Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tiểu Sử Hòa Thượng Toàn Nhâm-Vi Ý-Quán Thông (1798-1883)

21/12/201805:28(Xem: 14143)
Tiểu Sử Hòa Thượng Toàn Nhâm-Vi Ý-Quán Thông (1798-1883)

Thien_Su_2

TIỂU SỬ
  Hòa Thượng Toàn Nhâm-Vi Ý-Quán Thông
  (1798-1883)

 

 

 

Hòa Thượng Thế danh Nguyễn Văn Định, sinh năm Mậu Ngọ(1798)tại thôn Thanh Liêm, Tỉnh Bình Định(nay thuộc thị trấn An Nhơn, Bình Định). Ngài có chí xuất gia tìm cầu giải thoát nên đến bái Ngài Pháp Kiêm-Minh Giác làm Thầy và được ban Pháp Danh là Toàn Nhâm,tự Vi Ý, hiệu Quán Thông, nối pháp đời thứ 37 dòng Lâm Tế,thế hệ thứ 4 pháp phái Chúc Thánh.

 

Là người đệ tử ưu tú của Tổ Pháp Kiêm; nên Ngài được kế thừa trú trì Tổ Đình Phước Lâm vào năm 1830, sau khi Tổ viên tịch. Tiếp đó, Ngài được sơn môn cung thỉnh trú trì Tổ Đình Chúc Thánh.

 

Năm Canh Dần(1830), Ngài cùng với các Ngài Toàn Đức, Toàn Định được triều đình Minh Mạng ban Giới Đao Độ Điệp.

 

Năm Ất Mùi(1835), Hòa Thượng đứng ra quyên mộ trùng kiến Tổ Đình Chúc Thánh và đổi hướng chùa từ hướng tấy sang hướng tây nam cho phù hợp với địa thế phong thổ.

 

Năm Đinh Mùi(1847), Ngài khai Đại Giới Đàn tại chùa Chúc Thánh và được chư sơn cung thỉnh làm Đàn Đầu Hòa Thượng.

 

Năm Mậu Thân(1848), Tự Đức nguyên niên, Hòa Thượng chứng minh việc trùng tu chùa Hải Tạng ở Cù Lao Chàm để giữ gìn di tích của tiền nhân.

 

Năm Kỷ Dậu(1849), Ngài tiếp tục khởi công xây dựng thêm Tiền đường làm tăng gấp đôi diện tích trong chánh điện, đồng thời Ngài cho tạc các tượng Thập Bát La Hán, Thập Điện Diêm Vương và thỉnh hai pho tượng Thiện Ác trôi ngoài biển về tu bổ và tôn thờ tại chùa Phước Lâm cho đến ngày hôm nay.

 

Năm Quý Hợi(1863), Hòa Thượng lại tiếp tục khai đàn giới tại chùa Phước Lâm, Hội An để truyền trao giới pháp cho Tăng đồ tu học. Trong hàng giới tử đắc pháp có Hòa Thượng Vĩnh Gia, một trong những bậc thiền Tăng lỗi lạc của Phật Giáo Quảng Nam.

 

Hòa Thượng là người có công rất lớn trong việc trùng kiến Tổ Đình Chúc Thánh, Phước Lâm ngày càng nguy nga, tráng lệ, xứng đáng là những danh lam của xứ Quảng.

 

Năm Qúy Mùi(1883)vào ngày mồng 2 tháng 3, Ngài thị tịch, hưởng thọ 86 thế tuế. Môn đồ thỉnh nhục thân của Ngài nhập tháp tại khuôn viên Tổ Đình Phước Lâm.

 

(Trích từ: Lịch Sử truyền thừa Thiền Phái Lâm Tế Chúc Thánh của ĐĐ Thích Như Tịnh biên soạn).

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/01/2025(Xem: 440)
Trong những ngày bận rộn chuẩn bị Tết Nhìn lại bao nhiêu vật vã của năm qua Suy ngẫm lại ba bài thơ, trí tuệ phát sinh ra (1) Chân lý chỉ có một nhưng phải nhờ tinh hoa người giảng giải!
12/01/2025(Xem: 405)
Xuân đến lá hoa cây cảnh tươi, Đông đi mai mĩm miệng cười vui, Nhã hương thơm ngát cho nhân thế, Thổi gió mát tươi đến lòng người. Ân oán tan dần thêm bạn hữu, Tri kỷ thâm giao hợp đạo trời. Cố giữ cho lòng luôn như thế, Để xuân mãi mãi với cõi đời.
11/01/2025(Xem: 261)
Cụ Bà nay chín ba Ngày đêm niệm Di Đà Cầu thân không tật bệnh Tâm này luôn thắng ma.
02/01/2025(Xem: 269)
Nhân dịp đầu năm mới xin kính chúc Đạo tràng Tu Viện Quảng Đức Úc châu Quý Chư Tôn được tăng thêm tuổi Đạo Dẫn chúng con về bến Giác nhiệm mầu Quý Thầy mãi là bóng Tùng tỏa mát Che chở chúng con vượt mọi can qua Cuộc sống khổ đau hay đời an lạc Do tâm tạo ra ở cõi sa-bà.
25/12/2024(Xem: 456)
Kiết Đông Tôn Đức dưỡng tâm thiền Tu Viện Quan Âm kết thắng duyên Lễ Phật trì kinh vun gốc thiện Tham thiền niệm chú hướng bờ thiêng Chuông ngân mõ nhịp chơn hương nguyện Trống vận trầm xông diệu đạo truyền Bốn chúng chung lòng hòa tịnh tiến Huân tu định tuệ giới châu viên..!
15/12/2024(Xem: 1155)
“Tập thơ” này, được hoàn thành và xuất bản lần đầu gồm năm “Chùm thơ” với các tựa đề: “Học Đạo”, “Bụt Nơi Ta”, “Chân Như”, “Diệu Giác” và “Vô Vi”. Tập thơ được mở đầu với bài “Thiền Duyệt” và chia tay với bài “Thời Gian”. Mỗi “Chùm thơ” đều gồm có 3 “Cặp thơ”, như mỗi ngón tay có 3 đốt (đầu, giữa và cuối), để dễ nhớ xin gọi là: “cặp Khai”, “cặp Giải” và “cặp Kết”. Mỗi Cặp chỉ có 2 hoặc 3 bài thơ ngắn. Cặp 2 bài gọi là “cặp Đôi” hoặc “cặp Đối”, cặp 3 bài gọi là “cặp Bình hòa” hoặc “cặp Chân vạc”.
08/11/2024(Xem: 893)
Khẩy từ địa ngục thâm u Diệu âm Bát Nhã thiên thu vọng đời Thiền ca đốn tiệm không lời Kim cang uy dũng chuyển dời núi non Xuất thần Kim cổ bác thông Véo von lắng đọng Qua sông thả chèo Tiếng đàn reo Tiếng đàn reo Vượt băng qua khúc ngặt nghèo vô tri
08/11/2024(Xem: 577)
Quy hồi cựu xứ đã về đây Nguyên thể an nhiên chẳng đổi thay Trúc biếc tịnh thanh màu cổ pháp Hoa vàng u nhã nét xưa nay Cát tường diệu thể Tào Khê lộ Biến mãn bảo trân Bát Nhã mây Tam Bảo hồng ân thường chiếu tỏa Cội nguồn huyền tịch khéo vần xoay!
02/11/2024(Xem: 775)
CHỜ khuya hỏi chuyện ngân hà MƯA còn giọt buốt chén trà hoang mang TẠNH mây duyên hội trời quang TA nâng huyền thoại lên ngàn tấn hương TRẢI tâm lấp lối lót đường TRĂNG xưa u mặc tưới vườn thiền ca LÀM cho đá hoá ngọc ngà CHIẾU hoa vi diệu lục hoà ngồi chung
02/11/2024(Xem: 797)
Giữa lúc tuyệt vọng nhất, bạn ơi hãy nhớ: “CUỘC SỐNG CHẲNG BAO GIỜ KHÉP CỬA “ một ai Và chỉ đến do chính mình có đủ sáng suốt, chuyển xoay Ngồi yên mà đợi, khó vượt qua thử thách !
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]