TĂNG GIÀ PHẠM HẠNH
PHẬT PHÁP HƯNG LONG
Sa Môn Thích Bảo Lạc
Ba ngày Tết đã qua mọi việc trở lại bình thường, không còn không khí nhộn nhịp vui xuân của đêm Giao thừa, sáng Mồng Một ngày đầu năm hay ngày Mồng Ba vẫn còn vẽ tươi mới của tiết xuân lần lượt tụ hội giữa đất trời. Bước sang ngày Mồng Bốn tháng Giêng năm Kỷ Hợi, tôi ngồi tại thư phòng của Tự Viện Pháp Bảo nơi có cây Bồ Đề cổ thụ trong sân kế bên chánh điện tỏa rộng vươn lên cao đầy sức sống, gồm sáu cành lớn biểu tượng cho pháp lục độ: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ mà người hành Bồ Tát đạo thực hành cho đến khi công viên quả mãn. Pháp Bảo là ngôi chùa Việt đầu tiên tại Úc, mới đó mà cũng gần bốn mươi năm rồi, và người chăm sóc nay tuổi xấp xỉ gấp đôi vẫn đủ sức phấn đấu. Giờ này tôi trở lại công việc thường nhật là đọc Đại Tạng Kinh Đại Chánh Tạng nay đã tới tập 23 thuộc Luật bộ của người xuất gia. Phật dạy hàng đệ tử xuất gia thật tinh tế qua từng oai nghi phép tắc của giới Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, có nhiều việc hay vấn đề Ngài nhắc đi nhắc lại ít nhất cũng là ba lần để cho hàng đệ tử chậm hiểu có thể nắm bắt, lãnh hội được ý của bậc Thầy cho đầy đủ rõ ràng hầu áp dụng được lợi lạc.
Luật Thập Tụng gồm 61 quyển, đây là quyển 49 từ các trang 358-360 và từ 367-368, Phật trả lời nghi vấn của Tỳ Kheo Ni. Đại Ái Đạo [1] về bốn việc: Thế nào là pháp, thế nào là phi pháp, thế nào là phi luật (tỳni), thế nào là Tỳ ni.Ý hỏỉ muốn Phật phân biệt giữapháp, luật và Phật pháp. Đức Phật dạy bà Kiều Đàm Di, nếu muốn biết pháp thời không theo dục mà theo vô dục, không theo lỗi lầm mà theo không lỗi lầm, theo tăng trưởng không theo không trưởng; nhất mực không theo phiền não mà phải xa lìa: Lời Phật dạy lần thứ nhất đến lần thứ hai Phật hỏi có phải bà muốn rõ thế nào là chẳng phải pháp, không phải luật, chẳng phải là Phật pháp? Nếu muốn biết Pháp thời không tuỳ dục không tùy vô dục; không theo lỗi lầm chẳng tùy lỗi lầm, theo tăng trưởng thời không theo không tăng trưởng không tùy phiền não, nếu muốn biết thế nào pháp, luật và Phật pháp, lần thứ ba Phật muốn biết rõ ý định người hỏi. Sau khi Tỳ Kheo Ni Kiều Đàm Di xác định, Phật dạy rằng, nếu muốn biết rõ Pháp thời theo tham không thể theo không tham; theo không che dấu, không theo che dấu; theo đa dục thời chẳng theo thiểu dục, theo khó thỏa mãn chẳng theo không khó thỏa mãn; theo khó trưởng dưỡng không theo chẳng khó trưởng dưỡng. Bà muốn biết rõ thế nào là Pháp, Luật, và Phật pháp? Muốn biết pháp thời theo vô tham không theo tham; theo thiểu dục không theo đa dục; theo che dấu không theo không che dấu; theo không khó thỏa mãn không theo khó thỏa mãn; theo không khó trưởng dưỡng không theo khótrưởng dưỡng. Đó chính là Pháp, là Luật (Tỳ ni), là Phật pháp.
Như vậy Pháp, Luật và Phật pháp là ba phạm trù nằm đan xen nhau khó thể phân biệt một cách rành mạch rõ ràng. Do những vấn đề tham-vô tham, thiểu dục-đa dục, che dấu-không che dấu, thỏa mãn-không thỏa mãn, trưởng dưỡng không trưởng dưỡng thật khó nhận ra; người học đạo giữ gìn giới luật đúng thì hiểu pháp và có hiểu rõ pháp mới duy trì bảo vệ và phát huy Phật pháp.Đây là vấn đề vô cùng hệ trọng đối với Tăng Ni trong thời đại văn minh tiên tiến như hiện nay. Người xuất gia biết thiểu dục, tri túc, không tham cầu, biết che dấu, thỏa mãn không thỏa mãn, trưởng dưỡng không trưởng dưỡng… Do vậy mới duy trì phát triển Phật Pháp.
Trưởng lão Ưu Bà Ly [2] Tư duy Chánh pháp, muốn biết những pháp nào làm cho giáo pháp sớm hoại diệt, tiêu vong?
Phật dạy có 5 pháp:
Đức Phật giải nghi cho Ưu Bà Ly nêu chỉ rõ 5 pháp, làm cho Chánh pháp tồn tại lâu dài.
Kinh nghiệm thắng-bại trên đường tu luôn cần hành theo hạnh nguyện của người xuất gia mới duy trì, phát triển làm cho Chánh pháp tồn tại theo 5 pháp như:
Những đệ tử lớn của Phật hỏi chung quy các vấn đềlàm sao bảo vệ giáo pháp tồn tại lâu ở đời mà không sớm bị suy tàn, hoại diệt; tương tự Ngài Nan Đề muốn biết sau thời Chánh pháp, tới thời Tượng pháp có bao nhiêu pháp khiến giáo pháp chóng diệt?
Phật dạy, vào thời kỳ Tượng pháp (sau Phật diệt độ 500 năm) có 5 điều phi pháp khiến cho Phật pháp diệt vong.Đó là:
Đó là những việc phi pháp tồn tại trong thời kỳ Tượng pháp.Đức Phật đã giải đáp nhiều vấn đề khác nhau đểứng xử, nhưng trong số chúng đệtử vẫn có vị Tỳ Kheo lặp lại câu hỏi trên. Nhân đấy, Phật đem việc vừa nêu dạy rõ cho chúng Tỳ Kheo, nên bảo Ưu Bà Ly rằng, trong tương lai có 5 viêc đáng sợ, còn bây giờ thì chưa, nhưng phải lo tìm phương pháp đối trị. Đó là những gì?
Đối pháp sai thời luật sai; đối luật sai nên pháp hẳn sai.Đó là những việc đáng quan tâm lo ngại. Và nay thì những việc này đã quá rõ ràng chẳng giống như ngày xưa khi Phật còn tại thế hơn 2,600 năm trước tại xứ Ấn Độ. Bậc Đại giác đã nhìn thấu suốt mọi việc trong đời, trong đạo để dạy bốn chúng đệ tử xuất gia, tại gia những gì cần phải làm và những gì nên tránh, để giữ tròn nhân cách đạo đức của người làm đạo mới đem đạo vào đời làm lợi lạc nhân sanh.
Trong tương lai cũng còn có 5 điều tác hại Phật pháp nên phải biết tìm cách đối trị mới mong trừ diệt. Đó là:
Lúc bấy giờ Tỳ Kheo Ca La hay ưa lui tới những nơi không nên tới cùng chuyện trò với đồng nữ, đàn bà góa, chốn thanh lâu, chỗ Tỳ Kheo ni. Do vậy, Phật dạy Tỳ Kheo không nên đến 5 chỗ: nhà bọn giặc cướp, nhà của Chiên đà la, nhà đồ tể, chốn thanh lâu, quán rượu. Tăng sĩ lui tới 5 nơi ấy, hẳn mọi người nghi ngờ người xuất gia có tà tâm, dụng ý tới những nơi ăn chơi sa đọa ấy làm gì. Thậm chí không nên hay không được tới nhà bọn giặc, vì chúng thấy người tu tưởng rằng muốn nhập bọn nên tìm cách thuyết phục, đe dọa. Đã là Tỳ Kheo hẳn phải tâm niệm pháp quy y thứ ba: không tin nghe theo bè bạn, bọn đảng xấu ác để khỏi bị lung lạc; không tới nhà Chiên đà la là nhà của những người nghèo khó (Candala) là hạng hạ tiện làm những việc hèn mọn như hàng thịt, chài lưới, nô bộc…họ sống đời cơ cực nên không hiểu biết nhiều. Nếu tiếp xúc họ, e bị hiểu lầm không cần thiết; người đồ tể cũng là chỗ sát sanh nên còn gọi là lò mổ xẻ, lò sút sanh, nơi lưu huyết vô số sinh vật để làm kế sinh sống. Nhà tu tiếp xúc họ vì bất cứ lý do gì cũng đều bất lợi cho cá nhân và tập thể Tăng đoàn; chốn thanh lâu (brothel)là nhà chứa, động mãi dâm của bọn dâm nữ, gái điếm dụ khách làng chơi, tới mua hoa để thỏa mãn dâm dục. Nếu không có gian ý nhà tu không được tới chỗ động điếm với bất cứ lý do gì. Chốn sau cùng, quán rượu là nơi quy tụ đủ mọi hạng người: giải sầu trút muộn, tìm quên qua men ruợu, bọn lục lâm giang hồ, chỗ hẹn hò của giới xã hội đen …là nơi phức tạp, ô nhiễm nên người tu cần phải xa lánh.
Phật dự tri biết trước trong tương lai còn xảy ra 5 điều tệ hại khác mà hàng xuất gia là Tỳ Kheo Phật ví như ác Tăng giống như trẻ nít ngây thơ chưa biết gì, không giữ đúng vai trò của người nam tử theo ái, sân, si, bố nghi (ái dục, sân hận, si mê, dọa sợ, nghi). Hể phạm vào những việc như vậy, người xuất gia đều thuộc loại ngây si như trẻ con không khác, nên không xứng đáng là người nam tử thuộc dòng Thích tử hay Thích Ca học nữ như thường được gọi. Những việc như trên thuộc về giới bổn; còn những việc sau đây về luật Tỳ ni (Vinaya) người xuất gia phạm có 5 tội: Ba La Di, Tăng già bà Thi Sa, Ba Dật đề, Ba La đề đềxá ni và Đột kiết la.
Bồ Tát có mười tội Ba La di: 1) giết 2) trộm 3) dâm 4) nói dối 5) mua rượu 6) nói lỗi người xuất gia và tại gia 7) tự khen mình, chê người 8) keo kiệt lại ưa tỵ hiềm và chỉ trích 9) giận hờn che tâm mà chẳng tỏ ra ăn năn 10) hủy báng Tam Bảo.
Vị Tăng phạm tội Tăng tàn sau khi xưng tội và sám hối; rồi cho biệt trụ (ở riêng) và cấm phòng không được ở chung với chư Tăng. Trước khi Tăng kể tội đã phạm mấy ngày thời biệt trụ mấy ngày. Kế đó, còn bị cấm phòng thêm 6 ngày đêm (gọi là 6 đêm ý hỷ). Thời gian biệt trụ và cấm phòng đương sự phải ăn năn để sau không tái phạm lại nữa. Người phạm giới này như người bị thương nơi cổ, chứ chưa đứt đầu, vì còn có thể sám hối. Nếu không như kẻ bị đứt đầu bị tẩn xuất không còn sốngchung trong chúng.
Tại sao tội Ba la di, Tăng chỉ có 4 việc mà Ni tới 8 việc?Đây thuộc tánh phái không giống nhau.Phái nữ thâm trầm kèm tâm thâm độc nên không dừng lại ở hành động mà bằng tác ý mới làm điêu đứng bao nhiêu đấng mày râu thất bại vì mê nữ sắc mà bị thân bại danh liệt.Đức Phật là nhà tâm lý học nên biết rõ người xuất gia là Tỳ Kheo ni phải chịu nhiều thử thách giữ gìn giới luật nghiêm minh mới làm mô phạm trong Phật pháp. Cũng như giới bổn Tỳ Kheo có 250 giới, trong khi giới bổn Tỳ Kheo Ni có 348 giới, trong đó giới Ba dật đề của Ni có 178 giới, trong khi Tỳ Kheo Tăng có 90 giới tội đọa. Những tội tuy nhẹ nhưng không phải dễ giữ mà đã phạm hẳn phải đọa lạc nơi địa ngục.Điều này Phật cấm ngăn, người hành trì giới luật đừng khinh xuất mà tự dẫn mình vào đường đọa lạc, cho nên nói giới là chiếc phao nỗi đưa người qua biển sanh tử là vậy.
Riêng tội Ba la di (Pàràjika) là giới cực ác trong giới luật Phật chế.Dịch ý là tha thắng, trọng cấm, đọa lạc, đoạn đầu, vì là tội căn bản trong giới luật. Người xuất gia nếu phạm giới này thời phải chịu những hậu quả như:
Thứ nhất, mất tư cách Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, không có phần trong đạo quả.
Thứ nhì, bị Tăng đoàn trục xuất, không được ở chung
Thứ ba, sau khi chết rơi vào địa ngục.
Cũng như người phạm tội hình bị chém đầu không sống được, vĩnh viễn bị đuổi khỏi cửa Phật, vì thuộc loại cực ác còn gọi là tha thắng. Vì phá giới Sa môn nên chết bị rơi xuống, khiến quân ma chắc thắng thế nên gọi là tha thắng. Lại còn được hiểu theo nghĩa khác như tự cho pháp lành là mình, pháp ác là người; pháp ác thắng pháp thiện, nên phạm tội này gọi là tha thắng. Như trên đã nêu bốn tội Ba la di của Tỳ Kheo: giết hại, trộm cướp, dâm dục, nói dối; còn Tỳ Kheo Ni ngoài 4 tội ấy ra, còn thêm 4 tội nữa là: vuốt ve, tám việc thành tội nặng như: Che dấu tội nặng cho Tỳ Kheo Ni khác, về hùa với Tỳ Kheo đã bị xử tội mà Ni đoàn can gián ba lần không nghe tất cả tám pháp Ba la di. Bốn tội Ba la di của Tỳ Kheo giới và tám tội. Ba la di của Tỳ Kheo Ni giới gọi chung là bốn nặng tám nặng.
Tội Ba la di của Bồ Tát (Đại thừa) có phần khác với Tiểu thừa, như kinh Đại Nhật quyển 6 phẩm Thọ Phương tiện học xứ lấy 4 pháp: chê bai các pháp: lìa bỏ tâm Bồ Đề, keo kiệt, não hại chúng sanh làm bốn tội căn bản. Kinh Đại Phật so quyển 17 thì ngoài 4 pháp đã nêu, thêm sáu pháp nữa: không chê bai kinh pháp Ba thừa, không sinh tâm keo kiệt với tất cả pháp, không tà kiến, đối trước người phát tâm Đại thừa khuyên họ không nên thoái lui, đối trước người Tiểu thừa nếu chưa xét kỷ căn cơ thời không nói pháp Đại thừa, và các việc làm bố thí… gọi chung là mười trọng giới Bồ Tát.
Bảo vệ Chánh pháp tồn tại lâu dài, người tu hành phải chân thật như; phi pháp nói là phi pháp, pháp nói là pháp: phi luật nói phi luật, luật nói luật, không phạm nói không phạm, phạm nói phạm, không tàn hại nói không tàn hại; tàn hại nói tàn hại, nhẹ nói nhẹ, nặng nói nặng.Đó là lời nói đúng hay lời chánh ngữ. Người nói lời Chánh ngữ tự kiểm chứng được lời nói và chịu trách nhiệm lời phát ngôn của mình nên dù ở đâu và làm việc gì cũng được mọi người tin tưởng, giao thiệp, tiếp xúc, trao đổi, bàn bạc cùng nhau để đạt được thành công trong mọi lãnh vực.
Để làm cho chánh pháp vững trụ ở đời hàng xuất gia phải đủ 10 đức tánh làm chỗ nương tựa yên ổn trong mọi hoàn cảnh trường hợp như: không sợ sệt làm ngăn chướng, trừ dứt phiền não hiểu biết rộng khiến người sanh tâm sâu lắng, tài biện thuyết vô ngại không ai qua được làm người nghe tin nhận, vào nhà người trong dáng khoan thai thanh thản, thuyết pháp giảng kinh nghĩa thú thâm diệu khiến thính chúng hâm mộ, phân biệt rõ các đạo để dẫn dắt người vào đạo, bố thí, cúng dường, giữ gìn phạm hạnh và khuyên người làm như vậy. Khiến người bỏ dữ theo lành đem bản thân làm gương mẫu, hiểu rõ các pháp Tứ Đế, 12 nhân duyên, Bát Chánh Đạo, sống an lạc trong pháp (hiện pháp lạc trú) cũng như người xuất gia phải nắm rõ hai qui tắc nằm lòng như chư Tổ đã dạy cần phải vâng giữ đúng mới có thể giữ mình và giữ đạo. Hai qui tắc căn bản ấy là tướng đầu tròn và áo vuông như ta thường nghe câu: Viên đảnh phương bào hay phương phụt
Phàm phu Tăng có 5 việc cần nên suy nghỉ như:
Đó là 5 việc người xuất gia phạm phải sớm làm cho chánh pháp tiêu vong. Ngoài ra 250 giới của Tỳ Kheo còn có 7 pháp dứt sự tranh cải để giúp Tăng già hòa hợp:
Bảy pháp dứt sự tranh cãi đây các Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni mỗi nữa tháng tụng một lần trong lễ Bố tát (trưởng tịnh) trong Giới kinh chép ra.Lược giải ý nghĩa của mỗi pháp như sau: Pháp hiện tiền Tỳ Ni là có sự hiện diện của hai người hoặc hai nhóm người để giải quyết; ức niệm Tỳ ni tức sự tranh cãi đã lùi về quá khứ nay phải nhớ lại để giải quyết; pháp Bất si Tỳ ni là pháp sáng suốt không lầm lẫn (bất si), không cưỡng ép được đưa ra để mong dứt sự tranh cãi; pháp tự nói tội là người phạm tự nói rõ tội của mình cho Tăng đoàn theo đó sửa trị ngỏ hầu dứt sự tranh cãi trong chúng; pháp tìm tội tướng (chỉ mới là tội lỗi chưa là tội ác) vốn vô hình, bây giờ tìm tội tướng thời cũng phải cố gắng tìm hầu trừ việc tranh cãi; pháp nhiều người tìm tội, vì chỉ một vài người do tính chủ quan cũng khó định tội danh, nên phải cần nhiều người tìm phăng ra đầu mối mới mong dứt tội; pháp như cỏ che đất (thảo phủ địa) rất phóng khoáng hay đẹp, hữu hiệu nên có thể châm chế, gia giảm với tâm lân mẫn của các giới Sư khiến đôi bên tranh cãi hài hòa để kết lại đạotình pháp lữ hầu xây dựng bản thân, Tăng đoàn, Giáo Hội và đạo pháp nói chung cùng tâm niệm củng cố Tăng đoàn, Ngài A Na Luật (Aniruddha) đặt câu hỏi và mong Phật phân biệt rõ giữa Luật (Vinaya) Pháp (Dharma) và Phật pháp (Buddha-Dharma teaching of Buddha). Đức Phật dạy rằng, nếu theo tham thời không có khả năng vô tham, theo không che dấu, không theo che dấu, theo đa dục không theo thiểu dục; theo tri túc không theo không tri túc; theo ác kiến không theo không ác kiến. Phật gạn hỏi lại và nhấn mạnh rằng này A Na Luật đã phân biệt thế nào là phi pháp, phi luật (Tỳ ni), phi Phật pháp, như theo vô tham thời không theo tham; theo che dấu không theo không che dấu; theo thiểu dục không theo đa dục; theo tri túc (biết đủ) không theo không tri túc; theo không ác kiến không theo ác kiến.
Này A Na Luật, Thầy biết Pháp, biết Luật và biết Phật pháp, cũng như Ưu Ba Ly (Upali),Đại Ái Đạo (Kiều Đàm Di) Tỳ Kheo Ni (Mahàprajàpati) cũng hỏi như vậy. Pháp được Đức Phật dạy qua các Tôn giả mà hàng xuất gia thọ trì, khuyên các đồng phạm hạnh thọ trì, tôn trọng quí kính, tuân hành như luật dạy; cùng nhau thực hành 4 pháp: tương thuận, tương giáo, tương kính, tương sám hay nói cách khác cùng hòa thuận, chỉ bảo nhau, kính trọng nhau và cùng sám hối, vì Tương nghĩa là cùng nhau như tương thân, tương trợ mà cả đôi bên đều tôn trọng nhau. Lẽ cố nhiên, ta phải nhận phần trách nhiệm không thể đổ hết lỗi cho ngườikhác được. Đó là cách xử sự đúng luật của Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni theo phép hòa kính sống chung trong chúng như nước hòa với sữa thành một vậy.
Đời hay Đạo cũng đều y cứ theo luật qua các văn bản pháp quy làm chuẩn như Pháp chế, Nội quy, Luật pháp, Hiến pháp, Hiến chế, Hiến chương v.v…để điều hành mọi việc thông suốt và hiệu quả.
Qua luật Thập Tụng cho ta thấy rõ, Đức Phật chi ly chỉ rõ từng điều khoản, sự việc mà chúng đệ tử về sau cần phải ưu tư suy nghỉ làm thế nào để bảo vệ Phật Pháp do công phu tu tập, cùng chí nguyện phụng sự chúng sanh, lấy giới luật làm mạng mạch của Phật Pháp hay giới luật còn thời đạo Phật còn; vì giới luật là phao nổi đưa người qua biển khổ sanh tử.
Sa môn Thích Bảo Lạc
Tự Viện Pháp Bảo mồng 7 tháng giêng năm Kỷ Hợi
[1]Đại Ái Đạo là dì ruột Đức Phật, Ngài sanh 7 ngày thì hoàng hậu MaGia mất, được dì mẫu nuôi nấng từ lúc nhỏ. Sau bà xuất gia hiệu là Kiều Đàm Di.
[2]Ưu Bà Ly là đệ tử hàng đầu của Đức Phật trì luật đệ nhất, cũng như A Nan là bậc đa văn số một vậy.