Giảng Giải: Hoà Thượng Tuyên Hoá
Hán dịch: Ngài Cưu Ma La Thập
Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Minh Định
1. GIẢI THÍCH TÊN KINH :
"Diệu", đối với chữ diệu nầy, chúng ta phải cần một phen, hạ khổ công phu để nghiên cứu. "Diệu" tức là huyền diệu, vi diệu, thâm áo không thể dò. Ngài Trí Giả Đại Sư, chỉ nói về một chữ diệu, mà phải mất thời gian chín mươi ngày, tập thành một bộ Pháp Hoa Huyền, là một bộ Kinh quan trọng trong ba bộ Kinh lớn của tông Thiên Thai. Đó là, chỉ nói một chữ diệu, mà phải mất ba tháng mới nói xong, bạn nói có diệu chăng !
Trước khi, giảng bất cứ bộ Kinh gì, thì trước hết giảng về "thất chủng lập đề" (bảy loại làm tên Kinh) và "ngũ trùng huyền nghĩa" (năm tầng nghĩa huyền diệu), đó là quy tắt giảng Kinh của tông Thiên
Bảy loại làm tên Kinh là : Đơn có ba, kép có ba, đầy đủ có một. Trước hết nói về đơn có ba, tức là người, pháp và dụ.
Thứ nhất là đơn nhân (người) lập đề, ví như "Phật Nói Kinh A Di Đà." Phật là người, A Di Đà cũng là người, cho nên gọi là đơn nhân (người) lập đề, chỉ dùng một người để đại biểu tên của một bộ Kinh. Vì Kinh A Di Đà nầy là nói về pháp môn Tịnh Độ, nói về thế giới Cực Lạc, của Phật A Di Đà. Tại sao có thế giới Cực Lạc ? Vì khi Phật A Di Đà, tại nhân địa làm Tỳ Kheo Pháp Tạng, thì phát bốn mươi tám đại nguyện. Những nguyện nầy nguyện nào cũng độ tất cả chúng sinh vãng sinh về thế giới Cực Lạc, tương lai sẽ thành Phật. Cho nên, bộ Kinh nầy dùng Đức Phật A Di Đà, để đại biểu tên của bộ Kinh nầy.
Kinh Pháp Hoa Giảng Giải. HT Thích Tuyên Hóa giảng, Thích Minh Định dịch Việt