Luận Đại Trí Độ
( Mahàprajnàparamitàsatra)
Tác giả:Nàgàrjuna (Long Thọ)
Dịch Phạn ra Hán:Cưu Ma La Thập
Dịch Hán ra Việt:Thích Thiện Siêu
Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam
Ấn hành 1997
KINH: Do không loạn, không ưa đắm, nên đầy đủ Thiền Ba-la-mật.
LUẬN: Hỏi: Bồ-tát là lấy việc độhết thảy chúng sanh làm sự nghiệp, cớ sao lại ngồi nhàn trong rừng, chằm, ở yên lặng trong núi, lo tốt riêng cho mình mà bỏ rơi chúng sanh?
Ðáp: Thân Bồ-táttuy xa lìa chúng sanh, mà tâm thường không bỏ, ở chỗ yên vắng cầu định, chứng được trí huệ chơn thật để độ hết thảy. Ví nhưlúc uống thuốc nuôi thân, tạm thời dứt mọi công việc, đến khi khí lực bình phục, tráng kiện thời làm việc lại nhưcũ. Bồ-tát ở yên lặng cũng nhưvậy, dùng sức thiền định, uống thuốc trí tuệ, được đức thần thông, trở lại ở với chúng sanh, hoặc ở với cha mẹ, vợ con, hoặc thầy trò tông trưởng, hoặc trời hoặc người, xuống đến súc sanh, dùng các thứ ngữ ngôn, phương tiện khai đạo.
Lại nữa, Bồ-tátthực hành ba sự là bố thí, trì giới, nhẫn nhục, gọi là phước đức môn, trong vô lượng đời được làm Thiên-vương, Thích-đề-hoàn-nhơn, Chuyển luân Thánh vương, Diêm-phù-đề vương, thường đem y phục bảy báu thí chochúng sanh, theo sựưa muốn của năm căn, đời này đời sau đều làm cho đầy đủ, nhưtrong kinh nói Chuyển luân Thánh vương đem mười điều thiện dạy dân tu, đời sau đều được sanh lên cõi trời, đời đời làm lợi ích chúng sanh khiến được khoái lạc. Nhưng cái vui ấy vô thường, còn trở lại chịu khổ, Bồ-tát nhân đó phát tâm đại bi, muốn đem cái Niết-bàn thường vui làm lợi ích chúng sanh. Niết-bàn thường vui nầy từ trí tuệ chơn thật sanh, trí tuệ chơn thật lại từ nhất tâm thiền định sanh, ví nhưđốt đèn, đèn tuy cháy đỏ nhưng ở giữa gió to thời không thể dùng được, nếu để nhà kín, công dụng của nó mới toàn vẹn. Trí tuệ ở giữa tán tâm cũng nhưvậy, nếu không có nhàthiền định yên lặng, thời có trí tuệ mà công dụng của nó không toàn, nếuđược có thiền định thời trí tuệ chơn thật sanh. Do vậy nên Bồ-tát tuy xa lìa chúng sanh, ở chỗ xa vắng, để cầuđược thiền định. Do thiền định thanh tịnh nên trí tuệ cũng thanh tịnh, ví nhưdầu và tim sạch thì ánh sáng trong. Do vậy nên người muốn được trí tuệthanh tịnh, phải thực hành thiền định.
Lại nữa, nếu muốn cầu việc thiển cận của thế gian, mà không chuyên tâm thời sự nghiệp cũng không thành, huống gì cầu Phật đạo thậm thâm mà lại không dùng đến thiền định? Thiền định là thu nhiếp các loạn tâm, loạn tâm nhẹ bay hơn cả lông hồng, chạy tán loạn không dừng, nhanh hơn gió lốc, không thể cấm chỉ, quá hơn khỉ vượn, vừa hiện liền mất, nhanh hơn điện chớp. Tâm tướng nhưvậy, không thể cấm chỉ, nếu muốn chế ngăn mà không tu thiền không thể định được, nhưkệ nói:
“Thiền là kho giữ trí,
Là ruộng phước công đức,
Thiền là nước thanh tịnh,
Rửa sạch các dục trần.
Thiền là áo Kim-cang,
Ngăn mũi tên phiền não,
Tuy chưa chứng Vô dư,
Ðã được phần Niết-bàn.
Chứng tam muội Kim-cang,
Xô nát núi kiết sử,
Ðược sáu thần thông lực,
Hoá độ vô lượng người.
Bụi bay che mặt trời,
Mưa lớn làm tan mất,
Gíó giác quán tán tâm,
Thiền định làm tiêu diệt”.
Lại nữa, thiền định khóđược, hành giả nhất tâm chuyên caàu, mới thành tựu được. Chưthiên và thần tiên còn không thể thành được huống chi người phàm phu giải đãi! NhưPhật tọa thiền dưới gốc cây Ni-câu-lô, ba người con gái của Ma vương thuyết kệ hỏi rằng:
“Ðộc tọa giữa rừng cây,
Sáu căn thường tịnh lặng,
Có người mất trân bảo,
Không cứu sầu thống khổ.
Dung mạo đời không bằng,
Mà thường nhắm mắt ngồi,
Lòng chúng tôi có nghi:
Cầu gì mà ở đây?”
Bấy giờ Thế Tôn nói kệ đáp:
“Ta được vị Niết-bàn,
Không ưa chỗ nhiễm ái,
Giặc trong ngoài đã trừ,
Cha ngươi cũng lui mất.
Ta được vị cam-lồ,
An lạc ngồi trong rừng,
Chúng sanh bị ân ái,
Vì chúng khởi bi tâm”.
Khi ấy ba người con gái sanh hổ thẹn mà tự nói rằng: “Người này ly dục không thể độngđược, liền biến mất không hiện.
Hỏi: Thực hành phương tiện gì mà được thiền Ba-la-mật?
Ðáp: Bỏ năm sự (năm trần), trừ năm pháp (năm triền cái), hành năm hành (Sơthiền năm chi là tầm, tứ, hỷ, lạc, xả).
Thế nào là bỏ năm sự? Ðó là phải mắng trách năm dục. Thương thay chúng sanh thường bị năm dục làm bức não, mà vẫn tìm cầu không nghĩ. Năm dụcnàyđược nó càng kịch liệt nhưlửa hơghẻ; năm dụcvô ích nhưchó gặm xương; năm dụctăng sự tranh giành nhưquạ giành thịt; năm dụcthiêu đốt người nhưngược gió thành đuốc; năm dụchại người nhưđạp rắn độc; năm dụckhông thật nhưvật được trong mộng; năm dụckhông bền nhưvay mượn giây lát. Người đời u mê tham đắm năm dục, đến chết không bỏ, vì nó mà đời sau chịu vô lượng khổ. Ví nhưngười ngu ham đắm quả ngon, leo lên cây ăn, không chịu trụt xuống, người đốn cây, cây ngã bị rớt, thân đầu tan nát, thống não mà chết. Lại năm dụcnày, khiđược vui chốc lát, khi mất khổ quá nhiều. Mật ngọt dính đầu mũi dao, kẻ thích ngọt ham liếm không biết họa đứt lưỡi. Năm dụcở chung với súc sanh, người trí biết rõ tự xa lìa được. Nhưnói có một Ưu -bà-tắc, cùng các khách buôn đi xa tìm kế sống, gặp lúc tuyết lạnh, đêm đi lạc bạn, tạm trú trong một hang đá, khi ấy thần núi biến làm một người nữ đi đến muốn thử, nói kệ rằng:
“Tuyết trắng phủ núi rừng,
Chim thú đều ẩn núp,
Tôi không nơi nương cậy,
Xin dũ lòng xót thương”
Ưu -bà-tắc lấy hai tay bịt tai mà đáp kệ rằng:
“Kẻ ác không biết hổ,
Nói lời bất tịnh ấy,
Nước trôi lửa cháy đi,
Không muốn nghe tiếng ấy.
Có vợ lòng không dục,
Huống gì tạo tà dâm,
Các dục vui rất cạn,
Ðại khổ hoạn rất sâu.
Các dục được không chán,
Mất nó khổ rất lớn.
Chưa được mong cho được,
Ðược rồi bị khổ não.
Các dục vui rất ít,
Ưu khổ độc rất nhiều,
Vì nó mất thân mạng,
Như nga sa vào đèn.”
Thần núi nghe kệ đó xong, liền vác người ấy đưa đến giữa chúng bạn. Ấy là kẻ trí qưởtrách dục, không thể để cho đắm trước.
Năm dục là sắc đẹp, tiếng hay, hương thơm, vị ngon, xúc mịn. Muốn cầu thiền định đều phải xa bỏ nó.
- Thế nào là xa bỏ sắc? Quán xét tai họa của sắc. Ngườiđắm sắc, các ngọn lửa kiết sử đều bừng cháy, thiêu hại thân người, cũng nhưlửa đốt vàng bạc, nước sôi, mật nóng, tuy có sắc đẹp vị ngon, nhưng làm đốt thân cháy miệng, phải gấp xa bỏ nó. Nếu ngườinhiễm đắm sắc đẹp, vị ngon cũng nhưvậy.
Lại nữa, đẹp xấu tại người, chứ sắckhông nhất định, sao biết? Nhưở xa trông thấy người đáng yêu liền sanh tâm yêu mừng; nếu ở xa trông thấy người hung ác oan gia liền sanh tâm oán hại; nếu trông thấy người không oán không thương, thời không giận không mừng. Nếu muốn dứt bỏ tánh mừng, tánh nóng giận, thì phải trừ tà niệm và sắc, xả bỏ cả hai trong một lần. Ví nhưnấu vàng chảy cháy thân, nếu muốn trừ nó không thể chỉ bỏ lửa giữ lại vàng, mà phải vàng và lửa đều bỏ. Nhưvua Tần-bà-ta-la, vì mê sắc nên thân vào nước địch ở một mình trong phòng dâm nữ A-phạm-bà-la. Vua Ưu-điền vì nhiễm đắm sắc nên mới cắt tay chân năm trăm tiên nhân. Các nhân duyên nhưvậy, gọi là mắng trách sắc dục.
- Thế nào là mắng trách tiếng?Tướng của âm thanh không dừng, vừa nghe được liền mất, người ngu si không hiểu tướng âm thanh vô thường biến mất nhưvậy nên đối với âm thanh, vọng sanh tâm ưa thích, đối với âm thanh đã trôi qua còn nhớ lại mà sanh tâm đắm trước. Nhưnăm trăm tiên nhântu ở trong núi, nghe tiếng của gái Chân-đà-la calên khi đang tắm trong ao núi tuyết, liền mất thiền định, tâm mê say cuồng dật, không còn tự giữđược. Ví nhưgió lớn thổi các cây rừng, nghe tiếng ca dịu dàng êm ái, trong trẻo ấy, sanh niệm tưởng tà vạy, cho nên không tự giác được tâm cuồng loạn, đời này mất các công đức, đời sau phải đọa đường ác. Người có trí quán biết âm thanh niệm niệm sanh diệt, trước sau không cùng lúc, không theo kịp nhau. Biết được nhưvậy thời không sanh tâm nhiễm trước. Những người trí nhưthế, âm nhạc của chưThiên còn không làm loạn được huống là âm nhạc của loài người? Các nhân duyên nhưvậy, là mắng trách thanh dục.
- Thế nào là mắng trách hương? Có người nói đắm hương ít tội, nhưng nhiễm ái hương thời sẽ mở cửa cho các kiết sử, nên tuy năm trăm trì giới, có thể một ngày mất hết. Nhưvị A-la-hán thường vào Long cung ăn xong đưa bình bát cho Sa-di rửa, trong bát còn thừa vài hạt đồ ăn, Sa-di ngửi thấy rất thơm, ăn rất ngon mới tìm cách vào núp dưới giường dây của Thầy, hai tay nắm chặt chân giường, khi Thầy đi thì cả cái giường cùng vào Long cung, Rồng nói: “Người này chưa đắc đạo, vì sao đem đến?” Thấy nói: “Vì tôi không biết... “
Sa-di đã được ăn cơm lại thấy Long nữ thân thể đoan chánh, thơm đẹp không ai bằng, tâm rất nhiễm trước, liền ước nguyện rằng: “Ta sẽ tạo phước, chiếm lấy chỗ Rồng ở, vào cung điện Rồng”. Rồng nói: “Lần sau chớ đem Sa-di ấy đến”.
Sa-di trở về rồi, nhất tâm lo bố thí, trì giới, chuyên cầu sở nguyện, nguyện sớm được làm Rồng. Khi ấy đi nhiễu quanh chùa, dưới chân có nước trồi lên, tự biết chắc được làm Rồng, liền đi thẳng đến bên ao lớn, chỗ trước kia Thầy đi vào, lấy Cà-sa trùm đầu mà vào, liền chết biến làm Rồng lớn, do phước đức lớn, nên giết Rồng kia, cả ao đều đỏ. Trước khi xảy ra việc ấy, Thầy và chúng Tăng qưởtrách, Sa-di nói: “Tâm tôi đã định, tướng của tâm đã xuất hiện”. Bấy giờ Thầy đưa chúng Tăng đi đến ao xem. Các nhân duyên nhưvậy là vì mê đắm mùi thơm.
Lại nữa, có một Tỳ-kheo đi kinh hành bên ao sen ở trong rừng, nghe mùi sen thơm, mũi ngửi tâm đắm, vị Thần ao nói: “Sao ông bỏ chỗ ngồi thiền định ở trong rừng kia, mà trộm hương của ta?” Vì đắm hương nên các kiết sử trước kia đã nằm xuống nay đều tỉnh dậy. Khi ấy lại có một người đi vào ao bẻ lấy nhiều hoa đào kéo gốc rễ, bỏ bậy bạ mà đi, thần ao lặng lẽ không nói gì. Tỳ-kheo thấy vậy nói: “Người này phá ao ông, lấy hoa ông, ông không nói gì cả; còn tôi chỉ đi bên bờ ao, lại bị ông qưởmắng cho là tôi ăn trộm hương?” Thần ao nói: “Người thế gian xấu ác thường ở trong phân nhơtội cấu, bất tịnh, ngập đầu, nên không nói tới. Còn ông là người tốt hành thiền, mà đắm hương ấy, phá mất việc tốt của ông, cho nên ta qưởông. Ví nhưlụa trắng tinh khiết mà bị dính một điểm đen thì ai cũng thấy, còn người ác kia ví nhưáo đen có thêm chấm đen, người ta cũng không thấy, ai hỏi làm chi. Các nhân duyên nhưvậy là mắng trách hương dục.
- Thế nào là mắng trách vị? Nên tự giác ngộ ta chỉ vì tham đắm vị ngon mà phải chịu các khổ, nước đồng sôi rót vào miệng, nuốt hoàn sắt nóng. Nếu không quán sát đồ ăn, tâm ham thích dính cứng, phải đọa trong loài trùng bất tịnh, nhưmột Sa-di tâm thường ưa thích váng sữa, khi các Ðàn-việt thiết đãi Chúng Tăng váng sữa, Sa-di được mỗi phần thừa, tâm ưa đắm, vui mừngkhông nguôi, sau khi mạng chung sanh vào trong bình váng sữa thừa ấy. Thầy của Sa-di đã chứngđược đạo quả A-la-hán, mỗi khi Tăng chia thứ váng sữa, thì Thầy nói: “Từ từ! Chớ làm tổn thương kẻ Sa-di ưa váng sữa ấy”. Mọi người nói: Ðó là loài trùng, sao lại gọi là Sa-di ưa váng sữa?” Thầy đáp:” Con trùng ấy vốn là Sa-di của tôi, chỉ vì tham váng sữa thừa nên sanh ra trong bình đó.” Thầy được phần váng sữa, trùng từ trong bò ra, thầy nói: “Ngươi ưa váng sữa hay sao mà ngươi đến đây?” Liền lấy váng sữa đưa cho.
Lai nữa, nhưmột Quốc thổ, vua tên là Nguyệt Phần, vua có Thái tử ưa đắm vị ngon, người giữ vườn của vua một ngày đưa đến một quả ngon. Trong vườn có một cây lớn, trên cây có chim mẹ đang nuôi con, chim mẹ thường bay đến trong núi hương lấy trái thơm ngon để nuôi con, bầy con dành nhau, một quả rơi xuống đất, người giữ vườn sáng sớm trông thấy cho là phi thường kỳ lạ, liền nhặt đem cho vua, vua quý quả ấy thơm đẹp khác thường, Thái tử thấy đòi xin, vua thương con liền cho. Thái tử ăn quả được mùi vị đó, tâm nhiễm đắm sâu xa, muốn được quả mỗi ngày. Vua liền gọi người giữ vườn đến hỏi lý do của quả ấy. Người giữ vườn nói quả ấy không có trồng, từ đất lượm được, chẳng biết do từ đâu đến.
Thái tử khóc lóc không chịu ăn, vua thúc dục qưở tráchngười giữ vườn: “Ngươi hãy kiếm cho được”. Người giữ vườnđi đến chỗ lượm quả, thấy có ổ chim, biết chim ngậm quả đem đến, dấu thân trên cây, rình để lấy, khi chim mẹ bay đến, liền cướp quả đem vua, cứ mỗi ngày nhưvậy, chim mẹ nổi giận, bay đến trong núi Hương lấy quả độc, huơng vị sắc toàn giống nhưquả trước, người giữ vườncướp được đem nộp cho vua, vua cho Thái tử ăn, trong chốc lát thân thịt bị rã nát mà chết. Các nhân duyên nhưvậy là mắng trách vị dục.
- Thế nào là mắng trách xúc? Xúc là nguyên nhân lớn sanh ra các kiết sử , là gốc rễ trói buộc tâm, vì sao? Vì bốn căn kia mỗi thứ đương lấy phần của mình, còn xúc này biến khắp thân thức, vì chỗ phát sanh rộng, nên sanh nhiều nhiễmtrước, sựnhiễmtrước này khó lìa, vì sao? Nhưngười nhiễmtrước sắc, quán thân có ba mươi sáu thứ bất tịnh thời sanh tâm nhàm chán, còn nếu sanh nhiễmtrước xúc, thời tuy biết là bất tịnh nhưng lòng tham xúc tinh tế êm dịu, quán bất tịnh không có ích, thế nên khó lìa.
Lại nữa, vì nó khó xả cho nên thường vì nó mà gây trọng tội. Nếu đọa địa ngục, địa ngục có hai bộ: Một là băng lạnh, hai lửa cháy. Trong hai ngục này đều lấy thân xúc chịu tội, khổ độc muôn mối. Xúc là chỗ đại hắc ám, là đường hiểm nguy nan... Các nhân duyên nhưvậy là mắng trách tế hoạt xúc dục. Nhưvậy là mắng trách năm dục.
Trừ năm cái (che lấp), người bị tham dục cái thì cách đạo rất xa, vì sao? Vì dục là trú xứ của các thứ não loạn; nếu tâm tham đắm dục thì không do đâu gần đạo được. Nhưbài kệ trừ dục cái nói:
“Người vào đạo biết hổ thẹn,
Ôm bát làm phước chúng sanh.
Tại sao phóng túng trần dục,
Chìm đắm vào nơi năm căn.
Mặc giáp cầm dao gậy,
Thấy giặc bỏ chạy lui,
Người khiếp nhược như thế,
Người đời đều khinh cười.
Tỳ kheo làm khất sĩ,
Cạo tóc mặc Cà-sa,
Bị ngựa năm căn cầm.
Chuốc cười cũng như thế.
Lại như người hào quý,
Mặc đẹp để nghiêm thân,
Mà đi xin cơm áo,
Chuốc cười nơi mọi người.
Tý-kheo bỏ trang sức,
Xấu hình để nhiếp tâm,
Mà còn cầu dục lạc,
Chuốc cười cũng như thế..
Ðã xả năm dục lạc,
Bỏ đi không ngó lại,
Tại sao lại muốn được,
Nhu ngu mửa lại ăn.
Người tham dục như vậy,
Không biết xét bản nguyện,
Cũng không biết tốt xấu,
Cuồng say theo khát ái.
Pháp tôn trọng tàng quý,
Tất cả đều bỏ hết,
Hiền trí không thân cận,
Kẻ ngu si ưa gần.
Các dục khi cầu khổ,
Ðược rồi nhiều sợ hãi,
Khi mất lòng sầu não,
Mọi thời đều không vui.
Các dục hoạn như vậy,
Lấy gì xả bỏ nó?
Ðược các vui thiền định,
Thời không bị dối gạt.
Lạc dục đắm không chán,
Lấy gì diệt trừ được?
Nếu được bất tịnh quán,
Tâm ấy tự nhiên không.
Ðắm dục không tự giác,
Lấy gì ngộ được tâm?
Hãy quán già bệnh chết,
Mới ra khỏi bốn châu.
Các dục khó phóng xả,
Lấy gì xa được nó?
Nếu ưa vui thiện pháp.
Dục ấy tự nhiên dứt.
Các dục khó mở được,
Lấy gì để mở nó
Quán thân biết thật tướng,
Thời không bị ràng buộc.
Các quán pháp như vậy,
Diệt được các lửa dục.
Ví như đổ mưa lớn,
Lửa nội đều dập tắt”.
Các nhân duyên nhưvậy là diệt trừ được dục cái.
Người bị sân nhuế cái thì mất gốc các thiện pháp, là nguyên nhân đọa vào các ác đạo, oan gia của pháp lạc, giặc lớn của thiện tâm, kho chứa các thứ ác khẩu. NhưPhật nói kệ dạy đệ tử hay sân rằng:
“Ngươi nên biết suy ghĩ,
Thọ thân ở trong thai.
Nhơ nhớp tối tăm khổ,
Sanh cũng được gian nan.
Ðã được ý nghĩ này,
Mà còn không diệt sân.
Thời nên biết bọn ấy,
Chính là ngưởi vô tâm.
Nếu không quả báo tội,
Cũng không bị qưở trách.
Cho nên phải từ nhẫn,
Huống người nhiều khổ quả.
Hãy quán già bệnh chết,
Không một ai tránh khỏi.
Nên khởi tâm từ bi,
Cớ sao đem ác hại.
Chúng sanh giặc oán nhau,
Ðâm chém chịu khổ độc.
Cớ sao người tu thiện,
Mà còn gây khổ hại.
Thường nên hành từ bi,
Ðịnh tâm tu các thiện,
Không nên ôm ác ý,
Xâm hại đến tất cả.
Nên siêng tu đạo pháp,
Việc não hại không làm,
Thiện ác thế không đều,
Như nước lửa trái nhau.
Sân giận che lấp tâm,
Không biết được tốt xấu,
Cũng không biết lợi hại,
Không biết sợ ác đạo.
Không kể người khổ não,
Không biết thân tâm mệt,
Trước tự chịu nhân khổ,
Sau đem khổ đến người.
Nếu muốn dứt sân giận,
Hãy suy nghĩ từ tâm,
Tự độc cư thanh nhàn,
Ngừng việc dứt nhân duyên.
Nên sợ già bệnh chết,
Chín thứ sân não trừ,
Như vậy tư duy “từ”.
Thời dứt được sân độc”.
Các nhân duyên nhưvậy, trừ sân nhuế cái.
Thùy miên cái là có thể phá hỏng ba việc của đời này là dục lạc, lợi lạc và phước đức, có thể phá hỏng cái vui rốt ráo của đời này đời sau không khác gì người chết, chỉ còn có hơi thở. Nhưmột vị Bồ-tát nói kệ qưởtrách đệ tử ưa ngủ rằng:
“Ngươi dậy chớ ôm thân thối nằm,
Ðủ thứ bất tịnh giả danh ngươi,
Như mắc trọng bệnh, tên vào thân,
Các thống khổ nhòm, đâu được ngủ!
Lửa chết đốt hết thảy thế gian,
Ngươi đang cầu ra, không được ngủ!
Như người bị trói đem đi giết,
Tai hại đến nơi, đâu được ngủ!
Giặc kết chưa dứt, hại chưa trừ,
Như cùng rắn độc ngủ chung nhà,
Cũng như lâm trận giữa gươm súng.
Bấy giờ đâu thể được ngủ nghỉ,
Ngủ là tối tăm không thấy gì,
Ngày ngày dối gạt cướp sáng người,
Vì ngủ che tâm không hiểu gì,
Tội lỗi như vậy đâu được ngủ”!
Các nhân duyên nhưvậy, là mắng trách thùy miên cái.
Trạo hối cái: trạo là dao động, phá hại tâm xuất gia, nhưngười nhiếp tâm, cònkhông thể trụđược, huống chi dao động, tán loạn. Người dao động tán loạnnhưvoi say không móc câu, nhưlạc đà sức mũi, không thể cấm chỉ, nhưkệ nói:
“Ngươi đã cạo đầu mặc cà-sa,
Cầm bình bát gốm đi khất thực,
Tại sao vui đắm sự trạo hý,
Ðã không pháp lợi, mắt thể lạc”.
Hối là nhưngười phạm tội lớn, thường ôm lòng sợ hãi, mũi tên hối hận găm vào lòng, cứng không thể nhổ, nhưkệ nói:
“Không nên làm mà làm,
Nên làm mà không làm,
Lửa hối não thiêu đốt.
Ðời sau đọa ác đạo.
Nếu người tội biết hối,
Hối rồi nên phóng xả,
Như vậy tâm an vui,
Không nên thường chớ nhặt.
Có hai thứ hối hận,
Không làm hoặc đã làm,
Do thế, hối dính tâm,
Ấy là tướng người ngu.
Không vì tâm hối hận,
Không làm mà hay làm,
Các việc ác đã làm,
Không thể khiến không làm”.
Các nhân duyên nhưvậy, là mắng trách trạo hối cái.
Nghi cái là nghi ngờ che lấp nên không được định tâm đối với các pháp. Ðịnh tâm không có nên đối với Phật pháp trống không, không được gì. Ví nhưngười đi vào núi báu, nếu không có tay thì không thể lấy được gì. Nhưbài kệ nói về nghĩa “Nghi” rằng:
“Như người ở đường rẽ,
Nghi hoặc không chỗ tới,
Ðối các pháp thật tướng,
Nghi hoặc cũng như vậy.
Vì nghi không cần cầu.
Thật tướng của các pháp,
Nghi ấy từ si sanh,
Tệ ác trong tệ ác.
Trong pháp thiện bất thiện,
Sanh, tử và Niết-bàn,
Là pháp quyết thật có,
Nơi đó chớ sanh nghi.
Ngươi nếu sanh tâm nghi,
Thần chết, sứ ngục trói,
Như Sư tử bắt Nai,
Không thể được giải thoát.
Ở đời tuy có nghi,
Nên theo pháp diệu thiện,
Ví như xem đường rẽ,
Ðường tốt ấy nên đi”.
Các nhân duyên nhưvậy nên xả bỏ nghi.
Bỏ được năm cái (ngăn che) ấy, nhưmắc nợ được thoát, bệnh nặng được lành, ở chỗ đói khát được đến nước giàu, nhưtừ ngục được ra, nhưtrong chỗ giặc ác được tự thoát khỏi, an ổn không hoạn nạn. Hành giả cũng nhưvậy, trừ bỏ năm cái thì tâmđược an ổn, thanh t ịnh khoái lạc. Ví nhưmặt trơøi, mặt trăng bị năm thứ che mờ là khói, mây, bụi, mù, tay La-hầu A-tu-la che, thời không thể soi sáng. Tâm người cũng nhưvậy, bị năm cái che ngăn tự mìnhkhông lợi cũng không thể ích người.
Nếu hay qưởtrách năm dục, trừ năm cái, hành năm pháp là dục, tinh tấn, niệm, xảo tuệ, nhất tâm, hành năm pháp này thời được năm chi, thành tựu Sơthiền.
Dụclà muốn ra khỏi dục giới, muốn được Sơthiền.
Tinh tấn là xuất gia trì giới, đầu đêm, cuối đêm chuyên tinh khônggiải đãi, tiết chế ăn uống, nhiếp tâm không cho dong ruổi, tán loạn.
Niệm là nghĩ tới cái vui ở Sơthiền, biết dục giới bất tịnh, cuồng loạn, mê hoặc, đáng hèn, còn Sơthiền là tôn trọng đáng quý.
Xảo tuệ là quán sát, so lường với cái vui ở dục giới, cái vui ở Sơthiền nặng nhẹ, được mất.
Nhất tâm là thường buộc tâm vào trong một duyên không cho phân tán.
Lại nữa, chuyên cầu Sơthiền, phóng xả cái vui dục giới. Ví nhưsợ kẻ oán muốn diệt trừ thời không bị oán làm hại. NhưPhật vì kẻ Bà-la-môn đắm dục nói: “Ta vốn quán sát dục, dục là sợ hãi, là nhân lo khổ; dục là ít vui nhiều khổ; dục là lưới ma, ràng buộc khó ra, dục thiêu đốt, khô kiệt các thứ vui. Ví nhưrừng cây, bốn bề bốc lửa; dục nhưtới hố lửa rất đáng sợ hãi, nhưép bức rắn độc, nhưgiặc oán rút dao, nhưác La-sát, nhưđộc ác vào miệng, nhưuống nước đồng sôi, nhưba dòng voi điên, nhưđi tới hố sâu lớn, nhưsưtử chặn đường, nhưcá Ma-kiệt hả miệng, các dục cũng nhưvậy, rất đáng sợ hãi. Nếu đắm trước các dục, khiến cho người khổ não. Người đắm dục cũng nhưngục tù, nhưnai giữa vòng vây, nhưchim mắc lưới, nhưcá nuốt câu, nhưbeo bắt chó, nhưquạ giữa đàn chim cắt, nhưrắn gặp heo rừng, nhưchuột ở giữa mèo, nhưbọn mù đi tới hố, nhưruồi đậu dầu nóng, nhưngười yếu đuối ra trận, nhưngười khèo chân gặp lửa, nhưvào sông nước mặn sôi, nhưliếm mật dính đầu lưỡi dao, nhưthái thịt giữa ngã tưđường, nhưvải mỏng phủ rừng dao, nhưhoa che bất tịnh, nhưmật bôi bình độc, nhưhòm rắn độc, nhưmộng hưdối, nhưvay mượn phải trả về, nhưtrò huyễn gạt trẻ con, nhưlửa không thật, nhưchìm nước lớn, nhưthuyền vào miệng cá Ma-kiệt, nhưmưa đá hại lúa, nhưsấm sét đánh người. Các dục cũng nhưvậy, hưdốikhông thật, không bền không mạnh, vui ít khổ nhiều. Dục là Ma quân phá công đức thiện, thường cướp hại chúng sanh. Nhưvậy là các thí dụ về dục.
Mắng năm dục, trừ năm cái, hành năm pháp được đến Sơthiền.
Hỏi: Tám bội xả, tám thắng xứ và mười nhất thiết nhập, bốn vô lượng tâm, các định tam muội, những định nhưvậy, sao không gọi là Ba-la-mật, mà chỉ gọi thiền Ba-la-mật?
Ðáp: Công đức của các định ấy, đều là tưduy tu. Thiền Trung hoa nói là Tưduy tu, nói thiền Ba-la-mật là bao gồm tất cả.
Lại nữa, Thiền tối đại nhưvua, nói thiền là gồm tất cả, nói định thời không gồmđược, vì sao? Trong Tứ thiền, trí và định ngang nhau nên vui: Vị đáo địa, Trung gian địa, trí nhiều mà định ít. Ðịnh vô sắc giới thì định nhiều mà trí ít, nên các chỗ này không vui. Ví nhưxe một bánh mạnh, một bánh yếu, thời không đi an ổn, trí và định không ngang nhau cũng nhưvậy.
Lại nữa, nơi Tứ thiền có bốn đẳng tâm, năm thần thông, tám bội xả, tám thắng xứ, mười nhất thiết xứ, vô tránh tam muội, nguyện trí, đỉnh thiền, tự tại định, luyện thiền, mười bốn biến hóa tâm, ban châu ban, các tam muội Thủ Lăng Nghiêm, v.v... của Bồ-tát, lược nói thời có một trăm hai mươi, còn các tam muội bất động v.v... của chưPhật lược nói thời có một trăm lẻ tám, và Phật đắc đạo, xả thọ mạng, các công đức diệu định nhưvậy, đều ở trong Thiền cả. Do vậy, nên gọi Thiền là Ba-la-mật, các định khác không gọi là Ba-la-mật.
Hỏi: Trước đây, ông nói mắng năm dục, trừ năm cái, hành năm pháp,được Sơthiền, tu việc gì, nương đạo gì có thể được Sơthiền?
Ðáp: Nương bất tịnh quán và các môn định An-na-ban-na... Nhưbài kệ thiền nghĩa trong thiền kinh nói:
“Lìa dục và ác pháp,
Có giác và có quán,
Ly sanh được hỷ lạc,
Người ấy vào Sơ thiền.
Ðã được lìa lửa dâm,
Thời được định trong mát,
Như người rất nóng bức,
Vào ao lạnh thời vui.
Như nghèo được kho báu,
Hỷ giác làm động tâm,
Phân biệt, ấy là quán.
Vào Sơ thiền cũng vậy.
Biết giác quán loạn tâm,
Tuy thiện mà phải lìa,
Như nước lớn đứng lặng,
Sóng dậy cũng không thấy.
Ví nhưngườ i rất mệt,
Khi an ổn nằm ngủ,
Nếu có tiếng kêu gọi,
Thì tâm rất não loạn.
Khi nhiếp tâm vào thiền,
Vì giác quán làm não,
Cho nên trừ giác quán,
Ðược vào nhất thức xứ.
Nhờ nội tâm thanh tịnh,
Ðịnh sanh được hỷ lạc,
Ðược vào Nhị thiền đây,
Hỷ tâm mạnh rất vui.
Nhất tâm đệ nhất định,
Yên lặng không niệm gì,
Sợ hỷ muốn bỏ nó,
Cũng như bỏ giác quán.
Do thọ nên có hỷ,
Mất hỷ thời sanh lo,
Lìa hỷ lạc thân thọ.
Xả niệm và phương tiện.
Thánh nhân hay xả được,
Người khác xả là khó,
Nếu biết lạc là nạn.
Thấy bất động rất yên.
Ưu hỷ trước đã trừ,
Khổ lạc nay cũng dứt,
Xả niệm tâm thanh tịnh,
Vào trong đệ Tứ thiền.
Lạc trong đệ Tam thiền,
Vô thường động nên khổ,
Trong dục giới đoạn ưu,
Sơ Nhị thiền trừ hỷ.
Cho nên Phật Thế Tôn,
Nói trong đệ Tứ thiền,
Trước đã đoạn ưu hỷ,
Nay được trừ khổ lạc”.
Lại nữa, trì giới thanh tịnh, nhàn cưmột mình, nhiếp giữ các căn, đầu đêm cuối đêm chuyên tinh suy nghĩ, vứt bỏ thú vui bên ngoài, lấy thiền làm vui, lìa các dục và pháp bất thiện, nương vị đáo địa được Sơthiền. Sơthiền, nhưtrong luận tạng nói: Thiền có bốn thứ: 1- Vị tương ưng, 2- Tịnh, 3- Vô lậu, 4- Năm uẩn do báo đắc nhiếp thuộc Sơthiền, trong ấy hành giả vào tịnh vô lậu. Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền cũng nhưvậy. NhưPhật nói: “Nếu có Tỳ-kheo lìa các dục và pháp ác bất thiện, có giác có quán, ly dục sanh hỷ lạc vào Sơthiền”.
Các dục là năm dục ái trước nhưsắc v.v... Suy nghĩ phân biệt, mắng trách dục nhưtrước nói. Pháp ác bất thiện là năm cái nhưtham dục v.v...
Lìa hai việc trong ngoài ấy nên được Sơthiền. Tướng của Sơthiền là có giác có quán, hỷ lạc, nhất tâm. Có giác có quán là được công đức thiện pháp chưa từng được của trong Sơthiền, nên tâm rất kinh ngạc tỉnh ngộ, thường bị lửa dục thiêu đốt, nên khi được Sơthiền nhưngười vào ao nước trong mát, lại nhưngười nghèo bỗng được kho báu. Hành giả suy nghĩ phân biệt về tội lỗi ở Dục giới và biết công đức lợi ích của Sơthiền rất nhiều, tâm rất hoan hỷ; ấy gọi là có giác có quán.
Hỏi: Có giác có quán là một pháp hay hai pháp?
Ðáp: Hai pháp, thô tâm mới nghĩ đến, ấy gọi là giác. Tế tâm phân biệt kỷ, ấy gọi là quán. Ví nhưđánh chuông, khi tiếng mới phát lớn, ấy là giác, sau tiếng nhỏ lần, ấy gọi là quán.
Hỏi: Nhưluận nói: “Từ Dục giới cho đếnSơthiền, trong một tâm có giác quán tương ưng, sao nay nói thô tâm mới nghĩ đến gọi là giác, tế tâm phân biệt kỷ gọi là quán ?
Ðáp: Hai pháp tuy ở một tâm mà hai tướng không đều, khi “giác” thời “quán” không rõ ràng, khi “quán” thời “giác” không rõ ràng. Ví nhưkhi mặt trời mọc thì các sao không hiện ra. Hết thảy tâm tâm số pháp tùy thời mà đặt tên cũng nhưvậy. NhưPhật nói: “Nếu đoạn được một pháp. Ta ấn chứng cho chứng được A-na-hàm”. Một pháp đó là xan tham. Ðúng thật nên phải nói là đoạn hết năm hạ phần kiết thời chứngđược A-na-hàm. Thế sao đây nói chỉ đoạn một pháp? Vì người ấy xan tham nhiều hơn, các kiết sử khác đều từ nơi tham sanh ra, cho nên xan tham hết thì các kiết sử cũng đoạn. Giác và quán cũng nhưvậy. Hành giả biết các giác quán ấy, tùy là thiện pháp nhưng nó làm nhiễu loạn định tâm. Vì tâm muốn lìa nên mắng giác quán ấy. Nghĩ rằng: “Giác quán nhiễu động thiền tâm, ví nhưnước trong, sóng nổi dậy thời không trông thấy gì. Lại nhưngười mỏi mệt được nghỉ muốn ngủ, người bên cạnh kêu gọi thời rất não loạn. Khi nhiếp tâm nội định bị giác quán làm lay động cũng nhưvậy. Các thứ nhân duyên nhưvậy, mắng trách giác quán, giác quán dứt, bên trong thanh tịnh, cột tâm một chỗ, không giác không quán, định sanh hỷ lạc, vào nhị thiền. Ðã được nhị thiền thời được sự hỷ lạc vô tỷ chưa từng được của trong nhị thiền.
Giác quán diệt là biết tội lỗi của giác quán nên diệt; bên trong thanh tịnh là vào sâu thiền định, tin rằng xả giác quán của Sơthiền thời sự lợi ích trọng đại, sự mất rất ít, sự được rất nhiều. Buộc tâm vào một duyên, nên gọi là bên trong thanh tịnh. Hành giả quán tội lỗi của hỷ cũng nhưgiác quán, tùy chỗ có hỷ, hễ nhiều hỷ là nhiều ưu, vì cớ sao? Nhưngười nghèo được của báu hoan hỷ vô lượng, một mai bị mất thì ưu cũng sâu, hỷ liền chuyển thành ưu, cho nên, nên xả. Lìa hỷ ấy nên hành xa niệm trí, thọ thân lạc, lạc ấy Thánh nhân có thể được có thể xả, nhất tâm ở nơi lạc, vào đệ Tam thiền.
Xả là xả hỷ tâm không còn hối tiếc. Niệm trí là đãđược cái vui Tam thiềnkhông làm cho sanh hoạn nạn đối với lạc. Thọ thân lạc là cái vui Tam thiềnlan khắp toàn thân đều lãnh thọ. Thánh nhân có thểđược xả là, cái vui ấy là nhất của thế gian hay làm phát sanh tâm đắm trước, kẻ phàm phu ít ai xả được. Do vậy nên Phật nói: “Quả báo của sự thực hành lòng từ là thứ nhất của trong Biến-tịnh-địa (Biến-tịnh-thiên). Hành giả quán xét cái lỗi của lạc cũng nhưcái lỗi củahỷ, biết chỗ tâm bất động là tối đệ nhất, chỗ có lay động thời là có khổ. Hành giả vìcái vui đệ Tam thiềnlay động nên cầu chỗ bất động. Vì dứt khổ lạc trước nên dứt ưu hỷ, không khổ không vui, xả niệm thanh tịnh, vào đệ Tứ thiền.
Trong đệ Tứ thiềnấy, không khổ không vui, chỉ có trí tuệ bất động, vì vậy nên nói đệ Tứ thiền là xả niệm thanh tịnh. Ở đệ Tam thiền có cái vui làm lay động nên nói là khổ, cho nên trong đệ Tứ thiền nói có cái vui dứt khổ.
NhưPhật nói: “Qua khỏi hết thảy sắc tướng, không tưởng niệm biệt tướng, diệt hữu đối tướng vào Vô biên hưkhông xứ”.
Hành giả nghĩ rằng: “Nếu không sắc thời không có cái khổ đói khát, lạnh nóng, thân sắc ấy thô trọng tệ ác, hưdối không thật, do nhân duyên đời trước hoà hợp được thân quả báo này, là chỗ ở của các khổ não, làm sao thoát khỏi được thân nạn này? Nên quán thân này trong thân trống không, thường quán thân không, nhưcái lồng, nhưnồi đất, thường niệm nhớ không bỏ thời được qua khỏi sắc, không còn thấy thân. Giống nhưnội không, ngoại không cũng vậy. Bấy giờ có thể quán vô lượng vô biên hưkhông. Ðược quán ấy rồi không khổ không lạc, tâm ấy càng tăng, nhưchim nhốt trong bình, bình vỡ được bay ra; ấy gọi là Ðịnh không xứ.
Không ấyvô biên vô lượng, lấy thức duyên theo, duyên nhiều thời tán loạn, có thể phá định. Hành giả quán hưkhông, duyên thọ, tưởng, hành, thức nhưbệnh, nhưung, nhưghẻ, nhưgai nhọn, vô thường, khổ, không, vô ngã, giả dối, hòa hợp thời có, chẳng phải thật có. Niệm nhưvậy xong xả tâm duyên hưkhông mà chỉ duyên thức.
Thế nào mà duyên? Thức hiện tiền duyên đến vô lượng vô biên thức quá khứ, vị lai. Thức ấy vô lượng vô biên nhưhưkhông vô lượng vô biên; ấy gọi là Ðịnh thức xứ.
Thức ấy vô lượng vô biên, lấy thức duyên theo, thức nhiều thời tán loạn, có thể phá định. Hành giả quánduyên thức, thọ tưởng hành thức nhưbệnh, nhưung, nhưghẻ, nhưgai nhọn, vô thường, khổ, không, vô ngã, giả dối hòa hợp mà có, chẳng phải thật có. Nhưvậy quán rồi thời phá thức tướng, ấy là mắng trách thức xứ, tán thán vô sở hữu xứ, phá các thức tướng, cột tâm ở trong vô sở hữu xứ, ấy gọi là Ðịnh vô sở hữu xứ.
Vô sở hữu xứ duyên thọ, tưởng, hành, thức nhưbệnh, nhưung, nhưghẻ, nhưgai nhọn, vô thường, khổ, không, vô ngã, giả dối hòa hợp mà có, chẳng phải thật có. Nhưvậy, tưduy vô tưởng xứ nhưung, hữu tướng xứ nhưbệnh, nhưung, nhưghẻ, nhưgai nhọn, diệu xứ đệ nhất là Phi-hữu-tưởng-phi-vô-tưởng-xứ.
Hỏi: Phi-hữu-tưởng-phi-vô-tưởng-xứ có thọ, tưởng, hành, thức tại sao nói Phi-hữu-tưởng-phi-vô-tưởng?
Ðáp: Trong ấy có tưởng, song vi tế khó biết, nên gọi là Phi-hữu-tưởng, song có tưởng nên gọi là Phi-vô-tưởng. Tâm phàm phu cho ở đó là được thật tướng các pháp, ấy là Niết-bàn, còn trong Phật pháp tuy biết ở đó có tưởng, song nhân vì tên gọi cũ của nó, nên gọi làPhi-hữu-tưởng-phi-vô-tưởng.
Hỏi: Thế nào là Vô tưởng?
Ðáp: Vô tưởng có ba là vô tưởng định, diệït thọ tưởng định và vô tưởng thiên. Người phàm phu muốn diệït tâm để vào vô tưởng định, còn đệ tử Phật muốn diệt tâm để vào Diệt thọ tưởng định.
Các thiền định ấy có hai thứ, hoặc hữu lậu hoặc vô lậu. Hữu lậu là sở hành của phàm phu, nhưtrước đã nói. Vô lậu là mười sáu thánh hành. Nếu là hữu lậu đạo thì nương thượng địa mà lìa cái dục của hạ địa. Nếu vô lậu đạo thì lìa cả cái dục của tự địa và thượng địa. Vì vậy phàm phu ở Hữu đỉnh xứ khôngđược ly dục, vì không còn có thượng địa để nương. Nếu đệ tử Phật muốn lìa cái dục củadục giới. Phiền nãocủaDục giới thuộc loại tưduy đoạn có chín bậc thượng, trung, hạ, là thượng thượng, thượng trung, thượng hạ, trung thượng, trung trung, trung hạ, hạ thượng, hạ trung, hạ hạ. Ðể đoạn chín bậc ấy, đệ tử Phậthoặc nương hữu lậu đạo, cầu được Sơthiền. Bấy giờ ở trong chín vô ngại đạo (chín vô gián đạo), tám giải thoát đạo, của vị đáo địa, hiện tại tu hữu lậu đạo, vị lai tu hữu lậu vô lậu đạo. Trong giải thoát đạo thứ chín ở vị đáo địa, hiện tại tu hữu lậu đạo, vị lai tu vị đáo địa hữu lậu, vô lậu đạo và hữu lậu của biên địa Sơthiền. Nếu vô lậu đạo muốn được Sơthiền cũng nhưvậy. Nếu nương hữu lậu đạo, lìa cái dục của Sơthiền, nơi biên địa của đệ Nhị thiền, trong chín vô ngại đạo, tám giải thoát đạo, hiện tại tu Nhị thiền biên địa hữu lậu, vị lai tu Nhị thiền biên địa hữu lậu đạo, cũng tu Sơthiền vô lậu và quyến thuộc. Trong giải thoát đạo thứ chín, nơi biên địa của đệ Nhị thiền, hiện tại tu Nhị thiền biên địa hữu lậu đạo, vị lai tu Nhị thiền biên địa, Sơthiền vô lậu và quyến thuộc, Nhị thiền tịnh vô lậu. Nếu vô lậu đạo, lìa cái dục của Sơthiền trong chín vô ngại đạo, tám giải thoát đạo, hiện tại tu vô lậu đạo nơi tự địa, vị lai tu Sơthiền và quyến thuộc hữu lậu vô lậu đạo. Trong giải thoát đạo thứ chín, hiện tại tu vô lậu đạo nơi tự địa, vị lai tu Sơthiền và quyến thuộc hữu lậu vô lậu đạo, và tu Nhị thiền tịnh vô lậu, cho đến khi Vô sở hữu xứ lìa dục cũng nhưvậy. Khi ở Phi-hữu-tưởng-phi-vô-tưởng lìa dục, thì trong chín vô ngại đạo, tám giải thoát đạo chỉ tu hết thảy vô lậu đạo. Trong giải thoát đạo thứ chín, tu thiện căn của tam giới và vô lậu đạo, trừ vô tâm định.
Tu có hai thứ: 1- Ðắc tu; 2- Hành tu. Ðắc tu là trứơc vốn không được mà nay được, đờivị lai tu việc mình cũng tu việc khác. Hành tu là đã từng tu, trong hiện tại tu, vị lai cũng tu, không tu việc khác. Nhưvậy là lối tu trong các thứ thiền định.
Lại nữa, tướng của thiền định lược nói có hai mươi ba thứ, đó là támvị thiền, támtịnh thiền, bảy vô lậuthiền.
Lại có sáu nhân: Tương ưng nhân, cọng nhân, tương tợ nhân, biến nhân, báo nhân, danh nhân, mỗi mỗi đều vô lậu.
Bảy vô lậu nhân là tương tợ vô lậu, trong tự địa tăng thêm vô lậu tương ưng và nhân cọng hữu. Sơvị định sơvị định nhân, cho đến hậu vị định hậu vị định nhân. Tịnh cũng nhưvậy.
Bốn duyên là nhân duyên, thứ đệ duyên, duyên duyên, tầng thượng duyên. Nhân duyên nhưtrên đã nói.
Sơthiền vô lậuđịnh, thứ lớp sanh sáu định: 1- Sơthiềntịnh, 2- Vô lậu, 3- Nhị thiền tịnh, 4- Vô lậu, 5- Tam thiền tịnh, 6- Vô lậu.
Nhị thiền vô lậuđịnh thứ lớp sanh tám định: 1- Tự địa tịnh, 2- Vô lậu, 3- Sơthiền tịnh, 4- Vô lậu, 5- Tam thiền tịnh, 6- Vô lậu, 7- Tứ thiền tịnh, 8- Vô lậu.
Tam vô lậuđịnh thứ lớp sanh mười định là ở Tự địa có hai, ở Hạ địa có bốn, ở Thượng địa có bốn. Ðệ tứ thiền và Không xứ cũng thứ lớp sanh mười định nhưvậy.
Thức xứ vô lậuđịnh, thứ lớp sanh chín định là ở Tự địa có hai, ở Hạ địa có bốn, ở Thượng địa có ba.
Vô sở hữu xứ vô lậuđịnh, thứ lớp sanh bảy định là ở Tự địa có hai, ở Hạ địa có bốn, ở Thượng địa có một.
Phi-hữu-tưởng-phi-vô-tưởng-xứthứ lớp sanh sáu tâm là ở Tự địa có hai, ở Hạ địa có bốn. Các tịnh địa khác cũng nhưvậy. Lại đều lợi ích tự địa vị.
Sơthiền vị thứ lớp có hai là vị và tịnh, cho đến Phi tưởng phi phi tưởng xứvị cũng nhưvậy.
Tịnh vàvô lậu thiền, hết thảy xứ đều duyên. Vị thiền duyên vị trong tự địa, cũng duyên tịnh, ái, vì không có vô lậu duyên, nên không duyên vô lậu.
Tịnh và vô lậu căn bản vô sắc định, không duyên hữu lậu của hạ địa. Danh nhân và Tăng thượng duyên thông hết thảy định.
Bốn vô lượng tâm, tám bội xả, tám thắng xứ, và tám nhất thiết xứđều duyên dục giới.
Năm thần thông thì duyên dục giới, sắc giới, ngoài ra đều tùy theo chỗ thích hợp mà duyên.
Diệt thọ tưởng định thì không duyên gì. Trong Tứ thiền có luyện pháp, lấy vô lậu luyện hữu lậu, nên được Tứ thiền tâm tự tại. Lấy vô lậu đệ Tứ thiền luyện hữu lậu đệ Tứ thiền, vậy sau đệ Tam, đệ Nhị, đệ Nhất thiền đều lấy tự địa vô lậu luyện tự địa hữu lậu.
Hỏi: Sao gọi là luyện thiền?
Ðáp: Các thánh nhân thíchvô lậu định, không thích hữu lậu. Khi ly dục, tịnh hữu lậu không thích mà tự được. Nay muốn trừ cấu uế đó nên lấy vô lậu để luyện nó. Ví nhưluyện vàng bỏ cấu bẩn, vô lậu luyện hữu lậu cũng nhưvậy. Từ vô lậu thiền khởi dậy, nhập vào tịnh thiền, luôn luôn nhưvậy gọi là luyện. Lại nữa, trong cácthiềncó đảnh thiền. Sao gọi là đảnh? Có hai loại A-la-hán là hoại pháp và bất hoại pháp. Bất hoại pháp A-la-hánđược tự tại đối với hết thảy thiền định sâu xa, có thể phát khởi đỉnh thiền. Ðược đỉnh thiền ấy, có thể chuyển sự sống lâu thành giàu sang, chuyển sự giàu sang thành sống lâu.
Lại có nguyện trí, tứ biện, vô tránh tam muội.
Nguyện trí là nguyện muốn biết việc ba đời, tùy sở nguyện thời đều biết được. Nguyện trí này nhiếp vào hai nơi là dục giới và đệ Tứ thiền.
Tứ biện là pháp biện, từ biện thì nhiếp vào hai nơi là dục giới và Sơthiền; nghĩa biện và lạc thuyết thì nhiếp vào chín nơi là dục giới, bốnthiền, bốn vô sắc định.
Vô tránh tam muội là làm cho tâm người kháckhông khởi tranh cãi, nó nhiếp vào năm nơi là dục giới và bốn thiền.
Hỏi: Ðược các thiền còn có pháp khác nữa ư?
Ðáp: Vì định sanh cũngđược, thối cũng được. Tịnh thiền thì khi sanh được, khi ly dục được, khi vô lậu ly dục được, khi thối được.
Chín địa vô lậu định là bốnthiền, ba vô sắc định, vị đáo địa thiền, trung gian thiền, có thể đoạn kiết sử. Ở vị đáo địa thiền, trung gian thiền có xả căn tương ưng. Nếu người thành tựu thiền, tâm biến hoá của hạ địa cũng thành tựu. Nhưsơthiền thành tựu tâm biến hóa, một là Sơthiền, hai là Dục giới, Nhị thiền có ba, Tam thiền có bốn, Tứ thiền có năm, nếu trong Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền khi muốn nghe, thấy, xúc, chạm đều dùng thức của trời Phạm thế, khi thức diệt thì ngưng.
Bốn vô lượng tâm, năm thần thông, tám bội xả, tám thắng xử, mười nhất thiết nhập, chín thứ đệ định, chín tưởng, mười tưởng, ba tam muội, ba giải thoát môn, ba vô lậu căn, ba mươi bảy phẩm trợ đạo. Các công đức nhưvậy, đều từ trong thiền Ba-la-mật phát sanh. Trong đó nên rộng nói.
Hỏi: Nên phải nói là Thiền Ba-la-mật, cớ sao chỉ nói thiền?
Ðáp: Thiền là gốc của Ba-la-mật. Ðược thiền ấy rồi thương xót chúng sanh, trong nội tâm có các diệu lạc của thiền định nhưng không biết cầu, nên mới cầu cái vui ở trong pháp khổ bất tịnh bên ngoài. Quán nhưvậy rồi sanh tâm đại bi, lập thệ nguyện rộng lớn” “Ta sẽ làm cho chúng sanh đềuđược cái vui bên trongthiền định, lìa cái vui bất tịnh. Nương cái vui thiền định, rồi tiếp đến làm cho được cái vui của Phật đạo”. Bấy giờ thiền được gọi là Ba-la-mật.
Lại nữa, ở trong thiền ấy, không vì lãnh thọ thiền vị, không vì cầu quả báo, không vì tùy báo sanh ra, mà vì điều phục tâm nên nhập thiền, dùng trí tuệ phương tiện sanh trở lại dục giới, độ thoát hết thảy chúng sanh,bấy giờ thiền được gọi là Ba-la-mật.
Lại nữa, Bồ-tát nhập thiền định sâu xa, hết thảy trời người không thể biết được tâm Bồ-tát nương dựa đâu, duyên đâu, trong các pháp thấy nghe hay biết, tâm không lay động, nhưtrong Kinh Tỳ-ma-la-cật(Duy-m a-cật) vì Xá-lợi-phất mà nói pháp an tọa, không nương dựa thân, không nương dựa tâm, không nương dựa ba cõi. Ở trong ba cõi không tìm thấy thân tâm, nhưvậy là an tọa.
Lại nữa, nếu người nghe nói cái vui thiền định hơn cái vui cõi người, cõi trời, bèn bỏ cái vui ngũ dục mà cầu thiền định. Ấy là tự cầu làm lợi mình, không đủ cho là lạ. Bồ-tát thờikhông nhưthế, chỉ vì đem vui cho chúng sanh nên làm cho tâm từ bi thanh tịnh, không bỏ chúng sanh.
Bồ-tát thiền, trong thiền phát tâm đại bi, thiền có cái vui cực diệu bên trong, nhưng chúng sanh thì bỏ đi mà cầu cái vui bên ngoài. Ví nhưngười mù giàu lớn, có nhiều kho báu mà vì không biết, không thấy mà phải đi xin. Người trí thương xót người ấy có vật qúy mà không thể thấy biết, nên phải đi xinngười khác. Chúng sanhcũng nhưvậy, trong tâm có nhiều cái vui thiền định màkhông biết phát huy, trở lại cầu cái vui bên ngoài.
Lại nữa, Bồ-tát biết thật tướng các phápnên vào thiền, trong lòng an ổn không đắm thiền vị, các ngoại đạo khác tuy vào thiền định, mà tâm không an ổn, khôngbiết thật tướng các phápnên đắm trước thiền vị.
Hỏi: A-la-hán, Bích-chi Phật đều không đắm trước thiền vị, cớ sao không được ThiềnBa-la-mật?
Ðáp: A-la-hán, Bích-chi Phật tuy không đắm trước thiền vị, song không có tâm đại binên không gọi làthiềnBa-la-mật. Lạikhông thể hành hết các thiền, còn Bồ-tát thì hành hết các thiền thô tế, lớn nhỏ, sâu cạn, nội duyên, ngoại duyên, hết thảy đều thực hành. Do vậy nên trong tâm Bồ-tátgọi làthiềnBa-la-mật, các người khác chỉ gọi là thiền. Lại nữa, Ngoại đạo, Thanh-văn, Bồ-tát đều được thiền định, nhưng trong thiền ngoại đạo có ba điều hoạn, hoặc đắm trước, hoặc tà kiến, hoặc kiêu mạn. Trong thiền Thanh-văn tâm từ bi mỏng, đối với các pháp không thể dùng lợi trí để thông đạt thật tướng các pháp, lo tốt riêng cho thân mình, dứt hết hạt giống phật. Còn trong thiền Bồ-tát không có việc ấy. Muốn tập họp hết thảy Phật pháp, nên ở trong thiềnmà không quên chúng sanh, cho đến côn trùng cũng thường gia niệm thương xót. Nhưđức Phật Thích-ca Văn-ni, vốn là tiên nhân búi tóc, gọi là Thượng-xà-lê, thường hành thiền thứ tư, hơi thở ra vào dứt, ngồi dưới một gốc cây cao chót bất động, chim trông thấy nhưvậy cho là cây, đẻ trứng trong búi tóc. Bồ-tát từ thiềnđịnh khởi giác, biết trên đầu có trứng chim, liền suy nghĩ: “Nếu ta đứng dậy chim mẹ chắc không còn đến, chim mẹ không đến trứng chim phải hỏng, liền vào thiền trở lại, cho đến khi chim con bay đi, mới đứng dậy.
Lại nữa, trừ Bồ-tát, các người khác với tâm dục giới không thể thứ lớp vào thiền. Bồ-tát thực hành thiềnBa-la-mật, với tâm dục giớithứ lớp vào thiền, vì cớ sao? Bồ-tát đời đời tu các công đức, tâm kiết sử mỏng, tâm mềm dịu vây.
Lại nữa, các người khác được trí tuệ biết tổng tướng các pháp mà có thể lìa dục, nhưquán vô thường, quánkhổ, quánbất tịnh. Bồ-tát có thể phân biệt được biệt tướng của hết thảyphápmà lìa dục. Nhưnăm trăm tiên nhân khi đang bay đi, nghe tiếng ca của con gái Khẩn-đà-la, sanh tâm đắm trước cuồng say, liền mất hết thần túc mà cùng một lúc rớt xuống đất. Lại nhưhàng Thanh-vănnghe tiếng ca hát gảy đàn của vua Khẩn-đà-la tên là Ðôn-luân-ma, đem thật tướng các phápmà tán thán Phật. Bấy giờ núi Tu-di và cây cối đều rung động, các đại đệ tử nhưÐại Ca-diếp v.v... đều không an ổn ngay trên chỗ ngối của mình. Thiên-nam Bồ-tát hỏi Ðại Ca-diếp: “Ông tuổi rất cao, tu hạnh đầu đà bậc nhất, nay vì sao không thể chế tâm an ổnđược?” Ðại Ca-diếpđáp: “Tôi đối với các dục của người và trời, tâm không khuynh động, nhưng đây là tiếng của vô lượng công đứcquả báo của Bồ-tát, lại là tiếng do trí huệ ban phát ra, nên không thể nhịnđược. Nếu gió bốn phương khởi lên thì không thể làm cho núi Tu-di động, nhưng khi kiếp tận gió Tỳ-lam thổi đến thời làm cho núi Tu-di lay động nhưcỏ mục.”
Do vậy nên biết Bồ-tát quán biệt tướng mà lìa được các dục, các người khác chỉ được gọi là thiền chứ không được gọi là Ba-la-mật.
Lại nữa, các người khác biết tâm Bồ-tát nhập thiền xuất thiền chứ không thể biết tâm khi trú thiền duyên đâu đến đâu, biết các pháp sâu cạn ra sao, chính A-la-hán, Bích-chi Phật còn không thể biết huống chi các người khác, ví nhưVoi chúa lội nước, khi vào khi ra, dấu chân thấy được, còn khi ở trong nước không thể biết được. Nếu được Sơthiền thì người đồng được Sơthiền biết được, nhưng không thể biết Bồ-tát nhập Sơthiền. Có người được Nhị thiền, quán biết được tâm người được Sơthiền rất rõ ràng nhưng không thể biết tâm Bồ-tát khi nhập Sơthiền. Cho đến Phi-hữu-tưởng-phi-vô-tưởng-xứ cũng nhưvậy.
Lại nữa, trong sự siêu việt tam muội, từ Sơthiền khởi đệ Tam thiền, từ Tam thiền khởi nhập Hư-không-xứ, từ Hư-không-xứ khởi nhập Vô-sở-hữu-xứ. Nhị thừa chỉ siêu việt được một chứ không thể siêu việtđược hai. Còn Bồ-tát thì tự tại siêu việt, từ Sơthiền khởi hoặc nhập Tam thiềnnhưlệ thường, hoặc nhập đệ Tứ thiền, hoặc nhập Không-xứ, Thức-xứ, Vô-sở-hữu-xứ, Phi-hữu-tưởng-phi-vô-tưởng-xứ, hoặc nhập Diệt-thọ-tưởng-định; từ Diệt-thọ-tưởng-định khởi hoặc nhập Vô-sở-hữu-xứ, hoặc Thức-xứ, Không-xứ, Tứ thiền cho đến Sơthiền, hoặc có khi vượt một bậc, có khi vượt hai bậc, cho đến vượt chín bậc. Hàng Thanh-văn không thể vượt hai bậc, vì cớ sao? Vì trí tuệ, công đức và sức thiền mỏng. Giống nhưhai loại Sưtử.Một huỳnh Sưtử, hai Sưtửbờm trắng. Huỳnh Sưtửtuy nhảyđược nhưng không bằng Sưtửchúa bờm trắng. Các nhân duyên nhưvậy, là phân biệt thiền Ba-la-mật.
Lại nữa, bấy giờ Bồ-tát, thường vào thiền định, nhiếp tâm bất động, không sanh giác quán, cũng có thể vì chúng sanh mười phương đem vô lượng âm thanh thuyết pháp để độ thoát; ấy gọi là Thiền Ba-la-mật.
Hỏi: Nhưtrong kinh nói: Trước có giác quán tưduy sau mới thuyết pháp, còn vào trong thiền địnhkhông có ngữ ngôngiác quán, thì không thể nói phápđược. Sao nay ông nói thường ở trong thiền địnhkhông khởi giác quán mà vẫn thuyết pháp cho chúng sanh?
Ðáp: Cách thức của người còn sanh tử khi nhập thiền định, trước do có giác quán về ngôn ngữ, sau mới thuyết pháp. Còn pháp thân Bồ-tát lìa thân sanh tử, biết hết thảypháp thường trú nhưtướng thiền định, không thấy sự tán loạn, pháp thân Bồ-tátbiến hóa ra vô lượng thân thuyết pháp cho chúng sanh, mà tâm Bồ-tátkhông phân biệt. Nhưđàn cầm của A-tu-la thường tự phát ra tiếng theo ý muốn, không phải có ai gảy, nó cũng không tán tâm, cũng không nhiếp tâm. Chỉ do phước đức quả báo sanh, tùy ý người mà phát ra tiếng. Pháp thân Bồ-tát cũng nhưvậy, không phân biệt, cũng không tán tâm, cũng không có tướng thuyết pháp. Ấy là do vô lượng phước đức, trí tuệ, thiền định, nên pháp thân Bồ-tát tùy chỗ ứng hợp mà phát ra pháp âm. Người có tâm xan tham nhiều, thì nghe âm thanh thuyết về bố thí; người phá giới, sân nhuế, giải đãi, loạn tâm, ngu si nhiều thì nghe âm thanh thuyết về trì giới, nhẫn nhục, thiền định, trí tuệ. Nghe pháp ấy rồi mỗi người tự suy nghĩ, dần dần do tam thừa mà được độ thoát.
Lại nữa, Bồ-tát quán hết thảy pháp hoặc loạn, hoặc tịnh, đều là tướng bất nhị, còn người khác thì từ nơi loạn mà cầu định, vì cớ sao? Vì trong pháp loạn thì khởi sân tưởng, trong pháp định thì khởi trước tưởng, nhưtiên nhân Uất-đà-la-ca được ngũ thông, ngày ngày bay đến trong cung vua mà ăn, được vương đại phu nhân theo đúng quốc pháp lạy xuống tiếp chân, tay phu nhân chạm đến, tiên nhân liền mất thần thông, theo vua xin xe để cỡi mà trở về chỗ cũ. Ði vào giữa rừng, lại cầu ngũ thông, nhất tâm chuyên chú, khi sắp chứng được, có con chim trên cây kêu cấp kíp, làm cho loạn ý, ông bỏ gốc cây đi đến bờ nước cầu nhập định, lại nghe tiếng quậy nứơc của bầy cá đấu nhau, ông ấy cầu nhập thiền mà không được, liền sanh sân nhuế: “Ta sẽ giết hết cá chim”. Ông ấy lâu về sau nhờ tưduy được định, sanh lên Phi-hữu-tưởng-phi-vô-tưởng-xứ. Tuổi thọ hết ở đây lại sanh xuống làm con cáo bay, giết hết cá chim, gây vô lượng tội, đọa vào ba ác đạo.
Ấy là do trong thiền định có tâm đắm trước. Ngoại đạo nhưthế, trong hàng đệ tử Phật cũng có nhưthế. Nhưmột Tỳ-kheo tu được Tứ thiền, sanh tâm tăng thượng mạn cho là được bốn đạo quả. Khi được Sơthiền thì cho là đắc Tu-đà-hoàn, khi được Nhị thiền thì cho là đắc Tư-đà-hàm, khi được Tam thiền thì cho là đắc A-na-hàm, khi được Tứ thiền thì cho là đắc A-la-hán. Ỷ vào đó mà ngừng lại, không cầu tiến nữa. Khi sắp mệnh chung, thấy tướng trung ấm của tứ thiền hiện đến bèn sanh tà kiến cho là không có Niết-bàn, Phật đã dối ta. Sanh ác tà kiến nhưvậy nên mất trung ấm của Tứ thiền bèn thấy tướng trung ấm của địa ngục A-tỳ. Các Tỳ-kheo hỏi Phật: “Tỳ-kheo tu A-la-nhã ấy mạng chung sanh về đâu?” Phật nói: “Người ấy sanh trong địa ngục A-tỳ”. Các Tỳ-kheo đều rất kinh ngạc lấy làm lạ hỏi: “Vị ấy tọa thiền trì giới, do đâu mà dẫn đến nhưvậy?” Phật nói: “Ông ấy tăng thượng mạn, vì khi được Tứ thiền thì cho là được bốn đạo quả. Khi sắp mệnh chung, thấy tướng trung ấm của Tứ thiền bèn sanh tà kiến, bảo là không có Niết-bàn: “Ta là A-la-hán mà phải sanh trở lại, nhưvậy Phật hưdối”. Khi ấy liền thấy tướng trung ấm của địa ngục A-tỳ. Mạng chung liền sanh trong địa ngục A-tỳ”. Lúc ấy Phật nói kệ:
“Ða văn, trì giới, thiền.
Chưa được vô lậu pháp,
Tuy có công đức ấy,
Việc ấy không thể tin”.
Tỳ-kheo ấy chịu khổ ở ác đạo. Cho nên biết chấp thủ loạn tướng thì dễ sanh các phiền não sân v.v... chấp thủ định tướng thì dễ sanh đắm trước. Bồ-tát không chấp thủ loạn tướng cũng không chấp thủ thiền định tướng. Tướng loạn và tướng định là một, nên gọi là Thiền Ba-la-mật. Nhưtướng Sơthiền là lìa dục, trừ cái, nhiếp tâm một chỗ. Bồ-tát lợi căn lấy trí tuệ quán sát, nên đối với năm cái không có gì phải buông xả, đối với tướng thiền địnhkhông có gì phải chấp thủ, vì tướng các pháp là không.
Tại sao đối với năm cái không có gì xả? Vì tham dục cái chẳng phải ở trong chẳng phải ở ngoài, cũng chẳng phải trung gian, vì cớ sao? Vì nếu nội pháp là có, thời không cần chờ ngoài mới sanh. Nếu ngoại pháp là có thời không có hoạn nạn đối với ta, nếu ở trung gian là có, thời trung gian là không có chỗ nhất định, cũng không từ đời trước đi đến, vì sao? Vì hết thảy các pháp không đến, nhưđồng tử không có lòng dục, nếu đời trước đã có, thời ngay khi nhỏ cũng phải có, vì sao? Vì biết đời trước không đến thì cũng không đến đời sau; chẳng từ các phương đến; cũng không thường tự có; chẳng phải trong một phần, cũng chẳng phải trong khắp thân; cũng chẳng từ năm trần đến; cũng chẳng từ năm căn ra, không từ đâu sanh, không từ đâu diệt. Tham dục ấy hoặc trước sanh, hoặc sau sanh, hoặc cùng một thời sanh, đều không đúng, vì sao? Vì nếu trước có sanh sau mới có tham dục, thế là không phải từ tham dục sanh, vì trước chưa có tham dục; nếu sau có sanh thời trước đã có tham dục, thời sanh mà không sanh gì cả; nếu cùng một thời sanh, thời không có sự sanh, không có chỗ sanh, vì sự sanh và chỗ sanh không có phân biệt.
Lại nữa, tham dục và người tham dục không phải một, không phải khác, vì cớ sao? Vì lìa sự tham dục không thể có được, lìa người tham dục thì sự tham dục không thể có được, nó chỉ từ nhân duyên hòa hợp mà sanh, Pháp do nhân duyên hòa hợp sanh tức là tự tánh không.
Nhưvậy sự tham dục và người tham dục khác nhau, là không thể có được. Còn nếu một thì giữa sự tham dục và người tham dục không phân biệt được. Các nhân duyên nhưvậy, tham dục sanh là không thể cóđược. Nếu pháp ấy đã không sanh thì pháp ấy cũng không diệt. Vì không sanh không diệt thời không định không loạn.
Quán tham dục cái nhưvậy cùng với thiền là một. Bốn triền cái khác cũng nhưthế. Nếu rõ được thật tướng các pháp, thời quán thấy năm triền cái không có gì, khi ấy liền biết thật tướngcủa năm triền cáilà thật tướngcủa thiền, thật tướngcủa thiền là thật tướngcủa năm triền cái.
Bồ-tát biết được năm dục và năm cái, thiền định và chi tướng của thiền nhưvậy không dựa vào đâu mà vào thiền định, ấy là Thiền Ba-la-mật.
Lại nữa, khi Bồ-tát hành Thiền Ba-la-mật, có năm Ba-la-mật kia hòa hợp giúp thành, ấy gọi là Thiền Ba-la-mật.
Lại nữa, do sức Thiền Ba-la-mật mà đắc thần thông, trong khoảnh khắc một niệm
không khởi định, mà có thể cúng dường mười phương chưPhật hương hoa, trân bảo các thứ.
Lại nữa, Bồ-tátdo sức Thiền Ba-la-mật, biến thân vô số khắp vào năm đường, lấy pháp Tam thừa giáo hóachúng sanh.
Lại nữa, Bồ-tátvào trong Thiền Ba-la-mật, trừ các ác bất thiện pháp mà vào Sơthiền cho đến Phi hữu tưởng phi vô tưởng định.
Tâm điều hoà nhu thuận, trong mỗi thiền thực hành đại từ bi, do nhân duyên từ bi, mà nhổ hết tội trong vô lượng kiếp. Ðược trí biết thật tướng chưpháp, nên được mười phương chưPhật và đại Bồ-tát hộ niệm.
Lại nữa, Bồ-tátvào trong Thiền Ba-la-mật, dùng thiên nhãn quán chúng sanh trong năm đường ở mười phương, thấy kẻ sanh trong sắc giới, thọ lạc của thiền định, trở lại bị đọa vào loài cầm thú chịu đủ thứ khổ, lại thấy chưthiên cõi Dục, tự vui thú với hương hoa trong ao thất bảo, sau bị đọa vào địa ngục sôi mặn. Lại thấy trong loài người kẻ đa văn, thế trí biện thông, vì không đắc đạo nên trở lại đọa vào loài heo dê súc thú, không biết gì cả. Những thân nhưthế, mất hết các thú vui lớn, bị khổ lớn, mất lợi lớn, vị suy lớn, mất hết tôn quý, bị ti tiện.
Ðối với các hạng chúng sanh ấy mà sanh bi tâm, dần dần lớn rộng, được thành đại bi, không tiếc thân mạng, chỉ vì chúng sanh nên siêng tu tinh tấn, để cầu Phật đạo.
Lại nữa, không loạn, không đắm trước gọi là thiền Ba-la-mật.NhưPhật bảo Xá-lợi-phất: “Bồ-tát trú trong Bát-nhã Ba-la-mật, thì đầy đủ Thiền Ba-la-mật, vìkhông loạn, không vị vậy”.
Hỏi: Sao gọi là loạn?
Ðáp: Loạn có hai: Một là tế, hai là thô. Tế loạn có ba: 1- Ái nhiều, 2- Mạn nhiều, 3- Kiến nhiều.
Thế nào là ái nhiều? Ðược cái vui thiền định, tâm ưa tham ái nhiều.
Thế nào là mạn nhiều? Khi được thiền tự cho việc khó đã thành được, để mà tự cao.
Thế nào là kiến nhiều? Dùng ngã kiến mà vào thiền định. Phân biệt chấp thủ tướng cho đây là thật, ngoài ra là vọng ngữ. Ba điều ấy gọi là vi tế loạn. Do nhân duyên đó mà thối thất thiền định, khởi lên ba độc, ấy là thô loạn. Vị là khi mới được thiền định một lòng ưa thích ấy là vị.
Hỏi: Hết thảy phiền não đều có thể làm ái nhiễm đắm trước, sao chỉ gọi là ái vị?
Ðáp: Ái với thiền tương tợ, vì cớ sao? Thiền thời nhiếp tâm kiên trụ, ái cũng chuyên tham đắm khó bỏ. Lại khi mới cầu thiền, tâm chuyên muốn được. Tánh của ái là ham muốn ưa vui, chuyên cầu mong tham muốn, cùng với thiền định không trái nhau. Ðã được thiền định, nhiễm đắmkhông bỏ, thì hoại thiền định, ví nhưbố thí vật cho người, lại mong quả báo hiện tiền, thời không phước đức; ở nơi thiền yên thân, yêu đắm nơi thiền, cũng lại nhưthế. Thế nên chỉ lấy ái làm thời vị, không lấy các kiết sử khác làm vị.
(Hết cuốn 17 theo bản Hán)