Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

7. Thân tâm thường an lạc

21/02/201115:20(Xem: 3317)
7. Thân tâm thường an lạc

SỐNG THIỀN
Nguyên Minh

CHƯƠNG I: CUỘC SỐNG NHIỆM MẦU

Thân tâm thường an lạc

Khi bắt đầu đến với thiền, chúng ta thường khởi sự bằng cách tập ngồi thiền. Và như đã trình bày, ngồi thiền là để đạt đến và duy trì được sự tỉnh thức nhận biết, hay là chánh niệm.

Tuy nhiên, khi đã thuần thục qua một thời gian, chúng ta sẽ nhận ra là chánh niệm có thể –và cần phải – được duy trì không chỉ trong lúc ngồi thiền mà là ngay cả trong những lúc chúng ta nghỉ ngơi hay làm việc, hay nói khác đi là ở mọi nơi, mọi lúc.

Vì những niệm tưởng, cảm xúc liên tục sinh khởi trong tâm ta, nên việc duy trì thường xuyên ánh sáng chánh niệm là điều tất yếu để có được một cuộc sống an lạc.

Với chánh niệm được duy trì thường xuyên, chúng ta không bao giờ bị cuốn hút bởi ngoại cảnh. Bởi vì, ngoại cảnh chỉ có thể tác động đến ta thông qua việc làm sinh khởi các vọng niệm. Và bằng vào sự “tiếp tay” của những kẻ “nội ứng” này mà chúng ta mới bị thôi thúc, xô đẩy vào vòng quay của sự việc. Khi có chánh niệm, mọi vọng niệm đều sẽ “cải tà quy chánh” mà không còn là nguồn động lực làm cho tâm ta dao động nữa.

Sống trong sự tỉnh thức và nhận biết, không chỉ tâm ý ta sáng suốt, tỉnh giác, mà điều này còn dẫn đến sự tỉnh thức cả trong từng hành vi, cử chỉ. Khi đi dạo quanh sân, ta biết mình đang đi. Lúc tưới cây, nhổ cỏ... hay làm bất cứ việc gì trong ngày, chúng ta cũng không bao giờ rơi vào tâm trạng xao lãng, đánh mất chính mình.

Giữ chánh niệm trong ngày cũng giống như việc duy trì chánh niệm trong lúc ngồi thiền. Ban đầu, đây cũng không phải là một việc dễ dàng đạt được. Tuy nhiên, vì chánh niệm có khả năng tự duy trì chính mình, nên mỗi khi nhận biết mình đã xa rời chánh niệm, chúng ta chỉ cần nhớ đến, nhận ra điều đó là tức khắc chánh niệm sẽ lại trở về.

Vì chánh niệm soi rọi cả thân và tâm, nên chúng ta có thể dễ dàng nhận ra một con người đang sống trong chánh niệm. Nơi người ấy, không có những cử chỉ vô nghĩa, lơ đễnh. Mỗi một động tác, một hành vi đều được thực hiện trong sự tỉnh thức, nhận biết. Và một hệ quả tất nhiên mà không bao lâu chúng ta sẽ đạt được là, mỗi hành động đều dần dần đạt đến sự hoàn thiện của nó.

Cho dù chúng ta không thể loại trừ tất cả những khó khăn, trở ngại trong công việc bằng vào việc sống trong chánh niệm, nhưng chúng ta quả thật có thể loại trừ những tác động xấu của chúng đến tâm thức. Vì thế, người sống trong chánh niệm sẽ đạt được trạng thái an ổn thường xuyên, hay nói theo nhà thiền là sẽ được thân tâm thường an lạc.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/02/2012(Xem: 4280)
"Đây là con đường duy nhất để thanh lọc tâm, chấm dứt lo âu, phiền muộn, tiêu diệt thân bệnh và tâm bệnh, đạt thánh đạo và chứng ngộ Niết Bàn. Đó là Tứ Niệm Xứ".
17/02/2012(Xem: 4028)
Để diệt trừ cái khổ, người ta phải nhận ra bản chất nội tại của vấn đề khổ. Mà để được vậy, trước hết người ta phải cần có một cái tâm an tịnh...
16/02/2012(Xem: 13518)
Những lúc vô sự, người góp nhặt thường dạo chơi trong các vườn Thiền cổ kim đông tây. Tiêu biểu là các vườn Thiền Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
11/02/2012(Xem: 12803)
Muốn thực sự tiếp xúc với thực tại, cho dù đó bất cứ là gì, chúng ta phải biết cách dừng lại trong kinh nghiệm của mình, lâu đủ để nó thấm sâu vào và lắng đọng xuống...
06/02/2012(Xem: 4052)
Thực hành thiền trong Đạo Phật rốt ráo là để Thực Nghiệm sự thật VÔ NGÃ mà đức Phật đã giác ngộ (khám phá). Đó cũng là để chứng thực KHÔNG TÁNH của vạn pháp. Nói đến Thiền người ta thường nghĩ đến một cách tu củaPhật giáo, như hình ảnh ngồi xếp bàn, yên tĩnh của các nhà sư. Gần đây Thiền đã trở nên một vấn đề phổ biếntrong dân gian. Người ta thấy có thiềnYoga, thiền xuất hồn của ông Lương sĩ Hằng, thiền Quán Âm của Sư Cô Thanh Hải,v.v., rồi chính ngay trong đạo Phậtngười Phật tử cũng phân vân với vô số phương pháp thiền: Thiền công án, Tổ sư thiền, Như Lai thiền,Thiền Minh Sát, Thiền với nhiều đề mục khác nhau. Kinh Lăng Nghiêm có bàn đến thiền với đề mụcQuán Âm nhưng khác với thiền Quán Âm của Cô Thanh Hải như thế nào?
01/02/2012(Xem: 13143)
Đàn Kinh được các môn đệ của Huệ Năng nhìn nhận đã chứa đựng giáo lý tinh nhất của Thầy mình, và giáo lý được lưu truyền trong hàng đệ tử như là một di sản tinh thần...
31/01/2012(Xem: 10951)
Từ lâu tôi luôn nghĩ rằng thực hành thiền Minh Sát là hành Chánh Niệm. Kinh nghiệm hành thiền và học thiền của tôi rất giới hạn gồm có thiền Minh Sát theo truyền thống của Ngài Mahasi Sayadaw,(Thiền sư U Pandita, Thiền Sư Khippapanno). Gần đây tôi có được cơ hội học được phương pháp Niệm Cảm Thọ của Thiền Sư Cư sĩ S.N. Goenka. Duyên may đưa đến nămnay tôi được đi học thiền "Niệm Tâm" ở thiền viện của Cố Hòa ThượngThiền Sư Shwe Oo Min, Miến Điện... Khi ta phát triển định tâm, ta sẽ có thể giữ những chướng ngại tạm thời ở một bên. Khi những chướng ngại được khắc phục, tâm ta trở nên rõ ràng trong sáng.
31/01/2012(Xem: 6267)
Thiền giữ vai trò rất quan trọng trong đạo Phật. "Ngay cơ sở của Phật giáo, tất cả đều là kết quả của sự khảo sát về Thiền, và nhờ có tư duy về Thiền mà Phật giáo mới được thể nghiệm hóa...
22/01/2012(Xem: 4367)
Thiền có nghĩa là tỉnh thức: thấy biết rõ ràng những gì anh đang làm, những gì anh đang suy nghĩ, những gì anh đang cảm thọ; biết rõ mà không lựa chọn...
22/01/2012(Xem: 4830)
Bất kì ai cũng có khả năng giác ngộ nếu có khát vọng. Khát vọng hướng về mẫu số chung “tự tri-tỉnh thức-vô ngã”, khát vọng đó là minh sư vĩ đại nhất của chính mình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567