- Quyết Định Tổ Chức Đại Hội
- Ban Tổ Chức Đại Hội kỳ 5
- Thông Tư Tổ Chức Đại Hội
- Thư Mời Tham Dự Đại Hội
- Thư Cung Thỉnh Chứng Minh Đại Hội
- Chương Trình Đại Hội
- Tự viện thành viên
- Báo Cáo của VP TTK
- Báo Cáo của TV Từ Thiện
- Tự viện báo cáo
- Đài VOA phỏng vấn
- Đại Biểu Tăng Ni
- Đại biểu Cư Sĩ
- Phật tử công quả
- Cúng dường Đại Hội
- Hình Lễ Khai Mạc
- Lời chào mừng Đại Hội
- Diễn văn Khai Mạc Đại Hội
- Thư Chúc Mừng Đại Hội
- Lời cảm tạ của Ban Tổ Chức
- Hình lễ bế mạc
- Quyết Nghị Đại Hội
- Hiến Chương Giáo Hội
- Nội Quy Sinh Hoạt
- Hội Đồng Chứng Minh
- Hội Đồng Giáo Phẩm
- Hội Đồng Điều Hành
- Vấn đề pháp lý trong hoạt động Phật Sự tại Úc Châu
- Tường thuật về 3 ngày Đại Hội
- Chúc Mừng Đại Hội kỳ 5
- Pháp Phật Truyền Trao
- Pháp Âm Quảng Đức
- Tivi Tuần San tường thuật Đại Hội kỳ 5
- Trả lời phỏng vấn đài VOA về kết quả Đại Hội kỳ 5
- Chúc Mừng Đại Hội
- Nhớ về Đại Hội kỳ 5
- Bước Tiếp Đoạn Đường (thơ)
- Đóa Hồng Tươi (thơ)
- Nước Úc trong tâm tôi
- Chúc Mừng Đại Hội kỳ 5
- Kỷ Yếu Đại Hội kỳ 5
- Video: Đại Hội Khoáng Đại Kỳ 5
Tường thuật Đại hội Phật giáo kỳ 5 | |||||||||||
|
|||||||||||
Hương Bình
Cứ mỗi bốn năm, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại tại Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan (từ đây gọi tắt Giáo hội Úc-TTL) tổ chức đại hội một lần. Sự kiện này đã xảy ra trong 15 năm qua kể từ khi giáo hội có danh xưng chính thức như trên vào năm 1999.
Như các cao tăng của Giáo hội PGVNTN tuyên bố trong ngày đại hội kỳ 5 thì giáo hội ở hải ngoại thuộc Úc và Tân Tây Lan là một “giáo hội tiếp nối truyền thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ở quê nhà trước năm 1975”.
Bạn đọc cũng có thể đã biết, mỗi nơi Phật giáo Việt Nam vẫn có thể có những danh xưng khác nhau, và có lúc cũng gặp khủng hoảng lãnh đạo trầm trọng như hồi gần đây giữa các vị lãnh đạo ở Hoa Kỳ và trong nước, nhưng tựu trung đều nhìn nhận có sự liên hệ với giáo hội ở quê nhà hiện do Hòa thượng Thích Quảng Độ là vị lãnh đạo tối cao với chức vụ Đức Tăng thống.
Giáo hội Phật giáo ở Úc-TTL họp đại hội lần đầu tại Chùa Pháp Bảo (1999), rồi Chùa Pháp Quang (2003), Chùa Phổ Quang (2007), Chùa Pháp Hoa (2011).
Đại hội kỳ 5 được tổ chức tại Tu viện Quảng Đức ở Fawkner vào ba ngày, từ 8 đến 10.5.2015 thuộc thành phố Melbourne để đúc kết Phật sự trong bốn năm qua và đưa ra đề án Phật sự cho nhiệm kỳ tới (2015-2019).
Hiện diện trong buổi khai mạc đại hội với khoảng 300 tín đồ tại hội trường của Tu viện Quảng Đức vào ngày Thứ Bảy tuần qua, người ta thấy có rất nhiều vị cao tăng đến từ các tiểu bang của nước Úc và Tây Tân Lan, đặc biệt có sự hiện diện của các chính khách liên bang, tiểu bang, chính quyền địa phương và đại diện các đoàn thể và truyền thông của người Việt tại tiểu bang Victoria.
Thủ tướng Úc đã cử nữ Thượng nghị sĩ Concetta Fierravanti-Wells đại diện ông, đồng thời thủ tướng gởi một thông điệp với những lời như “Đây là cơ hội để Phật tử trong vùng đến với nhau trong tinh thần thân hữu và cùng nhau tôn vinh văn hóa... Lời cam kết của quý vị giữ gìn năm giới của Phật giáo: không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói láo, không uống rượu và các chất gây tác nghiệm, đã trở thành quy luật hành xử phổ quát mà tất cả mọi người—không kể đến tôn giáo và nguồn gốc văn hóa—đều cố gắng thực hiện”.
Thủ tướng Úc nhìn nhận Phật giáo bây giờ trở thành tôn giáo lớn thứ hai ở Úc và “Nhân dịp này, chúng tôi nhớ lại những đóng góp đầy ý nghĩa mà Phật tử Úc đã thực hiện cho nước Úc và cho cả thế giới. Tôi cũng công nhận sự cam kết của quý vị trong việc thực hiện lòng tôn trọng, từ bi và thông cảm lẫn nhau theo đúng lời Đức Phật dạy”.(xem thêm).
Buổi lễ bắt đầu với phần diễn hành của các vị tu sĩ nam nữ từ sân tu viện vào lễ đài, hát quốc ca Úc, Việt Nam Cộng Hòa, mặc niệm và dâng hoa. Trước bàn thờ Phật đối diện với tín đồ và quan khách, người ta thấy có 3 vị cao tăng ngồi trước bàn chủ tọa: Trưởng lão Hòa thượng Thích Huyền Tôn, đương kim Hội chủ Hòa thượng Thích Như Huệ và Hòa thượng Thích Bảo Lạc.
Thượng tọa Thích Tâm Phương, tu viện trưởng Tu viện Quảng Đức và cũng là trưởng ban tổ chức đại hội kỳ 5 đã có lời cám ơn chư vị tăng lữ, các đại biểu đại hội, đại diện chính quyền, cộng đồng, truyền thông, phật tử đã đáp lời mời tới dự đại hội.
Thượng tọa Thích Tâm Phương mở đầu bài diễn văn với những khó khăn mà Phật giáo ở trong nước cũng như ở hải ngoại đã, đang và sẽ chịu:
“Suốt trong chiều dài hơn 2000 năm của lịch sử Phật giáo Việt Nam, trong đó đáng ghi nhớ nhất là giai đoạn từ năm 1961 đến 1975, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đã chịu nhiều sự thăng trầm cùng vận mệnh của dân tộc, rồi một bước ngoặc tang thương cho Đạo Pháp và Dân tộc vào mùa xuân 1975, hàng triệu con dân nước Việt đã phải tìm phương tị nạn ở khắp nới trên thế giới, trong đó Úc Đại Lợi là nơi mà trên 300.000 người Việt Nam chọn làm quê hương thứ hai của đời mình. Đến nay đã 40 năm rồi, nhưng Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất trong và ngoài nước vẫn tiếp tục chịu nhiều thăng trầm, thay đổi và đắng cay.
Biết nói làm sao cho hết những nỗi gian lao và khổ nhọc; những lời đàm tiếu, dèm pha, phỉ báng, xuyên tạc đối với cấp lãnh đạo lớn nhất như Hòa thượng Đôn Hậu, Hòa thượng Huyền Quang, Hòa thượng Quảng Độ hay Giác linh của Bồ tát Thích Quảng Đức cũng vẫn chưa yên nghỉ trong cõi giới niết bàn, huống hồ các giới lãnh đạo các Giáo hội tại hải ngoại như Hoa Kỳ, Canada, Âu châu và tại Úc châu đang còn hành hoạt và phụng hiến đời mình cho Đạo pháp và Dân tộc... Quý ngài đã, đang và sẽ còn chịu nhiều sự thăng trầm, vinh nhục. Dù biết như vậy, nhưng bổn phận của người trưởng tử Như Lai là “dù phải chịu muôn ngàn gian khổ, con dốc lòng vì đạo hy sinh”, để từ đó phụng hiến đời mình một cách không mệt mỏi cho Đạo pháp và Dân tộc”. (xem thêm bài này) .
Sau đó, đương kim Hội chủ của Giáo hội Phật giáo Úc-TTL, Hòa thượng Thích Như Huệ nói về những thành quả mà giáo hội đã thực hiện trong bốn mươi năm qua. Hòa thượng Như Huệ nói ngài đã phục vụ giáo hội trong 30 năm nên nay xin đại hội khoáng đại kỳ 5 hãy chọn một vị hội chủ khác để thay thế ngài vì ngài muốn dành thời gian “cho việc tĩnh tâm tu dưỡng, để có năng lượng cho ngày về hầu Phật”. (xem thêm bài này) .
Hòa thượng Thích Huyền Tôn, một vị cao tăng sống lâu năm ở Melbourne đã nói về kinh nghiệm của hòa thượng dưới chế độ Pháp thuộc, dưới chế độ của Tổng thống Ngô Đình Diệm và chế độ Việt cộng và thời gian hòa thượng bị bắt giam dưới các chế độ này. Vị cao tăng sống lâu năm ở thành phố Melbourne luôn nói đến những “âm mưu của ngoại nhân” cũng như những “thế lực đen tối” trong thời gian qua đã tìm cách đánh phá giáo hội.
Diễn văn của Hòa thượng Huyền Tôn nhìn lại những quá khứ không mấy thuận lợi của giáo hội và sự phân rẽ trong suốt nửa thế kỷ vừa qua khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất được thành lập hơn là một viễn ảnh lạc quan của một giáo hội sẽ vượt qua những tai tiếng nghi kỵ không đáng quan tâm.
Nhiều giáo hội Phật giáo ở các nước khác trên thế giới đã gởi điện văn chúc mừng đại hội. (xem thêm).
Sau các bài diễn văn của các cao tăng, đại diện chính quyền và đoàn thể là nghi thức tôn giáo. Một vài đại diện chính quyền Úc dù không quen với các nghi lễ và tiếng Việt, vẫn ngồi lại tham gia cho đến khi kết thúc. Sau đó là phần dùng cơn trưa thân mật do tu viện và ban tổ chức khoản đãi.
Cũng trong đại hội này, Thượng tọa Thích Tâm Phương thuộc Tổng vụ Từ thiện Xã hội của Giáo hội Úc-TTL đã báo cáo các công tác từ thiện của giáo hội trong 4 năm qua. (xem thêm).
Cũng nên biết thêm hiện nay có 76 chùa, tu viện, thiền tự và đạo tràng trên khắp nước Úc. Thượng tọa Thích Nguyên Tạng (bào đệ của Thượng tọa Thích Tâm Phương) thay mặt ban tổ chức cám ơn chư tăng, các đại biểu, các đại diện chính quyền, hội đoàn, các cơ quan truyền thông “đã đến dự và đưa tin sự kiện quan trọng này”.
Cũng trong báo cáo cho đại hội, Thượng tọa Thích Nguyên Tạng nói:
“Lịch sử Phật giáo Úc đã trải qua nhiều giai đoạn, từ lúc du nhập cho đến những năm đầu thập niên 1960, Phật giáo tuy không phát triển mạnh nhưng vẫn được duy trì trong các cộng đồng của người Á lẫn người Âu châu. Nhưng với sự gia tăng của làn sóng người di dân tị nạn đến Úc từ các quốc gia Á châu vào những năm 1979 và 1980 của thế kỷ 20, Phật giáo Úc đã lật sang một trang sử mới và phát triển rất nhanh. Số lượng tín đồ Phật giáo Úc đứng hàng thứ hai, theo sau Ky Tô Giáo. Theo thống kê mới nhất của Úc vào năm 2011, Úc đã có 529.000 tín đồ Phật giáo.
Rõ ràng số lượng người Úc ngày càng nhiều trở về với Phật giáo, đây là một tin vui cho các nhà lãnh đạo Phật giáo. Tuy nhiên, người Úc da trắng đã gặp khó khăn trong việc học hỏi và thực hành giáo lý nhà Phật, do bất đồng về ngôn ngữ và va chạm hàng rào văn hóa giữa các sắc tộc. Do vậy, các hội đoàn Phật giáo tại Úc, nhất là của ngưaời Úc phải chủ động phối hợp với các hội đoàn Phật giáo thuộc các sắc tộc khác để cùng nhau giải quyết những khó khăn, bế tắc trong quá trình truyền bá.
Đó là nỗi trăn trở không phải của riêng ai, mà chính các nhà lãnh đạo Phật giáo Úc, và chư tôn đức lãnh đạo Giáo hội PGVNTN Hải ngoại tại Úc phải suy nghĩ, phải tìm cách để phát huy và truyền bá lời Phật dạy rộng rãi cho các cộng đồng khác nhiều hơn là chỉ khu biệt trong nội bộ sắc tộc của mình”. (xem thêm bài này) .
Đại hội kỳ 5 còn kéo dài qua ngày Chủ Nhật với phần bầu cử chức vụ Hội Chủ cho giáo hội của Úc châu và Tân Tây Lan và Hòa thượng Thích Bảo Lạc của Chùa Pháp Bảo ở Sydney đã được bầu vào chức vụ này như người ta đã có thể đồn đoán trước đó.
Có hai vị được bầu vào chức hội phó, đó là Hòa thượng Thích Quảng Ba ở Canberra và Hòa thượng Thích Trường Sanh, đặc trách giáo hội ở Tân Tây Lan. (xem thêm danh sách nhân sự nhiệm kỳ 2015-2019).
Hương Bình (Trích báo in TiVi Tuần-san số 1520 phát hành ngày 13.5.2015
Vài hình ảnh khác:
|