Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

I. Lời Tiểu Dẫn

27/06/201101:54(Xem: 2220)
I. Lời Tiểu Dẫn

KIẾN TÁNH THÀNH PHẬT
Biên Soạn: Thiền Sư Chân Nguyên
Dịch Giải: Hòa Thượng Thích Thanh Từ

B. GIẢNG GIẢI

I-LỜI TIỂU DẪN
KHẮCIN LẠI SÁCH KIẾN TÁNH THÀNH PHẬT

Sáchnày đặt tên "Kiến Tánh Thành Phật", nghĩa là sao ?Bởi muốn cho người ngưỡng mộ tên này, cần nhận đượclý thật của nó. Như kinh nói: "Vì muốn cho chúng sanh khai,thị, ngộ, nhập tri kiến Phật". Người nhận thấy lý đóthì có thể thành Phật. Còn mê nó thì ta cũng không hề mất.Bởi tự tánh sâu lắng, bản tâm trong lặng, cao vút tồn tạimột mình, cao vượt thoát không gì ngoài. Mới biết, tấtcả hàm linh đều có đủ đức tánh Như Lai, do vì chúng sanhchướng sâu tuệ cạn, nên dùng hàng ngày mà chẳng tự thấy.Vậy nên Ðức Năng Nhân thầy ta rất thương xót chúng sanhluân hồi mãi nơi khổ thú, một lòng vì việc cứu khổ màdạy cho họ minh tâm kiến tánh. Cũng như nhà Nho chúng ta vì"thành đức" dạy cho người cùng tột lý tánh, chỉ là mộtđạo lý thôi.

Sáchnày đặt tên "Kiến Tánh Thành Phật" nghĩa là sao? Bởi muốncho người ngưỡng mộ tên này, cần nhận được lý thậtcủa nó.Hỏi tại sao sách này đặt tên là Kiến TánhThành Phật, thì được giải thích vì muốn cho ngườingưỡng mộ tên này và cần nhận được lý thật của nó.Nghe nói Kiến Tánh Thành Phậtai cũng mong muốn đượcKiến tánh thành Phật. Ðây là cách gây ấn tượng mạnh chomọi người thích thú muốn tu. Kế tiếp là dẫn câu Vìmuốn cho chúng sanh khai, thị, ngộ, nhập tri kiến Phậttrong Kinh Pháp Hoa để làm chứng. Nhập Tri Kiến Phật hay thànhPhật không khác. Chúng ta học Kiến tánh thành Phậtsẽ thấy một lối đi, nhận ra bản tánh của mình là đượcthành Phật, đó là cái căn bản của quyển sách. Thế nênđây mới nóiNgười nhận thấy lý đó thì có thể thànhPhật.Lý đó tức là lý Kiến tánh thì có thể thành Phật.Cònmê nó thì ta cũng không hề mất. Bản tánh mình vốn cósẵn, nếu nhận ra nó thì mình thành Phật, nếu mình quênnó thì nó cũng không mất. Tại sao vậy ? Bởi tự tánhsâu lắng, bản tâm trong lặng, cao vút tồn tại một mình,vượt thoát không gì ngoài.Ðây giải thích tại sao bảntánh không mất. Vì bản tánh sâu lắng, hằng trong sáng lặnglẽ, cao vút, còn mãi, chỉ có một mình, không có gì ở ngoàinó được. Như vậy bản tánh có sẵn nơi mọi người khôngbao giờ mất, nhưng nó quá yên lặng hằng trong sáng, nhậnra nó là cái nhân thành Phật, nếu quên nó thì nó cũng hằnghữu không bao giờ mất. Mới biết, tất cả hàm linhđềucó đủ đức tánh Như Lai, do vì chúng sanh chướng sâu tuệcạn, nên dùng hằng ngày mà chẳng tự thấy.Ðây nóirõ tánh Phật có sẵn trong tất cả hàm linh (chúng sanh), chonên nói tất cả hàm linh đều có đức tánh Như Lai. Do vìchúng sanh chướng sâu tuệ cạn tức là phước duyên thô thiển.Tất cả quí vị ở đây có thấy mình chướng sâu tuệ cạnkhông ? Chắc ai cũng biết mình chướng thì sâu mà tuệ thìcạn, nên có tánh Phật sẵn mà không nhận ra. Chúng sanh cũngvậy, vì chướng làm che ngăn trở ngại, trí tuệ thì cạnmỏng nên không phá thủng được cái chướng sâu dày, do đókhông thấy được tánh Phật của mình. Vậy nên Ðức NăngNhân thầy ta rất thương xót chúng sanh luân hồi mãi nơi khổthú, một lòng đem việc cứu khổ dạy cho họ minh tâm kiếntánh.Ðức Năng Nhân là chỉ cho Phật. Ngài thương chúngsanh đang mãi chịu luân hồi trong sáu nẻo, đem tấm lòng chânthành ra lo việc cứu khổ chúng sanh, bằng cách dạy cho họđược minh tâm, phá thủng cái màng chướng sâu để nhậnra bản tánh của mình. Cũng như nhà Nho chúng ta vì thànhđức dạy cho người cùng tột lý tánh, chỉ là một đạolý thôi.Thời nhà Lê là thời trọng Nho khinh Phật, bấygiờ vua Lê Hy Tông vừa tỉnh ngộ theo Phật, nên ngài ChânNguyên hay các vị học Phật thời đó muốn nói giáo lý đạoPhật cho quần chúng nghe, thường dẫn Nho làm chứng để chohọ tin, do đó mà có câu này.

Tôicó một người bạn tâm đắc, nhân nói với nhau: Chúng tamang tên Tỳ-kheo, từ lâu đã kết chặt nghiệp tập huân nhiễm,tự bỏ của cải nhà mình đi làm khách lang thang, chẳng haybiết châu báu trong áo, không lạ gì chẳng thấy tánh ! Dùcó mà người chẳng khéo nhận thấy tự tánh ấy mới ngầmkhiến bậc Tiên đức trình thuật lại sách này. Bởi chẳngbiết mình có khả năng ấy, đâu khỏi phạm vào lời rănnhắc: "Khi nói đến tâm tánh thì trừng mắt nhìn nhau ?"

Tronglời Tiểu Dẫn ngài Diệu Trạm nói: Tôi có một ngườibạn tâm đắc, nhân nói với nhau: Chúng ta mang tên Tỳ-kheo,từ lâu đã kết chặt nghiệp tập huân nhiễm, tự bỏ củacải nhà mình đi làm khách lang thang, chẳng hay biết châu báutrong áo, không lạ gì chẳng thấy tánh.Qua câu nói củangài Diệu Trạm chúng ta cảm thấy đau thống thiết, vì mìnhđã xuất gia làm Tỳ-kheo mà lâu nay cứ kết chặt nghiệp,huân nhiễm theo tập tục thế gian rồi tự bỏ của cải nhàmình làm khách đi lang thang cầu thực, trong áo có sẵn hạtchâu vô giá mà không biết. Có châu mà không biết thì chuyệnkhông thấy tánh không có gì là lạ, nhất định là phảinhư vậy. Lời nói của ngài Diệu Trạm và bạn Ngài ở thờinhà Lê, chúng ta thấy xót xa, xét lại tu sĩ chúng ta ngàynaycógiốngcácNgàikhông? Ðây là một câu hỏi để mình tự nghiệm. Dù có màngười chẳng khéo nhận thấy tự tánh ấy mới ngầm khiếnbậc tiên đức trình thuật lại sách này.Mặc dù chúngta có sẵn tánh Phật là của báu mà không nhận thấy, thếnên khiến cho các bậc tiên đức (tiên đức chỉ cho ngàiChân Nguyên) mới viết ra sách này để nhắc cho chúng ta nhớ.Bởichẳng biết mình có khả năng ấy, đâu khỏi phạm vào lờirăn nhắc: "Khi nói đến tâm tánh thì trừng mắt nhìn nhau?".Khi hỏi thế nào là chân tâm thế nào là Phật tánh thì trừngmắt mà nhìn chớ không thể trả lời được, như câm nhưđiếc. Ðó là đoạn văn, trước hết ngài Diệu Trạm trìnhbày lý do tại sao cuốn sách này tên là Kiến Tánh ThànhPhật. Kế tiếp Ngài nêu lên lý do tại sao Thiền sư ChânNguyên phải viết cuốn sách này.

Bảnsách này, tôi được trưởng lão Chính Giám viện chùa VĩnhNghiêm tặng cho. Cuối lời tựa thấy có ghi: "Ðời Lê, niênhiệu Chính Hòa thứ 19 (1698), in tại chùa Long Ðộng", thìbiết khoảng cách từ đời Trần đến đời Hậu Lê ít cóngười nhận được tông chỉ vậy.

Khoảngba trăm năm sau từ cuối đời Trần đến cuối đời Lê, tôngchỉ Thiền ít người nhận được nên Thiền sư Chân Nguyênmới cố gắng viết ra quyển Kiến Tánh Thành Phậtnày.

Tổsư Tuệ Ðăng của chúng tôi sợ rằng càng lâu càng thấttruyền, nên Ngài biên soạn tập sách này, cùng lời biệnbiệt để chỉ bày. Hãy xem bài tựa ban đầu, lời đơn sơmà đầy ý vị, chất phác mà có văn vẻ. Chỗ trước thuậtvừa khuyên người, lại mở bày nghĩa ẩn chứa sâu kín, nóithì gồm cả phước hữu vi, lời thì mang đầy hương vịkiến tánh. Ðó là nghĩa tiếp nối bậc Thánh từ trước,mở mang cho người về sau.

Thiềnsư Chân Nguyên có hai hiệu, một hiệu Chân Nguyên và mộthiệu Tuệ Ðăng. Ngài sợ Thiền tông lâu ngày bị thất truyền,tức là từ đời Trần trở về sau xa dần dần, người đờikhông còn nhận được bản tâm, không thấy được bản tánhnên Ngài mới biên soạn quyển Kiến Tánh Thành Phậtcùng những lời biện biệt để chỉ bày. Ngài Diệu Trạmtán thán Thiền sư Chân Nguyên rằng, Ngài sợ Thiền tông đờiTrần bị thất truyền nên Ngài mới viết cuốn sách này đểgiảng dạy, biện biệt cho mọi người biết được ý nghĩa.Muốn biết chỗ này chúng ta hãy xem Lời tựa ở sau. NgàiDiệu Trạm nói Lời tựa tuy đơn sơ mà đầy ý vị, tuy chấtphác mà có văn vẻ. Chỗ trước thuật của Ngài vừa khuyênngười, lại mở bày ý nghĩa ẩn chứa sâu kín. Như ở trướctôi nói, trong đây vì để thích hợp với người bình dânnên Ngài nói về phước hữu vi là lập đài Cửu phẩm liênhoa, niệm Phật cầu vãng sanh hay in Kinh sách. Tuy nói về pháphữu vi nhưng chứa đầy ý nghĩa kiến tánh. Ngài làm như vậylà Ngài tiếp nối tinh thần của những bậc Thánh trướcvà cũng để mở mang cho người sau đồng nhớ hiểu để tuhành.

Song,với người đồng đạo khi thưởng thức ý vị sách này,hoặc có nhận lấy được điều gì, thì cũng như một phentrợ giúp cho việc đi xa, lên cao, chớ cho rằng sách này khôngthể học theo mà phủ nhận đi. Ðời nay đã cách xa, lờinói cũng bị mai một, sách này chẳng còn được lưu hành,nên nương theo bản cũ kính cẩn khắc in lại để truyềnrộng ra. Nhưng bản cũ nét chữ đơn giản và cẩu thả, naycó tạm sửa lại cho đúng. Pháp sự này đã hoàn thành, tạmmượn ít lời vụng về để tỏ bày duyên khởi, đâu dámnói là Lời tựa !

ChùaPháp Vũ, cuối thu năm Ðinh Dậu

Hậuhọc Tỳ-kheo Diệu Trạm

Kínhghi

Bảnđược cất giữ tại chùa Pháp Vũ, thôn Quảng Nội, xã ÐồngLại, tổng Ðông Cao, huyện Vĩnh Lại, phủ Ninh Giang, tỉnhHải Dương.
Mùaan cư kiết hạ, tại am Lan Nhã Thiền Dược, bên mé Ðôngchùa Hoa Yên, núi Yên Tử, Hòa thượng Tuệ Ðăng Chân Nguyênhiệu san.

Quahai dòng trên của Lời tựa chúng ta biết thêm am Thiền Dượcnằm bên mé Ðông chùa Hoa Yên trên núi Yên Tử chớ khôngphải ở dưới chùa Long Ðộng.

Ðoạnnày ngài Diệu Trạm nói lên lý do mà Ngài in lại quyển KiếnTánh Thành Phậtnày và viết Lời tiểu dẫn. Ngài nóirằng với người đồng đạo khi thưởng thức ý vị sáchnày, hoặc nhận hiểu được điều gì thì cũng như đi xahay lên cao mà có được sự trợ giúp, đó là cái tốt. Vậychớ cho rằng sách này không thể học theo mà phủ nhận nó.Chúng ta phải biết sách này giúp cho chúng ta phần nào trongviệc đi xa là tu tiến đến Phật quả và việc lên cao làgiải thoát sanh tử, đừng nghĩ rằng quyển sách này khôngcó lợi ích, bỏ đi thì rất uổng. Bởi vì đời nay đãcách xa, lời nói cũng bị mai một, sách này chẳng còn đượclưu hành.Từ đời Lê tới đời Nguyễn sau này, quyểnKiếnTánh Thành Phậtcàng ngày càng không được người biếttới, nên bị mai một, vì vậy mà ngài Diệu Trạm cho in táibản để cho mọi người đọc. Ðó là lần tái bản ngàiDiệu Trạm ghi Lời tiểu dẫn.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com