- Lời nói đầu
- Phẩm thứ nhất: Phá Nhân Duyên
- Phẩm thứ nhì: Phá Khứ Lai
- Phẩm thứ ba: Phá Lục Tình
- Phẩm thứ tư: Phá Ngũ Aám (Ngũ Uẩn)
- Phẩm thứ năm: Phá Lục Chủng (Sáu Thứ)
- Phẩm thứ sáu: Phá Nhiễm Và Kẻ Nhiễm
- Phẩm thứ bảy: Quán Tam Tướng (Sanh, Trụ, Diệt)
- Phẩm thứ tám: Quán Phá “Pháp Tác” Và “Kẻ Tác”
- Phẩm thứ chín: Phá Bản Trụ (Bản Lai Vốn Đã Có)
- Phẩm thứ mười: Phá "Đốt" Và "Sở Đốt"
- Phẩm thứ mười một: Phá Bản Tế (Thực Tế Bản Lai Vốn Sẵn)
- Phẩm thứ mười hai: Phá Khổ
- Phẩm thứ mười ba: Phá "Hành"
- Phẩm thứ mười bốn: Phá "Hợp"
- Phẩm thứ mười lăm: Phá Hữu Vô
- Phẩm thứ mười sáu: Quán Trói Mở
- Phẩm thứ mười bảy: Quán Nghiệp
- Phẩm thứ mười tám: Quán "Pháp"
- Phẩm thứ mười chín: Quán "Thời"
- Phẩm thứ hai mươi: Quán Nhân Quả
- Phẩm thứ hai mươi mốt: Quán Thành Hoại
- Phẩm thứ hai mươi hai: Quán Như Lai
- Phẩm thứ hai mươi ba: Quán "Điên Đảo"
- Phẩm thứ hai mươi bốn: Quán Tứ Đế
- Phẩm thứ hai mươi lăm: Quán Niết Bàn
- Phẩm thứ hai mươi sáu: Quán Thập Nhị Nhân Duyên
- Phẩm thứ hai mươi bảy: Quán Tà Kiến
- Lời kết
LỜI KẾT
Pháp sư Diệu Nhân, ngày 22 tháng 12 năm 1983, khi đọc "Nhập Trung Luận", có bút ký rằng:
Các đại luận sư Ấn Ðộ như Phật Hộ, Thanh Biện, Nguyệt Xưng, Tịnh Mạng, đều kế thừa học thuyết Trung Quán của Long Thọ. Nhưng vì quan điểm chẳng đồng trong vấn đề cho với chẳng cho "có ngoại cảnh" mà sanh ra học phái chẳng đồng.
Thanh Biện luận sư phá Duy Thức Luận, trong danh ngôn kiến lập tông phái cho "có ngoại cảnh". Phái này gọi là "Kinh Bộ Hạnh Trung Quán Sư".
Tịnh Mạnh luận sư thì lập cái thuyết "vô ngoại cảnh". Phái này gọi là "Du Già Hạnh Trung Quán Sư".
Nguyệt Xưng luận sư thì cho là "Trung Quán Kiến của Phật Hộ luận sư" thù thắng nhất, mà theo phái Phật Hộ, lại nói đời sau phần nhiều Trung Quán sư đều tùy thuận học thuyết của Phật Hộ với Nguyệt Xưng. Còn các phái Tát Ca, phái Ca Cử và phái Cách Lỗ của Phật giáo Tây Tạng cũng theo "Trung Quán Kiến" của Nguyệt Xưng luận sư, đồng thời kiến lập Nhập Trung Luận Tụng và Giải Thích, cũng cho biết danh hiệu phái ứng Thành và phái Tự Tục của Trung Quán v.v...
Than ơi! Tác giả Trung Luận dùng Trung Quán để phá kiến chấp của nhị biên tương đối. Nếu nhị biên đã phá thì đâu có cái "trung" để an lập, tại sao các đại luận sư Ấn Ðộ, mỗi mỗi đều có "Trung Quán Kiến" của họ, mà sanh ra nhiều học phái chẳng đồng như danh hiệu bốn phái kể trên. Thậm chí ảnh hưởng Phật giáo Tây Tạng cũng sanh "Trung Quán Kiến". Nếu theo đó suy luận thì Phật giáo các nước khác, cũng có thể bị truyền nhiễm kiến chấp của họ mà chẳng tự biết, khiến chư Phật chư Tổ muốn phá mà hơi sức đâu phá hết!
Trung Luận là vị thuốc để phá trừ kiến chấp nhị biên. Nếu chấp thuốc thành bệnh thì chẳng thể trị, như trong phẩm Phá "Hành" đã ghi rõ vậy. Nếu bút ký của pháp sư Diệu Nhân là thật, thì các đại luận sư kể trên cũng là thuộc về kẻ chư Phật chẳng thể giáo hóa ư!