- 01-Pháp Hội Nhân Do
- 02-Thiện Hiện Khải Thỉnh
- 03-Đại Thừa Chánh Tông
- 04-Diệu Hạnh Vô Trụ
- 05-Như Lý Thật Kiến
- 06-Chánh Tín Hy Hữu
- 07-Vô Ðắc Vô Thuyết
- 08-Y Pháp Xuất Sanh
- 09-Nhất Tướng Vô Tướng
- 10-Trang Nghiêm Tịnh Ðộ
- 11-Vô Vi Phước Thắng
- 12-Tôn Trọng Chánh Giáo
- 13-Như Pháp Thọ Trì
- 14-Ly Tướng Tịch Diệt
- 15-Trì Kinh Công Ðức
- 16-Năng Tịnh Nghiệp Chướng
- 17-Cứu Kính Vô Ngã
- 18-Nhất Thể Ðồng Quán
- 19-Pháp Giới Thông Hoá
- 20-Ly Sắc Ly Tướng
- 21-Phi Thuyết Sở Thuyết
- 22-Vô Pháp Khả Ðắc
- 23-Tịnh Tâm Hành Thiện
- 24-Phước Trí Vô Tỷ
- 25-Hóa Vô Sở Hóa
- 26-Pháp Thân Phi Tướng
- 27-Vô Ðoạn Vô Diệt
- 28-Bất Thọ Bất Tham
- 29-Uy Nghi Tịch Tĩnh
- 30-Nhất Hiệp Tướng Lý
- 31-Tri Kiến Bất Sinh
- 32-Ứng Hoá Phi Chân
KINH KIM CANG
GIẢNG GIẢI
Hòa Thượng Thích Thanh Từ
ÐOẠN27
ÂM:
VÔ ÐOẠN, VÔ DIỆT.
Tu-bồ-đề! Nhữ nhược tác thị niệm: Như Lai bất dĩ cụ túc tướng cố đắcA-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề. Tu-bồ-đề! Mạc tác thị niệm: Như Lai bất dĩ cụtúc tướng cố đắc A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề. Tu-bồ-đề! Nhữ nhược tác thịniệm: Phát A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề tâm giả, thuyết chư pháp đoạn diệt,mạc tác thị niệm. Hà dĩ cố? Phát A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề tâm giả, ư phápbất thuyết đoạn diệt tướng.
DỊCH:
KHÔNG ÐOẠN, KHÔNG DIỆT.
Này Tu-bồ-đề, nếu ông khởi nghĩ thế này, Như Lai chẳng do cáctướng cụ túc được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Tu-bồ-đề, chớ khởi nghĩ thếấy, Như Lai không do tướng cụ túc mà được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.Tu-bồ-đề, nếu ông khởi nghĩ thế này: Người phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánhgiác nói các pháp đoạn diệt, chớ khởi cái nghĩ này. Vì cớ sao? Vì người pháttâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, đối với pháp không có nói tướng đoạn diệt.
GIẢNG:
Ðây là đức Phật sợ khi nghe nói tất cả sắc tướng thanh âm không phải làPhật, chúng ta lại tưởng Phật là ngoài thân năm uẩn mà có. Như thế thì thân nămuẩn này không liên hệ gì với Phật cả. Thế nên đến đây đức Phật liền xác nhận:Này Tu-bồ-đề, ông chớ khởi nghĩ thế này, Như Lai chẳng do các tướng đầy đủ màđược Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Chớ khởi nghĩ như thế. Vì sao? Vì Phật thànhPhật là ngay nơi thân này mà thành, chớ đâu phải ngoài thân này. Nếu chúng tanghĩ Phật ngoài thân này thì đó là bệnh. Pháp thân lồng sẵn trong thân sắctướng. Chữ Như Lai ở đây phải hiểu là pháp thân, pháp thân đó có sẵn trong sắcthân này. Ðừng bao giờ nghĩ Như Laichẳng do các tướng cụ túc mà được Vô thượngChánh đẳng Chánh giác, vì chính được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác là ngaynơi thân sắc tướng này. Như vậy để cho chúng ta biết không phải cầu Phật ngoàithân này mà ngay thân năm uẩn đã có pháp thân, đừng tách rời nó mà tìm Phật.
Tiếp theo, đức Phật dạy thêm: Này Tu-bồ-đề, ông nếu khởi nghĩ thế này,người phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác nói các pháp đoạn diệt. Chớ khởinghĩ như thế. Vì cớ sao? Vì người phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giácđối với pháp không nói tướng đoạn diệt. Khi nói điều này, Phật lại sợ chúngta chấp điều kia. Ðức Phật bảo: Muốn cầu thành Phật thì phải ngay nơi sắc thânnày mà cầu. Nhưng lại sợ chúng ta hiểu lầm thân sắc tướng này hoại thì Phật mấtsao. Tuy thân sắc tướng hoại nhưng pháp thân không mất, thế nên Phật bảo ôngđừng nghĩ người phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác nói pháp đoạn diệt.Ngay trong thân sanh diệt có pháp thân bất sanh bất diệt. Khi nghe nói ngaytrong sắc thân này cầu Phật, chúng ta nghĩ khi sắc thân đoạn diệt thì Phật cũngđoạn diệt luôn. Ðừng hiểu lầm như thế, vì người thành Phật không bao giờ nóicác pháp đoạn diệt. Chính điểm này là điểm mà tất cả người tu Phật phải để ý.Bởi vì chúng ta thường có hai thứ bệnh, bệnh chấp thường và bệnh chấp đoạn. Chấpthường là nghĩ rằng trong thân mình có linh hồn, linh hồn đời đời không bao giờmất. Chấp đoạn thì nói thân này chết rồi là hết, không còn gì nữa. Chúng taphải thấy rõ thân này là tướng hư giả do tứ đại hợp. Ðã là tướng hư giả thì khitứ đại tan rã, thân này không còn. Tứ đại là vô tri, nhưng trong tứ đại hợp nàycó cái tri giác. Tri giác lại chia hai phần, tri giác hư vọng sanh diệt và trigiác không hư vọng, không sanh diệt. Khi người ta chấp toàn vật chất thì đứcPhật phá tứ đại là không thật. Khi người ta xem nhẹ phần vật chất, chấp nặngphần tinh thần thì đức Phật phá ngũ uẩn. Sắc uẩn là tứ đại; thọ, tưởng, hành,thức, bốn uẩn này thuộc về tinh thần. Bốn uẩn thọ, tưởng, hành, thức là tướngtâm sanh diệt, bốn tướng tâm sanh diệt này không phải là ngã. Như thế là để pháchấp ngã về thân, chấp ngã về tâm. Khi thân giả và tâm giả này mất rồi thì NhưLai tức pháp thân hiện tiền. Thế nên pháp thân không phải là tướng đoạn diệt.Thân hư giả và tâm hư giả mất chớ không phải pháp thân mất, như thế là thành Vôthượng Chánh đẳng Chánh giác, chớ không phải tới đó là hết. Có người nóiNiết-bàn là viên tịch, chỗ đó lặng lẽ, hoàn toàn không có gì cả, đó là lầm lẫn,hiểu không thấu đáo. Ðúng ra khi không còn những mầm sanh diệt, đó là chân thậtgiải thoát, đó là Như Lai bất sanh bất diệt.