Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (7)
Đôi nét về tác giả
Danh sách tác giả
Thích Nguyên Chơn
Mới nhất
A-Z
Z-A
Tư duy lược yếu pháp
21/11/2012
03:29
Thân người có ba chứng bệnh là bệnh thuộc về phong, bệnh thuộc về hàn và bệnh thuộc về nhiệt, nhưng ba chứng bệnh này gây họa không lớn, chỉ khổ trong một đời. Tâm cũng có ba nhóm bệnh, nhưng ba bệnh này gây họa thật nghiêm trọng, khiến con người phải chịu khổ đau vô lượng kiếp.
Kinh Pháp ấn
13/10/2011
01:52
Này các thầy! Tánh Không thì rỗng không, không vọng tưởng, không sanh, không diệt, lìa tất cả tri kiến. Vì sao? Vì tánh Không không có nơi chốn, không thuộc sắc tướng, chẳng có các tưởng, vốn vô sanh, tri kiến không thể nhận biết, xa lìa chấp trước. Do lìa chấp, nên gồm thâu tất cả pháp, trụ nơi tri kiến bình đẳng, tức tri kiến chân thật. Tánh Không như vậy, các pháp cũng như vậy. Đó gọi là Pháp ấn.
Tư Duy Lược Yếu
17/11/2012
03:58
Thân người có ba chứng bệnh là bệnh thuộc về phong, bệnh thuộc về hàn và bệnh thuộc về nhiệt, nhưng ba chứng bệnh này gây họa không lớn, chỉ khổ trong một đời. Tâm cũng có ba nhóm bệnh, nhưng ba bệnh này gây họa thật nghiêm trọng, khiến con người phải chịu khổ đau vô lượng kiếp. Chỉ có Đức Phật, một đại lương y mới có thể ban thuốc chữa trị. Người tu hành trong vô lượng thế giới mãi bị các căn bệnh hiểm nghèo này, hôm nay mới có cơ hội tu dưỡng đức hạnh. Thế nên phải có ý chí kiên định, siêng năng tu tập, không tiếc thân mạng. Như một chiến tướng xông trận, nếu lòng không kiên định thì không thể phá giặc, phá giặc loạn tưởng
Kinh Pháp Ấn
02/10/2011
01:28
Trong thời gian Đức Phật cùng với các bí-sô an trú tại nước Xá-vệ, một hôm Ngài bảo: - Này các thầy! Hôm nay ta sẽ giảng giải cho các thầy biết một loại Pháp ấn siêu việt. Các thầy nên phát khởi tri kiến thanh tịnh, lắng lòng nghe nhận, chú tâm ghi nhớ rồi suy nghĩ cho thật thấu đáo.
Hành Trang Thần Dị Của Sư Khương Tăng Hội
26/05/2011
23:24
Hai bài viết về ngài Khang Tăng Hội trong Lương Cao Tăng Truyện 1, Xuất Tam Tạng Ký Tập 10 mà HT. Nhất Hạnh và thầy Mạnh Thát đã dịch, hầu như đã ghi lại đầy đủ hành trạng của Ngài. Vì thế hai bản ấy có một giá trị đặc biệt, không thể thiếu trong việc nghiên cứu lịch sử Phật giáo Việt Nam. Nay trích dịch thêm một bản lược truyện khác, được xếp vào Thần Tăng Truyện 1, do vua Thành Tổ nhà Minh, Trung Quốc soạn. Bởi được xếp vào Thần Tăng Truyện nên nội dung chỉ nhằm hiển bày và minh chứng chữ THẦN mà lược bỏ các phần phiên dịch, trứ tác, tu chứng, tư tưởng v.v…, đồng thời thêm vào những kỳ tích mà trong Cao Tăng Truyện chưa gom chép.
Tiểu Sử Đại Sư Khuy Cơ
17/12/2010
04:34
Thích Khuy Cơ, tự Hồng Đạo, họ Uất Trì, người Kinh Triệu, Trường An, Trung Quốc. Tổ tiên dòng họ Uất Trì đồng thời với nhà Hậu Ngụy , lúc bấy giờ gọi là bộ lạc Uất Trì. Như các nước chư hầu của Trung Hoa, khi nhập vào nước này thì lấy tên bộ lạc làm họ. Cháu sáu đời của Bình Đông tướng quân tên Thuyết đời Ngụy là Mãnh Đô sinh ra La Ca. La Ca làm Tây Trấn tướng ở Đại Châu đời nhà Tùy, là tổ của Sư. Ông nội Sư húy là Tông, tước Hồng Do huyện Khai quốc công, chức Tả Kim Ngô tướng quân, Tùng châu Đô đốc vào đời nhà Đường. Còn cha của Sư là Ngạc quốc công Kính Đức.
Quán Không Của Tam Luận
13/11/2010
23:12
Không là pháp quán chung của Phật giáo, nhưng pháp quán của các nhà Trung Quán không giống với pháp quán của các tông phái khác. Luận Đại Trí Độ 12 nêu ra 3 loại Không là Phân phá không, Quán không và Thập bát không. "Phân phá không" tức là Tích pháp không (Không, do phân tích) mà tông Thiên Thai đã nói. Như lấy bông vải làm ví dụ, nếu phân tích sợi bông vải này đến cực vi, rồi phân tích đến lúc không còn cái gì để phân tích được nữa, tức hiện ra tướng Không, vì thế cực vi gọi là Lân hư.
Quay lại