- Day 1-2 - Melbourne- Đài Bắc
- Day 3 - Đoàn Hành Hương TV Quảng Đức thăm Công viên kỷ niệm Hòa Bình ở Hiroshima, đền thờ Itsukushima-jinja, Chùa Vô Thủ Địa Tạng (Kubinashi Gizou) ở Fuchu, Hiroshima
- Day 4 - Lâu Đài Himeji
- Day 5 - Kyoto, viếng thăm Kim Cát Tự và Thanh Thủy Tự
- Day 6 - Núi Phú Sĩ
- Day 7 - Tokyo
- Day 8 - Đại Phật A Di Đà cao 120 mét ở Tokyo
- Day 9 - Thủ Đô Seoul, Nam Hàn
- Day 10 - Cây Thông Đỏ
- Day 11 - Chùa Hải Ấn
- Day 12 - Phật Quốc Tự
- Day 13 - Chùa Tam Quang - Busan
- Day 14 - ngày cuối ở Đài Loan
- Cảm nghĩ khi tham dự chuyến hành hương
- Xin Đa Tạ (thơ)
- Phước Báu Hành Hương (thơ)
- Dư âm một chuyến đi (thơ)
- Tường Thuật về Chuyến Hành Hương Nhật Bản & Nam Hàn
- Nhớ về chuyến hành hương Nhật Bản-Đại Hàn-Taipei 2018
Day 11: (12/4/2018): Sau khi ăn sang xong, đoàn ngồi xe bus 2 tiếng đến Mã Nhĩ Sơn (Núi Tai Ngựa/Maisan) để chime bái những ngôi tháp đá mà Đại Sư Yi Gap Yong đã dành 30 năm tu tập pháp môn niệm Phật và xếp từng viên đá nhỏ, Đại sư nhặt 1 viên đá kèm theo 1 câu niệm Phật và xếp thành 100 bảo tháp rất đẹp mắt (hiện nay chỉ còn 80 tháp); sau đó đoàn ăn trưa dưới chân núi và ngồi xe bus 1 tiếng đồng hồ để đến viếng thăm Chùa Hải Ấn, Chùa Hải Ấn (Haeinsa) là một ngôi chùa đứng đầu tông phái Tào Khê của Phật giáo Hàn Quốc. Chùa tọa lạc tại núi Gaya, phía Nam tỉnh Gyeongsang, Hàn Quốc. Chùa Hải Ấn được nhiều người biết đến bởi đây là ngôi chùa lưu trữ bộ Đại tạng kinh Hàn Quốc bằng mộc bản. Toàn bộ Đại tạng kinh Hàn Quốc được khắc lên trên hơn 80.000 bản gỗ. Những mộc bản tam tạng kinh điển này đã được dùng để in trên giấy và được lưu trữ tại chùa Hải Ấn từ năm 1398.
Chùa Hải Ấn được xem là một trong ba ngôi chùa quý báu nhất của Hàn Quốc và đại diện cho Pháp bảo (hay giáo lý) của Đức Phật. Trong thời hiện đại, chùa Hải Ấn là một trung tâm thực tập thiền, và là trú xứ của ngài Seongcheol, một vị Tăng sĩ có tầm ảnh hưởng rộng lớn của Hàn Quốc vào cuối thế kỷ XX, và ngài đã viên tịch vào năm 1993.
Chùa Hải Ấn được xây dựng vào năm 802. Truyền thuyết cho rằng, hai vị sư Hàn Quốc trở về từ Trung Quốc, ngài Suneung và ngài Ijeong, đã chữa lành bệnh cho hoàng hậu của vua Aejang. Với lòng tri ân sâu sắc đối với công đức giáo hóa của Đức Phật, nhà vua đã ra lệnh xây dựng chùa Hải Ấn. Một thuyết khác thì cho rằng, ngài Suneung và đệ tử của ngài, ngài Ijeong, đã nhận được sự hỗ trợ đắc lực của hoàng hậu Choe Chi-Won, người đã quy y Tam bảo, và chính hoàng hậu là người đã hỗ trợ tài chính cho việc xây dựng ngôi chùa.
Ngôi chánh điện của chùa (Đại Tịch Quang điện) là một ngôi chánh điện khác thường, bởi vì hầu hết các ngôi chánh điện chùa Hàn Quốc đều thờ Phật Thích Ca, riêng trong chánh điện chùa Hải Ấn thì lại thờ tượng ngài Tỳ Lô Giá Na.
Chùa Hải Ấn và bộ mộc bản Đại tạng kinh Hàn Quốc lưu trữ tại tàng kinh các của chùa đã được Ủy ban UNESCO (Ủy ban Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên Hiệp Quốc) công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1995. Ủy ban UNESCO nhấn mạnh rằng, tàng kinh các, nơi lưu trữ mộc bản Đại tạng kinh Hàn Quốc là một công trình độc nhất vô nhị vì không có một công trình kiến trúc lịch sử nào khác được đặc biệt dành riêng cho bảo quản hiện vật và các kỹ thuật bảo quản đã được sử dụng cũng hết sức khéo léo như thế.
Sau đó đoàn đi ăn tối và nghỉ đêm tại Commodore Hotel ở Gyeongsangbuk-do (thuộc cô đố của nước Tân La), ngày mai đoàn sẽ viếng thăm Phật Quốc Tự, ngôi chùa lớn nhất của Hàn Quốc.