CẢM ƠN THỦ TƯỚNG ÚC
MALCOLM FRASER
Bài viết của Thích Nguyên Tạng
Úc đã thay đổi nhiều mặt kể từ khi ông Malcolm Fraser trở thành thủ tướng thứ 22 của quốc gia này, trong thời gian lãnh đạo của ông, 7 năm 4 tháng (11/11/1975 đến 11/03/1983) với chính sách đa văn hóa, bao dung, bình đẳng và nhân đạo, có khoảng 56.000 thuyền nhân VN được nhận vào Úc và dần dần đã trở thành một cộng đồng sắc tộc lên đến 300 ngàn người như ngày nay.
Trong lúc cộng đồng người Việt tại Úc đang chuẩn bị tổ chức chu niên 40 năm (1975-2015) định cư tại Úc thì vị ân nhân, vị cha già Malcolm Fraser lại ra đi vĩnh viễn. Đây là một tin buồn cho cộng đồng người Việt
Thật vậy, ông Malcolm Fraser (1930-2015), được xem là một vị ân nhân vĩ đại của tập thể người Việt tỵ nạn tại Úc, ông đã ra đi thanh thản và an bình vào sáng sớm thứ Sáu, 20 tháng 3 năm 2015, hưởng thọ 84 tuổi, để lại phía sau mình sự thương tiếc khôn nguôi cho bà Tamie Fraser và bốn người con đã trưởng thành cùng với hàng vạn dân chúng Úc, đặc biệt trong đó có cộng đồng sắc tộc người Việt
Ông Malcolm Fraser sinh ngày 21 tháng 5 năm 1930 tại vùng Toorak, tiểu bang Victoria, ông từng du học và tốt nghiệp ngành Triết học, Chính trị và Kinh tế tại Đại học Oxford, Anh Quốc vào năm 1952 và quay lại Úc để làm việc. Năm 1955 ông đắc cử vào Quốc hội liên bang Úc ở đơn vị Wannon, từ đó ông lần lượt giữ nhiều chức vụ quan trọng của đảng Tự Do. Từ 1975 đến 1983, trong gần tám năm cầm quyền, Thủ Tướng Malcolm Fraser đã giới thiệu, áp dụng và thực hiện nhiều chương trình và chính sách liên quan đến đạo luật về quyền sở hữu đất đai của Thổ dân, thiết lập tòa án gia đình và tòa án liên bang. Về quốc tế, ông có công trong việc liên kết các quốc gia khối Thịnh Vượng Chung để chống lại chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc ở Nam Phi và hoàn thành cả Thế Vận Hội Commonwealth, đề cao quyền bình đẳng của con người, trong đó có Hội Đồng cố vấn người tỵ nạn. Vì tình thương nhân đạo và bao dung của ông mà đông đảo người Việt đã có cơ hội được định cư tại Úc. Quả thật, cựu Thủ Tướng Malcolm Fraser là vị ân nhân lớn của cộng đồng người Việt, chúng ta có bổn phận và trách nhiệm bày tỏ lòng tri ơn và báo ơn đối với Người. Được biết ban chấp hành cộng đồng người Việt Tự Do Tiểu Bang Victoria đã tổ chức lễ truy niệm ông trước tiền đình Quốc Hội tiểu bang vào 6pm tối thứ Sáu 27-3-2015, riêng Tu Viện Quảng Đức vùng Fawkner đã thiết lập bàn thờ và làm lễ tưởng niệm ông vào ngày Chủ nhật 29-3-2015, có đông đảo Phật tử địa phương về tham dự và đốt hương tưởng niệm ông.
Như ông bà tổ tiên VN đã dạy rằng: “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, thật vậy, nếu không có chính sách cứu giúp thuyền nhân VN của Thủ Tướng Malcolm Fraser, cộng đồng người Việt tại Úc của chúng ta sẽ không có được như ngày hôm nay. Người viết xin tán thán công đức và sự làm việc của quý vị trong Ban Chấp Hành Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Victoria, đã đưa ra sáng kiến tạo ra 500 “ chiếc lon ân nghĩa” gởi khắp các nơi trong cộng đồng người Việt để gây quỹ hỗ trợ ngân quỹ cho Bệnh Viện Nhi Đồng Hoàng Gia vào ngày thứ Sáu 3-4-2015 (Good Friday Appeal), để bày tỏ lòng biết ơn và đền đáp ân tình đối với nước Úc đã mở rộng vòng tay đón nhận người Việt tỵ nạn. Ban Tổ Chức đã đặt mục tiêu gây quỹ ít nhất phải được $500,000 cho Bệnh viện Hoàng Gia Nhi Đồng. Cộng đồng đã vận động và phối hợp các cơ quan truyền thông, báo chí, các tổ chức thương mại, các hội đoàn, đoàn thể, các chùa, nhà thờ, các cá nhân, các hội cao niên và toàn thể đồng bào tổ chức các sinh hoạt văn nghệ, thể thao, văn hóa để tự gây quỹ, mong rằng BTC sẽ đạt được mục tiêu tốt đẹp này. TV Quảng Đức đã nhận 10 lon ân nghĩa của Ban Tổ Chức và đã vận động Phật tử địa phương trong thời gian qua.
Nhân dịp này chúng ta cũng nên nhắc lại một chút về sự có mặt của Phật Giáo Việt
Úc (
Người Việt Tỵ nạn đến Úc vào những năm cuối thập niên bảy mươi, tính đến nay có khoảng 300 ngàn người Việt định cư tại xứ sở này. Có khoảng 12 tờ tuần báo, 10 chương trình phát thanh tiếng Việt, và 2 chương trình truyền hình tiếng Việt để phục vụ cho cộng đồng. Về tình hình PGVN thì có bốn Giáo Hội khác nhau có mặt tại Úc, bao gồm Giáo Hội Phật Giáo Linh Sơn Thế Giới (chi nhánh của HT.Thích Huyền Vi, Pháp quốc); Giáo Hội PGVN Trên Thế Giới (chi nhánh của HT.Thích Tâm Châu, Canada); Giáo Hội Phật Giáo Tăng Già Khất sĩ (chi nhánh của HT. Giác Nhiên, Hoa Kỳ); đặc biệt là Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan, thành lập vào năm 1981 do công của HT. Thích Phước Huệ, HT. Thích Huyền Tôn, HT. Thích Như Huệ và TT. Thích Bảo Lạc, là những Tăng sĩ VN đầu tiên định cư tại Úc Châu đứng ra thành lập. Giáo Hội này đã trải qua nhiều thăng trầm, thịnh suy và hoạt động trong vòng 15 năm trong mục đích thiết lập nền tảng và phát triển Chánh Pháp tại xứ sở Nam bán cầu này. Nhưng đến tháng 12 năm 1995, do lủng củng nội bộ nên Giáo Hội đã ngưng hoạt động. Đến tháng 9 năm 1999, phần lớn chư Tôn Đức của Giáo Hội này đã tổ chức Đại Hội khoáng đại tại Chùa Pháp Bảo, tiểu bang New South Wales, để phục hoạt lại Giáo Hội sau ba năm ngưng trệ. Đại hội đã tổ chức trong ba ngày mùng 10, 11 và 12 tháng 9 năm 1999, quy tụ đa số Tăng Ni, Phật tử VN và hơn 23 tự viện khắp Úc Châu và Tân Tây Lan đồng về tham dự (nay con số của thành viên GH đã lên đến 35 tự viện). Đại Hội đã đồng thuận đổi danh xưng của Giáo Hội mới là Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại Tại Úc Đại Lợi-Tân Tây Lan. Theo các giới quan sát thì Đại Hội đã thành công viên mãn với sự ủng hộ nồng nhiệt của mọi giới đồng hương Phật tử tại Úc và Tân Tây Lan.
Nhìn chung, Phật Giáo Việt Nam đang từng bước hòa nhập và phát triển tại Úc, sự ra đời của những ngôi chùa Việt với mái ngói uốn cong mang dáng dấp Á Châu cổ kính trên xứ sở này là một hình ảnh đẹp, một sự đóng góp thiết thực, bất khả phân ly của cộng đồng người Việt vào di sản đa văn hóa, đa sắc tộc của Úc Đại Lợi. Tính đến nay, có khoảng 100 Tăng Ni người Việt và trên bảy mươi tự viện VN trên khắp Úc Châu và Tân Tây Lan (xem danh sách thống kê cuối bài này). Theo cái nhìn của người bản xứ thì PGVN rất khác biệt và phong phú hơn so với các Hội PG Sắc Tộc khác có mặt tại Úc. Đó là sự hòa hợp độc đáo giữa ba tông phái khác nhau là Mahayana, Theravada và Khất sĩ, cũng như Thiền tông và Tịnh Độ tông. Một nét đặc thù khác của PGVN tại Úc, là chùa có tổ chức Gia đình Phật tử, hiện có 12 GĐPT với khoảng 1050 huynh trưởng và đoàn sinh, đặc biệt một số chùa còn cho mở Trường Bồ Đề dạy Việt ngữ, giúp cho thế hệ trẻ VN sanh tại Úc học hiểu để duy trì ngôn ngữ và nền văn hóa của mình.
(English version)
Lịch sử Phật Giáo Úc đã trải qua nhiều giai đoạn, từ lúc du nhập cho đến những năm đầu thập niên 60, Phật Giáo tuy không phát triển mạnh nhưng vẫn được duy trì trong các cộng đồng của người Á lẫn người Âu châu. Nhưng với sự gia tăng của làn sóng người di dân tỵ nạn đến Úc từ các quốc gia Á châu vào những năm 79 và 80 của thế kỷ 20, Phật Giáo Úc đã lật qua một trang sử mới và phát triển rất nhanh. Số lượng tín đồ PG Úc đứng hàng thứ hai, theo sau Ky Tô Giáo. Theo thống kê mới nhất của Úc vào năm 2011, Úc đã có 529.000 tín đồ Phật Giáo.
Rõ ràng số lượng người Úc ngày càng nhiều trở về với PG, đây là một tin vui cho các nhà lãnh đạo Phật Giáo. Tuy nhiên, người Úc da trắng đã gặp khó khăn trong việc học hỏi và thực hành giáo lý nhà Phật, do bất đồng về ngôn ngữ và va chạm hàng rào văn hóa giữa các sắc tộc. Do vậy, các hội đoàn PG tại Úc, nhất là của người Úc phải chủ động phối hợp với các hội đoàn PG thuộc các sắc tộc khác để cùng nhau giải quyết những khó khăn, bế tắc trong quá trình truyền bá. Đó là nỗi trăn trở không phải của riêng ai, mà chính các nhà lãnh đạo PG Úc, và chư Tôn Đức lãnh đạo Giáo Hội PGVNTN Hải Ngoại tại Úc phải suy nghĩ, phải tìm cách để phát huy và truyền bá lời Phật dạy rộng rãi cho các cộng đồng khác nhiều hơn là chỉ khu biệt trong nội bộ sắc tộc của mình.
Nhân dịp kỷ niệm chu niên 40 năm định cư của người Việt tại Úc, chư Tôn Đức Tăng Ni và Phật tử VN trên liên bang Úc xin bày tỏ lòng biết ơn quốc gia Úc, cảm ơn cố Thủ Tướng Malcolm Fraser, cảm ơn các cấp chính quyền liên bang, tiểu bang và địa phương Úc đã có những chính sách đa sắc tộc, đa văn hóa, đa tôn giáo, tự do, bình đẳng, nhân ái, bao dung để tập thể cộng đồng người Việt nhận nơi đây là quê hương thứ hai của mình và có một cuộc sống thành đạt, an cư lạc nghiệp.
Thành tâm cầu nguyện cho cộng đồng người Việt tại Úc tiếp tục ổn định và phát triển hơn nữa để đóng góp vào sự giàu mạnh, an bình, thịnh trị của xứ sở đa văn hóa này.
Viết tại Tu Viện Quảng Đức, tháng 4 -2015
Thích Nguyên Tạng
Danh sách Chùa Việt tại Úc
Nam Mô A Di Đà Phật,
Kính bạch Chư Tôn Đức,
Chúng con đang ghi chép thống kê số lượng tự viện PGVN tại Úc nhân kỷ niệm 40 năm (1975-2015) cộng đồng người Việt định cư tại Úc. Sự xuất hiện của PGVN qua các ngôi chùa Việt trên xứ sở này là một hình ảnh đẹp, một sự đóng góp thiết thực, bất khả phân ly của cộng đồng người Việt vào di sản đa văn hóa, đa sắc tộc của Úc Đại Lợi. Xin quý Ngài hoan hỷ xem qua và bổ xung vào danh sách này danh tự các chùa thiếu tên. Xin quý Ngài ghi các chùa thiếu vào danh sách của từng tiểu bang đã được xếp sẵn ngay bên dưới. Xin cảm ơn trước
Kính thư,
Thích Nguyên Tạng
Tiểu bang
1. Chùa Pháp Hoa
2. Chùa Quan Âm
3. Tăng Xá Bắc Linh
4. Thiền Viện Minh Quang (
Tiểu bang
5. Chùa Pháp Bảo
6. Tu Viện Đa Bảo
7. Thiền Lâm Pháp Bảo
8. Chùa Huyền Quang
9. Chùa Trúc Lâm
10. Chùa Thiên Ấn
11. Chùa A Di Đà
12. Thiền Viện Minh Quang (
13. Chùa Minh Giác
14. Tu Viện Minh Giác
15. Tu Viện Nguyên Thiều
16. Chùa Hưng Long
17. Chùa Liên Hoa
18. Tịnh Xá Minh Đăng Quang
19. Chùa Long Quang
20. Chùa Báo Ân
Tiểu bang
21. Chùa Bảo Vương
22. Chùa Thiên Đức
23. Tu Viện Quảng Đức
24. Chùa Linh Sơn
25. Chùa Bảo Minh
26. Chùa Kim Cang
27. Chùa Giác Hoàng
28. Chùa Huệ Quang
29. Tu Viện Từ Ân
30. Chùa Phật Quang
31. Chùa Diệu Âm
32. NPĐ An Lạc Hạnh
33. Chùa Bồ Đề
Thủ Đô
- Tu Viện Vạn Hạnh
Tiểu bang
35. Chùa Pháp Quang
36. Chùa Linh Sơn QLD
Tiểu bang West Australia (
37. Chùa Quán Thế Âm
38. Thiền Viện Minh Quang (
Quốc Gia Tân Tây Lan:
39. Chùa Giác Nhiên
40. Chùa Trí Đức
Những tự viện sau đây không là thành viên của Giáo Hội Phật Giáo VN TN Hải Ngoại tại UĐL-TTL:
Tiểu bang
41. Chùa Phước Huệ
42. Chùa Phước Hậu
43. Chùa Vạn An
44. Chùa Thiên Phước
45. Chùa Vĩnh Nghiêm
46. Chùa Cát Tường (NS Hải Triều Hạnh)
47. Chùa Quan Âm
48. Ni Viện Thiện Hòa
49. Chùa Phổ Minh
Tiểu bang
50. Chùa Quang Minh
51. Chùa Hoa Nghiêm
52. Tu Viện Thiên Quang
53. Chùa Phước Tường
54. Chùa Dược Sư
55. Chùa Liên Trì
56. Chùa Hoằng Pháp
56. Chùa Phật Tổ
57. Chùa Từ Quang
58. Chùa Pháp Vân (SC Phổ Huệ)
59. Chùa Phổ Hiền (SC Diệu Hiếu)
60. Chùa Từ Nghiêm (SC Huệ Nghiêm)
61. Thiền Viện Pháp Loa
62. Thiền Tự Tiêu Dao
63. Thiền Viện Nhập Lưu
64. Pháp Viện Lộc Uyển (Thích Linh Tấn)
Tiểu bang West Australia (
65. Chùa Phổ Quang
66. Chùa Chánh Giác
Tiểu bang
67. Thiền Trang Hỷ Xả (Thích Thông Chiếu)
68. Chùa Pháp Âm
Tiểu bang
69. Chùa Phật Đà
70. Chùa Phật Tổ
71. Chùa Tường Quang
Thủ đô
72. Tịnh Xá Kim Các
73. Thiền Tự Giải Thoát
Quốc gia Tân Tây Lan:
- Quán Âm Sơn Đạo Tràng (Thích Phước Ân)
- Chùa Báo Ân (Thích Quảng Phúc)
Cộng đồng người Việt thương tiếc ân nhân
Cựu Thủ Tướng Úc Malcolm Fraser
(nhiệm kỳ 1975-1983)
Cộng đồng người Việt thương tiếc ân nhân Malcolm Fraser, Chắc chắn không có một Thủ tướng nào được cộng đồng người Việt quý mến như đối với ông Malcolm Fraser, và không có một vị Thủ tướng Úc nào có mối quan hệ làm việc chặt chẽ với cộng đồng người Việt như ông Malcolm Fraser. Vào cuối đời ông vẫn định dành thì giờ để đến với các sinh hoạt kỷ niệm 40 năm người Việt định cư tại Úc...***
Phượng Hoàng (SBS) phỏng vấn ông Châu Xuân Hùng,
***