Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Friedrich Max Muller, Nhà Phiên Dịch Kinh Điển PG tại Anh Quốc

23/05/201318:44(Xem: 15407)
Friedrich Max Muller, Nhà Phiên Dịch Kinh Điển PG tại Anh Quốc

 

Nhân Vật Phật Giáo Thế Giới

Thích Nguyên Tạng
Melbourne, Úc Châu 2005
---o0o---

Friedrich Max Muller
Nhà Phiên Dịch Kinh Điển PG tại Anh Quốc





Sinh ra là người Đức, Friedrich Max Muller (1823-1900)đã đóng góp rất nhiều cho Phật Giáo trong thời gian ông sống ở Anh quốc. Có thể xem ông là “một người Anh tiêu biểu, nhân cách sống của ông đã làm cho những tác phẩm của ông có đặc tính dành cho giới trí thức ở Anh. Ông là thần dân của Vương quốc Anh.

Ông đã chủ biên một loạt Kinh sách Đông Phương gồm năm mươi cuốn, là thành viên dịch tiếng Anh của hai mươi họcgiả hàng đầu thế giới, kể cả bản dịch Kinh Pháp Cú (Dhammapada) của ông. Sau loạt sách này, ông tiếp tục biên tập một loạt kinh sách Phật Giáo với sự bảo trợ của Hội Phiên Dịch Kinh Điển Pali (Pali Text Society). Khi ông qua đời vào năm 1900, Rhys Davids kế tục công việc biên tập loạt sách này và hai mươi bản dịch của loạt sách ấy đã được xuất bản. Những tác phẩm Phật học tiêu biểu của ông bao gồm: Kinh Pháp Cú Thí Dụ của Ngài Phật Âm, một bản dịch Miến Điện(Buddhaghosa's Dhammapada Parables. A Burmese Translation); Thuật Ngữ Phật Học: một bản kinh Phật thời cổ đại bị gán cho Ngài Long Thọ (Buddhist Technical Terms. An Ancient Buddhist Text Ascribed To Nagarjuna); Bộ sưu tập các bài kệ Kinh Pháp Cú(Collection Of Verses. Dhammapada); Kinh Điển PG Đại Thừa (Buddhist Mahayana Texts); Những Văn Bản về Giới Luật(Vinaya texts).Ngoài việc biên tập hai loạt sách này, MaxMuller đã viết rất nhiều tiểu luận và những bài báo về các đề tài khác nhau về giáo lý nhà Phật.

Bác bỏ thuyết đoạn diệt:

Ông là một trong những họcgiảđầu tiên bác bỏ quan điểm cho rằng PG là thuyết đoạn diệt. Trong số những người có quan điểm này thầy của ông, nhà Đông phương học người Pháp Eugene Burnouf. Ông viết: “Xét theo nhân tính của tất cả các thời đại ở tất cả những xứ sở, phải nói rằng chúng ta không thể nào tin rằng nhà cải cách của Ấn Độ, vị thầy của những nguyên tắc đạo đức hoàn hảo, vị thái tử trẻ tuổi đã bỏ tất cả những gì mình có để giúp những người mà Ngài thấy đau khổ từ thân, tâm và hoàn cảnh, lại có thể nghĩ tới thuyết đoạn diệt mà Ngài biết rằng những người mà mình muốn giúp sẽ hiểu lầm, hoặc không hiểu gì cả. Ngài sẽ không bỏ công sức của mình hay bảo các đệ tử của mình hy sinh để quăng bỏ một trong những võ khí mạnh nhất trong tay của bất cứ một vị giáo chủ nào, tức là không có niềm tin vào một đời sống tương lai sau kiếp hiện tại”.

Ra đời ngày 6 tháng mười hai năm 1823, ở Anhalt- Dessau, Đức Quốc, Max Muller là con trai của Willelm Muller, một thi sĩ nổi tiếng trong thời của ông. Là nhà ngữ văn cổ ở tuổi 28, Wilhelm cũng là hiệu trưởng một trường trung học. Sau đó ông trở thành giám đốc thư viện công quốc Anhalt- Dessau tại thành phố quê hương của mình.

Các thi sĩ, họa sĩ, văn sĩ và nhạc sĩ làm bạn với ông và với người vợ có tài năng và học thức của ông, thường tới viếng thăm nhà của ông. Ông đặt tên cho con trai của mình là Friederich theo tên của Friederich Leopold, Công Tước Anhalt-Dessau, một người bạn của gia đình ông.


MaxMuller

Tiến sĩ Ngữ văn 20 tuổi

Gia đình Muller có hạnh phúc nhưng không lâu dài, vì vào năm 1827, Wilhelm qua đời ở tuổi 33, để lại người vợ trẻ, một con gái 8 tuổi và Max, 4 tuổi, trong một hoàn cảnh khó khăn. Nhưng đã có những người bạn giúp đhọ,Tiến sĩ Carus, một người bạn của Wilhelm, đưa Max về nhà của ông ở Leipig và cho Max đi học ở đó.

Nhà của tiến sĩ Carus cũng là nơi gặp gỡ của các thi sĩ, họasĩ, văn sĩ và nhạc sĩ. Họ thấy Max Muller là một cậu bé có nhiều tài năng. Max cũng muốn học nhạc, nhưng nhạc sĩ nổi tiếng Felix Mendelssohn khuyên ông đừng theo nghiệp âm nhạc, vì vậy ông quyết định nghiên cứu ngữ văn.

Được coi là một thần đồng, Max nhập học Đại học Leipzig ở tuổi 17, và lấy bằng tiến sĩ ngữ văn ở tuổi 20, vào năm 1843. Lúc còn trẻ tuổi ông đã tiếp xúc với những nhà đại trí thức như Lotze, Georg Forsters, Herder, và Goethe, là người ca tụng thi ca và văn hóa Ấn Độ cổ đại. Những vị này gây ấn tượng nhiều cho ông. Ông thảo luận những vấn đề sâu xa của tư tưởng Ấn Độ với Schopenhauer (Triết gia Đức). Nỗ lực văn học đầu tiên của ông là bản dịch tiếng Đức “Hitopadesa”, một bản kinh tiếng Sanskrit, được xuất bản năm 1844.

Sau đó ông đến Berlin, nơi Frans Bopp giới thiệu cho ông khoa học Ấn Đức mà ông này đã đặt ra. Frederich Ruchert cho Max tham dự những hoạt động văn học của mình và dạy ông nghệ thuật phiên dịch. Ông rất thích những bài diễn thuyết của Schelling, và ông thuộc nhóm bạn của Theodor Fontane, là người khen ngợi Max rất nhiều. Dần dần và một cách vững chắc ông đã vượt qua một số vị thầy của mình.

Thế giới mới của Vệ Đà và Phật Đà:

Tháng ba năm 1846, Max đến Paris, thành phố có sức thu hút đặc biệt đặc biệt đối với các nhà Ấn Độ Học và là nơi Antoine Leonard De Chezy và sau đó là Eugnene Burnouf đã sống. Nhờ có Burnouf mà ông biết đến giáo lý Vệ Đà (Veda) và PG. Những bài diễn thuyết của Burnouf về những bài thánh ca của Vệ Đà mở ra một “ thế giới mới” cho Max, như ông đã viết trong tiểu sử tự thuật của mình. Được Burnouf gây cảm hứng, ông quyết định biên tập kinh “Rigveda” và để làm việc này ông đã đến London nơi có văn bản chép tay của cuốn kinh. Đây là một công việc lớn lao và tốn kém. Christian Karl Josias, Nam Tước Von Bunson, Đại Sứ nước Phổ ở Triều Đình Anh Quốc và Công ty Đông Ấn Độ đã tài trợ cho công trình này của ông.

Ở thư viện Bodleian, Max Muller tiếp xúc với Giáo sư Wilson thuộc Đại Học Oxford, dịch giả của bản Anh Hùng Ca “Ramayana” và là người thuyết phục ông sống ở Anh Quốc. Năm 1848 ông định cư ở Oxford, và năm 1849 sau khi xuất bản tập đầu tiên của “Rigveda” ông được Đại Học Oxford mời diễn thuyết về môn triết học đối chiếu. Từ đó trở đi Max Muller nổi tiếng dần dần. Ông trở thành Giáo sư ngôn ngữ Âu Châu Hiện Đại năm 1854, thành viên của ban giám đốc Trường All Soul College năm 1858, và Quản thủ thư viện Bodleian năm 1856. Trước đó ông được trao tặng bằng M.A danh dự và là một thành viên của Giáo Hội Christ.

Chức vụ Giáo Sư tiếng Sanskrit bị khuyết vào năm 1860, nhưng trong một trường đại học có khuynh hướng tôn giáo, sự phân biệt sẽ tất nhiên tấn công vào người đã giới thiệu triết thuyết của Kant cho trường, ngăn cản việc đề cử ông vào chức vụ này. Nhưng tám năm sau, chức Giáo Sư Ngữ Văn được đặt ra, và theo quy chế, Max Muller trở thành Giáo Sư đầu tiên của môn này. Ông tiếp tục giữ chức vụ này cho đến khi qua đời.


"Rigveda trong sáu cuốn”

Sau 25 năm biên soạn, Muller cho xuất bản cuốn “Rigveda” một trong sáu tập sách lớn khác, và đây là đóng góp lớn nhất của ông cho Ấn Độ Học. Đến nay cuốn sách vẫn này còn là bản đáng tin cậy nhất. Đối với Max Muller thì điều khó tin là “Rigveda”, vốn được xem là một sự thần khải có thẩm quyền tôn giáo cao nhất, lại chưa bao giờ được ấn hành trước đây, và vẫn nằm ở trong tay giai cấp tu sĩ. Chỉ có một ít người chống lại việc xuất bản cuốn sách này. Đại đa số chấp nhận cuốn này với lòng biết ơn. Ngay cả các tu sĩ Ấn Giáo cũng dùng cuốn kinh này trong việc sửa chữa những bản chép tay của họ. Một trong những tác phẩm hay nhất của Max Muller là “Ấn Độ có thể cho ta những gì?" ( India, what can it teach us?). Mục đích của cuốn này là giải trừ thành kiến chống lại Ấn Độ, mà ông gọi là một sự suy thoái đạo đức và những lời nói dối. Khi đọc cuốn sách này người ta sẽ ngạc nhiên vì tác giả không có kiến thức trực tiếp mà lại có thể viết về xứ Ấn Độ và người dân Ấn Độ với những chi tiết sống động như vậy. Khi còn trẻ ông không có đủ tiền để viếng thăm Ấn Độ và về sau khi đã có tiền thì ông lại không có thời giờ. Ông viết: “Giống như những học giả cổ đại trước đây muốn đi thăm La Mã hay Athens, tôi cũng muốn tới thành phố Benares và tắm trong dòng nước thiêng của sông Ganges” (Just as a scholars of the ancient classical days longed to see Rome or Athens, so do I long to see Benares and to bathe in the holy waters of the Ganges).Thái độ của ông đối với những vấn đề của Ấn Độ là thái độ của một người Ấn yêu nước. Người Ấn Độ kính trọng ông như một người bạn quý của đất nước họ.

Cuốn “Cabinet Portrait Gallery”(1893) viết “Giáo thuyết của ông có thể được mô tả là một sự phản đối lâu dài chống lại chủ nghĩa duy vật trong mọi hình thức của chủ nghĩa này. Ông mang thông điệp của mọi chủng tộc Aryan cổ đại đến cho thế giới ngày nay” (His teaching may be described as a long protest against materialism in all its forms. He brought the message of Aryan antiquity before the modern world).

Anh quốc công nhận ông là một công dân xứng đáng và và đối xử với ông, nhưng Max Muller không cảm thấy hoàn toàn thân thuộc với xsở này cho tới khi ông kết hôn với Georgina Grenfell vào năm 1859.

Ở nước Anh, ông nổi tiếng đến mức Nhật báo “The Times” ở Luân Đôn luôn luôn dành những cột báo cho những bài viết của ông. Ông là người cổ võ mạnh mẽ cho sự hợp tác mật thiết hơn giữa Anh Quốc và Đức Quốc. Nữ Hoàng Victoria rất coi trọng ông.

Diễn văn về tôn giáo ở Westminter

Năm 1873, theo lời mời của Khoa Trưởng Stanley, Max Muller đọc một bài diễn văn về tôn giáo ở nhà thờ Westminter Abbey, người thế tục đầu tiên làm điều này. Tờ “The Times” mô tả đây là “ một sự kiện độc nhất vô nhị”.

Có lần ông viết “có thể nói rằng tất cả những người thực sự vĩ đại có ba đời sống, một đời sống được thế giới bên ngoài trông thấy và chấp nhận; đời sống thứ hai chỉ được thấy bởi những người bạn thân, đó là đời sống tại gia; và đời sống thứ ba chỉ được nhìn thấy bởi chính đương sự và bởi Đấng biết lòng người”(All really great men, may be said to live three lives – there is one life which is seen and accepted by the world at large, a man’s outward life; there is a second life, which is seen by a man’s intimate friends, his household life; and there is a third life, seen only by man himself and by Him who searches the heart).

Cuốn “ The Cabinet Portrait Gallery” nói rằng từ những tác phẩm của Max Muller, người đọc có thể nhận thấy trong tất cả ba đời sống của ông, ông thực sự là một con người vĩ đại”.

Ông có hạnh phúc trong đời sống gia đình và là bạn thân của Bunsen, vì hai người có cùng sở thích công việc nghiên cứu và có cùng một niềm tin tôn giáo đơn giản mà phóng khoáng. Trong số những người bạn thân nhất của ông là Charles Kingsley và Dean Stanley.


Tổng hợp theo tài liệu:

-The Western Contribution to Buddhism.William Peiris (1973). Motilal Banarsidass Publications, Delhi, India

-http://www.yrec.info/contentid-78.html

-http://en.wikipedia.org/wiki/Main_Page

-http://www.wordtrade.com/society/mullermax.htm

---o0o---




Kỹ thuật vi tính:Hải Hạnh, Đàm Thanh,
Diệu Nga, Tâm Chánh, Nguyên Tâm
Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]