Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phẩm Thứ Mười: Phó Chúc

25/10/201014:59(Xem: 9382)
Phẩm Thứ Mười: Phó Chúc

KINH PHÁP BO ĐÀN GING GII
Hoà Thượng Thích Thanh Từ
Thiền Viện Thường Chiếu 1999 PL. 2543

Phẩm Thứ Mười: Phó Chúc

DỊCH

Một hôm Tổ gọi đệ tử là Pháp Hải,Chí Thành, Pháp Đạt, Thần Hội, Trí Thường, Trí Thông, Chí Triệt, Chí Đạo, PhápTrân, Pháp Như v.v... bảo rằng:

Các ông không đồng với những ngườikhác, sau khi tôi diệt độ, mỗi người làm Thầy một phương, nay tôi dạy các ôngnói pháp không mất bản tông, trước phải dùng ba khoa pháp môn, động dụng thànhba mươi sáu đối, ra vào tức lìa hai bên, nói tất cả pháp chớ lìa Tự tánh; chợtcó người hỏi pháp, ông xuất lời nói trọn trong đối đãi, đều lấy pháp đối đi lạilàm nhân cho nhau, cứu kính hai pháp thảy đều trừ, lại không có chỗ đi. Ba khoapháp môn là ấm, giới, nhập vậy. Ấm là ngũ ấm: sắc, thọ, tưởng, hành, thức; nhậplà thập nhị nhập, ngoài có sáu trần là sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, trongcó sáu cửa là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; giới là thập bát giới: sáu trần,sáu cửa và sáu thức. Tự tánh hay gồm muôn pháp gọi là hàm tàng thức, nếu khởisuy nghĩ tức là chuyển thức sanh sáu thức ra sáu cửa, thấy sáu trần, như thếthành mười tám giới, đều từ nơi Tự tánh khởi dụng. Tự tánh nếu tà thì khởi mườitám tà, Tự tánh nếu chánh thì khởi mười tám chánh, gồm ác dụng tức là dụngchúng sanh, thiện dụng tức là dụng Phật, dụng do những gì? Do Tự tánh mà có.

Đối pháp, ngoại cảnh vô tình có nămđối: Trời cùng đất đối, mặt trời cùng mặt trăng đối, sáng cùng tối đối, âm cùngdương đối, nước cùng lửa đối, đây là năm đối.

Pháp tướng ngữ ngôn có mười hai đối:Ngữ cùng pháp đối, có cùng không đối, có sắc cùng không sắc đối, có tướng cùngkhông tướng đối, hữu lậu cùng vô lậu đối, sắc cùng không đối, động cùng tịnhđối, trong cùng đục đối, phàm cùng thánh đối, tăng cùng tục đối, già cùng trẻđối, lớn cùng nhỏ đối, đây là mười hai đối vậy.

Tự tánh khởi dụng có mười chín đối:Dài cùng ngắn đối, tà cùng chánh đối, si cùng tuệ đối, ngu cùng trí đối, loạncùng định đối, từ cùng độc đối, giới cùng lỗi đối, thẳng cùng cong đối, thậtcùng hư đối, hiểm cùng bình đối, phiền não cùng bồ-đề đối, thường cùng vôthường đối, bi cùng hại đối, hỉ cùng sân đối, xả cùng bỏn sẻn đối, tiến cùngthối đối, sanh cùng diệt đối, pháp thân cùng sắc thân đối, hóa thân cùng báothân đối, đây là mười chín pháp đối vậy.

Tổ bảo:

Ba mươi sáu pháp đối này nếu hiểu màdùng tức là đạo, quán xuyến tất cả kinh pháp, ra vào tức lìa hai bên, Tự tánhđộng dụng, cùng người nói năng, ngoài đối với tướng mà lìa tướng, trong đối vớikhông mà lìa không, nếu toàn chấp tướng tức là tăng trưởng tà kiến, nếu toànchấp không tức tăng trưởng vô minh, người chấp không là có chê bai kinh. Nóithẳng chẳng dùng văn tự, đã nói chẳng dùng văn tự thì người cũng chẳng nên nóinăng, chỉ lời nói năng này liền là tướng văn tự. Lại bảo: nói thẳng chẳng lậpvăn tự tức hai chữ chẳng lập này cũng là văn tự, thấy người nói liền chê baingười ta nói là chấp văn tự. Các ông nên biết tự mình mê thì còn khả dĩ, lạichê bai kinh Phật, không nên chê bai kinh vì đó là tội chướng vô số. Nếu chấptướng bên ngoài mà tác pháp cầu chân, hoặc rộng lập đạo tràng, nói lỗi lầm cókhông, những người như thế nhiều kiếp không thể thấy tánh; chỉ nghe y pháp tuhành, lại chớ có trăm vật chẳng nghĩ, mà đối với đạo tánh sanh chướng ngại; nếunghe nói chẳng tu khiến người biến sanh tà niệm, chỉ y pháp tu hành, bố thípháp mà không trụ tướng. Các ông nếu ngộ, y đây mà nói, y đây mà dùng, y đây màhành, y đây mà tạo tác, tức không mất bản tông.

Nếu có người hỏi nghĩa ông, hỏi cóthì đem không đáp, hỏi không thì đem có đáp, hỏi phàm thì đem thánh đáp, hỏithánh lấy phàm đáp, hai bên làm nhân cho nhau sanh ra nghĩa trung đạo, như mộthỏi một đáp, bao nhiêu câu hỏi khác đều y đây mà khởi tác dụng, tức không mấtchân lý.

Giả sử có người hỏi sao gọi là tốithì đáp rằng: sáng là nhân, tối là duyên, sáng mất tức là tối. Dùng sáng đểhiển tối, dùng tối để hiển sáng, qua lại làm nhân cho nhau thành nghĩa trungđạo, ngoài ra hỏi những câu khác thảy đều như đây mà đáp. Các ông về sau truyềnpháp y đây mà chỉ dạy cho nhau, chớ làm mất tông chỉ. Vào niên hiệu Thái Cựcnăm Nhâm Tý, Diên Hòa(1)tháng bảy (712 DL), Tổ sai đệ tử đếnTân Châu, chùa Quốc Ân dựng tháp và khiến thợ khởi công gấp, năm kế cuối mùa Hạlạc thành, ngày mùng một tháng bảy Tổ họp đồ chúng bảo rằng:

Tôi đến tháng tám muốn lìa thế gian,các ông có nghi phải hỏi nhau sớm, tôi vì các ông phá nghi khiến các ông dứtmê, nếu tôi đi rồi, sau không có người dạy các ông.

Ngài Pháp Hải v.v... nghe Tổ nói thảyđều rơi lệ chỉ có Thần Hội thần tình bất động, cũng không có khóc.

Tổ bảo:

Thần Hội tiểu sư lại được thiện bấtthiện cùng là đồng, khen chê chẳng động, vui buồn chẳng sanh, ngoài ra đềukhông được, ở trong núi mấy năm, cứu kính tu đạo gì? Nay các ông buồn khóc làvì lo cho ai? Nếu lo ta chẳng biết chỗ đi thì ta tự biết chỗ đi, nếu ta chẳngbiết chỗ đi thì trọn không báo trước cho các ông, các ông buồn khóc bởi vìchẳng biết chỗ đi của ta, nếu biết chỗ đi của ta tức không nên buồn khóc. Pháptánh vốn không sanh diệt đi lại, các ông ngồi đây ta sẽ vì các ông nói một bàikệ gọi là Chân giả động tịnh kệ. Các ông tụng bài này cùng với ta ýđồng, y đây mà tu hành thì không mất tông chỉ.

Chúng Tăng đều làm lễ, Tổ nói kệrằng:

Tất cả không có chân,
Chẳng do thấy nơi chân,
Nếu thấy được cái chân,
Thấy đó trọn không chân.

Nếu hay tự có chân,
Lìa giả tức tâm chân,
Tự tâm không lìa giả,
Không chân chỗ nào chân.

Hữu tình tức biết động,
Vô tình tức không động,
Nếu tu hạnh bất động,
Đồng vô tình bất động.

Nếu tìm chân bất động,
Trên động có bất động,
Bất động là bất động,
Vô tình không Phật tánh.

Hay khéo phân biệt tướng,
Đệ nhất nghĩa bất động,
Chỉ khởi cái thấy này,
Là dụng của Chân như.

Bảo những người học đạo,
Gắng sức phải dụng tâm,
Chớ đối pháp Đại thừa,
Lại chấp trí sanh tử.

Nếu bàn luận tương ưng,
Liền cùng bàn nghĩa Phật,
Nếu thật không tương ưng,
Chấp tay khiến hoan hỉ.

Tông này vốn không tranh,
Tranh tức mất ý đạo,
Chấp nghịch tranh pháp môn,
Tự tánh vào sanh tử.

(Nhất thiết vô hữu chân,
Bất dĩ kiến ư chân,
Nhược kiến ư chân giả,
Thị kiến tận phi chân.

Nhược năng tự hữu chân,
Ly giả tức tâm chân,
Tự tâm bất ly giả,
Vô chân hà xứ chân.

Hữu tình tức giải động,
Vô tình tức bất động,
Nhược tu bất động hạnh,
Đồng vô tình bất động.

Nhược mích chân bất động,
Động thượng hữu bất động,
Bất động thị bất động,
Vô tình vô Phật chủng.

Năng thiện phân biệt tướng,
Đệ nhất nghĩa bất động,
Đãn tác như thử kiến,
Tức thị chân như dụng.

Báo chư học đạo nhân,
Nỗ lực tu dụng ý,
Mạc ư Đại thừa môn,
Khước chấp sanh tử trí.

Nhược ngôn hạ tương ưng,
Tức cộng luận Phật nghĩa,
Nhược thật bất tương ưng,
Hiệp chưởng linh hoan hỉ.

Thử tông bổn vô tránh,
Tránh tức thất đạo ý,
Chấp nghịch tránh pháp môn,
Tự tánh nhập sanh tử.)

Khi ấy đồ chúng nghe Tổ nói kệ rồithảy đều làm lễ, biết rõ ý Tổ, mỗi người nhiếp tâm, y theo pháp tu hành, lạikhông dám tranh cãi. Biết Tổ không còn ở đời bao lâu, Thượng tọa Pháp Hải lạiđảnh lễ hỏi rằng:

Sau khi Hòa thượng nhập diệt, y phápsẽ trao cho người nào?

Tổ bảo:

Tôi ở chùa Đại Phạm nói pháp cho đếnngày nay, sao chép để lưu hành, gọi là Pháp Bảo Đàn Kinh, các ông gìn giữ,truyền trao cho nhau, độ các quần sanh, chỉ y nơi lời nói này, ấy gọi là chánhpháp, nay vì các ông nói pháp chớ chẳng trao y, bởi vì các ông tín căn đã thuầnthục, quyết định không còn nghi ngờ, kham nhận được đại sự, nhưng cứ theo ý bàikệ “Phó thọ” của Sơ tổ Đạt-ma, y không nên truyền. Kệ rằng:

Ta đến ở cõi này,
Truyền pháp cứu mê tình,
Một hoa nở năm cánh,
Kết quả tự nhiên thành.

(Ngô bản lai tư độ,
Truyền pháp cứu mê tình,
Nhất hoa khai ngũ diệp,
Kết quả tự nhiên thành.)

Tổ lại bảo:

Các Thiện tri thức, các ông mỗingười nên tịnh tâm lắng nghe tôi nói pháp, nếu muốn thành tựu chủng trí phảiđạt được Nhất tướng tam-muội và Nhất hạnh tam-muội. Nếu ở tất cả chỗ mà khôngtrụ tướng, ở trong tướng kia, không sanh yêu ghét, cũng không thủ xả, chẳngnghĩ các việc lợi ích thành hoại v.v... an nhàn điềm tịnh, hư dung đạm bạc, đâygọi là Nhất tướng tam-muội. Nếu ở tất cả chỗ đi đứng nằm ngồi thuần một trựctâm, không động đạo tràng, chân thành Tịnh độ, đây gọi là Nhất hạnh tam-muội.Nếu người đủ hai tam-muội này như đất đã có chứa hạt giống, nuôi dưỡng lớn lên,thành thục được hạt kia, Nhất tướng Nhất hạnh cũng lại như thế. Nay tôi nóipháp ví như khi mưa ướt khắp cả quả đất, Phật tánh của các ông ví như là hạtgiống gặp được sự thấm ướt này thảy đều phát sanh, nương lời chỉ dạy của tôi,quyết định được Bồ-đề, y theo hạnh của tôi, quyết định chứng được diệu quả, hãynghe tôi nói kệ:

Đất tâm chứa hạt giống,
Mưa rưới thảy nảy mầm,
Đốn ngộ hoa tình rồi,
Quả Bồ-đề tự thành.

(Tâm địa hàm chư chủng,
Phổ vũ tất giai manh,
Đốn ngộ hoa tình dĩ,
Bồ-đề quả tự thành.)

Tổ nói kệ rồi bảo:

Pháp kia không hai, tâm kia cũngvậy, đạo kia thanh tịnh, cũng không các tướng, các ông dè dặt chớ quán tịnh vàđể tâm kia không, tâm này vốn tịnh, không nên thủ xả, mỗi người tự nỗ lực tùyduyên đi vui vẻ.

Khi ấy cả thảy chúng đều làm lễ thốilui.

Đến ngày mùng tám tháng bảy, Tổ chợtbảo đệ tử rằng:

Tôi muốn trở về Tân Châu, các ônghãy chóng sửa sang thuyền chèo.

Đại chúng đều buồn bã, cố cầm Tổ ởlại. Tổ bảo:

Chư Phật xuất hiện còn phải thị tịchNiết-bàn, có lại tất có đi, lý vẫn thường nhiên, hình hài của tôi đây trở về ắtcó chỗ.

Chúng thưa:

Thầy từ đây đi, bao giờ mới trở về?

Tổ bảo:

Lá rụng về cội, trở lại không hẹnngày.

Lại hỏi rằng:

Chánh pháp nhãn tạng truyền trao chongười nào?

Tổ bảo:

Người có đạo thì được, người khôngtâm thì thông.

Lại hỏi:

Về sau có nạn hay chăng?

Tổ bảo:

Tôi diệt độ khoảng năm, sáu năm, sẽcó một người đến cắt đầu của tôi, nghe tôi huyền ký rằng:

Trên đầu nuôi thân,
Nơi miệng để ăn,
Gặp nạn họ Mãn,
Dương Liễu làm quan.

(Đầu thượng dưỡng thân,
Khẩu lý tu san,
Ngộ Mãn chi nạn,
Dương Liễu vi quan.)

Lại nói:

Tôi đi khoảng bảy mươi năm, có haivị Bồ-tát từ phương Đông lại, một người xuất gia, một người tại gia, đồng thờihưng hóa, dựng lập tông tôi, kiến thiết những ngôi già-lam, xương long chochánh pháp tiếp nối.

Hỏi:

Chưa biết từ trước Phật Tổ ứng hiệnđến nay, sự truyền thọ được bao nhiêu đời, mong Ngài thương xót chỉ dạy.

Tổ bảo:

Cổ Phật hiện ra đời đã vô số lượng,không thể kể hết, nay kể từ bảy đức Phật làm đầu.

Thuở quá khứ kiếp Trang Nghiêm có:

Phật Tì-bà-thi,
Phật Thi-khí,
Phật Tì-xá-phù;

Hiền kiếp này có:

Phật Câu-lưu-tôn,
Phật Câu-na-hàm-mâu-ni,
Phật Ca-diếp và Phật Thích-ca Văn.

Đó là bảy đức Phật. Nay do đức PhậtThích-ca Văn đầu tiên truyền cho:

Tôn giả Ma-ha-ca-diếp,
Tổ thứ 2 là A-nan,
Tổ thứ 3 là Thương-na-hòa-tu,
Tổ thứ 4 là Ưu-ba-cúc-đa,
Tổ thứ 5 là Đề-đa-ca,
Tổ thứ 6 là Di-giá-ca,
Tổ thứ 7 là Bà-tu-mật-đa,
Tổ thứ 8 là Phật-đà-nan-đề,
Tổ thứ 9 là Phục-đà-mật-đa,
Tổ thứ 10 là Hiếp tôn giả,
Tổ thứ 11 là Phú-na-dạ-xa,
Tổ thứ 12 là Mã Minh,
Tổ thứ 13 là Ca-tỳ-ma-la,
Tổ thứ 14 là Long Thọ,
Tổ thứ 15 là Ca-na-đề-bà,
Tổ thứ 16 là La-hầu-la-đa,
Tổ thứ 17 là Tăng-già-nan-đề,
Tổ thứ 18 là Già-da-xá-đa,
Tổ thứ 19 là Cưu-ma-la-đa,
Tổ thứ 20 là Xà-dạ-đa,
Tổ thứ 21 là Bà-tu-bàn-đầu,
Tổ thứ 22 là Ma-noa-la,
Tổ thứ 23 là Hạc-lặc-na,
Tổ thứ 24 là Sư Tử,
Tổ thứ 25 là Bà-xá-tư-đa,
Tổ thứ 26 là Bất-như-mật-đa,
Tổ thứ 27 là Bát-nhã-đa-la,
Tổ thứ 28 là Bồ-đề-đạt-ma, Ngài cũng là Sơ Tổ ở Trung Hoa,
Tổ thứ 29 là Huệ Khả,
Tổ thứ 30 là Tăng Xán,
Tổ thứ 31 là Đạo Tín,
Tổ thứ 32 là Hoằng Nhẫn,
Huệ Năng là Tổ thứ 33.

Từ trước chư Tổ mỗi vị đều có bẩmthừa, các ông về sau phải theo thứ tự truyền trao, chớ khiến sai lầm.

Năm thứ hai niên hiệu Tiên Thiên(713 DL), năm Quí Sửu ngày mùng ba tháng tám (tháng mười hai năm ấy đổi là KhaiNguyên), Tổ ở tại chùa Quốc Ân sau buổi ngọ trai, bảo các đồ chúng rằng:

Các ông mỗi người cứ ngồi y chỗ cũ,tôi cùng các ông từ biệt.

Ngài Pháp Hải bạch rằng:

Hòa thượng để lại giáo pháp gì khiếncho những người mê đời sau được thấy Phật tánh?

Tổ bảo:

Các ông lắng nghe, những người mêđời sau nếu biết chúng sanh tức là Phật tánh, nếu chẳng biết chúng sanh muônkiếp tìm Phật cũng khó gặp. Nay tôi dạy các ông biết Tự tâm chúng sanh, thấy Tựtâm Phật tánh. Muốn cầu thấy Phật, chỉ biết chúng sanh, chỉ vì chúng sanh mêPhật, chẳng phải Phật mê chúng sanh. Tự tánh nếu ngộ chúng sanh là Phật, Tựtánh nếu mê Phật là chúng sanh, Tự tánh bình đẳng chúng sanh là Phật, Tự tánhtà hiểm Phật là chúng sanh. Tâm các ông nếu hiểm khúc tức Phật ở trong chúngsanh, một niệm bình trực tức là chúng sanh thành Phật. Tâm tôi tự có Phật, tựPhật đó là chân Phật, nếu tự không có tâm Phật thì chỗ nào cầu được chân Phật?Các ông Tự tâm là Phật lại chớ hồ nghi, ngoài không một vật mà hay dựng lập đềulà Bản tâm sanh ra muôn pháp, nên kinh nói tâm sanh các thứ pháp sanh, tâm diệtcác thứ pháp diệt. Nay tôi để bài kệ cùng các ông từ biệt gọi là Tự Tánh ChânPhật Kệ, người đời sau biết được ý kệ này, tự thấy Bản tâm, tự thành Phật đạo.

Kệ rằng:

Chân như Tự tánh là chân Phật,
Tà kiến tam độc là Ma vương,
Khi tà mê ma ở trong nhà,
Khởi chánh kiến Phật ở trong nhà.

Trong tánh tà kiến tam độc sanh,
Tức là Ma vương đến trong nhà,
Chánh kiến tự trừ tâm tam độc,
Ma biến thành Phật thật không giả.

Pháp thân báo thân và hóa thân,
Ba thân xưa nay là một thân,
Nếu nhằm trong tánh hay tự thấy,
Tức là nhân Bồ-đề thành Phật.

Vốn từ hóa thân sanh tánh tịnh,
Tánh tịnh thường ở trong hóa thân,
Tánh khiến hóa thân hành chánh đạo,
Về sau viên mãn thật không cùng.

Tánh dâm vốn là nhân tánh tịnh,
Trừ dâm tức là thân tánh tịnh,
Trong tánh mỗi tự lìa ngũ dục,
Thấy tánh sát-na tức là chân.

Đời này nếu gặp pháp đốn giáo,
Chợt ngộ Tự tánh thấy được Phật,
Nếu muốn tu hành mong làm Phật,
Không biết nơi nào nghĩ tìm chân.

Nếu hay trong tâm tự thấy chân,
Có chân tức là nhân thành Phật,
Chẳng thấy Tự tánh ngoài tìm Phật,
Khởi tâm thảy là người đại si.

Pháp môn đốn giáo nay lưu truyền,
Cứu độ người đời phải tự tu,
Bảo ông người học đạo đời sau,
Không khởi thấy này rất xa xôi.

(Chân như Tự tánh thị chân Phật,
Tà kiến tam độc thị Ma vương,
Tà mê chi thời ma tại xá,
Chánh kiến chi thời Phật tại đường.

Tánh trung tà kiến tam độc sanh,
Tức thị Ma vương lai trụ xá,
Chánh kiến tự trừ tam độc tâm,
Ma biến thành Phật chân vô giả.

Pháp thân, Báo thân cập Hóa thân,
Tam thân bản lai thị nhất thân,
Nhược hướng tánh trung năng tự kiến,
Tức thị thành Phật Bồ-đề nhân.

Bản tùng hóa thân sanh tịnh tánh,
Tịnh tánh thường tại hóa thân trung,
Tánh sử hóa thân hành chánh đạo,
Đương lai viên mãn chân vô cùng.

Dâm tánh bản thị tịnh tánh nhân,
Trừ dâm tức thị tịnh tánh thân,
Tánh trung các tự ly ngũ dục,
Kiến tánh sát-na tức thị chân.

Kim sanh nhược ngộ đốn giáo môn,
Hốt ngộ Tự tánh kiến Thế Tôn,
Nhược dục tu hành mích tác Phật,
Bất tri hà xứ nghĩ cầu chân.

Nhược năng tâm trung tự kiến chân,
Hữu chân tức thị thành Phật nhân,
Bất kiến Tự tánh ngoại mích Phật,
Khởi tâm tổng thị đại si nhân.

Đốn giáo pháp môn kim dĩ lưu,
Cứu độ thế nhân tu tự tu,
Báo nhữ đương lai học đạo giả,
Bất tác thử kiến đại du du.)

Tổ nói kệ rồi bảo rằng:

Các ông ở lại an vui, sau khi tôi diệtđộ, chớ làm theo thế gian khóc lóc như mưa, nhận lễ vật điếu tang, thân mặchiếu phục, chẳng phải là đệ tử của tôi cũng không phải là chánh pháp. Chỉ biếttự Bản tâm, thấy tự Bản tánh, không động không tịnh, không sanh không diệt,không đi không lại, không phải không quấy, không trụ không vãng, e các ôngtrong tâm mê, không hiểu ý tôi, nay lại dặn dò các ông khiến các ông thấy tánh.Sau khi tôi diệt độ, y theo đây tu hành, như ngày tôi còn sống, nếu trái lờitôi dạy, giả sử tôi còn ở đời, cũng không có lợi ích gì.

Tổ lại nói kệ rằng:

Ngơ ngơ không tu thiện,
Ngáo ngáo không làm ác,
Lặng lẽ dứt thấy nghe,
Thênh thang tâm không dính.

(Ngột ngột bất tu thiện,
Đằng đằng bất tạo ác,
Tịch tịch đoạn kiến văn,
Đãng đãng tâm vô trước.)

Tổ nói kệ rồi ngồi ngay thẳng đếncanh ba, chợt bảo đệ tử rằng: “Tôi đi nhé!” Rồi im lặng mà hóa. Khi ấy mùihương lạ đầy cả thất, có một móng trắng vòng giáp đất, trong rừng cây cối đềubiến thành màu trắng, cầm thú kêu vang bi thương.

Đến tháng mười một, quan liêu cùngmôn nhân tăng tục ba quận Quảng, Thiều, Tân, đua nhau tới đón thân của Tổ,không giải quyết được việc tranh giành mới thắp hương khấn đảo rằng: “Khóihương chỉ về chỗ nào là Tổ về chỗ ấy.” Khi ấy khói hương bay thẳng về Tào Khê.Ngày mười ba tháng mười một dời thần khám và những y bát được truyền trở về.Năm kế tháng bảy mới mở khám, đệ tử Phương Biện dùng đất trầm tô lên trên, đệtử nhớ lại lời huyền ký sẽ bị lấy đầu của Tổ, mới lấy sắt lá bao quanh cổ đểgiữ cổ của Tổ rồi đưa vào trong tháp, chợt trong tháp có hào quang trắng hiệnra thẳng lên trên trời, ba ngày mới tan. Thiều Châu tâu lên Vua và phụng sắclập bia ghi đạo hạnh của Tổ. Tổ sống bảy mươi sáu tuổi, hai mươi bốn tuổi đượctruyền y, năm ba mươi chín tuổi mới thế phát, nói pháp lợi sanh ba mươi bảynăm, đệ tử nối pháp bốn mươi ba người, người ngộ đạo siêu phàm không biết baonhiêu mà tính. Tín y của Tổ Đạt-ma truyền, áo ma-nạp cùng với bát báu của vuaTrung Tông ban cho và tượng của Phương Biện đắp cùng với những đạo cụ của Tổ đểtại đạo tràng Bảo Lâm, lưu truyền kinh Pháp Bảo Đàn để bày tông chỉ của Tổ,hưng long Tam Bảo và lợi ích quần sanh.


(1)Năm Nhâm Tý niên hiệu Thái Cực, tháng nămcải nguyên Diên Hòa, tháng tám cải nguyên Tiên Thiên.

GIẢNG1

Phẩm này là phần dặn dò sau cùng củaLục Tổ.

Một hôm Tổ gọi đệ tử là Pháp Hải,Chí Thành, Pháp Đạt, Thần Hội, Trí Thường, Trí Thông, Chí Triệt, Chí Đạo, PhápTrân, Pháp Như v.v... bảo rằng:

Các ông không đồng với những ngườikhác, sau khi tôi diệt độ, mỗi người làm Thầy một phương, nay tôi dạy các ôngnói pháp không mất bản tông, trước phải dùng ba khoa pháp môn, động dụng thànhba mươi sáu đối, ra vào tức lìa hai bên, nói tất cả pháp chớ lìa Tự tánh; chợtcó người hỏi pháp, ông xuất lời nói trọn trong đối đãi, đều lấy pháp đối đi lạilàm nhân cho nhau, cứu kính hai pháp thảy đều trừ, lại không có chỗ đi.

Nếu là người học đạo, nhất là ngườixuất gia, hiểu được Thiền tông, có ai hỏi đạo lý chúng ta phải ứng dụng đối đáplàm sao để không mất bản tông, tức là tông chỉ chánh yếu của Phật, Tổ dạy. Muốnkhông mất bản tông, Tổ dạy phải dùng ba khoa pháp môn, trong đó do sự động dụngthành ba mươi sáu pháp đối, ra vào lìa hai bên chớ không kẹt ở hai bên, như vậynói tất cả pháp mà không rời Tự tánh. Giả sử có ai chợt hỏi thì chúng ta trảlời luôn luôn dùng hai cái đối đãi làm nhân cho nhau, cứu kính cả hai đều dẹp,khi dẹp rồi không còn chỗ để dẹp nữa mới hợp đạo lý.

Tổ giải thích:

Ba khoa pháp môn là ấm, giới, nhậpvậy. Ấm là ngũ ấm: sắc, thọ, tưởng, hành, thức; nhập là thập nhị nhập, ngoài cósáu trần là sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, trong có sáu cửa là mắt, tai,mũi, lưỡi, thân, ý; giới là thập bát giới: sáu trần, sáu cửa và sáu thức. Tựtánh hay gồm muôn pháp gọi là hàm tàng thức, nếu khởi suy nghĩ tức là chuyểnthức sanh sáu thức ra sáu cửa, thấy sáu trần, như thế thành mười tám giới, đềutừ nơi Tự tánh khởi dụng. Tự tánh nếu tà thì khởi mười tám tà, Tự tánh nếuchánh thì khởi mười tám chánh, gồm ác dụng tức là dụng chúng sanh, thiện dụngtức là dụng Phật, dụng do những gì? Do Tự tánh mà có.

Đối pháp, ngoại cảnh vô tình có nămđối: Trời cùng đất đối, mặt trời cùng mặt trăng đối, sáng cùng tối đối, âm cùngdương đối, nước cùng lửa đối, đây là năm đối.

Pháp tướng ngữ ngôn có mười hai đối:Ngữ cùng pháp đối, có cùng không đối, có sắc cùng không sắc đối, có tướng cùngkhông tướng đối, hữu lậu cùng vô lậu đối, sắc cùng không đối, động cùng tịnhđối, trong cùng đục đối, phàm cùng Thánh đối, tăng cùng tục đối, già cùng trẻđối, lớn cùng nhỏ đối, đây là mười hai đối vậy.

Tự tánh khởi dụng có mười chín đối:Dài cùng ngắn đối, tà cùng chánh đối, si cùng tuệ đối, ngu cùng trí đối, loạncùng định đối, từ cùng độc đối, giới cùng lỗi đối, thẳng cùng cong đối, thậtcùng hư đối, hiểm cùng bình đối, phiền não cùng Bồ-đề đối, thường cùng vôthường đối, bi cùng hại đối, hỉ cùng sân đối, xả cùng bỏn sẻn đối, tiến cùngthối đối, sanh cùng diệt đối, pháp thân cùng sắc thân đối, hóa thân cùng báothân đối, đây là mười chín pháp đối vậy.

Tổ dạy chúng ta thật là kỹ. Phầnnhiều đọc qua đoạn này ít ai chú tâm đến, thấy như là dùng danh từ thôi, khôngcó gì quan trọng nhưng thật ra đây là điểm then chốt trong lối đối đáp của nhàThiền. Nếu chúng ta không hiểu được điểm này thì đọc sách Thiền không thể nàohiểu nổi.

Tổ bảo:

Ba mươi sáu pháp đối này nếu hiểu màdùng tức là đạo, quán xuyến tất cả kinh pháp, ra vào tức lìa hai bên, Tự tánhđộng dụng, cùng người nói năng, ngoài đối với tướng mà lìa tướng, trong đối vớikhông mà lìa không, nếu toàn chấp tướng tức là tăng trưởng tà kiến, nếu toànchấp không tức tăng trưởng vô minh, người chấp không là có chê bai kinh. Nóithẳng chẳng dùng văn tự, đã nói chẳng dùng văn tự thì người cũng chẳng nên nóinăng, chỉ lời nói năng này liền là tướng văn tự. Lại bảo: nói thẳng chẳng lậpvăn tự tức hai chữ chẳng lập này cũng là văn tự, thấy người nói liền chê baingười ta nói là chấp văn tự. Các ông nên biết tự mình mê thì còn khả dĩ, lạichê bai kinh Phật, không nên chê bai kinh vì đó là tội chướng vô số.

Thấy người ta xem kinh liền nói làchấp văn tự, đó là nguy hiểm, là mang tội.

Nếu chấp tướng bên ngoài mà tác phápcầu chân, hoặc rộng lập đạo tràng, nói lỗi lầm có không, những người như thếnhiều kiếp không thể thấy tánh; chỉ nghe y pháp tu hành, lại chớ có trăm vậtchẳng nghĩ, mà đối với đạo tánh sanh chướng ngại; nếu nghe nói chẳng tu khiếnngười biến sanh tà niệm, chỉ y pháp tu hành, bố thí pháp mà không trụ tướng.Các ông nếu ngộ, y đây mà nói, y đây mà dùng, y đây mà hành, y đây mà tạo tác,tức không mất bản tông.

Nếu có người hỏi nghĩa ông, hỏi cóthì đem không đáp, hỏi không thì đem có đáp, hỏi phàm thì đem Thánh đáp, hỏiThánh lấy phàm đáp, hai bên làm nhân cho nhau sanh ra nghĩa trung đạo, như mộthỏi một đáp, bao nhiêu câu hỏi khác đều y đây mà khởi tác dụng, tức không mấtchân lý.

Giả sử có người hỏi sao gọi là tốithì đáp rằng: sáng là nhân, tối là duyên, sáng mất tức là tối. Dùng sáng đểhiển tối, dùng tối để hiển sáng, qua lại làm nhân cho nhau thành nghĩa trungđạo, ngoài ra hỏi những câu khác thảy đều như đây mà đáp. Các ông về sau truyềnpháp y đây mà chỉ dạy cho nhau, chớ làm mất tông chỉ.

Đây là lời dặn dò của Tổ, Tổ sợ đệtử sau này ra truyền pháp nói trái với đạo lý, lời dặn này chắc là có. Giả sửhiện nay có người hỏi thế nào là tối, chúng ta giải nghĩa tối là không thấy, mờmịt không thấy gọi là tối, luôn luôn chúng ta giải nghĩa như thế. Nhưng Tổkhông cho giải thích như vậy, hỏi thế nào là tối thì đáp rằng nhân sáng mà cótối, sáng mất là tối, cũng như tối mất là sáng. Nói như thế khó hiểu hay dễhiểu? Mới nghe thấy lạ quá! Tại sao giải nghĩa như vậy? Tỉ dụ hỏi thế nào làdài thì đáp nhân nơi ngắn mà có dài, hỏi thế nào là ngắn, đáp nhân dài mà cóngắn, nghĩa là mỗi cái đều là nhân của nhau, đáp như thế người nghe sẽ khôngkẹt hai bên, không kẹt hai bên tức là đạt được lý trung đạo, là thấy đạo. Tráilại chúng ta giải nghĩa đâu là kẹt đó, nên người nghe không thấy đạo chi cả. Vídụ như nói về dài ngắn, tôi hỏi quí vị hai cây thước này, so với cây thước ngắnthì cây thước dài là dài, phải không? Nếu có cây thước khác dài hơn cây thướcdài thì cây thước dài thành ngắn. Như vậy nhân cây thước ngắn mà gọi cây thướcdài là dài, và nhân cây thước khác dài hơn nữa nên cây thước dài thành ngắn,vậy dài ngắn không cố định. Danh từ dài ngắn là đối đãi, do đối đãi mà thànhchớ không có thật, nhưng chúng ta giải nghĩa điều gì cũng quyết định là thật,đó là làm cho người ta mắc kẹt. Khi hỏi thế nào là dài, nếu đáp nhân ngắn mà códài thì người ta biết rằng “dài” không thật, nhân đối đãi với ngắn mà có; khihỏi thế nào là ngắn thì đáp nhân dài mà có ngắn, như vậy dài ngắn là không thậtmà không thật tức là không kẹt hai bên. Trái lại nói dài nhất định là dài, ngắnnhất định là ngắn, là hoặc kẹt bên này hoặc kẹt bên kia. Tối và sáng cũng thế.Đến lớn nhỏ cũng vậy. Một vật so với vật nhỏ hơn nó thì nó lớn, nhưng nếu sovới vật lớn hơn nó thì nó trở thành nhỏ. Như vậy trên thế gian này lớn nhỏ dàingắn tối sáng v.v... đều là danh từ đối đãi, “tương đãi” là cái này đối với cáikia mà lập, chớ nó không tự có, đã là tương đãi thì danh từ không thật. Nhưngthế gian luôn luôn phải định nghĩa cho thật xác đáng, mà định nghĩa xác đáng làkẹt ngay!

Thế nên Tổ dạy chúng ta đã biết làtương đối thì dùng cái này đáp lại cái kia; như hỏi thế nào là có thì đáp nhânkhông mà có, hỏi thế nào là không thì đáp đối với có mà nói không, vậy “có,không” cũng là đối đãi không thật. Trái lại chúng ta khi hỏi thế nào là có thìđáp có hình tướng, sờ mó được là có, hỏi thế nào là không thì đáp trống rỗng đólà không. Như vậy chúng ta chấp không là thật không, có là thật có, còn Tổ dạycó là đối với không mà lập, không là đối với có mà thành, nên không và có làhai danh từ đối đãi không thật, không nên chấp bên nào cả, tức là không chấppháp, mà không chấp pháp tức là thấy được nghĩa trung đạo, đệ nhất nghĩa đế.Trả lời như thế là để đi đến chỗ chân thật.

Nếu hỏi thế nào là thánh thì phảiđáp nhân phàm mà có thánh, hỏi thế nào là phàm thì đáp nhân thánh mà có phàm.Như thế người hỏi có hài lòng không? Luôn luôn họ thắc mắc: Tại sao không giảinghĩa rõ thánh là thế nào? Nhưng nếu chúng ta giải nghĩa thánh là sáng suốt,hiểu thấu mọi việc v.v..., phàm là tối tăm u mê v.v..., giải nghĩa như vậy làđịnh chắc thánh là thánh, phàm là phàm, danh từ phàm thánh là thật, mà chấpchặt là thật, tức kẹt hai bên, đáp để cho người ta chấp tức làm tăng thêm si mêcho người. Còn Tổ bảo cho chúng ta biết thánh và phàm do đối đãi mà lập, nếukhông có phàm thì đâu có thánh, không có thánh thì làm gì có phàm! Như vậythánh phàm chẳng qua là danh từ đối đãi, nhân cái này mà có cái kia, đó là giảdanh không thật, biết giả danh không thật thì không còn chấp, nên không kẹt bênnào cả. Đối đáp như vậy tức là chúng ta không kẹt hai bên, tức nhiên dứt chấp,người hết chấp, không muốn thấy đạo cũng vẫn thấy, còn người chấp chặt dù muốnthấy đạo cũng không thấy được.

Tổ thật khéo, Ngài biết rõ tất cảpháp thế gian là không thật, nên Ngài chỉ cho chúng ta đối đáp trong đối đãi,chớ không nói cố định, thế nên chúng ta thấy lời đối đáp của Tổ và các Thiền sưkhác hẳn thế gian. Thế gian định nghĩa cái gì là khẳng định cái đó, bởi khẳngđịnh nên trăm thứ đều chấp đủ trăm, nói điều gì là khẳng định điều đó, nói quảquyết cố định nên càng làm cho người ta chấp sâu, càng chấp sâu càng không thấyđạo, vì thế người học đạo là đừng kẹt hai bên. Do đó Tổ mới bảo “đối với tướngmà lìa tướng, đối với không mà lìa không”. Đối tướng lìa tướng nên không chấptướng, đối không mà lìa không nên chẳng chấp không, chấp không là si, chấptướng là mê, cả si mê đều dẹp sạch.

Như vậy chủ yếu của đạo Phật là làmsao cho chúng ta giác ngộ. Ngôn ngữ lập ra chỉ là tạm dùng trong đối đãi, tấtcả ngôn ngữ chúng ta nói ra có lời nào không đối đãi hay không? Giả sử chúng talập ra một điều gì và cho là tuyệt đối, nói tuyệt đối cũng là đối với tương đốimà nói, đối với tương đối mà lập tuyệt đối. Vì thế tất cả ngôn ngữ đều nằmtrong đối đãi, không lời nào thoát ngoài đối đãi, thế mà chúng ta cứ nghĩ điềugì cũng là cố định nên mới lầm. Hiểu được ý này khi đọc sách Thiền mới khôngthấy lạ, các Tổ trả lời cho chúng ta luôn luôn là dùng đối đãi chớ không trảlời thẳng. Nhưng hiện nay chúng ta trả lời như thế được không? Tỉ dụ hỏi thếnào là Bồ-đề, chúng ta giải nghĩa Bồ-đề là đối với phiền não mà có hay nhânphiền não mà có, hỏi thế nào là phiền não thì đáp nhân Bồ-đề mà có phiền não,cũng như nhân phiền não mà có Bồ-đề. Nói như thế không ai hiểu, họ không chấpnhận được. Chúng ta phải giải nghĩa Bồ-đề là tiếng Phạn, Trung Hoa dịch là Giácv.v... như vậy người ta mới chịu hiểu. Thế nên chúng ta thấy rõ thế gian quenđịnh nghĩa, bất cứ điều gì cũng phải định nghĩa, nói câu nào chấp chặt câu nấy,lập danh từ nào chấp chặt danh từ đó. Vì thế Tổ muốn cho chúng ta thức tỉnh,biết tất cả ngôn ngữ lập ra đều là đối đãi không thật. Thế gian này từ vật nhưcái bàn đến người như ông A... đều là giả danh trên một hình tướng nào đó,nhưng chúng ta quen trên giả danh nên luôn luôn chấp ngôn ngữ, sự vật, chấp lờikhen lời chê, điều hay điều dở v.v... rồi điên đảo cả ngày, do đó khổ sở khôngcó ngày dứt.

Tóm lại, chúng ta phải hiểu cho thấuđáo, tất cả pháp thế gian đều nằm trong đối đãi. Tổ dạy căn cứ trên ba khoapháp môn là Ngũ ấm, Thập nhị nhập, Thập bát giới, tức là trùm cả người và ngoạicảnh. Tất cả đều lập trên sự tương đối không có gì là thật, cái này làm nhâncho cái kia, hai cái đối đãi nhau mà thành lập, cũng như nói tối là đối vớisáng mà có, nếu sáng mãi thì đâu có nói tối, cũng như tối mãi thì đâu có nóisáng, vì hết tối nên nói đó là sáng, hết sáng nên gọi đó là tối, tối sáng đốiđãi nhau mà lập, không thật có. Tỉ dụ một vật chúng ta cho là đẹp vì so với vậtxấu hơn nó, nhưng nếu so với một vật đẹp hơn thì nó trở thành xấu, vậy trên thếgian này đâu có gì cố định là tốt là xấu. Như có người uống rượu mỗi lần uốngkhoảng một phần tư lít, gặp người khác mỗi lần uống nửa lít thì người uống mộtphần tư lít khen người uống nửa lít là hay là giỏi, lời khen đó là chân lý chưa?Lời khen đó lợi hay hại? Người uống được một lít rượu lại được người uống nửalít khen, như vậy có phải là cuồng với nhau hay không? Lời khen đó chỉ là khentrong sự cuồng dại với nhau, thế mà chúng ta cứ lẩn quẩn kẹt trong sự khen chê.

Tất cả pháp khác cũng như thế, tấtcả đều là danh ngôn không thật, do đối đãi mà lập ra, tại sao chúng ta lạichấp? Do chấp nên sanh ra phiền não. Nếu hiểu tất cả pháp là đối đãi không thậtthì không chấp, do đó phiền não cũng dứt, tự nhiên tâm an ổn, tự tại, nghĩa là ngaytrong đời này được giải thoát. Nói “đối tướng mà ly tướng” là thế, đối tướng màkhông thấy tướng nào thật thì còn gì mà chấp? Hiểu thế rồi chúng ta đừng kẹt ởhai bên, không kẹt hai bên tức nhiên đạt được nghĩa trung đạo đệ nhất. Chúng tachỉ cần nhớ lối đối đáp này, hằng ứng dụng cho mình thì chắc chắn chúng ta hếtchấp, trái lại nếu thấy cái gì cũng định nghĩa thật cố định thì chấp không biếtđến bao giờ mới dứt!

Các vị đồ đệ của Lục Tổ về sau đềudùng cách này để đối đáp. Nhưng hiện nay nếu dùng như thế, người ta sẽ nói mìnhnói khó hiểu. Sự thật xét kỹ, thà họ không hiểu còn hơn để họ chấp. Thà khônghiểu, còn hiểu thì phải hiểu cho đúng, nếu để họ chấp thì càng thêm bệnh chớ cólợi gì. Thế nên thuở xưa khi các Tổ đối đáp, người nào không hiểu thì đi, chớcác ngài không giải thích thêm. Trái lại chúng ta hiện nay luôn luôn giải nghĩadài dòng, rốt cuộc người hỏi tưởng ngôn từ là thật; lại thêm việc chiết tự theochữ Hán nữa, thành ra càng đi vào chi li, càng làm cho người ta rối thêm trongchữ nghĩa chớ không hiểu đúng. Sở dĩ chúng ta học đạo mà không ngộ là tại họctrong cái chi li, định nghĩa đủ thứ rồi kẹt trên chữ nghĩa. Thuở xưa đối vớingười hỏi đạo, các Tổ trả lời đơn giản, cốt sao cho người hỏi tỉnh, thấy đượccái chân thật, đó là điểm đặc biệt của các Tổ. Hiểu được lý này chúng ta mớithấy chủ yếu của nhà Thiền là chỉ làm thế nào lợi cho người hỏi đạo, còn chúngta hiện nay luôn luôn tỏ mình là người thông minh, không cần có lợi cho ngườihỏi, ai hỏi điều gì liền nói thao thao dẫn đủ trăm ngàn khía cạnh, khiến ngườihỏi cũng điên đầu không biết thầy dạy điều gì, đó là bệnh của thời đại. Chúngta học đạo chân chánh phải hiểu rõ lẽ Phật, Tổ dạy, ứng dụng cho mình tu vàcũng dạy lại cho người khác tu, đừng lầm lẫn làm mất tông chỉ của nhà Thiền.

Tôi nhắc lại một lần nữa, điểm nàyTổ lặp lại không biết bao nhiêu lần, Ngài dạy đối với các tướng mà không chấpđó là lợi ích, nếu chúng ta cố chấp rồi tạo ra những hình thức để cầu đạo lýthì không bao giờ thấy tánh được, chỉ nên y theo pháp đó tu hành chân chánh thìlợi ích. Ngài cũng răn: Đừng theo lối tu “trăm vật không nghĩ”, vì Ngài e chúngta ngồi tu cứ cố đè cho bao nhiêu vọng tưởng chìm xuống, tan mất. Nay tôikhuyên người tu có thể ngồi chơi, nhưng nhớ tất cả pháp đều đối đãi không thật;nếu tất cả đều đối đãi không thật thì nghĩ điều gì? Thí dụ nghĩ về người, nếulà người nam thì đối với nữ mà lập, nam nữ là đối đãi không thật thì nghĩ cáigì? Những điều chúng ta suy nghĩ đều thấy không thật thì còn suy nghĩ điều gì?Chính khi ấy là chúng ta đã lặng tâm mà không kềm chi cả. Nếu ngồi mà cứ đèxuống cho không biết gì nữa thì càng đè càng bệnh chớ không thành được trí tuệ.Trí tuệ là phải thấy rõ, thí dụ chúng ta ngồi, chúng ta thấy rõ thân mình là hưgiả không thật. Biết nó không thật thì ngôn ngữ cũng hư giả không thật, đếncảnh ngoài cũng duyên hợp không thật, biết rõ như vậy là có dấy tâm, có dấyniệm, nhưng dấy niệm biết như vậy có lỗi gì không? Chính trong khi biết nhưvậy, tự nhiên tâm mình càng yên, yên này không do đè, nếu ngồi cố tình đè, đó gọilà trăm vật không nghĩ, trở thành si định, không đi đến giải thoát. Thế nên Tổbảo rằng phải dùng “tương nhân” tức là nhân hai cái đối đãi nhau mà nói thìthấy được nghĩa trung đạo, thấy được nghĩa trung đạo đó là đạt đạo, tức nhiênhết mê. Trái lại cứ tìm giác thì càng tìm càng không thấy; chỉ giác là khi nàokhông còn kẹt hai bên, vì không kẹt hai bên mới hết mê, hết mê là giác! Ngườihọc đạo cũng như dạy đạo phải đúng như thế mới được. Đấy là đoạn phó chúc về sựgiáo hóa của Lục Tổ.

GIẢNG2

Vào niên hiệu Thái Cực năm Nhâm Tý,Diên Hòa tháng bảy (712 DL), Tổ sai đệ tử đến Tân Châu, chùa Quốc Ân dựng thápvà khiến thợ khởi công gấp, năm kế cuối mùa Hạ lạc thành, ngày mùng một thángbảy Tổ họp đồ chúng bảo rằng:

Tôi đến tháng tám muốn lìa thế gian,các ông có nghi phải hỏi nhau sớm, tôi vì các ông phá nghi khiến các ông dứtmê, nếu tôi đi rồi, sau không có người dạy các ông.

Ngài Pháp Hải v.v... nghe Tổ nóithảy đều rơi lệ.

Nghe Tổ từ biệt bảo rằng Tổ sắp đi,trong chúng có điều gì nghi nên đưa ra hỏi, Tổ giải nghi cho để khi Tổ đi rồikhông có ai chỉ dạy, các đệ tử lớn như ngài Pháp Hải v.v... đều khóc.

Chỉ có Thần Hội thần tình bất động,cũng không có khóc.

Tổ bảo:

Thần Hội tiểu sư lại được thiện bấtthiện cùng là đồng, khen chê chẳng động, vui buồn chẳng sanh, ngoài ra đềukhông được, ở trong núi mấy năm, cứu kính tu đạo gì? Nay các ông buồn khóc làvì lo cho ai? Nếu lo ta chẳng biết chỗ đi thì ta tự biết chỗ đi, nếu ta chẳngbiết chỗ đi thì trọn không báo trước cho các ông, các ông buồn khóc bởi vìchẳng biết chỗ đi của ta, nếu biết chỗ đi của ta tức không nên buồn khóc. Pháptánh vốn không sanh diệt đi lại, các ông ngồi đây ta sẽ vì các ông nói một bàikệ gọi là “Chân giả động tịnh kệ”. Các ông tụng bài này cùng với ta ý đồng, y đâymà tu hành thì không mất tông chỉ.

Đây là đoạn Tổ từ giã đệ tử, nhữngvị trưởng thượng trong chúng đều khóc, duy có ngài Thần Hội, mới mười mấy tuổinhưng không khóc nên Tổ khen Thần Hội là tiểu sư mà thần tình bất động, còn cácvị khác ở núi bao nhiêu năm, rốt ráo tu đạo gì mà vừa nghe Tổ từ giã liền khóc.Tổ đặt câu hỏi: “Các ông khóc là lo cho ai mà khóc, lo cho ta không biết chỗ điphải không? Nếu không biết chỗ đi sao lại báo trước cho các ông.” Báo trước làbiết sẵn chỗ đi rồi. “Hoặc các ông khóc vì không biết chỗ ta đi, nếu biết chỗta đi thì các ông không khóc nữa.” Tại sao? Đâu phải Tổ đi đến chỗ buồn thảmkhổ đau mà khóc, biết được chỗ đó, tức chỗ đi của Tổ là chỗ an nhàn thảnh thơithì khóc làm chi. Như vậy là khóc cho ai? Khóc cho người ở lại phải không? Nóiđi nói lại quanh quẩn cũng là vì bản ngã. Nếu khi Tổ đi, nghi không biết Tổ điđâu, e lang thang tội nghiệp thì nên khóc! Nhưng Tổ biết chỗ đi nên mới báotrước ngày đi, biết chắc thì đâu có lang thang mà sợ, như vậy khóc đó khôngphải vì Tổ. Tổ muốn chỉ cho chúng ta biết sở dĩ chúng ta buồn khổ khi sắp chếtvì đường trước mờ mờ không biết đi đâu, nên người gần chết cũng khóc mà ngườinhìn thấy người sắp chết cũng khóc theo, cả hai đều khóc. Tại sao? Người gầnchết khóc là vì không biết thân phận mình ra sao nên hoang mang sợ sệt, khócnhìn người ở lại vì đi một mình buồn quá; người ở lại cũng khóc là vì ngườithân đi rồi không còn ai lo cho mình, rốt cuộc người nào cũng khổ, khổ vì bảnngã thôi chớ không vì cái gì khác. Vì thế Tổ mới bảo nếu biết được chỗ mình đếnthì có gì sợ mà phải khóc, nếu người khác biết rõ chỗ đến của mình, người đócũng không khóc. Thế nên chúng ta tu làm sao mà đến khi sắp ra đi, mình biết rõchỗ mình đến, khi đó mình an nhiên, không buồn lo chi cả, chớ đến khi sắp đi màkhông biết đi đâu thì sợ sệt, khổ sở đủ điều. Như thế mới thấy người tu khôngphải chỉ mỗi tháng đi cúng chùa ngày rằm, ngày ba mươi hay ăn chay mấy ngày làxong bổn phận. Người tu phải làm sao làm chủ được khi sắp ra đi, biết được ngàyra đi rõ ràng, khi đi an ổn vui tươi, được như vậy mới thoát khổ.

Chúng tăng đều làm lễ, Tổ nói kệrằng:

Nhất thiết vô hữu chân,
Bất dĩ kiến ư chân,
Nhược kiến ư chân giả,
Thị kiến tận phi chân.

Tổ dạy rằng: Tất cả không có chânthật, chẳng do thấy nơi chân mà gọi là chân, nếu thấy được chân thì cái thấy đótrọn không phải là chân. Chúng ta nghe như khó hiểu, nhưng lẽ thật là như thế.Chân là tự nó chân, nếu thấy chân thì cái chân đó không thành chân. Tại sao?Cái chân thật là của chính mình, mình thấy nó thì nó là cảnh rồi. Cái chân củachính mình hiện ra khi nào cái giả hết, nên thường nói vọng hết thì chân hiện,chớ khi đang vọng mà tìm chân thì chân cũng là vọng, chỉ giả hết thì chân hiện,cũng như tối hết thì sáng hiện; khi đang tối muốn tìm sáng thì làm sao tìm, vìnơi nào cũng tối cả, chỉ khi tối hết, tự nhiên sáng hiện không cần tìm. Cũngthế chúng ta không thể tìm ra chân, nếu tìm chân, thấy được chân thì chân đókhông phải là chân, nên nói:

Nhược năng tự hữu chân,
Ly giả tức tâm chân,
Tự tâm bất ly giả,
Vô chân hà xứ chân.

Tổ chỉ thật là rõ ràng, nếu ngườihay tự có chân, chân đó ở đâu? Lìa giả tức tâm chân, Tự tâm không chịu lìa giả,không chân chỗ nào tìm ra chân? Như vậy chân có là khi nào lìa được giả, cósáng là khi nào mất tối, còn tối mà muốn tìm sáng là không có, còn theo giả màmuốn tìm chân cũng không có. Thế nên lối tu của chúng ta là lặng vọng mà khôngcầu chân, vọng hết là chân hiện chớ không cần tìm chân. Khi tìm chân, chúng tadùng vọng mà tìm thì cái mình thấy chân cũng là vọng. Nhiều người không biếtnói rằng: Muốn nghiên cứu đạo Phật, thấy được chân lý cứu kính thì phải đọcsách nhiều, nghiên cứu kỹ, nhưng thật ra không bao giờ thấy. Dùng suy nghĩ làcái giả để tìm chân thì khi nào thấy? Chỉ dứt giả thì chân hiện chớ không cầntìm, vì thế theo đạo Phật muốn đạt được chân lý, phải buông xả tất cả điên đảovọng tưởng. Đạo Phật không phải là đạo để mình suy nghĩ, buổi đầu do suy nghĩmà hiểu, nhưng thật ra muốn đạt đến chỗ cứu kính là phải buông xả hết mọi nghĩsuy, mọi cái giả mới được chân. Điểm này Tổ chỉ rõ cho chúng ta: Nếu muốn tự cóchân thì phải lìa giả, tức tâm thanh tịnh. Vì thế tôi bảo buông vọng, nghĩa làkhông bảo tìm Chân tâm mà chỉ buông vọng, khi vọng hết tức nhiên tâm chân. NếuTự tâm không chịu lìa giả, lìa vọng thì hỏi chân ở chỗ nào? Vì đâu cũng là giảlàm sao có chân, càng tìm chân thì càng không thấy. Đó là điều quan trọng củasự tu. Bài kệ của Tú tài Trương Chuyết có câu “thú hướng chân như tổng thị tà”là như thế, nghĩa là tìm kiếm Chân như thảy đều là tà. Chân như không phải tìmmà được, chỉ buông hết giả là Chân hiện; nắm được nguyên tắc này thì sự tu hànhmới không lầm, nếu không nắm được nguyên tắc này thì dễ lầm lắm.

Tiếp theo Tổ nói đến động và tịnh:

Hữu tình tức giải động,
Vô tình tức bất động,
Nhược tu bất động hạnh,
Đồng vô tình bất động.

Hữu tình thì biết động, vô tình tứclà không biết động, nếu người tu hạnh bất động thì đồng với vô tình bất động.Đây là chỗ chúng ta phải khéo léo, có nhiều người nói tu hạnh bất động rồi muốnđè tâm mình xuống, đóng khung mình trong một chỗ nào, ngồi một chỗ như là ở tùvậy để cho nó bất động. Như thế có bất động được không? Vì nguyên là hữu tìnhtức là động mà muốn cho bất động làm sao được, thành ra vô tình mất rồi.

Nhược mích chân bất động,
Động thượng hữu bất động,
Bất động thị bất động,
Vô tình vô Phật chủng.

Tổ dạy: Nếu muốn tìm cái chân thậtbất động, phải ngay trên động có bất động. Tổ chỉ cho chúng ta thấy ngay trênđộng có cái bất động, ví dụ như chúng ta muốn bất động, nên cho rằng mắt thấysắc, tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi là có động, nay cho mắt không thấy, tai khôngnghe, mũi không ngửi được không? Nếu mắt không thấy, tai không nghe thì bịtmắt, bịt tai được, còn mũi không ngửi được không? Bịt mũi thì chết còn gì? Nhưthế muốn tu bất động cách đó là không được. Chỉ mắt thấy sắc mà không chạy theosắc, thì trên động là bất động, tai nghe tiếng là động nhưng không chạy theotiếng là bất động, tức là trên động mà bất động thì bất động đó mới là chânthật. Còn chúng ta tránh tất cả để có cái bất động riêng thì cái bất động đókhông bao giờ có, vì thành vô tình mất rồi. Trên động mà bất động mới là bấtđộng chân thật. Hiểu được lý này mới thấy được chủ yếu của sự tu. Nếu chúng tađi tìm cái bất động ở nơi nào đó, thì tìm suốt kiếp không bao giờ có, vì thếgian là động, con người là động, hoàn cảnh là động, trừ chúng vô tình là khôngđộng thôi, còn hữu tình là động, đã là động mà muốn bỏ động tìm bất động saođược? Thế nên ngay trên động có cái bất động, còn nói bất động là bất động thìđó là vô tình không có Phật tánh. Chúng ta có Phật tánh tức là có giác, có giáctức là có động, nhưng ngay trên động làm sao cho không động đó mới là cứu kính,nên thường nói thấy nghe mà như mù, như điếc, thấy vẫn thấy, nghe vẫn nghe, nhưmù như điếc là trên động mà không động, đó mới là chỗ chân thật. Đoạn này hiểucho rõ mới thấy giá trị, còn không hiểu rõ thì tưởng như xa xôi lắm vậy.

Năng thiện phân biệt tướng,
Đệ nhất nghĩa bất động,
Đãn tác như thử kiến,
Tức thị chân như dụng.

Hay khéo phân biệt được tướng, đệnhất nghĩa bất động tức là ngay trên các tướng, chúng ta khéo phân biệt đượcnhưng vẫn ở trong đệ nhất nghĩa không động. Thấy bình bông biết bình bông, thấyly nước biết ly nước, thấy vật gì biết vật ấy nhưng không động, đó là đệ nhấtnghĩa không động. Không phải chúng ta mù tối, ngu si, vô giác, nghĩa là vẫn trivẫn giác, tri giác tức là động nhưng tri giác mà vẫn trong cái tỉnh chớ khôngphải vọng, đó là bất động ngay trên động. Chỉ khởi cái thấy này tức là dụng củaChân như. Người khéo thấy như vậy là người được diệu dụng của Chân như, trái lạinếu cứ tìm bất động ở chỗ nào khác, đó là si mê không thấy đạo lý.

Báo chư học đạo nhân,
Nỗ lực tu dụng ý,
Mạc ư Đại thừa môn,
Khước chấp sanh tử trí.

Bảo với những người học đạo, gắngsức phải dụng tâm, chớ nên đối với pháp môn Đại thừa lại chấp thành trí sanhtử. Nghĩa là Tổ dặn đối với pháp Đại thừa phải khéo dụng tâm cho đúng, đừng sailầm rồi chấp thành trí sanh tử.

Nhược ngôn hạ tương ưng,
Tức cộng luận Phật nghĩa,
Nhược thật bất tương ưng,
Hiệp chưởng linh hoan hỉ.

Bốn câu kệ này chúng ta phải sử dụngcho khéo. Tổ dạy nếu người đối diện cùng mình nói chuyện thích hợp nghe hiểu,cảm thông được, liền cùng họ bàn nghĩa Phật, nếu thật không có hợp thì nên chấptay khiến hoan hỉ, đừng giận, đừng buồn. Tỉ dụ nói tu Thiền điên v.v... thì nênchấp tay cười thôi, chớ đừng cãi lại, hoặc giận lên. Như vậy khi nói về đạo vớinhau, nếu hiểu cảm thông được thì cùng bàn đạo lý, còn nếu cãi nhau thì chấptay hoan hỉ rồi lui. Nhưng hiện nay có ai chịu làm như thế không, cứ nổi sânlên cãi đỏ mặt rồi nói tôi vì đạo, mà đạo thì đâu có sân! Chúng ta bị bệnhchấp, cái gì cũng chấp, cả đến đạo cũng chấp thành ra phiền não mãi. Tu mà rốtcuộc rồi cũng thành phiền não, chớ không phải hết phiền não, vì gặp cái gì dínhcái ấy, chấp cái ấy nên ai chạm tới là nổi sân si. Ở nhà chấp gia đình, chấpcha mẹ, anh em, nên ai phạm tới thì binh rồi phiền não, vào chùa chấp chùamình, chấp huynh đệ, chấp bổn đạo mình, nên cũng binh rồi cũng phiền não, rốtcuộc ở đâu cũng phiền não. Chấp là gốc của phiền não, hiểu như thế thì có aicần hỏi đạo lý, chúng ta đem hết lòng thành nói cho họ nghe, nếu họ hiểu đượcthì cùng bàn, nếu họ chấp thì nên chấp tay hoan hỉ rút lui, như thế mới hợp đạolý, còn tranh cãi là không hợp với đạo.

Thử tông bổn vô tránh,
Tránh tức thất đạo ý,
Chấp nghịch tránh pháp môn,
Tự tánh nhập sanh tử.

Tông này vốn không tranh, tranh tứcmất ý đạo. Chấp nghịch tránh pháp môn, tỉ dụ chấp mình Đại thừa, người Tiểuthừa, chê Tiểu thừa là kém v.v... như vậy là chấp pháp môn nghịch rồi sanhtranh cãi thì Tự tánh vào sanh tử. Tự tánh đi trong sanh tử chớ không vàoNiết-bàn! Tổ dạy thật quá kỹ, Ngài dạy chúng ta tu, dạy chúng ta xử sự sao chohợp với đạo, đừng để cái chấp đưa chúng ta đến chỗ mê lầm, đến trong sanh tử.

Khi ấy đồ chúng nghe Tổ nói kệ rồithảy đều làm lễ, biết rõ ý Tổ, mỗi người nhiếp tâm, y theo pháp tu hành, lạikhông dám tranh cãi. Biết Tổ không còn ở đời bao lâu, Thượng tọa Pháp Hải lạiđảnh lễ hỏi rằng:

Sau khi Hòa thượng nhập diệt, y phápsẽ trao cho người nào?

Tổ bảo:

Tôi ở chùa Đại Phạm nói pháp cho đếnngày nay, sao chép để lưu hành, gọi là Pháp Bảo Đàn Kinh, các ông gìn giữ,truyền trao cho nhau, độ các quần sanh, chỉ y nơi lời nói này, ấy gọi là chánhpháp, nay vì các ông nói pháp chớ chẳng trao y, bởi vì các ông tín căn đã thuầnthục, quyết định không còn nghi ngờ, kham nhận được đại sự.

Khi hỏi sau khi Tổ tịch rồi y báttrao cho ai thì Tổ bảo sau khi Tổ tịch, tất cả những thời pháp Tổ giảng từ khikhởi sự ở chùa Đại Phạm về sau, ghi chép lại để tên là Pháp Bảo Đàn Kinh rồitruyền bá cho nhau, chớ không truyền y nữa. Nay chúng ta được học quyển PhápBảo Đàn này là được truyền pháp của Tổ. Tại sao không truyền y? Vì các đệ tửcủa Ngài lòng tin đã thuần, không còn nghi nữa.

Nhưng cứ theo ý bài kệ “Phó thọ” củaSơ tổ Đạt-ma, y không nên truyền. Kệ rằng:

Ngô bản lai tư độ,
Truyền pháp cứu mê tình,
Nhất hoa khai ngũ diệp,
Kết quả tự nhiên thành.

Tổ Đạt-ma bảo: Ngài sang Trung Hoatruyền pháp để cứu mê tình, một hoa là Tổ Đạt-ma, sanh ra năm cánh tức là đếnTổ thứ sáu là năm vị, đến đây thì kết quả tự nhiên thành, vì thế dưới Lục Tổkhông truyền y bát nữa.

Tổ lại bảo:

Các Thiện tri thức, các ông mỗingười nên tịnh tâm lắng nghe tôi nói pháp, nếu muốn thành tựu chủng trí phảiđạt được Nhất tướng tam-muội và Nhất hạnh tam-muội. Nếu ở tất cả chỗ mà khôngtrụ tướng, ở trong tướng kia, không sanh yêu ghét, cũng không thủ xả, chẳngnghĩ các việc lợi ích thành hoại v.v... an nhàn điềm tịnh, hư dung đạm bạc, đâygọi là Nhất tướng tam-muội.

Tôi nói lại cho dễ hiểu, Nhất tướngtam-muội là đối tất cả chỗ mà không trụ tướng, trên tất cả tướng đó không sanhyêu ghét, thủ xả, lợi ích v.v... Nghĩa là đối tất cả tướng mà không chấp khôngtrụ, không sanh yêu ghét thủ xả v.v..., như vậy bao nhiêu tướng chúng ta đềukhông dính mắc nên gọi là Nhất tướng tam-muội. Bao nhiêu tướng mà không dínhtướng nào cả thì xem như là một tướng, chánh định chỉ có một tướng. Người khôngchấp tất cả pháp thì dáng vẻ an nhàn điềm đạm. Tỉ dụ trước sân chúng ta có mộtchậu kiểng đang nở hoa đẹp, chợt một đứa bé đi ngang ngắt một cái hoa lúc đómình có an nhàn điềm đạm không? Chúng ta chấp rằng hoa mình trồng cực khổ, hoacủa mình là quí, nay bị ngắt liền nổi giận, la đứa bé, tức nhiên chúng ta mấtđi sự an nhàn điềm đạm. Vì chấp tướng nên một việc gì xúc phạm đến chúng ta,chúng ta đều nổi giận la lối, hoặc trong trường hợp chúng ta hay thân nhânchúng ta bệnh hoạn, chúng ta hốt hoảng v.v... Như vậy để thấy rõ do chấp tướngnên chúng ta trở thành thô bạo, bất thường, nếu không chấp tướng thì mọi hànhđộng đều an nhàn, điềm tĩnh, hư dung đạm bạc. Tóm lại trên tất cả tướng màkhông dính, không mắc, không sanh yêu ghét, thủ xả, đó là Nhất tướng tam-muội.Tam-muội là chánh định, chánh định chỉ có một tướng là không dính tất cả tướng.

Nếu ở tất cả chỗ đi đứng nằm ngồithuần một trực tâm, không động đạo tràng, chân thành Tịnh độ, đây gọi là Nhấthạnh tam-muội.

Nhất hạnh tam-muội không phải là mộthạnh ngồi yên một chỗ. Nhất hạnh tam-muội là làm sao trong bốn oai nghi đi đứngngồi nằm chỉ thuần một trực tâm, chỉ một tâm ngay thẳng thuần nhất, không cócong vẹo, thì ngay cõi này chính là Tịnh độ, vì không có tâm đổi thay cong vẹothì đâu có buồn giận thương ghét, như vậy ngay đây là Tịnh độ.

Nếu người đủ hai tam-muội này nhưđất đã có chứa hạt giống, nuôi dưỡng lớn lên, thành thục được hạt kia, Nhấttướng Nhất hạnh cũng lại như thế.

Đất có chứa hạt giống lúa, hạt lúađược nuôi lần lần lớn lên thành cây có bông và kết quả thành hạt lúa. Người cóđủ hai tam-muội chắc chắn kết quả cũng thành Phật không nghi. Như vậy muốnthành Phật phải có đủ Nhất tướng tam-muội và Nhất hạnh tam-muội. Tôi nói lại“Nhất hạnh tam-muội” là trong bốn oai nghi đều một trực tâm, còn “Nhất tướngtam-muội” là đối tất cả tướng không dính mắc tướng nào cả, không yêu ghét thủxả..., đủ cả hai tam-muội thì như đất đã có hạt giống sẵn, nuôi dưỡng lần lầnlớn lên có bông, có hạt.

Nay tôi nói pháp ví như khi trời mưaướt khắp cả quả đất, Phật tánh của các ông ví như là hạt giống gặp được sự thấmướt này thảy đều phát sanh, nương lời chỉ dạy của tôi, quyết định được Bồ-đề, ytheo hạnh của tôi, quyết định chứng được diệu quả, hãy nghe tôi nói kệ:

Tâm địa hàm chư chủng,
Phổ vũ tất giai manh,
Đốn ngộ hoa tình dĩ,
Bồ-đề quả tự thành.

Đất tâm chứa các hạt giống, tức hạtgiống Bồ-đề, khi mưa rưới thì tất cả đều nảy mầm, đốn ngộ hoa tình rồi, quảBồ-đề tự nhiên thành tựu không nghi.

Tổ nói kệ rồi bảo:

Pháp kia không hai, tâm kia cũngvậy.

Pháp không hai là đối với tất cảtướng mà chỉ là một tướng, Nhất tướng tam-muội; tâm kia không hai là trong tấtcả oai nghi đi đứng nằm ngồi đều chỉ một trực tâm.

Đạo kia thanh tịnh, cũng không cáctướng, các ông dè dặt chớ quán tịnh và để tâm kia không, tâm này vốn tịnh,không nên thủ xả, mỗi người tự nỗ lực tùy duyên đi vui vẻ.

Khi ấy cả thảy chúng đều làm lễ thốilui.

GIẢNG3

Đến ngày mùng tám tháng bảy, Tổ chợtbảo đệ tử rằng:

Tôi muốn trở về Tân Châu, các ônghãy chóng sửa sang thuyền chèo.

Đại chúng đều buồn bã, cố cầm Tổ ởlại. Tổ bảo:

Chư Phật xuất hiện còn phải thị tịchNiết-bàn, có lại tất có đi, lý vẫn thường nhiên, hình hài của tôi đây trở về ắtcó chỗ.

Chúng thưa:

Thầy từ đây đi, bao giờ mới trở về?

Tổ bảo:

Lá rụng về cội, trở lại không hẹnngày.

Lại hỏi rằng:

Chánh pháp nhãn tạng truyền trao chongười nào?

Tổ bảo:

Người có đạo thì được, người khôngtâm thì thông.

Đây là ngày Tổ từ giã đệ tử trở vềTân Châu. Khi Ngài sửa soạn từ giã, chúng cố gắng cầm giữ lại nhưng Ngài vẫnnhất định đi. Ngài bảo chư Phật ra đời cũng có thị tịch Niết-bàn, không ai cósanh mà không có tử, việc đến đi là lý thường nhiên không có gì lạ, hình hàicủa Ngài cũng phải trở về chỗ đó. Như vậy chúng ta thấy rõ ràng mọi người, dẫuphàm hay Thánh, đã có thân thì có hoại. Tu mà thân này không hoại là việc khôngcó, nhưng có điểm khác nhau giữa phàm và Thánh, là phàm khi thân này hoại thìđau khổ, tìm thân khác; còn Thánh khi thân này hoại, biết chỗ đi, biết chỗ đếnnên không hồi hộp lo âu, không tìm kiếm thân sau. Đừng nghĩ Thánh là khôngchết, có thân là có sanh, có sanh tức có tử, không ai tránh khỏi điều đó, nhưngcác ngài thấy việc sanh tử là một lẽ thường vì các ngài đã nắm chắc được chỗđến đi của các ngài rồi.

Chúng lại hỏi sau khi Tổ nhậpNiết-bàn thì chánh pháp truyền lại cho người nào. Thông thường chúng ta cứ nghĩlà phải trao cho người đệ tử nào thân tín, nhưng Tổ bảo người nào đạt đạo thìđược, người nào vô tâm thì thông. Như vậy Phật pháp không phải là cái đemtruyền, chỉ đạt đạo nghĩa là hiểu và sống được tức là được truyền. Thí dụ tôinói người nghe hiểu, tu đúng như vậy, tức là tôi đã truyền rồi, không cần phảilàm lễ quan trọng để truyền cho người nào đó, nếu truyền cho người nào đó là cócái để truyền hay sao? Phật pháp là cái sẵn có của mọi người, mình khai chongười ta sáng được, thấy được cái thật của người ta, đó gọi là truyền chớ đâucó cái thứ hai đem vô cho người. Thế nên đừng hiểu lầm là phải thầy truyền chotrò mới được. Sở dĩ lúc đầu phải truyền y là vì thuở ấy dân chúng Trung Hoachưa tin được đường lối tu Thiền của chư Tổ. Họ nghĩ rằng Tổ Bồ-đề-đạt-ma sangthì chỉ Ngài hiểu Thiền, còn người thừa kế Ngài không biết là người nào, nênbuộc lòng chư Tổ phải truyền y truyền bát, người nào mang y bát Ngài là ngườiđó đã được Ngài ấn chứng, tức là đã hiểu đúng như Ngài. Lần lần về sau đến LụcTổ, Ngài nói cho cả trăm, cả ngàn người nghe ai cũng hiểu cả thì truyền chongười nào? Thế nên ai thấy đạo tức là đạt đạo thì được, ai vô tâm thì thôngđược lẽ đó. Nếu chúng ta học đạo mà được vô tâm thì tự nhiên chúng ta thông,tức là thấy đạo không cần truyền cái gì nữa.

Lại hỏi:

Về sau có nạn hay chăng?

Tổ bảo:

Tôi diệt độ khoảng năm, sáu năm, sẽcó một người đến cắt đầu của tôi, nghe tôi huyền ký rằng:

Đầu thượng dưỡng thân,
Khẩu lý tu san,
Ngộ Mãn chi nạn,
Dương Liễu vi quan.

Đó là lời sấm ký của Tổ nói rằng,sau này gặp nạn họ Mãn cắt đầu Ngài thì người làm quan lúc ấy là họ Dương họLiễu.

Lại nói:

Tôi đi khoảng bảy mươi năm, có haivị Bồ-tát từ phương Đông lại, một người xuất gia, một người tại gia, đồng thờihưng hóa, dựng lập tông tôi, kiến thiết những ngôi già-lam, xương long cho chánhpháp tiếp nối.

Hỏi:

Chưa biết từ trước Phật Tổ ứng hiệnđến nay, sự truyền thọ được bao nhiêu đời, mong Ngài thương xót chỉ dạy.

Tổ bảo:

Cổ Phật hiện ra đời đã vô số lượng,không thể kể hết, nay kể từ bảy đức Phật làm đầu. Thuở quá khứ kiếp Trang Nghiêmcó:

Phật Tì-bà-thi,
Phật Thi-khí,
Phật Tì-xá-phù.

Hiền kiếp này có:

Phật Câu-lưu-tôn,
Phật Câu-na-hàm-mâu-ni,
Phật Ca-diếp
và Phật Thích-ca Văn.

Đó là bảy đức Phật. Nay do đức PhậtThích-ca Văn đầu tiên truyền cho:

Tôn giả Ma-ha Ca-diếp,
Tổ thứ 2 là ngài A-nan,
Tổ thứ 3 là Thương-na-hòa-tu,
Tổ thứ 4 là Ưu-ba-cúc-đa,
Tổ thứ 5 là Đề-đa-ca,
Tổ thứ 6 là Di-giá-ca,
Tổ thứ 7 là Bà-tu-mật-đa,
Tổ thứ 8 là Phật-đà-nan-đề,
Tổ thứ 9 là Phục-đà-mật-đa,
Tổ thứ 10 là Hiếp tôn giả,
Tổ thứ 11 là Phú-na-dạ-xa,
Tổ thứ 12 là Mã Minh,
Tổ thứ 13 là Ca-tỳ-ma-la,
Tổ thứ 14 là Long Thọ,
Tổ thứ 15 là Ca-na-đề-bà,
Tổ thứ 16 là La-hầu-la-đa,
Tổ thứ 17 là Tăng-già-nan-đề,
Tổ thứ 18 là Già-da-xá-đa,
Tổ thứ 19 là Cưu-ma-la-đa,
Tổ thứ 20 là Xà-dạ-đa,
Tổ thứ 21 là Bà-tu-bàn-đầu,
Tổ thứ 22 là Ma-noa-la,
Tổ thứ 23 là Hạc-lặc-na,
Tổ thứ 24 là Sư Tử,
Tổ thứ 25 là Bà-xá-tư-đa,
Tổ thứ 26 là Bất-như-mật-đa,
Tổ thứ 27 là Bát-nhã-đa-la,
Tổ thứ 28 là Bồ-đề-đạt-ma, Ngài cũng là Sơ Tổ ở Trung Hoa,
Tổ thứ 29 là Huệ Khả,
Tổ thứ 30 là Tăng Xán,
Tổ thứ 31 là Đạo Tín,
Tổ thứ 32 là Hoằng Nhẫn,
Huệ Năng là Tổ thứ 33.

Từ trước chư Tổ mỗi vị đều có bẩmthừa, các ông về sau phải theo thứ tự truyền trao, chớ khiến sai lầm.

Năm thứ hai niên hiệu Tiên Thiên(713 DL), năm Quí Sửu, ngày mùng ba tháng tám (tháng mười hai năm ấy đổi làKhai Nguyên), Tổ ở tại chùa Quốc Ân sau buổi ngọ trai, bảo các đồ chúng rằng:

Các ông mỗi người cứ ngồi y chỗ cũ,tôi cùng các ông từ biệt.

Ngài Pháp Hải bạch rằng:

Hòa thượng để lại giáo pháp gì khiếncho những người mê đời sau được thấy Phật tánh?

Tổ bảo:

Các ông lắng nghe, những người mêđời sau nếu biết chúng sanh tức là Phật tánh, nếu chẳng biết chúng sanh muônkiếp tìm Phật cũng khó gặp. Nay tôi dạy các ông biết Tự tâm chúng sanh, thấy Tựtâm Phật tánh. Muốn cầu thấy Phật, chỉ biết chúng sanh, chỉ vì chúng sanh mêPhật, chẳng phải Phật mê chúng sanh. Tự tánh nếu ngộ chúng sanh là Phật, Tựtánh nếu mê Phật là chúng sanh, Tự tánh bình đẳng chúng sanh là Phật, Tự tánhtà hiểm Phật là chúng sanh. Tâm các ông nếu hiểm khúc tức Phật ở trong chúngsanh, một niệm bình trực tức là chúng sanh thành Phật. Tâm tôi tự có Phật, tựPhật đó là chân Phật, nếu tự không có tâm Phật thì chỗ nào cầu được chân Phật?Các ông Tự tâm là Phật lại chớ hồ nghi, ngoài không một vật mà hay dựng lập đềulà Bản tâm sanh ra muôn pháp, nên kinh nói: Tâm sanh các thứ pháp sanh, tâmdiệt các thứ pháp diệt.

Qua đoạn này thấy Tổ thật là thiếttha chỉ dạy, sợ chúng ta lầm mê. Ngài Pháp Hải hỏi: Hòa thượng đi rồi để lạipháp gì dạy cho những người mê đời sau thấy được Phật tánh? Đó là Ngài vì chúngta, sợ Tổ đi rồi những chúng sanh mê đời sau này không có ai dạy. Tổ bảo: Nhữngchúng sanh mê đời sau, nếu biết chúng sanh tức là Phật tánh. Câu này phải hiểunhư thế nào? Tại sao biết chúng sanh tức là Phật tánh? Như đoạn trước đã nói,muốn thấy chân trước phải biết giả, giả hết thì chân hiện; nay muốn thấy Phậttánh thì tự nhiên phải biết chúng sanh, tức là biết ngay thân hư giả này, tâmvọng tưởng dối trá này, biết rõ cả hai rồi, không bị nó dẫn nữa thì Phật tánhhiển hiện. Nếu mang thân hư giả mà lầm cho là thật, vọng tưởng lầm cho là tâmmình thì đời nào biết Phật tánh. Nhưng chúng ta biết chúng sanh chưa? Hằng ngàyxưng mình xưng ta, tôi làm việc này, tôi muốn điều kia, tôi được vật nọ v.v...nếu hỏi tôi là cái gì thì ngẩn ngơ. Như vậy tất cả cuộc đời chúng ta phục vụcho cái tôi, rốt cuộc không biết cái tôi ra sao, có phải một đời thành con sốkhông hay không? Không phải chỉ một vài người, muôn người đều như vậy, đó làđiều đáng buồn, nên Tổ bảo chúng ta phải biết chúng sanh, biết cái tôi đó rasao, biết được cái tôi đó rồi mới thấy Phật tánh. Như trong kinh Bát-nhã dạy:“chiếu kiến ngũ uẩn giai không”, đó là biết được chúng sanh, thấy rõ chúng sanhkhông thật thì Phật tánh hiện, còn chúng sanh không thật mà cứ lầm tưởng làthật nên phục vụ nó mãi. Biết chúng sanh không phải là biết chúng sanh ở ngoài,mà là biết chúng sanh ngay nơi mình. Ngay thân này, cái gì là chúng sanh? Tứđại là chúng sanh, vọng tưởng là chúng sanh, phải không? Biết những cái đó rõrồi tự nhiên thấy Phật tánh, còn không biết rõ không bao giờ thấy Phật tánh,nên Tổ dạy phải biết Tự tâm chúng sanh rồi thấy Tự tâm Phật tánh, Phật tánhngay nơi tâm mình, chúng sanh ngay nơi tâm mình, chớ đừng tìm bên ngoài. Muốncầu thấy Phật chỉ biết chúng sanh, chỉ vì chúng sanh mê Phật, chớ không phảiPhật mê chúng sanh. Chữ mê này nghĩa là quên, chúng sanh quên Phật chớ khôngphải Phật quên chúng sanh. Chúng sanh quên Phật nghĩa là chúng ta quên PhậtThích-ca, Phật Di-đà phải không? Còn Phật Thích-ca, Phật Di-đà cứ nhớ thươngchúng ta hoài phải không? Không phải vậy.

Ngay nơi sáu căn của chúng ta đã cóPhật tri kiến hiển lộ, nhưng vì mắt thấy sắc chạy theo sắc mà quên Phật trikiến hiển lộ của mình, tai nghe tiếng chạy theo tiếng mà quên Phật của mình,nhưng Phật đó có lúc nào quên chúng sanh đâu. Phật là chỗ tựa của chúng sanh,nhưng chúng sanh lại nhân đó mà chạy theo cảnh, khi chạy theo cảnh thì quênngay cái đó. Thí dụ mắt nhìn tất cả người đều thấy rõ, như vậy là đã cóTri kiến Phật ở con mắt, nhưng khi thấy rõ lại phân biệt người này thân, ngườikia sơ, lúc đó còn nhớ Phật tri kiến nữa không? Nhớ người này thân như thế nào,người kia sơ làm sao, một lúc quên mất tiêu cái đó, thế nên nói chúngsanh mê Phật, chớ Phật không mê chúng sanh, lúc nào Phật cũng sẵn đó nhưng tạichúng ta quên Phật. Tự tánh nếu ngộ, chúng sanh là Phật, nếu ngộ được Tự tánhthì ngay chúng sanh là Phật; Tự tánh nếu mê, Tự tánh nếu quên đi thì Phật làchúng sanh. Như tôi vừa nói cái thấy, vừa thấy là có Phật rồi mà mình quên cáithấy, quên Phật của mình lại chạy theo phân biệt cảnh tốt xấu, đó là mình quênPhật nên Phật thành chúng sanh. Trái lại thấy tất cả cảnh mà chúng ta nhớ mìnhcó Tánh giác, tánh thấy thì chúng sanh là Phật, nhớ nó là ngộ, như vậy Tổ chỉrõ ràng, không có xa xôi gì cả.

Tự tánh bình đẳng tức là nơi tâmtánh mình không có dấy động, không có xao xuyến thì chúng sanh là Phật; Tự tánhtà hiểm tức là cong vạy thì Phật là chúng sanh. Nếu tâm hiểm khúc tức là congvạy thì Phật ở trong chúng sanh, còn tâm bình đẳng, ngay thẳng, chúng sanh liềnthành Phật, như vậy không phải tìm Phật ở đâu xa, kiếm Phật ở nơi nào khác. Vìthế Tổ dạy rằng tâm ta tự có Phật, Phật của mình mới là Phật thật, còn PhậtThích-ca, Phật Di-đà là Phật ở ngoài, Phật thật là Phật của mình. Nếu tự khôngtâm Phật, tâm mình không có Phật thì nơi nào tìm ra được Phật thật? Thế nên Tổbảo tâm mình là Phật, đừng có nghi ngờ, chắc chắn như thế đừng có nghi. Ngoàikhông có một vật mà hay dựng lập, đều là Bản tâm sanh ra muôn pháp, như vậy tấtcả đều là Tự tâm, muốn tìm Phật thì ngay nơi tâm mình mà tìm.

Nay tôi để bài kệ cùng các ông từbiệt gọi là Tự Tánh Chân Phật Kệ, người đời sau biết được ý kệ này, tự thấy Bảntâm, tự thành Phật đạo. Kệ rằng:

Chân như Tự tánh thị chân Phật,
Tà kiến tam độc thị Ma vương,
Tà mê chi thời ma tại xá,
Chánh kiến chi thời Phật tại đường.

Chân như Tự tánh của mình là Phậtthật, còn tà kiến, tam độc tham sân si tức là Ma vương. Chúng ta cứ sợ tu bị Mavương phá, nhưng không ngờ tham sân si, tà kiến là Ma vương, ngày nào cũng pháchúng ta mà chúng ta không biết. Khi khởi tà mê thì ma ở trong nhà, còn khikhởi chánh kiến thì Phật ngồi trong nhà. Vậy hỏi lúc nào có Phật ở trong nhà?Khi nào chúng ta khởi chánh kiến, thấy đúng. Trái lại khi mình khởi tà mê là mavào nhà. Như vậy nhà mình chứa đủ cả Phật lẫn ma. Ai khởi tà kiến mê lầm là rủma về, ai khởi chánh kiến đúng đắn thì rước Phật về. Ai muốn thờ Phật thì rángnhớ như thế, rước Phật về thờ cho chân chánh.

Tánh trung tà kiến tam độc sanh,
Tức thị Ma vương lai trụ xá,
Chánh kiến tự trừ tam độc tâm,
Ma biến thành Phật chân vô giả.

Trong tánh mình tà kiến tam độc dấylên, đó tức là Ma vương đến ở trong nhà. Còn trong tánh mình chánh kiến tự trừtam độc là chúng ta chuyển ma thành Phật, đó là chân thật không giả dối.

Pháp thân, Báo thân cập Hóa thân,
Tam thân bản lai thị nhất thân,
Nhược hướng tánh trung năng tự kiến,
Tức thị thành Phật Bồ-đề nhân.

Pháp thân, Báo thân và Hóa thân, bathân đó xưa nay là một thân thôi, nếu nhằm trong tánh mình mà hay tự thấy thểchung của ba thân, tức là nhân Bồ-đề, nhân thành Phật chớ không có chi lạ. Vìtuy ba thân nhưng đồng một thể, một thể là Tự tâm. Ba thân Phật, Pháp thân, Báothân, Hóa thân đều gốc Tự tâm mình. Nếu thấy đúng như vậy là mình tạo nhânBồ-đề thành Phật.

Bản tùng Hóa thân sanh tịnh tánh,
Tịnh tánh thường tại Hóa thân trung,
Tánh sử Hóa thân hành chánh đạo,
Đương lai viên mãn chân vô cùng.

Vốn từ Hóa thân sanh Tánh thanhtịnh, Tánh thanh tịnh thường ở trong Hóa thân này, nghĩa là ngay thân giả dốinày có cái Tánh chân thật, Tánh chân thật đó ở ngay trong thân giả dối này chớkhông ở đâu xa. Do có Tánh chân thật đó mới dấy niệm để mình biết tu, biết làmlành, biết hướng về cái chân thật, về sau này viên mãn, đó là chỗ chân thậtkhông cùng tận.

Dâm tánh bản thị tịnh tánh nhân,
Trừ dâm tức thị tịnh tánh thân,
Tánh trung các tự ly ngũ dục,
Kiến tánh sát-na tức thị chân.

Tánh dâm vốn là nhân của Tánh thanhtịnh, trừ dâm tức là thân tánh thanh tịnh. Nói như thế thật khó hiểu, vậy tôinói sân nguyên là Bồ-đề, có được không? Vì khi sân chưa dấy lên đó là Bồ-đề, docảnh quấy nhiễu dấy lên thành sân, khi sân lặng xuống thì thành Bồ-đề lại. Nhưvậy sân gốc từ Bồ-đề nhưng vì mê theo cảnh nên dấy động thành phiền não. Đốicảnh mà không dấy động thì phiền não thành Bồ-đề. Vì thế tất cả tánh, chúng tađừng dùng cách này cách kia trừ, mà phải biết rõ Thật tánh của nó là như thế.Thật tánh của nó như thế là sao? Như chúng ta thấy sóng, thử hỏi làm sao trừsóng? Sóng dấy lên từ nước, nay muốn cho sóng lặng phải làm sao? Gió dừng, sónglặng cũng trở về nước lại. Sóng không có Thật thể chỉ do một cơn quấy động củagió. Cũng thế tham sân si, phiền não không có Thật thể, do mê chạy theo cảnh màdấy lên, khi hết mê thì nó là tánh Bồ-đề. Hiểu như thế, chúng ta thấy rõ khôngcần phải trừ nó mà cần phải dừng duyên, đừng lầm mê nữa, tự nhiên nó lặngxuống. Thế nên trong tánh đều tự lìa ngũ dục, người thấy tánh chỉ trong khoảngsát-na tức là được chân thật.

Kim sanh nhược ngộ đốn giáo môn,
Hốt ngộ Tự tánh kiến Thế Tôn,
Nhược dục tu hành mích tác Phật,
Bất tri hà xứ nghĩ cầu chân.

Đời này nếu gặp pháp môn đốn giáo,chợt ngộ được Tự tánh, thấy được Phật, nếu muốn tu hành mong làm Phật, khôngbiết nơi nào nghĩ tìm chân. Vậy chúng ta muốn thành Phật thì phải làm sao? Tứcngay nơi Tự tánh mình, chớ muốn tìm làm Phật ở bên ngoài thì không chỗ nào tìmđược chân cả. Phật thật chỉ nơi tâm tánh chúng ta, chớ không phải ở ngoài, nếutìm bên ngoài không bao giờ có.

Nhược năng tâm trung tự kiến chân,
Hữu chân tức thị thành Phật nhân,
Bất kiến Tự tánh ngoại mích Phật,
Khởi tâm tổng thị đại si nhân.

Nếu hay trong tâm tự thấy chân, cóchân tức là nhân thành Phật, ngay nơi tâm mình thấy cái chân thật, vừa thấy cáichân thật, đó là nhân thành Phật. Chẳng thấy Tự tánh, bên ngoài tìm Phật, khởitâm tìm Phật thảy là người đại si. Nếu không ngay tâm mình thấy Phật lại chạyra ngoài tìm Phật, vừa khởi tâm ra ngoài tìm Phật, đó là người ngu to chớ khôngphải ngu vừa.

Đốn giáo pháp môn kim dĩ lưu,
Cứu độ thế nhân tu tự tu,
Báo nhữ đương lai học đạo giả,
Bất tác thử kiến đại du du.

Pháp môn đốn giáo ngày nay đã lưutruyền để cứu độ người thế gian phải tự tu hành, bảo các ông những người họcđạo đời sau (Tổ nói với chúng ta đấy) không khởi cái thấy như thế này (thấyđúng như Tổ dạy) thì rất là xa xôi.

Tổ nói kệ rồi bảo rằng:

Các ông ở lại an vui, sau khi tôidiệt độ, chớ làm theo thế gian khóc lóc như mưa, nhận lễ vật điếu tang, thânmặc hiếu phục, chẳng phải là đệ tử của tôi cũng không phải là chánh pháp. Chỉbiết tự Bản tâm, thấy tự Bản tánh, không động không tịnh, không sanh khôngdiệt, không đi không lại, không phải không quấy, không trụ không vãng, e cácông trong tâm mê, không hiểu ý tôi, nay lại dặn dò các ông khiến các ông thấytánh. Sau khi tôi diệt độ, y theo đây tu hành, như ngày tôi còn sống, nếu tráilời tôi dạy, giả sử tôi còn ở đời, cũng không có lợi ích gì.

Tổ căn dặn thật rõ ràng, nếu y theolời Tổ dạy dầu Ngài có tịch rồi cũng như Ngài hiện có mặt, nếu trái lời Tổ dạythì giả sử Ngài có mặt cũng không lợi ích gì. Đó là lời dặn thiết tha của Ngài.

Tôi nhắc lại, Tổ dặn sau khi Ngàitịch rồi, thứ nhất là đừng có khóc lóc như mưa, thứ hai là đừng thọ người tacúng điếu, thứ ba là đừng mặc áo tang v.v... vì làm như vậy không phải là đệ tửcủa Tổ và cũng không hợp với chánh pháp. Thế mà sau này nhiều chùa cũng bàynhiều việc, đó là không hợp, chúng ta phải biết rõ như vậy.

Tổ lại nói kệ rằng:

Ngột ngột bất tu thiện,
Đằng đằng bất tạo ác,
Tịch tịch đoạn kiến văn,
Đãng đãng tâm vô trước.

Ngơ ngơ không tu thiện, ngáo ngáokhông làm ác, ngơ ngơ ngáo ngáo không làm thiện không làm ác, lặng lẽ dứt mọithấy nghe, thênh thang tâm không dính mắc. Đây là điểm thiết yếu, nghĩa làchúng ta tu mà đối với điều thiện chúng ta như lơ là, đối với điều ác chúng tacũng như lạnh nhạt tức là không dính nơi thiện, không kẹt nơi ác, cả thấy nghe đềulặng lẽ, tâm thênh thang không dính mắc bất cứ điều gì. Đấy là chỗ giải thoát.

Tổ nói kệ rồi ngồi ngay thẳng đếncanh ba, chợt bảo đệ tử rằng: “Tôi đi nhé!” Rồi im lặng mà hóa.

Vui không? Như vậy khóc làm chi!

Khi ấy mùi hương lạ đầy cả thất, cómột móng trắng vòng giáp đất, trong rừng cây cối đều biến thành màu trắng, cầmthú kêu vang bi thương.

Đến tháng mười một, quan liêu cùngmôn nhân tăng tục ba quận Quảng, Thiều, Tân, đua nhau tới đón thân của Tổ.

Tổ vừa tịch, các đồ đệ muốn tranhgiành rồi. Khi sanh tiền Tổ ở ba chùa tại ba quận trên, nay nghe Ngài tịch banơi kéo đến giành rước về chôn đặng chùa mình được hưởng lợi lớn, thật là tráivới lời Tổ dạy.

Không giải quyết được việc tranhgiành mới thắp hương khấn đảo rằng: “Khói hương chỉ về chỗ nào là Tổ về chỗấy.” Khi ấy khói hương bay thẳng về Tào Khê. Ngày mười ba tháng mười một dờithần khám và những y bát được truyền trở về. Năm kế tháng bảy mới mở khám, đệtử Phương Biện dùng đất trầm tô lên trên, đệ tử nhớ lời huyền ký sẽ bị lấy đầucủa Tổ, mới lấy sắt lá bao quanh cổ để giữ cổ của Tổ rồi đưa vào trong tháp.

Tổ tịch rồi thân Ngài khô lại chớkhông rã, còn nguyên cho đến sau này. Trong quyển Tổ Huệ Năng có chụp hình thâncủa Ngài. Khi có người vào cắt cổ Ngài, gặp sắt gây tiếng động nên bị bắt.

Chợt trong tháp có hào quang trắnghiện ra thẳng lên trên trời, ba ngày mới tan. Thiều Châu tâu lên Vua và phụngsắc lập bia ghi đạo hạnh của Tổ. Tổ sống bảy mươi sáu tuổi, hai mươi bốn tuổiđược truyền y, năm ba mươi chín tuổi mới thế phát, nói pháp lợi sanh ba mươibảy năm, đệ tử nối pháp bốn mươi ba người, người ngộ đạo siêu phàm không biếtbao nhiêu mà tính. Tín y của Tổ Đạt-ma truyền, áo ma-nạp cùng với bát báu củavua Trung Tông ban cho và tượng của Phương Biện đắp cùng với những đạo cụ củaTổ để tại đạo tràng Bảo Lâm, lưu truyền kinh Pháp Bảo Đàn để bày tông chỉ củaTổ, hưng long Tam Bảo và lợi ích quần sanh.

Tóm lại trước khi tịch, Tổ dặn dò kỹlưỡng từ công việc truyền bá Phật pháp, phải truyền bá thế nào, nói pháp thếnào, cho đến sự tu hành, phải ứng dụng Nhất tướng tam-muội, Nhất hạnh tam-muộivà khi Ngài tịch phải làm lễ ra sao v.v... Ngài chỉ dạy tỉ mỉ rành mạch. Ngườihọc đạo hiểu được lý đạo rồi mới thấy lòng từ bi của Tổ thật không sao kể xiết.Ngài không truyền y, truyền bát mà chỉ truyền pháp tức là truyền kinh Pháp BảoĐàn để chỉ dạy người sau.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]