- Phần mở đầu
- 1. Kinh Pháp môn căn bản (a)
- 2. Kinh Tất cả lậu hoặc
- 3. Kinh Thừa tự Pháp
- 4. Kinh Sợ hãi và khiếp đảm
- 5. Kinh Không uế nhiễm
- 6. Kinh Ước nguyện
- 7. Kinh Ví dụ tấm vải
- 8. Kinh Đoạn giảm
- 9. Kinh Chánh tri kiến
- 10. Kinh Niệm xứ
- 11. Tiểu kinh Sư tử hống
- 12. Đại kinh Sư tử hống
- 13. Đại kinh Khổ uẩn
- 14. Tiểu kinh Khổ uẩn
- 15. Kinh Tư lượng
- 16. Kinh Tâm hoang vu
- 17. Kinh Khu rừng
- 18. Kinh Mật hoàn
- 19. Kinh Song tầm
- 20. Kinh An trú tầm
- 21. Kinh Ví dụ cái cưa
- 22. Kinh Ví dụ con rắn
- 23. Kinh Gò mối
- 24. Kinh Trạm xe
- 25. Kinh Bẫy mồi
- 26. Kinh Thánh cầu
- 27. Tiểu kinh Ví dụ dấu chân voi
- 28. Đại kinh Ví dụ dấu chân voi
- 29. Đại kinh Ví dụ lõi cây
- 30. Tiểu kinh Ví dụ lõi cây
- 31. Tiểu kinh Khu rừng sừng bò
- 32. Đại kinh Khu rừng sừng bò
- 33. Đại kinh Người chăn bò
- 34. Tiểu kinh Người chăn bò
- 35. Tiểu kinh Saccaka
- 36. Đại kinh Saccaka
- 37. Tiểu kinh Đoạn tận ái
- 38. Đại kinh Đoạn tận ái
- 39. Đại kinh Xóm ngựa
- 40. Tiểu kinh Xóm ngựa
- 41. Kinh Saleyyaka
- 42. Kinh Veranjaka
- 43. Đại kinh Phương quảng
- 44. Tiểu kinh Phương quảng
- 45. Tiểu kinh Pháp hành
- 46. Đại kinh Pháp hành
- 47. Kinh Tư sát
- 48. Kinh Kosampiya
- 49. Kinh Phạm thiên cầu thỉnh
- 50. Kinh Hàng ma
- 51. Kinh Kandaraka
- 52. Kinh Bát thành
- 53. Kinh Hữu học
- 54. Kinh Potaliya
- 55. Kinh Jivaka
- 56. Kinh Ưu-ba-ly
- 57. Kinh Hạnh con chó
- 58. Kinh Vương tử Vô-úy
- 59. Kinh Nhiều cảm thọ
- 60. Kinh Không gì chuyển hướng
- 61. Kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Am-bà-la
- 62. Đại kinh Giáo giới La-hầu-la
- 63. Tiểu kinh Malunkyaputta
- 64. Đại kinh Malunkyaputta
- 65. Kinh Bhaddali
- 66. Kinh Ví dụ con chim cáy
- 67. Kinh Catuma
- 68. Kinh Nalakapana
- 69. Kinh Gulissani
- 70. Kinh Kitagiri
- 71. Kinh Vacchagotta về Tam minh
- 72. Kinh Vacchagotta về lửa
- 73. Đại kinh Vacchagotta
- 74. Kinh Trường Trảo
- 75. Kinh Magandiya (a)
- 76. Kinh Sandaka
- 77. Đại kinh Sakuludayi
- 78. Kinh Samanamandika
- 79. Tiểu kinh Sakuludayi
- 80. Kinh Vekhanassa
- 81. Kinh Ghatikara
- 82. Kinh Ratthapala
- 83. Kinh Makhadeva
- 84. Kinh Madhura
- 85. Kinh Vương tử Bồ-đề
- 86. Kinh Angulimala
- 87. Kinh Ái sanh
- 88. Kinh Bahitika
- 89. Kinh Pháp trang nghiêm
- 90. Kinh Kannakatthala
- 91. Kinh Brahmayu
- 92. Kinh Sela
- 93. Kinh Assalayana
- 94. Kinh Ghotamukha
- 95. Kinh Canki
- 96. Kinh Esukari
- 97. Kinh Dhananjani
- 98. Kinh Vasettha
- 99. Kinh Subha
- 100. Kinh Sangarava
- 101. Kinh Devadaha
- 102. Kinh Năm Ba
- 103. Kinh Như Thế Nào
- 104. Kinh Làng Sama
- 105. Kinh Làng Sama
- 106. Kinh Bất Động Lợi Ích
- 107. Kinh Ganaka Moggallana
- 108. Kinh Gopaka Moggakamma
- 109. Đại Kinh Mãn Nguyệt
- 110. Tiểu Kinh Mãn Nguyệt
- 111. Kinh Bất Đoạn
- 112. Kinh Sáu Thanh Tịnh
- 113. Kinh Chân Nhân
- 114. Kinh Nên Hành Trì Không Nên Hành Trì
- 115. Kinh Đa Giới
- 116. Kinh Thôn Tiên
- 117. Đại Kinh Bốn Mươi
- 118. Kinh Nhập Tức Xuất Tức Niệm
- 119. Kinh Thân Hành Niệm
- 120. Kinh Hành Sanh
Kinh Trung Bộ
31. Tiểu Kinh Khu Rừng Sừng Bò
Nguồn: Hòa Thượng Thích Minh Châu
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Nadika, tại Ginjakavasatha. Lúc bấy giờ Tôn giả Anuruddha (A-na-luật-đà), Tôn giả Nandiya, Tôn giả Kimbila trú tại khu vườn trong rừng Gosing ó nhiều cây ta-la. Rồi Thế Tôn, vào buổi chiều, sau khi tham thiền, đứng dậy đi đến khu vườn trong rừng Gosing ó nhiều cây ta-la. Người giữ vườn thấy Thế Tôn từ xa đi đến, liền bạch Thế Tôn:
– Bạch Sa-môn, chớ có vào khu vườn này. Có ba Thiện nam tử đang trú tại đây, rất ái luyến tự ngã. Chớ có phiền nhiễu các vị ấy.
Tôn giả Anuruddha nghe người giữ vườn nói chuyện với Thế Tôn như vậy liền nói với người giữ vườn:
– Này người giữ vườn, chớ có ngăn chận Thế Tôn. Thế Tôn, bậc Đạo Sư củ húng tôi đã đến.
Rồi Tôn giả Anuruddha đi đến Tôn giả Nandiya Tôn giả Kimbila và nói:
– Chư Tôn giả hãy đến, chư Tôn giả hãy đến. Thế Tôn, bậc đạo sư củ húng ta đã đến.
Rồi Tôn giả Anuruddha, Tôn giả Nandiya và Tôn giả Kimbila ra đón Thế Tôn, một người cầm y bát của Thế Tôn, một người sửa soạn chỗ ngồi, một người đặt sẵn nước rử hân. Thế Tôn ngồi trên chỗ ngồi đã soạn sẵn, sau khi ngồi, Thế Tôn rử hân. Rồi các Tôn giả ấy đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Và Thế Tôn nói với Tôn giả Anuruddha đang ngồi xuống một bên:
– Này các Anuruddha, các Ông có được an lành không? Có được sống yên vui không? Đi khất thực có khỏi mệt nhọc không?
– Bạch Thế Tôn, chúng con được an lành; bạch Thế Tôn, chúng con sống yên vui; bạch Thế Tôn, chúng con đi khất thực khỏi có mệt nhọc.
– Này các Anuruddha, các Ông có sống hòa hợp, hoan hỷ với nhau, không có cãi nhau, như nước với sữa, sống nhìn nhau với cặp mắt thiện cảm không?
– Bạch Thế Tôn, thật sự chúng con sống hòa hợp, hoan hỷ với nhau, không có cãi nhau, như nước với sữa, sống nhìn nhau với cặp mắt thiện cảm.
– Này các Anuruddha, như thế nào các Ông sống hòa hợp, hoan hỷ với nhau, như nước với sữa, sống nhìn nhau với cặp mắt thiện cảm?
– Bạch Thế Tôn, ở đây, chúng con nghe như sau: "Thật lợi ích thay cho ta, thật khéo lợi ích thay cho ta, khi ta được sống với các vị đồng phạm hạnh như vậy". Bạch Thế Tôn, do vậy, đối với các vị đồng phạm hạnh này, con khởi lên từ thân nghiệp trước mặt và sau lưng, con khởi lên từ khẩu nghiệp, trước mặt và sau lưng, con khởi lên từ ý nghiệp, trước mặt và sau lưng. Bạch Thế Tôn, do vậy, chúng con nghĩ như sau: "Ta hãy từ bỏ tâm của ta và sống thuận theo tâm của những Tôn giả này". Bạch Thế Tôn, con từ bỏ tâm củ on, và sống thuận theo tâm của những Tôn giả ấy. Bạch Thế Tôn, chúng con tuy khác thân nhưng giống như đồng một tâm.
Rồi Tôn giả Nandiya... (như trên)... rồi Tôn giả Kimbila bạch Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, ở đây chúng con nghĩ như sau: "Thật lợi ích thay cho ta, thật khéo lợi ích thay cho ta, khi ta được sống với các vị đồng phạm hạnh như vậy". Bạch Thế Tôn, do vậy, đối với các vị đồng phạm hạnh này, con khởi lên từ thân nghiệp, trước mặt và sau lưng, con khởi lên từ khẩu nghiệp, trước mặt và sau lưng, con khởi lên từ ý nghiệp, trước mặt và sau lưng. Bạch Thế Tôn, do vậy, chúng con nghĩ như sau: "Ta hãy từ bỏ tâm của ta và sống thuận theo tâm của những Tôn giả này". Bạch Thế Tôn, con từ bỏ tâm củ on và sống thuận theo tâm của những Tôn giả ấy. Bạch Thế Tôn, chúng con tuy khác thân nhưng giống như đồng một tâm. Bạch Thế Tôn, như vậy chúng con sống hòa hợp, hoan hỷ với nhau, như nước với sữa, sống nhìn nhau với cặp mắt thiện cảm.
– Lành thay, lành thay, này Anuruddha! Này các Anuruddha, các Ông có sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần không?
– Bạch Thế Tôn, thật sự chúng con sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.
– Này các Anuruddha, như thế nào, các Ông sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần?
– Ở đây, bạch Thế Tôn, chúng con, ai đi làng khất thực về trước, thì người ấy sắp đặt các chỗ ngồi, soạn sẵn nước uống, nước rử hân, soạn sẵn một bát để bỏ đồ dư. Ai đi làng khất thực về sau, thì người ấy, còn đồ ăn thừa nếu muốn thì ăn, nếu không muốn thì bỏ vào chỗ không có cỏ xanh hay đổ vào nước không có loài côn trùng và người ấy xếp dọn lại các chỗ ngồi, cất đi nước uống, nước rử hân, cất đi cái bát để bỏ đồ dư và quét sạch nhà ăn. Ai thấy ghè nước uống, ghè nước rử hân, hay ghè nước trong nhà cầu hết nước, trống không thì người ấy sẽ lo liệu (nước). Nếu ai làm không nổi với sức bàn tay của mình, thì người ấy dùng tay ra hiệu gọi người thứ hai: "Chúng ta hãy lo liệu (nước)". Dầu vậy, bạch Thế Tôn, chúng con không vì vây mà gây ra tiếng động. Và đến ngày thứ năm, bạch Thế Tôn, suốt cả đêm, chúng con ngồi đàm luận về đạo pháp. Như vây, bạch Thế Tôn chúng con sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.
– Lành thay, lành thay, này các Anuruddha! Này các Anuruddha, các Ông sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần như vậy, các Ông có chứng được pháp thượng nhân, tri kiến thù thắng, xứng đáng bậc Thánh, sống thoải mái, an lạc không?
– Bạch Thế Tôn, sao có thể không được. Ở đây, bạch Thế Tôn, lâu cho đến khi chúng con muốn, chúng con ly dục, ly pháp bất thiện, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ. Như vậy, bạch Thế Tôn, đối với chúng con, là pháp thượng nhân, tri kiến thù thắng, xứng đáng bậc Thánh; chúng con chứng được và sống thoải mái, an lạc, nhờ chúng con sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.
– Lành thay, lành thay, này các Anuruddha! Này các Anuruddha, các Ông có vượt qua sự an trú kia, có làm cho khinh an sự an trú kia, và chứng được một pháp thượng nhân khác, một tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh và sống thoải mái, an lạc không?
– Bạch Thế Tôn, làm sao có thể không được. Ở đây, bạch Thế Tôn, lâu cho đến khi chúng con muốn, chúng con diệt tầm diệt tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Bạch Thế Tôn, chúng con vượt qua sự an trú kia, làm cho khinh an sự an trú kia; chúng con chứng được pháp thượng nhân khác, một tri kiến thù thắng, xứng đáng bậc Thánh và sống thoải mái, an lạc.
– Lành thay, lành thay, này các Anuruddha! Này các Anuruddha, các Ông có vượt qua sự an trú kia, có làm cho khinh an sự an trú kia, và chứng được một pháp thượng nhân khác, một tri kiến thù thắng, xứng đáng bậc Thánh và sống thoải mái, an lạc không?
– Bạch Thế Tôn, làm sao có thể không được. Ở đây, lâu cho đến khi chúng con muốn, chúng con ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba, Bạch Thế Tôn, chúng con vượt qua sự an trú kia, làm cho khinh an sự an trú kia; chúng con chứng được pháp thượng nhân khác, một tri kiến thù thắng, xứng đáng bậc Thánh, và sống thoải mái, an lạc.
– Lành thay, lành thay, này các Anuruddha! Này các Anuruddha, các Ông có vượt qua sự an trú kia, có làm cho khinh an sự an trú kia, và chứng được một pháp thượng nhân khác, một tri kiến thù thắng, xứng đáng bậc Thánh và sống thoải mái, an lạc không?
– Bạch Thế Tôn, làm sao có thể không được. Ở đây, lâu cho đến khi chúng con muốn, chúng con xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh. Bạch Thế Tôn, chúng con vượt qua sự an trú kia, làm cho khinh an sự an trú kia; chúng con chứng được pháp thượng nhân khác, một tri kiến thù thắng, xứng đáng bậc Thánh và sống thoải mái an lạc.
– Lành thay, lành thay, này các Anuruddha! Này các Anuruddha, các Ông có vượt qua sự an trú kia, có làm cho khinh an sự an trú kia, và chứng được một pháp thượng nhân khác, một tri kiến thù thắng, xứng đáng bậc Thánh và sống thoải mái, an lạc không?
– Bạch Thế Tôn, làm sao có thể không được. Ở đây lâu cho đến khi chúng con muốn, chúng con vượt lên mọi sắc tưởng, diệt trừ mọi chướng ngại tưởng, không tác ý đối với dị tưởng; chúng con nghĩ rằng: "Hư không là vô biên", chứng và trú Không vô biên xứ. Bạch Thế Tôn, chúng con vượt qua sự an trú kia, làm cho khinh an sự an trú kia; chúng con chứng được pháp thượng nhân khác, một tri kiến thù thắng, xứng đáng bậc Thánh và sống thoải mái, an lạc... (như trên)... Ở đây, lâu cho đến khi chúng con muốn; chúng con vượt qua mọi Không vô biên xứ, nghĩ rằng: "Thức là vô biên", chứng và trú Thức vô biên xứ... (như trên)... Ở đây, lâu cho đến khi chúng con muốn; chúng con vượt qua mọi Thức vô biên xứ, nghĩ rằng: "Không có vật gì", chứng và trú Vô sở hữu xứ... (như trên)... Ở đây, lâu cho đến khi chúng con muốn; chúng con vượt qua mọi Vô sở hữu xứ, chứng và trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Ở đây, lâu cho đến khi chúng con muốn; chúng con vượt qua Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng và trú Diệt thọ tưởng định. Sau khi đã thấy nhờ trí tuệ, các lậu hoặc củ húng con được đoạn trừ. Bạch Thế Tôn, chúng con vượt qua sự an trú kia, làm cho khinh an sự an trú kia; chúng con chứng được pháp thượng nhân này, một tri kiến thù thắng, xứng đáng bậc Thánh và sống thoải mái, an lạc. Bạch Thế Tôn, chúng con không thấy một lạc trú nào khác cao thượng hơn, thù thắng hơn sự lạc trú này.
– Lành thay, lành thay, các Anuruddha! Này các Anuruddha, ngoài lạc trú này, không có một lạc trú nào khác cao thượng hơn, thù thắng hơn.
Thế Tôn thuyết pháp cho Tôn giả Anuruddha, Tôn giả Nandiya và Tôn giả Kimbila, khai thị, khích lệ làm cho hoan hỷ, làm cho phấn khởi, rồi từ chỗ ngồi đứng dậy ra về. Tôn giả Anuruddha, Tôn giả Nandiya và Tôn giả Kimbila, sau khi tiễn đưa Thế Tôn và đi trở về. Tôn giả Nandiya và Tôn giả Kimbila nói với Tôn giả Anuruddha:
– Chúng tôi không bao giờ nói với Tôn giả Anuruddha như sau: "Chúng tôi là người đã chứng và an trú quả này, an trú quả này", và nhờ vậy, Tôn giả Anuruddha, trước mặt Thế Tôn, đã nêu rõ (các quả chứng) cho đến sự đoạn trừ các lậu hoặc.
– Chư Tôn giả không nói với tôi như sau: "Chúng tôi là người đã chứng và an trú quả này, an trú quả này", nhưng với tâm của tôi, tôi biết được tâm củ ác Tôn giả: "Chư Tôn này là Người đã chứng và an trú quả này, an trú quả này". Và chư Thiên có nói với tôi về vấn đề này: "Chư Tôn này là Người đã chứng và an trú quả này, an trú quả này". Chính nhờ phương tiện này, các câu mà Thế Tôn hỏi đã được trả lời.
Rồi Digha Parajana, một Yakkha (Trường quỷ Dạ-xoa) đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến, đảnh lễ Ngài và đứng một bên. Sau khi đứng một bên, Digha Parajana bạch Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, thật lợi ích thay cho dân chúng Vajji (Bạt kỳ)! Thật khéo lợi ích thay cho dân chúng Vajji! Vì Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác ở đây, và cả ba Thiện nam tử, Tôn giả Anuruddha, Tôn giả Nandiya và Tôn giả Kimbil ũng vậy.
Sau khi nghe tiếng của Yakkha Digha Parajana, các địa thần làm cho tiếng này được nghe: "Chư Hiền giả, thật lợi ích thay cho dân chúng Vajji! thật khéo lợi ích cho dân chúng Vajji! Vì Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác ở đây và cả ba Thiện nam tử này, Tôn giả Anuruddha, Tôn giả Nandiya và Tôn giả Kimbil ũng vậy". Sau khi nghe tiếng củ ác Địa thần, bốn Thiên vương... (như trên)... cõi trời Ba mươi ba... Dạ-ma thiên... Đâu-suất-đà thiên... Hóa lạc thiên... Tha hóa tự tại thiên... Phạm chúng thiên làm cho tiếng này được nghe: "Chư Hiền giả, thật lợi ích thay có dân chúng Vajji! Thật khéo lợi ích thay cho dân chúng Vajji! Vì Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác ở đây, và cả ba Thiện nam tử này, Tôn giả Anuruddha, Tôn giả Nandiya, và Tôn giả Kimbila". Như vậy, trong giờ phút này, trong sát-na này, các Tôn giả ấy được biết cho đến Phạm thiên.
– Sự việc là như vậy, này Digha, sự việc là như vậy, này Digha, này Digha, nếu gia đình nào, ba Thiện nam tử này xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, nghĩ đến ba Thiện nam tử này với tâm niệm hoan hỷ, thì gia đình ấy sẽ được an lạc, hạnh phúc lâu dài. Này Digha, nếu bà con quyến thuộc của gia đình mà ba Thiện nam tử này xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, nghĩ đến ba Thiện nam tử này với tâm niệm hoan hỷ, thì bà con quyến thuộc của gia đình mà ba Thiện nam tử này xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, nghĩ đến ba thiện nam tử này với tâm niệm hoan hỷ, thì bà con quyến thuộc của gia đình ấy sẽ được an lạc, hạnh phúc lâu dài. Này Digha, nếu làng nào... nếu xã ấp nào... nếu thành phố nào... nếu quốc độ nào... nếu tất cả Sát đế lỵ... nếu tất cả Bà-la-môn... nếu tất cả Phệ xá (Vessa)... nếu tất cả Thủ đà (Sudda)... Này Digha, nếu thế giới với chư Thiên, với Ác ma, với Phạm thiên, với chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người nhớ đến ba Tôn giả này với tâm niệm hoan hỷ, thì thế giới ấy với chư Thiên, với Ác ma, với Phạm thiên, với chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người sẽ được an lạc, hạnh phúc lâu dài. Này Digha, hãy xem ba Thiện nam tử này sống như thế nào? - Vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Dạ xoa Digha Parajana hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.