Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 03

03/05/201316:05(Xem: 4364)
Phần 03


CÁC BẬC ÐẠO SƯ CỦA ÐẠI THỦ ẤN
Những bài đạo ca và lịch sử hành trạng của
tám mươi tư vị Thánh Tăng Phật Giáo
Masters of mahamudra Of the Eighty-Four Buddhist Siddhas

Nguyên tác : KEITH DOWMAN
Minh họa :
Hugh B.Downs
Chuyển ngữ: Nguyên Thạnh Lê Trung Hưng

---o0o---

ÐẠI SƯ THỨ 11

VINAPA, Nhạc sĩ ^

Từ thuở hoang sơ khi chưa có sự bắt đầu

Những cái rễ của cái cây vô danh

Ðược vun tưới Bằng những cơn mưa

Của thói quen vọng tưởng

Chúng lớn mạnh thành những nhánh vô minh

Hôm nay ta đốn cây vô minh ấy

Bằng chiếc rìu Giáo pháp của Chân sư

Bạn ơi!Hãy nghĩ suy,cân nhắc mà tu tập.

Vinapa vốn là hoàng tử con của vua xứ Gauda.Ðạo sư của ngài là Buddhapa.Là con duy nhất,nên Vinapa rất được cha mẹ cưng chiều.Thuở còn nhỏ,Vinapa đã tỏ ra say mê âm nhạc và rất có năng khiếu về bộ môn nghệ thuật này.Ngài chơi đàn Vina rất thành thạo và đam mê đến nỗi không còn quan tâm đến việc học hành.

Triều đình cùng hoàng tộc lấy làm lo lắng cho cơ đồ của giang sơn xã tắc.Vì Vinapa là người sẽ kế vị ngai vàng,ngài cần phải học cách cai trị thần dân hơn là trở nên một nhạc sĩ.Ðể giải quyết chuyện này,nhà Vua mời đạo sư tên là Buddhapa pháp thuật cao cường,tài trí vô song đến chữa trị chứng mê âm nhạc của hoàng tử.

Quả nhiên,phong cách và đạo hạnh của vị thánh tăng này làm cho hoàng tử có phần lung lạc.Sau một thời gian gần gũi,tiếp xúc với hoàng tử,đại sư thấy đã đến lúc hoá độ cho Vinapa,bèn gợi ý về chuyện tu tập.Hoàng tử đáp:

-Thầy nói chí phải.Nhưng đối với ta âm nhạc là thiền định.Vả lại ta rất bận bịu học chơi đàn Vina,ta còn lại mê âm thanh của đàn Tambura nữa.Nếu thiền định của nhà Phật vi diệu thì cần gì buộc ta phải từ bỏ âm nhạc.

Sư nói:

-Ta sẽ dạy ngài thiền định bằng âm nhạc.Ngài không cần phải từ bỏ âm nhạc mà ngài sẽ dùng âm nhạc như một phương tiện để để thiền định.

Hoàng tửnghe thế hoan hỷnhận lời.Sư bèn điểm đạo và khai tâm cho hoàng tử.Ngài dạy cho hoàng tử cách chú tâm vào tiếng đàn.Dừng lại tất cả sự can thiệp của tâm tưởng vào âm thanh.Chấm dứt tạp niệm để chú tâm thưởng thức âm thanh thanh tịnh.

Hoàng tử tuân theo giáo pháp tu luyện trong 9 năm thì dứt được vô minh,tâm trí trở nên thanh tịnh.Yến sáng (cleur light)bùng lên trong tâm ngài như một ngọn đèn dầu bơ.Chính lúc ấy Hoàng tử đắc Ðại thủ ấn và các thần thông tự nhiên hiển lộ.

CHÚ GIẢI:

Vina là loại nhạc cụ có 7 dây,thùng đàn làm bằng quả bầu khô,phía cuối cần đàn lại gắn một quả bầu thứhai để khảy lên âm thanh phát ra lớn và vang lâu.Còn Tambura là nhạc cụ có 4 dây dùng để đàn đệm theo đàn Vina.

Trong cổ nhạc Ấn Ðộ,người ta quan niệm rằng âm thanh trằm bổng của đàn Tambura chính là âm thanh của vũ trụ.Ðó là âm OM.Tiếng đàn Vina là giọng AÂm và tiếng của Tambura là giọng Dương.Sự kết hợp của âm thanh của hai nhạc cụ hàm chứa tất cả âm thanh trong vũ trụ.Tất cả âm thanh của vũ trụ hợp lại thành AÂm Sabda,tức âm chỏi với âm Nada được phát ra từ thanh quản.Ở Tây Tạng không có sự phân biệt như thế,vì âm Sgra (Tạng ngữ) bao hàm cả hai nguyên lý này.

ÐẠI SƯ THỨ 12

SANTIPA, Nhà truyền giáo^

Từ thuở hoang sơ khi chưa có sự bắt đầu

Những cái rễ của cái cây vô danh

Ðược vun tưới Bằng những cơn mưa

Của thói quen vọng tưởng

Chúng lớn mạnh thành những nhánh vô minh

Hôm nay ta đốn cây vô minh ấy

Bằng chiếc rìu Giáo pháp của Chân sư

Bạn ơi! Hãy nghĩ suy,cân nhắc mà tu tập.

Santipa còn được gọi là Ratnakasanti,Vốn là một vị giáo thọ nổi tiếng uyên bác về ngũ minh môn (five arts and sciences)thuộc Tu viện Vikramasila ở sứ Magadha.

Thuở ấy xứ Sri Lanka dưới sự trị vì của vua Kapina,một bậc minh vương có đầy đủ phẩm hạnh và công đức.Nhà vua từng nghe nói đến pháp vi diệu của Phật và tiếng tăm lừng lẫy của đại sư Santipa nhưng đạo Phật lúc bấy giờ chưa được truyền sang đất nước sở tại.Ngưỡng mộ đạo hạnh của sư,vua sai sứ mang vô số vật thực đến cúng dường cho tu viện,đồng thời gởi một điệp văn cho sư,đại ý như sau:

“Trẫm và dân chúng trong nước lâu nay ngưỡng mộ oai đứccủa đại sư.Nay,cúi xin đại sưnhủ lòng bi mẫn chiếu soi đènpháp vào bóng tối vô minh,dội cơn mưa pháp dập tắt lửa tham,bẻ gẫy gươm sân mà cứu vớt chúng sinh ngu muội.Trẫm ngàyđêm mong được kề cận thánh tăng như con đỏ mong mẹ hiềnCúi mong đại sư một lần dời bước đến tệ quốc cho thoả lòngqui ngưỡng”

Nay chiếu.

Kapina.Quốc Vương xứ Sri Lanka.

Chấp nhận lời thỉnh cầu của quốc vương xứ Sri Lanka,Sư và một tăng đoàn gồm 2000 Tỳ-kheo mang theo Tam Tạng Kinh điển khởi hành đi Sri Lanka. Ðoàn người đi qua các vùng Nalanda, Odantapuri, Rajagrha, Vajrasaha (tức Bồ-đề đạo tràng) và cuối cùng họ đến vùng biển thuộc Sri Lanka.

Nhà vua cùng triều đình và toàn thể dân chúng vui mừng ra đón tiếp tăng đoàn. Họ cúng dường tất cả vật dụng cần thiết và đầy đủ để chư tăng có thể lưu lại trong thời gian ba năm mà truyền bá giáo pháp Ðại thừa.

Mãn ba năm giáo hoá,sư cùng đại chúng quay về cố hương.Chuyến về lại đi theo một lộ trình khác,dài hơn,băng ngang qua nhiều xứ,nên khi về đến Tu viện thì sư Santipa đã già yếu.Các môn đồ phải di chuyển ngài bằng xe bò.Khi được 100 tuổi,sư nhập thất để thiền định trong 12 năm.

Cũng trong khoảng 12 năm ấy,môn đồ của ngài là Kotapila cũng nhập thất tu luyện. Trong Tam Tạng Kinh điển chia làm kinh,luật và luận,thì Santipa uyên bác về luận. Trong thiền quán,ngài dùng phân-biệt-trí để quán sát các pháp.Trái lại,môn đồ của ngài là Kotapila dùng vô-phân-biệt-trí để quán sát các pháp.

Kotapila tu tập 12 năm thì tỏ ngộ.Khi ngài đắc.Ðại thủ ấn (Mahamuddra)thì chưthiên hiện ra chung quanh rưới mưa hoa ca tụng công đức của ngài.Các thiên-vương khẩn cầu ngài cai quản 33 cõi trời Dục giới (Thirty three sensual para dises) nhưng ngài từ chối.Ngài bảo cùng chư thiên:

-Nay ta vào được đạo tràng của chư Phật là nhờ oai đức dạy dỗ của chân sư.Ta cần phải vấn an thầy ta trước hết.Bởi kinh nói rằng chân sư là Phật,chân sư làpháp, chân sư là Tăng-già,chân sư là Tam bảo.

Nói xong, sư dùng hoá thân đi đến Magadha trong thời gian nhanh như khảy móng tay.Ðến nơi,ngài đảnh lễ thầy mình và chào hỏi các đạo hữu nhưng không ai đáp lời vì họ không thể nhìn thấy vô-tướng-pháp-thân của ngài(Invisible awarenessbody). Cuối cùng Kotapila phải hiện nguyên hình để đảnh lễ đại sư Santipa.Sư lấy làm lạ, hỏi:

-Ngươi là ai?

-Ðệ,tử vốn là môn đồ của ngài.

-Ta có vô số môn đồ,làm sao nhớ hết.Kotapila bèn thuật lại tự sựsư nhớ ra lấy làm hoan hỷ.Thầy trò hàn huyên tăm đắc.Ðoạn,sư hỏi:

-Kết quả tu tập bấy lâu của ngươi ra sao?

-Bạch thầy!Ðệ tử thấy các pháp vốn duyên sinh,không có tự tánh,không cấu,không tịnh,nên vào được cảnh giới của đại thủ Aán.

Sư ngửa mặt than rằng:

-Aáy là ta dạy ngươi!Tiếc thay,ta chưa hề thân chứng cảnh giới ấy.Nay ngươi hãy vì ta mà nói lại pháp tu tập kẻo ta quên khuấy đi mất.

Vâng mệnh thầy,Kotapila nói lại những gì mà sư Santipa trước đây đã dạy ngài.Sau đó đại Sư Santipa thiền định thêm 12 năm nữa thì chứng đắc.

CHÚ GIẢI:

Truyền thuyết đã có một sựphê phán nghiêm túc về sự nghiệp tu hành của một bậc giáo thọ.Nó nhằm chỉ trích tất cả những nỗ lực tu học có tính chất kinh viện,lối tu lan man,phương pháp thiếu thực tiễn,lòng tự mãn và thiếu quan tâm đến môn đệ của một bậc thầy.

Tuy nhiên,nó khẳng định một chân lý mới.Một bậc thầy không nhất thiết phải ngộ hay thân chứng mới có thể truyền pháp cho môn đồ.Bởi một bác sĩ đâu cần phải mắc một căn bệnh nào đó rồi từ đó rút tỉa kinh nghiệm mà chửa bệnh cho con bệnh.Cũng thế,các nhà khoa học nào cần phải đích thân lên vũ trụ xem xét để vẽ đường bay cho các con tàu vũ trụ./.

ÐẠI SƯ THỨ 13

TANTIPA, Người thợ dệt già ^

Người thợ dệt từng khung vải

Ta dệt bằng giáo pháp của Chân sư

Ta dệt những tao dây của tri kiến

Sợi là sự rỗng không của năm tịnh thức

Thoi là giáo pháp của Chân sư

Khung cửi là trí tuệ Bát nhã

Vải pháp giới kia đã dệt xong

Sản phẩm của hư không cùng tri kiến.

Tại Sendhonagar có một người thợ dệt suốt đời lao động cực nhọc,chắt chiu tiền bạc để gầy dựng sự nghiệp.Kết quả là ông ta trở nên một trong những kẻ giàu có trong làng thợ.

Khi ông được 90 tuổi thì người vợ qua đời,và vì già yếu ông không còn lao động được nên các con phải nuôi dưỡng và chăm sóc ông cụ hàng ngày.Nhưng chẳng bao lâu,sự già nua lẩm cẩm của ông khiến các nàng dâu lấy làm khó chịu.Họ cho rằng sự có mặt của ông cụ là điều phiền nhiễu mỗi khi khách khứa sang trọng đến viếng.Họ cùng nhau dựng một túp lều trong ngôi vườn rồi đưa ông cụ ra sống ở đấy,hàng ngày đem cơm nước đến.

Cho đến một ngày nọ,sư Jalandra tình cờ du hoá sang miền Sendhonagar.Ngài dừng chân trước ngôi nhà người thợ dệt xin thức ăn.Con trai của người thợ dệt nhận lời nhưng bảo sư chờ vì cơm còn đang nấu.Khi cơm chín,người con thỉnh sưvào trong để dùng bữa.Sau đó,anh ta mời sư nghỉ chân qua đêm nhưng sư bảo không quen nằm giườngcao chiếu rộng.Vì thế,họ đưa Sư ra ngôi vườn để nghỉ ngơi.

Nghe tiếng động lạ,người thợ dệt già cất giọng hỏi:

-Ai đấy?

-Bần tăng là kẻ qua đường,tạm dường chân đêm nay.Chẳng hay cụ là ai?

-Trước đây,tôi từng là chủ nhân ngôi nhà này,quán xuyến mọi việc làm ăn buôn bán.Nay tuổi già sức yếu không thể lao động được nữa,nên các con tôi đối xử bẽ bàng với tôi.Thật là tuổi nhục.Chúng sợ người khác thấy cái già nua,lẩm cẩm,hom hem của tôi nên đem tôi dấu ở chốn này.Cuộc sống sao mà giả dối!

-Tất cả những gì chúng ta đóng góp cho cuộc sống này chỉ là những vai kịch đã qua. Còn sống là còn phải nếm mùi tân khổ.Chỉ có Niết bàn là cõi tịnh lạc.Cụ có muốn chuẩn bị cho mình một cái chết thanh thản không?

Người thợ dệt già đáp:

-Thưa vâng.

Sư điểm đạo và truyền pháp thiền cho cụ,rồi ra đi.

Người thợ dệt già bắt đầuhành trì giáo pháp được trao. Mặc dù hoàn cảnh sống của cụ không có gì tiến bộ hơn trước nhưng chỉ có một điều là không còn than vãn về con cháu nữa.

Sau 12 năm tu tập trong sự câm lặng,ông cụ đắc được các pháp thần thông.Sự tu tập thành công của cụ vẫn chưa bị khám phá,cho đến một ngày,khi nàng dâu mang cơm nước đến sớm hơn thường lệ.

Ðứng bên ngoài túp lều,nhìn vào bên trong,người con dâu trong thấy một cảnh lạ thường.Có mười lăm thiếu nữ ăn vận xinh đẹp,tay cầm những đĩa thức ăn đầy cao lương mỹ vị,đứng vây quanh một ngọn đại đăng đang toả rực.Y phục và trang sức của các thiếu nữ đẹp đẽ,sang trọng,như không hề có ở thế gian.Nàng dâu lấy làm lạ lùng chạy ngay về báo lại với chồng.Người con trai vội vã đến chỗ cha thì thấy cụ già đang hấp hối.Nghe chuyện lạ,mọi người đến xem,họ bảo nhau:

-Người thường không có khả năng làm những việc như thế.Lão già này,chắc chắn là tôi tớ của quỷ dữ đây.

Sáng ngày hôm sau,dân chúng thành Sendhonagar nghe tin đồn,họ rũ nhau đến xem, vài người trong bọn cung kính vái chào.Khi ấy thân thể ông già biến thành dáng một thiếu niên 16 tuổi,từ đó chiếu ra một thứ ánh sáng rạng rở,chói loà khiến mọi người đang hiện diện phải lấy tay che mắt.Cảnh giới chung quanh trở nên hoàn toàn thanh tịnh trang nghiêm.

Kể từ đó,người thợ dệt già được tôn vinh là Ðạo Sư Tantipa.

CHÚ GIẢI:

Ban đầu Sư Jalandra chỉ dạy cho Tantipa phương pháp tu luyện để đón một cái chết an lạc,nhưng sau đó nhờ công tu tập Tantipa đã đổi già hoá trẻ.Theo đây,có lẻ Tantipa đã quán tưởng thân tướng của Kim cang Thánh nữ (Vajvayogini) ngự trị trong tâm ông,nên khi thành tựu pháp này 15 quyến thuộc của Dakini đã hiện ra để cúng dường Tantipa.

Một hành giả Mật Tông khi đắc pháp,thân phàm phu kia hoá thành linh quang (light),vì lúc ấy chính là lúc thâm nhập vào Pháp giới (Darmakaya)Một sự hoà nhập giữ hư vô và ánh sáng.

Ở giờ phút lâm chung hay còn gọi là giai đoạn cận tử,khi ánh sáng xuất hiện ở cuối đường hầm thì tuỳ nghiệp mà thức bị cuốn hút vào một trong các cõi. Sự chọn lựa

cảnh giới để tái sinh của hành giả được quyết định ngay lúc này.Tuỳ mức độ hành trì,thức tâm phân huỷ thành ánh sáng để hội nhập vào ánh sáng của cảnh giới nghiệp.

Trong một truyền thuyết khác cũng nói Tantipa là thợ dệt ở thành Arati thuộc xứ Malara.Sư thọ pháp Quán đảnh (Abhiseka) từ Kim cang thánh nữ khi vị Bồ Tát này đặt tay lên đỉnh đầu ông. (Có bốn phép quán đảnh:Thọ minh Quán đảnh,Sự nghiệp Quán đảnh,Bí mật Quán đảnh và Cam lồ Quán đảnh- chú thích của người dịch).

Sau khi đắc thông,Tantipa vẫn tiếp tục hành nghề dệt như cũ,nhưng mồm luôn luôn ca hát vui tươi mãi cho đến khi gặp được sư Krsnacarya truyền Bất Nhị pháp môn (Non-discrimination).Ðó là phương pháp ăn phân cũng ngon như ăn bánh mì bơ và ăn thịt người như ăn thịt sói (How to eat excrement like bread and butter and how to devour human flesh like a wolf).

Truyền thuyết cũng nói rằng chính Ðại Sư Tantipa đã thành công trong việc huỷ bỏ lệ tế thịt sống cho nữ thần Durga bằng cách biến hàng ngàn con dê dùng trong lễ tế thành những con linh cẩu.Ðiều này khiến những kẻ tà kiến hoảng sợ đâm ra nghi ngờ pháp lực của vị nữ thần này.Ngài cũng nhiếp phục được vị thần nữ này và buộc không cho nhận của tế bằng máu.

ÐẠI SƯ THỨ 14

CAMARIPA, Người thợ sửa giày^

Ta,Camaripa thợ sửa giày thần thánh

Ðắp tấm da kiến chấp quanh chiếc khuôn từ bi

Mũi khâu là trí giác

Ta khâu bằng sợi chỉ tương tục

Thoát khỏi tám nỗi ám ảnh của thế gian

Ta sửa xong đôi giày pháp giới.

Khu phố Visnunagar ở miền đông Ấn độ có một thợ giày tên là Camaripa.Công việc thường ngày của y là đóng những đôi giày mới và sửa những chiếc giày cũ.Công việc đơn điệu,tẻ nhạt và nhàm chán,nên đôi khi y có ý nghĩ rằng y sinh ra không phải để làm thợ giày mà là một cái gì khác hơn.

Cho đến một hôm tình cờ có một sư Du-già đi ngang qua cửa hiệu,y liền vất bỏ dụng cụ để chạy theo nhà sư.Y gieo mình xuống đất,lạy lục khẩn khoản nhà sư:

-Bạch thầy!Con đã quá chán ngán cuộc sống đầy rẩy ngu si,ham muốn và cực nhọc này.Cúi mong thầy từ bi chỉ giáo.

-Ta sẵn lòng ban cho giáo pháp nếu ngươi xét thấy có thể tu tập thiền định.

-Ðội ơn thầy!Thỉnh thầy dùng bữa cơm đạm bạc nơi chốn nghèo hèn.

-Ðược,ta sẽ đến vào lúc hoàng hôn .

Ðúng hẹn,sư đến nhà người thợ giày và khi cơm nước xong,sư bảo:

-Tu tập có khác gì công việc làm giày.Có điều thay vì sản xuất giày thường thì nay người làm nên một giày pháp (Dharmakaya).

Ðoạn sư đọc một bài Pháp kệ:

Từ bi làm khuôn

Kim là giáo pháp

Khâu chỉ vui,buồn

Thời thành giày pháp.

Nghe xong,người thợ giày vui mừng vì nắm bắt được ý chỉ của sư,lại hỏi:

-Bạch thầy,khi con tu tập pháp này,điều gì sẽ xảy ra?

-Trước tiên,người sẽ thấy vòng luân hồi (Samvara) xoay ngược.kế đó,người sẽ thấy tướng thực của các pháp thế gian.

Nói xong,sư biến mất.

Người thợ giày sau khi thọ pháp bèn tìm nơi vắng vẻ để tu tập trong 12 năm.Trong thời gian 12 năm ấy,vị thần cai quản nghề thủ công cùng quyến thuộc hiện ra làm thay công việc thường ngày của người thợ giày./.

ÐẠI SƯ THỨ 15

KHADGAPA , Tên trộm vô uý

Người chiến binh không trang bị vũ khí khi ra trận

Ðại bại là lẽ thường tình

Cho dù y có ngoan cường trong chiến đấu.

Vì thế

Ta luôn luôn mang theo lưỡi gươm tỉnh thức

Chiến đấu để dẹp giặc thù trong ba cõi

Nhiệm vụ đã hoàn thành

Ta vui đón vinh quang.

Gia đình của Khadgapa từ đời ông đến đời cha chàng đều làm nghề nông,nhưng đến đời chàng thì Khadgapa lại trở thành tướng cướp chuyên nghiệp.

Một hôm sau một vụ đánh cướp lớn,Khadgapa may mắn thoát khỏi cuộc bố ráp liền tìm đến chốn mồ hoang để náu mình.Tại đây,Khadgapa tình cờ gặp một nhà sư du-già tên là Carpaty đang thiền định.Y hỏi:

-Sư làm gì nơi chốn hoang địa này?

-Ta đang tu tập thiền định.Vì ta sợ vòng luân hồi sinh tử.

Tên cướp ngạc nhiên:

-Sư làm như vậy thì đạt được gì?

-Ta sẽ được an vui mãi mãi. Nếu ngươi làm như ta thì ngươi cũng được hạnh phúc vô biên.

-Tôi nghe Phật pháp vi diệu nhưng rảnh rỗi đâu mà ngồi suốt ngày lim dim đôi mắt?Vả lại,quan quân ngày đêm săn lùng tôi.Ðôi khi tôi phải chống chọi kịch liệt mới được toàn mạng.Tốt nhất là ngài dạy cho tôi pháp thuật để tự bảo vệ lấy thân.

Sư đồng ý,điểm đạo và truyền pháp thuật cho y.Ðoạn sư dặn:

-Trong thành Magadha có một ngôi đền tên là Gauri Sankak.Trong ngôi đền ấy có một tượng Quán Âm Bồ Tát.Ngươi hãy đến và cầu nguyện trước pho tượng ấy trong 21 ngày đêm không được ngưng nghỉ.Cho đến chừng nào ngươi nhìn thấy một con rắn xuất hiện từ trong pho tượng chui ra,hãy mạnh dạn,không được ngần ngừ hay sợ hãi,phải chụp ngay đầu con rắn ấy.

-Nếu ngươi làm đúng lời ta dặn,thời sẽ trở thành kẻ vô địch thiên hạ.

Tên cướp vâng theo lời sư dạy.Sau 21 ngày đêm cầu nguyện,một con hắc xà to lớn trườn mình ra khỏi pho tượng,Khadgapa vội chụp lấy đầu nó.Con rắn trở mình biến thành một thanh gươm.Khadgapa nhìn kỹ lại thấy mình đang cầm cây gươm Tuệ (Sword of awareness). Ba nghiệp của Khadgapa trở nên thanh tịnh, toàn thân nhập vào pháp giới (Dharmadhatu).

^

---o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/08/2015(Xem: 4620)
Hôm nay, 19-11-2010, tôi đã từng được yêu cầu nói về một số hiểu biết thông thường sai lạc về Phật Giáo. Và có nhiều thứ đa dạng khác nhau, với nhiều lý do khác nhau. Có một số đặc thù là văn hóa, hoặc là đối với văn hóa phương Tây, hay đối với Á châu và những nền văn hóa khác bị ảnh hưởng bởi sự suy nghĩ của phương Tây hiện đại. Có những hiểu biết sai lầm có thể đến từ những vùng văn hóa khác: sự suy nghĩ truyền thống của Trung Hoa, và v.v… Có thể có sự hiểu biết sai lầm sinh khởi phổ quát hơn, qua những cảm xúc phiền não của mọi người. Có thể có sự hiểu biết sai lạc sinh khởi chỉ từ sự kiện rằng tài liệu thì khó để hiểu. Sự hiểu biết sai lạc có thể sinh khởi do bởi những vị thầy không giải thích mọi thứ một cách rõ ràng hay để những thứ hoàn toàn không được giải thích gì cả, vì thế chúng ta phóng chiếu vào chúng những gì chúng ta nghĩ chúng là như vậy. Cũng có thể là tự các vị thầy thấu hiểu sai lạc giáo huấn. Điều ấy đôi khi xảy ra. Bởi vì không phải tất cả những vị thầy đều
20/07/2015(Xem: 20652)
Là Đà La Ni ( thần chú ) mậu nhiệm linh diệu do Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni Diễn nói trong Bộ Kinh Thủ Lăng Nghiêm . Hơn 60 năm về trước chư tôn túc Trưởng Lão ở Thừa Thiên đã kính Tín lời dạy của Phật và cũng vì đem sự an lành cho hàng đệ tử Phật, nên các ngài đã in trọn đủ 5 đệ chú Lăng Nghiêm thu nhỏ để cho Phật tử đeo trên thân thể mình, việc phổ lợi nầy bao năm qua đã đem lại diệu lực an lạc cho những ai tin và kính thọ.
06/07/2015(Xem: 19752)
Nếu bản Việt ngữ của pho sách “Đạo Ca Milarepa” đến được tay bạn đọc thì phải nói đây chính là đến từ tình yêu thương và sự gia trì vĩ đại của đức Milarepa cùng chư Thầy Tổ.
10/06/2015(Xem: 9702)
Trong Phật giáo Mật tông Tây tạng có nhiều pháp môn tu tập để đưa hành giả đến Tự chứng ngộ Phật tánh của mình. Được xếp hàng cao nhất trong tất cả các pháp môn đó là Đại Thủ Ấn (Mahāmudrā) của phái Khẩu Truyền (Kargyu) và Đại Hoàn Thiện (Dzogchen hay Ati-yoga) của phái Cổ Mật (Nyingma). Theo các học giả và hành giả Tây tạng thuộc phái Kargyu – tiêu biểu là Khenchen Thrangu Rinpoche, một trong những đại sư xuất sắc thời hiện đại thuộc dòng Karma Kargyu – thì Mādhyamika (Trung đạo hay Trung quán) là giáo lý dạy về nguyên lý Tánh Không (Shūnyatā) trong hình thức tổng quát và Mahāmudrā (Đại Ấn hay Đại Thủ Ấn) là giáo lý dạy về tu tập và chứng ngộ Tánh Không.
18/05/2015(Xem: 24231)
Du Già Diệm Khẩu Thí Thực Khoa Nghi (bản Việt dịch của Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Huyền Tôn) HT Thích Huyền Tôn dịch Hạ tải bản Kinh này: Du Già Diệm Khẩu Thí Thực Khoa Nghi (PDF Liên lạc để thỉnh tập sách này tại: Nhà sách Văn Thành Địa chỉ: 235/53 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P7, Q3. TP.HCM ĐT: 848 82028 – 0909 093 106 – 0908 585 560
05/02/2015(Xem: 7862)
Sách Cúng Dường Mây Cam Lồ (Choden Rinpoche) posted Nov 13, 2014, 10:08 PM by Tam Bao Dan [ updated Nov 20, 2014, 10:56 PM by Pema Zangmo ] Một sưu tầm giáo huấn về pháp luyện tâm và các đề tài khác do Choden Rinpoche luận giảng. Gyalten Deying chuyển Việt ngữ. Thanh Liên và Mai Tuyết Ánh hiệu đính. Viet Nalanda Foundation phát hành lầu đầu vào tháng 12 năm 2014. Sách ấn tống không bán. [Đọc sách] Tại Hoa Kỳ và Canada, xin liên lạc [email protected] để nhận sách. Tại Úc Châu, Tân Tây Lan và Đông Nam Á (không kể Việt Nam), xin liên lạc [email protected]. Tại Việt Nam, xin liên lạc [email protected]. Quý vị cũng có thể tìm thấy bản điện tử của sách này ở trang "Giáo Pháp" trong phần "Kinh Sách"
24/01/2015(Xem: 7722)
Nghi Thức Cúng Tsog, Chùa Đại Nhật Như Lai - Maha Vairocana Temple 1631 South White Rd, San Jose, CA 95127 Tel: (408)926-1998 -- Email: [email protected]
22/12/2014(Xem: 26618)
Bộ sách Lamrim Chenmo(tib. ལམ་རིམ་ཆེན་མོ) hay Đại Luận Về Giai Trình Của Đạo Giác Ngộ(Tên Hán-Việt là Bồ-đề Đạo Thứ Đệ Đại Luận) được đạo sư Tsongkhapa Losangdrakpa (tib. རྗེ་ཙོང་ཁ་པ་བློ་བཟང་གྲགས་པ) hoàn tất và phát hành vào năm 1402 tại Tây Tạng và được xem là bộ giáo pháp liễu nghĩa[1]. Bộ sách này sau đó đã trở thành một trong những giáo pháp thực hành tối quan trọng của dòng truyền thừa Gelug, vốn là một trong bốn trường phái Phật giáo lớn nhất tại Tây Tạng đồng thời cũng là dòng truyền thừa mà đương kim Thánh đức Dalai Lama thứ 14 hiện đứng đầu.
28/11/2014(Xem: 8984)
Thrangu Rinpoche sinh ở Tây tạng. Sau khi thoát khỏi Tây tạng sang Ấn độ, sư đã giúp thành lập chương trình giáo dục cho dòng truyền Karma Kagyu của đức Karmapa thứ 16. Sư là thầy dạy các Tulku chính của dòng truyền như Shamar Rinphoche, Situ Rinphoche, Jamgon Kongtrul Rinpoche, và Gyaltsab Rinpoche. Sư cũng thành lập nhiều tự viện ở Nepal và Ấn độ, và dựng các trung tâm Phật giáo ở Viễn đông, Đức, Anh, Hoa Kỳ, và Ca-na-đa. Sư được biết đến nhiều vì tài nhận lấy những đề tài khó và làm cho chúng trở thành có thể tiếp cận được cho người tu tập. Sư là tác giả một số sách bằng Tạng ngữ và Hoa ngữ gồm hơn 30 quyển bằng Anh ngữ. Hiện tại sư cũng là một trong những vị thầy chính của Karmapa thứ 17.
27/11/2014(Xem: 7495)
Dù một số học giả cho rằng Mật điển của Phật giáo phát xuất từ Ấn giáo (Hinduism), điều này không đúng. Lý thuyết này thịnh hành trong số những người theo học thuyết Tiểu thừa, dựa trên sự tương đồng bề ngoài của các yếu tố trong hai hệ thống, chẳng hạn như sắc tướng của các Hộ Phật, pháp thiền quán về kinh mạch và khí, nghi lễ lửa, v.v... Tuy một số hành trì như trì tụng mật chú đều phổ biến trong cả hai truyền thống Mật điển Ấn giáo và Phật giáo, sự diễn dịch của chúng, ý nghĩa nội tại, có một sự khác biệt lớn. Hơn nữa, Mật điển Phật giáo cao cấp hơn, bởi vì không như Ấn giáo, nó chứa đựng ba điểm tinh yếu của đường tu giác ngộ: tâm xả ly, bồ đề tâm và chánh kiến về tánh Không.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]