Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cuốn 70

16/04/201317:32(Xem: 13799)
Cuốn 70

Luận Đại Trí Độ
( Mahàprajnàparamitàsatra)

Tác giả:Nàgàrjuna (Long Thọ)
Dịch Phạn ra Hán:Cưu Ma La Thập
Dịch Hán ra Việt:Thích Thiện Siêu

Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam
Ấn hành 1997

---o0o---

Tập 4

Cuốn 70

KINH: Lại nữa, Tu bồ đề Phật do Bát nhã ba la mật thâm sâu mà như thật biết tâm số của chúng sanh ra khỏi, chìm đắm, co duỗi.

Bạch đức Thế Tôn, làm thế nào Phật do Bát nhã ba la mật thâm sâu mà như thật biết tâm số của chúng sanh ra khỏi, chìm đắm, co duỗi.

Phật dạy: Tâm số của chúng sanh ra khỏi, chìm đắm, co duỗi v.v... đều nương nơi sắc, thọ, tưởng, hành, thức phát sanh. Tu bồ đề, Phật từ nơi đó biết tâm số của chúng sanh ra khỏi, chìm đắm, co duỗi, nghĩa là biết tâm số của chúng sanh chấp "thần ngã và thế gian thường là sự thật, ngoài ra là vọng ngữ" Kiến chấp ấy nương nơi sắc mà có; chấp "thần ngã và thế gian vô thường, là sự thật ngoài ra là vọng ngữ", kiến chấp ấy nương nơi sắc mà có; chấp "thần ngã" và thế gian cũng thường cũng vô thường là sự thật, ngoài ra là vọng ngữ" kiến chấp ấy nương nơi sắc mà có; chấp "thần ngã và thế gian chẳng phải thường chẳng phải vô thường là sự thật, ngoài ra là vọng ngữ" kiến chấp ấy nương nơi sắc mà có.

Chấp "thần ngã và thế gian thưòng là sự thật, ngoài ra là vọng ngữ" kiến chấp ấy nưong nơi thọ mà có; chấp "thần ngã và thế gian vô thường là sự thật, ngoài ra là vọng ngữ:, kiến chấp ấy nương nơi thọ mà có; chấp "thần ngã và thế gian cũng thường cũng vô thường là sự thật, ngoài ra là vọng ngữ, kiến chấp ấy nương nơi thọ mà có; chấp "thần ngã và thế gian chẳng phải thường chẳng phải vô thường là sự thật, ngoài ra là vọng ngữ', kiến chấp ấy nương nơi thọ mà có.

Chấp "thần ngã và thế gian thường là sự thật, ngoài ra là vọng ngữ", kiến chấp ấy nương nơi tưởng mà có; chấp "thần ngã và thế gian vô thường là sự thật, ngoài ra là vọng ngữ", kiến chấp ấy nương nơi tưởng mà có; chấp "thần ngã thế gian cũng thường cũng vô thường là sự thật, ngoài ra là vọng ngữ", kiến chấp ấy nương nơi tưởng mà có; chấp "thần ngã và thế gian chẳng phải thường chẳng phải vô thường là sự thật, ngoài ra là vọng ngữ", kiến chấp ấy nương nơi tưởng mà có.

Chấp "thần ngã và thế gian thường là sự thật, ngoài ra là vọng ngữ", kiến chấp ấy nương nơi hành mà có; chấp "thần ngã và thế gian vô thường là sự thật, ngoài ra là vọng ngữ", kiến chấp ấy nương nơi hành mà có; chấp "thần ngã và thế gian cũng thường cũng vô thường là sự thật, ngoài ra là vọng ngữ", kiến chấp ấy nương nơi hành mà có; chấp "thần ngã và thế gian chẳng phải thường chẳng phải vô thường là sự thật, ngoài ra là vọng ngữ'. kiến chấp ấy nương nơi hành mà có.

Chấp "thần ngã và thế gian thường là sự thật, ngoài ra là vọng ngữ", kiến chấp ấy nương nơi thức mà có; chấp "thần ngã và thế gian vô thường là sự thật, ngoài ra là vọng ngữ", kiến chấp ấy nương nơi thức mà có; chấp "thần ngã cũng thường cũng vô thường là sự thật, ngoài ra là vọng ngữ', kiến chấp ấy nương nơi thức mà có; chấp "thần ngã và thế gian chẳng phải thường chẳng phải vô thường là sự thật, ngoài ra là vọng ngữ", kiến chấp ấy nương nơi thức mà có.

Chấp "thế gian hữu biên là sự thật, ngoài ra là vọng ngữ", kiến chấp ấy nương nơi sắc mà có; chấp "thế gian vô biên là sự thật, ngoài ra là vọng ngữ", kiến chấp ấy nương nơi sắc mà có; chấp "thế gian hữu biên vô biên là sự thật, ngoài ra là vọng ngữ", kiến chấp ấy nương nơi sắc mà có; chấp "thế gian chẳng phải hữu biên chẳng phải vô biên là sự thật, ngoài ra là vọng ngữ", kiến chấp ấy nương nơi sắc mà có. Nương thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy.

Chấp "thần ngã chính là thân", kiến chấp ấy nương nơi sắc mà có; chấp thần ngã khác, thân khác, kiến chấp ấy nương nơi sắc mà có. Nương nơi thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy.

Chấp"sau khi chết còn có như khứ là sự thật, ngoài ra là vọng ngữ", kiến chấp ấy nương nơi sắc mà có; chấp "sau khi chết không còn có như khứ là sự thật, ngoài ra là vọng ngữ", kiến chấp ấy nương nơi sắc mà có; chấp "sau khi chết hoặc có như khứ hoặc không có như khứ, là sự thật, ngoài ra là vọng ngữ", kiến chấp ấy nương nơi ắc mà có; chấp "sau khi chết chẳng phải có như khứ chảng phải không có như khứ là sự thật, ngoài ra là vọng ngữ", kiến chấp ấy nương nơi sắc mà có. Nương nơi thọ, tưởng, hành, thức, cũng như vậy.

Như vậy, Tu bồ đề, Phật do Bát nhã ba la mật thâm sâu mà như thật biết tâm số chúng sanh ra khỏi, chìm đắm, co duỗi.

* Lại nữa, Tu bồ đề, Phật biết tướng săc, biết tướng sắc thế nào? Là như như, như như chẳng hoại, không phân biệt, không có tướng, không có ức tưởng, không có hý luận, không có đắc, tướng sắc cũng như vậy.

Tu bồ đề, Phật biết tướng thọ, tưởng, hành, thức thế nào? Là như như, như như chẳng hoại, không phân biệt, không có tướng, không có ức tưởng, không có hý luận, không có đắc; tướng thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy.

Như vậy, Tu bồ đề, Phật biết tướng như như của chúng sanh và tướng như như của tâm số ra khỏi, chìm đắm, co duỗi. Tướng như của năm uẩn, tướng như của các hành tức là tướng như của hết thảy pháp.

Những gì là tướng như của hết thảy pháp? Ðó là sáu Ba la mật tướng như; sáu Ba la mật tướng như tức là ba mươi bảy phẩm tướng như; ba mươi bảy phẩm tướng như tức là "mười tám không" tướng như; "mười tám không" tướng như tức là tám bội xả tướng như; tám bội xả tướng như tức là chín định thứ đệ tướng như; chín định thứ đệ tướng như tức là Phật mười lực tướng như; Phật mười lực tướng như tức là bốn điều không sợ, bốn biện giải vô ngại, đại từ đại bi cho đến mười tám pháp không chung tướng như; mười tám pháp không chung tướng như tức là trí Nhất thiết chủng tướng như; trí Nhất thiết chủng tướng như tức là pháp thiện pháp bất thiện, pháp thế gian pháp xuất thế gian, pháp hữu lậu pháp vô lậu tướng như ; pháp hữu lậu pháp vô lậu tướng như tức là các pháp quá khứ, vị lai, hiện tại tướng như; các pháp quá khứ, vị lai, hiện tại tướng như tức là pháp hữu vi pháp vô vi tướng như; pháp hữu vi pháp vô vi tướng như tức là quả vị Tu đà hoàn tướng như; quả Tu đà hoàn tướng như tức là quả vị Tư đà hàm tướng như; quả vị Tư dà hàm tướng như tức là quả vị A na hàm tướng như; quả vị A na hàm tướng như tức là quả vị A la hán tướng như; quả vị A la hán tướng như tức là đạo Bích chi Phật tướng như; đạo Bích chi Phật tướng như tức là Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề tướng như; Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề tướng như tức là chư Phật tướng như; chư Phật tướng như đều là tướng nhất như, chẳng hai chẳng khác, chẳng tận chẳng hoại, ấy gọi là tướng như của hết thảy các pháp. Phật do Bát nhã ba la mật biết được tướng như ấy. Do nhân duyên ấy nên Bát nhã ba la mật hay sanh ra chư Phật, hay chỉ thị tướng thế gian.

Như vậy, Tu bồ đề, Phật biết hết thảy pháp tướng như, không phải tướng chẳng như, tướng chẳng khác. Vì được tướng như ấy nên Phật gọi là Như lai.

Tu bồ đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn, tướng như của các pháp ấy, không phải tướng chẳng như, tướng chẳng khác, rất sâu xa. Bạch đức Thế Tôn, chư Phật dùng như ấy mà vì người nói Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Bạch đức Thế Tôn, ai hay tin hiểu điều ấy? Chỉ có Bồ tát đã đến địa vị bất thối và người đầy đủ chánh kiến và A la hán đã hết sạch các lậu hoặc, vì sao ? Vì pháp ấy rất sâu xa.

Tu bồ đề, như ấy tướng không cùng tận nên rất sâu xa.

Tu bồ đề thưa: Pháp gì tướng không cùng tận nên rất sâu xa? Phật dạy: Hết thảy pháp không cùng tận. Như vậy, tu bồ đề, Phật biết được hết thảy pháp ấy rồi mà thuyết pháp cho chúng sanh.

LUẬN: Phật biết hết sở tác sở hành của tất cả chúng sanh, biết sáu mươi hai tà kiến, chín mươi tám kiết sử phiền não, thế nên nói Phật biết tâm tâm số pháp của chúng sanh ra khỏi, chìm đắm, co duỗi. Người tại gia bị các phiền não ái nhiễm nhận chìm, nên gọi là chìm, người xuất gia lìa chín mươi sáu thứ tà kiến gọi là ra khỏi. Lại thường đắm cái vui ở đời gọi là chìm, hoặc biết nó vô thường mà sợ sệt cầu đạo gọi là ra khỏi. Lại lãnh thọ chín mươi sáu tà đạo không thể cầu chánh đạo trở lại chìm vào thế gian, gọi là chìm, co là không lìa khỏi cõi dục, duỗi là lìa khỏi cõi Dục. Lìa không lìa cõi Sắc cũng như vậy. Như ngươì đứng trên ao nước trong, trông thấy cá, có con thường ở trong nước, có con tạm nhảy ra rồi trở lại lặn xuống, có con ra khỏi nhìn bốn phương, có con ra khỏi muốn lội qua gần bờ trở lại lặn xuống. Phật cũng như vậy, lấy Phật nhãn nhìn chúng sanh trong mười phương sáu đường, có kẻ thường đắm năm dục, bị phiền não che tâm, không cầu ra khỏi; có kẻ tâm tốt hay bố thí, trì giới mà vi tà kiến nghi hoặc che tâm nên trở lại chìm đắm; có kẻ ra khỏi năm dục, quán bốn chân lý vi diệu, đạt được noãn pháp, nhưng chưa đạt được thật pháp nên trở lại chìm đắm; có người lìa dục chứng được Sơ thiền cho đến Vô sở hữu xứ định, vì chẳng đặng Niết bàn nên trở lại chìm đắm.

Thế nào là tướng ra khỏi, chìm đắm, co duỗi? Trong đây Phật nói đó là chấp thần ngã và thế gian thường. Thần ngã là người phàm phu ức tưởng phân biệt theo tâm chấp ngã thủ tưóng nên chấp có thần ngã. Ngoại đạo nói thần ngã có hai thứ là thường và vô thường. Nếu người chấp thần ngã thường, thì thường tu phước đức, để sau thọ quả báo; hoặc do hành đạo mà thần ngã được giải thoát. Nếu người chấp thần ngã vô thường thì vì danh lợi hiện đời nên có tạo tác. Chấp thường vô thường là có người cho thần ngã có hai thứ: 1. Vi tế thường trú. 2. Hiện có tạo tác. Hiện có tạo tác là thân này khi chết vô thường nhưng thần ngã vi tế là thường. Có người nói thần ngã chẳng phải thường chẳng phải vô thường, thường hay vô thường đều có lỗi. Nếu thần ngã vô thường tức không có tội phước, vì sao? Vì nếu thường thời khổ vui không đổi khác, thí như hư không , mưa không làm ướt, gió nắng không làm khô; nếu vô thường thì khổ vui biến đổi, thí như gió mưa, đối với da trâu thì làm cho hư nát. Vì tâm chấp ngã nên nói chắc có thần ngã, nhưng chẳng phải thường chẳng phải vô thường.

Phật nói bốn thứ tà kiến; đều duyên nơi năm uẩn, chỉ vì nơi năm uẩn lầm chấp là thần ngã.

Thần ngã và thế gian là: Thế gian có ba thứ: 1. thế gian năm uẩn. 2. Thế gian chúng sanh. 3. Thế gian quốc độ. Trong đây nói hai thứ thế gian là thế gian năm uẩn và thế gian quốc độ; thế gian chúng sanh tức là thần ngã. Ðối nơi tướng thế gian cũng có bốn thứ tà kiến.

Hỏi: Thần ngã thì từ xưa lại đây không có, nên chấp là sai, còn thế gian là có, cớ sao lại đồng với tà kiến chấp có thần ngã?

Ðáp: Chỉ phá cái chấp tướng thường vô thường đối với thế gian, chứ không phá thế gian, thí như người không có mắt cầm rắn mà cho là anh lạc, còn người có mắt thì cho là rắn, chẳng phải anh lạc. Phật phá cái điên đảo chấp thế gian thường, mà không phá thế gian, vì sao? Vì hiện thấy thế gian vô thường. Nhưng cũng không được nói vô thường vì tội phước chẳng mất; vì quá khứ đã có tạo tác, nói thường hay nói vô thường, cả hai đều lỗi; còn nói chẳng phải vô thường, cũng có lỗi vì đắm trước thế gian.

Thế gian hữu biên là có người tìm nguồn gốc thế gian, không thấy chỗ bắt đầu của nó, không có bắt đầu, thời cũng không có khoảng giữa, khoảng sau. Nếu không bắt đầu, khoảng giữa, khoảng sau thời không có thế gian; thế nên thế gian lý đáng phải có bắt đầu, tức là hữu biên. Người chứng được thiền định nhờ trí biết kiếp trước, thấy được việc trong tám vạn kiếp trước, quá nữa thì không biết; chỉ thấy thức trung ấm bắt đầu của thân này, mà tự suy nghĩ: Thức này không thể không có nhân không có duyên; chắc phải có nhân duyên. Mà trí biết kiếp trước không thể biết, chỉ ức tưởng phân biệt, có một pháp gọi là "thế tánh", chẳng phải năm thức biết được, vì nó quá vi tế. Từ trong "thế tánh" đầu tiên sanh ra "giác", giác tức là "thức trung ấm". Từ giác sanh "ngã", từ ngã sanh "năm thứ vi trần" là sắc, tiếng, mùi, vị xúc. Từ vi trần tiếng sanh "hư không đại", từ vi trần tiếng và xúc sanh ra "phong đại", từ vi trần sắc tiếng và xúc sanh ra "hỏa đại", từ vi trần sắc, tiếng, mùi, vị, xúc sanh "thủy đại", từ vi trần sắc tiếng mùi, vị, xúc sanh "địa đại". Từ không sanh nhĩ căn, từ gió sanh thân căn, từ lửa sanh nhãn căn, từ nước sanh thiệt căn, từ đất sanh tỷ căn, như vậy dần dần từ tế đến thô.

Thế tánhlà từ thế tánh đi đến thô, từ thô chuyển đến tế, trở lại thế tánh; thí như trong cục bùn có các tánh cách cái bình cái chậu v.v... Lấy bùn làm bình, phá bình làm chậu, như vậy chuyển biến mãi không mất; thế tánh cũng như vậy. Chuyển biến làm thô, thế tánh là pháp thường, không từ đâu đến, như trong kinh Tăng Khư (Samkya, Số luận) nói rộng thế tánh này.

Lại có người nói: Biên tế bắt đầu của thế gian là vi trần, là cực vi, vi trần là pháp thường hằng không thể phá, không thể đốt, không thể nát, không thể hoại, vì là rất nhỏ, chỉ đợi nhân duyên của tội phước nên hoà hợp mà có thân; hoặc thân trời hoặc thân địa ngục v.v... vì không có cha mẹ; nhân duyên của tội phước hết thời tan rã.

Có người cho "tự nhiên" là khởi nguyên thế giới, giàu nghèo, sanh hèn, chẳng phải do mong ước, tạo tác mà đưọc.

Có người nói: Chúa Trời là khởi nguyên thế giới, tạo tác tốt xấu hoạ phước, trời đất muôn vật, các pháp ấy khi tiêu diệt, Trời trở lại thu nhiếp lấy. Chấp các nguyên nhân tà vạy như vậy cho là biên tế thế giới.

Có người nói: Khi chúng sanh đời đời chịu vui hết, tự đi đến biên tế, thí như đứng trên núi quăng cuốn chỉ, chỉ hết tự ngừng. Thọ tội thọ phước, đều qui về cùng tận. Tinh tấn hay biếng nhác không khác.

Có người nói: Thế gian quốc độ tám phương đều có bờ mé, chỉ phía trên và dưới không có bờ mé.

Có người nói: Phía dưới đến mười tám địa ngục, phía trên đến cõi trời Hữu Ðảnh, trên dưới có bờ mé, còn tám phương không có bờ mé, còn tám phương không có bờ mé. Như vậy các thuyết về thế giới hữu biên.

Có người nói: Chúng sanh và thế giới có ngằn mé, như nói thần ngã ở trong thân thể, nhỏ như hạt cải, hoặc như trái táo, hoặc mật tấc, người lớn thì thần ngã lớn, người nhỏ thì thần ngã nhỏ, cho thần ngã la một phần pháp sắc, nên nói thần ngã có biên.

Vô biênlà, có người nói: Thần ngã biến khắp hư không, không chỗ nào không có, gặp chỗ có thân thì có cảm giác khổ vui, thế nên gọi thần ngã vô biên.

Có người nói: Quốc độ thế gian vô thỉ, nếu có thỉ thời không có nhân duyên, lúc sau cũng thường thọ thân không cùng tận, thế thời phá hoại Niết bàn. Thế gọi là vô biên.

* Lại nữa, nói thế gian quốc độ, mười phương không có biên tế. Như vậy là các thuyết nói thần ngã thế gian, quốc độ thế gian vô biên.

Hữu biên vô biênlà, có người nói: Thần ngã thế gian vô biên, còn quốc độ thế gian hữu biên. Hoặc nói thần ngã thế gian hữu biên còn quốc độ thế gian vô biên, vì như trên nói thần ngã là sắc pháp. Hoặc nói trên dưới hữu biên, tám phương vô biên, Tóm hai pháp trên gọi là hữu biên vô biên.

Thế gian chẳng phải hữu biên chẳng phải vô biênlà, có người thấy thế gian hữu biên, có lỗi, vô biên cũng có lỗi, nên chẳng nói hữu biên, chẳng nói vô biên, chấp chẳng phải hữu biên chẳng phải vô biên là thật tánh thế gian.

Thần ngã tức là thân là, có người nói thân này tức là thần ngã, vì sao? Vì phân tích thân này tìm thần ngã không thể có được.

* Lại nữa, thọ khổ vui tốt xấu đều là thân này, thế nên nói thân tức là thần ngã.

Thân khác thần ngã kháclà, có người nói thần ngã vi tế, năm thức không thể biết đưọc, cũng không phải hàng phàm phu thấy được, người nhiếp tâm thanh tịnh, được thiền định mới có thể thấy được. Thế nên nói thân khác thần ngã khác.

* Lại nữa, nếu thân tức là thần ngã, thân diệt thần ngã cũng diệt, ấy là tà kiến, còn nói thân khác thần ngã khác, thân diệt thần ngã thường trú, ấy là biên kiến.

Sau khi chết còn có như khứ là:

Hỏi: Trên kia nói thường vô thường v.v... tức đã nói đời sau hoặc có hoặc không, sao nay lại còn phân biệt như khứ thành bốn câu?

Ðáp: Trên nói chung hết thảy thế gian thường vô thường, còn việc đời sau có hay không cần phải nói riêng.

Như khứlà, như người đến sanh nơi đây, đi đến đời sau cũng như thế.

Có người nói đời trước không từ đâu đến, diệt cũng chẳng đi đâu.

Có người nói: Thân và thần ngã hòa hợp làm người, sau khi chết thần ngã đi thân không đi, ấy gọi là như khứ chẳng như khứ.

Chẳng phải có như khứ chẳng phải không như khứ là thấy đi không đi đều có lỗi, nên nói chẳng phải đi chẳng phải không đi. Người ấy không thể bỏ cái chấp có thần ngã, nhưng chấp thần ngã chẳng phải đi chẳng phải không đi.

Các phiền não tà kiến như trên, gọi là tướng tâm số ra khỏi, chìm đắm, co duỗi, vì sao? Vì người tà kiến với nhiều đường lối cầu ra khỏi không được, nên muốn ra mà vẫn chìm. Sức tà kiến nhiều khó giải thoát, cho nên nói mười bốn việc tà kiến, là chấp thế gian thường vô thường v.v...

Ngoại đạo tuy mỗi mỗi ức tưởng phân biệt, Phật nói đều duyên nơi năm uẩn, nương tựa năm uẩn không có thần ngã, không thường hằng. Phật biết năm uẩn trống không, không có tướng trạng, không có tạo tác, không có hý luận. Chỉ biết năm uẩn như như, không như chỗ thấy giả dối điên đảo của hàng phàm phu. Giống như năm uẩn như như, hết thảy pháp như như cũng như vậy, vì sao? Vì hai pháp thâu nhiếp hết thảy pháp, đó là pháp hữu vi và pháp vô vi. Năm uẩn là pháp hữu vi, năm uẩn như như tức là pháp vô vi. Quán sát, trù lượng, tư duy năm uẩn có thể thực hành sáu Ba la mật, thế nên nói năm uẩn như tức là hết thảy pháp như; hết thảy pháp như tức là sáu Ba la mật như. Bồ tát thực hành sáu Ba la mật cầu thật đạo, quán năm uẩn vô thường, không, phát sanh ba mươi bảy phẩm, tám bội xả, chín định thứ đệ, ấy là đạo Thanh văn, khi biết rồi đi thẳng qua, tiếp thực hành mười tám không, mười lực, các Phật pháp, đều do chánh quán sát năm uẩn, năm uẩn như, không phân biệt, nên đều là hết thảy pháp như. Thế nên nói thiện pháp như tức là bất thiện pháp như, bất thiện pháp như tức là thiện pháp như. Pháp thế gian xuất thế gian cũng như vậy. Thế nên hành giả không đươc đắm trước thiện pháp, cho đến Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Tướng Phật như cũng như vậy, đều là tướng nhất như, không hai không khác, vì sao? Vì tìm thật tướng của chư pháp, đi đến rốt ráo không, không còn dị biệt.

Các pháp như như cũng như vậy, Phật do Bát nhã ba la mật mà chứng được, thế nên nói Bát nhã ba la mật hay sanh ra chư Phật, hay chỉ thị tướng thế gian.

Tu bồ đề tán thán là chưa từng có, bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn, lý hết thảy pháp như rất sâu xa, tùy thuận chẳng trái nhau, ba đời mười phương chư Phật như tức là các pháp như, hiểu các pháp như ấy nên vì chúng sanh mỗi mỗi thuyết pháp là thậm thâm như, khó hiểu khó tin, vị Bồ tát ở địa vị bất thối vào pháp vị, được thọ ký mới có thể tin. Người đầy đủ chánh kiến là ba bậc Ðạo nhân (Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàm) và A la hán sạch hết lậu hoạc không thọ nhận pháp gì nên có thể tin. Hạng người có lòng tin đã gần địa vị bất thối cho nên không nói riêng.

Phật bảo Tu bồ đề: Hết thảy pháp vô tận nên "như " ấy vô tận, "như " vô tận, nên người được Thánh đạo có thể tin, trong pháp vô vi có sai biệt nên có các đạo Tu đà hoàn nghe pháp tự mình chứng được nên có thể tin, còn người phàm phu đắm vào pháp điên đảo hư dối, nên không thể tin.

Phật bảo Tu bồ đề: Chư Phật được "các pháp như " ấy nên gọi là Như Lai, gọi là bậc Nhất thiết trí, hay cứu độ chúng sanh khiến đi đến Niết bàn.

GIẢI THÍCH:PHẨM VẤN TƯỚNG THỨ 49

(Kinh Ðại Bát Nhã ghi: Phẩm Thị Tướng thứ 47).

KINH: Bấy giờ Thiên tử cõi Dục, Thiên tử cõi Sắc có trong ba ngàn đại thiên thế giới, từ xa rãi hoa hương, đi đến chỗ Phật, cúi đầu lễ chân Phật, rồi đứng ở một bên, bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn, Bát nhã ba la mật sâu xa được nói đến. Thế nào là tướng Bát nhã ba la mật sâu xa?

Phật bảo các Thiên tử cõi Dục cõi Sắc: này các Thiên tử, tướng không là là tướng Bát nhã ba la mật, không tướng trạng, không tạo tác, không khởi, không sanh, không diệt, không nhơ, không sạch, không có pháp gì, không tướng trạng, tướng hư không không nương tựa, là tướng Bát nhã ba la mật. Này các Thiên tử, các tướng như vậy là tướng Bát nhã ba la mật sâu xa, Phật vì chúng sanh mà dùng pháp thế gian nên nói, chứ không phải theo đệ nhất nghĩa.

Này các Thiên tử, các tướng ấy, tất cả thế gian trời, người, A tu la không thể phá hoại, vì sao? Vì tất cả thế gian trời, người, A tu la cũng là tướng ấy. Này các Thiên tử, tướng không thể phá tướng, tướng không thể biết tướng, tướng không thể biết vô tướng, vô tướng không thể biết tướng. Tướng vô tướng ấy, tướng vô tướng đều không có gìcủa chính nó, nghĩa là biết, người biết, pháp bị biết, đều không thể có được, vìsao? Này các Thiên tử, vì các tướng ấy chẳng phải sắc làm ra; chẳng phải thọ, tưởng, hành, thức làm ra, chẳng phải Thí ba la mật làm ra; chẳng phải Giới ba la mật, Nhẫn ba la mật, Tấn ba la mật, Thiền ba la mật, Bát nhã ba la mật làm ra; chẳng phải nội không làm ra; chẳng phải ngoại không làm ra; chẳng phải nội ngoại không làm ra; chẳng phải vô pháp không làm ra; chẳng phải hữu pháp không làm ra; chẳng phải vô pháp hữu pháp không làm ra; chẳng phải bốn niệm xứ làm ra; cho đến chẳng phải Nhất thiết trí làm ra.

Này các Thiên tử, các tướng ấy chẳng phải sở hữu của người, của phi nhân, chẳng phải thế gian chẳng phải xuất thế gian, chẳng phải hữu lậu, chẳng phải vô lậu, chẳng phải hữu vi, chẳng phải vô vi.

Phật lại bảo các Thiên tử: Thí như có người hỏi thế nào là tướng hư không, người ấy hỏi có chính đáng không?

Các Thiên tử thưa: Bạch đức thế Tôn, câu hỏi ấy không có chính đáng, vì sao? Bạch đức Thế Tôn, vì hư không , không có tướng trạng để có thể nói, hư không không có tác vi, không sanh khởi.

Phật bảo các Thiên tử: Dù có Phật không có Phật ra đời, tướng tánh vẫn thường trú, Phật chứng được tướng tánh như thật, nên gọi là Như Lai.

Các Thiên tử bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn, Thế Tôn chứng đắc các tướng tánh rất sâu xa, được tướng ấy nên được trí vô ngại. Trú trong thật tướng ấy,lấy Bát nhã ba la mật, tập hợp tự tướng pháp.

Các Thiên Tử thưa: Hiếm có, Bạch đức Thế Tôn, Bát nhã ba la mật sâu xa là chỗ thường sở hành của chư Phật, hành đạo ấy chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề rồi, thông đạt hếtthảy pháp tướng, hoặc sắc tướng; hoặc thọ, tưởng, hành, thức tướng, cho đến Nhất thiết trí tướng.

Phật dạy: Như vậy, như vậy! Các Thiên tử, Tướng não hoại là tướng của sắc, Phật được vô tướng ấy. Cảm giác là tướng của thọ, thủ tướng là tướng của tưởng, khởi lamø là tướng của hành, nhận biết là tướng của thức, Phật được vô tướng ấy. Hay xả bỏ là tướng của Thí, không nhiệt não là tướng của Giới, không biến khác là tướng của Nhẫn, không thể khuất phục là tướng của Tấn, nhiếp tâm là tướng của Thiền, xả lìa là tướng của Bát nhã; Phạt được vô tướng ấy. Tâm không bị nhiễu loạn bức não là tướng của bốn thiền, bốn vô lượng tâm, bốn định vô sắc, Phật được vô tướng ấy.

Xuất thế gian là tướng của ba mươi bảy đạo phẩm, Phật được vô tướng ấy. Khổ làtướng của vô tác giải thoát môn, lìa là tướng của không giải thoát môn, tịch diệt là tướng của vô tướng giải thoát môn, Phật được vô tướng ấy. Thắng là tướng của mười lực, không sợ hãi là tướng của vô sở úy, khắp biết là tướng của trí vô ngại, các người khác không có được là tướng của mười tám pháp không chung, Phật được vô tướng ấy.

Thương nghĩ chúng sanh là tướng của đại từ đại bi, chơn thật làtướng của không sai lầm, không chấp thủ là tướng của thường buông xả, hiện biết rõ ràng là tướng của trí Nhất thiết chủng, Phật được vô tướng ấy.

Như vậy, các Thiên tử, Phật chứng được hết thảy pháp vô tướng, do nhân duyên ấy, nên Phật được gọi là trí vô ngại.

LUẬN: Hỏi: Trên kia nơi nơi đã nói không, vô tướng, vô tác, không khởi, không có gì là tướng của Bát nhã, sao nay các Thiên tử còn hỏi thế nào là tướng Bát nhã?

Ðáp: Phật tuy nơi nơi nói Bát nhã ba la mật, hoặc nói không, hoặc nói có, hoặc nói quả báo, hoặc nói tội phước, không nhất định, vì vậy nên nay hỏi thế nào nhất định là tướng Bát nhã.

* Lại nữa, Bát nhã ba la mật ấy như huyễn như hóa, như tuồng có thể nắm được, mà không có tướng nhất định có thể chấp thủ, chỉ chư Phật mới biết đúng đắn cùng khắp tướng ấy, chư thiên tuy có trí lanh lợi, mà không thể liễu tri cho nên hỏi.

* Lại nữa, có người nói: Các Thiên tử ấy có người đến sau, không kịp nghe nên hỏi.

Phật đáp với các Thiên tử: Không là tướng của Bát nhã ba la mật. Tướng không là trong ngoài không v.v... Nếu các pháp không tức là không có các tướng trai gái, dài ngắn, tốt xấu v.v... ấy gọi là tướng không có tướng. Nếu đã không, vô tướng thời không còn sanh tâm mong ước đắm trước thân đời sau, ấy gọi làtướng vô tác.

Ba môn giải thoát là tướng bắt đầu đi vào Bát nhã, ba thừa chung có, chẳng sanh, chẳng diệt, chẳng nhơ chẳng sạch, như hư không không nơi nương tựa v.v... là tướng sâu xa của Bát nhã ba la mật.

Vô tướng ở trong ba môn giải thoát trên kia, là không có tướng trai gái, dài ngắn, tốt xấu v.v... bên ngoài; còn tướng vô tướng dưới là không có tướng hết thảy pháp. "Không" tuy là một, nhưng căn tánh con người có lợi độn, nên vào Bát nhã có sâu cạn, nên nói "Không" có sai biệt, không có hý luận, rằng sanh rằng diệt v.v... như trước nói.

Phật biết các Thiên tử chắc chắn có ý nghĩ rằng: "Nếu Bát nhã ba la mật là không, không có gì, như tướng hư không, thời làm sao có thể nói, nếu nói tức là có tướng" chư Thiên tử vì thấy oai đức Phật lớn quá, không dám nạn hỏi, cho nên Phật tự nói cho họ. Phật thương chúng sanh, theo nghĩa thế đế nên nói các tướng không, chứ không theo đệ Nhất nghĩa đế. Nếu dùng đệ Nhất nghĩa đế thìnên nạn, cònnói theo thế đế thời không nên nạn.

* Lại nữa, tuy nói không, không do có tâm chấp trước thủ tướng, không chỉ pháp hoặc phải hoặc trái, mà do hết thảy pháp đồng một tướng, không phân biêït, thế nên lại nói rõ ràng, nghĩa là không có gì như tướng hư không. Không có pháp nào không nhập vào tướng ấy, thế nên nói hết thảy thế gian không thể phá hoại, vì sao? Vì hết thảy thế gian người, trời, A tu la chính là tướng ấy. Nếu pháp sai khác trái nhau thời có thể phá hoại, như nước hay diệt lửa, lửa không thể diệt lửa, miệng nói đúng như sự thật mà muốn phá, trọn không phá được, huống gì nói không đúng như thật, thí như người mù đạp vàng ngọc miệng nói không phải vàng ngọc, trọn không thể làm cho nó chẳng phải vàng ngọc.

Trong đây Phật còn nói: Bát nhã ba la mật rốt ráo không, vô tướng, nên tướng không thể phá tướng.

* Lại nữa, có người nói:Tướng không thể phá tướng là có pháp phân tán được, còn các pháp hòa hợp, trọn không bị phá, không bị mất, như búa chẻ củi, phân tán ra từng phần, nhưng trọn không bị tiêu mất.

* Lại nữa, các pháp không có tướng nhất định, như cây do rễ, cành, cọng, lá, hợp lại gọi là cây, cây không có tướng nhất định, nên không bị phá. Như vậy gọi là tướng không thể phá tướng.

Hỏi: Các pháp sắc v.v... chẳng phải có tri giác, có thể không biết nhau, còn tâm số pháp là tướng tri giác làm sao không biết?

Ðáp: Trong đây nói thật tướng; nên không nói đến cái biết hư vọng của phàm phu, trí tuệ phàm phu ấy vì là pháp hữu vi, nhân duyên hòa hợp sanh, là pháp hư vọng, không thể có cái biết đúng thật, thế nên xả bỏ vào Vô dư niết bàn. Nếu trí tuệ biết thường vô thường cho đến không, tịch diệt v.v... thì như trên đã rộng phá. Diệt không có gì, nếu như vậy làm sao sẽ có biết. Thế nên Tướng không biết tướng.

Tướng không thể biết vô tướnglà bên trong tuy có trí tuệ, bên ngoài không không có pháp để có thể biết, bên ngoài không có cảnh duyên thì làm sao trí tuệ phát sanh? thế nên nói tướng không thể biết vô tướng, thí như dao bén không thể cắt hư không.

Vô tướng không thể biết tướng là có người nói: Bên trong trí tuệ không có định tướng, bên ngoài pháp sở duyên có định tướng, tâm theo duyên phát sanh, thế nên nói vô tướng không nên biết tướng, thí như không có dao, tuy có vật mà không có dao cắt.

Tướng ấy, vô tướng ấy, tướng vô tướng đều không thể có được là tướng không vào tướng, vì sao? Vì trước đã có tướng. Tướng không vào vô tướng, vì sao? Vì tướng không có chỗ vào; lìa tướng vô tướng ấy, lại không có chỗ có thể vào.

* Lại nữa, vì tướng và sở tướng không nhất định, nhơn sở tướng nên có tướng, vì sao? Vì nếu trước có tướng, mà không có sở tướng thời không có tướng, vì không có sở nhân; nếu trước có sở tướng mà không có tướng, thời làm sao có sở tướng, vì không có sở nhân đối đãi (tướng như cứng, sở tướng như đất, có tướng (cứng) mới có sở tướng (đất) có sở tướng m?i có tướng; nếu không có tướng thì không có sở tướng, không có sở tướng thì không có tướng - N.D).

* Lại nữa, tướng vì sở tướng bất định, nên tướng có khi làm sở tướng, sở tướng có khi có là tướng. Vì tướng bất định không thật, nên sở tướng cũng không có;nếu sở tướng bất định không thật, nên tướng cũng không có. Thế nên nói tướng ấy, vô tướng ấy, tướng vô tướng ấy đều không thể có được.

Như trước nói các tướng "Không" v.v... là thật, vì sao? Vì tướng ấy chẳng phải năm uẩn làm, chẳng phải sáu Ba la mật chođến chẳng phải trí Nhất thiết chủng làm, tướng ấy vì là vô vi không có pháp có thể làm, cũng không có người hay phi nhân có thể làm. người là Bồ tát, chư Phật v.v... phi nhân là chư thiên v.v... Tướng ấy vì rốt ráo không, nên chẳng phải hữu lậu chẳng phải vô lậu, chẳng phải thế gian, chẳng phải xuất thế gian.

Trên tuy nói tướng vô vi, chỉ vì phá hữu vi nên nói là vô vi, vô vi cũng không có định tướng. Trong đây Phâït muốn làm cho việc ấy rõ ràng nên nói thí dụ. Người nghe nghĩ rằng: Nếu không có Phật thì chẳng nghe được tướng ấy, Phật là tối thượng đối với chúng sanh, vậy nên tác thành tướng ấy. Thế nên Phật nói với chư Thiên, dầu có Phật không Phật, tướng ấy thường trú. Phật biết được tướng ấy, nên gọi là Phật.

Bấy giờ, chư Thiên hoan hỷ bạch Phật rằng: Bạch đức thế Tôn, các tướng ấy rất sâu xa, tuy không thể thủ tướng màcó thể tu hành, có thể cho người ta quả báo vô thượng, vì Phật được tướng ấy, nên đối với các pháp được trí vô ngại, nếu phân biệt các pháp có định tướng, thìtrí có ngại.

Bạch đức Thế Tôn, an trú trong thật tướng các pháp ấy, thời thông đạt vô ngại, có thể nói các tướng riêng của mỗi mỗi pháp, đó lànão hoại là tướng sắc, cho đến liễu tri hiện tiền là tướng của trí Nhất thiết chủng.

Phật khen ý ấy, phân biệt các tướng cho họ, cái biết của phàm phu, mỗi tướng khác nhau, còn Phật biết đều là tướng không, tướng không tức là vô tướng, Phật được vô tướng ấy. Ðược cái biết ấy không thể so sánh, biết cùng khắp nên gọi là được. Các pháp ấy nay đổi gọi làBát nhã ba la mật.

KINH: Bấy giờ, Phật bảo Tu bồ đề, Bát nhãba la mật là mẹ chư phật, Bát nhã ba la mật hay chỉ bày tướng thế gian, thế nên Phật nương tựa pháp ấy mà trú. Cúng dường, cung kính, tôn trọng, tán thán pháp ấy. Pháp ấy là gì? Ðó là Bát nhã ba la mật. Chư Phật nương tựa Bát nhã ba la mật mà trú, cung kính, cúng dường, tôn trọng, tán thán Bát nhã ba la mật ấy, vì sao? Vì Bát nhã ba la mật xuất sanh chư Phật.

Phật biết làm người, nếu có người hỏi một cách chánh đáng ai biết làm người, thì đáp một cách chánh đáng làkhông ai hơn Phật, vì sao? Tu bồ đề, vìPhật biết làm người. Xe pháp mà Phật cỡi đi đến và đạo mà Phật từ đó đi đến, chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Xe ấy, đạo ấy Phật trở lại cung kính, cúng dường, tôn trọng, tán thán, thọ trì thủ hộ. Tu bồ đề, ấy gọi làPhật biết làm người.

* Lại nữa, Tu bồ đề, Phật biết tất cả pháp không có tướng tạo tác, vìkhông có tác giả; tất cả pháp không sanh khởi, vì hình trạng không thể có được.

Tu bồ đề, Phật do Bát nhãba la mật biết tất cả pháp không có tướng tạo tác, cũng do nhân duyên ấy nên Phật biết làm người.

* Lại nữa, Tu bồ đề, Phật do Bát nhã ba la mật biết được tất cả pháp chẳng sanh, vì không có sở đắc. Do nhân duyên ấy nên Bát nhã ba la mật hay sanh chư Phật, hay chỉ bày tướng thế gian.

Tu bồ đề thưa: Bạch đức Thế Tôn, nếu tất cả phápkhông kẻ biết, không kẻ thấy, làm sao Bát nhã ba la mật hay sanh chư Phật, hay chỉ bày tướng thế gian?

Phật bảo Tu bồ đề: Như vậy, như vậy! Tất cả pháp thật không có kẻ biét, không có kẻ thấy. Tại sao không có kẻ biết, không có kẻ thấy? Vìtất cả pháp "không", hư dối, không kiên cố, thế nên tất cả pháp không có kẻ biết, không có kẻ thấy.

* Lại nữa, Tu bồ đề, tại sao tất cả pháp không có kẻ biết, không có kẻ thấy? Vìtất cả pháp không có nương tựa, không bị ràng buộc. Vì thế nên tất cả pháp không có kẻ biết không có kẻ thấy.

Như vậy, Tu bồ đề, Bát nhãba la mật hay sanh chư Phật, hay chỉ bày tướng thế gian. Vì không thấy có tướng sắc nên chỉ bày tướng thế gian; không thấy tướng thọ, tưởng, hành, thức, nên chỉ bày tướng thế gian, cho đến không thấy tướng Nhất thiết chủng, nên chỉ bày tướng thế gian. Như vậy, Tu bồ đề, Bát nhã ba la mật hay sanh chư Phật, hay chỉ bày tướng thế gian.

Tu bồ đề thưa: Bạch đức Thế Tôn, vìsao không thấy tướng sắc nên Bát nhã ba la mật chỉ bày tướng thế gian; không thấy tướng thọ, tưởng, hành, thức, cho đến không thấy tướng trí Nhất thiết chủng, nên chỉ bày tướng thế gian?

Phật bảo Tu bồ đề: Nếu không duyên sắc sanh thức, ấy gọi là không thấy tướng sắc nên chỉ bày; không duyên thọ, tưởng, hành, thức, sanh thức cho đến không duyên trí Nhất thiết chủng sanh thức, ấy gọi là không thấy tướng trí Nhất thiết chủng nên chỉ bày. Như vậy, Tu bồ đề, Bát nhã ba la mật sâu xa ấy hay sanh chư Phật, hay chỉ bày tướng thế gian.

* Lại nữa, Tu bồ đề, làm sao Bát nhã ba la mật hay sanh chư Phật, hay chỉ bày tướng thế gian? Tu bồ đề, Bát nhã ba la mật chỉ bày thế gian không? Chỉ bày thế gian không, thế nào? Là chỉ bày thế gian năm uẩn không, chỉ bày thế gian mười hai nhập không, chỉ bày thế gian mười tám giới không, chỉ bày thế gian mười hai nhân duyên không, chỉ bày thế gian ngã kiến làm căn bản cho sáu mươi hai kiến không, chỉ bày thế gian mười thiện đạo không, chỉ bày thế gian bốn thiền, bốn tâm vô lượng, bốn định vô sắc không; chỉ bày thế gian ba mươi bảy phảm trợ đạo không; chỉ bày thế gian sáu Ba la mật không, chỉ bày thế gian nội không không, chỉ bày thế gian ngoại không không, chỉ bày thế gian nội ngoại không không, chỉ bày thế gian vô pháp không không, chỉ bày thế gian hữu pháp không không, chỉ bày thế gian vô pháp hữu pháp không không, chỉ bày thế gian hữu vi tánh không, chỉ bày thế gian vô vi tánh không, chỉ bày thế gian Phật mười lực không, chỉ bày thế gian mười tám pháp không chung không, cho đến chỉ bày thế gian trí Nhất thiết chủng không. Như vậy, Tu bồ đề, Bát nhã ba la mật hay sanh chư Phật, hay chỉ bày tướng thế gian.

* Lại nữa, Tu bồ đề, Phật do Bát nhãba la mật chỉ bày thế gian không, biết thế gian không, giác thế gian không, tư duy thế gian không, phân biệt thế gian không. Như vậy, Tu bồ đề, Bát nhã ba la mật hay sanh chư Phật, hay chỉ bày tướng thế gian.

* Lại nữa, Tu bồ đề, Bát nhãba la mật chỉ bày thế gian Phật không, chỉ bày thế gian Phật không thế nào? Là chỉ thế gian năm uẩn không, cho đến chỉ bày thế gian trí Nhất thiết chủng không. Như vậy, Tu bồ đề, Bát nhãba la mật hay sanh chư Phật, hay chỉ bày tướng thế gian.

* Lại nữa, Tu bồ đề, Bát nhãba la mật chỉ bày thế gian Phật không thể nghĩ bàn, chỉ bày thế gian không thể nghĩ bàn thế nào? Là chỉ bày thế gian năm uẩn không thể nghĩ bàn, cho đến chỉ bày thế gian trí Nhất thiết chủng không thể nghĩ bàn.

* Lại nữa, Tu bồ đề, Bát nhãba la mật chỉ bày thế gian Phật lìa.Chỉ bày thế gian lìa thế nào? Là chỉ bày thế gian năm uẩn lìa, cho đến chỉ bày thế gian nhất thiết chủng lìa. Như vậy, Tu bồ đề, Bát nhã ba la mật chỉ bày thế gian Phật lìa.

* Lại nữa, Tu bồ đề, Bát nhãba la mật chỉ bày thế gian Phật tịch diệt. Chỉ bày thế gian tịch diệt thế nào? Là chỉ bày thế gian năm uẩn tịch diệt, cho đến chỉ bày thế gian trí Nhất thiết chủng tịch diệt.

* Lại nữa, Tu bồ đề, Bát nhãba la mật chỉ bày thế gian rốt ráo không. Chỉ bày thế gian rốt ráo không thế nào? Là chỉ bày thế gian năm uẩn rốt ráo không, cho đến chỉ bày thế gian trí Nhất thiết chủng rốt ráo không.

* Lại nữa, Tu bồ đề, Bát nhãba la mật chỉ bày thế gian Phật tánh không. Chỉ bày thế gian tánh không là thế nào? Là chỉ bày thế gian năm uẩn tánh không, cho đến chỉ bày thế gian trí Nhất thiết chủng không.

* Lại nữa, Tu bồ đề, Bát nhãba la mật chỉ bày thế gian Phật vô pháp không. Chỉ bày thế gian vô pháp không thế nào? Là chỉ bày thế gian nămuẩn vô pháp không, cho đến chỉ bày thế gian trí Nhất thiết chủng không.

* Lại nữa, Tu bồ đề, Bát nhãba la mật chỉ bày thế gian Phật vô pháp hữu pháp không. Chỉ bày thế gian vô pháp hữu pháp không thế nào? Là chỉ bày thế gian năm uẩn vô pháp hữu pháp không, cho đến chỉ bày thế gian trí Nhất thiết chủng không.

* Lại nữa, Tu bồ đề, Bát nhãba la mật chỉ bày thế gian Phật độc không. Chỉ bày thế gian độc không thế nào? là chỉ bày thế gian năm uẩn độc không, cho đến chỉ bày thế gian trí Nhất thiết chủng không. Như vậy, Tu bồ đề, Bát nhãba la mậthay sanh chư Phật, hay chỉ bày tướng thế gian. Tu bồ đề, Bát nhã ba la mật thâm sâu ấy chỉ bày tướng thế gian đó là tướng chẳng sanh đời này, đời sau, vì cớ sao? Vì các pháp không cần dùng tướng sanh đời này đời sau.

LUẬN: Bát nhã ba la mật là mẹ chư Phật, vì nhân duyên ấy chư Phật nương tựa Bát nhã ba la mật mà trú. trong Kinh khác nói: Phật nương tựa pháp, lấy pháp làm thầy. Trong đây Phật bảo Tu bồ đề: "Pháp ấy chính làBát nhã ba la mật" Trong tất cả các pháp bất thiện, không gì hơn tà kiến, vì tà kiến nên không biết ân; tự nhiên ta phải là người biết ân, Bát nhã là tối thượng trong các thiện pháp thế gian, hay làm cho đời này có danh tiếng tốt, đời sau có quả báo thượng diệu, thế nên, Phật tự nói: Ta là đệ nhất trong hạng người biết ân, báo ân. Ta còn biết cái ân của bố thí, trì giới huống gì Bát nhã ba la mật.

* Lại nữa, các Thiên tử nghĩ rằng: Bát nhã ba la mật rốt ráo không, không có tướng nhất định, nên hoặc có người không ham, không qúy, thế nên Phật nói Ta là bậc tôn qúy trong ba cõi còn cúng dường Bát nhã ba la mật, huống gì người khác. Lại có người sanh nghi, Phật đối với hết thảy thế gian, không vướng mắc như hư không, cớ gì lại ham Bát nhã ba la mật ấy và tôn trọng, tán thán tợ như tham đắm. Thế nên Phật nói: Ta không có tâm tham, chỉ phân biệt cho biết các pháp tốt xấu, phải dùng sức nhiều hay ít. Biết Bát nhã ba la mật ấy, có công năng dứt hết thảy lý luận, mở ba thừa đạo, diệt sạch các khổ; có vô lượng, vô biên công đức như vậy, nên tán thán, tôn trọng, cúng dường. Ví như người đi trên đường an ổn, tránh khỏi các hoạn nạn, thường nghĩ chỉ cho người khác biết con đường ấy.

Phật biết làm ngườilà biết người khác có ơn với mình. Có chỗ khác nói Phật không biết làm người sợ người ta nghi, nên nói Phật biết tất cả pháp không có tướng tạo tác, biết tất cả pháp không có tướng tạo tác, nên nói không làm người, chớ chẳng vì không biết ân, nên gọi là không biết làm người. Nói biết làm người, không biết làm người, không có lỗi. Bấy giờ Tu bồ đề dùng nghĩa rốt ráo "không" vấn nạn: Bạch đức Thế Tôn, nếu vìhết thảy pháp rốt ráp không, nên không có người biết, người làm, làm sao Bát nhã ba la mật hay sanh chư Phật, hay chỉ bày thế gian (Quốc độ - N.D) chư Phật? Phật chấp thuận câu hỏi ấy, và tự nói nhân duyên: Hết thảy pháp "không", hư dối không kiên cố. Ý Tu bồ đề: Tưóng hết thảy các pháp ám độn, không thấy, không biết, làm sao riêng Bát nhã ba la mật có thể thấy, có thể biết? Ý Phật: Hết thảy pháp chẳng phải chỉ không biết, không thấy vì hết thảy pháp không, không kiên cố, không kẻ biết, không kẻ thấy, cũng không thể thủ đắc, nên không nên vấn nạn.

* Lại nữa, vì hết thảy pháp không nơi nương tựa, không bị ràng buộc nên không có kẻ biềt, không có kẻ thấy. Nhiều mặt phá các pháp làm cho không, hoặc phá thường, tu hành vô thường mà vào không, hoặc phá thật mà vào không, hoặc vì rốt ráo hết tận nên vào không, hoặc vì hết thảy pháp xa lìa nên vào không. Vào không như vậy nay vì hết thảy pháp không có trú xứ, không có nương tựa, không có ràng buộc; vì không nương tựa nên cũng không sanh diệt, thế nên tức là không. Không ràng buộc là thật tướng hết thảy pháp không bị ràng buộc hay ra khỏi ba cõi, vì cớ sao? Vì ba cõi hư dối, dùng hết thảy pháp, không kẻ biết, không kẻ thấy; như vậy mà chỉ bày thế gian. Bát nhã không thấy các pháp sắc v.v... nên chỉ bày thế gian. Các pháp sắc v.v... không nương tựa, không bị ràng buộc, hư dối, nên không thấy. Trong đây Phật tự nói nhân duyên của không thấy đó là không sanh thức duyên sắc, cho đến không sanh thức duyên trí Nhất thiết chủng, ấy gọi là không thấy sắc pháp v.v...

Hỏi: Thức có thể không sanh, chứ sắc làm sao không sanh?

Ðáp: Tướng não hoại là sắc, nhơn thức nên mới phân biệt biết, không thức thời cũng không có tướng não hoại.

* Lại nữa, hết thảy pháp do nhân duyên hòa hợp nên có tướng sanh, không có tự tánh. Như có các duyên thân, thức, xúc hòa hợp nên biết tướng cứng của đất, tướng cứng ấy không lìa thân và thức mà có được. Thế nên các pháp đều do hòa hợp sanh, không có tự tánh.

Bát nhã ba la mật chỉ bày thế gin không, là thế gian gọi là năm uẩn, cho đến trí Nhất thiết chủng. Khi Bồ tát tu hành Bát nhã ba la mật, quán pháp ấy hoặc lớn, hoặc nhỏ, hoặc trong, hoặc ngoài, không có pháp nào chẳng "không", ấy gọi là Bát nhã ba la mật chỉ bày thế gian không.

Phật chỉ bày thế gian không, là vì hoặc có người nghi Phật ưa đắm pháp nên mới nói trong Bát nhã ba la mật chỉ bày tướng thế gian không, chứ chẳng phải là thật tướng thường có của các pháp ấy. Thế nên Phật nói: Ta chẳng phải ưa đắm pháp nên nói: "Phật biết tướng các pháp so lường gốc ngọn, suy nghĩ, phân biệt, không có pháp gì ra ngoài không. Ta chẳng phải chỉ tán tụng nghe theo người khác nói, mà ta do nội tâm giác tri tư duy phân biệt nên nói chỉ bày tướng thế gian "không". Một đoạn nói chỉ bày tướng thế gian không này là như trên đã rộng nói, xa lìa 62 chấp kiến, nay chỉ nói nă m uẩn cho đến trí Nhất thiết chủng. Khi ấy chúng hội cho rằng Bát nhãba la mật là rốt ráo không, tâm tưởng đắm lấy thế nên Phật nói bất khả tư nghì. Bất khả tư nghì là rốt ráo không, cũng không thể thủ đắc. Rốt ráo không hoặc gọi là lìa, hoặc gọi là tịch diệt.

Lìa tức là phân tán, các pháp lâu về sau không còn sót lạivà tự lìa tánh nó. Biết rốt ráo không rồi, không có tâm số pháp, không có ngữ ngôn, nên gọi là tịch diệt. Nghĩa rốt ráo không v.v... như trước đã nói.

Hỏi: Thế nào là độc không?

Ðáp: Mười tám "Không" đều là nhân duyên đối đãi, như nội không là nhân pháp ở bên trong (trong thân - N.D)nên gọi là nội không, nếu không có pháp bên trong thời không có nội không; mười tám "Không" đều như vậy. Ðộc không này, không có nhân duyên, không có đối đãi nên gọi là độc không.

* Lại nữa, độc không lànhư hư không, như như, pháp tánh, thực tế, Niết bàn.

Chỉ bày thế gian, chẳng phải tướng đời nay, chẳng phải tướng đời sau là có các ngoại đạo chỉ nói đời nay, không nói đời sau.Người ấy tà kiến, rơi vào đoạn diệt; có người nói đời nay, đời sau rằng thần ngã(thần hồn - N.D) đời nay nhập vào đời sau, người ấy tàkiến rơi vào chấp thường. Bát nhã ba la mật lìa hai bên đoạn thường mà nói trung đạo, tuy không mà chẳng chấp trước không, chỉ vì người nên nói có tội, có phước, tuy nói tội phước mà không sanh tà kiến chấp thường cũng đối với "Không" không bị chướng ngại. Trong đây Phật tự nói nhân duyên: Rốt ráo không, vì sao có chấp kiến đời nay đời sau, hoặc đoạn, hoặc thường.

KINH:Tubồ đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn, Bát nhãba la mật ấy vì đại sự nên sanh khởi. Bạch đức Thế Tôn, Bát nhã ba la mật ấy, vì bất khả tư nghì sự nên sanh khởi. Bạch đức Thế Tôn, Bát nhã ba la mật ấy vì bất khả xứng sự nên sanh khởi, Bạch đức Thế Tôn, Bát nhã ba la mật ấy vì vô lượng sự nên sanh khởi. Bạch đức Thế Tôn, Bát nhã ba la mật ấy vì vô đẳng đẳng sự nên sanh khởi.

Phật dạy: Như vậy, như vậy! Tu bồ đề, Bát nhãba la mật vì đại sự nên sanh khởi. Vì bầt tư nghì sự nên sanh khởi. Vì bất khả xứng sự nên sanh khởi. Vì vô lượng sự nên sanh khởi. Vì vô đẳng đẳng sự nên sanh khởi.

Tu bồ đề, thế nào Bát nhã ba la mật vì đại sự nên sanh khởi? Này Tu bồ đề, đại sự của chư Phật là cứu độ hết thảy chúng sanh, không bỏ hết thảy chúng sanh.

Tu bồ đề, thế nào là Bát nhã ba la mật vì bất tư nghì sự nên sanh khởi? Này Tu bồ đề, Bất tư nghì là pháp của Phật, pháp của Như Lai, pháp của người Tự nhiên, pháp của người Nhất thiết trí. Vì vậy nên chư Phật Bát nhã ba la mật vì bất tư nghì sự nên sanh khởi.

Tu bồ đề, thế nào Bát nhã ba la mật vì bất khả xứng sự nên sanh khởi? Này Tu bồ đề, trong hết thảy chúng sanh, không ai có thể suy nghĩ, cân lường Phật pháp, Như Lai pháp, pháp của người Tự nhiên, pháp của người Nhất thiết trí nên Bát nhã ba la mật vì bất khả xứng sự nên sanh khởi.

Tu bồ đề, thế nào Bát nhã ba la mật vì vô lượng sự nên sanh khởi? Này Tu bồ đề, trong hết thảy chúng sanh, không ai có thể lường hết Phật pháp, Như Lai pháp, pháp của người Tự nhiên, pháp của người Nhất thiết trí. Thế nên Bát nhã ba la mật vì vô lượng sự nên sanh khởi.

Tu bồ đề, thế nào Bát nhã ba la mật vì vô đẳng đẳng sự nên sanh khởi? Này Tu bồ đề, trong hết thảy chúng sanh không ai có thể ngang bằng với Phật, huống gì quá hơn. Thế nên Bát nhã ba la mật vì vô đ ẳng đẳng sự nên sanh khởi. Tu bồđề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn, chỉ có Phật pháp, Như Lai pháp, pháp của người Tự nhiên, pháp của người Nhất thiết trí, không thể nghĩ bàn, không thể cân, không thể lường, vô đẳng đẳng sự sanh khởi ư?

Phật bảo Tu bồ đề: Như vậy, như vậy! Phật pháp, Như Lai pháp, pháp người Tự nhiên, pháp người Nhất thiết trí là không thể nghĩ bàn, không thể cân, không có lường, không chi ngang bằng. Sắc cũng không thể nghĩ bàn, không thể cân, không thể lường, không thể ngang bằng; thọ, tưởng, hành, thức cũng không thể nghĩ bàn, không thể cân, không thể lường, không chi ngang bằng; cho đến trí Nhất thiết chủng, pháp tánh, pháp tướng không thể nghĩ bàn, không thể cân, không thể lường, không chi ngang bằng. Trong đó tâm tâm số pháp bặt dứt, không thể có được.

Lại nữa, Tubồ đề, sắc không thể nghĩ bàn là cũng không thể có được, cho đến sắc không chi ngang bằng là cũng không thể có được; thọ, tưởng, hành, thức cho đến trí Nhất thiết chủng không chi ngang bằng là cũng không thể có đưọc.

Tu bồ đề bạch Phật rằng: Nhân duyên gì sắc không thể nghĩ bàn ... cho đến không có chi bằng là cũng không thể có được? Thọ, tưởng, hành, thức cho đến trí Nhất thiết chủng không có chi bằng là cũng không thể có được?

Phật bảo Tu bồ đề: Vìkhông thể lường về sắc, cũng không thể lường về thọ, tưởng, hành, thức cho đến không thể lường về trí Nhất thiết chủng.

Tu bồ đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn, vìnhân duyên gì không thể lường về sắc, cho đến không thể lường về trí Nhất thiết chủng?

Phật bảo Tu bồ đề: Vìsắc không thể nghĩ bàn, cho đến vì sắc không chi sánh bằng nên không thể lường cho đến vì trí Nhất thiết chủng không thể nghĩ bàn, vì trí Nhất thiết chủng không chi sánh bằng nên không thể lường.

Tu bồ đề, ý ông nghĩ sao, không thể nghĩ bàn cho đến không chi sánh bằng liệu có thể có được chăng? Sắc, thọ, tưởng, hành thức cho đến trí Nhất thiết chủng liệu có thể có được chăng?

Tu bồ đề thưa: Bạch đức Thế Tôn, không thể có được.

Này Tu bồ đề, vì thế nên hết thảy pháp không thể nghĩ bàn, cho đ ến không chi sánh bằng. Như vậy, Tu bồ đề, pháp của chư Phật không thể nghĩ bàn, không thể cân, không thể lường, không chi ngang bằng. Tu bồ đề, ấy gọi là pháp chư Phật không thể nghĩ bàn, cho đến không chi ngang bằng.

Tu bồ đề, Pháp chư Phật không thể nghĩ bàn, vì vượt quá tướng nghĩ bàn; không thể cân vì vượt quá cân lường; không thể lường vì vượt quá sự lường; không chi ngang bằng vì vượt quá ngang bằng.

Tu bồ đề, vìnhân duyên ấy, hết thảy pháp cũng là tướng không thể nghĩ bàn, cho đến không chi ngang bằng.

Tu bồ đề, gọi không thể nghĩ bàn là nghĩa không thể nghĩ bàn; gọi không thể cân, là nghĩa không thể cân; gọi không lường là nghĩ không thể lường, gọi không chi ngang bằng là nghĩa không thể ngang bằng.

Tu bồ đề, ấy làpháp chư Phật không thể nghĩ bàn cho đến không chi ngang bằng. Không thể nghĩ bàn như hư không, không thể nghĩ bàn, không thể cân như hư không không thể cân, không có suy lường như hư không có thể lường, không chi ngang bằng như hư không không chi ngang bằng. Tu bồ đề, ấy cũng gọi pháp chư Phật không thể nghĩ bàn, cho đến không chi ngang bằng. Phật pháp vô lưọng như vậy, hết thảy thế gian, người, trời, A tu la không ai có thể nghĩ bàn, trù lượng.

Trong khi nói phẩm các Phật pháp không thể nghĩ bàn, không thể cân không có lường, không chi ngang bằng. 500 Tỳ kheo vì không lãng thọ hết thảy pháp nên các lậu sạch hết, tâm giải thoát được A la hán. 20 Tỳ kheo ni cũng không chấp thủ hết thảy pháp nên sạch hết các lậu được A la hán. 6 vạn Ưu bà tắc, 3 vạn Ưu bà di đối với các pháp xa lìa trần cấu, đối với các pháp con mắt pháp sanh khởi, 20 Bồ tát maha tát được vô sanh pháp nhẫn sẽ đưọc thọ ký trong hiền kiếp này.

LUẬN: Tu bồ đề thâm hiểu tướng Bát nhã đối với các pháp không đắm, không ngại, tâm sanh hoan hỷ. Bạch Phật rằng: "Bạch đức Thế Tôn, Bát nhãba la mật vì đại sự nên sanh khởi v.v... Ðại sự là phá hết thảy đại khổ não cho chúng sanh, đem cho chúng sanh đại pháp vô thượng của Phật nên gọi là đại sự. Nghĩa là không thể nghĩ bàn như trước đã nói,không thể cânlà chỉ trí tuệ, thực tướng Bát nhã quyết định, rất sâu, rất nặng. Trí tuệ mỏng nhẹ nên không thể cân, lại vì Bát nhã nhiều trí tuệ ít nên không thể cân. Lại chỗ lợi ích Bát nhã rất rộng, khi chưa thành có thể cho quả báo thế gian, khi thành rồi cho quả báo đại pháp. Lại biết rốt ráo cùng tận gọi là cân, Bát nhã ba la mật không thể cân biết, hoặc thường, hoặc vô thường, hoặc thật, hoặc hư, hoặc có, hoặc không, như vậy là những nghĩa không thể cân.Vô lượng sựlà có người nói Cân tức là lường, có người nói chấp thủ tướng tức là lường, Bát nhã ba la mật không thể thủ tướng nên gọi là vô lường. Lại Bồ tát lấy bốn tâm vô lượng, tu hành Bát nhã nên gọi là vô lượng. Lại lượng là trí tuệ. Trí tuệ phàm phu, trí tuệ Nhị thừa, trí tuệ Bồ tát, không ai có thể lường được biên giới của Bát nhã nên gọi là vô lượng. Vô đẳng đẳng(không chi ngang bằng) là vô đẳng chỉ Niết bàn, hết thảy pháp hữu vi không có chi bằng Niết bàn. Niết bàn có 3: Niết bàn Thanh văn; Niết bàn Bích chi Phật; Niết bàn của Phật Bát nhã đưa đến Ð?i thừa Niết bàn nên gọi là Bát nhã vô đẳng đẳng.

* Lại nữa, hết thảy chúng sanh, không thể ngang bằng Phật nên Phật là vô đẳng; Bát nhã ba la mật lợi ích chúng sanh, tương tợ như Phật nên gọi là vô đẳng đẳng.

* Lại nữa, pháp chư Phật là vi diệu bậc nhất, không thể ngang bằng, không thể sánh kịp, không thể so sánh; Bát nhã ba la mật hay làm cho ch úng sanh có được tâm ấy nên gọi là vô đẳng đẳng.

* Lại nữa, vô đẳng làthực tướng các pháp, các quán, các hành không thể sánh kịp vì thật tướng không có hý luận, không thể phá hoại được nên gọi là vô đẳng; Bồ tát được vô đẳng ấy vì hay khởi tâm từ bi đối v?i chúng sanh nên gọi là vô đẳng đẳng. Tu bồ đề thuộc hàng Thanh văn không có Nhất thiết trí màcó thể nói Bát nhã không thể nghĩ bàn ấy. Phật chấp thuận lời đó. Phật tự nói năm việc: Chúng sanh vô lượng vô biên nhiều hơn vi trần trong mười phương hằng hà sa thế giới, chư Phật dùng mười trí lực, muốn cứu vớt hết nên gọi là đại sự. Lại có Bồ tát tu lâu ngày được vô sanh pháp nhẫn, vì không bỏ chúng sanh nên không vào Vô dư Niết bàn.

* Lại nữa, lúc Bồ tát ấy thành Phật đạo, vì chúng sanh nên chịu năm việc: 1. Là chịu các lao khổ; 2. Là chịu bỏ cái vui tịch tịnh; 3. Là chịu cộng sự với người ác; 4. Là chịu tiếp đối cùng người; 5. là chịu vào đ ại chúng hội. Phật thâm đắc cái vui ly dục màvì chúng sanh nên cam chịu năm việc lao khổ, giống như hưởng thọ công đức, ấy là đại sự.Không thể nghĩ bàn là chỉ cho Phật pháp, Như Lai pháp, pháp người Tự nhiên, pháp người Nhất thiết trí. Phật pháp là, Phật gọi là giác đối với hết thảy vô minh, mê ngủ bắùt đầu tỉnh giác gọi là giác. Như Lai là giống như chư Phật quá khứ, tu hành sáu Ba la mật đ ược như tướng của các pháp, đi đến Phật đạo. Nay Phật cũng con đường như vậy đi đến, như chư Phật quá khứ đi đến nên gọi là Như Lai. Pháp người Tự nhiênlà hàng Thanh văn cũng có "giác" cũng có "như", nhưng nghe từ người khác ấy là pháp đệ tử, nên nói Phật là người tự nhiên, không nghe từ người khác. Pháp người Nhất thiết trí là Bích chi Phật cũng tự nhiên đắc quả, không nghe từ người khác nhưng không có Nhất thiết trí. Bốn thứ pháp ấy, không có ai có thể suy nghĩ, cân lường nên gọi là không thể nghĩ bàn, không thể cân, không thể lường. Lại không có pháp gì tương tợ pháp ấy nên gọi là vô đẳng đẳng.

Tui bồ đề sợ hàng Bồ tát tân học chấp đắm bốn pháp ấy nên bạch Phật rằng: Chỉ có bốn pháp ấy không thể nghĩ bàn, không có chi ngang bằng chăng?

Phật đáp: Các pháp sắc v.v... cũng không thể nghĩ bàn, không thể cân, không thể lường, vô đẳng đẳng. Trong đây Phật tự nói nhân duyên vì các pháp sắc v.v... không thể có được.

Như vậy, Tu bồ đề, các Phật pháp không thể nghĩ bàn, không thể nghĩ bàn như việc nói trên. Luận giả trước giải rộng, trong đây Phật nói lược, không thể nghĩ bàn là vượt qua tướng nghĩ bàn, vượt qua tướng đẳng đẳng. Về ý nghĩa, pháp Niết bàn không thể nghĩ bàn, về danh tự vì thuộc Thế đế nên có thể nghĩ bàn. Như hư không, không thể nghĩ bàn là như phẩm trước nói, tướng hư không không thể nghĩ bàn, thế nên nói không thể nghĩ bàn cho đến vô đảng đẳng như hư không, vìhư không không thể lấy chi ví dụ nên gọi là vô đẳng đẳng. Tướng Bát nhãba la mật tức là tướng Phật pháp; không thể nghĩ bàn, không thể cân, không thể lường, vô đ ẳng đẳng tức làtướng Phật pháp. Phật pháp ấy, hết thảy thế gian người, trời, A tu la, không ai có thể nghĩ bàn, cân lường được. Trong sáu đường mà trong đây chỉ nói ba đường là chúng sanh trong ba đường thiện còn không thể cân lường, huống chi chúng sanh trong ba đường ác.

Hỏi: Trong khi nói phẩm này, cớ gì số Tỳ kheo ni, Bồ tát đắc đạo ít?

Ðáp: Trong đây phần nhiều tán thán pháp chư Phật là không thể nghĩ bàn, không thể cân, không thể lường, không chi ngang bằng.Người nghe đa số tăng thêm tín căn nên kẻ bạch y đắc đạo nhiều, người nữ tuy có lòng tin nhiều mà trí tuẹâ ít nên đắc đạo cũng ít. Kẻ áo trắng tham đắm thế sự, trí tuệ cạn mỏng, căn tánh ám độn, không thể sạch hết lậu hoặc. Các Tỳ kheo các căn tín vàtuệ bằng nhau, nhất tâm cầu đạo nên người sạch hết lậu hoặc nhiều. Tỳ kheo ni vì trí tuệ ít nên chỉ có 20 người sạch hết lậu hoặc, tuy nhiều người được đạo quả ban đầu số vượt hơn kẻ áo trắng, nhưng vìkhông sạch hết lậu hoặc, không khác kẻ áo trắng thì trong đây không nói. Vào vô sanh pháp nhẫn thậm thâm khó được vào nên ít người; lại vì người đối với pháp này gieo trồng nhân duyên ít. Sẽ đưọc thọ ký trong hiền kiếp là hoặc có người nói: Trong hiền kiếp ngàn đức Phật trừ bốn đức Phật, sẽ thọ ký cho. Hoặc có người nói, đức Phật Thích ca Văn thọ ký cho, trong hiền kiếp làm Phật ở các thế giới khác.

(Hết cuốn 70 của bản Hán)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com