Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tự điển Phật học đa ngôn ngữ

16/01/201102:30(Xem: 14841)
Tự điển Phật học đa ngôn ngữ

Sakya_Muni_10a



Tự điển Phật học đa ngôn ngữ
(Multi-lingual Dictionary of Buddhism)
Jan - 2002
by Minh Thông, MSc.



GIỚI THIỆU

Kính thưa Chư Tôn đức và Chư đạo hữu,

Đệ tử đã bắt đầu TUYỂN TẬP TỪ NGỮ PHẬT HỌC THƯỜNG DÙNG vào khoảng 1995. Phát xuất từ những khó khăn trong việc việc nghiên cứu, học tập tài liệu Phật giáo bằng tiếng nước ngoài, hoặc chuyển từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài. Thí dụ, để tìm một từ tiếng Việt tương đương với một từ khác được viết bằng tiếng Pali hay Sanskrit, như từ Abi-Buddha, Maha-Prajnaparamita,... không có tự điển tra cứu để biết tiếng Việt tương đương là gì, hoặc như muốn nói với người nước ngoài về danh hiệu của một vị Phật hay một vị Bồ tát thì không biết phải nói như thế nào. Khó khăn này không phải là khó khăn cá nhân, đó chính là khó khăn chung của những người Việt muốn nghiên cứu và trao đổi Phật học với người đã và đang sử dụng sách vỡ tài liệu không viết bằng chữ Việt hay chữ Hán.

Trộm nghĩ, giữa thời đại mà nguồn thông tin khổng lồ đang rộng mở, việc tìm hiểu Phật giáo không còn hạn hẹp trong khuôn khổ kinh điển và tài liệu bằng chữ Trung hoa mà còn cần phải nói đến kinh điển và tài liệu bằng tiếng Phạn, tiếng Pali, tiếng Tây tạng, tiếng Nhật, tiếng Thái, tiếng Miến điện, tiếng Đại hàn,... và nhất là tiếng Anh. Vì rất nhiều tài liệu được chuyển ngữ sang tiếng Anh. Và cũng vì mỗi dân tộc, đều có những bậc đại giác giả xuất hiện mà kinh nghiệm và những bài giảng vô giá của các bậc Thầy ấy là những nguồn cảm hứng vô biên để giúp Phật tử tiến bước trên con đường giác ngộ. Phật tử ngày nay không những chỉ nên y cứ vào kinh sách của các đại giác giả ở Ấn độ, Trung quốc, để làm khuôn vàng thước ngọc duy nhất, mà còn cần phải xem xét, học tập kinh nghiệm và những cống hiến quí báu của những chân sư ở các quốc gia khác nữa. Để đạt được những mục tiêu này, chướng ngại về ngôn ngữ cần được san bằng càng nhiều càng tốt. Do vậy, một Tự điển đối chiếu đa ngôn ngữ là điều cần thiết, và công trình ấy một người không dễ gì có thể hoàn tất.

Số lượng sưu tập theo ngày tháng nhiều dần lên, việc ghi chép trong sổ tay không theo mẫu tự nên rất khó tìm, do đó đệ tử có ý muốn biên soạn thành một tự điển. Từ khi khởi sự làm Database và ghi từ vào, đệ tử may mắn được thuận duyên, nhận được nhiều tài liệu của các bậc thiện hữu tri thức. Khởi đầu là một tập viết tay nhỏ, đến nay đã có trên 12.000 danh mục (entries) bằng từ nước ngoài, nếu tính theo tiếng Việt thì có trên 15.000 danh mục. Năm nay đệ tử đã trên 50, sợ rằng ôm giữ lâu ngày một mai vô thường chợt đến thì công trình này sẽ không giúp được ai. Từ những ý nghĩ như trên, đệ tử cống hiến công trình nghiên cứu này phổ biến trên Internet đưa đến tất cả những người ham tu hiếu học bằng với ý nghĩ như sau:

1- Đệ tử không tuyên bố bản quyền, không tuyên bố chủ quyền tác phẩm này!

Xin được dâng tác phẩm này đến thiện tri thức bậc thầy mười phương, ngưỡng mong được chư tôn đức và chư liệt vị dành công sức và thì giờ quí báu hiệu đính, sửa chữa để tác phẩm này từ tệ thành khá, từ khá thành hay, ngày càng hoàn chỉnh hơn nhằm làm phương tiện nghiên cứu và hoằng truyền Phật pháp chung cho tất cả.

2- Chư Tôn đức và Chư quý vị có thể đóng góp bằng cách: - tặng biếu hay cho mượn tài liệu (trừ những tài liệu có tên trong mục Tài liệu tham khảo) - viết những góp ý, sửa chữa, hiệu đính của mình rồi email hay gữi bằng bưu điện đến địa chỉ của đệ tử. Thư từ tài liệu có thể gữi đến đệ tử bằng Email ở địa chỉ csminhthong@yahoo.com.auhay Minh Thông, PO Box 497, Flemington, VIC 3031, AUSTRALIA.

3- Tuyển tập này sẽ được hiệu cập nhật hóa một hay nhiều lần trong năm.

4- Tất cả những công trình ấn tống, miễn phí hay thương mãi, đều được hoan nghênh, đệ tử hoàn toàn không đòi hỏi điều kiện.

5- Tuyển tập này trước tiên được đưa lên mạng Internet ở trang nhà Quảng đức (www.quangduc.com) vào đầu năm 2001, mãi đến đầ năm 2002 sau khi từ vần A đến Z đã được đưa lên mạng Internet xong, ấn bản bằng Microsoft Word của tự điển này cùng các Fonts để Edit cũng sẽ được đưa lên Internet ở nhiều trang nhà khác như Đạo Phật Ngày Nay (www.buddhismtoday.com), Quang Minh (www.quangminh.org), ... để đọc giả có thể download tự do.

Vì là một công trình sưu tập, vì số lượng từ khá lớn và vì tính chất phức tạp của nó nên dù đệ tử đã cố gắng rất lớn để hạn chế tối đa những khuyết điểm gặp phải, tuy nhiên vẫn còn tồn đọng một số khuyết điểm như sau:

1- Phần lớn các từ được sưu tập đều thiếu dấu, hoặc có dấu sai, để sửa chữa, đệ tử đã sử dụng các tài liệu tham khảo nhưng vẫn chưa được hoàn chỉnh, vẫn còn nhiều từ sai chính tả, sai dấu...

2- Một số từ chưa được ghi nghĩa tiếng Việt và nghĩa tiếng Anh vì chưa tìm được các từ tương đương, chưa đủ thời gian,...

3- Các từ Việt ngữ chưa được viết một cách đồng bộ (consistently): một số tên riêng có mẫu tự thứ nhất đều được viết hoa, số khác thì chỉ viết hoa mẫu tự thứ nhất của chữ thứ nhất mà thôi...

4- Các tên riêng Sanskrit và Pali chưa được ghi một cách đồng bộ: một số từ có gạch nối, một số không, một số từ ghi chưa đúng (Sanskrit ghi là Pali,...)

5- Chưa có chú thích để phân biệt phiên âm của Pinyin và Wade Giles trong tiếng Hoa.

Và còn nhiều thiếu sót khác bắt nguồn từ việc chưa tiêu chuẩn hóa việc phiên âm các từ Sanskrit và Pali. Thí dụ tiếp đầu ngữ Nguyệt (mặt trăng), một số tài liệu Sanskrit ghi là Chandra-, một số ghi là Tchandra-.

Khi sử dụng tài liệu này, kính mong Chư Tôn đức và Chư quý vị lưu ý cho rằng:

1- Lỗi chính tả của các từ khó có thể tránh khỏi vì chúng ta thiếu một tự điển chuẩn mực. Các chuyên viên Ngữ học tiếng Sanskrit, Nhật và Trung hoa chưa thống nhất một loại ký hiệu phiên âm thống nhất dành cho các thứ tiếng này.

2- Việc ghi nghĩa tiếng Việt cho một từ cũng gặp không ít khó khăn vì nếu ghi nghĩa này thì có thể sẽ mắc lỗi vì không ghi nghĩa kia. Một từ trong tiếng Pali hay Sanskrit được các sư chuyển âm sang tiếng Trung quốc, vì mỗi dịch giả đều có cách chuyển âm riêng của mình, trong một số trường hợp, một từ có đến hơn mười cách gọi khác nhau. Thí dụ như từ STŪPA trong tiếng Sanskrit, tiếng Pali là THUPA, ở tiếng Việt có 25 cách gọi. Trong Tự điển Phật học Huệ Quang trang 7697 chúng ta thấy có 12 cách ghi nghĩa tiếng Việt của từ này theo kiểu dịch nghĩa và 13 cách ghi nghĩa theo kiểu phiên âm. 25 cách ghi này được chia ra như sau:

- phiên âm sang chữ Hán có 7 cách: Tốt đổ bà, Tốt đô bà, Tẩu đẩu bà, Tô du bà, Tổ đổ ba, Tư thâu pha, Suất đổ bà.
- 6 cách phiên âm khác là: Tháp bà, Thâu bà, Suất bà, Phật đồ, Phù đồ, Phật tháp.
- 12 cách dịch nghĩa theo chữ Hán là : Cao hiến xứ, Công đức tụ, Phương phần, Viên trùng, Đại hùng, Trùng phần lăng, Tháp miếu, Miếu, Quy tông, Đại tụ, Tụ tướng, Linh miếu.

Vì những lý do nêu trên nên trong giai đoạn này, Tuyển tập này còn nhiều sai sót, đang được nỗ lực bổ sung, sửa chữa và hiệu đính. Nội dung của tự điển, nói chung, còn phải được liên tục sửa chữa trong một thời gian lâu nữa mới có thể tạm được gọi là ổn định.

TUYỂN TẬP TỪ NGỮ PHẬT HỌC THƯỜNG DÙNG là một tự điển dùng đối chiếu từ, tìm một từ tương đương với từ đã có ở thứ tiếng khác, vì trọng tâm không nhằm để tìm hiểu ý nghĩa của một từ nên phần chú giải không nhất thiết mỗi từ đều phải có.

Danh mục được ghi bằng nhiều thứ tiếng: Sanskrit, Pali, Tàu, Nhật, Tây tạng, Đại hàn, Anh, Việtsử dụng mẫu tự Latin.

Một lần nữa, kính mong Chư Tôn đức, Chư quý vị, Chư hiền giả, các thiện tri thức khắp nơi xem tác phẩm này là của chung, của chính mình dành cho mọi người, từ đó mỗi người một bàn tay đóng góp, được vậy, không bao lâu nữa chúng ta sẽ có một tự điển lớn, hoàn chỉnh, hoàn toàn miễn phí, nhờ vậy mọi người đều có cơ hội để học hỏi và nghiên cứu Phật pháp.

Xin nguyện cầu chư Phật, chư Bồ tát và chư Thiên mười phương gia hộ cho những ai phát tâm rộng lớn mang ánh sáng Phật pháp soi rọi nơi chốn tối tăm!

Xin nguyện cầu để những ai chưa đến với Phật pháp thì nhờ duyên lành của công trình này, trực tiếp hay gián tiếp, đều thấy được ánh sáng và con đường chân lý!

Xin nguyện cầu những ai đã đến với Phật pháp đều nhờ duyên lành của công trình này, trực tiếp hay gián tiếp, đều nhận-biết thân tâm thường lạc và sớm viên thành Phật đạo!

Đệ tử xin hồi hướng công đức này cho tất cả chúng sanh chưa tìm thấy nẻo vào Phật đạo!

Mùa Xuân 2001

MINH THÔNG, MSc
PO Box 497
Flemington
VIC 3031
AUSTRALIA

Email: csminhthong@yahoo.com.au




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com