Đại Tạng Kinh Việt Nam
KINH TƯƠNG ƯNG BỘ
Samyutta Nikàya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt - Phật Lịch 2537 - 1993
TẬP III - THIÊN UẨN
Tương Ưng Phiền Não
I. Con Mắt (S.iii,232)
1-2) Nhân duyên ở Sàvathi...
3) -- Này các Tỷ-kheo, dục tham đối với mắt là tùy phiền não của tâm. Dục tham đối với tai là tùy phiền não của tâm. Dục tham đối với mũi là tùy phiền não của tâm. Dục tham đối với lưỡi là tùy phiền não của tâm. Dục tham đối với thân là tùy phiền não của tâm. Dục tham đối với ý là tùy phiền não của tâm.
4) Này các Tỷ-kheo, khi nào vị Tỷ-kheo đối với sáu xứ này, đoạn tận được tùy phiền não, thời tâm vị ấy hướng về ly dục. Do biến mãn với ly dục, tâm vị ấy được xem là kham nhẫn, chứng tri đối với các pháp cần phải giác ngộ.
II. Sắc
(Như kinh trên, chỉ thế vào sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp).
III. Thức
(Như kinh trên, chỉ thế vào nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức).
IV. Xúc
(Như kinh trên, chỉ thế vào nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc, ý xúc).
V. Thọ
(Như kinh trên, chỉ thế vào thọ do nhãn xúc sanh, thọ do nhĩ xúc sanh, thọ do thiệt xúc sanh, thọ do thân xúc sanh, thọ do ý xúc sanh).
VI. Tưởng
(Như kinh trên, chỉ thế vào sắc tưởng, thanh tưởng, hương tưởng, vị tưởng, xúc tưởng, pháp tưởng).
VII. Tư
(Như kinh trên, chỉ thế vào sắc tư, thanh tư, hương tư, vị tư, xúc tư, pháp tư).
VIII. Ái
(Như kinh trên, chỉ thế vào sắc ái, thanh ái, hương ái, vị ái, xúc ái, pháp ái).
IX. Giới
(Như kinh trên, chỉ thế vào địa giới, thủy giới, hỏa giới, phong giới, không giới, thức giới).
X. Uẩn (S.iii,234)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) -- Này các Tỷ-kheo, dục tham đối với sắc uẩn là tùy phiền não của tâm. Dục tham đối với thọ uẩn là tùy phiền não của tâm. Dục tham đối với tưởng uẩn là tùy phiền não của tâm. Dục tham đối với hành uẩn là tùy phiền não của tâm. Dục tham đối với thức uẩn là tùy phiền não của tâm.
4) Này các Tỷ-kheo, khi nào vị Tỷ-kheo đối với năm xứ này, đoạn tận được tùy phiền não, thời tâm vị ấy hướng về ly dục. Do biến mãn với ly dục, tâm vị ấy được xem là kham nhẫn, chứng tri đối với các pháp cần phải giác ngộ.