Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 13

03/05/201316:20(Xem: 4146)
Phần 13


CÁC BẬC ÐẠO SƯ CỦA ÐẠI THỦ ẤN
Những bài đạo ca và lịch sử hành trạng của
tám mươi tư vị Thánh Tăng Phật Giáo
Masters of mahamudra Of the Eighty-Four Buddhist Siddhas

Nguyên tác : KEITH DOWMAN
Minh họa :
Hugh B.Downs
Chuyển ngữ: Nguyên Thạnh Lê Trung Hưng

---o0o---

Phần 13

ÐẠI SƯ THỨ 61:

BHIKSANAPA

( Lưỡng sĩ đạo nhân )

Con đường trơn trợt mà ngài đã đi qua khó một ai theo được

Sự tỏ ngộ ấy không có gì sánh bằng

Vì phàm phu thời không thể nào hiểu được

Nhà Du-già Tối thượng có quyền năng cân bằng hoàn hảo

Ðạt tới chân nghĩa nhờ lời dạy của Bổn sư.

Bhiksanapa là một kẻ hành khất ở vùng Pataliputra. Ngày nọ, sau một buổi sáng đi hành khất khắp nơi trong thành nhưng chẳng có ai ban cho một chút thức ăn nào, Bhiksanapa cảm thấy đói và mệt nên ngồi nghỉ ở bên vệ đường, chợt một vị Thánh nữ ( Dakini ) xuất hiện trước mặt ông ta.

Vị Nữ thánh ân cần thăm hỏi cớ sao Bhiksanapabuồn rầu như thế. Gã khất cái kể với Nữ thánh về nỗi khổ của mình. Bà nói:

- Ta có một cách giúp ngươi thành tựu ước nguyện.

- Vâng, xin Bà chỉ bày tôi !

- Ðáp lại, ngươi có gì để dâng tặng ta.

Bhiksanapa nghe vậy dùng tay, lấy hết sức bình sinh nhổ một cái răng trên và một cái răng dưới trao cho vị Thánh nữ.

Biết rằng gặp được kẻ pháp khí, vị Thánh nữ dùng phép khai tâm và trao pháp cho Bhiksanapa.

Sau đó, ngày ngày đi khất thực để độ thân, Bhiksanapa tụ tập thiền định trong 7 năm thời chứng đắc thần thông Ðại Thủ Ấn.

^


ÐẠI SƯ THỨ 62

DHILIPA

( Con người hưởng lạc )

Khi ta nhận ra bản chất nguyên thuỷ là Phật,

Phật trở thành bản chất của tất cả thực thể.

Nhờ năng lực của Tuyệt đối Bẩm sinh

Ta nhập vào Kim Cương Ðịnh

Tại Satapuri, có một người bán dầu tên gọi là Dhilipa. Công việc kinh doanh này đem lại cho ông ta một số lợi nhuận rất lớn, vì vậy ông ta trở nên một trong những người giàu có nhất trong vùng. Chính vì vậy mà cuộc sống của Dhilipa rất xa hoa. Mỗi bữa ăn, ông dùng đến 84 cái dĩa, 12 loại thịt và 5 loại thức uống. Ðây là cách dùng bữa của một bậc vương giả thời ấy.

Một ngày nọ, Ðạo sư Bhahana đến viếng Dhilipa. Sau khi nghe Sư thuyết pháp, Dhilipa lấy làm cảm động, ngỏ ý muốn mời Sư lưu lại một thời gian tại nhà của mình và Sư đồng ý.

Một hôm nhìn Dhilipa đang làm công việc trích ly dầu ra khỏi những hạt mè ( vừng ), Sư cho rằng công việc này có thể ngày một phát đạt hơn nhưng khó có thể đạt tới giải thoát.

Dhilipa xin Sư truyền pháp, Sư nói:

Thân ngươi là hạt vừng

Dầu chính là vọng tưởng

Bản tâm là ngọn đèn

Bấc là pháp thế gian

Ðốt đèn bằng lửa Tuệ

Xua đi bóng vô minh

An trú trong thanh tịnh

Niềm vui bất khả nghì.

Dhilipa nghe xong hốt ngộ, tu tập trong 9 năm trời đắc thần thông Ðại Thủ Ấn.

^


ÐẠI SƯ THỨ 63

KUMBHARIPA

( Thợ gốm )

Bánh xe tập quán quay nhanh

Tạo nên bài ca và vũ điệu của sự hiện hữu

Nhưng giờ đây ngọn lửa tri kiến bừng cháy

Ðẩy lùi bóng tối của vô minh.

Kumbharipa hành nghề thợ gốm ở sứ Jomanasri. Công việc đơn điệu hằng ngày khiến ông đâm ra mệt mỏi và muốn có một sự thay đổi để cuộc sống bớt tẻ nhạt hơn.

Một ngày nọ, một nhà sư Du-già đến lò gốm để khất thực, Kumbharipa nói:

- Bạch Ðại đức ! Làm cái nghề nặng nhọc này tôi cũng chỉ kiếm được một ít thu nhập để sống qua ngày. Và tôi cảm thấy chẳng có một chút hứng thú gì. Thật là khổ não !

- Ồ ! Hiền hữu, ông biết rằng tất cả chúng sinh đều chịu phiền não vô tận, chứ đâu có phải chỉ riêng mình ông.

Nay ta bày ông một pháp:

Ðất sét là đam mê

Ý tưởng được chuẩn bị

Ðất cát là vô minh

Lăn trên xe tham ái

Sáu căn là sản phẩm

Trí tịnh làm lửa nung

Cho chín gốm lục nhập.

Người thợ gốm hiểu được lời dạy của Sư, thiền định trong 6 tháng thời tâm trí thanh tịnh, dứt được tham ái. Kumbharipa vừa làm việc vừa thiền định. Những thứ sản phẩm do ông làm đều tinh xảo và có những nét kỳ diệu.

^


ÐẠI SƯ THỨ 64

CARBARIPA

( Người chết sững )

Ðại nguyện của chư Phật

Chính là nhận ra tự thể

Những ai nhận ra sự thanh tịnh của bản tâm

Thời người đó có con mắt Phật

Tại một làng quê thuộc sứ Magadha ( Ma Kiệt Ðà ) có một gia đình làm nghề chăn nuôi gia súc. Họ sở hữu hàng ngàn con bò, vô số cừu và ngựa. Khi người cha qua đời vì già bệnh, người con mở đại tiệc thết đãi toàn bộ dân chúng trong vùng. Bữa đại tiệc này kéo dài trong nhiều ngày với đầy đủ những món ngon , vật lạ. Vào hôm sáng sớm trước khi buổi tiệc kết thúc, cả gia đình cùng thực khách kéo nhau đến sông Hằng ( Ganges) để tắm rửa tẩy trần, chỉ còn lại người vợ và đứa bé con làm nhiệm vụ trông nhà. Lúc này Ðại sư Carbaripa đột nhiên xuất hiện để khất thực, nhưng người trẻ sợ chồng quở trách.

- Nếu chỉ vì người thết đãi ta mà chồng người hoặc mẹ chồng quở mắng, thì hãy đến với ta. Từ nơi đây, ngươi có thể nhìn thấy ánh lửa bên kia ngọn đồi, đó chính là nơi ta trú ngụ. Nếu họ không tức giận thì có lẽ tốt hơn nhiều. Gìơ, hãy cho ta một ít thức ăn.

Người thiếu phụ mang cho Sư một ít vật thực và lắng nghe Sư kể chuyện một cách vui vẻ. Sau khi vị Sư rời khỏi nhà, bà mẹ chồng quay về nhìn thấy một ít thức ăn còn sót lại trên những chiếc dĩa, bắt đầu sỉ nhục nàng dâu. Lần này, người thiếu phụ trở nên giận dữ thật sự, nàng bế đứa con nhỏ tìm đến chổ Ðại sư Carbaripa.

- Lành thay ! Lành thay !

Sư nói xong, dùng tịnh thuỷ rảy vào người của bà mẹ và đứa con, biến họ thanh hai tượng Phật bằng đá.

Người chồng khi quay về không thấy vợ con bèn tìm đến chỗ Sư . Sư lại dùng nước sái tịnh biến ông chồng thành tượng Phật đá. Sau đó, gia đình, họ hàng của họ đến tìm đều bị rơi vào số phận tương tự. Tất cả đều bị biến thành những tượng Phật đáđứng sừng sững giữa nơi hoang vắng.

Ðứa bé trai con của người thiếu phụ tốt bụng đạt được tám thần thông: Từ đôi tinh hoàn của đứa bé lưu xuất một thứ đề - hồ có khả năng biến các kim loại thành vàng, từ hậu môn xuất ra một thứ trường-sinh-tửu, và từ đôi mắt phát ra hai luồng hào quang v.v...

Dân chúng trong vùng đồn đại việc lạ lùng chưa từng có này đến tai Ðức vua xứ Campa. Nhà vua hiểu được sự việc, cho xây một ngôi đền lớn để thờ tất cả những tượng Phật đá này.

Tương truyền rằng những nhà tu Du-già thường đến đây để tu thiền định. Và trong lúc thiền định nếu tâm khởi lên vọng tưởng các tượng sẽ hoá thành người thật dùng gậy đập vào lưng hành giả.

^


ÐẠI SƯ THỨ 65

MANIBHADRA

Bà nội trợ hạnh phúc.

Khi tâm ta bi khởi che bởi vô minh

Ý duyên theo trần cảnh

Khi thực thể sáng tỏ như bản chất của ta

Bản chất ấy hiện ra như thực thể

Thị trấn Agaru có một gia đình giàu có. Gia đình này có một cô con gái ở tuổi 13, được hứa gả cho một người đàn ông ở cùng một đẳng cấp xã hội. Theo tục lệ thì người đàn ông phải đi ở rễ chờ cho đến khi cô gái đến tuổi kết hôn. Trong thời gian này, Ðại sư Kukkuripa đến nhà của cô đẻ khất thực. Nhìn thấy nhà sư, cô gái thốt lên:

- Ngài trông thật đẹp đẽ ! Cớ sao lại phải đắp tấm vải rách mà xin ăn, trong khi ngài có thể tự mình kiếm sống và cưới một người vợ ?

- Thưa thí chủ ! Tôi sợ vòng sinh tử luân hồi và tôi đang tìm thấy niềm an lạc đầy giải thoát. Thân người khó được, Phật pháp khó gặp. Nay tôi phải nắm bắt lấy cơ hội có một không hai này mà tu tập. Nếu lấy vợ, có con, thật là bận bịu, làm thế nào mà tu tập ? Và như thế, đời sau càng tệ hại hơn. Do đó mà tôi bỏ chuyện theo đuổi phụ nữ.

Cô gái tỏ ra cảm phục nhà Sư, sau khi cúng dường vật thực, cô nài nĩ:

- Xin thầy chỉ cho tôi con đường giải thoát.

- Ta sống nơi mộ địa, nếu cần, thí chủ có thể đến gặp ta.

Manibhadra, tên của cô gái, trở nên ưu tư về thân phận con người trong cuộc đời đầy bất trắc này, và cuối cùng cô quyết định tìm đến nhà sư.

Ðại sư Kukkuripa quán xét thấy trình độ tâm linh của cô gái phát triển cao, bèn truyền cho cô pháp thuyền định và thần thông. Sau đó, cô tìm chỗ vắng vẻ tự luyện một mình trong bảy ngày đêm. Sau thời gian ấy, cô trở về nhà thì bị cha mẹ la rầy, đánh đập. Cô nói:

- Không ai trong thế gian này là cha hay mẹ của tôi cả. Một gia đình giàu có chỉ có thể nuôi dưỡng nhưng không thể giải thoát cho một cô gái ra khỏi sinh tử luân hồi. Vì vậy, tôi phải nương tựa vào Chân sư để tu tập thiền định hầu mong giải thoát khỏi sau đường.

Lời lẽ xác đáng của cô khiến họ không thể đối đáp lại. Manibhadra tập định tâm vào một điểm duy nhất. Và sau đó một năm, vị hôn phu đến đón cô về nhà riêng. Cô vui vẻ theo chồng không một chút phản kháng.

Trong cuộc sống mới, cô luôn luôn tỏ ra đảm đương việc nhà, nói năng khiêm tốn, cử chỉ hoà nhã. Chẳng bao lâu, cô sinh hạ được một bé trai và một bé gái. Cô nuôi nấng và dạy dỗ chúng theo cách riêng của cô. 

Mười hai năm trôi qua kể từ ngày Manibhadra gặp được Chân sư, buổi sáng nọ cô ra suối để lấy nước, vì mang một bình đầy lại vấp phải một gốc cây, cô ngã xuống làm chiếc bình vỡ tan. Chiều đến người chồng không thấy vợ, vội đi tìm. Khi đến nơi ông thấy vợ mình nằm dưới đất, đôi mắt mở to đăm đăm nhìn vào chiếc bình vỡ. Ông ta đến gần hỏi han, cô vẫn cứ nhìn trân trối vào chiếc bình như không nghe thấy gì. Mọi người đến tìm cách vực cô ngồi dậy nhưng vô ích. Cô vẫn nằm bất động mãi. Ðến lúc đêm xuống, cô đứng dậy hát:

Chúng sinh hữu tình đập vỡ chiếc bình của họ,

Cuộc sống kết thúc.

Nhưng tại sao ?

Tại sao họ trở về nhà

Ngôi nhà lục thủ ?

Hôm nay ta đập vỡ chiếc bình của ta

Nhưng ta không quay về ngôi nhà ấy nữa

Ta đi tới niềm vui thanh tịnh

Thầy ta thật tuyệt vời.

Nếu ngươi muốn ? Hãy nương vào bậc Thánh.

Hát xong, Manibhadra bay vào hư không.

^

---o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/08/2015(Xem: 4620)
Hôm nay, 19-11-2010, tôi đã từng được yêu cầu nói về một số hiểu biết thông thường sai lạc về Phật Giáo. Và có nhiều thứ đa dạng khác nhau, với nhiều lý do khác nhau. Có một số đặc thù là văn hóa, hoặc là đối với văn hóa phương Tây, hay đối với Á châu và những nền văn hóa khác bị ảnh hưởng bởi sự suy nghĩ của phương Tây hiện đại. Có những hiểu biết sai lầm có thể đến từ những vùng văn hóa khác: sự suy nghĩ truyền thống của Trung Hoa, và v.v… Có thể có sự hiểu biết sai lầm sinh khởi phổ quát hơn, qua những cảm xúc phiền não của mọi người. Có thể có sự hiểu biết sai lạc sinh khởi chỉ từ sự kiện rằng tài liệu thì khó để hiểu. Sự hiểu biết sai lạc có thể sinh khởi do bởi những vị thầy không giải thích mọi thứ một cách rõ ràng hay để những thứ hoàn toàn không được giải thích gì cả, vì thế chúng ta phóng chiếu vào chúng những gì chúng ta nghĩ chúng là như vậy. Cũng có thể là tự các vị thầy thấu hiểu sai lạc giáo huấn. Điều ấy đôi khi xảy ra. Bởi vì không phải tất cả những vị thầy đều
20/07/2015(Xem: 20652)
Là Đà La Ni ( thần chú ) mậu nhiệm linh diệu do Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni Diễn nói trong Bộ Kinh Thủ Lăng Nghiêm . Hơn 60 năm về trước chư tôn túc Trưởng Lão ở Thừa Thiên đã kính Tín lời dạy của Phật và cũng vì đem sự an lành cho hàng đệ tử Phật, nên các ngài đã in trọn đủ 5 đệ chú Lăng Nghiêm thu nhỏ để cho Phật tử đeo trên thân thể mình, việc phổ lợi nầy bao năm qua đã đem lại diệu lực an lạc cho những ai tin và kính thọ.
06/07/2015(Xem: 19752)
Nếu bản Việt ngữ của pho sách “Đạo Ca Milarepa” đến được tay bạn đọc thì phải nói đây chính là đến từ tình yêu thương và sự gia trì vĩ đại của đức Milarepa cùng chư Thầy Tổ.
10/06/2015(Xem: 9702)
Trong Phật giáo Mật tông Tây tạng có nhiều pháp môn tu tập để đưa hành giả đến Tự chứng ngộ Phật tánh của mình. Được xếp hàng cao nhất trong tất cả các pháp môn đó là Đại Thủ Ấn (Mahāmudrā) của phái Khẩu Truyền (Kargyu) và Đại Hoàn Thiện (Dzogchen hay Ati-yoga) của phái Cổ Mật (Nyingma). Theo các học giả và hành giả Tây tạng thuộc phái Kargyu – tiêu biểu là Khenchen Thrangu Rinpoche, một trong những đại sư xuất sắc thời hiện đại thuộc dòng Karma Kargyu – thì Mādhyamika (Trung đạo hay Trung quán) là giáo lý dạy về nguyên lý Tánh Không (Shūnyatā) trong hình thức tổng quát và Mahāmudrā (Đại Ấn hay Đại Thủ Ấn) là giáo lý dạy về tu tập và chứng ngộ Tánh Không.
18/05/2015(Xem: 24231)
Du Già Diệm Khẩu Thí Thực Khoa Nghi (bản Việt dịch của Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Huyền Tôn) HT Thích Huyền Tôn dịch Hạ tải bản Kinh này: Du Già Diệm Khẩu Thí Thực Khoa Nghi (PDF Liên lạc để thỉnh tập sách này tại: Nhà sách Văn Thành Địa chỉ: 235/53 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P7, Q3. TP.HCM ĐT: 848 82028 – 0909 093 106 – 0908 585 560
05/02/2015(Xem: 7862)
Sách Cúng Dường Mây Cam Lồ (Choden Rinpoche) posted Nov 13, 2014, 10:08 PM by Tam Bao Dan [ updated Nov 20, 2014, 10:56 PM by Pema Zangmo ] Một sưu tầm giáo huấn về pháp luyện tâm và các đề tài khác do Choden Rinpoche luận giảng. Gyalten Deying chuyển Việt ngữ. Thanh Liên và Mai Tuyết Ánh hiệu đính. Viet Nalanda Foundation phát hành lầu đầu vào tháng 12 năm 2014. Sách ấn tống không bán. [Đọc sách] Tại Hoa Kỳ và Canada, xin liên lạc [email protected] để nhận sách. Tại Úc Châu, Tân Tây Lan và Đông Nam Á (không kể Việt Nam), xin liên lạc [email protected]. Tại Việt Nam, xin liên lạc [email protected]. Quý vị cũng có thể tìm thấy bản điện tử của sách này ở trang "Giáo Pháp" trong phần "Kinh Sách"
24/01/2015(Xem: 7722)
Nghi Thức Cúng Tsog, Chùa Đại Nhật Như Lai - Maha Vairocana Temple 1631 South White Rd, San Jose, CA 95127 Tel: (408)926-1998 -- Email: [email protected]
22/12/2014(Xem: 26618)
Bộ sách Lamrim Chenmo(tib. ལམ་རིམ་ཆེན་མོ) hay Đại Luận Về Giai Trình Của Đạo Giác Ngộ(Tên Hán-Việt là Bồ-đề Đạo Thứ Đệ Đại Luận) được đạo sư Tsongkhapa Losangdrakpa (tib. རྗེ་ཙོང་ཁ་པ་བློ་བཟང་གྲགས་པ) hoàn tất và phát hành vào năm 1402 tại Tây Tạng và được xem là bộ giáo pháp liễu nghĩa[1]. Bộ sách này sau đó đã trở thành một trong những giáo pháp thực hành tối quan trọng của dòng truyền thừa Gelug, vốn là một trong bốn trường phái Phật giáo lớn nhất tại Tây Tạng đồng thời cũng là dòng truyền thừa mà đương kim Thánh đức Dalai Lama thứ 14 hiện đứng đầu.
28/11/2014(Xem: 8984)
Thrangu Rinpoche sinh ở Tây tạng. Sau khi thoát khỏi Tây tạng sang Ấn độ, sư đã giúp thành lập chương trình giáo dục cho dòng truyền Karma Kagyu của đức Karmapa thứ 16. Sư là thầy dạy các Tulku chính của dòng truyền như Shamar Rinphoche, Situ Rinphoche, Jamgon Kongtrul Rinpoche, và Gyaltsab Rinpoche. Sư cũng thành lập nhiều tự viện ở Nepal và Ấn độ, và dựng các trung tâm Phật giáo ở Viễn đông, Đức, Anh, Hoa Kỳ, và Ca-na-đa. Sư được biết đến nhiều vì tài nhận lấy những đề tài khó và làm cho chúng trở thành có thể tiếp cận được cho người tu tập. Sư là tác giả một số sách bằng Tạng ngữ và Hoa ngữ gồm hơn 30 quyển bằng Anh ngữ. Hiện tại sư cũng là một trong những vị thầy chính của Karmapa thứ 17.
27/11/2014(Xem: 7495)
Dù một số học giả cho rằng Mật điển của Phật giáo phát xuất từ Ấn giáo (Hinduism), điều này không đúng. Lý thuyết này thịnh hành trong số những người theo học thuyết Tiểu thừa, dựa trên sự tương đồng bề ngoài của các yếu tố trong hai hệ thống, chẳng hạn như sắc tướng của các Hộ Phật, pháp thiền quán về kinh mạch và khí, nghi lễ lửa, v.v... Tuy một số hành trì như trì tụng mật chú đều phổ biến trong cả hai truyền thống Mật điển Ấn giáo và Phật giáo, sự diễn dịch của chúng, ý nghĩa nội tại, có một sự khác biệt lớn. Hơn nữa, Mật điển Phật giáo cao cấp hơn, bởi vì không như Ấn giáo, nó chứa đựng ba điểm tinh yếu của đường tu giác ngộ: tâm xả ly, bồ đề tâm và chánh kiến về tánh Không.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]