Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thách thức và thành công giữa Toàn cầu hóa & Giữ gìn truyền thống. Về người tiên phong xây dựng ngôi nhà Phật Giáo Việt Nam tại Cộng hòa Liên bang Đức, Hòa thượng Thích Như Điển.

30/06/201905:36(Xem: 12548)
Thách thức và thành công giữa Toàn cầu hóa & Giữ gìn truyền thống. Về người tiên phong xây dựng ngôi nhà Phật Giáo Việt Nam tại Cộng hòa Liên bang Đức, Hòa thượng Thích Như Điển.
 
Olaf Beuchling & Văn Công Tuấn
 
Thách thức và thành công giữa Toàn cầu hóa & Giữ gìn truyền thống. Về người tiên phong xây dựng ngôi nhà Phật Giáo Việt Nam tại Cộng hòa Liên bang Đức, Hòa thượng Thích Như Điển.

 

 

Kính bạch chư Tôn Đức, kính thưa toàn thể quan khách

 

Đặc điểm của Toàn cầu hóa Phật Giáo

Toàn cầu hóa đã là một danh từ rất thông dụng của thời đại chúng ta. Tuy nhiên, toàn cầu hóa không chỉ giới hạn là việc hợp tác kinh tế và chính trị. Cả những mối quan hệ hổ tương trong lãnh vực văn hóa, tôn giáođã ngày càng đậm nét hơn.Và tất nhiên, điều ấycũng áp dụng cho cả với Phật Giáo chúng ta.

Trong thời kỳ đức Thế Tôn Gautama còn tại thế, giáo lý Phật Đà chỉ truyền bá trong một vùng địa lý giới hạn: đức Phật và các đệ tử của Ngài chỉ sống quây quần ở khu vực phía đông đồng bằng sông Hằng, bây giờ là vùng biên giới giữa Ấn Độ và Nepal. Phương tiện để truyền bá giáo lý lúcđó cũng chỉ là những lời dạy từ chính kim khẩu đức Phật vànếp sống đức hạnh (thân giáo)của Thế Tôn. Tuy thế ngay trong những ngày ấy chính đức Phật cũng tuyên bố rằng, giáo lý của Ngài truyền ra là vì lợi ích của tất cả muôn loài chúng sanh. Trong kinh tạng Pali của Phật Giáo Nguyên Thủy ở Tạng Luật Đại Phẩmcó ghi lại sự kiện như sau.

Sau một thời pháp ở Benares (Ba Tư Nặc), đức Thế Tôn đã phái 60 tăng sĩ đầu tiên đi hành hóa giảngdạy giáo lý Phật Đà. Lời Ngài dạy chư Tăng là:

„Hãy cất bước lên đường, này các Tỳ Kheo, hãy đi đến với thế giới, mang lợi ích và  hạnh phúc đến cho chúng sanh, ban từ bi cho thế giới, hãy vì lợi ích của trời và người. Mỗi vị hãy tự thân mang tâm niệm ấy và lên đường“.

Bộ Luật Tiểu Phẩm (Culla Vagga)còn ghi lại rõ lời giáo huấn ấy của Đức Thế Tôn như sau: "Ta cho phép giảng dạy những lời tỉnh thức này bằng ngôn ngữ của các địa phương“.Trong bối cảnh thời ấy, chữ ngôn-ngữ-các- địa-phươnghàm ý là các ngôn ngữ của những bộ tộc hay quốc gia lân cận Ấn Độ cùng một nguồn gốc ngữ học.Bản dịch ra ngoại ngữ đầu tiên phải nói là các bản văn Phật họcdịch sang tiếng Trung Hoa vào thế kỷ thứ 2 vìTrung văn khác hẳn với những ngôn ngữ của Ấn Độ.

Một sự kiện khác cũng không kém phần quan trọng,bên cạnh việc phiên dịch giáo lý nhằmphổ biến Phật Đà, chính là việc xây dựng Tăng đoàn và tổ chức sinh hoạt tự viện.

Có rất nhiều tăng sĩPhật Giáođã lên đường đi du hóa khắp nơi, theo chân các thương nhân từ Bắc Ấn đến vùng Trung Á, rồi trải rộng ra đến cả nước Trung Hoa – bằng chính con đường tơ lụa nổi tiếng. Từ đó, các tu việnPhật Giáocũng đã dần dần xuất hiện. Đó là những trạm quan trọng và là trung tâm điểm củacông cuộc hoằng pháptrong thời kỳ sơ khai này. Những cơ sở ban đầu này không đặt hiệu quả về mặt kinh tế, mà lệ thuộc vào các hỗ trợ vật chất của Phật Tử hay vua quan - nên lúc ấy chỉ có những tự viện rất nhỏ bé. Còn nếu có tự viện nào phát triển khá hơn và có số lượng tu sĩ đông hơn thì các vịấy lại phải phân tán đi du hóa phương khác. Và cứ thế, khi có điều kiện thuận tiện thì Tăng lữ lại bắt tay xây dựng thêm các tự viện mới, ví dụ như ở những vùng nông nghiệp màu mỡ hay ở các vùng ngoại ô của các thành phố lớn.

Bằng phương cách ấy màPhật Giáo đã mở rộng dần địa bàn qua các biên địa xung quanh, qua các vùng có các ngôn ngữ khác. Tóm lại, xuất pháttừ một nguồn giáo lý giải thoát, khởi điểm là bối cảnh địa lý nhỏ bé ở tiểu lục địa Ấn Độ, ngày nay Phật Giáo đã có mặt trên khắp toàn cầu. Hiện nay, Phật Giáo là tôn giáo có số tín đồ lớn thứ tư trên thế giới; sau Ky Tô giáo, Hồi giáo và Ấngiáo. Số lượng Phật Tử đông nhất vẫn là ở châu Á, đặc biệt là ở các nước Nam, Đông Nam Á và Đông Á. Số lượng người theo Phật Giáo hiện nayđang trên đà phát triển mạnh ở mọi quốc gia trên toàn cầu.

Qua các thống kê số liệu vềPhật Giáongười ta thấy có nhiều quan điểmkhông đồng nhất. Theo bản công bố của Cơ quan Nghiên cứu Pew Research Center (Hoa Kỳ) thì hiện nay trên thế giớicó 488 triệu Phật Tử, chiếm khoảng 7% dân số toàn cầu. Trong ba dòng chính của Phật Giáo (Nguyên Thủy, Đại Thừa và Kim Cang Thừa  tức Theravāda, Mahāyāna và Vajrayāna) thì Đại Thừa là truyền thống Phật Giáo lớn nhất, tập trung ở các nước đông dân ở châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam. Nhánh lớn thứ hai là Phật GiáoNguyên Thủy, đặt địa bàn ở các quốc gia như Thái Lan, Miến Điện, Tích Lan, Lào, Campuchia. Phật GiáoKim Cang Thừa (cũng có thể ghép chung vào Đại Thừa, nhưng Kim Cang Thừa  có nhiều yếu tố cá biệt của Mật thừa) là nhỏ nhất trong những truyền thống này. Khu vực phân phối chính củaPhật GiáoKim Cang Thừa là ở các nước như Tây Tạng, Bhutan và Mông Cổ.

Bắt dầu từ thập niên 60 của thế kỷ thứ 20, Phật Giáo bắt đầu đã tỏa rộng nhanh trên toàn thế giới. Tại khu vực Bắc Mỹ, số lượng Phật Tử hiện nay ước tính là 3.860.000, ở châu Âu là 1.330.000. Từ năm 1996 đến năm 2001, số lượng Phật Tử tại Úc tăng 79%. Trong một cuộc điều tra dân số ở Úc vào năm 2011 người ta đã ghi nhậncon sốPhật Tử tại Úc là 528.000 người. Những con số cao đáng ngạc nhiên khác cũng được thấy ởvùng Trung Đông và Bắc Phi (khoảng 500.000),ở châu Mỹ Latinh và vùng Karibik (410.000). Ngay cả khu vựccận sa mạc Sahara của châu Phi cũng có con số khoảng 150.000 Phật Tử.Tuy thế tiềm ẩn đằng sau các con số này người ta cũng thấy bóng dáng của những người gốcÁ Châu. Con số nửa triệu Phật Tử sống ở Trung Đông và Bắc Phi thật ra chủ yếu là những người thợ khách đến từ châu Ávà làm việc tại các quốc gia vùng Vịnh. Ở những địa phương nàyPhật giáo không được phép tự do hoạt động tôn giáo. Trường hợp ngoại lệ là ở nước Do Thái, nơi đây người ta có thấy các sinh hoạtcủa cộng đồng Phật Giáo. Còn riêng đối với khu vực cận Sahara của châu Phi thì những số liệu và các  tin tức về Phật Giáo hầu như ít có thể tin cậy được. Riêng ở Nam Phi là một ngoại lệ, các nguồn thông tin ở đây  về Phật Giáo có vẻ khả tín hơn.

Sự kiện Toàn cầu hóa Phật Giáo tuy tự thân nó mang nhiều nét cá biệt nhưng lại có nhiều nét liên kết mật thiết và bổ sung cho nhau. Đó là:

1)      Việc phát triển mạng giao thông toàn cầu và việc thu nhận di dân của nhiều quốc gia đã thúc đẩy các di dân, nguyên là nhữngPhật Tửgốc từ châu Á đi đến các nước phương Tây hoặc các quốc gia khác. Trong quá trình nhập cư và sinh hoạt tâm linh tại đất khách, những Phật Tử này đã thành lập những cơ sở tôn giáo cần thiết cho nhu cầu tâm linh của họ.

2)      Thêm vào đó, càng ngày giáo lý Phật Đà cũng càngtrở nên hấp dẫn với người Tây phương. Bước đầu là các nhóm nhỏ các trí thức phương Tây, họ đã nghiên cứu kinh điển và thực tậpsống theo giáo lý ấy. Sau đó họ lại muốn phổ biến những điều tâm đắc ấytrên chính quê hương họ. Sau chiến tranh thế giớilần thứ hai việc quan tâm học hỏi giáo lý Phật Giáolại càng mạnh mẽ hơn. Sự hợp nhất giữa nền tư tưởng từ Á Châu với bối cảnh và nếp suy tư Âu châu đã được thành hình,được ứng dụngmột cáchthật hiệu quả. Ngày càng có nhiều linh mục Ky Tô giáo bỏ công nghiên cứu và áp dụng các phương pháp thiền định, các bài thực tập về chánh niệm vào sinh hoạt tôn giáo của họ. Như thế các nhóm Phật Tử Tây phương đã thực sự thành hình.

3)      Hệ thống du lịch toàn cầu đãdần dần đã trở nên dễ dàng,thoải mái và giá cả lại rẻ hơn. Do vậy các đạo sư Phật Giáođã có cơ hội đi đến nhiều nơi trên thế giới và thông qua đó họtruyền bá giáo lý của nhiều truyền thống Phật Giáo khắp nơi. Ngay cả một số sinh hoạt nội viện của những tu viện Phật Giáo cũng đã quốc tế hóa. Các nghi lễ, các đại giới đàn truyền giới cho các tăng ni sinh gốc từ nhiều quốc gia khác nhau, nhiều khi ở cách xa nhaucả hàng ngàn cây số, giờ đây không còni là việc làm khó thực hiện được như trước đây. Ngoài ra phải kể thêm các Hội nghị Phật Giáo quốc tế, qua đó các chuyên gia nghiên cứu hay các hành giả có cơ hội gặp gỡ trao đổi kiến thức,bàn thảo kinh nghiệm với nhau,hayhàn huyên cảvới hàng Phật Tử khắp nơi. Người ta còn có thể đi du lịch đến các quốc gia Phật Giáoở Á Đông và trực tiếp tham dự vào các khóa tu học, thực tập thiền định tại chỗ.

4)      Trong thời đại thương mại toàn cầu hiện nay, các thiết bị vàpháp cụ của Phật Giáo, hay cả các vật dụng lấy cảm hứng từ Phật Giáo đã ngập tràn thị trường hàng hóa; ví dụ như các tượng Phật, các gối đệm ngồi thiền, các quả chuông nhỏ. Một mặt, các pháp bảo này nhằmphục vụ cho những nhu cầu sinh hoạt thường nhật  của các trung tâm Phật Giáo vừa mới thành lập. Nhưng mặt khác nó trở thành thiết bị ưa thích để trang trí cho các cơ sở hay trang trí nội thất. Đăc biệtngành „Wellness - nghỉ ngơi xả hơi“ rất ưa chuộng nó. Một nhà báo người Đức tên là Harald Martenstein từng đưa ra một nhận xét hóm hỉnh rằng, bây giờ các tượng Phật đã được dựng trong các ngôi vườn tư nhân nhiều như các hình các „Chú lùn làm vườn – Gartenzwerg“ được ưa thích trước đây.

5)      Sau cùng, sự việc toàn cầu hóa quá nhanh chóng của hai lãnh vực Truyền thông và Kỹ thuật số (điện toán) đãkéo theo việc toàn cầu hóa Phật Giáo. Trong các vùng ngôn ngữ ÂuChâu, người ta đã thấy xuất hiện nhan nhản các tài liệu sách giáo khoa hay các báo cáo chuyên nghành Phật Giáo. Trên mạng Internet người ta cũng tìm thấy các bản Kinh truyền thống và các bản dịch. Nhiềukênh mạng Internet lớn, ví dụ như Youtube, phổ biến miễn phí các bài thuyết pháp của những giảng sư tiếng tăm. Cũng có nhiều trang Web lập ra các diễn đàn thảo luận online giữa hàngPhật Tử và những người có quan tâm đến giáo lý Phật Đà. Điện ảnh cũng góp mặt, họ đã bỏ ra hàng triệu đô la để thực hiện các bộ phim nổi tiếng như Little Buddha (Đức Phật tí hon), Sieben Jahre Tibet (Bảy năm ở Tây Tạng) hay Kundun… làm say mê khán giả toàn thế giới.

 

Việc Toàn cầu hóa của Phật Giáo Việt Nam

Cũng như các truyền thống Phật Giáo thế giới khác, Phật Giáo Việt Nam cũng cất bước lên đường đi đến các nơi khác trên thế giới. Nhóm người Việt lớn nhất đi ra nước ngoài là nhóm những người di dân và tỵ nạn vàothập niên 70 của thế kỷ thứ 20, như ở Mỹ, Úc, Pháp hay Đức. Sau đó phải kể đến hàng chục ngàn người Việt đi nước ngoài trong chương trình hợp tác lao động tại các nước khối xã hội chủ nghĩa cũ, như ở Đông Đức, Liên Xô hay Tiệp Khắc. Sau khi các bức màn sắt sụp đổnhững người nàytìm cách ở lại và thành lập ra các cộng đồng người Việt. Nhóm khác là các sinh viên, nghiên cứu sinh, hay nhóm đoàn tụ gia đình, hoặc những diện con nuôi quốc tế. Ngoài racòn có nhóm những người nhập cảnh bất hợp pháp với ước mong tìm được những may mắn trong các quốc gia cường thịnh này. Có thể nói rằng, hiện nay người Việt đã có mặt khắp nơi trên tất cảmọi lục địa của quả địa cầu này.

Các cộng đồng người Việt di cư đông nhất phải kể đến trước tiên là Hoa Kỳ, rồi đến Canada, Úc, Pháp và Đức

 

Biểu đồ: Con số những người gốc từ Việt Nam ở các nước phương Tây

Hoa Kỳ

2.067.527

Zensus 2016

Pháp quốc

350.000

Đánh giá của Thanh Binh Minh Trân

Úc

294.798

Zensus 2016

Cannada

240.615

Zensus 2016

Đức

140.000

Đánh giá riêng

 
Day 1_hoi thao buoi chieu (27)Day 1_hoi thao buoi chieu (28)Day 1_hoi thao buoi chieu (29)Day 1_hoi thao buoi chieu (30)Day 1_hoi thao buoi chieu (33)Day 1_hoi thao buoi chieu (34)(Kính mời xem thêm hình)




Theo chân các cuộc di dân toàn cầu của người Việt Nam đã nêu trên, Phật Giáo Việt Nam cũng đã dấn bước toàn cầu hóa. Những ngôi Chùa, Niệm Phật đường củaPhật Giáo Việt Nam đã dần dần xuất hiện tạicác thành phố San Jose, California Hoa Kỳ hay ở Perth, Úc châu hoặc ở Hamburg, Hannover ở Bắc Đức v.v…

Ở Tây phương một tu sĩ nổi tiếng củaPhật Giáo Việt Nam là Thiền sư Thích Nhất Hạnh với phương pháp thực hành có tên là „Tiếp Hiện - Order of Interbeing“. Thiền sư Nhất Hạnh đã xây dựng Làng Mai tại miền trung nước Pháp và Viện Phật Học Ứng Dụng Châu Âu (EIAB) ở tỉnh Walbröl Đức quốc.

Một vị khác, cũng không kém phần quan trọng, đã dừng chân ở nước Đức 40 năm nay – đó là Hòa thượng Thích Như Điển. Điểm đáng nhắc đến là Hòa thượng Như Điển là người đã gieo mầm những hạt giống của Phật Giáo Việt Nam ở đây với một con số thành quảđáng kể. Hàng chục ngôi chùa với nhiều tu sĩ - Tăng và Ni -kèm theo hàng loạt các Phật sự, các thành quả rất sôi nổi và hiệu quả. Hòa thượng đã mang truyền thống dòng Thiền Lâm Tế từ Việt Nam đến trú xứ này và đã thành lập ngôi chùa Việt Nam đầu tiên là Chùa Viên Giác ở Hannover, Đức quốc – nơi chúng ta đang vân tập hôm nay đây.

 

Hòa thượng Thích Như Điển – người tiên phong của Phật Giáo Việt Nam (không chỉ riêng) tại nước Đức

Hòa thượng Thích Như Điển, thế danh là Lê Cường, sinh ngày 28.06.1949 tại một ngôi làng nhỏ Mỹ Hạt (Duy Xuyên, Quảng Nam), là con út trong số tám người con của một gia đình nông dân nghèo. Hai đấng sinh thành của Hòa Thượng là những nông dân làm ruộng. Xuyên Mỹ là một xã nhỏ ít ai biết đến, không nổi tiếng như những vùng khác. Vậy mà xuất thân từ làng Xuyên Mỹ, tính đến nay đã có khoảng 70 tu sĩ Phật Giáo và hiện đang trụ trì nhiều chùa hay là lãnh đạo các Hội Phật Giáo trên thế giới.

Ta có thể nói mà không hề thắc mắc rằng, đất Quảng Nam trong nhiều thế kỷ đã từng là nơi phát triển của Phật Giáo Việt Nam và dòng thiền Lâm Tế Chúc Thánh. Thêm vào đó, thông qua thương cảng ở thị xã Hội An, người nước ngoài đã đặt chân đến và đi vào Việt Nam đầu tiên, họ đã tạo ra nhiều ảnh hưởng. Vùng đất này cũng từng là những bãi chiến trường thảm khốc trong những thời kỳ chiến tranh cao độ.

Quay lại câu chuyện. Vào ngày 15.04.1964 sau khi được phép của cha mẹ, anh Cường đã theo tấm gương của người anh trai thứ bảy là Hòa Thượng Bảo Lạc đi đến chùa Viên Giác ở Hội An xin xuất gia. Thời gian ở đây và sau này ở chùa Phước Lâm anh bắt đầu giai đoạn „hành điệu“. Mặc dù lúc ở nhà đi học trường tiểu học làng, anh là một học sinh kém nhất thì bây giờ đi học trung học ở trường Trung học Bồ Đề, và sau này trường công lập Trần Quý Cáp,  anh là một học sinh xuất sắc toàn trường, nhận nhiều phần thưởng. Sau đó tiếp tục vào Sài Gòn học và đậu tú tài toàn phần. Để có thể hiểu về sự kiện này, ta có thể giảithích là khi chú tâm chuyên sâu vào các thời khóa tu tập ở chùa cũng như việc học thuộc lòng các kinh kệ và thời khóa công phu đã giúp cho con người trẻ tuổi ấy tận dụng mọi khả năng tập trung tâm trí, chăm chúvào sự học tập. Đây là cái nhìn ở lý thuyết sư phạm, trong nhà Chùa gọi đó là có tu thì sẽ phát huệ.

 

Thời gian du học Nhật Bản

Nhiều tu sĩ Phật Giáo ở Việt Nam thời đó rất mong muốn sau khi đậu tú tài toàn phần có được một học bổng để du học nước ngoài. Hòa thượng Như Điển cũng vậy, Ngàiđã đặt chân đến Nhật Bản vào mùa đông năm 1972, sau khi xong bậc trung học. Cuộc sống ở Nhật là một thách thức lớn đối với các sinh viên Việt Nam, ngôn ngữ đã là khó mà bên cạnh đó, học phí và sinh hoạt phí ở đấy lại rất tốn kém.

Trong tác phẩm „Cảm tạ xứ Đức“ xuất bản năm 2002 Hòa thượng đã mô tả tình trạng ấy như sau: „Thật tình mà nói trước khi sang Nhật du học các sinh viên thiếu rất nhiều nguồn tin. Ngay cả Tòa Đại Sứ Nhật tại Viêt Nam cũng ít cung cấp cho đầy đủ. Trong khi đó Sứ Quán Việt Nam tại Tokyo cũng chỉ làm những nhiệm vụ ngoại giao là chính, chứ vấn đề văn hóa giáo dục hình như cũng ít quan tâm, ai cần gì thì họ giúp đỡ, hướng dẫn; nhưng thiếu tính cách chung cho mọi trường hợp. Ngay cả trường hợp chúng tôi là những Sinh viên Tăng đang còn hăng say, mới bước chân vào ngưỡng cửa đại học, cũng chẳng biết tại Nhật đời sống của Tăng Ni ra sao, ăn uống như thế nào? trú ngụ ở đâu? học hành trường sở ra sao? v.v... và v.v... tất cả đều mù tịt…“ (Trích từ: Thích Như Điển: Cảm Tạ Xứ Đức, Viên Giác2002, tr. 80)

Hòa Thượng  Như Điển trước tiên sống tạm cùng phòng với một tăng sĩ đã đến trước. Để tiết kiệm thời gian cũng như tiền bạc, Thầy đã ghi tên học hai khóa tiếng Nhật cùng một lúc.Đến giữa năm 1973 và 1977, Thầy được nhận vào ở tại Chùa Bổn Lập (Honryuji) ở thành phố Bát Vương Tử (Hachiogii). Ở đây Thầy đã đảm nhậnvài công việc Chùatrong vai tròlà một tu sĩ. Cơ hội này, một mặt giúp Thầy tiếp xúc với truyền thống Phật Giáo Nhật Bản, thực tập tiếng Nhật; nhưng chính cũng là để tiết kiệm tiền nhà và chi phí ăn uống. Vào các kỳ nghỉ hè Thầy cũng đã đi làm việc thêm ở ngoài để có thể trang trải các khoản học phí của nhà trường. Sau đó Thầy thi đậu vào trường đại học Teikyo, phân khoa Khoa học Giáo dục. Vượt qua bao nhiêu khó khăn thử thách, nhờ vào lòng kiên trì và chăm chỉ, vào ngày 25.03.1977Thầy đã tốt nghiệp đại học với hạng „á khoa“, tức hạng nhì.

Do những biến động chính trị ở quê nhà từ năm 1975, khi quân đội miền Bắc chiếm trọn miền Nam Việt Nam, Thầy quyết định không quay trở về lại Việt Nam sau khi học xong đại học như dự tính trước đây. Thay vào đó Thầy liên lạc với người bạn đang học y khoa là anh Văn Công Trâm tại Đức và được mời sang thăm nước Đức.

 

Đi đến nước Đức

Đặt chân đếnĐức vào năm 1977, Hòa Thượng Như Điển điđến tỉnh Kiel ở bắc Đức và theo học tiếng Đức tại trường đại học CAU Kiel. Đến tháng ba năm 1978 Hòa thượng được chính thức thu nhận vào học chương trình cao học giáo dục tại đại học thanh phốHannover này đây.

Cũng trong năm ấy cả nước Đức xôn xao về làn sóng tỵ nạn từ Đông Nam Á. Hàng trăm ngàn người tỵ nạn từ Đông Nam Á như Lào, Cam Bốt hay Việt Nam, hoặc bằng đường bộ hoặc vượt biên qua biển Đông bằng thuyền để đến các nước láng giềng, sau khi Cộng Sản chiếm các nước này. Đa số những người tỵ nạn ấy là người Việt Nam. Họ đã rời bỏ quê hương để ra đi do những áp bức chính trị như các chiến dịch cải tạo, tước quyền sở hữu tài sản,  bắt bớ giam cầm trong các trại cải tạo, hoặc các khó khăn kinh tế do các kế hoạch kinh tế sai lầm. Sau cùng là do những xung đột quân sự với hai nước láng giềng là Cam Bốt và Trung Quốc.

Cộng hòa Liên bang Đức đã thu nhận rất sớm người tỵ nạn. Vào cuối năm 1975 chính quyền đã cam kết nhận 1000 người tỵ nạn thì nay tăng lên gần 40.000 người. Cho đến những năm 1980, những người gốc quốc tịch Việt Nam có thể được công nhận tỵ nạn với lý do nhân đạo hay chính trị.

Tình trạng những người ra đi từ Việt Nam bất chấp bao nhiêu hiểm nguy đe dọa tính mạngđược giới các phóng viên, ký giả diễn tả lại trên các mạng truyền thông và đã đánh độnglương tâm mọi con người trên thế giới.Ngoài số này, cũng có nhóm những người tỵ nạn khác đến Đức, đó là nhóm người đoàn tụ gia đình hay những người đến Đức từ các nước khác. Chính Hòa thượng Như Điển (từ Nhật đến) cũng đã nộp đơn xin tỵ nạn và được chấp nhận nhanh chóng sau khi chính quyền kiểm tra về tình trạng chính trị ở Việt Nam.

Những Phật Tử Việt Nam ở nước Đức đã hết sức thuyết phục Hòa thượng Như Điển ở lại nước Đức để chăm sóc tinh thần cho Phật Tử tại đây. Vào cuối năm 1978 „Hội Sinh viên và Kiều bào Phật Tử Việt Nam tại CHLB Đức“ ra đời. Năm 1979 tờ Đặc san Viên Giác đã xuất bản ấn bản đầu tiên. Năm 1980 „Chi bộ Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống nhất tại Đức“ được thành lập. Vào đầu năm 1981, Hội đứng ra mướn cơ sở của một hãng kim loại cũ ở Hannover để dời Chùa Viên Giác về đấy -  địa điểm này cũng nằm kế bên ngôi chùa Viên Giác hiện nay.

 

Đoạn đường mười năm đầu tiên

Ngay trong vòng mười năm đầu tiên, „Chi bộ Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống nhất tại CHLB Đức“ ra đời, lần lượt những ngôi Niệm Phật Đường khác tại nước Đức đã bắt đầu xuất hiện. Năm 1984 vị nữ tu sĩ Phật Giáo Thích Nữ Diệu Tâm đến Hamburg và thành lập chùa Bảo Quang tại đây. Thành phố cảng Hamburg là nơi quy tụ đông đúc người tỵ nạn Việt Nam nên nhu cầu thành lập một ngôi già lam rất là bức thiết. Năm 1985 ở tỉnh München, trước sự tham dự của chính trị gia đảng CSU, Tiến sĩ Peter Gauweiler và 150 khách khác, ngôi Niệm Phật Đường Tâm Giác đã được khánh thành nhưng phải chờ đợi lâu lắm mới có một vị tu sĩ đến đảm nhận chức vụ trụ trì (do tình trạng khan hiếm tu sĩ ở hải ngoại). Ở Berlin, từ những ngày đầu Hòa thượng Thích Như Điển cũng thường lui tới thăm viếng các sinh viên và những người tỵ nạn tại đây. Phật Tử ở Berlin cũng quan hệ tốt với ngôi Phật Đường nổi tiếng của người Đức ở Berlin-Frohnau là „Hiệp hội Phật Giáo ở Berlin - Buddhistischen Gesellschaft Berlin e.V.“. Vào năm 1981, Chi hội Phật Tử Berlin được thành lập, từ năm 1983 bắt đầu vận động thành lập ngôi Niệm Phật Đường Phật Giáo Việt Nam tại địa phương này. Tuy nhiên mãi cho đến năm 1987 ngôi Niệm Phật Đường Linh Thứu tại Berlin mới được thành hình. Các địa phương khác như Bremen, Frankfurt, Freiburg, Münster, Fürth-Erlangen, Wiesbaden, Rottershausen, Barntrup, Norddeich… đã thành lập các Chi hội Phật Tử và các đội văn nghệ để có thể thường xuyên sinh hoạt văn hóa, tôn giáo. Có nơi chỉ hoạt động được vài năm rồi tạm ngưng. Nhưng cũng có rất nhiều địa phương, sau một thời gian ngắn sinh hoạt họ đứng ra vận động thành lập nên các ngôi Tịnh Thất hay Niệm Phật Đường tại các địa phương này.

Vào năm 1986, Hòa thượng Thích Như Điển nhập tịch Đức. Có nhiều lý do để dẫn đến quyết định này. Một mặt là việc quay về lại Việt Nam không thể thực hiện trong giai đoạn đó, nhưng quan trọng là trong vai trò Tổng Thư Ký GHPGVNTN Âu Châu Thầy phải đi hành đạo ở nhiều quốc gia ở Âu Châu cũng như ở Hoa Kỳ, Úc Châu v.v… mà nếu mang thông hành một công dân Đức sẽ có rất nhiều thuận lợi và dễ dàng trong việc xin Visa nhập nội. Thêm vào đó, mang quốc tịch Đức cũng có nghĩa là thực hiện các nghĩa vụ và quyền lợi như một người Đức, qua đó thúc đẩy nhanh việc hội nhập vào đời sống xã hội Đức, trú xứ mình đang sinh sống.

 

1989: Phật Giáo Việt Nam sau khi nước Đức thống nhất

Cùng với sự kiệnbức tường Bá Linh sụp đổ vào năm 1989 và nước Đức thống nhất vào năm 1990 một nhóm người tỵ nạn Việt Nam mới được thành hình. Đó là nhóm 60.000 người Việt Nam gốc là những thợ khách từ Việt Nam đến Cộng Hòa Dân Chủ Đức (DDR). Việc quan hệ sinh hoạt trong giai đoạn đầu của hai nhóm người tỵ nạn Việt Nam này đã có những khó khăn. Một bên là nhóm người tỵ nạn từ miền Nam Việt Nam đã sống từ mấy năm nay ở Tây Đức, nhóm khác là những công nhân thợ khách từ miền Bắc Việt Nam đến DDR, tức Đông Đức. Nhóm này được nhóm tỵ nạn xem là từng có ít nhiều ưu đãi của chính quyền hiện tại Việt Nam. Nhưng tệ hại hơn là nhóm nhỏ người Việt Namnhập cư bất hợp pháp qua cửa ngỏ các nước khối chủ nghĩa xã hội khác đã làm các hành động  phi pháphay phạm pháp tại Đức trong suốt những năm 1990.  May mắn là tình trạng này và cả các mâu thuẩn này sau đó không còn nữa.

Năm 1989 cũng là năm bắt đầu xây dựng ngôi chùa Viên Giác ở vị trí hiện nay. Tháng 12 năm 1991 Chùa đã chính thức dọn về địa điểm mới này. Một năm rưỡi sau đó, vào tháng 8 năm 1993 chùa Viên Giác được chính thức khánh thành với sự tham dự của nhiều bậc Tôn Túc và quan khách đến từ khắp nơi trên toàn thế giới.

Chi phí xây dựng Chùa Viên Giác đã lên đến 9 triệu Đức Mã,hoàn toàn do các Phật Tử cúng dườnghay  cho mượn hội thiện (mượn không lấy tiền lời). Thêm vào đó phải kể đến không biết bao nhiêu những ngày, giờ công của không biết bao nhiêu Phật Tử đã đóng góp vào công trình xây dựng ngôi già lam to lớn nhất tại nước Đức này. Tòa nhà chính gồm có 2 tầng với diện tích là 815 mét vuông, các khu vực phụ mang diện tích 666 mét vuông. Ngôi Chánh điện có diện tích 450 mét vuông, có khả năng dung chứa số lượng 400 người tham dự. Ngoài ra còn có một nhà bếp lớn, một hội trường, một phòng thờ Tổ và phòng thiền, một thư viện và nhiều phòng ốc khác.

Ngay sau khi dọn đến, đã có nhiều sự kiện quốc gia và quốc tế được diễn ra tại đây. Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 đã đến viếng Chùa Viên Giác nhiều lần, lần gần đây nhất là vào năm 2013. Đại Hội Ban Chấp Hành Hội Đồng Tăng Già Thế Giới (WBSC) đã nhóm họp tại đây vào năm 1991 với sự tham dự của 70 đại biểu Tăng Già có tầm vóc cao và ảnh hưởng lớn của 16 quốc gia trên thế giới. Năm 1995 Đại hội GHPGVNTN Hải ngoại lần thứ nhất cũng đã được long trọng tổ chức tại đây.

 

Phật Giáo Việt Nam tại nước Đức hiện nay

Như thế, bắt đầu từ thành phố Hannover, Phật Giáo Việt Nam đã dần dần lan rộng đến các thành phố khác tại nước Đức. Bên cạnh ngôi chùa trung ương là Chùa Viên Giác các ngôi già lam khácdần dần mọc lên; như ở Hamburg, Berlin, München, Frankfurt, Aachen, Freiburg, Nürnberg, Mönchengladbachv.v… Sau khi lui về ngôi vị Phương Trượng, Hòa thượng Như Điển đã có thành lập Tu viện Viên Đức ở Ravensburg. Trong mộtngôi làng nhỏ tên Schmiedeberg thuộc tiểu bang Sachsen, Thượng tọa Thích Hạnh Tấn (một trong những vị đệ tử xuất gia đầu tiên của Hòa thượng) đã thành lập Tu viện Vô Lượng ThọAmitayus chuyên tu miên mật. Các cơ quan truyền thông truyền hình Đức cũng rất thường xuyên đưa tin về các hoạt động Phật sự của những ngôi chùa hay tự viện này trong khắp nước Đức.

Ngày nay, Phật Giáo Việt Nam đã là một tổ chức Phật Giáo có tầm ảnh hưởng lớn nhất tại nước Đức. Khác với phương pháp tu tập „Tiếp hiện“ do Thiền sư Nhất Hạnh chủ xướng, Hòa thượng Như Điển là đệ tử của dòng thiền „Lâm Tế“ và thực hànhpháp tunhư truyền thống từ các ngôi tự viện Tịnh Độ Tông ở quê hương Việt Nam. Hầu hết các ngôi chùa Việt Nam ở nước Đức cũng tu tập hành trì như truyền thống các chùa ở Việt Nam từ xưa. Ngoài ra, Phật Giáo Việt Nam ở Đức cóquan hệtốt với các tổ chức hội đoàn Phật Giáo bản xứ, vẫn thường xuyên cộng tác với các hoạt động Phật sự tại địa phương, điển hình như việc cùng tham gia tổ chức Lễ Hội Vesakh Quốc tế. Phật Giáo Việt Nam tại Đức đã được thành hình và là một phần không thể tách rời quang cảnh chung của Cộng đồng Phật Giáo ở CHLB Đức.

Những thành quả của Hòa thượng Như Điển đã mang một ý nghĩa lớn cho cộng đồng Phật Giáo Việt Nam nói riêng và Cộng đồng Phật Giáo Âu châu nói chung. Trước tiên là việc hình thành ngôi chùa Viên Giác và mấy mươi ngôi già lam tự viện ở khắp cùng nước Đức. Đó là những nguồn năng lượng tạo nên một sinh lực mới cho Phật Giáo tại Đức. Tiếp theo là số lượng to lớn tác phẩm sách báo mà Hòa thượng đã sáng tác dịch thuật và công việc miệt mài thuyết pháp giảng dạy của người cho hàng vạn Phật Tử Việt Nam tại Đức cũng như trên toàn thế giới.

Tầm ảnh hưởng của Hòa thượng Như Điển cũng đã tạo tiếng vang sâu rộng trên phạm vi Phật Giáo thế giới. Qua ảnh hưởng ấy mà chính Thủ tướng và Hội đồng chính phủnước Tích Lan cũng như Hội đồng Tăng Già Tích Lan đã quyết định trao tặng Hòa thượng(và Hòa thượng Minh Tâm) „Giải thưởng Danh dự dành cho các nhà hoạt động tích cực truyền bá Phật pháp tại hải ngoại“ vào tháng 7 năm 2011. Hai Hòa Thượng còn nhận „Quạt Quốc Sư“ truyền thống của chính phủ Tích Lan.

Và không ai khác hơn, chính một bậctăng tàiPhật GiáoViệt Nam nổi tiếng thế giới là Thiền sư Thích Nhất Hạnh, vào mùa thu năm 2014 trước một hội chúng cả ngàn người tại Viện Phật Học Ứng Dụng Châu Âu EIAB ở tỉnh Walbröl nước Đức (nhân chuyến viếng thăm trong khóa tu mùa hè) đã xác nhận rằng,Hòa thượng Như Điển chính là người đầu tiên đặt nền móng gầy dựng nên Phật Giáo Việt Nam tại nước Đức. Chùa Viên Giác tại Hannover cũng là ngôi chùa được thành lập đầu tiên tại Đức; nên tất cả chùa Việt Nam tại đây đều nên quy hướng về chùa Viên Giác và ngay cả chùa ở EIAB tại Walbröl nầy cũng như thế“.Sau đó, Thiền sư đã dạy tất cả các tăng ni sinh của Viện Phật Học Ứng Dụng Âu Châu đang hiện diện hôm ấy ra đảnh lễ tri ân Hòa thượngNhư Điển.

Gần đây nhất, Đại Hội lần thứ 10 Hội Đồng Tăng Già Thế Giới (WBSC) nhóm họp từ 10 đến 15.11.2018 tại Mã Lai đã cung thỉnh Hòa Thượng Thích Như Điển vào vị trí Phó Chủ Tịch Hội Đồng Tăng Già Thế Giới.

Trong quan điểm ấy, hướng về một con người đã dành trọn đời mình cho việc thành lập Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tại Đức quốc, người đã thiết kế một cuộc hội nhập rất thành công của không biết bao nhiêu Phật Tử Việt Nam trên trú xứ này, thiết tưởng đã từ lâu chính quyền Liên bang Đức nên trao tặng cho Hòa thượng giải thưởng danh dự của nước Đức: Bundesverdienstkreuz. Ở nước Đức, đây là giải thưởng cao quý duy nhất của chính phủ. Giải thưởng này thường được trao cho những vị có thành tích xuất sắc trong các lãnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa hay tinh thần hoặc người có nhiều hoạt động thiện nguyện. Đến nay Hòa thượng Như Điển chưa nhận giải thưởng này bởi lẽ chưa có ai đề nghị với chính quyền. Những đóng góp to lớn của Hòa thượng đối với Phật Giáo, với tiến trình hội nhập của người Việt tỵ nạn, cộng thêm những đóng góp tích cực cho việc thiết kế một hình dạng chung sống hòa bình đa văn hóa ở nước Đứcthật không thể kể ra hết. Thiết tưởng chỉ chừng ấy cũng đã quá xứng đáng.

Chúng con xin cám ơn chư Tôn Đức, chư quan khách và cử tọa đã lắng nghe.

 

Day 1_hoi thao buoi chieu (29)


Olaf Beuchling & Tuan Van Cong

Thích Như Điển as pioneer

of Vietnamese Buddhism in Germany:

Challenges and success stories between tradition and globalization

 

 

Dear Venerable Monks and Nuns,

Ladies and Gentlemen,

Globalization is a buzzword of our time. However, globalisation does not only affect economic and political cooperation. In cultural terms, too, global interdependencies have become closer and more intensive. This is also the case with Buddhism.

In the days of the historical Buddha Gautama more than 2500 years ago, the spread of Buddhist teachings was limited: Buddha and his followers wandered through the eastern Ganga valley in the border area between today's India and Nepal. Their medium of communication was the spoken language and the lived model. At the same time, the Buddha also had the claim to spread the Dharma for the benefit of all living beings. The old Pali-text of Vinaya tells how Gautama sent his first 60 monks away to spread the Dharma:

"Go, you monks, into the world, for the benefit of many beings, for the happiness of many beings, out of compassion for the world, for the benefit, well-being and happiness of gods and people. May not two walk in one way." 

Elsewhere it becomes clear that the spread of Buddhism was not bound to a particular language. In the CullaVagga it is said: "I allow you, monks, to learn the speech of the Awakened One in their own native language".  In the Indian context, this statement probably primarly referred to various related regional languages and dialects. With the translation of the first Buddhist texts into Chinese from the middle of the 2nd century onwards, Buddhism was also translated into a language that was fundamentally different from the Indian languages previously used.

No less important than the translation of texts for the further spread of Buddhism was the spread of the Buddhist monastic order. Thus it was wandering monks who, with a missionary intent, followed the trade routes from North India via Central Asia to China - the famous Silk Road. The first monasteries were built along these routes. They became important stations and centres of the spread of Buddhism. Since these monasteries were not economically productive at that time, but depended on the support of laymen or sympathetic rulers, successful monasteries could not exceed a certain size. If they grew beyond this size, some monks set out again to preach the Dharma elsewhere and, if necessary, build a new monastery there, for example in a fertile agricultural region or on the outskirts of a larger city.

As one can see, the spread of Buddhism across social, national and linguistic borders was already present at its beginnings.

Thus Buddhism has successively developed from a doctrine of spiritual liberation, which had developed in the context of the Indian subcontinent, to a world religion, which is represented on all continents.

At present Buddhism is the fourth largest religion after Christianity, Islam and Hinduism. The vast majority of Buddhists still live in Asia, especially in the countries of South, Southeast and East Asia. But the number of Buddhists is also growing in other regions of the world.

However, there are great uncertainties in the quantification of this process. According to a report by the Pew Research Center, there are 488 million Buddhists worldwide who make up about 7 percent of the world's population. Of the three main currents of Buddhism (Theravāda, Mahāyāna and Vajrayāna), Mahāyāna Buddhism, with its numerous followers in populous Asian countries such as China, Japan, Korea and Vietnam, forms the largest Buddhist tradition. The second largest branch is Theravāda Buddhism, which is based in countries such as Thailand, Burma, Sri Lanka, Laos and Cambodia. The Vajrayāna Buddhism (which can also be assigned to the Mahāyāna, but has taken up numerous tantric elements) is the smallest of these traditions. Its main distribution area is traditionally in countries such as Tibet, Bhutan and Mongolia.

Beyond the Asian homelands, Buddhism has spread worldwide - a process that has gained in importance especially since the 60s of the 20th century. The number of Buddhists in the North American region is now estimated at 3,860,000, and 1,330,000 in Europe. Between 1996 and 2001, the number of Buddhists in Australia grew by 79 percent and was over 528,000 at the 2011 census. Surprisingly high numbers are also reported for the Middle East and North Africa (about 500,000) and Latin America and the Caribbean (410,000). Even in sub-Saharan Africa it is currently estimated that there are about 150,000 Buddhists.

However, these figures hide the fact that Buddhist life outside Asia faces very different challenges. The half million Buddhists who are said to live in the Middle East and North Africa are predominantly guest workers from Asia who work in the Gulf states. They are not granted freedom of worship. One exception in the region is Israel, where there is a real Buddhist scene. For sub-Saharan Africa, on the other hand, there is hardly any reliable information on Buddhism. Here South Africa is an exception, where the information situation about the Buddhist scene looks better.

This globalization of Buddhism can be illustrated by a number of distinct but interrelated developments:

  • · Improved mass transportation and the opening of many states to immigration have led Buddhist migrants from Asia to settle in Western societies and elsewhere. As part of their immigration and settlement process, they founded places of worship and associations in host societies, thus contributing to the pluralization of religious landscapes.
  • · At the same time, Buddhism fascinates many people from the West. While at first small circles of bourgeois and mostly better educated Europeans discovered and propagated Buddhism in their homelands, from the Second World War on there was also a growing interest in the Dharma in broader parts. The fusion of an Asian doctrine with a European context and thinking was fruitful. New forms of Buddhism emerged. Catholic religious discovered Zen meditation, mindfulness exercises became popular, some Buddhist groups understand themselves explicitly as "Western".
  • · Long-distance travel became more comfortable, cheaper and popular. The simplification of travel led to worldwide travel activities by Buddhist teachers, which enabled other lines of tradition to spread more quickly throughout the world. Even monastic life has internationalized. Ordination ceremonies, in which both the future monks or nuns and the leaders of the ceremonies come from different countries and belong to monasteries that can be thousands of kilometres apart, are no longer uncommon. In addition, there are international Buddhist conferences, where experts from research, practice and interested lay people exchange ideas on Buddhist topics, or tourists who go on holiday in a Buddhist country to take part in meditation retreats there.
  • · In times of global commodity flows, the global trade in Buddhist and Buddhist-inspired artifacts such as Buddha statues, meditation cushions and singing bowls has increased. On the one hand, these are in demand by Buddhist centres and groups. On the other hand, they are now an important market segment in the furnishing, decoration and wellness industry. In Germany, as a journalist Harald Martenstein once ironically stated, Buddha figures became the successor to the traditional garden gnome.

 

  • · And finally, the globalization of Buddhism has increased rapidly as a result of worldwide medialization and digitization. In all European languages there is a wide range of literature with Buddhist non-fiction books, field reports and guidebooks. On the Internet, the most important sutras of the Buddhist canon are available in their original languages as well as in very good translations. The Dharma sermons of well-known monks can be heard on Internet platforms such as YouTube. On relevant websites and discussion forums Buddhists and people interested in Buddhism can exchange information. When something is becoming increasingly popular, the movie industry is also not far away: with movies such as “Little Buddha”, “Seven Years in Tibet” or “Kundun”, an international audience is entertained and revenues in the millions are generated.

Like other national Buddhist traditions and teachings, Vietnamese Buddhism has spread worldwide. This process began especially in the 70s of the 20th century and was the result of flight and migration. Against the background of the Vietnamese refugee crisis since the 1970s, the largest group of overseas Vietnamese arrived in Western countries such as the USA, Australia, France and Germany. Tens of thousands of Vietnamese who had come to terms with the system went as workers to socialist states such as the GDR, the Soviet Union or Czechoslovakia.  Even after the fall of the Iron Curtain, Vietnamese communities developed there. Still others migrated for study purposes, as family members, were adopted as war orphans, or sought their fortune as illegal immigrants in supposedly wealthier societies. Today, larger communities of Vietnamese migrants can be found on every continent.

The largest communities of overseas Vietnamese in western countries are found in the United States, Canada, Australia, France and Germany.

 

Table: Number of people of Vietnamese origin in selected Western countries

USA

2.067.527

Census 2016

France                  

350.000

Estimates by Thanh Binh Minh Trân

Australia

294.798

Census 2016

Canada

240.615

Census 2016

Germany

140.000

Ownestimates

 

With these world-wide migrations, Vietnamese Buddhism has also globalized. Vietnamese Buddhist pagodas and places of worship can now be found in San Jose in California, Perth in Australia or Hamburg in northern Germany.

In the West, the most famous representative of Vietnamese Buddhism is Master ThichNhat Hanh, who enjoys great international recognition with his "Order of Interbeing" and centres in the South of France and in Walbröl in Oberberg. However, for Vietnamese Buddhism abroad, Master ThichNhuDien, who has been living in Germany for 40 years now, is no less important. It is thanks to him that Vietnamese Buddhism has taken root in Germany and is one of the numerically strongest traditions in the country. More than a dozen monasteries, run by monks as well as nuns, and a community life as vital as it is steeped in tradition began in the founding centre of the Lam-Te School in Germany, where we are today: in the VienGiac Pagoda in Hanover.

 

ThíchNhưĐiển - the pioneer of Vietnamese Buddhism (not only) in Germany

ThíchNhưĐiển was born on June 28, 1949 under the secular name Le Cuong in the Central Vietnamese village of XuyênMỹ . He was the youngest of eight children of a simple farming family. Like most people in the region, his parents lived from rice fields and small gardens where vegetables and herbs were grown for daily consumption or for sale at the market. XuyênMỹ was not a place where strangers lost their way. However, the region is home to dozens of monks and nuns who now run monastic pagodas all over the world. Without a doubt, the province of Quảng Nam has been a powerhouse of Vietnamese Buddhism and the Lam Teschool in particular for centuries. At the same time, the picturesque port city of Hoi An brought foreign influences into the country. During the Vietnam War, the region became the scene of fierce fighting.

On April 15, 1964, ThíchNhưĐiển followed the example of his older brother and, with the consent of his parents, moved to the VienGiac Monastery in Hoi An as a novice. Here, later also in the Monastery Phuoc Lam ("Forest of Merits"), he completed his novitiate. Although he was not a good student at first during his primary school years, his achievements improved noticeably through Buddhist practice. He was able to attend the High SchoolsTrunghọcBồĐềHội An and TrungHọcTrầnQuýCáp, where he was awarded as the best pupil of his year, and completed the last school year in Saigon, where he obtained his high school diploma. The fact that over the years his school performance has improved so significantly can be traced back to his intensive practice in everyday monastic life, where the memorization of recitation texts, meditation and the absence of worldly distractions helped the young person to focus his mind.

 

Studies in Japan

After graduating from high school, the most promising monks had the opportunity to receive a scholarship for studying in Japan. Among them was ThíchNhưĐiển. In the winter of 1972 he went to Japan to study abroad. However, life in Japan was a great challenge for the Vietnamese students: the language proved difficult, the cost of living and tuition fees were high. In his memoirs CảmtạxứxứĐức / Dankeschön, Deutschland of 2002, the reverend describes the situation as follows:

"The Vietnamese students felt lost in a foreign country. We young monks, who knocked on the door of the university with a lot of energy, knew nothing about the way of life and habits of the ordained in Japan. Where should we live, eat, study, etc.? We were all in the dark." (ThíchNhưĐiển 2002, p. 361f.)

ThíchNhưĐiển first lived with Vietnamese monks and at times attended two Japanese courses at the same time to save time and money. Between 1973 and 1977 he could live in the temple Honryuji in Hachioji. Here he took over many tasks in the pagoda as a monk and thus came closer to the Japanese Buddhist tradition. During the semester break he worked in order to be able to pay the tuition fees after passing the entrance examination for educational science at the private Teikyo University in Tokyo Prefecture. Despite the great challenges, the monk succeeded with perseverance and diligence in completing his studies in pedagogy on March 25, 1977 - as the second best.

In view of the uncertain situation in his homeland after 1975, when troops of the communist-led North Vietnam had occupied the pro-Western South Vietnam, he decided not to return home for the time being. Instead, he contacted his friend Van Cong Tram, who studied medicine in Germany and invited him to Germany.

 

The way to Germany

From 1977 ThíchNhưĐiển first lived in Kiel, where he learned German. As early as March 1978 he was enrolled at the University of Hanover in educational science.

At this time the public in Germany began to become increasingly aware of the refugee crisis in Southeast Asia. Hundreds of thousands of people from the former Indochina fled by land or across the South China Sea to the neighbouring states after Laos, Cambodia and Vietnam had seized communist power. Most of the refugees came from Vietnam. They left their homeland to escape political repression such as re-education campaigns, expropriations and detention in labour camps, they fled economic hardship as a result of poor planning and poor harvests, and later military conflicts with Cambodia and the People's Republic of China.

The Federal Republic of Germany became involved with the refugees at an early stage. Its pledge to accept an initial 1000 refugees at the end of 1975 was gradually increased to a contingent of almost 40,000. Until well into the 1980s, Vietnamese citizens could expect to be recognised as refugees for humanitarian and political reasons. In view of their partly dramatic flight circumstances and the media coverage, the boat refugees attracted the attention of the world public. Further Vietnamese arrived in Germany in the context of family reunification or asylum procedures. ThíchNhưĐiển also applied for asylum, which was granted after a short examination in view of the political situation in Vietnam.

Vietnamese Buddhists, who already lived in Germany, convinced the venerable to stay in Germany and to look after the local Vietnamese Buddhists. At the end of 1978 an "Association of Vietnamese Buddhist Students and Refugees in the Federal Republic of Germany" was founded, in 1979 the first issue of the magazine "VienGiac" appeared and in 1980 the "Congregation of the United Vietnamese Buddhist Church, Department Federal Republic of Germany" was founded. At the beginning of 1981, rooms were moved into in a former metal factory in Hanover - by the way, in the immediate vicinity of the present location of the pagoda.

 

 

The first ten years

Already in the first 10 years after the foundation of the congregation in Germany further Vietnamese Buddhist local groups or small pagodas were added nationwide. The nun ThíchNữDiệuTâm settled in Hamburg. The harbour city had become a stronghold of Vietnamese refugees, and so there was a need to build a place of worship.  In Munich, the TâmGiác devotional complex was inaugurated in January 1985 in the presence of 150 visitors (among them the CSU politician Dr. Peter Gauweiler). However, several years had to pass before an ordained person could be found who could assume long-term responsibility for the pagoda. In Berlin, the first Buddhist activities can be traced back to visits to ThíchNhưĐiểns with local students and refugees. In the early years there was a good cooperation with the famous Buddhist House in Berlin-Frohnau and the German Buddhists of the "BuddhistischeGesellschaft Berlin e.V.". In 1981 a local association was founded, from 1983 plans were developed to establish a Vietnamese Buddhist devotional site or pagoda. However, these plans could only be implemented in 1987, when Linh Thứutemple was inaugurated. Also in further cities like Bremen, Frankfurt, Freiburg, Münster, Fürth-Erlangen, Wiesbaden, Rottershausen, Barntrup or Norddeich Buddhist local associations had taken up the work, had accomplished regular meetings or had brought youth and culture groups into being. In some places the activities stopped again after a few years, in others they could be expanded and led to the foundation of regular places of worship or monasteries.

In 1986 ThíchNhưĐiển received German citizenship. There were several reasons for his early decision to take this step: On the one hand, his return to Vietnam was uncertain, while the German passport would facilitate his travels within Europe, the USA and Australia, which went hand in hand with his appointment as First Secretary of the Congregation of Vietnamese Buddhists in Europe. On the other hand, German citizenship and the rights and duties associated with it facilitated integration into German society.

 

After 1989: Vietnamese Buddhism in Unified Germany

With the fall of the Berlin Wall in 1989 and German reunification in 1990, another group of Vietnamese migrants in Germany came to the fore. Up to 60,000 Vietnamese had lived as contract workers in the former GDR. The encounter between the two Vietnamese communities - on the one hand the mostly South Vietnamese refugees in the old federal states, and on the other the North Vietnamese workers, who were often close to the regime - was anything but easy. Illegals from other formerly socialist countries who came to Germany to pursue criminal activities were a major problem in the 1990s.

1989 was also the year in which the construction of the ViênGiác Monastery began at its present location. In December 1991, the monastery was able to move into the new building complex. One and a half years later, in August 1993, the inauguration ceremony of the monastery took place in the presence of Buddhist dignitaries from home and abroad. Made possible by donations and interest-free loans amounting to DM 9 million as well as countless hours of personal contribution by committed Buddhists, the pagoda was the largest Buddhist institution in Germany when it was completed. Even today it is one of the largest Buddhist buildings in Europe. The two-storey main building has an area of 815 square meters, the outbuildings 666 square meters. The devotion hall covers 450 square metres, which means it can accommodate around 400 people. There is also a large communal kitchen, an event room, a patriarchal and meditation room, a library and many other rooms. National and international events were held in the pagoda shortly after the building was occupied: The Dalai Lama visited the Pagoda ViênGiác in Hanover several times, most recently in 2013; the World Buddhist Sangha Council (WBSC) met in the Pagoda in 1991 with the participation of 70 influential ordained persons and representatives of Buddhist organizations from 16 nations; in 1995 the Vietnamese Sangha held the first meeting of the Vietnamese Sangha abroad in the Pagoda.

 

Vietnamese Buddhism in Germany Today

Vietnamese Buddhism spread nationwide from Hanover. In addition to the ViênGiác centre, pagodas and devotional sites can also be found in Hamburg, Berlin, Munich, Frankfurt, Aachen, Freiburg, Nuremberg, Mönchengladbach and Ravensburg. The latter city became the home of the VienDuc pagoda, a further personal project by ThíchNhưĐiển, which has served as his new home since his resignation from office in Hanover. In the Saxon SchmiedebergThíchHạnhTấn (one of the first fully ordained pupils ThíchNhưĐiểns and abbot of the pagoda ViênGiác in the years 2003-2007) called the AmitayusKlausurkloster into being. The regional television reported several times about the different Vietnamese pagodas and their activities.

Today, Vietnamese Buddhism is one of the strongest branches in Germany. In comparison to ThíchNhat Hanh's "Order of Interbeing", the orthodox Lam-Te school is more traditionally oriented and to a greater extent influenced by the Buddhism of the Pure Land. Also, the majority of practitioners are still of Vietnamese origin. Nevertheless, Vietnamese Buddhists in Germany have established good local relations with other Buddhist groups and are always involved in cross-group activities such as the local Vesakh celebrations. Vietnamese Buddhism is established and an integral part of the Buddhist scene in Germany. 

The importance of ThíchNhưĐiển for Buddhism and the Vietnamese community in Europe is illustrated above all by his life's work: the founding of the VienGiac monastery and other Dharma sites as power centres of Buddhist life in Germany, his high productivity as a book author and his work as a teacher of tens of thousands of Buddhists from Vietnam and the whole world. The importance of ThíchNhưĐiển is also reflected in the recognition he receives from other Buddhists around the world. His work was honoured by the Prime Minister of Sri Lanka and the Sri Lanka RamannaNikaya (one of three orthodox monastic orders in Sri Lanka), who awarded him an honorary title in 2011 in recognition of his merits in the spread of Buddhism in Europe and presented him a fan which, according to tradition, only the masters of the ruling house receive. No one less than the famous Dharma Master ThíchNhấtHạnh on the occasion of ThíchNhưĐiểns visit to the European Institute of Applied Buddhism (EIAB) in autumn 2014 in front of around 1000 guests emphasised that ThíchNhưĐiển has the merit and honour to be considered the founder of Vietnamese Buddhism in Germany. All ordained students of the EIAB should therefore bow their heads in gratitude and respect for the life's work of the founder abbot.

The worldwide recognition of ThíchNhưĐiển was last demonstrated at the 10th World Meeting of the World Buddhist Sangha Council (WBSC) in Penang, Malaysia, which took place from 10.11. to 15.11.2018. Monks from 54 nations elected the Venerable ThíchNhưĐiển as Vice President of the WBSC for the period 2018-2022!

In view of his life's work in establishing Vietnamese Buddhism in Germany and in shaping the extremely successful integration process of Vietnamese Buddhists in this country, an award seems long overdue: that of the Federal Cross of Merit. This award is the only general merit award of the Federal Republic of Germany. It is awarded for special achievements in political, economic, cultural, intellectual or honorary fields. The fact that the High Venerable ThíchNhưĐiển has not yet received this recognition will primarily have to do with the fact that a corresponding proposal has not yet been made. However, his merits for Buddhism, the integration of Vietnamese refugees and the co-creation of a constructive intercultural coexistence in Germany make it seem overdue.

Day 1_hoi thao buoi chieu (28)Day 1_hoi thao buoi chieu (29)Day 1_hoi thao buoi chieu (30)Day 1_hoi thao buoi chieu (34)Day 1_hoi thao buoi chieu (38)


Olaf Beuchling &Tuan Van Cong
 
Vortrag: ThíchNhưĐiển als Pionier des vietnamesischen Buddhismus in Deutschland: Herausforderungen und Erfolgsgeschichten zwischen Tradition und Globalisierung

 

Verehrte Ehrwürdige Mönchen und Nonnen,

Sehr geehrte Damen und Herren,

 

Die Globalisierung des Buddhismus

Globalisierung ist ein Schlagwort unserer Zeit. Globalisierung betrifft jedoch nicht nur die wirtschaftliche und politische Zusammenarbeit. Auch in kultureller Hinsicht sind die weltweiten Verflechtungen enger und intensiver geworden. Dies trifft auch auf den Buddhismus zu. 

Zu Zeiten des historischen Buddha Gautama vor über 2500 Jahrewaren der Verbreitung der buddhistischen Lehre enge Grenzen gesetzt: Buddha und seine Anhänger durchwanderten das östliche Gangestal im Grenzgebiet zwischen dem heutigen Indien und Nepal. Ihr Medium der Vermittlung war die gesprochene Sprache und das gelebte Vorbild. Zugleich hatte der Buddha aber auch den Anspruch, den Dharma zum Wohle aller Lebewesen zu verbreiten. In dem alten Pali-text des Vinayaist überliefert, wie Gautama seine ersten 60 Mönche fortschickt, um den Dharma zu verbreiten:

„Geht, ihr Mönche, in die Welt, vielen Wesen zum Wohle, vielen Wesen zum Glücke, aus Mitgefühl mit der Welt, zum Nutzen, Wohl und Glück von Göttern und Menschen. Mögen nicht zwei auf einem Wege gehen.“ 

An anderer Stelle wird deutlich, , dass die Verbreitung des Buddhismus  nicht an eine bestimmte Sprache gebunden war. „Ich erlaube“, heißt es im CullaVagga, „dass die Aussagen des Erwachten in der jeweils eigenen Heimatsprache gelernt werden.“  Im indischen Kontext bezog sich diese Aussage wohl zunächst auf verschiedene verwandte Regionalsprachen und Dialekte. Mit der Übersetzung der ersten buddhistischen Texte ins Chinesische ab Mitte des 2. Jahrhunderts wurden der Buddhismus dann auch in eine Sprache übertragen, die sich grundlegend von den zuvor verwendeten indischen Sprachen unterschied.

Nicht weniger wichtig als die Übersetzung von Texten für die weitere Verbreitung des Buddhismus war die Verbreitung, des buddhistischen Ordens. So waren es Wandermönche, die in missionierender Absicht den Handelsrouten von Nordindien über Zentralasien bis nach China folgten – der berühmten Seidenstraße. Es entstanden die ersten Klöster entlang dieser Routen. Sie wurden zu wichtigen Stationen und Zentren der Ausbreitung des Buddhismus. Da diese Klöster seinerzeit ökonomisch nicht produktiv waren, sondern auf die Unterstützung von Laien oder sympathisierenden Herrschern angewiesen waren, konnten erfolgreiche Klöster eine bestimmte Größe nicht überschreiten. Wuchsen sie über dieses Maß hinaus, zogen erneut einige Mönche los, um den Dharma woanders zu predigen und dort gegebenenfalls ein neues Kloster zu errichten, etwa in einer fruchtbaren Landwirtschaftsregion oder am Rande einer größeren Stadt.

Wie man sieht, war die Ausbreitung des Buddhismus über Standes,-  Landes- und Sprachgrenzen bereits zu seinen Anfängen gegeben.

So hat sich der Buddhismus von einer Heilslehre, die im Kontext des indischen Subkontinents entstanden war, sukzessive zu einer Weltreligion entwickelt, die auf allen Kontinenten vertreten ist.

Gegenwärtig bildet der Buddhismus nach dem Christentum, dem Islam und dem Hinduismus die viertgrößte Religion. Die überwiegende Mehrheit der Buddhisten lebt nach wie vor in Asien, insbesondere in den Ländern Süd-, Südost- und Ostasiens. Doch auch in anderen Weltregionen wächst die Zahl der Buddhisten.

Große Unsicherheiten bestehen allerdings bei der Quantifizierung dieses Prozesses. Einem Bericht des Pew Research Centers zufolge gibt es weltweit 488 Millionen Buddhisten, die etwa 7 Prozent der Weltbevölkerung ausmachen. Von den drei Hauptströmungen des Buddhismus (Theravāda, Mahāyāna und Vajrayāna) bildet der Mahāyāna-Buddhismus mit seinen zahlreichen Anhängern in bevölkerungsreichen Ländern Asiens wie China, Japan, Korea oder Vietnam die größte buddhistische Tradition. Der zweitgrößte Zweig ist der Theravāda-Buddhismus, der in Ländern wie Thailand, Burma, Sri Lanka, Laos oder Kambodscha beheimatet ist. Der Vajrayāna-Buddhismus (der auch dem Mahāyāna zugeordnet werden kann, aber zahlreiche tantrische Elemente aufgegriffen hat) ist die kleinste dieser Traditionen. Sein Hauptverbreitungsgebiet liegt traditionell in Ländern wie Tibet, Bhutan und der Mongolei.

Über die asiatischen Herkunftsregionen hinaus hat sich der Buddhismus weltweit verbreitet – ein Prozess, der vor allem seit den 60er Jahren des 20. Jahrhunderts an Bedeutung gewonnen hat. In der Region Nordamerika wird die Zahl der Buddhisten heutzutage auf 3.860.000 Personen geschätzt, in Europa auf 1.330.000. Zwischen 1996 und 2001 wuchs die Anzahl der Buddhisten in Australien um 79 Prozent und lag bei der Volkszählung von 2011 bei über 528.000 Personen. Überraschend hohe Zahlen werden auch für den Nahen Osten und Nordafrika angegeben (ca. 500.000) sowie für Lateinamerika und die Karibik (410.000). Sogar im subsaharischen Afrika geht man gegenwärtig von etwa 150.000 Buddhisten aus.

Allerdings verdecken diese Zahlen, dass das buddhistische Leben außerhalb Asiens vor sehr unterschiedlichen Herausforderungen steht. Bei der halben Million Buddhisten, die im Nahen Osten und Nordafrika leben sollen, handelt es sich überwiegend um Gastarbeiter aus Asien, die in den Golfstaaten arbeiten. Eine freie Religionsausübung wird ihnen nicht gewährt. Eine Ausnahme in der Region bildet Israel, wo eine wirkliche buddhistische Szene existiert. Für das subsaharische Afrika wiederum liegen kaum verlässliche Informationen zum Buddhismus vor. Hier bildet Südafrika eine Ausnahme, wo die Informationslage über die buddhistische Szene besser aussieht.

Diese Globalisierung des Buddhismus lässt sichan einer Reiheunterscheidbarer, aber miteinander verknüpfter Entwicklungen aufzeigen:

  • · Verbesserte Massenverkehrsmittel und die Öffnung vieler Staaten für Zuwanderung führten  maßgeblich dazu, dass sich buddhistische Migranten aus Asien in westlichen Gesellschaften und anderenorts niederließen. Im Rahmen ihresZuwanderungs- und Niederlassungsprozessesgründeten siein den Gastgesellschaften Andachtsstätten und Vereinigungen und tragen so zu einer Pluralisierung der religiösen Landschaften bei.
  • · Gleichzeitig fasziniert der Buddhismus auch viele Menschen aus dem Westen. Waren es zunächst noch kleine Kreise von bürgerlichen und zumeist besser gebildeten Europäern, welche den Buddhismus in ihren Heimatländern für sich entdeckten und propagierten, kam ab dem Zweiten Weltkrieg auch ein wachsendes Interesse am Dharma in breiteren Teilenauf. Die Fusion einer asiatischen Lehre mit einem europäischen Kontext und Denken war fruchtbar. Neuen Formen des Buddhismus kamen auf. Katholische Ordensleute entdeckten die Zen-Meditation, Achtsamkeitsübungen wurden populär, manche buddhistische Gruppen verstehen sich explizit als „westlich“.
  • · Fernreisen wurdenkomfortabler, billiger und beliebter. Die Vereinfachung des Reisens führte zu weltumspannenden Reiseaktivitäten buddhistischer Lehrerinnen und Lehrer, wodurch sich weitere Traditionslinien schneller in aller Welt verbreiten konnten. Sogar das Klosterleben hat sich internationalisiert. Ordinationszeremonien, bei denen sowohl die zukünftigen Mönche oder Nonnen als auch die Leiter der Zeremonien aus verschiedenen Ländern kommen und Klöstern angehören, die Tausende von Kilometern voneinander entfernt sein können, sind keine Seltenheit mehr. Hinzu kommen internationale buddhistische Konferenzen, bei denen sich Experten aus der Forschung, aus der Praxis und interessierte Laien über buddhistische Themen austauschen, oder Touristen, die Urlaub in einem buddhistischen Land machen, um dort an Meditationsretreats teilzunehmen.
  • · In Zeiten weltumspannender Warenströme hat der globale Handel mit buddhistischen und buddhistisch inspirierten Artefakten wie Buddha-Statuen, Meditationskissen oder Klangschalen zugenommen. Zum einen werden diese von buddhistischen Zentren und Gruppen nachgefragt. Zum anderen bilden sie mittlerweile ein wichtiges Marktsegment der Einrichtungs-, Dekorations- und Wellness-Industrie. In Deutschland, so stellte ein Journalist Harald Martensteineinmal ironisch fest, wurden Buddhafiguren zum Nachfolger für den traditionellen Gartenzwerg.
  • · Und schließlich hat die Globalisierung des Buddhismus in Folge der weltweiten Medialisierung und Digitalisierung rasant zugenommen. In allen europäischen Sprachen findet sich ein großes Literaturangebot mit buddhistischen Sachbüchern, Erfahrungsberichten und Ratgebern. Im Internet sind die wichtigsten Sutras des buddhistischen Kanons in ihren Originalsprachen sowie in sehr guten Übersetzungen abrufbar. Die Dharmapredigten bekannter Mönche lassen sich auf Internetplattformen wie YouTube anhören. Auf einschlägigen Webseiten und Diskussionsforen können sich Buddhisten und am Buddhismus Interessierte austauschen. Wo etwas zunehmend populär wird, ist auch die Filmindustrie nicht weit: Mit Kinofilmen wie Little Buddha, Sieben Jahre Tibet oder Kundun wird ein internationales Publikum unterhalten und ein Millionenumsatz erzielt.

 

 

Die Globalisierung des vietnamesischen Buddhismus

Wie andere nationale Traditionen und Lehrausrichtungen des Buddhismus, hat sich auch der vietnamesische Buddhismus weltweit verbreitet. Dieser Prozess setzte vor allem in den 70er Jahren des 20. Jahrhunderts ein und war die Folge von Flucht und Migration.Die größte Gruppe der Übersee-Vietnamesen gelangte vor dem Hintergrund der vietnamesischen Flüchtlingskrise seit den 1970er Jahren in westliche Staaten, wie den USA, Australien, Frankreich oder Deutschland. Zehntausende Vietnamesen, die sich mit dem System arrangiert hatten, gingen als Arbeitskräfte in sozialistische Staaten wie der DDR, der Sowjetunion oder der Tschechoslowakei. Auch nach dem Fall des Eisernen Vorhangs entwickelten sich dort vietnamesische Gemeinschaften. Wieder andere migrierten zu Studienzwecken, als Familienangehörige, wurden als Kriegswaisen adoptiert oder suchten als illegale Einwanderer ihr Glück in vermeintlich wohlhabenderen Gesellschaften. Heute sind auf jedem Kontinent größere Communities vietnamesischer Migranten anzutreffen.

Die zahlenstärksten Gemeinschaften der Übersee-Vietnamesen in westlichen Ländern findet man in den Vereinigten Staaten, in Kanada, Australien, Frankreich und Deutschland.

 

Tabelle: Anzahl der Menschen vietnamesischer Herkunft in ausgewählten westlichen Staaten

USA

2.067.527

Zensus 2016

Frankreich                        

350.000

Schätzungen Thanh Binh Minh Trân

Australien

294.798

Zensus 2016

Kanada

240.615

Zensus 2016

Deutschland

140.000

Eigene Schätzung

 

Mit diesen weltumspannenden Migrationen hat sich auch der vietnamesische Buddhismus globalisiert. Vietnamesisch-buddhistische Pagoden und Andachtsstätten sind heutzutage im kalifornischen San Jose ebenso anzutreffen wie im australischen Perth oder im norddeutschen Hamburg.

Im Westen ist der bekannteste Vertreter des vietnamesischen Buddhismus Meister ThichNhatHanh, der mit seinem „Order ofInterbeing“ und Zentren in Südfrankreich und im oberbergischen Walbröl große internationale Anerkennung genießt. Für den vietnamesischen Buddhismus im Auslandist allerdings auch der seit nunmehr 40 Jahren in Deutschland ansässige Meister ThichNhu Dien nicht weniger bedeutsam. Ihm ist es zu verdanken, dass der vietnamesische Buddhismus in Deutschland Wurzeln geschlagen hat und zu einer der zahlenmäßig stärksten Traditionen im Lande zählt. Mehr als ein Dutzend Klöster, geleitet von Mönchen wie auch Nonnen, und ein ebenso vitales wie traditionsträchtiges Gemeindeleben nahmen ihren Anfang im Gründungszentrum der Lam-Te-Schule in Deutschland, in dem wir uns heute befinden: in der  Pagode VienGiac in Hannover.

 

ThíchNhưĐiển - der Pionier des vietnamesischen Buddhismus (nicht nur) in Deutschland

ThíchNhưĐiển wurde am 28. Juni 1949 unter dem weltlichen Namen Le Cuong in demmittelvietnamesischen DorfXuyên Mỹ geboren. Er war das jüngste von acht Kindern einer einfachen Bauernfamilie.Seine Eltern lebten wie die meisten Menschen der Region von den Reisfeldern und von kleinen Gärten, in denen Gemüse und Kräuter für den täglichen Bedarf oder für den Verkauf auf dem Markt angebaut wurden. Xuyên Mỹwar kein Ort, an den sich Fremde verirrten. Dennoch stammen aus der Region Dutzende Mönche und Nonnen, die heutzutage Klosterpagoden in aller Welt führen.Ohne Zweifel war die Provinz Quảng Nam seit Jahrhunderten ein Kraftzentrum des vietnamesischen Buddhismus und der Lam Te-Schule insbesondere. Zugleich gelangten über die malerische Hafenstadt Hoi An ausländische Einflüsse ins Land. Während des Vietnamkrieges wurde die Region Schauplatz schwerster Kämpfe.

Am 15. April 1964 folgte ThíchNhưĐiểndem Vorbild seines älteren Bruders und zog mit Einverständnis seiner Eltern als Novize in das Kloster VienGiac in Hoi An. Hier, später auch in der Pagode Phuoc Lam („Wald der Verdienste“),absolvierte er sein Noviziat. Obgleich er während seiner Grundschulzeitzunächst kein guter Schüler war, verbesserten sich seine Leistungen durch die buddhistische Praxis zusehends. Er konnte das Gymnasium TrunghọcBồĐềHội An und TrungHọcTrầnQuýCápbesuchen, wo er als bester Schüler seines Jahrganges ausgezeichnet wurde, und absolvierte das letztes Schuljahr in Saigon, auf dem er sein Abitur erlangte. Dass sich im Laufe der Jahre seine Schulleistungen so deutlich verbesserten, führt der Mönch rückblickend auf die intensive Praxis im Klosteralltag zurück, wo das Memorieren der Rezitationstexte, die Meditation und das Fehlen weltlicher Ablenkungen dem Jugendlichen halfen, seinen Geist zu fokussieren.

 

Studium in Japan

Den aussichtsreichsten Mönchen eröffnete sich nach dem Abitur die Möglichkeit,ein Stipedienfür ein Studium in Japan zu erhalten. Unter ihnen befand sich ThíchNhưĐiển. Im Winter 1972 ging er für ein Auslandsstudium nach Japan. Allerdings war das Leben in Japan für die vietnamesischen Studenten eine große Herausforderung: die Sprache erwies sich als schwierig, die Lebenshaltungskosten und Studiengebühren waren hoch. In seinen Memoiren CảmtạxứĐức / Dankeschön, Deutschland von 2002 beschreibt der Hochehrwürdige die Situation wie folgt:

„Die vietnamesischen Studenten fühlten sich verloren in einem fremden Land. Wir jungen Mönche, die wir mit viel Elan an die Pforte der Universität klopften, wussten gar nichts über die Lebensweise und Gewohnheiten der Ordinierten in Japan. Wo sollten wir wohnen, essen, studieren usw.? Wir alle tappten im Dunkeln.“ (ThíchNhưĐiển 2002, S. 361f.)

ThíchNhưĐiểnlebte zunächst bei vietnamesischen Mönchen und besuchte zeitweise zwei Japanischkurse parallel, um Zeit und Geld zu sparen. Zwischen 1973 und 1977 konnte er in dem Tempel Honryuji in Hachioji. wohnen. Hier übernahm er als Mönch viele Aufgaben in der Pagode und kam so der japanischenbuddhistischen Tradition näher.In den Semesterferien jobbte er, um die Studiengebühren bezahlen zu können, nachdem er an der privaten Teikyo Universität in der Präfektur Tokio die Aufnahmeprüfung zum Fach Erziehungswissenschaft bestanden hatte. Trotz der großen Herausforderungen gelang es dem Mönch mit Beharrlichkeit und Fleiß, am 25. März 1977sein Pädagogikstudium anzuschließen – als Zweitbester.

Angesichts der unsicheren Lage in der Heimat nach 1975, als Truppen des kommunistisch geführten Nordvietnams das pro-westliche Südvietnam eingenommen hatten, entschied er sich, zunächst nicht heimzukehren. Stattdessen nahm er Kontakt zu seinem Freund Van Cong Tram auf, der in Deutschland Medizin studierte und ihn nach Deutschland einlud.

 

Der Weg nach Deutschland

Ab 1977 lebte ThichNhu Dien zunächst in Kiel, wo er Deutsch lernte. Bereits im März 1978 wurde er an der Universität Hannover im Studienfach Erziehungswissenschaft immatrikuliert.

Zu dieser Zeit begann die Öffentlichkeit in Deutschland, verstärkt auf die Flüchtlingskrise in Südostasien aufmerksam zu werden. Hunderttausende Menschen aus dem früheren Indochina flohen auf dem Landweg oder über das Südchinesische Meer in die Anrainerstaaten, nachdem Laos, Kambodscha und Vietnam kommunistische Regimes die Macht ergriffen hatten. Die meisten Flüchtlinge stammten aus Vietnam. Sie verließen ihre Heimat, um politischen Repressionen wie Umerziehungskampagnen, Enteignungen und der Haft in Arbeitslagern zu entkommen, sie flohen vor wirtschaftlicher Not infolge planwirtschaftlicher Fehlentscheidungen und Missernten und später auch aufgrund der militärischen Konflikte mit Kambodscha und der Volksrepublik China.

Die Bundesrepublik Deutschland engagierte sich früh für die Flüchtlinge. Ihre Zusage zur Aufnahme von zunächst 1000 Flüchtlingen Ende 1975 wurde nach und nach auf ein Kontingent von knapp 40.000 Personen erhöht. Bis weit in die 1980er konnten vietnamesische Staatsangehörige damit rechnen, aus humanitären und politischen Gründen als Flüchtlinge anerkannt zu werden. Angesichts ihrer zum Teil dramatischen Fluchtumstände und der Berichterstattung in den Medien zogen die Bootsflüchtlinge die Aufmerksamkeit der Weltöffentlichkeit auf sich. WeitereVietnamesen gelangten im Rahmen der Familienzusammenführung oder der Asylverfahren nach Deutschland. Auch ThíchNhưĐiển beantragte Asyl, welches im nach kurzer Prüfung angesichts politischen Lage in Vietnam auch gewährt wurde.

Vietnamesische Buddhisten, die bereits in Deutschland lebten, überzeugten den Ehrwürdigen, in Deutschland zu bleiben und die hiesigen vietnamesischen Buddhisten zu betreuen. Ende 1978 wurde ein „Verein der vietnamesischen buddhistischen Studenten und Flüchtlinge in der Bundesrepublik“ gegründet, 1979 erschien die erste Ausgabe der Zeitschrift „VienGiac“ und 1980 wurde die „Congregation der Vereinigten Vietnamesischen Buddhistischen Kirche, Abteilung Bundesrepublik Deutschland“ ins Leben gerufen. Anfang 1981 wurden Räumlichkeiten in einer ehemaligen Metallfabrik in Hannover bezogen – übrigens in direkter Nachbarschaft zum heutigen Standort der Pagode.

 

Die ersten zehn Jahre

Bereits in den ersten 10 Jahren nach der Gründung der Kongregation in Deutschland kamen bundesweit weitere vietnamesisch-buddhistische Ortsgruppen oder kleine Pagoden hinzu. Die Nonne ThíchNữDiệuTâmließ sich in Hamburg nieder. Die Hansestadt war zu einer Hochburg vietnamesischer Flüchtlinge geworden, und so bestand Bedarf an der Errichtung einer Andachtsstätte.  In München wurde im Januar 1985 unter Anwesenheit von 150 Besuchern (unter ihnen auch der CSU-Politiker Dr. Peter Gauweiler) die Andachtsstätte TâmGiác eingeweiht. Es mussten aber noch mehrere Jahre vergehen, bis ein Ordinierter gefunden wurde, der langfristig die Verantwortung für die Pagode übernehmen konnte. In Berlin gehen die ersten buddhistischen Aktivitäten auf Besuche ThíchNhưĐiểns bei örtlichen Studenten und Flüchtlingen zurück. Eine gute Zusammenarbeit gab es in den Anfangsjahren mit dem berühmten Buddhistischen Haus in Berlin-Frohnau und den deutschen Buddhisten der „Buddhistischen Gesellschaft Berlin e.V.“. 1981 wurde ein Ortsverein gegründet, ab 1983 entwickelte man Pläne zur Gründung einer vietnamesisch-buddhistischen Andachtsstätte oder Pagode. Umsetzen ließen sich diese jedoch erst 1987, als die Andachtsstätte Linh Thứu eingeweiht wurde. Auch in weiteren Städten wie Bremen, Frankfurt, Freiburg, Münster, Fürth-Erlangen, Wiesbaden, Rottershausen, Barntrup oder Norddeich hatten buddhistische Ortsvereine die Arbeit aufgenommen, regelmäßige Veranstaltungen durchgeführt oder Jugend- und Kulturgruppen ins Leben gerufen. Mancherorts wurden die Aktivitäten nach einigen Jahren wieder eingestellt, anderenorts konnten sie ausgebaut werden und mündeten in die Gründung von regulären Andachtsstätten oder Pagoden.

1986 erhieltThíchNhưĐiểndie deutsche Staatsangehörigkeit. Es gab verschiedene Gründe, warum er sich früh für diesen Schritt entschieden hatte: Einerseits war die Rückkehr nach Vietnam war ungewiss, während der deutsche Pass seine Reisetätigkeiten innerhalb Eurpas, in die USA und Australien erleichtern würden, die mit seiner Berufung als Erster Sekretär der Kongregation der vietnamesischen Buddhisten in Europa einhergingen. Andererseits erleichterte die deutsche Staatsangehörigkeit und die mit ihr verbundenen Rechte und Pflichten die Integration in die deutsche Gesellschaft.

 

Nach 1989: Der vietnamesische Buddhismus im vereinigten Deutschland

Mit dem Fall der Mauer 1989 und der deutschen Wiedervereinigung 1990 rückte eine weitere Gruppe vietnamesischer Migranten in Deutschland in den Blick. Bis zu 60.000 Vietnamesen hatten als Vertragsarbeiter in der ehemaligen DDR gelebt. Die Begegnung der beiden vietnamesischen Gemeinschaften – zum einen die zumeist südvietnamesischen Flüchtlinge in den alten Bundesländern, zum anderen die oftmals regimenahen nordvietnamesischen Arbeiter - war alles andere als einfach. Vor allem Illegale aus anderen ehemals sozialistischen Ländern, die nach Deutschland kamen, um kriminellen Machenschaften nachzugehen, waren in den 1990er ein großes Problem.

1989 war auch das Jahr des Baubeginn des Klosters ViênGiác an seinem heutigen Standort. Im Dezember 1991 konnte der Umzug in den neuen Gebäudekomplex erfolgen. Eineinhalb Jahre später, im August 1993, fand die feierliche Einweihungszeremonie des Klosters im Beisein buddhistischer Würdenträger aus dem In- und Ausland statt. Ermöglicht durch Spendengelder und zinslose Darlehen in Höhe von 9 Millionen DM sowie unzähligen Stunden der Eigenleistung engagierter Buddhisten war die Pagode bei ihrer Fertigstellung die größte buddhistische Institution in Deutschland. Noch heute zählt sie zu den größten buddhistischen Bauten Europas. Das zweistöckige Hauptgebäude hat eine Fläche von 815 Quadratmeter, die Nebengebäude von 666 Quadratmeter. Auf die Andachtshalle entfallen 450 Quadratmeter, sie kann somit rund 400 Menschen Platz bieten. Des Weiteren gibt es eine große Gemeinschaftsküche, einen Veranstaltungsraum, einen Patriarchen- und Meditationsraum, eine Bibliothek und viele weitere Räumlichkeiten. Bereits kurz nach dem Bezug wurden in der Pagode nationale und internationale Veranstaltungen ausgerichtet: Der Dalai Lama besuchte die Pagode ViênGiác in Hannover mehrfach, zuletzt im Jahr 2013; der World Buddhist Sangha Council (WBSC) tagte unter Teilnahme von 70 einflussreichen Ordinierten undVertretern buddhistischer Organisationen aus 16 Nationen 1991 in der Pagode; 1995 hielt der vietnamesische Sangha im Ausland die erste Versammlung des vietnamesischen Sangha im Ausland in der Pagode ab.

 

Der vietnamesische Buddhismus in Deutschland heute

Von Hannover aus verbreitete sich der vietnamesische Buddhismus bundesweit. Neben dem Zentrum ViênGiác finden sich Pagoden und Andachtsstätten unter anderem in Hamburg, Berlin, München, Frankfurt, Aachen, Freiburg, Nürnberg, Mönchengladbach und Ravensburg. Letztgenannte Stadt wurde zur Heimat der Pagode Vien Duc, einem weiteren persönlichen Projekt von ThíchNhưĐiển, welches ihm seit seinem Rücktritt von den Amtsgeschäften in Hannover als neue Heimstatt dient. Im sächsischen Schmiedeberg rief ThíchHạnhTấn (einer der ersten vollordinierten Schüler ThíchNhưĐiểns und Abt der Pagode ViênGiác in den Jahren 2003-2007) das Amitayus Klausurkloster ins Leben. Mehrfach berichtete das Regionalfernsehen über die verschiedenen vietnamesischen Pagoden und ihre Aktivitäten.

Heute ist der vietnamesische Buddhismus eine der mitgliederstärksten Richtungen in Deutschland. Im Unterschied zu ThíchNhatHanhs „Order ofInterbeing“ ist die traditionelle Lam-Te-Schule unterThíchNhưĐiển traditioneller orientiert und in stärkerem Maße vom Buddhismus des Reinen Landes beeinflusst. Auch ist die Mehrheit der Praktizierenden nach wie vor vietnamesischer Herkunft. Dennoch haben die vietnamesischen Buddhisten in Deutschland vor Ort gute Beziehungen zu anderen buddhistischen Gruppen aufgebaut und sind stets an gruppenübergreifenden Aktivitäten wie den örtlichen Vesakhfeiern beteiligt. Der vietnamesische Buddhismus hat sich etabliert und ist ein fester Bestandteil der buddhistischen Szene in Deutschland. 

Den Stellenwert ThíchNhưĐiểns für den Buddhismus und die vietnamesische Gemeinschaft in Europa verdeutlicht vor allem sein Lebenswerk: die Gründung des Klosters VienGiac und weiterer Dharma-Stätten als Kraftzentren des buddhistischen Lebens in Deutschland, seine hohe Produktivität als Buchautor sowie sein Wirken als Lehrer von Zehntausenden Buddhisten aus Vietnam und der ganzen Welt. Die Bedeutung ThíchNhưĐiểns zeigt sich aber auch in der Anerkennung, die ihn durch andere Buddhisten weltweit entgegengebracht wird. So wurde sein Wirken von dem Ministerpräsidenten von Sri Lanka und der Sri Lanka RamannaNikaya (einer von drei orthodoxen Mönchsorden in Sri Lanka) ausgezeichnet, die ihm 2011 einen Ehrentitel zur Anerkennung seiner Verdienste bei der Verbreitung des Buddhismus in Europa verliehenund ihm einen Fächer schenkten, den der Tradition nach nur die Meister des Herrscherhauses erhalten. Kein Geringerer als der berühmteDharma-Meister ThíchNhấtHạnh betonte anlässlich des Besuches von ThíchNhưĐiểns imEuropean Institute of Applied Buddhism(EIAB)im Herbst 2014 vor rund 1000Gästen, dass ThíchNhưĐiểndasVerdienst und die Ehre zukommt, als Gründer des vietnamesischen Buddhismus in Deutschland zu gelten. Alle ordinierten Schüler des EIAB sollten sich daher in Dankbarkeit und Respekt vor dem Lebenswerk des Gründerabtes verbeugen.

Die weltweite Anerkennung ThíchNhưĐiểns zeigte sich zuletzt auf dem 10. Welttreffen des World Buddhist Sangha Council (WBSC) in Penang, Malaysia, das vom 10.11. bis zum 15.11.2018 stattgefunden hatte. Mönche aus 54 Nationen wählten den Hochehrwürdigen ThíchNhưĐiển zum Vize-Präsidenten des WBSC für die Periode 2018-2022!

Angesichts seiner Lebensleistung für die Etablierung des vietnamesischen Buddhismus in Deutschland und die Gestaltung des überaus erfolgreichen Integrationsprozesses der vietnamesischen Buddhisten hierzulande erscheint eine Auszeichnung längst überfällig zu sein: die des Bundesverdienstkreuzes. Diese Auszeichnung ist die einzige allgemeine Verdienstauszeichnung der Bundesrepublik Deutschland. Sie wird (mehrfach abgestuft) für besondere Leistungen auf politischem, wirtschaftlichem, kulturellem, geistigem oder ehrenamtlichem Gebiet verliehen. Dass dem Hochehrwürdigen ThíchNhưĐiển diese Anerkennung bislang nicht zu Teil wurde, wird primär damit zu tun haben, dass ein entsprechender Vorschlag noch nicht getätigt wurde. Seine Verdienste für den Buddhismus, die Integration vietnamesischer Flüchtlinge und die Mitgestaltung eines konstruktiven interkulturellen Zusammenlebens in Deutschland lassen es aber überfällig erscheinen.

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/03/2024(Xem: 116)
Người thiếu phụ đưa chồng ra nghĩa địa Tiếng gào than xé nát cả khung chiều Giọt mưa lạnh cũng mặn cùng môi đắng Truông cát dài chân ai bước liêu xiêu.
15/03/2024(Xem: 744)
Năm nay Mẹ đã chín hai (92) Đàn con chúc Mẹ thọ dài nhiều hơn Cầu xin chư Phật ban ơn Mẹ luôn vui khỏe, cháu con sum vầy Sớm trưa chiều tối ngày ngày Vui cùng kinh kệ hiển bày tịnh tu Mặc cho ngày tháng phù du Đêm qua ngày tới xuân thu xoay vòng
14/03/2024(Xem: 978)
Các vị La Hán chùa Tây Phương Tôi đến thăm về lòng vấn vương. Há chẳng phải đây là xứ Phật, Mà sao ai nấy mặt đau thương? Đây vị xương trần chân với tay Có chi thiêu đốt tấm thân gầy Trầm ngâm đau khổ sâu vòm mắt Tự bấy ngồi y cho đến nay.
12/03/2024(Xem: 173)
Tôi là tôi, rất thực Một người Việt Nam Luân lưu dòng máu rồng tiên Chào đời giữa binh lửa oan khiên Lớn khôn nhờ lời ru mật đắng của mẹ hiền Tâm dưỡng nuôi từ khí thiêng Ung đúc hơn mấy ngàn năm văn hiến
12/03/2024(Xem: 484)
Mùng bốn tháng hai lại về …., (1) đệ tử bốn phương kính mừng chúc thọ Sư Phụ Ngài đã buông gánh nặng ngàn đời thật rất lâu Làm chủ mọi hoàn cảnh mình, hưởng pháp vị nhiệm mầu Tâm niệm an lành, từng sát na phát khởi Giữa pháp giới mênh mông, như “trăng soi đêm tối”
11/03/2024(Xem: 177)
Bước vào không gian khai mở suốt cuộc quán chiếu, về khoảng đời với một hành trang nhân gian và đạo pháp, thượng sĩ đã trải dài tâm thức và bước chân hành trì trong bao nhiêu đạo kiếp, để gói trọn như lời rao giảng trong thi nghiệp KHOẢNG ĐỜI này. Thi tập ẩn hiện cuộc phiêu du trong hiện kiếp phù trần vừa xuyên suốt trải qua, vừa gạn lọc ý
11/03/2024(Xem: 144)
Đây là tập thứ 5 trong tuyển thơ Quê chiều của thi sĩ - thiền sư Thích Đồng Bổn. Đọc thi phẩm này, trong tôi chợt hiện lên hai hình ảnh - âm thanh hòa quyện: tiếng diều đêm vi vút và tiếng suối thơ dạt dào. Đêm vắng, trời dẫu trong, vằng vặc trăng cũng khó thấy cánh diều, chỉ tiếng sáo diều bổng trầm vọng lại. Phải tĩnh tâm, phải lắng hồn mới thấu được thanh âm đồng quê ấy. Còn suối thơ trong trẻo, lặng lẽ mà kiên tâm, đi xa để trở về, khởi nguồn cho sự hòa kết đạo - đời, tạo duyên cho bao gặp gỡ của những chân tâm truy tầm cái đẹp trong cõi tịnh.
11/03/2024(Xem: 535)
Lần lần tóc bạc da gà, Chân đi lóng cóng bộ là cò ma. Dầu cho vàng, ngọc đầy nhà, Khó mà tránh khỏi cái già bệnh suy Dầu cho nghìn món vui gì? Vô thường rốt cuộc cũng thì bỏ đi. Chỉ có đường tắt tu trì. A Di Đà Phật ấy thì đem theo.
10/03/2024(Xem: 475)
Biển lung linh biển tình biển nhớ. Biển vỗ về biển chở mối thương yêu. Biển hiu hiu sóng nhẹ gió muôn chiều. Cho liễu rủ bóng dừa nghiêng xõa tóc. Biển thông lộ cho đoàn con vượt thoát. Đường Tự Do rộng mở cuối chân trời. Nắng cao lên lồng lộng gió căng hơi. Vững tay lái ta xa rời cõi chết.
06/03/2024(Xem: 1069)
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát Quán đại nguyện độ khắp chúng sanh Quán tự tại viên thông trí hạnh Thí vô uý quảng đại lợi sanh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567