- 01. Lời thưa
- 02. Ni Trưởng Mahā Pajāpatī Gotamī
- 03. Tỳ-khưu-ni Yasodharā
- 04. Thánh nữ Visākhā
- 05. Tỳ-khưu-ni Khemā
- 06. Tỳ-khưu-ni Uppalavaṇṇā (cô gái hoa sen)
- 07. Hoàng hậu Sāmāvatī hiền đức
- 08. Tỳ-khưu-ni Dhammadinnā
- 09. Nữ Thánh đệ tử Uttarā
- 10. Tỳ-khưu-ni Bhaddā Kuṇḍalakesā
- 11. Tỳ-khưu-ni Paṭācārā
- 12. Tỳ-khưu-ni Ambapālī
- 13. Tỳ-khưu-ni Kisā-Gotamī
- 14.Hoàng hậu Mallikā
- 15. Cận sự nữ Suppiyā
- 16. Mẹ Mātikagama
- 17. Tỳ-khưu-ni Subhā
- 18. Hoàng hậu Mahāmāyā
- 19. Cô gái con người thợ dệt
- 20. Cô bé Puṇṇā & nàng Sujātā
(Vào dòng trước khi chết)
Vượt phà qua dòng Gaṅgā, đức Phật bỏbến song tấp nập voi, ngựa, hàng hóa và khách lữhành đủmọi sắc tộc, mọi giai cấp, ngài chọn những con đường làng có bóng cây và ít bụi bặm đểlên phía Bắc. Kinh thành Vesāli vẫn trù phú nhưdạo nào. Đến Mahāvana, Sảnh Đường Nóc Nhọn, đức Phật ngụởđây mấy hôm, sách tấn chưtỳ-khưu, tăng cũng nhưni rồi lại lên đường. Suốt trên lộtrình đến Videha, Moriya, Malla sau đó lên Koliyā không có biến cốgì, nhân duyên gì đểthuyết những thời pháp lớn. Chỉcó điều đặc biệt là gặp lại chưtrưởng lão Vappa, Assaji, Mahānāma, và đều đã yếu, đức Phật khuyên họnên tìm chỗtrú chân tại Kỳ Viên, Trúc Lâm hay Kosambī đểdi dưỡng tuổi già vì ởđấy đời sống tứsựổn định. Đức Phật cũng gặp lại ba anh em trưởng lão Uruvelā Kassapa, Gayā Kassapa và NadīKassapa và hội chúng ởtrong một khu rừng, ngài cũng khuyên là mấy anh em họcũng nên dừng chân đầu-đà, tìm chỗtĩnh cư.
Rồi năm ấy, đức Phật an cưmùa mưa ởngọn đồi đá trắng Cālikapabbata, thịtrấn Cālikā, có con sông Kimikālāxanh trong, mát mẻthuộc quốc độKoliyā cùng với đại chúng tỳ-khưu. Ởđây, có khá nhiều liêu thất và hang động được thiết lập từnăm an cưthứmười ba của đức Phật; ngoài ra gần thịtrấn lại còn có vườn xoài xinh đẹp mà thuởấy tỳ-khưu Meghiya, thịgiảcủa đức Phật yêu thích, lưu luyến.
Khi đã sắp xếp đâu đó ổn định rồi, thỉnh thoảng đức Phật lại ôm bát ra đi một mình đểhóa độnhững người hữu duyên. Đặc biệt, có hôm, đức Phật sửdụng thần thông đi một khoảng đường khá xa, ngài trởlại thành phốĀḷavī, ngụtại điện thờAggāḷava đểgieo duyên thêm với cưdân ởđây. Và thật ra, đức Phật cốý hóa độcô gái con người thợdệt. Hơn hai năm vềtrước, khi đức Phật giảng dạy “tùy niệm về sự chết” (Maraṇa-anussati)1 thì cô ta rất tâm đắc và hoan hỷ. Và từđấy đến nay cô ta rất tinh cần, ngày cũng nhưđêm không buông lơi đềmục bao giờ.
Tin đức Phật đang ngụtại điện thờAggāḷava, thành phốĀḷavī không mấy chốc lan truyền đi khắp nơi. Việc đức Phật hóa độdạ-xoa Āḷavaka đem lại thanh bình cho quốc độlà một ân đức quá lớn nên từđức vua, triều đình cho đến dân chúng ai ai cũng háo hức tìm đến đảnh lễ, nghe pháp, cúng dường.
1 Có thể xem bài này ở phần phụ lục, sau truyện này.
Khác với mọi lần, khi hai hàng cận sựđặt bát cho đức Phật, thọthực xong, nhưng hôm nay, ngài chưa giảng pháp thoại nhưcốchờđợi một người; và đại chúng tỳ- khưu cũng yên lặng nhưvậy...
Và quảđúng nhưthế, lúc ấy, cô gái thợdệt trong long nôn nao, muốn làm mọi việc đâu đó cho xong đểcòn thì giờđến điện thờAggāḷava, chiêm ngưỡng dung nhan của đức Phật và nghe pháp. Nhưng đột ngột sáng nay, khi đến xưởng dệt, cha cô quay lại căn dặn: “Tại khung cửi, cha cònmột cái áo của khách hàng chưa dệt xong vì thiếu chỉ. Vậy ởnhà, con phải nhanh tay quấn chỉ vào suốt rồi mang gấp đếnxưởng dệt cho cha!”
Khi quấn chỉvào suốt xong thì trời đã khá trưa, cô gái đặt suốt chỉtrong rá, kẹp vào nách rồi hối hảra đi. Đường đến xưởng dệt phải đi qua điện thờAggāḷava, không cưỡng được ước muốn vào thăm Phật nên cô gái lẹlàng bước nhanh, qua vườn, len đám đông, đưa mắt nhìn qua
cửa sổ. Thấy được đức Phật với tướng hảo quang minh, xán lạn, cô gái rất hoan hỷ, nói nhỏtrong lòng: “Đây làcha của ta, đã dạy cho ta tùy niệm về sự chết. Từ đó đến nay,
tâm ta như mặt nước hồ thu vắng lặng, đồng thời, ta không còn ganh ghét, hung dữ với một ai. Ta không còn sợ hãi bất cứ một cái gì, kể cả sự chết”.
Trong lúc ấy thì đức Phật đã thấy cô gái nên ngài nói: - Cái cô bé bên ngoài cửa sổkia, nách kẹp cái rá suốt chỉ, hãy vào đây, NhưLai hỏi chuyện. Mọi người ngạc nhiên quay lại nhìn. Cô bé vâng lời, bước vào, đểcái rá bên chân rồi đảnh lễđức Phật rất phải phép. Đức Phật mỉm cười hỏi:
- Nầy con! Con từ đâu đến?
- Bạch đức ThếTôn! Đệtử“không biết”.
- Vậy thì “đi”, rồi con sẽ“đi đâu”?
- Bạch đức ThếTôn! Đệtử“cũng không biết”.
- Con “không biết” thật sao?
- Bạch đức ThếTôn! Không, đệtử“biết”.
- Phải con “biết” thật không?
- Bạch đức ThếTôn! Đệtử“không biết”.
Nhưvậy, đức Phật hỏi cô gái bốn câu. Dân chúng nghe cô trảlời với đức Phật nhưvậy thì lấy làm bực mình, bất mãn. Họnói với nhau: “Coi kìa! Với bậc Toàn Giác màcon gái người thợ dệt dám nói như kiểu đùa giỡn vậy! Thậtlà vô lễ, vô phép, vô tắc...”
Ðức Phật mỉm cười cho mọi người an lòng, đưa tay ra dấu hiệu bảo đám đông giữim lặng; và rồi ngài lại hỏi tiếp cô gái:
- Nầy con! Khi NhưLai hỏi con “từ đâu đến”, tại sao con trảlời là “không biết”?
- Bạch đức ThếTôn! Chính Tôn sưbiết rõ là đệtửđi từnhà cha con là người thợdệt mà đến đây. Vậy khi Tôn sưhỏi “từ đâu con đến đây” thì đệtửnghĩ, ý Tôn sưmuốn hỏi: “Từ cảnh giới nào con tái sanh đến đây?” Và nhưvậy thì quảthật con trảlời “không biết” là đúng với sựthật!
Ðức Phật tán thán:
- Lành thay! Lành thay! Con đã giải đáp đúng câu hỏi của NhưLai.
Rồi đức Phật hỏi tiếp:
- Khi NhưLai hỏi “từ đây con sẽ đi đâu”, tại sao con trả
lời là “không biết”? - Bạch đức ThếTôn! Chính Tôn sưbiết rõ là đệtửsẽđem suốt chỉđựng trong rá đến xưởng dệt cho cha của đệtử, thếnhưng Tôn sưcòn hỏi đệtửsẽđi đâu, thì đệtửbiết chắc ý Tôn sưchỉmuốn hỏi: “Khi ra đi từ kiếp nầy, con sẽtái sanh đi đâu?” Và nhưvậy thì đệtửtrảlời “không biết”là đúng với sựthật!
Ðức Phật nói:
- Con đã giải đáp đúng câu hỏi của NhưLai.
Ðức ThếTôn khen cô gái lần thứnhì, rồi ngài hỏi tiếp nữa:
- Khi NhưLai hỏi “con không biết thật sao”? Thì tại sao con lại trảlời “dạ con biết!”
- Bạch đức ThếTôn! Điều nầy đệtử“biết”. Đệtửbiết chắc là “đệ tử phải chết”. Vì lẽấy đệtửtrảlời nhưvậy.
Ðức Phật nói:
- Con lại một lần nữa đã giải đáp đúng câu hỏi của NhưLai. Nhưvậy đức ThếTôn ngợi khen cô gái lần thứba.
Rồi ngài lại hỏi tiếp:
- Khi NhưLai hỏi con “biết”, phải vậy không? Tại sao con nói con “không biết”.
- Bạch đức ThếTôn! Đệtửchỉbiết một điều là thế
nào đệtửcũng chết, nhưng không biết cái chết sẽđến lúc nào. Chết ban ngày hay ban đêm? Chết vào buổi sáng hay vào buổi chiều? Điều ấy đệtửkhông biết, vì lẽấy đệtửtrảlời “không biết” là đúng với sựthật.
Ðức Phật nói:
- Con đã giải đáp đúng những câu hỏi của NhưLai!
Rồi đức Phật nói tiếp:
- Trên thếgian này, người ngu si, người không có trí tuệ, dù có mắt cũng nhưbịmù; còn người sáng suốt, người có trí tuệ, dẫu bịmù mắt nhưng cũng thấy rõ được mọi sự, mọi chuyện; họthoát khỏi lưới bủa của thợsăn đểđến nơi an toàn:
Thế gian loáng quáng mù manh
Hiếm thay, ít kẻ mắt lành sáng trong
Lưới trùm, chim khó thoát lồng
Bay lên nhàn cảnh quả không mấy người! 1
Câu kệngôn chấm dứt, cô gái con người thợdệt chứng đắc đạo quảNhập lưu. Còn mọi người xung quanh thì thởphào, nhẹnhõm; họkhông dám trách mắng cô bé thợdệt kia nữa, mà lại tỏ
lòng quý mến, kính trọng, vì rõ ràng là chiều sâu của giáo pháp, cô ta thông hiểu hơn mọi người.
Sau đấy, cô gái đảnh lễđức Phật với tâm an lạc không kểxiết rồi bưng cái rá đựng suốt chỉđến xưởng dệt cho cha.
Lúc ấy cha cô đang ngồi trên khung dệt mà ngủ. Cô không đểý rằng cha cô đang ngủnên vói tay đưa rổcho ông. Không may, cái rá đụng vào đầu khung cửi gây một tiếng động lớn. Cha cô giựt
1 Pháp Cú 174: “ Haṃsādiccapathe yanti, ākāse yanti iddhiyā; nīyanti dhīrālokamhā jetvā māraṃ savāhiniṃ”.
mình thức dậy, nhưphản xạtựnhiên, chụp cây cần ởđầu khung kéo mạnh xuống. Cái đầu khung quây vòng trúng ngay vào ngực cô gái, tức thì cô chết và tái sanh vào cảnh trời Ðâu Suất...
Tại điện thờAggāḷava, sau buổi pháp thoại, đức Phật vẫn còn ngồi yên lặng chớchưa chịu rời chân. Đại chúng không hiểu. Hai hàng cận sựkhông hiểu. Nhưng khi cô gái bịtai nạn, chấm dứt hơi thởthì đức Phật mới mởmắt ra, nói rằng:
- Cô gái thợdệt sau mấy câu hỏi, cô ta đã đắc pháp nhãn, là “con gái nhỏ” của NhưLai đó! Vừa rồi, cô ta bịtai nạn đột ngột, cái đầu khung cửi rơi xuống, đập mạnh vào ngực, cô ta đã chết và tức khắc hóa sanh vào cung trời Đẩu Suất.
Đưa mắt một vòng nhìn đại chúng, đức Phật nói tiếp:
- Từthịtrấn Cālikā, NhưLai đến đây ngoài nhân duyên với mọi người, còn việc khác rất quan trọng là cứu độcô gái con người thợdệt. Vì NhưLai biết trước là cô ta sẽbịchết nhưvậy, nếu không đưa cô ta an trú vào thánh pháp thì nghiệp bất đắc kỳ tửkia có thểđưa cô ta xuống những cảnh giới đau khổ. Còn nữa, cha cô con gái sẽrất đau khổ, có thểđi đến điên loạn. Nhưng không sao, NhưLai sẽphương tiện hóa độcho ông ta. Và quảđúng nhưvậy. Cha cô con gái, sau đó được đức Phật giảng giải vềTứDiệu Đế, ông thấy rõ sựthật nên xin xuất gia tỳ-khưu rồi theo chân ngài vềnúi đá vôi Cālikapabbata đểan cưmùa mưa. Nghe nói rằng, vềsau ông ta tu tập rất tinh cần nên đắc quảA-la-hán.
Phụ lục: Tùy niệm sựchết
(Maraṇa-anussati)
Hôm ấy, có một vịtỳ-khưu còn trẻnhưng bịbệnh mất, thi hài được chưtăng hỏa táng. Một vài người thắc mắc sao còn quá trẻmà đã hết tuổi thọ? Hay nghiệp đã chấm dứt? Vài ngày sau đó, trong thành phốĀḷavī có người chết bệnh, có người chết nước, có người chết lửa, có người chết do sét đánh, có người chết do đao kiếm... được bàn tán chỗnày, nơi kia.
Đức Phật biết là đúng thời nên ngài thuyết một thời pháp nói vềsựchết của các loài hữu tình.
Đầu tiên, đức Phật cảm hứng ngữthốt lên một bài kệthơdài nói vềsựchết:
Ôi! Từ khi nẩy mầm li ti một sự sống
Nó rất nhỏ nằm trên đầu cây kim
Tượng hình trong thai bào
Là nó,
Là một chúng sanh
Cứ thế lớn lên
Cứ thế nó tiến dần về phía trước
Không thể trở lại
Chẳng thể quay lui
Dù chỉ một lần
Trong khi nó chảy trôi như vậy
Nó tiến dần đến cõi của sự chết
Giống như dòng sông
Nó nhỏ dần, hẹp dần rồi cạn dần
Dưới sức nóng thiêu đốt của hỏa đại
Như trái cây xanh kia
Chín dần rồi rơi rụng
Như chiếc bình đất nung kia
Búa thời gian đập vỡ
Như giọt sương ban mai kia
Chợt tan biến dưới ánh nắng mặt trời
Thế là ngày và đêm
Lặng lẽ trôi qua
Mạng sống của các loài hữu tình
Tàn dần, lụn dần cho đến khi diệt mất
Nó mong manh, nó hư ảo
Như bọt bể, như bóng nước
Tụ rồi tan ngay!
Hiện rồi mất ngay!
Ôi! Ai có biết chăng
Khi vừa sinh ra
Cái sống đi kèm với cái chết
Trên sinh mệnh của các loài hữu tình
Có một tên bạo chúa
Có một tên sát nhân
Chực sẵn với cây kiếm sắc
Chờ sẵn với lưỡi gươm bén
Nó kề bên cổ
Không biết sẽ tước đoạt mạng sống lúc nào
Như đức vua kia
Oanh oanh liệt liệt
Chinh phục cả quả đất
Nhưng thời khắc cuối cùng của đời người
Mọi thành tựu và mọi vinh quang
Giá trị xem ra không bằng nửa hạt giẻ
Xác thân và hơi thở héo tàn
Thần chết lạnh lùng cười khẩy mang đi!
Ôi! Loài người có biết chăng
Sức khỏe bị chấm dứt bằng tật bệnh
Tuổi trẻ bị tấn công bằng già nua
Sự sống bị xâm lăng bởi sự chết
Đấy là định luật tất yếu
Tất cả mạng sống có được từ ‘sinh’
Rồi bị ám ảnh bởi ‘già’
Rồi bị đoanh vây bởi ‘bệnh’
Và cuối cùng là cái ‘chết’ đánh gục
Ví như núi đá khổng lồ kia
Lớn rộng tận trời cao
Nó tiến đến từ mọi phía
Nghiền nát mọi sinh loài
Cũng tương tự như thế
Già chết nó nghiền nát
Sinh mệnh bà-la-môn
Sinh mệnh sát-đế-lỵ
Sinh mệnh các chiến sĩ
Sinh mệnh những thương gia
Sinh mệnh các thợ thuyền
Sinh mệnh những tiện dân
Sinh mệnh các nô lệ
Người hốt phân, kẻ nạo ống cống
Nó không chừa một ai
Và cho dẫu tượng quân, mã quân hùng mạnh
Và cho dẫu bộ quân lớp lớp hàng hàng
Và cho dẫu đại ảo gia, chú thuật gia
Hay dẫu đem tất cả tài sản thế gian gộp lại
Vẫn bất lực trước tử thần
Trong các loại phá sản
Sự chết là đệ nhất phá sản
Phá sản mọi sự nghiệp
Phá sản tất thảy mọi thành công ở trên đời
Phá sản mọi ước mơ và mọi ảo tưởng
Phá sản cho đến tận cùng hư vô và hủy diệt
Ôi! Loài người có biết chăng
Cho dẫu những người có danh vọng lớn
Có công đức lớn
Có sức mạnh lớn
Có thần thông lớn
Có trí tuệ lớn
Có đồ chúng lớn
Có tài sản lớn
Có uy lực lớn
Thế mà, cuối cùng
Cái chết nó tóm lấy hết
Nó quẳng tất thảy vào vực thẳm Rāhu
Cái chết nó gặm vào hàm
Như nai tơ non trong hàm sư tử
Như chú ếch con nằm trong miệng rắn
Cho dẫu như Moggallāna
Là đệ nhất thần thông
Cho dẫu như Sāriputta
Có trí tuệ siêu quần
Cũng đầu hàng, bất lực
Trước sức mạnh tử thần!
Và cho dẫu là Như Lai
Với sắc thân ba hai quý tướng
Và tám mươi vẻ đẹp
Được trang bị viên mãn giới uẩn
Viên mãn định uẩn
Viên mãn tuệ uẩn
Viên mãn giải thoát uẩn
Viên mãn giải thoát tri kiến uẩn
Viên mãn về danh xưng
Viên mãn về công đức
Viên mãn về hùng lực
Viên mãn về thần thông
Chẳng có ai sánh bằng
Nhưng chẳng thể nào né tránh
Trận mưa lũ thình lình
Của sự chết ập đến
Như một đống lửa lớn
Bị dập tắt bởi một trận dông
Chẳng một ai trốn được!
Chẳng một ai thoát được!
Bài kệthơtrầm hùng nhưsóng biển, nhưâm vọng đại ngàn rì rào lướt qua không gian điện thờAggāḷava làm cho hội chúng tỳ-khưu cùng nam nữcưsĩ nhưnín thở. Sựchết nhưhiển hiện trước tầm mắt mọi người bằng lưỡi hái cong cong sắc bén, rực lửa của tửthần đang chực sẵn,
đang hờm sẵn ởđâu đó trong bóng tối, bên ngưỡng cửa, bên chiếc giường của già bệnh và ngay cảởnơi tuổi thanh xuân!
Đức Phật lại tiếp tục bài giảng:
- Nhưvậy, mỗi người phải biết suy niệm, quán tưởng vềsựchết. Cái thân của chúng sanh nó già, nó bệnh, nó chết trong từng khoảnh khắc.
Hãy xem đây, và hãy nhìn cho ra:
Hiện nó là nơi cộng cư, đồng trú
Của “tám mươi”1 gia đình vi trùng
Nó bám vào da, lấy da làm thức ăn
Nó trú vào thịt, rúc thịt làm món ngon
Nó dính vào gân, moi gân làm bữa nhậu
Nó bám vào xương, rỉa xương làm thức nhắm
Nó bám vào tủy, mút tủy làm thực phẩm
Chúng ăn rồi chúng ỉa, chúng đái
Chúng bài tiết dơ uế
Rồi chúng làm tình
Rồi chúng sinh con đẻ cái
Rồi chúng bệnh, chúng già và chúng chết
Vậy, cái thân này là nhà bảo sanh
Là viện dưỡng thương
1 Phỏng theo Visuddhi Magga (tôi chưa tìm ra ý nghĩa tượng trưng của consố 80 này).
Đồng thời là chỗ tiểu tiện, đại tiện
Mà cũng là nghĩa địa của chúng
Và khi chúng bất hòa, nổi loạn
Khi chúng chiến tranh, dịch bệnh
Thì cái thân này là bãi chiến trường
Là cái hầm xác thối
Làm cho cơ thể nầy
Hoặc xanh xao, hư mòn, tiều tụy
Hoặc suy kiệt và đi đến cái chết!
Còn nữa, cái thân này không những san sẻ, cộng cưvới tám mươi gia đình vi trùng mà còn chia nhau gánh chịu trăm ngàn thứbệnh nội thương từtim, từphổi, từgan, từnão, từtim, từlá lách, từmật, từbao tử, từmáu, từruột non, ruột già nữa. Nó lại còn bịmọi sựchết choc từbên ngoài đem đến nhưbởi rắn, bởi hổ, bởi báo, bởi bò cạp, bởi nước, bởi lửa, bởi mũi tên, bởi đao và bởi kiếm nữa.
Nhưmột mục tiêu được dựng ởngã tưđường sẵn sang nhận chịu những mũi tên nhọn, cọc nhọn, chĩa nhọn, đá sỏi từbốn phương, tám hướng tấn công; cũng tương tựthế, trăm trăm ngàn ngàn tai ươn, hoạn nạn, bệnh tật, ốm đau, chết chóc luôn luôn chực chờbổxuống, phủxuống
cái thân này một cách khắc nghiệt, vô cảm, lạnh lùng!
Này đại chúng! Suy đi, gẫm lại từsựthật nhưvậy, thì sựchết không biết sẽđến với ta lúc nào. Khi ngày tàn, đêm xuống, sớm đến, chiều đi, một hành giảquán tưởng vềsựchết có thểsuy niệm nhưsau: “Ta có thể bị chết dorắn, rết, bò cạp, độc trùng tức khắc bây giờ đây. Ta có thể bịchết do té ngã, dập đầu vào đá tức khắc bây giờ đây. Ta có thểbị chết do trúng thực, trúng gió, bởi mật, bởi đàm, bởi nghẽntắt các vi mao tĩnh mạch... tức khắc bây giờ đây!”
Còn nữa, này đại chúng! Nhưvậy, sựsống vốn rất mong manh và bất lực trước tửthần! Nó gắn liền vào hơi thở, gắn liền với bốn cửđộng đi đứng nằm ngồi, gắn liền với nóng và lạnh, gắn liền với tứđại, gắn liền với thức ăn, vật uống.
Thếnào là sựsống được gắn liền vào hơi thở? Sựsống chỉđược duy trì, được tiếp diễn khi hơi thởvô, hơi thởra được liên tục và đều đặn. Nếu hơi gió đi vào mà không đi ra hoặc hơi gió đi ra mà không đi vào thì sựchết đã đến gõ cửa.
Thếnào là sựsống được gắn liền với bốn cửđộng đi, đứng, nằm, ngồi? Sựsống chỉđược duy trì và tiếp diễn khi đi đứng nằm ngồi được vận hành suôn sẻ, trôi chảy; nếu một trong bốn oai nghi ấy bịngưng đọng, ngưng trệthì sựsống đã bịtê liệt.
Thếnào là sựsống được gắn liền với nóng và lạnh? Sựsống chỉđược duy trì, tiếp diễn khi thủy hỏa quân bình, đều hòa; nếu cơthểlạnh quá độhoặc nóng quá độthì sựchết đã kềbên lưng.
Thếnào là sựsống được gắn liền với tứđại? Sựsống chỉđược duy trì và tiếp diễn khi đất, nước, lửa, gió cân phân, đều hòa. Nếu một trong bốn đại rối loạn, tăng thịnh hơn ba đại kia thì sựchết đã được báo hiệu.
Và cuối cùng, tương tựvậy là thức ăn, vật uống. Thức ăn vật uống có thểduy trì sựsống mà cũng có thểhủy diệt sựsống. Ăn uống chừng mực, vừa phải, có tiết độthì cái thân sẽvô bệnh, mạnh khỏe; nếu khẩu tạp vô độ, bạăn, bậy uống thì bệnh tật, ốm đau đi liền với cái chết là việc đã từng xảy ra trước mắt cho rất nhiều người.
Này đại chúng! Sựchết vốn không ai có thểtiên lường, suy đoán hay xác định được. Tại sao?
Vì sựchết có năm vô tướng, bất định: “Đấy là thọ mạng vô tướng, bất định; bệnh tật vô tướng, bất định; thời gian vô tướng, bất định; không gian vô tướng, bất định; và thứ năm là số phận vô tướng, bất định!”
Thếnào là thọmạng không có tướng và không có thểđịnh được? Vì không ai có thểbiết là mình sẽsống bao lâu!
Vì có hữu tình chết từtrong thai bào, trong giai đoạn còn một tuần, hai tuần; giai đoạn một tháng, hai tháng hay giai đoạn vừa ra khỏi bụng mẹ. Có người chết lúc mười tuổi, hai mươi tuổi, năm mươi tuổi hoặc sau năm mươi tuổi...
Thếnào là bệnh tật không có tướng và không có thểđịnh được? Vì không ai có thểbiết là mình sẽchết vềbệnh này hay chết vềbệnh kia? Bịchết vềnhiều thứbệnh hay chết chỉmột, vài bệnh?
Thếnào là thời gian không có tướng và không thểđịnh được? Vì không ai có thểbiết mình chết lúc này hay lúc khác? Thời gian này hay thời gian kia? Buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều hay buổi tối?
Thếnào là không gian không có tướng và không có thểđịnh được? Vì không ai có thểbiết khi mình chết, cái thây sẽnằm ởchỗnào, xứnào, chốn nào, trên giường, trên đất, trong làng, ngoài làng, dưới ruộng, trên núi, trong hang động hay dưới cội cây?
Và cuối cùng, là sốphận, chỗlai sinh cũng không có tướng và cũng không định được nhưthế! Vì ai là người biết được kẻchết ởnơi này sẽsinh lại ởnơi nào? Có người chết cõi người nhưng sau đó hóa sanh cõi trời, sinh lại cõi người hay lưu lạc vào bốn đường khổ? Sựvần xoay, trầm luân, lui tới ba cõi, sáu đường của các loài hữu tình quảthật là mù mờ, bấp bênh và vô định vậy.
Này đại chúng tỳ-khưu và cận sựnam nữhai hàng! Sựchết vô hình, vô ảnh, vô tướng, bấp bênh, vô định nhưvậy nên mọi người nên hằng suy niệm và quán tưởng vềsựchết đểlợi lạc và an vui lâu dài cho mình. Giới hạn đời người là một trăm năm chăng? Có chắc chắn nhưthếkhông? Vì sựchết không biết nó sẽđến thăm viếng lúc nào nên phải thường xuyên thực hành ba nghiệp lành, tốt; lìa xa ba nghiệp xấu ác đểchuẩn bịhành trang, tưlương cho mình. Phải thường suy niệm có sanh ắt có tửđểtựnhắc nhủmình tinh cần tích lũy các công đức, các thiện sựnhưbốthí, trì giới, các công việc lợi tha.
Này đại chúng! Phải thường trực tưởng niệm đời sống ngắn ngủi, bao nhiêu năm không biết hạn kỳ; và sựchết thì luôn hờm sẵn đểcắt lìa, đoạn diệt mạng sống của ta. Vậy, có thểnghĩ tưởng vềcái chết và tu tập niệm chết trong một ngày, một đêm: “Sau một ngày một đêm, ta sẽchết, vậy ta phải khéo miên mật chánh niệm, tỉnh giác!” Ai tinh cần thực hành được một ngày, một đêm nhưvậy là đã làm nhiều, đúng theo yêu cầu của NhưLai, thật đáng
khen ngợi.
Có vịkhác, người khác có thểnghĩ tưởng vềcái chết và tu tập niệm chết trong thời gian chỉmột bữa ăn: “Sauthời gian bữa ăn này ta sẽ chết, vậy ta phải khéo miên mậtchánh niệm, tỉnh giác!” Một vịkhác: “Đời người không phảigiới hạn trong một bữa ăn mà chỉ trong thời gian nhai nuốtbốn năm miếng ăn thôi”. Có vịkhác: “Đời người chỉ tồntại một miếng ăn”. Một vịkhác nữa: “Sự sống chỉ được góighém trong một hơi thở vào, một hơi thở ra!” Có vị: “Sựsống chỉ nằm vỏn vẹn chỉ trong một niệm, trong một sát-nathôi!”. Những hành giảsuy niệm vềsựchết nhưvậy là đã rất miên mật, rất tinh cần; những tạp niệm tham sân, bụi bặm phiền não không có cơhội len thấm vào tâm vịấy.
Này đại chúng! Cuối cùng, người suy niệm, quán tưởng sựchết chỉtrong một niệm, trong một sát-na là cao tột, là cùng tận, là đúng với chân lý, là hợp với tuệtrí đệnhất nghĩa. Tại sao vậy? Nhưcái bánh xe, khi lăn nó chỉtiếp đất ởmột điểm và khi dừng, nó cũng chỉdừng trên một điểm. Sựsống của tất thảy chúng sanh, chúng chỉsống, chỉhiện tồn, chỉcó mặt khi lục căn giao tiếp với lục trần trong mọi diễn tiến duyên khởi đang là. Nói là sáu (lục căn) nhưng luôn luôn chỉcó một; chỉcó một căn vận hành, giao tiếp; rồi qua từng sát-na, từng tiểu sát-na chúng chuyển đổi cho nhau rất vi tế, rất nhanh nhạy. Và trong sựgiao tiếp đang là của một căn ấy, cũng chỉcó một điểm giao tiếp với thực tại đang là nhưbánh xe tiếp đất
kia vậy. Nói cách khác, đời sống của chúng sanh chỉkéo dài trong một niệm, một sát-na; sau một niệm, một sát-na ấy là chấm dứt sựsống. Một niệm, một sát-na sống; một niệm, một sát-na chết và cứthếtiếp diễn sống, chết, sống, chết trùng trùng vô cùng tận! Nếu lập ngôn một cách cô đọng thì: “Trong một sát-na quá khứ khi nó sống thì nókhông có mặt trong hiện tại, không có mặt trong vị lai. Trongmột sát-na khi nó sống trong hiện tại thì nó không có mặttrong quá khứ, không có mặt trong vị lai. Trong một sát-nakhi nó sống trong vị lai thì nó không có mặt trong hiện tại,không có mặt trong quá khứ!”
Giảng đến ngang đây, đức Phật lại cảm hứng ngữthốt lên một bài kệthơnữa:
Ôi! Sự sống của một hữu tình
Sự sống ấy là gì?
Là khổ, là lạc, là hỷ,
Là ưu, là ai, là hoạn?
Là ái, là ố, là sầu,
Là thương, là bi, là hận?
Tất cả đấy, chúng tồn tại ở đâu?
Chúng có mặt ở không, thời, gian nào?
Trú xứ nào? Chỗ nào?
Sự thật là nó chỉ sống
Trong một niệm thoáng qua
Cái gọi là sắc thọ tưởng hành thức uẩn ấy
Của người đã chết
Hay của người đang sống
Đều giống nhau
Đều một đi không trở lại
Không có thế giới sanh
Nếu ý thức không sanh
Không có thế giới diệt
Nếu ý thức không diệt
Thế giới chỉ hiện tồn
Khi ý thức có mặt
Thế giới là hoại diệt
Khi ý thức tan rã
Theo với nghĩa tuyệt đối,
Theo với đệ nhất nghĩa
Sinh tử là như thế
Bất sanh, bất tử là như thế!
Vậy này đại chúng! Những cách quán niệm vềsựchếtnhưvậy; tinh cần, miên mật trong một ngày, một đêm; trong một bữa ăn; trong bốn năm miếng nhai nuốt; trong một miếng ăn; trong một hơi thởvào ra hay trong một niệm thì tất thảy mọi triền cái1 đều được áp đảo, những thiền chi2 sẽxuất hiện, vịấy sẽđạt cận hành định. Cận hành định này là do “tử tưởng” 3 phát sanh.
Tưởng niệm vềsựchết phải luôn tinh cần, vịấy sẽkhông tham luyến đối với bất cứsựhiện hữu nào, không bám víu vào một đối tượng nào trong đời sống, không trách cứác pháp nào,
1 Hôn trầm - thụy miên, nghi, sân, trạo cử, dục.
2 Tầm, tứ, phỉ, lạc, cận hành.
3 Suy tưởng, niệm tưởng về sự chết.
không tích chứa một sởhữu nào,không bịcấu uếcủa lòng tham trong bốn món vật dụng. Từng sát-na trôi qua, sinh và diệt trôi qua, liên miên bất tận không có điểm dừng nơi sắc pháp, nơi cảm thọ, nơi tri giác, nơi tâm hành, nơi nhận thức; nhờvậy, tướng vô thường dần dần lộrõ trong tuệnhãn vịấy. Và khi tướng vô thường xuất hiện thì tướng vềkhổvà vô ngã cũng đồng
thời xuất hiện; vịấy thấy rõ tam tướng, đi vào lộtrình tâm thánh đạo.
Trong khi một người chưa tu tập niệm chết thì thường bịbất an, bối rối, hãi hùng, kinh sợvào lúc lâm chung nhưthểthình lình bịdã thú vồchụp, nhưbất chợt bịma quỷđón bắt, nhưbịrắn mổ, nhưbịkẻcướp trấn lột hay nhưbịkẻsát nhân bức hại thì người có tu tập niệm chết, ngược lại, được ra đi an lành, không vọng tưởng, hoang tưởng, được chánh niệm tỉnh giác, hoàn toàn tựchủvà vô úy. Nếu chưa đặt được bàn chân trên mảnh đất bất tửdo thấy rõ tam tướng, chưa đi vào được cận hành định nhưý muốn thì khi thân hoại mạng chung, vịấy cũng sẽhóa sanh vào cảnh giới an vui hạnh phúc của cõi người hoặc cõi trời.
Ai trên đời có trí
Tinh cần, tỉnh giác luôn
Hằng tu tập niệm chết
Có lợi lạc phi thường!
Ai có duyên niệm chết
Một ngày hoặc một đêm
Một bữa ăn, miếng ăn
Một hơi thở, một niệm
Người ấy đã thách đấu
Với ác ma, thần chết
Kiên cường không sợ hãi
Người ấy là bất tử
Người ấy là vô sanh
Đạt an vui tối thượng!
Bài pháp hiên ngang, hào hùng nhưlưỡi kiếm giữa trời cao, nhưgiọng sưvương giữa rừng sâu của đức Phật hôm ấy nhưtuyến chiến với hưvô, coi thường hưvô, bước ra khỏi hưvô đã giúp cho không biết bao nhiêu người thấy rõ bộmặt thật của sựchết; đồng thời biết đâu là sanh tử
trong một niệm, biết đâu là vô sanh bất tửcũng trong một niệm; một sốtrong họđi vào vài quảthánh đầu tiên.
Đặc biệt, trong hội chúng hôm ấy có một cô gái mười sáu tuổi con người thợdệt1 đã bừng bừng hỷhoan trên khuôn mặt; và cô tựhứa với lòng là sẽtu tập niệm chết từkhoảnh khắc này, từhơi thởnày, sẽkhông còn dám biếng lười, dểduôi, giải đãi nữa...
1 Xem câu chuyện trong chú giải Dhammapada. iii. 170f.