Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài 02: Kinh Tiểu Không giải nghĩa

18/07/201820:47(Xem: 2082)
Bài 02: Kinh Tiểu Không giải nghĩa

KINH

TIỂU KHÔNG
(Cùlasunnata sutta)

Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch Việt

GIẢI NGHĨA

Toàn Không

(Tiếp theo)

 

2. ĐỊA TƯỞNG:

 

- Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không tác ý nhân tưởng, không tác ý lâm tưởng, chỉ tác ý sự nhất trí do duyên địa tưởng. Tâm vị ấy thích thú, hân hoan, an trú, hướng đến địa tưởng.

     Nghĩa là vị Tăng không chú tâm nghĩ nhớ đến “người dân”, không chú tâm nghĩ nhớ đến “khu rừng”, mà chỉ chú tâm duy nhất nghĩ nhớ đến “dải đất” (địa tưởng) mà thôi. Vị ấy vui thích an định tâm thức nghĩ nhớ đến “dải đất”.

 

Ví như, này Ananda, tấm da con bò được căng thẳng trên một trăm cọc gỗ, đặc tánh tấm da được đoạn trừ (vigatavasika); cũng vậy, này Ananda, Tỷ-kheo, không tác ý đối với tất cả vật gì trên đất này: đất khô và vùng lầy, sông và vùng lầy, các cây có thân và có gai, núi và đất bằng, vị ấy tác ý snhất trí do duyên địa tưởng.

 

     Nghĩa là ví như căng da con bò cho bằng phẳng bởi vô số cọc thì không còn đặc tính của da theo hình thù con bò; ở đây vị ấy không chú tâm nghĩ nhớ đến các chi tiết trên đất như đất khô hay lầy, cao hay thấp, có cây hay cỏ, là sông hồ hay núi rừng v.v… mà vị ấy chỉ chú tâm duy nhất nghĩ nhớ đến “dải đất” bng phẳng mà thôi.

 

Vị ấy tuệ tri như sau: "Các ưu phiền do duyên nhân tưởng không có mặt ở đây; các ưu phiền do duyên lâm tưởng không có mặt ở đây. Và chỉ có một ưu phiền này, sự nhất trí do duyên địa tưởng". Vị ấy tuệ tri: "Loại tưởng này không có nhân tưởng". Vị ấy tuệ tri: "Loại tưởng này không có lâm tưởng, và chỉ có một cái này không phải không, tức là sự nhất trí do duyên địa tưởng".

 

     Nghĩa là vị ấy biết rõ (tuệ tri) rằng các lo lắng buồn rầu về “người dân” không nghĩ nhớ đến (không có mặt ở đây), các lo lắng buồn rầu về “khu rừng” cũng không nghĩ nhớ đến, mà chỉ có một cái lo lắng buồn rầu không phải là không có, đó là duy nhất (nhất trí) nghĩ nhớ đến “dải đất” bng phẳng mà thôi.

     Đến đây thì các dính mắc về người dân và khu rừng đã dẹp sạch sẽ, nên không còn nghĩ nhớ đến các thứ này nữa.

 

Và cái gì không có mặt ở đây, vị ấy xem cái ấy là không có. Nhưng đối với cái còn lại, ở đây vị ấy tuệ tri: "Cái kia có, cái này có". Này Ananda, cái này đối với vị ấy là như vậy, thật có, không điên đảo, sự thực hiện hoàn toàn thanh tịnhkhông tánh.

 

     Nghĩa là cái gì không nghĩ nhớ đến (không có mặt), vị ấy coi là không có, nhưng đối với cái nghĩ nhớ đến (cái còn lại), vị ấy biết rõ rằng “Có cái này, có cái kia”, là thật có, không dính mắc chấp trước, không tán loạn, được thanh tịnh, để thâm nhập chân thật (không điên đảo), sự thực là như vậy, do hành trì thiền quán như thế lâu dài được nhu nhuyễn hoàn toàn sẽ đưa tới thanh tịnh đạt bản thể các vật là không Tự Tính, là biến đổi không cố định, là Tính Không (không Tánh).

 

3. KHÔNG VÔ BIÊN

    XỨ TƯỞNG

 

- Lại nữa, này Ananda, Tỷ-kheo không tác ý lâm tưởng, không tác ý địa tưởng, tác ý sự nhất trí do duyên Không vô biên xứ. Tâm vị ấy được thích thúhân hoanan trú, hướng đến Không vô biên xứ.

     Nghĩa là vị ấy không chú tâm nghĩ nhđến “khu rừng”, không chú tâm nghĩ nhớ đến “dải đất”, chỉ chú tâm duy nhất đến “Chỗ Không không tận cùng” (Không vô biên xứ) mà thôi, tức là do muốn tiêu diệt chướng ngại của thân nên hướng đến Không. Do đó vị ấy vui thích an định hướng đến “Chỗ Không không tận cùng”.

 

Vị ấy tuệ tri như sau: "Các ưu phiền, do duyên lâm tưởng không có mặt ở đây; các ưu phiền do duyên địa tưởng không có mặt ở đây. Và chỉ có một ưu phiền này, tức là sự nhất trí do duyên Không vô biên xứ tưởng". Vị ấy tuệ tri: "Loại tưởng này không có lâm tưởng". Vị ấy tuệ tri: "Loại tưởng này không có địa tưởng, và chỉ có một cái này không phải không, tức là sự nhất trí do duyên Không vô biên xứ tưởng".

 

     Nghĩa là vị ấy biết rõ rằng các lo buồn do nghĩ nhớ “khu rừng” không có, các lo buồn do nghĩ nhớ “dải đất” cũng không có. Chỉ có một cái lo buồn không phải là không có, đó là tâm nghĩ nhớ đến “Chỗ Không không tận cùng” (Không vô biên xứ).

 

Và cái gì không có mặt ở đây, vị ấy xem cái ấy là không có. Nhưng đối với cái còn lại, ở đây vị ấy biết: "Cái kia có, cái này có". Này Ananda, cái này đối với vị ấy là như vậy, thật có, không điên đảo, sự thực hiện hoàn toàn thanh tịnhkhông tánh.

 

     Nghĩa là cái gì không nghĩ nhớ đến (không có mặt), vị ấy coi là không có, nhưng đối với cái nghĩ nhớ đến (cái còn lại), vị ấy biết rõ rằng “Có cái này, có cái kia”, là thật có, không dính mắc chấp trước, không tán loạn, được thanh tịnh, để thâm nhập chân thật (không điên đảo), sự thực là như vậy, do hành trì thiền quán như thế được nhu nhuyễn hoàn toàn sẽ đưa tới thanh tịnh đạt bản thể các vật là không Tự Tính, là biến đổi không cố định, là Tính Không (Không Tánh).

 

4. THỨC VÔ BIÊN XỨ TƯỞNG:

 

- Lại nữa, này Ananda, Tỷ-kheo không tác ý địa tưởng, không tác ý Không vô biên xứ tưởng, chỉ tác ý sự nhất trí do duyên Thức vô biên xứ. Tâm vị ấy được thích thúhân hoanan trú, hướng đến Thức vô biên xứ.

 

     Nghĩa là vị ấy không chú tâm nghĩ nhớ đến dải đất, không chú tâm nghĩ nhớ đến “Chỗ Không không tận cùng”, mà chỉ chú tâm nghĩ nhớ đến “Chỗ Nhận biết không tận cùng” (Thức vô biên xứ); tức là sắc thân và sáu thức (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý thức) không còn chướng ngại. Do ý thức sắc và thân đều là giả có, là không, nên Sáu Căn không còn dính mắc Sáu Trần, như Nhãn thức không chạy theo khi mắt bị hình ảnh dung mạo quyến rũ, Nhĩ thức không dính mắc khi tai nghe bị tiếng lôi kéo v.v…. Chỉ còn A Lại Da thức (Tạng thức hay Thức thứ tám) và một phần Mạt Na thức (Thức thứ bảy chấp cái ta) nhỏ nhiệm mà thôi. Vị ấy vui thích an định tâm thức hướng đến “Chỗ Không không tận cùng”.

 

Vị ấy tuệ tri như sau: "Các ưu phiền do duyên địa tưởng không có mặt ở đây; các ưu phiền do duyên Không vô biên xứ tưởng không có mặt ở đây. Và chỉ có một ưu phiền phiền này, tức là sự nhất trí do duyên Thức vô biên xứ tưởng". Vị ấy tuệ tri: "Loại tưởng này không có địa tưởng". Vị ấy tuệ tri: "Loại tưởng này không có Không vô biên xứ tưởng, và chỉ có một cái này không phải không, tức là sự nhất trí do duyên Thức vô biên xứ tưởng".

 

     Nghĩa là vị ấy biết rõ rằng các lo buồn về “dải đất” không được nghĩ nhớ đến (không có mặt ở đây), các lo buồn về “Chỗ Không không tận cùng” cũng không được nghĩ đến (không có mặt ở đây), và chỉ có một cái lo buồn không phải không có, đó là duy nhất nghĩ nhớ đến “Chỗ Nhận biết không tận cùng” (Thức vô biên xứ).

 

Và cái gì không có mặt ở đây, vị ấy xem cái ấy là không có. Nhưng đối với cái còn lại, ở đây vị ấy tuệ tri: "Cái kia có, cái này có". Này Ananda, cái này đối với vị ấy là như vậy, thật có, không điên đảo, sự thực hiện hoàn toàn thanh tịnhkhông tánh.

 

     Nghĩa là cái gì không nghĩ đến (không có mặt), vị ấy coi là không có, nhưng đối với cái nghĩ đến (cái còn lại), vị ấy biết rõ rằng “Có cái này, có cái kia”, là thật có, không dính mắc chấp trước, không tán loạn, được thanh tịnh, để thâm nhập chân thật (không điên đảo), sự thực là như vậy, do hành trì thiền quán như thế được nhu nhuyễn hoàn toàn sẽ đưa tới thanh tịnh đạt bản thể các vật là không Tự Tính, là biến đổi không cố định, là Tính Không (Không Tánh).

 

5. VÔ SỞ HỮU TƯỞNG:

 

- Lại nữa, này Ananda, Tỷ-kheo không tác ý Không vô biên xứ tưởng, không tác ý Thức vô biên xứ tưởng, chỉ tác ý sự nhất trí do duyên Vô sở hữu xứ tưởng. Tâm vị ấy được thích thú, hân hoanan trú, hướng đến Vô sở hữu xứ.

     Nghĩa là vị ấy không chú tâm nghĩ nhớ đến “Chỗ Không không tận cùng”, không chú tâm nghĩ nhớ đến “Chỗ Nhận biết không tận cùng”, chỉ một lòng chú tâm nghĩ nhớ đến “Chỗ Trống không” (Vô sở hữu xứ) mà thôi; tức là sắc và không đã diệt sạch, tâm thức đã dứt hết, được tịch lặng. Vị ấy vui thích an định hướng đến “Chỗ Trống không”.

 

Vị ấy tuệ tri như sau: "Các ưu phiền do duyên Không vô biên xứ tưởng không có mặt ở đây; các ưu phiền do duyên Thức vô biên xứ tưởng không có mặt ở đây. Và chỉ có một ưu phiền này, tức là sự nhất trí do duyên Vô sở hữu xứ tưởng". Vị ấy tuệ tri: "Loại tưởng này không có Không vô biên xứ tưởng". Vị ấy tuệ tri: "Loại tưởng này không có Thức vô biên xứ tưởng, và chỉ có một cái này không phải không, tức là sự nhất trí do duyên Vô sở hữu xứ tưởng".

 

     Nghĩa là vị ấy biết rõ rằng các lo buồn về “Chỗ Không không tận cùng” không được nghĩ nhớ đến (không có), các lo buồn về “Chỗ Nhận biết không tận cùng” cũng không được nghĩ nhớ đến (không có), và chỉ có một lo buồn không phải là không có, đó là duy nhất nghĩ nhớ đến “Chỗ Trống không” (Vô sở hữu xứ tưởng).

 

Và cái gì không có mặt ở đây, vị ấy xem cái ấy là không có. Nhưng đối với cái còn lại, ở đây, vị ấy tuệ tri: "Cái kia có, cái này có". Này Ananda, cái này đối với vị ấy là như vậy, thật có, không điên đảo, sự thực hiện hoàn toàn thanh tịnhkhông tánh.

 

     Nghĩa là cái gì không nghĩ đến (không có mặt), vị ấy coi như không có, nhưng đối với cái nghĩ đến (cái còn lại), vị ấy biết rõ rằng “Có cái này, có cái kia”, là thật có, không dính mắc chấp trước, không tán loạn, được thanh tịnh, để thâm nhập chân thật (không điên đảo), sự thực là như vậy, do hành trì thiền quán như thế được nhu nhuyễn hoàn toàn sẽ đưa tới thanh tịnh đạt bản thể các vật là không Tự Tính, là biến đổi không cố định, là Tính Không (Không Tánh)

 

6. PHI TƯỞNG

PHI PHI TƯỞNG:

 (Còn tiếp)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567