc làm này làtạo phương tiện để mình vãng sanh Tây Phương, đó cũnglà phương tiện cùng với cửu huyền thất tổ vượt lênchín phẩm hoa sen nơithế giớiCực lạc.

Kinhnói: "Mình được độ rồi độ người, tự lợi rồi lợitha, người đã biết tỏ bày cho người chưa biết, ngườigiác trước chỉ dạy cho người giác sau". Như một trăng hiệnthành các trăng nơi ngàn sông, trăng trăng rọi sáng rực; tợmột ngọn đèn mồi truyền cho đèn nơi muôn nhà, đèn đènnối tiếp sáng mãi. Chính quyển Luận này là tâm tông củaPhật Tổ. Chính quyển luận này là Kiến tánh thành Phật.Diệu lý của luận này như tia lửa mặt trời, được chừngmột mảy tơ thì sáng rỡ không cùng tận. Xem học mà ngộđạo thì như uống nước cam lồ. Người lượng cao quán sâuthì suốt tột đáy nguồn của pháp.

ÐâyNgài dẫn Kinh để nhắc nhở chúng ta, mình được độrồi độ người,tức là chúng ta tu đã thấy được lốiđi không còn ngờ vực nữa thì phải hướng dẫn chỉ chomọi người cùng đi với mình. Tự lợi rồi lợi tha,tức là chúng ta tu nhận được những lợi ích quí báu trênđường tu, thì phải giúp cho mọi người cùng được lợiích như mình. Người đã biết tỏ bày cho người chưa biết,tức là mình tu học đã được thông suốt thì phải chỉbày cho người chưa biết để họ cùng biết với mình.Người giác trước chỉ dạy cho người giác sau,là mìnhđã được giác ngộ rồi chỉ cho người sau cùng giác ngộvới mình. Như vậy mới đúng tinh thần học đạo của ngườitu theo Phật. Ngài Chân Nguyên mong rằng quyển Kiến TánhThành Phật của Ngài, giống như một mặt trăng trên hưkhông hiện muôn ngàn mặt trăng ở sông nước, trăng trăngsáng rực, cũng giống như một ngọn đèn được thắp sáng,mồi cho đèn muôn nhà được sáng, khiến cho đèn đèn nốitiếp sáng mãi. Ðó là tinh thần của Luận Kiến Tánh ThànhPhật.Như tia lửa mặt trời, được chừng một mảytơ thì sáng rỡ không cùng tận.Ngày xưa lấy lửa bằngcách đưa gương lên mặt trời, bên cạnh có nhúm bổi, ánhsáng mặt trời rọi xuống gương phát lửa ngún bổi cháycả chùm lửa lớn, sáng khắp nơi. Xem học mà ngộ đạothì như uống cam lồ. Người lượng cao quán sâu thì suốttột đáy nguồn của pháp.Ngài Chân Nguyên nói, ngườixem quyển luận này mà được ngộ đạo, thì chẳng khác nàonhư uống nước cam lồ. Người có lượng cao mà quán sâuthấy thấu suốt được pháp này, thì đó là thấu đượccội nguồn của chánh pháp.

Hội Rằng:

Bủa lưới giăng ngang sông,
Được cá một mắt lưới.
Kinh Lục đầy pháp giới,
Ngộ đạo không một chữ.
Âm:
Hội Vân
La võng bố hoành giang,
Đắc ngư nhất mục võng.
Kinh Lục mãn pháp giới,
Ngộ đạo vô nhất tự.

Bủalưới giăng ngang sông, được cá một mắt lưới.Lời hội nói rằng khi bủa lưới thì cái lưới kéo ngangmột khoảng sông, khi cá mắc lưới chỉ kẹt một mắt, chớkhông kẹt một lần đến hai ba mắt lưới, hay kẹt cả cáilưới. Cũng vậy Kinh luận Phật Tổ thì rất nhiều, nhưngchúng ta tu, nếu ngộ thì chỉ ngộ một câu, song ngộ rồimột câu cũng quên luôn, không còn chữ nào hết, nên nói KinhLục đầy pháp giới, ngộ đạo không một chữ.

Bảntánh rỗng lặng, tròn đồng thái hư, trong lặng nhiệm mầuvà tròn sáng, trọn không một vật. Nên biết, ngàn Kinh muônLuận đều là lời nói chỉ mặttrăng, đâu ích gì với lý này. Tin tức ấy như thế! Như thế ! Rõ biết muôn pháp, tạm đồng với hoa đốm trong không.Nếu là bậc thượng cơ, ngại gì một tiếng cười !

Nóivề lý bản tánh thì nó rỗng lặng tròn đồng với thái hư,nó trong lặng nhiệm mầu và tròn sáng, không có một vật.Nên biết ngàn Kinh muôn Luận đều là lời nói chỉ mặt trăng,đâu ích gì với lý này. Vậy lý này nói cái gì ? - Kinh Luậnlà ngón tay chỉ mặt trăng, lý này là mặt trăng; ngón taylà phương tiện chỉ mặt trăng, ngón tay không phải là mặttrăng. Ví dụ trong phòng này, tôi dùng ngón tay chỉ ngọn đèn,quí vị nhìn theo ngón tay tôi để thấy ngọn đèn, ngón taytôi không phải ngọn đèn. Như vậy ngọn đèn là mục tiêu,ngón tay chỉ là phương tiện, nương ngón tay để thấy mụctiêu ngoài ngón tay. Cũng vậy Kinh Luận là ngón tay chỉ mặttrăng, là phương tiện để chúng ta nhận ra bản tâm củamình, chớ Kinh Luận không phải là cái mình chết sống trongđó luôn. Nhưng ngày nay chúng ta lại chết sống trong đó,như vậy chúng ta là người chỉ biết ngón tay mà quên mặttrăng. Ðó là cái bệnh của người tu thời nay. Nhớ, mặttrăng không phải là ngón tay, ngược lại ngón tay không phảilà mặt trăng. Phải khéo nương ngón tay để thấy mặt trăng,như thế mới khôn ngoan.

Tintức ấy như thế ! Như thế ! Rõ biết muôn pháp tạm đồngvới hoa đốm trong không.Nếu biết rõ muôn sự muôn vậtgiữa đời này không thật, giống như hoa đốm trong hư khôngthì, nếu là bậc thượng cơ, ngại gì một tiếng cười.Như vậy thìmuôn sự muôn vậttrước mắt cũng chỉ là trò đùa không có gì quan trọngthì chỉ cười thôi.

Bàikệ ngộ đạo:

PhậtTổ trong ba đời,
Bốnmắt cùng nhìn nhau.
Xưanay không hai lối,
ThànhPhật sát na thôi.

Âm:

Tamthế chư Phật Tổ,
Tứmục cộng tương quan.
Cổkim vô nhị đạo,
ThànhPhật sát na gian.

PhậtTổ trong ba đời, bốn mắt cùng nhìn nhau.Phật Tổ đờiquá khứ, Phật Tổ đời hiện tại và Phật Tổ đời vịlai, đôi mắt thầy và đôi mắt trò nhìn nhau mà ngộ đạo.Ngày nay chúng ta tu ai cũng có đôi mắt, không ai thiếu, nhưngtại sao không ngộ đạo ? Chỉ cần có hai mắt, thầy nhìntrò, trò nhìn thầy là ngộ đạo, tại sao không ngộ ? Xưanay không hai lối, thành Phật sát na thôi.Từ xưa đếnnay chư Phật và chư Tổ khai ngộ cho đệ tử đều như vậy,không có lối nào khác. Chỉ trong chớp mắt là ngộ đạothành Phật không lâu. Phật nhìn Ma-ha-ca-diếp, Ma-ha-ca-diếpnhìn lại Phật, hai thầy trò nhìn nhau chỉ trongsát na tích tắc là cảm thông, chớ không có lâu.

Ðólà chân không vô tướng, là cha mẹ của trời đất muôn vật,làm nền tảng cho thế giới sanh linh, suốt cả xưa nay, chẳngsanh chẳng diệt. Mây tụ thì tối mà chân không chưa từngtối. Mặt trời soi thì sáng mà chân không chưa từng sáng.Ẩn hiển cùngbày, sắc khôngchẳng hai, trời đất muôn vật, chỉ một thể nguyên thần,vô trụ vô vi. Chợt hiện ra mặt thật xưa nay, lìa danh lìatướng, mở toang then chốt trên đảnh môn hướng thượng,đèn tâm của Phật Tổ truyền sáng mãi không cùng tận. Khihiển mà nói, thì có tám muôn pháp môn. Với mật mà ngộ,thì chỉ bốn mắt nhìn nhau.

Sauđây giảng rõ lại một lần nữa: Chỗ mà Phật Tổ bốnmắt nhìn nhau liền ngộ đạo, chỗ đó là chân không vô tướng.Nghĩa là cái thấy của thầy và cái thấy của trò, hai cáithấy đó không có hình tướng. Nhưng, lại là cha mẹ củatrời đất muôn vật, làm nền tảng cho thế giới sanh linh,suốt cả xưa nay, chẳng sanh chẳng diệt.Sau đây Ngàiví dụ: Mây tụ thì tối mà chân không chưa từng tối.Mặt trời soi thì sáng mà chân không chưa từng sáng.ẩn hiển cùng bày, sắc khôngchẳng hai, trời đất muôn vật, chỉ một thể nguyên thần,vô trụ vô vi.Ẩn là khuất, hiển là bày, nhưng cả haiđều hiện bày; sắc và không cũng chẳng phải hai. Vì đứngvề bản thể thì không có cái gì ngoài, cho nên nói trờiđất muôn vật chỉ là một thể nguyên thần, vô trụ vôvi. Người tu nào đến chỗ đó rồi thì mặt thật xưa naycủa mình hiện ra. Cái đó lìa danh lìa tướng, mở toangthen chốt trên đảnh môn hướng thượng.Tất cả thenchốt gài kín từ trước tới giờ, bất thần mở toang rathì bỗng dưng trên đảnh môn mình có một lối đi, một conđường hướng thượng. Bấy giờ đèn tâm của Phật Tổtruyền sáng mãi không cùng tận. Khi hiển mà nói thì có támmuôn pháp môn.Với người chưa ngộ phải dùng phươngtiện thì có tới tám muôn pháp môn. Nhưng với mật mà nóithì cái chỗ thầm kín là phải tự ngộ, thì chỉ bốnmắt nhìn nhau,rất đơn giản.
Trongkhoảng hư không này, nếu có mây thì nhìn thấy nó tối, khimây tan mặt trời rọi thì thấy nó sáng. Thấy tối thấysáng là do mây tụ mây tan và mặt trời soi, chớ khoảng hưkhông không có tối có sáng. Cái đổi thay sanh diệt là cáiở bên ngoài, không phải là cái chân thật. Cái chân thậtthì không đổi thay sanh diệt, ở đây ví dụ như hư không.Hư không không tối không sáng

Tônkính chúc rằng:

Quốcgia có mãi, ngôi báu kim luân cùng với trời đất còn hoài.Phậtđạo không cùng, nối Tổ truyền tông đồng với Thứu Phongchẳng mất.Kínhđề tựa.

Haidòng này như đôi liễn. Ngài chúc quốc gia đất nước cònmãi, ngôi vua cùng với trời đất còn hoài. Ngày xưa thì chúcnhư thế, ngày nay thì cầu cho đất nước còn hoài, chánhphủ được bền vững. Ðólà chúc ngoài đời. Trong đạo thì chúc Phật đạo không cùng,Tổ tông thì được truyền nối mãi, vững bền như ngọnnúi Linh Thứu ở Ấn Ðộ, còn hoài không dứt.

Lờituy đơn giản, nhưng nói rõ ràng cái chí nguyện của Ngàivì đạo mà phải cố gắng, phải hy sinh, quên mình tu đểđược ngộ và giúp cho người cùng được ngộ như mình.Ðó là trọng tâm mà Ngài mong mỏi.

Trườngthủy, hàng hậu học truyền giữ Tổ thiền, Thích tử TrươngViết Ðức tự Tính Phương giữ bản này.
TriềuLê niên hiệu Chính Hòa thứ 19 (1698), ngày lành mùa Ðông nămMậu Dần khắc in lại.
Bảnkhắc in lưu trữ tại chùa Long Ðộng, núi Yên Tử, nay lạidời ra lưu trữ tại chùa Quỳnh Lâm để cho người sau hiểurõ.

Thích Tử Chân Bình ghi chép.Ðoạnnày kể lại người lưu giữ, năm khắc in tái bản, nơi trữvà người ghi chép bản Kiến Tánh Thành Phật.

Saukhi kết thúc phần giảng Lời tựa. Tôi nhắc nhở cho TăngNi và Phật tử tu hành phải nhớ điều này: Học qua Lờitựa của Luận Kiến Tánh Thành Phật tôi rất thôngcảm và cũng có chút buồn. Vì tại Thiền Viện Trúc Lâm tôidồn hết tâm lực, tạo điều kiện tốt để cho Tăng Ni tutiến, nhưng có một số Tăng Ni không dồn hết tâm lực đểtu hành. Ở dưới Thường Chiếu, Viên Chiếu, Linh Chiếu...Tăng Ni còn nhiều việc phải làm, một là lao động cho cócơm gạo ăn, hai là khi bệnh Thiền Viện chỉ giúp một phầnchớ không giúp đủ, ba là bận lo chuyện ngoại giao bên ngoài,nên mất nhiều thì giờ tu tập. Còn ở đây quí vị khôngphải lo những việc đó, tuy có trồng rau, trồng hồng, trồnghoa kiểng, làm thì làm chớ không phải lo đủ lo thiếu, làmđược bao nhiêu hay bấy nhiêu, không đòi hỏi đạt chỉ tiêu.Như vậy tại sao không làm việc như mây trôi nước chảy? Tôi muốn quí vị làm cứ làm không bận không lo. Vậy màcó nhiều người cứ lo cứ bận, đó là cái dở. Kế nữalà mọi thứ nhu yếu quí vị cần là Thiền Viện cung cấp,không phải bận tâm lo cho có tiền để mua sắm. Hết kem đánhrăng tới tri sự nói tôi hết kem đánh răng là tri sự chokem, đôi dép rách tới xin dép là tri sự cho dép, đau bệnhthì có khám bệnh cho thuốc. Khỏi phải lo gì hết mà vẫncòn bận bịu tâm không chịu yên, không lo cái này cũng nghĩcái khác, lo nghĩ những chuyện bâng quơ làm mất thì giờvô ích. Tôi muốn quí vị đừng lo, mà quí vị cứ lo, nhưvậy là quí vị tu không đúng chỗ tôi mong muốn. Kế nữalà ở đây sống không lo không tính, thì đâu có chuyện gìbuồn giận. Phật thường dạy: Người thế gian vì tham muốnmà không được nênnổisân.ỞThiềnViệnquí vị tu, buông xả, có gì đâu mà tham, không lo đói, khônglo khát, vậy mà lâu lâu cũng có sân. Không tham mà có sânlà chuyện vô lý. Không có quyền giữ tiền riêng, không cóquyền để đồ đạc dư thì tham cái gì ? Tất cả đều xemnhẹ, thấy như không cần, không có lý do để tham, không cólý do để tham tại sao lâu lâu cũng có phiền não ? - Ðó làdo tâm lý của hai bên, bên này không có gì để lo mà cứlo, bên kia không có gì đáng sân mà thỉnh thoảng cũng cósân. Thật là phi lý, vì vậy mà tôi buồn, buồn cho nhữngcái phi lý, đáng lý không xảy ra mà xảy ra. Vậy quí vịtu phải khéo, phải khôn ngoan, cái không đáng xảy ra đừngđể cho xảy ra. Ðó là tôi nhắc Tăng Ni trong Thiền Viện.

Sauđây tôi nhắc các Phật tử, một là phải tu sao cho đượcgiải thoát sanh tử, hai là nếu chưa giải thoát sanh tử đượcthì phải chuẩn bị cho đời này ra đi được nhẹ nhàng anlạc. Muốn được nhẹ nhàng an lạc thì không gì hơn ngaytrong lúc còn khỏe mạnh, tinh tấn tu hành xả bỏ tham sânsi. Tham sân si giảm thì phiền não ít. Hiện tại Tăng Ni vàPhật tử ai cũng sốt sắng ham tu vậy mà tham sân si khôngchịu bỏ. Tham sân si không chịu bỏ, mà muốn giải thoátan vui thì thật là vô lý. Thế nên từ nay về sau quí Phậttử phải xả bỏ tham sân si, nếu còn từ 10% đến 20% thìcòn tha thứ, nếu còn từ 50% trở lên thì không thể chấpnhận. Chúng ta tu thì tham sân si phải giảm, giảm tham sânsi thì phiền não mới bớt, tạo phước mới còn. Tham sânsi còn, dù có làm phước, phước cũng bị mất bởi tham sânsi. Vậy tôi mong quí Phật tử tu hành càng ngày càng sáng suốt,mỗi năm nhìn lại mình thấy tham sân si có giảm mỏng, chớkhông được còn nguyên.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com