Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 17

03/05/201316:30(Xem: 4363)
Phần 17


CÁC BẬC ÐẠO SƯ CỦA ÐẠI THỦ ẤN
Những bài đạo ca và lịch sử hành trạng của
tám mươi tư vị Thánh Tăng Phật Giáo
Masters of mahamudra Of the Eighty-Four Buddhist Siddhas

Nguyên tác : KEITH DOWMAN
Minh họa :
Hugh B.Downs
Chuyển ngữ: Nguyên Thạnh Lê Trung Hưng

---o0o---

Phần 17


ÐẠI SƯ THỨ 81

ANANGAPA

(Kngngn)

Luân hồi là giấc mộng

Sắc thân tựa cầu vồng

Tham dục là tên độc

Cắm sâu da thịt người

Mê loạn cho là thật

Như đóm giữa hư không

Tỉnh giấc tàn mộng ảo.

Trong nhiều kiếp ở quá khứ, Anangapa tu hành từ bi và nhẫn nhục, do vậy khi tái sinh vào kiếp này, ông có được thân tướng đẹp đẽ và trang nghiêm. Mỗi khi sánh mình với kẻ khác, Anangapa thường tỏ ra rất tự cao tự đại.

Một hôm có một nhà sư Du-già đến gần bên Anangapa để xin của bố thí, ông hoan hỷ ngỏ ý mời nhà sư lưu lại tư gia của ông một ít hôm. Sư chấp nhận, Anangapa rửa chân cho Sư và chuẩn bị chỗ nghĩ ngơi, đoạn cúng dường vật thực. Anangapa hỏi:

- Cớ sao ngài tự đoạ đày bản thân của mình như thế ?

- Ðể tự mình giải thoát khỏi vòng sinh tử.

- Về cơ bản, có sự khác biệt nào về tính cách giữa ngài và tôi ?

- Một sự khác biệt rất lớn. Kiêu mạn là tính cách hiền hữu. Lòng kiêu hãnh không có năng lực sáng tạo . Tín trí là tính cách của tôi, và chỉ có niềm xác tín mới có thể tạo ra năng lực vô tận.

- Năng lực gì ? Thưa Ðại sư.

- Trước hết là năng lực tu tập Phật pháp để hoá giải những phiền não của cõi Nhơn Thiên, nhưng rốt ráo hơn cả là năng lực trở thành Phật dựa trên căn bản Tín trí.

- Kẻ phàm phu như tôi có thể đạt tới năng lực này không ?

- Nghề nghiệp chuyên môn của hiền hữu là gì ?

- Tôi không có một nghề nghiệp nào trong tay cả.

- Vậy, hiền hữu có thể ngồi yên để tu tập thiền định chăng ?

- Thưa Ðại sư, việc ấy tôi có thừa khả năng.

- Lành thay!

Sư nói, đoạn truyền pháp thiền định Samvara cho Anangapa. Nhờ căn tình thuần thục nên sau 6 tháng tu tập, Anangapa liễu ngộ được chân lý.^

ÐẠI SƯ THỨ 82

LAKSMINKARA

(Nàng công chúa điên loạn)

Thứ nhất, bậc Trí giả tạo hình ảnh giác ngộ

Thứ hai, bậc Trí giả thiền định một cách kiên trì về tính rỗng không của các pháp

Thứ ba, bậc Trí giả tự biết mình phải làm những gì cần làm.

Laksminkara vốn là em gái của vua Indrabhuti thuộc vương quốc Sambhola. Từ thuở hãy còn bé, vị Công nương này vẫn thường đến dự các buổi thuyết pháp, và bà có tâm hiểu biết sâu rộng về Mật giáo (Tantra) . Nhưng hoàng huynh của bà, Ðức vua Indrabhuti, đã hứa gả bà cho Hoàng tử xứ Jalendra, con vua Lankapuri.

Ðến kỳ hạn rước dâu, bà phải rời quê hương để về nhà chồng, nhưng khi đến nơi, bà từ chối không chịu vào hoàng cung:

- Hôm nay là ngày xấu, ta không thể nhập cung.

Ði dạo quanh bên ngoài, bà cảm thấy thất vọng ghê gớm vì dân chúng xứ này không là tín đồ đạo Phật. Liền sau đó, một Hoàng tử trẻ trung cùng đám tuỳ tùng đi ngang qua. Họ trở về từ một cuộc săn bắn với nhiều xác thú treo lủng lẳng trên yên ngựa. Một người trong họ bảo cho bà biết rằng vị Hoàng tử vừa mới đi qua chính là chồng sắp cưới của bà. Là một Phật tử thuần thành, Laksminkara cảm thấy mình như một kẻ bị bội thực. Bà than khóc vật vã đến ngất xỉu:

- Anh ta là con nhà Phật mà lại gởi thân ta đến chốn ác trược này.

Khi Laksminkara hồi tỉnh, bà đem tất cả của hồi môn phân phát cho dân nghèo trong thành phố trước khi vào hoàng cung.

Ðến nơi, bà tự giam mình trong căn phòng mà Hoàng tử dành riêng cho cô dâu mới và từ chối không cho ai vào trong mười ngày. Bà xé rách áo quần rồi lấy lọ nồi, bùn đất trét lên khắp người, tóc để bù xù và giả vờ điên dại. Với tướng mạo bề ngoài gớm ghiếc như một kẻ điên nhưng trong tâm bà luôn chú mục thiền định.

Quá thất vọng, vị hôn phu của bà cho vời các ngự y đến chữa trị nhưng không một ai có thể đến gần. Bà tấn công họ và ném vào họ bất cứ thứ gì mà bà vớ được.

Ít lâu sau, người trong hoàng cung không còn quan tâm đến bà Hoàng nửa điên, nửa dại. Ðây là cơ hội thuận tiện cho Laksminkara có thể trốn thoát.

Ban ngày, Laksminkara đi nhặt những thức ăn dư thừa mà người ta vất cho những con chó hoang. Ban đêm, bà ra chốn mộ địa để nghỉ ngơi. Bảy năm sau, Laksminkara đắc thần thông Ðại Thủ Ấn, bà truyền tâm pháp cho một vị đệ tử. Người này chỉ là kẻ quét dọn các hố xí trong hoàng cung. Và ông ta nhanh chóng đạt tới mục đích tu tập.

Cho đến một ngày nọ, Ðức vua Jalendra trong một cuộc đi săn bị lạc lối, ngài dừng chân để nghỉ ngơi nhưng ngủ quên trong cơn mệt mỏi. Khi Vua tỉnh giấc thì bóng đêm đã buông xuống khiến ngài không tìm thấy lối về. Khi đi ngang qua hang động, nơi nữ Du-già Laksminkara trú ngụ, Vua tò mò nhìn vào bên trong, ngài thấy một vị nữ Du-già toàn thân phát sáng và chung quanh có vô số thiên nữ đứng hầu. Một niềm ngưỡng mộ khởi lên trong tâm nhà vua, ông không nghĩ đến chuyện tìm đường quay về hoàng cung nữa. Nhà vua bước vào cung kính đảnh lễ trước vị Thánh nữ và xin nương tựa vào giáo pháp của bà.

Laksminkara bảo:

- Ngươi không nhất thiết phải trở thành môn đệ của ta. Chân sư đích thực của ngươi chính là một trong những người phụ trách quét dọn hố xí trong hoàng cung. Vị ấy là một bậc chứng đắc.

- Trong hoàng cung có rất nhiều người làm công việc này. Làm sao có thể nhận biết vị Chân sư ấy ?

- Vị ấy chình là người sau khi hoàn tất bổn phận của mình thường hay bố thí vật thực cho kẻ nghèo khó.

Theo lời chỉ dẫn, Ðức vua tìm thấy vị Chân sư của mình. Nhà vua mời vị ấy đến bệ rồng, đặt ngài lên ngai vàng và cung kính đảnh lễ, cầu xin truyền pháp. Vua được làm phép quán đảnh để khai tâm và lãnh thọ pháp thiền định Kim cang Varahi.^


ÐẠI SƯ THỨ 83

SAMUDRA

(Thợ mò ngọc trai)

Nhận ra cái “không sinh” mà không trải qua tu tập

Nhà Du-già kia là một kẻ ăn thịt đồng loại với đứa bé ẵm trên tay

Nếu pháp thiền định của y lìa bản chất của chính mình

Khác nào con voi kia kẹt dưới vũng lầy.

Samudra làm nghề thợ lặn ở Sarvatira. Thường ngày, ông dong thuyền tận xa khơi, lặn xuống đáy đại dương để mò trai lấy ngọc rồi đem ra chợ bán.

Một bữa nọ, sau một ngày ngâm mình dưới làn nước sâu lạnh lẽo, Samudra không tìm được một viên ngọc trai nào, ông ta đi thơ thẩn đến nơi mộ địa, lòng buồn bực và than thầm cho số phận.

Ðại sư Acintapa thấy người thợ lặn đang rầu rĩ nên khuyên lơn ông ta:

- Tất cả chúng sinh đều bị chi phối bởi luật nhân quả. Kiếp trước ngươi gieo hạt giống gì, kiếp này ngươi hưởng loại trái cây ấy. Hãy cam chịu!

Nhưng Samudra nài nĩ:

- Thưa thầy! Cầu mong thầy rủ lòng từ bi chỉ cho tôi lối thoát ra khỏi tình cảnh này.

Sư giảng giải cho Samudra về Tứ vô lượng tâm và Tứ an lạc.

Lòng từ bi che chắn Bát phong

Vui hoà hợp khiến tâm thanh thản

Ðầu lưu xuất một luồng an lạc

Bốn niềm vui tụ ở bốn luân xa

Quán “Không tính” chẳng lời an lạc

Thời khổ đau không thể đến gần.

Samudra hiểu được yếu lý của lời dạy, ngài thiền định trong 3 năm thời đắc thần thông Ðại Thủ Ấn.^


ÐẠI SƯ THỨ 84

VYALIPA

(Nhà luyện kim thuật)

Hình ảnh của thực thể rốt ráo

Là hình ảnh của vị Chân sư có quyền năng vô song

Nơi tịch tĩnh nhất là để ngắm nhìn Không tính.

Hoà hợp trọn vẹn là nhận ra bản chất của sự chứng đắc

Và khi bạn nốc một hơi cạn hết sữa trời

Nghĩa là bạn đang tồn tại đấy.

Kẻ Bà-la-môn giàu có kia tên gọi là Vyalipa có ước vọng muốn được trường sinh bất tử. Ông ta mua một lượng thuỷ ngân rất lớn, đoạn thêm các dược thảo vào thuỷ ngân để nấu thành một thứ cao đặc sệt. Nhưng vì còn thiếu một loại dược liệu nên thứ cao dang dở ấy không có công hiệu.Trong cơn giận dữ, ông ta ném quyển cẩm nang bào chế Trường –sinh-dược xuống dòng sông Hằng. Lúc bấy giờ, Vyalipa luyện tập pháp thiền định của đạo Bà-la-môn được 13 năm nên dương vật teo lại như chưa từng có. Ông sống như một kẻ hành khất lang thang khắp nơi.

Một ngày nọ, ông thấy mình đang ở trong một ngôi làng bên bờ sông Hằng. Gần đấy là ngôi đền Ramacandra. Tại đây ông gặp một cô gái lầu xanh. Cô kỷ nữ này khoe với ông một quyển sách mà cô đã nhặt được trong khi đi tắm trên sông. Vyalipa cười ngất khi xem nó, vì đó chính là quyển sách trước đây ông đã ném xuống dòng sông Hằng. Ðoạn ông kể tự sự cho cô gái nghe. Cô cảm thấy bị cuống hút bởi ý tưởng được sống lâu bèn có nhã ý tặng cho Vyalipa ba mươi lạng vàng để tiếp tục công việc điều chế thuốc. Bản thân Vyalipa còn hồ nghi và không dám tin rằng công việc nghiên cứu sẽ mang lại kết quả. Nhưng cô gái tỏ ra hết sức khích lệ, và một lần nữa Vyalipa mua một số lượng thuỷ ngân đem về tiếp tục điều chế thuốc. Sau một năm miệt mài làm việc, vẫn không có một dấu hiệu nào nói lên sự thành công, vì còn thiếu một loại đào hồng (Myrobalan).

Tuy nhiên, sau một hôm cô gái đi tắm về, một cánh hoa bé tí ngẫu nhiên dính trên đầu ngón tay, và khi cô ta vẫy nhẹ, nó rơi vào bình thuốc của Vyalipa. Lập tức có những dấu hiệu của sự thành công. Cô vội vàng báo cho Vyalipa. Ông lo ngại là bí mật này lộ ra ngoài, nhưng cô gái đoán chắc chưa hề để tiết lộ điều quan trọng này cho một ai.

Ðêm hôm ấy, cô gái rưới một ít cỏ chát (Chiraita) lên thức ăn của Vyalipa. Trước đây, Vyalipa không thể ăn được loại rau chát ngắt này, nhưng giờ đây ông có thể thưởng thức một cách ngon lành. Cô cho rằng đây là hiệu quả của tiên dược. Vyalipa giải thích:

- Dấu hiệu thành công căn bản của công phu điều chế tiên dược gồm có tám điềm lành kết tụ thành hình tròn xoay chuyển từ phía tả sang phía hữu, bay liệng trên không trung. Ấy là một cái lọng quý, hai con cá vàng, một bình đựng ngọc, một đoá hoa Kamala, một tấm đệm trắng, một viên kim cương, một lá phướn và một luân xa có tám nang.

Vyalipa cùng cô gái và một con thỏ đồng uống tiên dược, và cả ba trở nên bất tử. Với tính ích kỷ, Vyalipa từ chối không cho ai khác biết đến công thức chế biến loại tiên dược này. Sau đó, họ đến các cõi Trời để trú ngụ, nhưng chư Thiên xua đuổi không cho họ vào cõi Tiên giới. Vì vậy họ đành phải quay về trần gian và sống tại xứ Kilampara. Tại đây họ dựng một ngôi nhà trên đỉnh núi đá cao chót vót, bao bọc xung quanh là một đầm lầy. Ðịa thế vô cùng hiểm trở như vậy nên khó một ai có thể bén mảng đến nơi họ ở.

Arya Nagarjuna tức Long Thọ Bồ Tát sau khi đắc phép thần túc (power of flight) nguyện tìm cho ra phép luyện thuốc trường sinh đã thất truyền từ lâu tại đất Ấn. Ngài vận thần thông bay lên trên đỉnh núi đá, dấu bớt một chiếc giày, rồi đến vái chào vị Ðạo sĩ Bà-la-môn Vyalipa. Vyalipa sững sờ vì sự xuất hiện của kẻ lạ. Arya Nagarjuna thừa nhận rằng nhờ chiếc giày mà Nagarjuna mới có thể đến chốn này. Ngài đồng ý đánh đổi chiếc giày ấy để lấy công thức bào chế thuốc trường sinh. Sau cuộc trao đổi với Vyalipa, ngài Nagarjuna trở về Ấn Ðộ với chiếc giày còn lại và ở trên vùng núi Sri Parvata, ngài tiếp tục tu luyện để cứu độ chúng sinh.^

TRUYỀN THUYẾT

Về 84 vị Thánh tăng Mật giáo

Trong Phật giáo Tây Tạng, Ðại Thủ Ấn (Mahamudra) tiêu biểu cho mức độ thành tựu cao nhất của Chân đế. Ðó là sự kết hợp bất khả phân ly giữa Bi và Trí, giữa tánh Không và Phương tiện.

Tám mươi tư vị Thánh tăng trong tác phẩm này là những Ðạo sư tiêu biểu đã tu tập đến mức thành tựu. Họ sống vào thế kỷ thứ 8 và thứ 12 tại Ấn Ðộ. Trong số các bậc thầy vĩ đại này có những vị sống một lối sống vượt thoát ra khỏi tập tục truyền thống như Tilopa, Naropa và Marpa.

Sau nhiều năm dày công nghiên cứu, Keith Dowman đã sưu tập và dịch ra Anh-ngữ những bài đạo ca và các truyền thuyết về các Ðạo sư này. Nhờ sự hỗ trợ và chỉ dẫn của các bậc thầy, Keith Dowman đã viết chú giải về cuộc đời và cách tu của các vị Ðạo sư này.

Trong phần giới thiệu, Dowman ghi lại một số ý niệm cơ bản về Ðại Thủ Ấn. Bằng một giọng văn sống động, giàu ảnh tượng, Keith Dowman đã giải mã những đoạn văn kỳ bí của Mật giáo khiến độc giả dễ dàng thâm nhập vào thế giới của Huyền Thuật.

Keith Dowman đã có những tác phẩm thành công và có giá trị như: Thiên Nữ (Sky-Dancer), cuộc đời bí ẩn và những bài đạo ca của Nữ Ðạo Sư Yeshe Sogyel (The secret and songs of the Lady Yeshe Sogyel), Truyền thuyết về Ðại Thánh Ðường (The Legend of the great stupa).

Hiện nay tác giả đang sống và tu tập tại Kathmandu thuộc quốc gia Nepal.

^

---o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/07/2015(Xem: 20054)
Là Đà La Ni ( thần chú ) mậu nhiệm linh diệu do Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni Diễn nói trong Bộ Kinh Thủ Lăng Nghiêm . Hơn 60 năm về trước chư tôn túc Trưởng Lão ở Thừa Thiên đã kính Tín lời dạy của Phật và cũng vì đem sự an lành cho hàng đệ tử Phật, nên các ngài đã in trọn đủ 5 đệ chú Lăng Nghiêm thu nhỏ để cho Phật tử đeo trên thân thể mình, việc phổ lợi nầy bao năm qua đã đem lại diệu lực an lạc cho những ai tin và kính thọ.
06/07/2015(Xem: 18719)
Nếu bản Việt ngữ của pho sách “Đạo Ca Milarepa” đến được tay bạn đọc thì phải nói đây chính là đến từ tình yêu thương và sự gia trì vĩ đại của đức Milarepa cùng chư Thầy Tổ.
10/06/2015(Xem: 8489)
Trong Phật giáo Mật tông Tây tạng có nhiều pháp môn tu tập để đưa hành giả đến Tự chứng ngộ Phật tánh của mình. Được xếp hàng cao nhất trong tất cả các pháp môn đó là Đại Thủ Ấn (Mahāmudrā) của phái Khẩu Truyền (Kargyu) và Đại Hoàn Thiện (Dzogchen hay Ati-yoga) của phái Cổ Mật (Nyingma). Theo các học giả và hành giả Tây tạng thuộc phái Kargyu – tiêu biểu là Khenchen Thrangu Rinpoche, một trong những đại sư xuất sắc thời hiện đại thuộc dòng Karma Kargyu – thì Mādhyamika (Trung đạo hay Trung quán) là giáo lý dạy về nguyên lý Tánh Không (Shūnyatā) trong hình thức tổng quát và Mahāmudrā (Đại Ấn hay Đại Thủ Ấn) là giáo lý dạy về tu tập và chứng ngộ Tánh Không.
18/05/2015(Xem: 22048)
Du Già Diệm Khẩu Thí Thực Khoa Nghi (bản Việt dịch của Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Huyền Tôn) HT Thích Huyền Tôn dịch Hạ tải bản Kinh này: Du Già Diệm Khẩu Thí Thực Khoa Nghi (PDF Liên lạc để thỉnh tập sách này tại: Nhà sách Văn Thành Địa chỉ: 235/53 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P7, Q3. TP.HCM ĐT: 848 82028 – 0909 093 106 – 0908 585 560
05/02/2015(Xem: 7473)
Sách Cúng Dường Mây Cam Lồ (Choden Rinpoche) posted Nov 13, 2014, 10:08 PM by Tam Bao Dan [ updated Nov 20, 2014, 10:56 PM by Pema Zangmo ] Một sưu tầm giáo huấn về pháp luyện tâm và các đề tài khác do Choden Rinpoche luận giảng. Gyalten Deying chuyển Việt ngữ. Thanh Liên và Mai Tuyết Ánh hiệu đính. Viet Nalanda Foundation phát hành lầu đầu vào tháng 12 năm 2014. Sách ấn tống không bán. [Đọc sách] Tại Hoa Kỳ và Canada, xin liên lạc vnfbookrequest@gmail.com để nhận sách. Tại Úc Châu, Tân Tây Lan và Đông Nam Á (không kể Việt Nam), xin liên lạc xitrum70@yahoo.com. Tại Việt Nam, xin liên lạc huyen2307@yahoo.com. Quý vị cũng có thể tìm thấy bản điện tử của sách này ở trang "Giáo Pháp" trong phần "Kinh Sách"
24/01/2015(Xem: 7142)
Nghi Thức Cúng Tsog, Chùa Đại Nhật Như Lai - Maha Vairocana Temple 1631 South White Rd, San Jose, CA 95127 Tel: (408)926-1998 -- Email: ThongDat72@yahoo.com
22/12/2014(Xem: 24039)
Bộ sách Lamrim Chenmo(tib. ལམ་རིམ་ཆེན་མོ) hay Đại Luận Về Giai Trình Của Đạo Giác Ngộ(Tên Hán-Việt là Bồ-đề Đạo Thứ Đệ Đại Luận) được đạo sư Tsongkhapa Losangdrakpa (tib. རྗེ་ཙོང་ཁ་པ་བློ་བཟང་གྲགས་པ) hoàn tất và phát hành vào năm 1402 tại Tây Tạng và được xem là bộ giáo pháp liễu nghĩa[1]. Bộ sách này sau đó đã trở thành một trong những giáo pháp thực hành tối quan trọng của dòng truyền thừa Gelug, vốn là một trong bốn trường phái Phật giáo lớn nhất tại Tây Tạng đồng thời cũng là dòng truyền thừa mà đương kim Thánh đức Dalai Lama thứ 14 hiện đứng đầu.
28/11/2014(Xem: 8405)
Thrangu Rinpoche sinh ở Tây tạng. Sau khi thoát khỏi Tây tạng sang Ấn độ, sư đã giúp thành lập chương trình giáo dục cho dòng truyền Karma Kagyu của đức Karmapa thứ 16. Sư là thầy dạy các Tulku chính của dòng truyền như Shamar Rinphoche, Situ Rinphoche, Jamgon Kongtrul Rinpoche, và Gyaltsab Rinpoche. Sư cũng thành lập nhiều tự viện ở Nepal và Ấn độ, và dựng các trung tâm Phật giáo ở Viễn đông, Đức, Anh, Hoa Kỳ, và Ca-na-đa. Sư được biết đến nhiều vì tài nhận lấy những đề tài khó và làm cho chúng trở thành có thể tiếp cận được cho người tu tập. Sư là tác giả một số sách bằng Tạng ngữ và Hoa ngữ gồm hơn 30 quyển bằng Anh ngữ. Hiện tại sư cũng là một trong những vị thầy chính của Karmapa thứ 17.
27/11/2014(Xem: 7057)
Dù một số học giả cho rằng Mật điển của Phật giáo phát xuất từ Ấn giáo (Hinduism), điều này không đúng. Lý thuyết này thịnh hành trong số những người theo học thuyết Tiểu thừa, dựa trên sự tương đồng bề ngoài của các yếu tố trong hai hệ thống, chẳng hạn như sắc tướng của các Hộ Phật, pháp thiền quán về kinh mạch và khí, nghi lễ lửa, v.v... Tuy một số hành trì như trì tụng mật chú đều phổ biến trong cả hai truyền thống Mật điển Ấn giáo và Phật giáo, sự diễn dịch của chúng, ý nghĩa nội tại, có một sự khác biệt lớn. Hơn nữa, Mật điển Phật giáo cao cấp hơn, bởi vì không như Ấn giáo, nó chứa đựng ba điểm tinh yếu của đường tu giác ngộ: tâm xả ly, bồ đề tâm và chánh kiến về tánh Không.
24/11/2014(Xem: 16730)
Tập sách nhỏ “Du-già Tây Tạng, Giáo Lý và Tu Tập” này được dịch từ bản văn tiếng Anh có nhan đề là “Teachings of Tibetan Yoga” do Giáo sư Garma C. C. Chang – giảng sư của Tu viện Kong Ka ở miền Đông Tây Tạng khoảng trước năm 1950 – biên dịch từ Hoa ngữ, do nhà xuất bản Carol Publishing Group ấn hành năm 1993 tại New York, Hoa Kỳ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567