Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Luận giải về ngôi vị Toàn Giác

20/10/201620:08(Xem: 5552)
Luận giải về ngôi vị Toàn Giác

Phat_Thich_Ca_14
GIẢI THOÁT THỰC CHẤT LUẬN

(Luận giải về ngôi vị Toàn Giác)

o0o

 

T/S  Lâm Như-Tạng

o0o

 

 

A-KHẢO SÁT MỘT

I-BẬC TOÀN GIÁC

Toàn Giác đây là chỉ Đức Phật.

Tiếng sanscrit là Bouddha. Gọi là Bụt, Phật Đà. Có nghĩa là người đã giác ngộ chân lý, cũng gọi là viên giác, toàn giác. Phật, Phật Đà tức là bậc đã tự tu tự chứng, tự giác ngộ, lại giáo hóa cho chúng sinh thực hành phương pháp tu chứng để được giác ngộ như Phật đó là Giác Tha. Hai hạnh Tự Giác và Giác Tha ấy Ngài đã thực hành trọn vẹn (Tự Giác, Giác Tha, Giác Hạnh Viên Mãn).

Thường trong các kinh, tiếng Phật dùng để chỉ Đức Thích Ca Mưu Ni. Vì ngài là Đức Phật hiện thời ở cõi nầy, người ta cữ tên ngài nên gọi ngài là Phật. Khi ngài đắc Đạo dưới gốc cây Bồ Đề, tự biết rằng mình đã giác ngộ hoàn toàn.

Có vô số Phật trong quá khứ. Đức Thích Ca Mưu Ni là Đức Phật hiện tại nơi cõi Tam Thiên Đại Thiên thế giới nầy. Trong kiếp nầy gọi là Hiền Kiếp có một ngàn Đức Phật lần lược ra đời, mà đã ra đời 4 Đức Phật rồi, kể luôn Đức Phật Thích Ca Mưu Ni (xem Hiền Kiếp , mục tiếp theo II).

Đức Phật Thích Ca thường dạy rằng bao giờ Phật cũng thường trụ ở cõi nầy. Chớ nói Phật nhập Niết Bàn là không còn hộ trợ người tu hành! Người tu hành luôn tinh tấn thì được gần Phật luôn luôn, được đức lành của Phật che chở, và được vào vòng hào quang của Phật.

Theo Kinh Phật dạy, tất cả chúng sinh đều có Phật Tính  và nếu họ tinh tấn tu hành ắt sẽ thành Phật. Cho nên trong kinh Phạm Võng có câu: Ta là Phật đã thành còn các người là Phật sẽ thành.

Như ta đã thường nghe là Phật có ba thân là Pháp Thân, Ứng Thân, Hóa Thân.

Vì Phật là bậc sáng suốt hoàn toàn, Trí lực đầy đủ, ngài có muôn hạnh nên ngài được xưng tặng bằng mười đức hiệu như sau:  (1)-Như Lai, (2)- Ưng cúng, (3)-Chánh biến tri, (4)-Minh hạnh túc, 5)-Thiện thệ, (6)-Thế gian giải, (7)-Vô thượng sĩ  Điều ngự trượng phu, (8)-Thiên nhơn sư, (9)-Phật, (10)-Thế Tôn. 

Đức Phật còn được xưng tụng bằng những danh hiệu: Vô thượng sư, Vô thượng thiền sư, Đại trượng phu, Nhơn trung hương tượng, Sư tử, Long vương, Điểu ngự thị đạo, Đại thuyền sư, Đại y sư,  Đại ngưu vương, Nhơn trung ngưu vương, Tịnh liên hoa, Vô sư độc giác, Đại thí chủ, Đại sa môn, Đại Bà La Môn, Thiên tôn, Thiên trung thiên.

Phật là tiếng nói tắt, có nghĩa là : Phật Pháp, Phật Giáo, tức là đạo lý của Phật. Như nói: Học Phật, tu Phật. Phật Ấn tức là sự ấn chứng của Phật. Người được Phật Ấn tức là được cái thật tướng của các Pháp, cái Đạo của chư Phật. Thật Tướng, Đại Đạo nơi người ấy chẵng hề dời đổi. Phật Ấn cũng có nghĩa là Phật làm dấu ghi cho người đó. Việc ấn chứng nầy có nhiều thể cách: hoặc Phật dùng hai tay xoa đầu, xoa tráng. Hoặc dùng một tay mà ghi, hoặc chiếu hào quang đến người đó v.v… Phật Ấn còn có nghĩa là Phật Tâm Ấn (sự truyền thọ Phật Tâm, bậc Tôn Sư đem Tâm Phật in vào tâm đệ tử).

Nói về Phật Ấn cần phải nói đến hạt giống Phật. Phật chủng tức là những điều thiện bằng thân ngữ ý, các sở hành của Bồ Tát để mau thành Phật. Phật chủng, Phật chủng tử cũng là tiếng gọi Phật Tử, Bồ Tát vì là những bậc sẽ thành Phật, tức là hạt giống để thành Phật.

Trầm Ước luận viết: Nếu để cho hột giống Phật lìa ra khỏi mình thì nền Tam Bảo phải rớt xuống đất.

Kinh Phạm Võng: Phật dạy chư đệ tử rằng: Có 10 điều giới luật trọng đại. Như người thọ Bồ Tát Giới mà chẳng ghi nhớ và tu trì 10 điều giới luật ấy thì chẳng phải là Bồ Tát, chẳng phải là Phật Chủng Tử.

1-BỒ TÁT GIỚI  

 Bồ Tát Giới là giới luật cho người muốn tu trì đại hạnh để thành Bồ Tát và thành Phật. Bồ Tát Giới khác với Bồ Tát Ưu Bà Tắc giới là giới luật riêng cho người tu tại gia, có 6 giới Trọng và 28 giới khinh.

Còn Bồ Tát Giới là Giới Luật chung cho hàng Tứ Chúng: Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di. Có 10 Giới Trọng và 48 Giới Khinh.

10 Giới Trọng: (1)-Giết, (2)-Trộm, (3)-Dâm, (4)-Nói láo, (5)-Mua rượu, (6)-Nói điều lỗi của Tứ Chúng, (7)-Khen mình chê người khác, (8)-Keo tiếc lại còn chê bai, (9)-Lòng hờn giận chẳng chịu ăn năn, (10)-Gièm chê Tam Bảo.

48 Giới Khinh: (1)-Không kính thầy bạn, (2)-Uống rượu, (3)- Ăn thịt, (4)- Ăn 5 món cay, nóng, (5)-Không bảo sám hối, (6)-Không cung cấp thỉnh Pháp, (7)-Trễ nhác không đến nghe Pháp, (8)-Trái Đại, theo Tiểu, (9)-Không thăm bệnh, (10)-Chứa đồ giết chúng sinh, (11)-Làm quốc sứ, (12)-Buôn bán, (13)-Báng hủy, (14)-Phóng lửa đốt cháy, (15)-Dạy sai, (16)-Vì lợi nói ngược, (17)-Cậy thế xin xỏ, (18)-Không hiểu mà làm thầy, (19)-Hai lưỡi, (20)-Không làm việc phóng sanh, cứu độ, (21)-Hờn đánh trả thù, (22)-Kiêu mạng không thỉnh pháp, (23)-Kiêu mạng nói bậy, (24)-Không tập học Phật, (25)-Không khéo hòa chúng, (26)-Riêng thọ lợi dưỡng, (27)-Nhận thỉnh riêng cho mình, (28)-Thỉnh Tăng riêng, (29)-Dùng tà mạng nuôi sống lấy mình, (30)-Không kính ngày giờ tốt, (31)-Không làm việc cứu giúp, (32)-Làm việc tổn hại chúng sinh, (33)-Làm nghề quấy, chơi xem, (34)-Tạm niệm Tiểu Thừa, (35)-Không phát nguyện, (36)-Không phát thệ, (37)-Xông pha nơi nạn nguy mà du hành, (38)-Trái thứ tự cao, thấp, (39)-Không tu phước huệ, (40)-Lựa chọn nguời thọ gới, (41)-Vì lợi ích làm sư, (42)-Thuyết Giới với người dữ, (43)-Không hổ thẹn mà thọ bố thí, (44)-Không cúng dường Kinh Điển, (45)-Không giáo hóa chúng sinh, (46)-Thuyết pháp không theo như Pháp, (47)-Trái phép hạn chế, (48)-Phá Pháp.

(Tham khảo Bồ Tát Giới Kinh).

Kinh Đại Niết Bàn, quyển 28: có hai thứ Giới: Thinh Văn Giới và Bồ Tát Giới.

Từ sơ Phát tâm cho đến khi đắc quả A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề gọi là Bồ Tát Giới.

Từ lúc quán bộ xương trắng đến khi chứng đắc quả A La Hán đó gọi là Thinh Văn Giới.

Bồ Tát Giới là giới luật của Đại Thừa Bồ Tát Tăng, tên gọi chung là Tam Tụ Tịnh Giới. Có hai đường: Một là lấy thuyết của Phạm Võng làm Tông. Hai là thuyết của Du Già bẩm thừa.

Thuyết của Phạm võng làm Tông là tác pháp thụ giới, xuất phát từ Phẩm Luật Tạng, kinh Phạm Võng. Giới tướng của nó gồm 10 trọng cấm, 48 khinh giới mà kinh Phạm Võng đã viết. Đó chính là Nhiếp Luật Nghi Giới trong Tam Tụ Tịnh Giới. Thuyết của Du Già Bẩm Thừa xuất phát từ kinh Thiện Giới. Kinh nầy do Đức Phật thuyết giảng sau khi thành Đạo và chính Bồ Tát Di Lặc được nghe. Đó là phẩm Bồ Tát Địa của luận Du Già. Theo thuyết nầy thì Nhiếp Luật Nghi Giới giống như Thinh Văn Địa đã nói, và cũng giống 250 Giới của Tỳ Theo Tiểu Thừa. Nhưng vì Bồ Tát Giới là lợi tha nhiếp các thiện pháp nhiêu ích tất cả chúng sinh. Tức là nhiếp thiện pháp giới nhiêu ích hữu tình trong Tam Tụ. Cho nên giới tướng nói trong Luận Du Già và Luận Trì Địa có khác nhau.

2-BỒ TÁT GIỚI KINH 

Bồ Tát Giới Kinh, bản dịch cuối cùng của La Thập đời Diêu Tần là Bồ Tát Tâm Địa Giới (phẩm thứ 10 trong kinh Phạm Võng, quyển 2. Tên chung là Kinh Phạm Võng Lô Già Na Phật Thuyết Bồ Tát Tâm Địa Giới Phẩm Địa Thập. Sau ghi riêng phần kệ tụng trì. Trí Giả, tổ của Thiên Thai, đặt tên là Bồ Tát Giới Kinh. Đệ tử của ngài là Chương An ghi lời nói của Trí Giả, làm hai quyển Nghĩa Sớ. Còn Pháp Tạng của Hoa Nghiêm đề là Phạm Võng Kinh Lô Xá Na Phật Bồ Tát Thập Trọng Tứ Thập Bát Giới Kinh (nay sao bản nầy làm sớ 5 quyển gọi tắc là Phạm Võng Kinh Giới Bản). Các nhà chú thuật như sau: Bồ Tát Giới Nghĩa Sớ, 2 quyển, Trí Khải đời Tùy trình bày, đệ tử Quán Đỉnh ghi. Bồ Tát Giới Kinh Nghĩa Sớ Hội Bản, 2 quyển, Trí Khải giảng, đệ tử là Quán Đỉnh ghi. Bồ Tát Giới Kinh Sớ San Bổ, 3 quyển, Minh Khoáng đời Đường san bổ. Bồ Tát Giới Kinh Sở Chú, 8 quyển Dữ Hàm đời Tống đưa vào Sở Tiên Kinh làm thêm chú thích sớ. Bồ Tát Giới Kinh Nghĩa Sớ Phát Ẩn, 5 quyển, Chu Hoằng đời Minh mở ra sự sâu kín.

Bồ Tát Giới Kinh Nghĩa Sớ Phát Ẩn Sự Nghĩa, 1 quyển, Chu Hoằng trình bày. Bồ Tát Giới Kinh Nghĩa Sớ Phát Ẩn Vấn Biện Phụ Sự Nghĩa, 1 quyển, Chu Hoằng đời Minh trình bày.  

3-PHẬT QUỐC ĐỘ 

Trong đề mục Bậc Toàn Giác nầy không thể không đề cập đến Phật Quốc Độ. Vì trong phần nầy chúng ta có dịp tìm hiểu về Tịnh Độ của chư Phật và Uế Độ mà chúng sinh thường tình mang nghiệp phải thọ nhận cư trú.

Phật Độ hay Phật Quốc Độ là những cõi mà chư Phật thường trú, là những cõi mà Phật giáo hóa chúng sinh.

Cõi Phật có chia ra Tịnh Độ, Uế Độ, Báo Độ, Pháp Tích Độ v.v…

Uế Độ là cõi có đủ 5 thứ dơ bẩn (Kiếp trược, Kiến trược, phiền não trược, chúng sinh trược, mạng trược). Nơi đây cũng có một đức Phật giáo hóa chúng sinh. Nơi đây vẫn có hạng người thanh tịnh theo Phật tu hành và đắc quả Thánh. Cõi Ta bà của đức Phật Thích Ca (có cả trái đất của chúng ta) là một Uế Độ. Tịnh Độ là cõi Phật trong sạch. Nơi đây Phật thường thuyết pháp để giáo hóa các nhà tu hành thanh tịnh. Nơi đây không có địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh. Trong Tịnh Độ có Báo Độ xuất hiện do hạnh nguyện, quả báo lành của Phật và có hóa độ được biến hóa thành nhờ sức thần thông của Phật.

Cõi của đức Phật A Di Đà là một Tịnh Độ. Dù trụ ở cõi nào chăng nữa thì mỗi vị Phật đều có công đức, trí tuệ và ngôi vị như nhau.

Kinh Pháp Hoa, Phẩm Phương Tiện viết: Trong các cõi Phật ở mười phương duy chỉ có một pháp nhất thừa mà thôi.

Đại Thừa Nghĩa Chương, quyển 19, viết: Nơi an thân gọi là Độ. Nơi Phật thường trụ gọi là Phật Độ.

Có nhiều loại Phật Độ như: Hai loại Phật Độ, Ba loại Phật Độ, Bốn loại Phật Độ

a-HAI LOẠI PHẬT ĐỘ

Hai loại Phật Độ: (1)-Chận Độ: là nơi cư trú của chư vị Chân Phật. (2)- Ứng Độ: Là nơi cư trú của chư vị Ứng Phật. Đại Thừa Nghĩa Chương, quyển 19, viết: “Cõi Phật hoặc chia ra làm hai loại: Chân Độ và Ứng Độ. Nơi ký thác tự thân thì gọi là Chân Độ, nơi Phật tùy nghi thị hiện thuyết pháp thì gọi là Ứng Độ”. Còn chỉ (1)-Chân Phật Độ, giống với Chân Độ ở trên. (2)-Phương Tiện Hóa Thân Độ, giống với Ứng Độ ở trên.

Đại sư Kiến Chân, người Nhật Bản, phân biệt hai cõi nầy là cõi Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà ở phương Tây.

Tham khảo: Giáo Hạnh Tín Chứng, quyển 56.

b-BA LOẠI PHẬT ĐỘ

Theo sách Phật Địa Luận, quyển 7, nói về ba cõi: Pháp Tính Độ, Thụ Dụng Độ, Biến Hóa Độ, tương ứng với thứ tự nơi trụ xứ của Pháp Tính Thân, Thụ Dụng Thân, Biến Hóa Thân. Trong đó cõi Pháp Tính Độ là Lý độ, còn hai loại Thụ Dụng Độ và Biến Hóa Độ là Sự Độ, hoặc hai loại Pháp Tính Độ, Thụ Dụng Độ là cõi Tịnh Độ, và Biến Hóa Độ là chung cả Tịnh Độ và Uế Độ.

c-BỐN LOẠI PHẬT ĐỘ  

Theo sách Duy Thức Luận, quyển 10, viết về 4 thân: Tự Tính Thân, Tự Thụ Dụng Thân, Tha Thụ Dụng Thân, Biến Hóa Thân là bốn Phật Thân, và bốn thân đó tương ứng với 4 cõi Phật là: (1)-Pháp Tính Độ, (2)-Tự Thụ Dụng Độ, (3)-Tha Thụ Dụng Độ, (4)-Biến Hóa Độ. Trong đó cõi Pháp Tính Độ là cõi lý độ vô sắc tướng. Cõi Tự Thụ Dụng Độ là cõi Tịnh Độ, mà tự thân Thực Phật kí thác. Cõi Tha Thụ Dụng Độ là cõi Tịnh Độ của các vị Bồ Tát từ bậc sơ địa trở lên thị hiện. Cõi Biến Hóa Độ là cõi Phật Độ của các vị Bồ Tát trước hàng địa và các hạng phàm phu nhị thừa hiện. Do vậy mới có hai cõi Tịnh Độ và Uế Độ.

Tông Thiên Thai cũng nói về bốn loại Phật Độ.

Tham khảo: Nghĩa Lâm Chương Phật Độ Chương, Tứ Độ v.v…

II-HIỀN KIẾP (BHADRAKALPA)

Trụ kiếp của quá khứ gọi là Trang Nghiêm Kiếp. Trụ kiếp của tương lai gọi là Tinh Tú Kiếp. Trụ kiếp của hiện tại gọi là Hiền Kiếp. Trong 20 tăng giảm của trụ kiếp hiện tại có một ngàn đức Phật ra đời nên được xưng tán là Hiền Kiếp, còn gọi là Thiện Kiếp.

Trong kỳ kiếp hiện tại, Hiền Kiếp nầy, có một ngàn Đức Phật ra đời. Trong số ấy đã ra đời 4 đức Phật : Ca La Ca Tôn Đại ((Krakucchanda), Câu Na Hàm Mâu Ni (Canakamouni), Ca Diếp (Kacyapa), Thích Ca Mâu Ni (Cakyamouni). Sau nầy đức Phật Di Lặc (Maitreya) sẽ ra đời.

1-ĐỨC PHẬT CA LA CA TÔN ĐẠI HAY CÒN GỌI LÀ CÂU LƯU TÔN

Đức Phật ra đời thuở ấy con người ta sống thọ 40 ngàn tuổi (có sách nói 60 ngàn tuổi).

Trong kinh Điạ Tạng viết: Thuở xưa có đức Phật ra đời hiệu là Câu Lưu Tôn Phật. Nếu có nam tử, nữ nhơn nghe danh hiệu đức Phật ấy, hết lòng chiêm lễ, tán thán, thì người ấy ở trong hội một ngàn đức Phật về Hiền Kiếp nầy, sẽ làm Đại Phạm vương và được thọ ký cho quả Phật.

  2-ĐỨC PHẬT CÂU NA HÀM MÂU NI

Đức Phật ra dời thuở ấy con người hưởng thọ 30 ngàn tuổi (có sách nói 40 ngàn tuổi).

Ngài có dạy rằng: “Đừng để tâm người đi hoang đàng…Hãy gắng học tập và thực hành theo giáo lý Phật dạy. Như vậy người tránh được các sự buồn phiền và người vững bước mà đi tới Niết Bàn.” (trích trong Tỳ Kheo Giới Bổn).

Câu Na Hàm Mâu Ni là Đức Phật thứ hai đã ra đời trong Hiền Kiếp nầy.

Kinh Trường A Hàm có chép rằng: “Hồi thuở con người sống thọ 30 ngàn tuổi, Phật Câu Na Hàm Mâu Ni ra đời. Ngài là dòng Bà La Môn, họ Ca Diếp. Cha tên là Đại Đức, mẹ là Thiện Thắng. Ngài ở thành Thiện Thắng, ngồi nơi cội cây Ô Tạm Bà La Môn mà thuyết pháp, độ cho 30 ngàn người. Đệ tử thị giả của ngài tên là An Hòa Tử Đạo Sư (Tô Trì).

Phật Câu Na Hàm Mâu Ni có truyền lại bài kệ như sau:

Phật bất kiến thân tri thị Phật

Nhược thật hữu tri biệt vô Phật

Trí giả năng tri tội tánh không

Thản nhiên bất bố  ư sanh tử 

Diễn nôm:

Thân chẳng thấy biết là thân Phật

Nếu biết rồi thì Phật là không

Người khôn biết tội tánh không

Thản nhiên chẳng sợ trong vòng sanh tử.

3-ĐỨC PHẬT CA DIẾP (Kacyapa Bouddha, (scr.)  

Đức Phật Ca Diếp ra đời thuở con người sống thọ 20 ngàn tuổi.

Đức Phật ra đời trong quá khứ, tuy nhiên Ngài cũng ở trong Hiền Kiếp nầy. Trong Hiền Kiếp nầy có một ngàn Đức Phật mà đã ra đời bốn đức Phật rồi. Ca Diếp là Đức Phật thứ ba. Đức Phật thứ tư là Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.

Khi thành đạo và thuyết pháp đức Phật Thích Ca có dạy rằng: “Nhiều vị Thinh Văn đệ tử Phật Ca Diếp có giáng sinh làm Tỳ Kheo hầu ta mà nghe pháp và hộ trợ Tam Bảo.

Đức Phật Ca Diếp đã dạy rằng: “Không làm điều ác. Hãy làm các điều lành. Hãy giữ Ý cho trong sạch. Bao nhiêu đó tóm tắc giáo lý của chư Phật.”

Trong kinh Bốn Mươi Hai Chương đức Phật Thích Ca có lặp lại bài kệ về sự diệt dục do đức Phật Ca Diếp đã dạy:

Dục sanh ư nhữ ý (Dục sanh ra từ Ý người)

Ý dĩ tư tưởng sanh (Ý do tư tưởng con người mà sanh)

Nhị tâm các tịch tĩnh (Hai tâm ấy nếu đều vắng lặng)

Phi sắc diệt phi hành (Không còn hình sắc, hành động nào nữa)

Trong Soạn Tập Bá Duyên kinh (Avadãna Cataka) có chép: Nầy chư Tỳ Kheo! (lời đức Phật Thích Ca) trong đời quá khứ, thuộc về Hiền Kiếp (Bhadra-Kalpa) nầy mà ta đang sống đây, bấy giờ con người ta hưởng thọ hai mươi ngàn tuổi, có đức Phật Ca Diếp ra đời. Ngài xuống thành Ba La Nại vào ngự trong vườn Lộc Uyển.

Đức Phật Ca Diếp đã thọ ký cho vị đệ tử trên trước của Ngài rằng: “Nầy thiện nam tử! Chừng nào con người ta sống đời một trăm tuổi, chừng ấy người sẽ thành Phật Như Lai hiệu là Thích Ca Mâu Ni”.

Trong kinh Niết Bàn, đức Phật có nhắc lại tiền thân: Trong đời quá khứ có vị vua Thiện Trụ cai trị ở cõi Diêm Phù Đề nầy. Vua ấy và nhơn dân sống thọ 48.000 tuổi. Từ nơi đỉnh đầu vua nổi lên một bọc thịt. Cái bọc ấy lớn lên và bể ra làm hai: một đồng tử hiện ra, tướng tốt đẹp phi thường. Vua đặt tên là Đỉnh Sanh. Lớn lên Đỉnh Sanh thống nhất Tứ Đại Châu và làm vị Chuyển Luân Thánh Vương. Vị Chuyển Luân Thánh Vương ấy là tiền thân của đức Phật Thích Ca. Trong khi ấy có hiện lên cảnh thiên đường của đức Đế Thích. Đức Đế Thích ấy về sau đã thành Phật, tức là Phật Ca Diếp.

Trong kinh Trường A Hàm viết: Thuở đời người ta hưởng thọ 20.000 tuổi, đức Phật Ca Diếp ra đời. Ngài là dòng Bà La Môn, họ Ca Diếp, cha tên là Phạm Đức, mẹ tên là Tài Chủ. Ngài ở thành Ba La Nại ngồi dưới cây Ni Câu Luật, thuyết pháp một hội, độ được 20.000 người. Ngài có hai phép thần túc đặc biệt: (1)- Đề Xá, (2)-Bà La Bà. Thị giả của Ngài tên là Thiện Hửu Tử Tập Quân (Diếp Bà Mật Đa). 

4-ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI (Cakya-Mouni, (scr.)

Là Đức Phật thứ 4 trong Hiền Kiếp nầy. Tên Ngài có nghĩa là Bực Tịch Tĩnh trong họ Thích Ca, cũng gọi là Năng Nhơn, năng lực, nhơn từ, năng mãn…

Đó là sự tích ứng hóa thân của Ngài. Về phương diện tu hành và độ đời của Phật theo kinh Diệu Pháp Liên Hoa thì đời thật của Phật nói không cùng. Đức Như Lai đã thành Phật đã bao nhiêu kiếp rồi song Ngài chuyễn phương tiện giáng thế và tu hành để độ chúng sanh. Và Phật giả ra nhập Niết bàn đặng chúng sanh đem lòng hoài bảo đối với Phật, rán lo tu học. Nhưng thật ra, Phật không nhập Niết bàn: Lúc nào Ngài cũng bên cạnh chúng ta để dìu dắt ta, giáo hóa ta.

Vì chính Ngài nói rằng: “Cho đến nay ta thành Phật, mà cái hạnh Bồ Tát ta làm cũng chưa xong. Ta còn phải thực hành hạnh ấy nữa trong vô lượng kiếp vô số kiếp”.

Thường muốn cữ tên Ngài người ta gọi Ngài là  : (1)- Đức Phật Tổ, vì Ngài là Bổn Sư của các nhà tu niệm xuất gia và tại gia. (2)- Đức Thế Tôn, vì ở cõi thế Ngài được tôn trọng nhứt trong các hạng chúng sinh. (3)- Đức Như Lai, vì Ngài đã dắc quả Phật thì vào cảnh an nhiên, tự tại, vô cùng vô tận, ở khắp nơi, không từ đâu mà đến và không đi dâu.

Ngoài ra tên Thích Ca Mâu Ni, vì tôn kính, người ta còn gọi Ngài bằng mấy tên dưới đây: Nhứt Thiết Nghĩa Thành, Viên Mãn Nguyệt, Sư Tử Hống, Đệ Thất Tiên, Cồ Đàm Thị, Đại Sa Môn, Đại Đạo Sư v.v…

Trong mục nầy, viết thêm về Đức  Thích Ca Mâu Ni Cổ Phật, để tiện việc tham khảo.

Về thời quá khứ xa xưa, thuở ấy đức Bổn Sư của chúng ta là một người nghèo. Người ấy đến nhà bạn lành, nghe tiếng đồn rằng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đang giảng kinh Niết Bàn với đại chúng. Nghe được tin ấy, người lấy làm vui mừng, muốn sắp đặt cuộc cúng dường Phật. Nhưng phận nghèo chẳng có món chi để cúng, người định bán mình. Nhưng bạc phước thay, chẳng có ai chịu mua. Người bèn đi về nhà. Dọc đường gặp một người kia, bần nhơn bèn nói rằng: “Tôi muốn bán mình, ông có thể mua chăng?”. Người kia đáp: “Nhà tôi có việc, nhưng chẳng ai làm nổi. Như chú làm được thì tôi mua thân chú”.

-       Việc chi mà chẳng ai làm nổi?

-       Số là tôi có bệnh dử, lương y cho thuốc, dạy phải ăn mỗi ngày ba lạng thịt người. Như chú có thể mỗi ngày đem ba lạng thịt nơi thân chú mà cấp cho tôi thì tôi sẽ trả cho chú năm thẻ tiền vàng. 

Bần nhơn nghe xong, lấy làm vui vẻ, thưa rằng: “Ông cho tiền đi, tôi hẹn trong 7 ngày đặng sắp đặt công việc cho xong, tôi sẽ lại hầu ông.”

Bảy ngày thì không được. Chú liệu như tiện, tôi hẹn cho chú một ngày.”   

Lúc ấy bần nhơn lãnh tiền đi đến nơi Đức Cổ Phật Thích ca Mâu Ni, đãnh lễ nơi chân Phật và có bao nhiêu tiền của đem ra phụng hiến tất cả, thành tâm ngồi nghe Phật giảng kinh Niết bàn. Nhưng vì tâm tánh ám độn, tuy nghe giảng kinh mà chỉ nhớ có một bài kệ sau đây:

Như Lai chứng Niết bàn

Dứt trọn vòng sanh tử

Như ai chú tâm nghe

Thường được vô lượng lạc

Nghe được bài kệ rồi, người quay về nhà bệnh nhơn. Mỗi ngày người thẻo 3 lạng thịt mình cho bệnh nhân ăn. Nhờ sức bài kệ, người chẳng thấy đau đớn chi cả. Như vậy cho đến trọn tháng. Người bệnh mạnh khỏe.  Thân thể của bần nhơn cũng lành, chẳng có một vét thẹo nào. Thấy thân mình hoàn toàn lành bần nhơn liền nguyện cầu thành Phật: “Ta nguyện rằng về sau, chừng thành Phật, ta cũng tên là Thích Ca Mâu Ni và thế giới của ta cũng có tên là Ta bà.”

Như vậy Đức Thích ca Mâu Ni Phật, Bổn Sư của chúng ta thuở xưa là đệ tử của Đức Thích Ca Mâu Ni Cổ Phật.

(Tham khảo kinh Niết bàn, quyển 22.)

Giòng họ Thích ca thuộc chủng tộc A Lê da (Aryas, Ayens) từ ngoài tràn vào xâm chiếm và cai tri Ấn Độ. Họ Thích Ca ở về phía bắc Ấn Độ, kinh thành Kapilavastou, bên bờ sông Bhâgirathi.

Sau khi Phật tịch, xứ Kapilavastou vị vua nước Kosala chiếm đoạt và sát hại. Những người họ Thích còn sống sót phải trốn lên miền trên tức là xứ Nepal.

Tại sao chư Tăng Ni Trung Hoa và Việt Nam dùng họ Thích của đức Phật Thích Ca?

Đạo Phật lúc mới truyền sang Trung Quốc, các Tăng còn được gọi theo họ thế tục của mình, hoặc lấy họ của thầy Bổn Sư. Ví như ngài Chi Độn vốn là họ Quan, vì Bổn Sư của ngài là Chi Khiêm nên lấy họ là Chi. Ngài Bạch Đạo Du vốn họ Phùng, theo học với ngài Bạch Thi Lê Mật Đa nên lấy họ Bạch.

(Tham khảo: Tị Thử Lục Thoại, quyển hạ)

Đến ngài Đạo An, cao tang đời Tấn mới bắt đầu nói: Đức Phật có họ là Thích Ca, nay các Phật Tử nên theo họ của đức Phật, tức họ Thích. Về sau khi kinh A Hàm được đem về, trong kinh cũng nói như vậy. Do đó khắp thiên hạ đều theo.

Sách Dị Cư Lục, quyển 22 viết: “Sa Môn từ thời Ngụy Tấn lấy họ theo thầy dạy. Ngài Đạo An suy tôn đức Thích Ca, bèn lấy chữ Thích làm họ. Sau lại thấy A-Hàm nói: Bốn con sông nhập vào bể, không còn có tên của sông. Bốn họ Sa Môn, đều dùng họ Thích. Từ đấy trở thành cố định, các sa môn bắt đầu dùng họ Thích”.  

Thật ra họ Thích đã được dùng từ khi Phật còn tại thế. Khi đức Phật ra đi hoằng hóa, những người qui y theo Phật, cùng xuất gia theo ngài, phần đông là người qúi phái họ Thích. Cho nên người ta gọi mấy vị Tỳ Kheo ấy là Thích Tử.

Sau khi Phật nhập Niết Bàn, những người xuất gia tu theo Đạo Phật cũng nhận mình là Tỳ Kheo Thích Tử. Đó là những đệ tử thực hành theo giáo lý của đức Bổn Sư Phật Thích Ca.

Từ ấy trở thành thông dụng, những tín đồ đạo Phật dầu tại gia hay xuất gia đều có thể tự xưng là Thích Tử. Đồng nghĩa với Phật Tử, Phật Đệ Tử.

5-ĐỨC PHẬT VỊ LAI (MAITREYA BOUDDHA (Scr.)

Di Lặc, Tiếng Trung Quốc gọi là Từ, Từ Thị. Ngài cũng có tên là A Dật Da (Ajita). Dịch nghĩa là Vô Năng Thắng. Ngài là Bồ Tát Ma Ha Tát, sẽ thành Phật kế đức Thích Ca Mâu Ni. Trong lúc Đức Thích Ca thành đạo và thuyết pháp, đức Di Lặc có dự thính theo hàng đệ tử ngài, có nghe Phật thuyết giảng bộ Diệu Pháp Liên Hoa kinh (Saddharma Pundarika).

Đức Thích Ca có giảng về công đức và các hạnh từ những đời trước của đức Di Lặc và cho hay rằng về sau đức Di Lặc sẽ thành Phật hiệu là MAITRI (Maitreya, Di Lặc, Từ Tôn).

Tuy đức Di Lặc còn là Bồ Tát nhưng người tu Phật đã gọi ngài là Di Lặc Phật hay Từ Tôn rồi.

Vào thế kỷ thứ V, hai anh em Asangha (Vô Trước) và Vasubandhu (Thế Thân) có tham thiền hiện đến cung đức Di Lặc và được ngài đem lý thâm thúy Đại Thừa mà chỉ giáo cho.

Vào thế kỷ thứ bảy, ngài Huyền Trang trong khi du hành qua Ấn Độ, thường niệm danh hiệu đức Di Lặc, được đức Di Lặc hộ trì cho khỏi tai hoạ. Ngài Huyền Trang có nguyện khi thác sanh lên cung trời Đâu Suất chầu Đức Di Lặc.

Đức Di Lặc Bồ Tát là một trong tám vị Đại Bồ Tát:

(1)-Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, (2)-Quan Thế Âm Bồ Tát, (3)- Đại Thế Chí Bồ Tát,  (4)-Vô Tận Ý Bồ Tát, (5)-Bảo Đàn Hoa Bồ Tát, (6)-Dược Vương Bồ Tát, (7)-Dược Thượng Bồ Tát, (8)-Di Lặc Bồ Tát.

Ai muốn sanh lên cõi Tây Phương Cực Lạc của đức Phật A Di Đà, song nghe chánh pháp mà chẳng định trí được, tới chừng nghe danh hiệu Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, khi mạng chung được Đức Di Lặc và bảy vị đại Bồ Tát trên hiện đến mà chỉ dẫn đường về Tây Phương Cực Lạc.

(Tham khảo kinh Dược Sư).

Tính theo sách Phật Tổ Thống Ký: Từ đức Phật Thích Ca đến khi  đức Phật Di Lặc ra đời và thành Phật là tám triệu một trăm lẽ tám ngàn năm (8.108.000).

Đến khi đức Phật Di Lặc ra đời con người sẽ có tuổi thọ tám chục ngàn tuổi (80.000).

(Tham khảo kinh Di Lặc Hạ Sanh).

Đức Phật Di Lặc Di Lặc sẽ thuyết pháp ba kỳ nơi cội cây Long Hoa, độ vô số chúng sanh. Ngài hưởng thọ sáu chục ngàn tuổi (60.000). Sau khi ngài nhập Niết Bàn, nền chánh pháp của ngài sẽ trụ thế sáu chục ngàn năm (60.000). Thời kỳ Tượng Pháp sẽ trụ thế sáu chục ngàn năm (60.000).

(Tham khảo: Di Lặc Bổn kinh, Di Lặc Thượng Sanh kinh, Di Lặc Hạ Sanh kinh, Di Lặc Đại Thành Phật kinh).

Di Lặc Hạ Sanh kinh: ngài Huyền Trang dịch ra chữ Hán, Đoàn Trung Còn dịch ra tiếng Việt. Kinh nầy do ngài Xá Lợi Phất thỉnh Phật thuyết giảng. Đức Phật giảng rằng: về sau Bồ Tát Di Lặc sẽ rời cung trời Đâu Suất, giáng sanh nơi cõi nhân gian, ngồi nơi cội cây Bồ Đề tên là Long Hoa mà thành Phật. Lúc bấy giờ thọ mạng của người đời là tám mươi ngàn tuổi (80.000). Lúc ấy nhằm thuở Thánh Vương Hướng Khư trị vì. Cha của Bồ Tát tên là Thiện Tịnh, làm đại thần Quốc Sư ở triều vua. Mẹ ngài là bà Tịnh Diệu.

Khi đức Bồ Tát thành Phật, ngài độ cho cả triều vua, độ cho cha mẹ và nhơn dân trong nước đều tu hành. Ngài sẽ mở ra ba kỳ thuyết pháp: kỳ đầu độ được chín mươi sáu ức người, kỳ thứ hai độ được chín mươi bốn ức người, kỳ thứ ba độ được chín mươi ba ức người.

Đức Phật Thích Ca có giảng rằng: ai muốn sanh về cõi của Đức Phật vị lai là Di Lặc thì từ nay tinh tấn tu hành Năm Giới, Tám Giới, 10 Điều Thiện, Cụ Túc Giới và thực hành hạnh Bồ Tát.

B-KHẢO SÁT HAI

Bậc Toàn Giác hay gọi là Phật.

Trong tự điển tiếng Anh viết như sau:

“Buddha, from Budh, to “be aware of”,  “conceive”, “observe”, “wake”;  also “completely conscious, enlightened”, and came to mean the enlightener. The Chinese translation is to perceive, aware, awake; and gnosis, knowledge.There is an Eternal Boddha, see e.g. the Lotus Sũtra, cap. 16, and multitudes of Buddhas, but the personality of  Supreme Buddha, an Ãdi-Buddha, is not defined. Buddha is in and through all things, and some schools are definitely Pan-Buddhist in the pantheistic sense. In the Triratna commonly known as while Sãkyamuni Buddha is the first “person” of the Trinity, his Law the second, and the Order the third, all three by some are accounted as manifestations of the All-Buddha.

As Sãkyamuni, the title indicates him as the last of the line of Buddhas who have appeared in this world, Maitreya is to be the next. As such he is the one who has achieved enlightenment, having discovered the essential evil of existence (some say mundance existence, others all existence), and the way of deliverance from the constant round of reincarnations; this way is through the moral life into nirvãna, by means of self-abnegation, the monastic life, and meditation. By this method a Buddha, or enlightened one, himself obtains Supreme Enlightenment, or Omniscience, and according to Mahãyãnism leads all beings into the same enlightenment. He sees things not as they seem in their phenomenal but in their noumenal aspects, as they really are.

The term is also applied to those who anderstand the chain of causality (twelve nidãnas) and have attained enlightenment surpassing that of the arhat. Four types of the Buddha are referred to:

(1)-The Buddha of the Tripitaka who attained enlightenment on the bare ground under the Bodhi-tree.

(2)-The Buddha on the deva robe under the Bodhi-tree of the seven precious things.

(3)-The Buddha on the great precious Lotus throne under realm bodi-tree.

(4)-The Buddha on the throne of Space in the realm of eternal rest and glory, where he is Vairocana.

The Hĩnayãna only admits the existence of one Buddha at a time; Mahãyãna claims the existence of many Buddhas at one and the same time, as many Buddhas as there are Buddha-universes, which are infinite in number.                                  

C-KHẢO SÁT BA

I-PHẬT – BUDDHA

Buddha, gọi tắt là Phật Đà, còn gọi là Hửu Đồ, Phật Đà, Phù Đà, Phù Đồ, Phù Đầu, Bột Đà, Bộ Đà, Mẫu Đà, Một Đà. Dịch nghĩa là Giác, hoặc là Trí.

Giác có hai từ là Giác Sát và Giác Ngộ. Hiểu biết suy xét (Giác Sát) phiền não, khiến nó không gây ra tác hại nữa, như đời biết nó là giặc, nên gọi là Giác Sát. Đó gọi là Nhất Thiết Trí. Hiểu rõ sự lý của chư Pháp, rõ ràng rành mạch như người tỉnh giấc mơ thì gọi là Giác Ngộ. Đó là Nhất Thiết Chủng Trí. Tự Giác rồi mới có thể Giác Tha. Tự Giác và Giác Tha cùng viên mãn thì gọi là Phật. Người biết tự giác là đã khác với phàm phu.  Người biết giác tha là đã hơn được Nhị Thừa. Người mà tự giác, giác tha viên mãn thì đã hơn cả Bồ tát.

Vì sao vậy?

Vì rằng phàm phu không biết tự giác, nhị thừa tuy tự giác, nhưng chưa tu hành giác tha, Bồ Tát thì đủ cả tự giác, giác tha nhưng tu hành chưa viên mãn. Lại nữa, người hiểu biết là người có đủ 2 trí, nắm biết tất cả chư pháp, hiểu rõ phân minh.

Sách Nam Sơn Giới Bản Sớ, quyển 1, viết: “Tiếng Phạn, Phật Đà, hoặc gọi là Phù Đồ, Bộ Tha, Phù Đầu. Có lẽ do lưu truyền sai, ở đây không phải chỉ người, dịch nghĩa là Giác”.

Sách Tông Luân Luận Thuật Ký viết: “Phật Đà là phiên âm tiếng Phạn, dịch là Giác,  tùy ý lược bớt chỉ gọi là Phật”.

Đại Thừa Nghĩa Chương, quyển 20, viết: “Phật là dựa vào đức độ mà đặt tên, có nghĩa là Giác Trí. Theo đó Giác có 2 nghĩa: Một là Giác Sát, Giác có nghĩa như người ta phát giác thấy giặc. Hai là Giác Ngộ, có nghĩa như người ta tỉnh ngủ. Giác trong Giác Sát là đối lại với nghĩa phiền não chướng. Phiền não làm tổn hại mọi việc giống như giặc dã gây tai họa, chỉ có bậc thánh là mới biết được, nên không bị nó làm hại, thì gọi là Giác”.

Kinh Niết Bàn viết: “Như người ta phát giác thấy giặc, thì giặc không thể làm gì nổi. Phật cũng thế. Giác trong Giác Ngộ đối lập với sở tri chướng. Vô minh mờ mịt, mọi việc như ngủ, thánh tuệ chợt lóe lên soi sáng khắp nơi, như người ngủ mê chợt tỉnh thì gọi là Giác. Nếu đã tự giác rồi, lại có thể giác tha và cả hai tự giác và giác tha đều viên mãn thì gọi là Phật. Tự giác là hơn hẳn phàm phu. Giác tha là hơn hẳn nhị thừa. Tự giác, giác tha viên mãn là đã hơn hẳn Bồ Tát”.

Đức Thích ca là đức Phật thứ tư và là đức Phật hiệt tại. Trước đó đã có ba đức Phật quá khứ ra đời. Trong không gian có vô số thế giới và vô số đức Phật. Mỗi chúng sinh đều có tính Phật; tức là ai cũng có thể trở thành Phật nếu tu hành tinh tấn.

II-MỘT PHẬT, NHIỀU PHẬT

Theo Đại Thừa thì cùng một thời đại có thể có nhiều đức Phật ra đời cùng một lúc.

Theo tiểu thừa thì trong luận Câu Xá, quyển 2, viết có 2 thuyết. Theo các thầy Tát Bà Đa thì thế giới vô biên duy chỉ có một đức Phật ra đời mà thôi, không thể có hai đức Phật đồng thời ra đời được. Các vị Tổ Sư khác thì cho rằng trong một tam thiên đại thiên thế giới, tuy không thể có 2 đức Phật đồng thời ra đời, nhưng ở trong cõi tam thiên đại thiên thế giới khác có các đức Phật ra đời không phải là không đồng thời. Vậy nên trong vô lượng thế giới đồng thời có vô lượng đức Phật ra đời.

Đại Trí Độ Luận, quyển 9, phê cả hai nghĩa đó, cho rằng nghĩa trên là nghĩa không rõ. Nghĩa dưới là nghĩa rõ ràng.

III-BỐN ĐỨC PHẬT

1-ATAM TẠNG PHẬT

Ngài ngồi dưới gốc cây Bồ Đề của nước Ma Kiệt Đà, dùng cỏ tươi làm đệm ngồi, trong 34 tâm dứt bỏ mối hoặc Kiến Tư và thành chánh giác. Thân cao một trượng sáu, thuyết Tứ Đế, sinh diệt có hạn có căn cơ tam thừa, là vị lão tỳ kheo 80 tuổi, khởi thân diệt hết ở dưới gốc cây song thọ. Chỉ có đức Phật nầy là đức Phật của mười phương. Còn Phật Tam Thế đều là các vị Phật khác.

2-THÔNG PHẬT

 Ở ngôi nhân vị đã dứt bỏ chính sử tam hoặc, ngồi dưới gốc cây Bồ Đề thất bảo của nước Ma Kiệt Đà, dùng áo trời làm đệm ngồi, dứt bỏ tâm tư mà thành chánh giác. Bản thân cũng như đức Tạng Phật, Liệt ứng thân cao một trượng sáu, có khi dùng thần học mà hiện ra Thắng Ứng Thân tôn quí nên gọi là Đức Liệt Thắng Ứng Thân.

Thông giáo có hai loại căn cơ là Lợi và Độn. Người độn căn chỉ nhờ quan sát cái lý Đản Không, giống như Tạng Giáo nói trên, thấy được Liệt Ứng Thân cao một trượng sáu. Người lợi căn thì xét cái lý Bất Đản Không, giống như Biệt Giáo nói ở dưới, thấy được Thắng Ứng Thân tôn quý.

Tóm lại, ý của Thiên Thai là giới hạn ở căn cơ cảm ứng của chúng sanh, phán xét thân Phật. Vậy nên một tấm thân cao một trượng sáu, đối với căn cơ của 4 giác, hoặc là Liệt Ứng, hoặc là Thắng Ứng, hoặc là Pháp Thân. Đây cũng là giảng thuyết về Tứ Đế và sinh cho hạng có căn cơ Tam Thừa, hiện ra lão tỳ kheo 80 tuổi mà nhập diệt ở dưới gốc cây song thọ như đức Tạng Phật. Đó cũng là một đức Phật tự thân, mà các vị Phật khác không phải là phân thân của ngài.

3-BIỆT PHẬT

Dứt bỏ 12 phẩm vô minh nhập vào ngôi vị Diệu Giác, ngồi ở chính tòa đại bảo hoa dưới gốc cây Bồ Đề thất bảo của Liên Hoa Tạng thế giới, hoặc ở cõi trời Sắc Cứu Cánh Thiên, thọ chức quán đỉnh, mà hiện Báo Thân Viên Mãn (thân Tha Thọ Dụng). Vì các vị Bồ Tát mà chuyễn pháp luân vô lượng và vô tác Tứ Đế. Đó chính là đức Phật Lư Xá Na nói đến trong kinh Hoa Nghiêm và kinh Phạm Võng.

4-VIÊN PHẬT

Dứt bỏ phẩm vô minh mà thành thanh tịnh pháp thân, an trụ ở cõi Thường Tịch Quang, lấy hư không làm chỗ ngồi. Tức là đức Phật Tì Lư Xá Na nói đến trong kinh Hoa Nghiêm và kinh Phổ Hiền (các nhà Thiên Thai coi đức Phật Lư Xá Na là Báo Thân, đức Tì Lư Xá Na là Pháp Thân).

IV-MƯỜI THÂN PHẬT

Mười thân nầy, có nơi trong Kinh nói tới nhưng tên gọi có khác. Cựu Kinh, quyển 2, viết: “Đó là các thân: Bồ Đề Thân, Nguyện Thân, Hóa Thân, Trụ Trì Thân, Tướng Hảo Trang Nghiêm Thân, Thế Lực Thân, Như Ý Thân, Phúc Đức Thân, Trí Thân, Pháp Thân”.

Cựu kinh, quyển 37 viết: “ Chính Giác Phật, Nguyện Phật, Nghiệp Báo Phật, Trụ Trì Phật, Hóa Phật, Pháp Giới Phật, Tâm Phật, Tam Muội Phật, Tính Phật, Như Ý Phật”.

Cựu kinh, quyển 42 viết: “Vô Trước Phật, Nguyện Phật, Nghiệp Báo Phật, Trụ Trì Phật, Niết bàn Phật, Pháp Giới Phật, Tâm Phật, Tam Muội Phật, Tính Phật, Như Ý Phật”.

1-BỒĐỀ THÂN

Tức Chánh Giác Phật, còn gọi là Vô Trước Phật. Vì an trụ ở thế gian, nên không dính mắc vào Niết bàn. Vì là thành tựu chánh giác nên không dính mắc vào sinh tử. Nhân vì Phật Đạo, vô trước không chấp trước mà thành tựu đạo chánh giác nên gọi là vô trước.

2-NGUYỆN THÂN

 Nguyện Thân còn gọi là Nguyện Phật. Đó là thân Phật nguyện sinh vào cõi trời Đâu Suất.

3-HÓA THÂN

Tức Hóa Phật hay Niết Bàn Phật, là hóa thân sinh vào vương cung. Hóa tất phải thị diệt, nên gọi là Niết Bàn Phật.

4-TRỤ TRÌ THÂN

Tức là Trụ Trì Phật. Thân sau khi tịch diệt chỉ còn xá lợi thân mà trụ trì vào Phập Pháp.

5-TƯỚNG HẢO TRANG NGHIÊM THÂN

Tức là Nghiệp Báo Phật. Đó là thân Phật có vô biên tướng hảo trang nghiêm, là công đức báo đáp vạn hạnh nghiệp nhân nên gọi là Nghiệp Báo Phật.

6-THẾ LỰC THÂN

Tức là Tâm Phật. Lấy cái tâm từ bi của Phật để nhiếp phục tất cả nên gọi là Thế Lực Thân, cũng gọi là Tâm Phật.

7-NHƯ Ý THÂN

Như Ý Thân cũng gọi là Ý Sinh Thân. Tức là Như Ý Phật, là Thân Phật đối với chư vị Bồ Tát ở bậc địa trước hay bậc địa trên mà hiện sinh Thân Như Ý.

8-PHÚC ĐỨC THÂN

Tức là Tam Muội Phật, là thân thường trụ ở Tam Muội. Tam Muội là phúc cao nhất nên gọi là phúc đức.

9-TRÍ THÂN

Tức là Tính Phật, là Tứ Trí như Đại Viên Kính Trí.  Đó là tính đức vốn có nên gọi là Tính Phật.

10-PHÁP THÂN

Tức là Pháp Giới Phật, là bản tính mà Trí Thân liễu ngộ, phối hợp nó với 3 thân ở thông đồ. Bốn thân từ Bồ Đề Thân đến Trụ Trì Thân là Báo Thân. Pháp Thân cuối cùng tức là Pháp Thân.

Mười thân nầy cùng với mười thân cảnh được gọi là Hành Cảnh Thập Thân. Thân Phật nhờ thực hành mà có thể cảm đắc được.

(Tham khảo: Thám Huyền Ký, q. 14, 17. Đại Sớ Sao, q.38, 53, 58.)

V-TỐI THẮNG PHẬT TRÍ

Vị Thích Ca Như Lai ở viện thứ ba thuộc Thai Tạng Giới nhập vào Chuyển Luân Vương Tam Ma Địa, hiện hình Luân Vương thống lãnh bốn phương thiên hạ, tỏ rỏ tôn hình tối thắng Phật Trí, nên gọi là Phật Đỉnh Tôn. Đỉnh có nghĩa là tối thắng, hơn hết. Trí là thù thắng nhất trong tất cả công đức, nên gọi là Phật Đỉnh. Bộ loại có phân ra: Tám Đại Phật Đỉnh,  Năm Phật Đỉnh và Ba Phật Đỉnh.

1-TÁM VỊ ĐẠI PHẬT ĐỈNH

Tức là năm vị Phật Đỉnh và ba vị Phật Đỉnh bên dưới đây. Bức vẽ năm vị Phật Đỉnh bên trái đức Thích Ca Như Lai ở Thích Ca Điện thuộc Thai Tạng Giới để tượng trưng cho năm Trí. Bức vẽ ba vị Phật Đỉnh ở bên phải đức Thích Ca là để tượng trưng cho ba bộ. Đó là tám vị Phật Đỉnh.

2-NĂM VỊ PHẬT ĐỈNH

Năm vị Phật Đỉnh bên trái đức Thích Ca tượng trưng cho năm Trí. Đó là:

a-Bạch Tản Phật Đỉnh

Còn gọi là Bạch Tán Phật Đỉnh có tên là Bạch Tản Cái Phật Đỉnh Luân Vương. Đó là vị Phật Đỉnh Tôn lấy cây lọng màu trắng làm hình Tam Muội Da. Cây lọng trắng đó là loại cờ tượng trưng cho đức Đại Từ Bi trong trắng truyền khắp pháp giới.

b-Thắng Phật Đỉnh

Còn gọi là thù thắng Phật Đỉnh, lấy thanh bảo kiếm làm hình Tam Muội Da. Là vị Tôn chỉ về thù thắng đại tuệ, nên gọi là Thắng Phật Đỉnh.

c-Tối Thắng Phật Đỉnh

Còn gọi là Nhất Tự Tối Thắng Phật Đỉnh Luân Vương, Tối Thắng Kim Luân Phật Đỉnh, Chuyển Luân Vương Phật Đỉnh, Kim Luân Vương Phật Đỉnh (gồm có Thích Ca Kim Luân và Đại Nhật Kim Luân. Ở đây là vị Thích Ca Kim Luân).

Vị Tôn nầy chỉ về công đức chuyển pháo luân trong tám tướng của đức Như Lai. Công đức chuyễn Pháp Luân là không gì sánh bằng, không gì hơn (vô tỉ, vô thượng), nên có tên là Tố Thắng Phật Đỉnh. Vị Tôn nầy lấy bánh xe bằng vàng làm hình Tam Muội Da nên còn gọi là Kim Luân Phật Đỉnh.

d-Hỏa Tụ Phật Đỉnh

Còn gọi là Quang Tụ Phật Đỉnh, Phóng Quang Phật Đỉnh, Hỏa Quang Phật Đỉnh. Vị Tôn nầy chỉ về công đức lấy ánh sáng thu nhiếp chúng sinh nên có tên gọi như vậy.

Sách Bí Tạng Kí gọi là Cao Phật Đỉnh.

e-Xả Trừ Phật Đỉnh

Còn gọi là Trừ Chướng Phật Đỉnh, Thôi Toái Phật Đỉnh, Trừ Nghiệp Phật Đỉnh, Trừ Cái Chướng Phật Đỉnh, Tôn Thắng Phật Đỉnh v.v…Chỉ về công đức diệt trừ tất cả phiền não.

Năm vị Phật nầy tượng trưng cho năm Trí Tối Thắng của đức Thích Ca Như Lai. Bất luận là hình tôn gì đều là hình của vị Chuyể Luân Vương.

(Tham khảo Đại Nhật Kinh Sớ, quyển 5.)

3-BA VỊ PHẬT ĐỈNH

Ba vị Phật Đỉnh bên phải Đức Thích Ca tượng trưng cho chúng đức ở ba bộ thuộc Thai Tạng Giới.

Kinh Đại Nhật, quyển 1 viết: “Ở bên phải tướng bạch hào lại vẽ ba vị Phật Đỉnh. Vị đầu tiên gọi là Quảng Đại Đỉnh. Vị thứ hai gọi là Cực Quảng Đại Đỉnh và vị Vô Biên Âm Thanh đều ứng theo điều thiện mà an lập”.

a-Quảng Đại Phật Đỉnh

Còn gọi là Quảng Sinh Phật Đỉnh, Cực Quảng Sinh Phật Đỉnh, Hoàng Sắc Phật Đỉnh, Cao Phật Đỉnh, Đại Chuyển Luân Phật Đỉnh.

b-Cực Quảng Đại Phật Đỉnh

Còn gọi là Phát Sinh Phật Đỉnh, Quảng Đại Phát Sinh Phật Đỉnh, A Tì Phát Sinh Phật Đỉnh, Phát Sinh Nhất Thiết Phật Đỉnh, Quang Tụ Phật Đỉnh.

c-Vô Biên Âm Thanh Phật Đỉnh.

Còn gọi là Vô Lượng Âm Thinh Phật Đỉnh, Vô Biên Thanh Phật Đỉnh. Hình tướng của ba vị Phật nầy giống với năm vị Phật trên.

(Tham khảo Đại Nhật Kinh Sớ quyển 5.)

D-KHẢO SÁT BỐN

I-TINH YẾU LƯỢC VỀ GIÁO LÝ PHẬT GIÁO QUA CÁC THỜI KỲ

Giáo lý của Phật Giáo cũng gọi là Giáo Nghĩa, Tông Nghĩa, Tông Chỉ, Tông Thừa…

Những Kinh Điển đức Phật  đã chỉ dạy, sau khi Ngài nhập Niết Bàn, các vị đệ tử đã kết tập thành 3 tạng kinh điển. Nền Giáo Lý ấy tất nhiên đã trãi qua nhiều giai đoạn phát triển và chỉnh lý mới được hoàn bị và đồ sộ như ngày hôm nay. Tuy nhiên những điểm căn bản cốt yếu của Giáo Lý thì vẫn không thay đổi.

Tạm chia làm 6 giai đoạn để khảo sát như sau:

1-PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY

Giáo lý Phật Giáo ở giai đoạn nầy là nền tảng cho giáo lý của Đại Thừa và Tiểu Thừa sau nầy.

Đó là: các hành vô thường, các pháp vô ngã, tất cả đều khổ và Niết Bàn tịch tĩnh, gọi là bốn Pháp Ấn.

Tất cả Giáo Lý nầy đều được xây dựng trên nền tảng các thuyết Duyên Khởi.

Thuyết Duyên Khởi là đặc trưng căn bản để phân biệt Phật Giáo với tất cả các hệ thống tư tưởng, triết học, cũng như các Tôn Giáo khác trên thế giới.

Bởi vậy Thuyết Duyên Khởi được xem là Giáo Lý đặc thù của Phật Giáo. Từ Thuyết Duyên Khởi mà hình thành các Pháp Thập Nhị Nhân Duyên, Tứ Diệu Đế …

Từ Pháp Ấn nếu bỏ “Tất Cả Đều Khổ”  ra, thì thành Tam Pháp Ấn. “Các hành vô thường, các pháp vô ngã” là quan sát thế giới hiện tượng một cách khách quan. Tức đứng về phương diện thời gian mà nhận xét, thì mọi hiện tượng tồn tại đều luôn sinh diệt biến hóa (các hành vô thường); còn đứng về mặt không gian mà nhận xét thì tất cả mọi Pháp trong thế giới hiện tượng đều liên quan chằn chịt với nhau như tấm lưới, không một vật gì tồn tại cô lập (các Pháp vô ngã). Đó chính là Thuyết Duyên Khởi. Có quan sát trên lập trường “Duyên Khởi” như thế mới nắm bắt được tính vô thường, vô ngã của vạn vật.

Còn “tất cả đều khổ”, “Niết Bàn tịch tĩnh” là 2 pháp ấn đánh giá hết thảy các Pháp trong thế giới hiện tượng. Trong thế giới luân hồi hiện thực đầy dẫy những khổ não bất an, không sao có được niềm an vui tuyệt đối.

Trái lại nếu thoát khỏi thế giới luân hồi mà đạt đến cảnh giới yên vui tuyệt đối thì đó gọi là “Niết Bàn Tịch Tĩnh”.

Pháp tắc quán chiếu về mối quan hệ giữa khổ não hiện thực và nguyên nhân của nó, gọi là “Lưu Chuyễn Duyên Khởi”; còn phương pháp thuyết minh và đạt đến cảnh giới lý tưởng thì gọi là  “Hoàn Diệt Duyên Khởi”.

Đối với vấn đề những nhân tố nào đã làm phát sinh ra “Khổ” , thì Phật Giáo nêu ra 12 điều kiện cụ thể (Lưu Chuyễn Duyên Khởi – quán thuận, gọi là 12 Nhân Duyên, rồi lại dùng Hoàn Diệt Duyên Khởi – quán nghịch, để thuyết minh diệt 12 điều kiện ấy tức là diệt khổ.

Tứ Diệu Đế là: Khổ, Tập, Diệt, Đạo, trong đó 2 đế Khổ, Tập là nói rõ về những khổ não hiện thực và nguyên nhân phát sinh ra những khổ não ấy, cũng nói rõ sự quan hệ (Lưu Chuyễn Duyên Khởi) giữa 2 đế Khổ và Tập. Còn 2 đế Diệt và Đạo thì nói về Niết Bàn lý tưởng và phương pháp thực hiện lý tưởng đó, cũng như mối quan hệ giữa 2 đế Diệt và Đạo (Hoàn Diệt Duyên Khởi).

Sự quan hệ giữa 4 Pháp Ấn, 12 Nhân Duyên và 4 Đế được tóm lược như sau:

Bốn Pháp Ấn: 

(a)-Các Hành Vô Thường (tính thời gian):

        Vì cái nầy sinh nên cái kia sinh

        Vì cái nầy diệt nên cái kia diệt

(b)-Các Pháp Vô Ngã (tính không gian)

         Vì cái nầy có nên cái kia có

         Vì cái nầy không nên cái kia không

* Hai phần trên (a) và (b) gọp lại thành: PHÁP DUYÊN KHỞI

(c)- Tất Cả Đều Khổ:

12 Duyên Khởi - thuận quán = Lưu Chuyễn Duyên Khởi: Khổ, Tập

(d)- Niết Bàn Tịch Tĩnh:   

12 Duyên Khởi - nghịch quán = Hoàn Diệt Duyên Khởi: Diệt, Đạo

*Hai phần còn lại (c)  và (d) gọp lại thành: PHÁP TỨ ĐẾ

 2-PHẬT GIÁO BỘ PHÁI

Trong các kinh điển của Phật Giáo nguyên Thủy (các kinh A Hàm) nền giáo lý của Phật Giáo Nguyên Thủy hoàn toàn chưa được tổ chức hoặc thống nhất.

Những Giáo Lý có tính cách nhất quán được trình bày ở mục trên đều là do các bậc Tổ Sư  và học giả đời sau đã nghiên cứu các kinh điển Nguyên Thủy rồi phân tích, thuyết minh, giải thích và tổ hợp mà thành.

Các phương pháp nghiên cứu có tính cách học thuật ấy của các ngài được gọi là A Tì Đạt Ma (Phạn: Abhidharma, Pãli: Abhidhamma). Phương pháp nghiên cứu nầy về sau dần dần phát triển, đến khi Phật Giáo Nguyên Thủy sắp bị phân hóa thành các bộ phái thì sự giải thích giáo lý một cách quá chi li đã trở thành một trong những nguyên nhân đưa đến sự phân hóa ấy.

Từ đó, mỗi bộ phái đều tự giải thích và tổ chức giáo lý, rồi biên soạn thành các bộ sách giáo lý cho riêng mình, gọi là “Căn Bản A Tỳ Đạt Ma Luận Thư”.       

Các bộ luận thư ở thời kỳ đầu là những sách chú thích, thuyết minh, chỉnh lý và tổ chức những giáo lý trong kinh điển nguyên thủy, cho nên quan hệ rất mật thiết với kinh điển. Nhưng đến các bộ luận thư ở thời kỳ sau thì mối quan hệ mật thiết ấy đã phai mờ dần, cuối cùng đã thành lập các học thuyết thuần túy A Tỳ Đạt Ma chứ không dính dáng gì đến kinh điển.

Ở thời kỳ Phật Giáo Nguyên Thủy, tất cả giáo lý đều gắng liền với sự tu hành thực tiễn. Nhưng đến các bộ luận thư ở thời kỳ sau của Phật Giáo Bộ Phái thì dần dần đã xa rời sự tu hành thực tiễn mà chú trọng khảo sát những vấn đề như: Hửu, Vô, Giả, Thực của sự vật chứ ít quan tâm đến ý nghĩa thực tiễn.

Ngoài ra ở thời kỳ Phật Giáo Bộ Phái, giữa các phái thường xảy ra các cuộc tranh luận về Giáo Lý và mỗi phái đều chấp một học thuyết khác nhau. Các chủ đề tranh luận chính là Phật Đà quan, Niết Bàn luận, Nhân Quả luận, Tâm Pháp luận…

3-THỜI KỲ ĐẦU CỦA PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA

Thời kỳ đầu, Phật Giáo Đại Thừa phản đối khuynh hướng lấy thực tại luận làm trọng tâm, nghiêng về mặt hình thức, học thuật của Phật Giáo Bộ Phái, mà đề xướng chủ trương quay về với nền tín ngưỡng thực tiễn tu hành xưa nay của Phật Giáo Nguyên Thủy.

Giữa các nhà chủ trương canh tân, Phật Giáo Đại Thừa đã hưng khởi. Khác với nhân cách lý tưởng (tức tu theo Tứ Đế, Bát Chánh  Đạo để thành A La Hán) của Phật Giáo Bộ Phái, Đại Thừa chủ trương Bồ Tát tu trì Lục Ba La Mật để thành Phật và cho rằng Phật Giáo Bộ Phái là tiểu thừa tự lợi, còn Đại Thừa là Bồ Tát lợi tha.

Ngoài ra, về mặt các Bồ Tát tu hành, Đại Thừa thành lập thuyết Thập Địa, tức Bồ Tát theo thệ nguyện lợi tha, phát tâm Bồ Đề, tu hành qua 10 giai vị mà thành Phật. Lợi tha tức là nổ lực thực hiện hạnh bố thí là hạnh đứng đầu Lục Ba La Mật (bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định, trí tuệ).

Giáo thuyết của Đại Thừa triệt để hiển bày lý không, vô ngã. Đây là giáo lý đứng trên lập trường Duyên Khởi của Phật Giáo Nguyên Thủy để bài xích Thực Tại Luận của thuyết Nhất Thiết Hửu Bộ Tiểu Thừa. Học thuyết của Phật Giáo Đại Thừa ở thời kỳ đầu nầy chủ yếu là bộ Trung Luận của ngài Long Thọ, triệt để thuyết minh lý KHÔNG, là cơ sở lý luận của Phật Gáo Đại Thừa ở thời kỳ sau. “KHÔNG”  chỉ cho sự tu hành KHÔNG, VÔ NGÃ một cách thực tiễn. Chẳng hạn như Bố Thí là thực hành Bố Thí với tinh thần  “Tam Luân Thể Không”  (tức không thấy có người bố thí, không thấy người nhận của bố thí, và không thấy có vật để bố thí). Nói theo quan điểm nầy thì Phật Giáo Đại Thừa thời kỳ đầu, bất luận về phương diện lý luận hay thực tiễn, đều có thể đã trở về với lập trường cố hửu, thuần túy của Phật Giáo Nguyên Thủy. Nhưng về kinh điển của Phật Giáo Đại Thừa cũng giống hệt như kinh điển của Phật Giáo Nguyên Thủy. Nghĩa là về mặt giáo lý cũng thiếu sự chỉnh lý và tổ chức thống nhất.

4-THỜI KỲ GIỮA CỦA PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA

Thời kỳ giữa của Phật Giáo Đại Thừa chú trọng sự nghiêng cứu có tính học thuật, triết học. Tức về tổ chức giáo lý, ngoài những tư tưởng ở thời kỳ đầu còn triển khai thêm 3 thuyết chính: Du Già Duy Thức, Như Lai Tạng Phật Tính và thuyết tổng hợp hai thuyết trên.

Giáo lý Du Già Duy Thức (Du Già Hành Phái) gồm có các thuyết: Duy Thức, Nhị Vô Ngã, Tam Tính.

a-Duy Thức

Khai triển từ thuyết “Tam giới hư vọng, đãn thị nhất tâm tác” (ba cõi không có thực, chỉ do tâm tạo ra) trong kinh Hoa Nghiêm mà Đại Thừa đã triễn khai ở thời kỳ đầu. Đây cũng là thuyết kế thừa thuyết Duyên Khởi của Phật Giáo Nguyên Thủy. Nghĩa là tất cả các hiện tượng sinh tử luân hồi đều lấy Thức (hàm có ý niệm thiện ác) làm nguyên nhân sinh khởi, ngoài Thức ra không nương vào bất cứ cái gì khác, cho nên gọi là Duy Thức (chỉ có Thức). Duy Thức là biến hóa vô thường, vì thế nên tương thông với thuyết Vô Ngã.

b-Nhị Vô Ngã

Chỉ cho Nhân Vô Ngã và Pháp Vô Ngã. Trong Phật Giáo Bộ Phái, như Độc Tử Bộ chủ trương có Nhân Ngã và Pháp Ngã. Thuyết Nhất Thiết Hửu Bộ tuy phủ định Nhân Ngã nhưng lại xác nhận Pháp Ngã (thuyết Pháp thể hằng hửu). Phật Giáo Đại Thừa thời kỳ giữa hoàn toàn phủ định các thuyết Hửu Ngã này mà chủ trương thuyết Nhị Vô Ngã. Đây là tiếp nối thuyết “Bát Nhã Giai Không” của Đại Thừa thời kỳ đầu.

c-Tam Tính

Chỉ cho Tính Biến Kế Sở Chấp (tính phân biệt chấp trước), Tính Y Tha Khởi (tính nương nơi cái khác mà khởi lên), và Tính Viên Thành Thật (thực tính tròn đầy).

Sự giải thích về Tam Tính giữa Tông Pháp Tướng (Duy Thức Hửu Môn) và Tông Pháp Tính (Duy Thức Không Môn) có khác nhau. Tam tính chẳng những chỉ giài thích về mặt Duy Thức, mà cũng bàn đến sự tồn tại của tất cả mọi hiện tượng, chẳng hạn như: Tính Y Tha Khởi, Tính Biến Kế Sở Chấp, Tính Viên Thành Thật và Tám Thức.

(1)-Tính Y Tha Khởi

Tất cả hiện tượng vật chất, tinh thần không thể tồn tại một cách cô lập mà phải nhờ vào những nguyên nhân, điều kiện thời gian, không gian. Điều nầy tương đương với  “các Hành Vô Thường, các Pháp Vô Ngã” trong Phật Giáo Nguyên Thủy.

(2)-Tính Biến Kế Sở Chấp

Hàng phàm phu vì các phiền não vô minh, khát ái mà bám chặt vào các hoạt động tạo nghiệp, có thể gọi đó là Biến Kế Sở Chấp tương đương với : “Tất cả đều khổ, Khổ Đế, Tập Đế và Duyên Khời lưu chuyễn” trong Phật Giáo Nguyên Thủy.

(3)Tính Viên Thành Thật

Trạng thái lý tưởng của bậc thánh đã diệt trừ hết sạch phiền não chấp trước, thoát ly luân hồi, thành tựu không vô sở đắc, tương đương với Niết Bàn Tịch Tĩnh, Đạo Đế, Diệt Đế và Duyên Khởi Hoàn Diệt của Phật Giáo Nguyên Thủy.

Tam Tính đều có quan hệ với duyên khởi, cũng đều là giáo lý thuộc về vô ngã. Để phá trừ chấp trước đối với Tam Tính mà lập ra thuyết Tam Vô Tính, tức Tướng Vô Tính (cảnh biến kế là hư giả vô tướng), Sinh Vô Tính (các pháp y tha là duyên sinh có giả) và Thắng Nghĩa Vô Tính (các tính rốt ráo là không). Đây cũng là nối tiếp thuyết “BÁT NHÃ GIAI KHÔNG” của Đại Thừa ở thời kỳ đầu.

(4)-Tám Thức

Chỉ cho 6 Thức (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) của Phật Giáo Nguyên Thủy, của Phật Giáo Bộ Phái và thức Mạt Na thứ 7, Thức A Laya thứ 8 của phái Du Già Hành mới thêm vào sau. Thức thứ 7 là nguồn gốc của phiền não ngã chấp. Thức thứ tám bao hàm những chủng tử của nhận thức phán đoán, tư duy…trải qua trong quá khứ, tương đương với vô minh, hành, thức … trong 12 duyên khởi của Phật Giáo Nguyên Thủy. Thức Thứ Tám cũng tương đương với Căn Bản Thức, Hửu Phần Thức, Nhất Vị Uẩn, cùng Sinh Tử Uẩn… là chủ thể luân hồi do Phật Giáo Bộ Phái chủ trương.

Phật Giáo Đại Thừa thời kỳ giữa cũng kế thừa học thuyết nói trên rồi phát triển thêm bước nữa. Bởi vì thuyết Bát Nhã của Đại Thừa thời kỳ giữa lấy Thức A Laya thứ Tám là trung tâm để thuyết minh sự vận hành của vòng luân hồi lưu chuyển,  làm thế nào để thoát ly luân hồi mà đạt đến Niết Bàn lý tưởng và làm thế nào để chuyễn các thức hửu lậu thành 4 Trí vô lậu. Đồng thời thức A Laya thứ Tám cũng được sử dụng giải thích rỏ sự vận hành của Duyên Khởi Lưu Chuyễn và Duyên Khởi Hoàn Diệt.

Như đã trình bày ở trên, giáo lý căn bản của phái Du Già Hành được đặt trên nền tảng thuyết “BÁT NHÃ GIAI KHÔNG” của Đại Thừa thời kỳ đầu, đồng thời, cũng chịu ảnh hưởng về giáo tướng của thuyết Nhất Thiết Hửu Bộ, Kinh Lượng Bộ của Phật Giáo Bộ Phái. Phái Du Già Hành được gọi là Pháp Tướng Tông, vì phái nầy đứng về phương diện TƯỚNG (hiện tướng) để khảo sát sự tồn tại của vạn vật. Trái lại, các thuyết tổng hợp thuộc hệ thống Như Lai Tạng thì đứng trên lập trường bản tính chân như để khảo sát sự tồn tại của các Pháp, vì thế cũng gọi là Pháp Tính Tông.

Thuyết Như Lai Tạng, Phật Tính của Tông Pháp Tính là kế thừa thuyết TÂM TÍNH BẢN TỊNH của hệ thống Đại Chúng Bộ trong Phật Giáo Bộ Phái, rồi cải thiện, phát huy thêm mà thành. Nếu nói theo sự quan hệ giữa Phật Giáo Đại Thừa thời kỳ giữa và Phật Giáo Bộ Phái thì Tông Pháp Tướng chịu ảnh hưởng tư tưởng của Thượng Tọa Bộ hệ, còn tông Pháp Tính thì chịu ảnh hưởng tư tưởng của Đại Chúng Bộ hệ.

Dung hợp thuyết A Laya (Pháp Tướng) và thuyết Như Lai Tạng (Pháp Tánh) là loại thuyết tổng hợp thứ 3 của Phật Giáo Đại Thừa thời kỳ giữa. Thuyết tổng hợp lấy Giáo Lý của luận Đại Thừa Khởi Tín làm cơ sở. Thuyết nầy ở Ấn Độ không được lưu truyền rộn rãi và hầu như không được nói đến trong các kinh điển tiếng Phạn.

Trên Nhất Tâm, luận Đại Thừa Khởi Tín lại lập Tâm Sinh Diệt và Tâm Chân Như. Nếu phối hợp với thuyết Tam Tính thì NHẤT TÂM tương đương với Y Tha Khởi nhiễm tịnh biến hóa, Tâm Sinh Diệt tương đương với Biến Kế Sở Chấp nương vào vọng kiến phân biệt mà sinh khởi, còn Tâm Chân Như thì tương đương với Tánh Viên Thành Thật thanh tịnh, lìa vọng tưởng phân biệt.

Nửa sau của thời kỳ Phật Giáo Đại Thừa, thời kỳ giữa cũng đề xướng học thuyết Trung Quán. Cũng như Duy Thức chia làm Duy Thức Hửu Tướng và Duy Thức Vô Tướng. Học phái Trung Quán cũng chia làm phái Tự Lập ( Phạn: Svãtantrika) và phái Phá Tà (phạn: Prasangika) chuyên chỉ trích lỗi lầm và đả phá lập luận của đối phương. Nhưng Giáo Lý và tổ chức chưa được hoàn bị như phái Du Già Hành.

d-Du Già

-Du Già Tông

Du Già Tông là Giáo phái Phật Giáo Đại Thừa ở Ấn Độ, lấy học thuyết của luận Du Già Sư Địa làm tông chỉ, đối lập với phái Trung Quán.

Sơ Tổ là luận sư Di Lặc ở khoản thế kỷ thứ IV, thứ V Tây Lịch, lấy việc tuyên giảng các bộ luận Du Già Sư Địa, Biệt Trung Biên Luận Tụng, Đại Thừa Trang Nghiêm v.v… làm nền tảng để mở Tông. Về sau, ngài Vô Trước vâng theo giáo chỉ của luận sư Di Lặc mà soạn các bộ luận Nhiếp Đại Thừa, Hiển dương thánh giáo v.v… Ít lâu sau ngài Thế Thân nối tiếp soạn Thập Địa Kinh Luận, Duy Thức Tam Thập Tụng Luận v.v… để làm sáng tỏ giáo thuyết Du Già. Đệ tử của ngài Thế Thân là Trần Na  cũng soạn các luận: Quán Sở Duyên Duyên, Nhập Du Già v.v…để phát huy tư tưởng Du Già, ngài cũng soạn luận Nhân Minh Chính Lý Môn để qui định thể thức biện luận Nhân Minh.

Đồng thời, lại có hai vị đại luận sư là Thân Thắng và Hóa Biện chú thích tác phẩm Tam Thập Tụng của ngài Thế Thân. Về sau,  còn có các luận sư: Đức Tuệ, An Tuệ, Hộ Pháp, Nan Đà, Thanh Biện, Giới Hiền, Tịnh Nguyệt, Thắng Hửu, Tối Thắng Tử, Trí Nguyệt, Pháp Tạng, Trí Quang, Vô Tính, Thân Quang, Đức Quang v.v… nối tiếp nhau phát huy ý chỉ tam tính trung đạo, đề xướng quán hành lý vạn pháp duy thức để ngộ nhập tính chân như.

Phái Du Già vốn đối lập với phái Trung Quán từ lâu, hai phái thường chỉ trích luận điểm của nhau. Nhưng đến đầu thế kỷ VIII thì ngài Tịch Hộ và đệ tử là Liên Hoa Giới dung hợp tư tưởng của phái Trung Quán Tự Lập (Phạn: Mãdhyamika-svãtantrika) với tư tưởng của phái Du Già mà thành lập phái Du Già Trung Quán Tự Lập (Phạn: Yogãcãra-mãdhyamika-svãtantrika). Tư tưởng của phái nầy, về thắng nghĩa đế thì dùng luận điểm của phái Trung Quán Tự Lập, còn về thế tục thì y cứ vào lập trường của phái Du Già Duy Thức.

Sau khi Phật Giáo Ấn Độ được truyền vào Tây Tạng, nhà canh tân Phật Giáo Tây Tạng là Tông Khách Ba dùng Thậm Thâm Quán, Quảng Đại Hành với ý đồ tổng hợp hai phái Bát Nhã Trung Quán và Du Già Duy Thức. Từ thế kỷ thứ VIII, IX trở về sau phái Du Già đã bị phái Trung Quán thu hút, học phái độc lập không còn nữa.

Tại Trung Quốc, kinh Bồ Tát Địa Trì (tức là Bồ Tát Địa của luận Du Già Sư Địa) do ngài Đàm Vô Sấm dịch vào đời Bắc Lương, kinh Bồ Tát Thiện Giới do ngài Cầu Na Bạt Ma dịch vào đời Lưu Tống, và Duy Thức Nhị Thập Luận, Thập Địa Kinh Luận do các ngài Bồ Đề Lưu Chi, Lặc Na Ma Đề dịch vào đời Bắc Ngụy v.v… là những kinh luận của phái Du Già được phiên dịch sớm nhất.

Về sau phái Du Già ở Trung Quốc dần dần chia thành Tông Địa Luận và Tông Nhiếp Luận. Tông Địa Luận lấy Thập Địa Kinh Luận làm nòng cốt, còn Tông Nhiếp Luận thì lấy luận Nhiếp Đại Thừa làm chủ đạo.

Cả hai tông tuy cùng lập thuyết “Bát Thức Duyên Khởi” nhưng Tông Địa Luận cho Thức A Laya và Tâm Như Lai Tạng đều là Chân Thức, còn Tông Nhiếp Luận thì coi thức A Laya là vọng thức nên mới lập riêng thức A Ma La thứ chín. Đây là luận điểm bất đồng lớn nhất giữa hai tông. Mãi đến đời Đường, khi ngài Huyền Trang dịch xong các bộ luận Du Già Sư Địa, Hiển Dương Thánh Giáo, Biện Trung Biên v.v…rồi lại dịch một cách tổng hợp các bộ luận của 10 vị đại luận sư giải thích về Duy Thức Tam Thập Tụng mà biên soạn thành Thành Duy Thức thì giáo thuyết của Tông Pháp Tướng mới được triển khai mà thịnh hành ở Trung Quốc và Nhật Bản.

(Tham khảo: Đại Đường Tây Vực Ký, q.9, q.10; Nam Hải Ký Qui Nội Pháp Truyện, q.1;  Ấn Độ Triết Học Nhiên Cứu, q.5; (Vũ Tỉnh Bá Thọ); Trung Quán Phái; Không Hửu Luận Tranh…).Luận Thập Trụ Tỳ Bà Sa, q.3; Luận Đại Tỳ Bà Sa, q.81; Luận Du Già Sư Địa, q.28; Ấn Độ Lục Phái Triết Học Cương Yếu (Lý Thế Kiệt) …).  

5-THỜI KỲ SAU CỦA PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA   

Để đối kháng với tư tưởng triết học thịnh hành đương thời, Phật Giáo không thể không quang tâm đến những vấn đề có tính tri thức, lý luận và phán đoán chính xác…Do đó, Phật Giáo Đại Thừa thời kỳ giữa đã nghiêng cứu và ứng dụng Nhân Minh Học (tức Luận Lý Học) làm tiêu chuẩn cho tri thức để phát triển giáo lý Phật Giáo. Nhưng trên thực tế Nhân Minh Học và tín ngưỡng không liên quan gì với nhau, vậy nếu đem triết học hóa, chuyên môn hóa giáo lý Phật Giáo thì tưởng rằng khó tránh khỏi khuynh hướng phù phiếm, trừu tượng, vô nghĩa mà rơi vào trống không. Để điều chỉnh nguy cơ nầy, đưa Phật Giáo trở về lập trường tín ngưỡng tôn giáo cố hửu của mình, nên Mật Giáo đã hưng khởi, tiêu biểu cho Phật Giáo Đại Thừa thời kỳ sau.

Giáo lý của Mật Giáo một mặt chịu ảnh hưởng văn học Đát Đặc La (phạn: Tantra) đang thịnh hành ở thời bấy giờ, dùng ý nghĩa tượng trưng bình dị để hiển bày lý luận triết học sâu xa của Phật Giáo. Mặt khác, lại đặc biệt chú trọng tín ngưỡng thực tiễn.

Tầng trên của lý luận Mật Giáo gọi là Giáo Tướng, là sử dụng học thuyết đã có từ trước, dùng phương thức tượng trưng để nói rõ giai đoạn tu hành từ lúc phát tâm Bồ Đề cho đến khi thành Phật, khiến cho dễ đạt thành lý tưởng.

Phương pháp chung cho việc thành tựu lý tưởng là Tam Mật Gia Trì: Thân Mật Kết Ấn Khế, Khẩu Mật Tụng Chân Ngôn (Đà La Ni), Ý Mật Quán Tưởng Phật và Bồ Tát.

Giáo lý căn bản của Mật Giáo lấy Tâm Bồ Đề làm nhân, lấy đại bi làm gốc và lấy phương tiện làm cứu cánh. Đây tức là thuyết TỨC SỰ NHI CHÂN, ĐƯƠNG TƯỚNG TỨC ĐẠO.

6-CHÂN NGÔN TÔNG

Cũng gọi là Du Già Tông, Kim Cương Đỉnh Tông, Tỳ Lô Giá Na Tông, Khai Nguyên Tông, Bí Mật Thừa.

Tông phái Đại Thừa nương vào pháp môn Chân Ngôn Đà La Ni, tu diệu hạnh ngũ tướng, Tam Mật để mong cầu thành Phật ngay nơi thân nầy, là 1 trong 13 tông của Phật Giáo Trung Quốc và 1 trong 8 tông của Phật Giáo Nhật Bản.

Tông nầy chủ yếu lấy kinh Kim Cương Đỉnh làm kinh tạng, kinh Tô Bà Hô làm luật tạng và luận Thích Ma Ha Diễn làm luận tạng. Các kinh điển của Mật Giáo được gọi chung là Mật Kinh.

Tông nầy được gọi là Mật Giáo (đối lại với Hiển Giáo) là vì hiển bày giáo lý của mình là rất sâu xa bí mật mà coi các giáo phái Đại Thừa khác là nông cạn, hời hợt. Hơn nữa tông nầy còn cho rằng giáo pháp của 2 bộ Kim Cương Giới và Thai Tạng Giới do Pháp Thân Phật Đại Nhật Như Lai tuyên thuyết mới chính là cảnh giới tự nội chứng của Phật, rất huyền nhiệm bí mật, cho nên tự xưng là Mật. Vả lại, vì không được truyền dạy pháp nầy cho những người chưa thọ Quán Đỉnh, cho nên gọi là Mật. Về giáo nghĩa hiển bày chân lý thì không có sự sai biệt giữa Hiển Giáo và Mật Giáo, nhưng về mặt hành trì thì Mật Giáo có những nghi quĩ đặc thù, khác với các tông phái khác, nên thích hợp với danh xưng Mật Tông. Lại nữa, sự học vấn và tu hành của Mật Giáo gọi là Mật Học. Bậc Tông Sư hoặc tăng đồ tu học Mật Giáo gọi là Mật Gia. Đồ chúng tu hành Mật Giáo gọi là Mật Chúng; đạo tràng tu học Mật Giáo gọi là Mật Tràng.

Mật Tông Ấn Độ bắt nguồn từ kinh điển Phệ Đà cổ xưa, về sau lưu hành trong các tầng lớp dân gian. Trong quá trình phát triển lâu dài, Phật Giáo dần dần đã thấm vào tín ngưỡng dân gian và chịu ảnh hưởng cũng như tiếp thu, ứng dụng những chú thuật Mật Pháp nầy để bảo vệ giáo đồ, tiêu trừ tai chướng, xưa nay thông thường gọi những Mật Pháp nầy là Tạp Mật. Mật Tông cũng du nhập các vị thần của Phệ Đà vào Phật Giáo, nên đã xuất hiện rất nhiều các vị Minh Vương, Bồ Tát, chư thiên, chân ngôn chú ngữ v.v…

Bởi vậy, trong các kinh điển Đại Thừa ở thời kỳ sau lại thấy xuất hiện một loại kinh điển lấy Đà La Ni (Phạn: Dhãrani) làm chủ. Trong Kinh Tạng và Luật Tạng Pãli có kinh điển nói những bài kệ hộ thân mà Phật Giáo Đồ ở các vùng Tích Lan biên tập thành kinh gọi là Kinh Minh Hộ (Pãli: Paritta), cho đến nay vẫn còn truyền tụng. Kinh Đại Hội (được thu vào Trường A Hàm) là kinh điển liệt kê tên các hội chúng nghe pháp. Các kinh điển nầy được cho là khởi nguồn của Mật Giáo Đà La Ni và Mạn Đồ La sau nầy.

Đến khoảng thế kỷ IV mới xuất hiện kinh điển độc lập chuyên nói về chú pháp như kinh Khổng Tước Minh Vương, cho rằng miệng niệm chân ngôn, trong tâm thống nhất, kiến lập đàn bằng đất hình vuông, hình tròn cúng dường các vị Tôn, nghiêm tu nghi lễ v.v… sẽ được công đức bất khả tư nghì.

Đến hậu bán thế kỷ VII, Phật Giáo Ấn Độ tiến vào thời kỳ toàn thịnh. Lúc nầy đã có Kinh, Giáo, Quĩ, Nghi. Mật Giáo chân chính mới khai triển, dùng chân ngôn, Đà La Ni làm trung tâm để phát triển triết học Phật Giáo Đại Thừa, đặt định nền tảng vững chắc. Đây là Mật Tông thuần chính, thuần mật, lấy Kinh Đại Nhật và Kinh Kim Cương Đỉnh làm chủ. Kinh Đại Nhật được thành lập tại Ấn Độ vào nửa sau thế kỷ VII, lấy Đại Nhật Như Lai làm trung tâm, cùng với các vị Tôn đã được nói trong các kinh điển Tạp Mật mà tập đại thành Thai Tạng Giới Mạn Đồ La. Kinh Đại Nhật kế thừa giáo thuyết kinh Hoa Nghiêm, chủ trương dựa trên sự tướng hiện thực mà trực tiếp quán xét chân tướng của vũ trụ.

Kinh Kim Cương Đỉnh được thành lập muộn hơn, lưu hành ở nam Ấn Độ, kế thừa học thuyết của phái Phật Giáo Du Già, đề xướng pháp quán NGŨ TƯỚNG THÀNH THÂN  (trong thân tâm có đủ 5 tướng đồng nhất với bản Tôn).

Thuần Mật lấy 2 bộ Kinh trên làm nền tảng, không bao lâu đã bị suy đồi tại Ấn Độ.

Vào thế kỷ VIII Thuần Mật được ngài Thiện Vô Úy truyền đến Trung Quốc, rồi sau được truyền đến Nhật Bản trở thành Tông Chân Ngôn.

Mật Giáo Được hưng khởi vào thế kỷ VII đến thế kỷ thứ XI, Phật Giáo Ấn Độ suy vong thì Mật Giáo cũng rơi vào tình trạng đình đốn. Tuy nhiên, tại trung Ấn Độ, Mật Giáo vẫn hưng thịnh và sau khi dung nhập với giáo thuyết của phái Tính Lực (Phạm: Sãktãh) thì trở thành Phật Giáo tả đạo, đặc biệt chú trọng thuyết Đại Lạc (Phạm: Mahãsukhavãda) trong kinh Kim Cương Đính của Thuần Mật.

Từ đầu thế kỷ VIII trở đi, Mật Giáo được truyền vào Tây Tạng, trở thành nền tảng của Lạt Ma Giáo. Đến thế kỷ thứ X và XI, một phần kinh điển của Mật Giáo được lưu truyền và phiên dịch ở Trung Quốc nhưng chưa có ảnh hưởng về mặt tư tưởng.

Tóm lại theo lịch sử phát triển của Mật Giáo mà nhận xét thì Tạp Mật hưng khởi trước, kế đến là Thuần Mật và sau cùng là Phật Giáo Tả Đạo.

Cứ theo truyền thuyết đức Đại Nhật Như Lai cùng một lúc vượt qua 3 thời, ở nơi cung điện Pháp Giới Tâm tại cõi Sắc Cứu Cánh, đối với  các nội quyến thuộc như ngài Kim Cương Tát Đỏa v.v…từ trong tâm lưu xuất pháp nội chứng, tự thụ Pháp lạc mà tuyên thuyết kinh Đại Nhật, rồi lại ở cung Chân Ngôn mà tuyên thuyết Kinh Kim Cương Đỉnh, sau do ngài Kim Cương Tát Đỏa  kết tập (Thai Mật của Nhật Bản cho rằng ngài A Nan cũng tham dự).

Sau Phật nhập diệt khoảng 800 năm Bồ Tát Long Thọ trì chú vào 7 hạt cải trắng để mở tháp sắt cao 16 trượng (biểu thị 16 vị Bồ Tát trong Kim Cương Giới) ở Nam Thiên Trúc, đích thân nhận hai bộ đại kinh nầy từ ngài Kim Cương Tát Đỏa (Thai Mật thì cho rằng bộ kinh Đại Nhật ở ngoài tháp sắt và do Bồ Tát Văn Thù trao cho).

Về sau ngài Long Thọ truyền cho ngài Long Trí. Trải qua khoản 700 năm (tương truyền ngài Long Trí thọ 7, 8 trăm tuổi) sau, đại kinh lại được truyền cho ngài Thiện Vô Úy. Vì vậy, Mật Giáo tôn ngài Long Thọ là tổ sư khai sơn, Kinh Đại Nhật và Kinh Kim Cương Đính là thánh điển căn bản và vị Giáo Chủ là Đức Đại Nhật Như Lai (Phật Tỳ Lô Giá Na).

Vì việc thuyết pháp khác với đức Thích Tôn nên gọi là Kim Cương Thừa. Kim Cương Thừa ở Nhật Bản gọi là chỉ cho Thuần Mật, ở Ấn Độ và người Âu Châu thì quen chỉ cho Mật Giáo Tả Đạo (Kim Cương Thừa, tiếng Anh là Tantric Buddhism).

Kim Cương Thừa, theo nghĩa rộng, được chia làm 2 phái: Phái Mặt và Phái Trái.

a-Phái Hửu                

Lấy Kinh Đại Nhật làm chủ. Tức là chỉ cho Thuần Mật, mang đậm sắc thái chủ nghĩa thần bí, muốn nhờ vào chú thuật để thực hiện sự hợp nhất giữa vũ trụ và tinh thần, hầu chi phối thế lực tự nhiên và vận mệnh con người. Phái nầy còn được gọi là Chân Ngôn Thừa (Phạn: Mantrayãna) và được truyền từ Trung Quốc đến Nhật Bản, trở thành Chân Ngôn Tông, gọi là Đường Mật hoặc Đông Mật. Còn Mật Giáo do Tông Thiên Thai truyền ở Nhật Bản thì gọi là Thai Mật.

b-Phái Tả

Lấy Kinh Kim Cương Đỉnh làm chủ. Tức là Mật Giáo Tả Đạo, khẳng định bản năng của con người, muốn ngay nơi bản năng ấy mà tìm ra lẽ chân thực, nên gọi là Kim Cương Thừa, Dị Hành Thừa (Phạm: Shahajĩ-yãna) hoặc gọi là Tính Lực Phái. Nói theo lập trường của Phật Giáo Nguyên Thủy thì phái nầy là Bàng Môn Tả Đạo. Phái nầy coi trọng Pháp Song Thân. Từ thế kỷ thứ IX trở đi, phái nầy kết hợp với Ấn Độ Giáo nên càng thêm hưng thịnh.

Về sau, phái nầy được truyền vào Tây Tạng trở thành nòng cốt của Tạng Mật. Tạng Mật tức là Mật Tông của Phật Giáo Tây Tạng do các ngài Liên Hoa Sinh và Tịch Hộ truyền vào thế kỷ thứ VIII.

Ở giai đoạn đầu sau khi du nhập, Mật Pháp Tây Tạng phần nhiều thực hành theo hai bộ HÀNH  và SỰ mà trong sử gọi là cựu Mật Pháp. Đến đầu thế kỷ XI, các ngài Nhân Khâm Tang Ba v.v…phiên dịch các loại kinh điển của Mật Giáo Du Già, trong sử gọi là Tân Mật Pháp. Từ đó, Mật Pháp của hai bộ Du Già và Vô Thượng Du Già được thịnh hành và truyền thừa trong các phái Phật Giáo Tây Tạng. Mật Tông truyền sang Trung Quốc cũng trải qua 2 giai đoạn nầy.

Mật Tông truyền qua Trung Quốc bắt đầu vào thời Tam Quốc, khi ấy ngài Chi Kiêm ở nước Ngô đã dịch nhiều bộ kinh Mật Giáo rất nỗi tiếng như: Bát Cát Tường Thần Chú Kinh, Vô Lượng Môn Vi Mật Trì Kinh, Hoa Tích Đà La Ni Thần Chú Kinh, Trì Cú Thần Chú Kinh, Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Chú Kinh, Thất Phật Thần Chú Kinh v.v…

Đời Đông Tấn thì có ngài Bạch Thi Lê Mật Đa La dịch kinh Đại Quán Đỉnh Thần Chú, Kinh Khổng Tước Vương. Ngài Trúc Đàm Vô Lan dịch 25 bộ như: Kinh Đà Lân Bát Chú, Kinh Ma Ni La Chiên Thần Chú v.v…

Đến Đời Đường ngài Nghĩa Tịnh cũng dịch hơn 10 bộ kinh Mật Giáo như: Kinh Quán Tự Tại Bồ Tát Như Ý Tâm Đà La Ni, Kinh Mạn Thù Thất Lợi Bồ Tát Chú Tạng Trung Nhất Tự Chú Vương, Xưng Tán Như Lai Công Đức Thần Chú v.v…

Ngoài ra, trong các Kinh Điển của Hiển Giáo cũng có rất nhiều chú Đà La Ni, không thể kể hết. Nhưng từ trước đến đây chỉ là những kinh Tạp Mật được truyền dịch mà thôi.

Đến khoảng năm Khai Nguyên (713-741) đời vua Đường Huyền Tông, ngài Thiện Vô Úy và ngài Kim Cương Trí là hai vị đại sư thuộc Thuần Mật,  ở Trường An, lần lược phiên dịch và truyền bá các kinh điển căn bản, thiết lập đạo tràng Quán Đỉnh, Mật Tông Trung Quốc đến đây mới thực sự có hệ thống.

Ngoài ra còn có các ngài Bất Không, Nhất Hạnh, Huệ Quả, Biện Hoằng, Tuệ Nhật, Duy Thượng, Nghĩa Viên, Nghĩa Minh, Không Hải, Nghĩa Tháo, Tuệ Tắc v.v…đều truyền trì Thuần Mật. 

Trong đó ngài Không Hải (đại sư Hoằng Pháp) người Nhật Bản, đến Trung Quốc vào năm Trinh Nguyên 20 (804) đời Đường, theo ngài Huệ Quả thụ pháp, sau trở về nước, hoằng dương Mật Giáo và trở thành vị Tổ của Tông Chân Ngôn Nhật Bản.

Sau pháp nạn Hội Xương, tiếp đến cuối đời Đường, đầu đời Ngũ Đại, chiến tranh loạn lạc kéo dài, kinh sớ của Mật Tông hầu hết đều bị thiêu hủy. Từ đó về sau nói đến Du Già chỉ còn là hình thức pháp sự mà thôi.

Đến đời Tống, tuy có các ngài Pháp Hiền, Thi Hộ, Pháp Thiên v.v…truyền dịch kinh điển, nghi qủi Mật Giáo nhưng chưa thể phục hưng được.

Vả lại, Mật Tông ở thời nầy đã khác với Mật Tông đời Đường. Mật Tông đời Đường có thể nói Mật Tông thống nhất, có hệ thống truyền thừa. Còn Mật Tông đời Tống thì phân hóa, thông tục, lấy việc sùng bái vị Bản Tôn đặc định và tụng trì chân ngôn đà la ni của Ngài làm chủ. Vì đời Tống du nhập Thời Luân Đát Đặc La của Mật Tông Ấn Độ nên đã lập ra nhiều vị Bản Tôn Minh Vương Phẫn Nộ rất uy mãnh.

Đời Nguyên ấn định Lạt Ma Giáo làm quốc giáo, mà Lạt Ma Giáo thực ra chỉ là Phật Giáo Tây Tạng lấy Mật Tông làm nền tảng. Về sau các vị vua chúa nhà Nguyên quá ưu đãi Lạt Ma Giáo nên đã đưa đến tình trạng thối nát của phái Hồng Giáo, khiến ngài Tông Khách Ba phải ra tay làm cuộc cải cách và thành lập phái Hoàng Giáo để phục hưng nền Phật Giáo thuần túy của Tây Tạng.        

Điểm bất đồng lớn nhất giữa Hiển Tông và Mật Tông là ở sự truyền thừa và nghi qũi tu trì. Đối với Hiễn Tông, về giáo lý thì cố nhiên phải có thầy truyền trao, nhưng về pháp môn tu trì thì không nhất định có thầy truyền trao và nghi qũi nghiêm khắc, như Ngũ Trùng Duy Thức Quán của Du Già (1-Khiển Hư Tồn Thực Thức; 2-Xả Lạm Lưu Thuần Thức; 3-Nhiếp Mạt Qui Bản Thức; 4-Ẩn Liệt Hiển Thắng Thức; 5-Khiển Tướng Chứng Tính Thức; do ngài Khuy Co sáng lập), Đại Tiểu Chỉ Quán của Tông Thiên Thai, dù không có thầy truyền thọ cũng có thể tự mình tu tập.

Trái lại, nghi lễ của Mật Tông thì rất phiền phức, các tông giáo trên thế giới không có tông giáo nào sánh kịp. Tức là lúc mới qui y thọ Quán Đính đến bậc Kim Cương Thượng Sư có một trình tự nhất định, không thể vượt qua được, khác rất xa với phương tiện giản dị của Hiển Giáo.

Nói về Giáo nghĩa thì Hiển Tông cho rằng Ứng Thân Phật thuyết pháp. Mật Tông thì lại cho rằng Pháp Thân Phật Thuyết Pháp. Hiển Tông cho rằng người tu hành phải trải qua 3 đại A Tăng Kỳ Kiếp, tu lục độ vạn hạnh mới chứng được quả Phật, còn Mật Tông thì chủ trương chỉ cần tu diệu hạnh Tam Mật cũng có thể thành Phật ngay tại kiếp nầy.

Ngoài ra còn có thuyết Lục Đại Duyên Khởi, lục đại tức là Đất, Nước, Lửa, Không Khí, Không và Thức. Sáu yếu tố nầy là bản thể của tất cả các Pháp, có năng lực tạo ra tất cả, từ chư Phật cho đến căn thân, thế giới của tất cả chúng sinh. Tức là 4 thứ pháp, 3 loại thế gian đều do 6 yếu tố nầy sinh ra.

Căn cứ vào Lục Đại Duyên Khởi nầy mà lập nghĩa chúng sinh và Phật bình đẳng. 4 thứ Mạn Đồ La: Đại, Tam, Pháp, Yết cũng do Lục Đại Duyên Khởi mà hiển hiện đức tướng của Pháp Thân.

Nếu tu theo diệu hạnh Tam Mật, khi khế chứng tích đức thì liền thành Phật ngay ở đời hiện tại nầy. Tam Mật gia trì diệu hạnh tức là tay kết khế ấn, miệng tụng chân ngôn của chư Phật và Tâm trụ nơi Tam Ma Địa. Nếu tu hành đúng như lời dạy, thân khẩu ý Tam Mật của hành giả có thể tương ứng với thân khẩu ý của chư Phật thì mau chóng được thành Phật.

Thân Khẩu Ý của chư Phật tức là 4 loại Mạn Đồ La: Đại, Tam, Pháp, Yết. Đại Mạn Đồ La là thân của chư Phật, Tam Ma Da Mạn Đồ La là Ý Mật, Pháp Mạn Đồ La là khẩu mật, còn Yết Mạn Đồ La là nghiệp dụng của 3 Mạn Đồ La kia.

Tóm lại, 4 loại Mạn Đồ La đầy đủ Tam Mật của chư Phật và bao nhiếp tất cả Mạn Đồ La. Mạn Đồ La y cứ vào kinh Đại Nhật mà kiến lập, gọi là Mạn Đồ La Thai Tạng Giới. Mạn Đồ La y cứ vào kinh Kim Cương Đính mà kiến lập gọi là Mạn Đồ La Kim Cương Giới.

Mạn Đồ La Thai Tạng Giới biểu thị cho Lý Bản Giác, cho nên cũng gọi là Nhân Mạn Đồ La. Mạn Đồ La Kim Cương Giới biểu thị cho Trí Thủy Giác, cho nên cũng gọi là Quả Mạn Đồ La.

Đối với các Mạn Đồ La được y cứ vào các kinh khác mà kiến lập như Biệt Tôn Mạn Đồ La v.v…2 bộ Mạn Đồ La Kim Cương Giới và Thai Tạng Giới nầy được gọi là Tổng Đức Mạn Đồ La.

Ngoài ra, tất cả Phật, Bồ Tát đều là những Tôn vị cá biệt được phát xuất từ Pháp Thân Đại Nhật Như Lai. Mỗi vị đại biểu cho đức riêng của mình, là Bản Tôn của một môn. Trái lại Đại Nhật Như Lai biểu thị cho đức chung là Bản Tôn của Phổ Môn. Trong các Tôn vị của một môn thì 4 đức Phật như A Súc, Bảo Sinh v.v…tượng trưng cho 4 Trí như Đại Viên Kính Trí v.v…Bốn vị Phật mỗi vị đều có 4 Bồ Tát thân cận, hợp lại thành 16 vị Đại Bồ Tát, lại cọng chung với 4 Bồ Tát Ba La mật, 4 nhiếp Bồ Tát và 8 Bồ Tát Cúng Dường thì có tất cả 37 Tôn Vị, đều phát sinh từ Pháp Giới thể tính của Đức Đại Nhật Như Lai.

Nếu hành giả thường dùng tín tâm thanh tịnh an trụ nơi Tam Muội Kim Cương Tát Đỏa, tu trì diệu hạnh Ngũ Tướng thành thân thì liền được khế chứng Phật Trí, viên mãn Phật thân, thành tựu sự nghiệp lợi tha.

Mật Tông còn y cứ  vào Kinh Đại Nhật và Luận Bồ Đề Tâm mà lập thuyết Thập Trụ Tâm. Chí tâm từ Dị Sinh Đê Dương đến Cực Vô Tự Tính là trụ tâm của thế gian, xuất thế gian, Tiểu Thừa, Đại Thừa, Nhị Thừa, Nhất Thừa… còn Tâm Bí Mật Trang Nghiêm thứ 10 là trụ tâm của Chân Ngôn Mật Tông. Cũng tức là Mật Tông chủ trương Phàm Thánh không hai, một mảy bụi, một pháp đều trụ nơi nguồn trí lúc ban đầu, tất cả đều là đất tâm của Tam Ma Địa, cho nên đối với bậc thượng căn thượng trí thì mỗi động tác như đi, đứng , nằm, ngồi, mở miệng nói năng, cho đến lòng nhớ niệm tưởng, tất cả đều thành Tâm Mật Vô Tướng. Còn đối với những người căn cơ yếu kém thì nương vào pháp môn Tam Mật hửu tướng mà tu trì, cũng có thể tương ứng với đức của các Tôn Vị thuộc Tam Bộ, dùng ngay thân hiện tại mà chứng Phật Bồ Đề.

Tóm lại, đặc chất tư tưởng của Mật Tông là: về phương diện Giáo Chủ, Mật Tông cho rằng Hiển Giáo do Ứng Thân Phật Thích Ca nói ra, còn Mật Giáo là do Pháp Thân Đức Đại Nhật Như Lai nói. Về phương diện Pháp Thân thì Pháp Thân của Hiển Giáo là Lý Thể không hình không tướng, còn Pháp Thân của Mật Giáo thì có hình có tướng và có thể nói pháp.

Về phương diện pháp được nói ra thì cảnh giới Bát Bất Trung Đạo Vắng Lặng của Tông Tam Luận, cảnh giới Thắng Nghĩa Đế lìa lời nói của Tông Pháp Tướng, cảnh giới Một Niệm Ba Nghìn Chẳng Thể Nghĩ Bàn của Tông Thiên Thai, cảnh giới Thập Phật Tính Hải Quả Phần Bất Khả Thuyết của Tông Hoa Nghiêm v.v…rốt ráo đều có thể nói được.

Về phương diện biểu hiện chân lý thì tấ cả các pháp đều là tượng trưng cho chân lý mà biểu hiện một cách cụ thể loại tượng trưng nầy, chính là nghi quỉ của Mật Tông.

Về phương diện thành Phật mau hay chậm, ngoại trừ Thiền Tông, còn các tông khác thì phải trải qua 3 A Tăng Kỳ Kiếp, nhưng Mật Tông thì chủ trương thành Phật ngay nơi thân nầy.

Về phương diện Tông Giáo , thì 2 bộ Mạn Đồ La của Mật Tông biểu hiện thế giới quan, lấy tư tưởng chủ nghĩa nhân cách làm nền tảng, do vô lượng vô số chư Phật, Bồ Tát tạo nên thê giới viên dung đầy  đủ: “Một tức tất cả, tất cả tức một”.

Về phương diện hệ thống giáo nghĩa thì Mật Tông là một loại vũ trụ nhân sinh quan hợp nhất: “Lý và Trí không hai”, đức Đại Nhật Như Lai có đầy đủ nhân cách vĩ đại ấy.

Thế giới của Trí Pháp Thân gọi là Kim Cương Giới và thế giới của Lý Pháp Thân gọi là Thai Tạng Giới. Nhờ sức tu trì có thể khuếch đại thế giới Trí hợp nhất với Lý đó chính là LÝ, TRÍ không hai.

(Tham khảo: Lục Đại, Tứ Mạn Tướng Đại, Tức Thân Thành Phật, Chân Ngôn Tông v.v…).

7-KINH ĐẠI NHẬT

Tiếng Phạn: Mahã-vairocanãbhisambodhi- Vikurvitãbisthãna-Vaipulya-sũtrendra-vãjanãma-dharmaparyãya. Gồm 7 quyển, do các ngài Thiện Vô Úy, Nhất Hạnh, Bảo Nguyệt cùng dịch vào đời Đường. Cũng gọi là Tỳ Lô Giá Na Thành Phật Kinh, Đại Tỳ Lô Giá Na Thành Phật Thần Biến Gia Trì Kinh, Đại Tỳ Lô Giá Na Kinh. Một trong 3 bộ kinh Chân Ngôn, là kinh căn bản của Thai tạng Giới trong Mật Giáo, cùng với Kinh Kim Cương Đính đều là Thánh Điển y cứ của Đông Mật và Thai Mật Nhật Bản. Được thu vào Đại Chánh Tạng tập 18.

Kinh nầy do Đức Thế Tôn Đại Nhật thuyết giảng ở cung Kim Cương Giới, nội dung lấy Mạn Đồ La Bản Hửu Bản Giác làm yếu chỉ. Mục đích chỉ bày Tâm Bồ Đề  Thanh Tịnh có sẳn trong tất cả chúng sanh, đồng thời, tuyên giảng phương tiện Tam Mật (thân mật, ngữ mật, ý mật).

Kinh nầy có 36 phẩm. Toàn kinh lấy chữ A (trong tiếng Phạn) vốn chẳng sinh làm Tông Chỉ, lấy tất cả Địa Vô Tướng làm mục đích. Trong 36 phẩm thì 31 phẩm trước là phần chủ thể của Kinh, 5 phẩm còn lại là thuộc Pháp cúng dường.

Trong 31 phẩm trước, phẩm Nhập Chân Ngôn thứ nhứt là phẩm tựa cũng là phẩm then chốt của Kinh. Phẩm nầy nói rõ Giáo Nghĩa, Giáo Tướng cơ bản của Mật Giáo, trong đó ba câu: “TÂM BỒ ĐỀ LÀ NHÂN, ĐẠI BI LÀ CĂN, PHƯƠNG TIỆN LÀ CỨU CÁNH” đã nói lên Tông Chỉ của toàn Kinh.

 Từ phẩm Nhập Mạn Đồ La Cụ Duyên Chân Ngôn thứ 2 đến phẩm Chúc Lụy thứ 31 là trình bày các nghi quĩ, hành pháp (sự tướng) của Mật Giáo.

Từ phẩm 32 đến phẩm 36 thuyết minh thứ tự của các pháp cúng dường.

Theo Đại Nhật Kinh khai đề nói thì kinh nầy có 3 bản:

a-Pháp Nhĩ Thường Hằng: 

Chư Tôn dùng Tâm Vương, Tâm Sở diễn nói pháp môn Tự Nội Chứng.

b-Phân Lưu Quảng:

Bản nầy gồm 10 vạn bài tụng do Bồ Tát Long Thọ vào tháp sắt ở Nam Thiên Trúc nghe ngài Kim Cương Tát Đỏa tụng truyền.

c-Phân Sơ Lược:

Bản 7 quyển hiện nay lưu truyền gồm hơn 3. 000 bài tụng là toát yếu từ 10 vạn bài tụng.

Theo Khai Nguyên Thích Giáo Lục quyển 9 viết thì bản tiếng Phạn của kinh nầy là do Sa Môn Vô Hành đem từ Thiên Trúc về, bấy giờ cất giữ ở chùa Hoa Nghiêm tại Trường An. Sau ngài Tam Tạng Thiện Vô Úy và thiền sư Nhất Hạnh đến chùa nầy chọn lấy bản Sơ Lược Đại Nhật Kinh gồm 3.000 bài tụng và phụng chiếu dịch ra chữ Hán ở chùa Phúc Tiên tại Trường An vào năm Khai Nguyên 12 (724).

Kinh nầy cũng có bản dịch tiếng Tây Tạng gồm 36 phẩm, nhưng sự sắp xếp thứ tự chương, phẩm có hơi khác với bản Hán dịch. Trong Tạng Kinh Tây Tạng, quyển 7 không được xếp vào loại kinh mà đưa vào Luận Sớ để trong Cam Châu Nhĩ Bộ, rồi thêm vào những 7 phẩm như phẩm Tịch Tĩnh Hộ Ma Nghi Quĩ (gọi là Ngoại Thiên) v.v…Bản dịch Tây Tạng muộn hơn Hán dịch 30 năm.

Về phần chú sớ của Kinh nầy gồm có:

Đại Tỳ Lô Giá Na Thành Phật Kinh Sớ : 20 quyển.

 Đại Tỳ Lô Giá Na Thành Phật Kinh Nghĩa Thích: 14 quyển.

Hai bộ sớ trên đây đều do ngài Nhất Hạnh soạn để giải thích văn nghĩa trong 6 quyển trước của Kinh Đại Nhật.

Ngoài ra còn có: Đại Tỳ Lô Giá Na Cúng Dường Thứ Đệ Pháp Sớ: 2 quyển, do ngài Bất Khả Tư Nghì soạn, để chú giải quyển thứ 7.

(Tham khảo: Đại Nhật Kinh Sớ, quyển 1; Khai Nguyên Thích Giáo Lục, quyển 12; Trinh Nguyên Tân Định Thích Giáo Lục, quyển 14; Chí Nguyên Pháp Bảo Khám Đồng Tổng Lục, quyển 5; Đại Đường Tây Vực Cầu Pháp Cao Tăng Truyện, quyển Hạ;  Pháp Lâm Truyện; Đại Nhật Kinh Nghĩa Thích v.v…).   

8-KINH KIM CƯƠNG ĐỈNH

Kinh Kim Cương Đỉnh là bộ kinh nói về Pháp Môn Kim Cương Giới của Mật Giáo. Kinh nầy cùng với kinh Đại Nhật được gọi chung là Nhị Bộ Kinh, được in vào Đại Chánh Tạng tập 18.

Kinh nầy có hai bản: bản đầy đủ và bản tóm lược. Hiện chỉ còn bản tóm lược, có 3 bản dịch khác nhau.

a-Kim Cương Đỉnh Nhất Thiết Như Lai Chân Thực Nhiếp Đại Thừa Hiện Chứng Đại Giáo Vương Kinh

Kinh gồm có 3 quyển, do ngài Bất Không dịch vào đời Đường là bản được lưu truyền rộng rãi.

b-Kim Cương Đỉnh Du Già Trung Lược Xuất Niệm Tụng Kinh

Bản Kinh nầy còn được gọi là Lược Xuất Kinh, 3 quyển, do ngài Kim Cương Trí dịch xong vào năm Khai Nguyên 11 (723) đời Đường. Do đó ta có thể suy đoán là nguyên bản đã được soạn vào cuối thế kỷ thứ VI ở nam Ấn Độ.

c-Nhất Thiết Như Lai Chân Thực Nhiếp Đại Thừa Hiện Chứng Tam Muội Giáo Vương Kinh

Bản Kinh nầy gồm có 30 quyển, do ngài Thí Hộ dịch vào thời Bắc Tống.

Nội dung các bản kinh nầy trình bày về những nghi quĩ tu hành rất đặc biệt và bí mật của Mật Giáo, khiến cho hành giả có thể mau chóng chứng nhập cảnh giới Phật, Bồ Tát. Bản tiếng Phạn hiện nay không còn.

Kinh Kim Cương Đỉnh được nói trong 18 hội ở 14 chỗ. Về sau Bồ Tát Long Thọ mở tháp sắt ở miền nam Thiên Trúc, được ngài Kim Cương Tát Đỏa trao cho 10 vạn bài tụng của kinh nầy, sau truyền lại cho ngài Long Trí, Kim Cương Trí. Nhưng ngài Kim Cương Trí trên đường đáp thuyền đi Trung Quốc gặp gió bão, nên phần lớn kinh điển đã bị trôi mất, phần còn lại được phiên dịch và lưu truyền hiện nay chỉ là một phần nhỏ trong đó mà thôi.

Tương truyền rằng Kinh Kim Cương Đỉnh có 4 loại:

(1)-Bản Pháp Nhĩ Hằng Thuyết.

(2)-Bản An Trí Trong Tháp.

(3)-Quảng Bản (bản đầy đủ) 10 vạn bài tụng.

(4)-Lược Bản (bản rút ngắn) 4 nghìn bài tụng, tức phẩm Tứ Đại thuộc hội đầu trong 18 hội.

(Tham khảo: Kim Cương Đỉnh Du Già Thập Bát Hội Chỉ Qui; Kim Cương Đỉnh Kinh Đai Du Già Bí Mật Tâm Địa Pháp Môn Nghĩa Quyết, quyển thượng; Trinh Nguyên Tân Định Thích Giáo Mục Lục, quyển 15 v.v…)    

9-ĐỨC ĐẠI NHẬT NHƯ LAI

Tiếng Phạn là Mahãvairocana. Dịch âm là Ma Ha TỲ Lô Giá Na. Đức Phật Bản Tôn tối thượng của Mật Giáo. Cũng gọi là Tỳ Lô Giá Na Phật, Tối Cao Hiển Quảng Nhãn Tạng, Biến Chiếu Vương Như Lai, Quang Minh Biến Chiếu, Đại Nhật Biến Chiếu, Biến Nhất Thiết Xứ, Biến Chiếu Tôn.

Theo Mật Tông thì đức Đại Nhật Như Lai bao gồm và thay thế cho tất cả các đức Phật. Đức Thích Ca Như Lai cũng làm một với đức Đại Nhật Như Lai.

Đức Đại Nhật Như Lai có đủ năm cỡ Trí nầy: (1)-Trí ngài bao gồm Pháp Giới. (2)-Trí ngài thấy ra các chúng sanh trong 10 cõi. (3)-Trí ngài trông ra tất cả chúng sanh một cách bình đẳng. (4)-Trí ngài có thể phán đoán và mách bảo một cách đúng đắn. (5)-Trí ngài có thể thi hành các điều thiện.

Hào quang của đức Đại Nhật Như Lai biến chiếu khắp cả, nên người ta cũng gọi tên ngài là Biến Chiếu Như Lai; lại cũng gọi ngài là Tối Cao Hiển Quảng Nhãn Tạng Như Lai; Thường Trụ Tam Thế Diệu Pháp Thân Như Lai.

Tóm lại, tên hiệu của ngài có 3 nghĩa chính:

a-Ánh Sáng Soi Khắp Đánh Tan Bóng Tối

Ánh sáng trí tuệ của Như Lai chiếu rọi khắp mọi nơi, không bị thời gian, không gian ngăn ngại.

b-Thành Tựu Mọi Việc

Ánh sáng của Như Lai chiếu soi khắp pháp giới, có thể khai phát thiện căn cho vô lượng chúng sinh một cách bình đẳng, cho đến thành tựu các việc thù thắng thế gian và xuất thế gian.

c-Ánh Sáng Không Sinh Diệt

Ánh sáng Phật trong chúng sinh tuy bị vô minh che lấp, nhưng không vì thế mà bị tổn giảm; thực tướng tam muội rốt ráo tròn sáng mà vẫn không tăng thêm.

Mật Tông chủ trương Đức Đại Nhật Như Lai là thực tướng vũ trụ được Phật Cách Hóa, là bản thể của tất cả chư Phật và Bồ Tát. Ba nghiệp thân, khẩu, ý của ngài đầy khắp hư không, diễn nói giáo pháp sâu xa mầu nhiệm Tam Mật Môn Kim Cương Nhất Thừa của Như Lai.

Theo Đại Nhật Kinh Sớ quyển một thì Đại Nhật Như Lai có hai thân:  

*-Bản Địa Pháp Thân: Quả vị tự chứng cùng tột của Như Lai.

*-Gia Trì Thụ Dụng Thân: Vị Giáo Chủ nói pháp.

Ngài dùng thân, khẩu, ý bình đẳng bí mật gia trì làm môn sở nhập (tức là dùng mật ấn của thân bình đẳng, chân ngôn của ngữ bình đẳng và diệu quán của tâm bình đẳng làm phương tiện).

Thân gia trì thụ dụng tức là thân Tỳ Lô Giá Na bao trùm tất cả, hai thân nầy rốt ráo không hai không khác. Bởi thế, Mật Tông lấy Đức Đại Nhật Như Lai làm Phật căn bản tối thượng. Lại vì ngài là bản thể tràn đầy khắp mọi nơi nên có mật hiệu là Biến Chiếu Kim Cương.

Đức Đại Nhật Như Lai là vị Tôn đứng đầu hai bộ Mạn Đồ La KIM CƯƠNG GIỚI và THAI TẠNG GIỚI.

Đức Đại Nhật Như Lai của Kim Cương Giới biểu thị Trí Đức. Còn Đức Đại Nhật Như Lai của Thai Tạng Giới thì biểu thị Lý Đức. Lý và Trí tuy là hai nhưng thực ra không lìa nhau.

Đức Đại Nhật Như Lai Kim Cương Giới là vị Trung Tôn của cả chín hội Kim Cương Giới, ngoại trừ hội Lý Thú.

Hình tượng ngài ngồi giữa 5 Đức Phật, hiện tướng Bồ Tát, thân màu trắng, đội mũ báu 5 Trí, kết ấn Trí Quyền, ngồi kiết già trên tòa 7 sư tử, đây là Trí Pháp Thân, chủng tử là Vam, hình Tam Muội Da là hình tháp.

Đức Đại Nhật Như Lai Thai tạng Giới là Lý Pháp Thân. Hình tượng ngài ngồi ở trung ương viện, Trung Đài Bát Diệp, cũng hiện tướng Bồ Tát, thân màu vàng ròng, đội mũ báu 5 Phật, kết ấn Pháp Giới Định, ngồi trên đài hoa sen 8 cánh, chủng tử là A, hình Tam Muội Da là hình tháp hoặc là ấn đính Như Lai.

Các bức tượng của đức Đại Nhật Như Lai hiện còn, dù vẽ hay khắc, đều là tượng ngồi và hầu hết được khắc bằng gỗ.

Tông Thiên Thai cho rằng Phật Thích Ca và Đức Đại Nhật Như Lai là đồng thể. Nhưng Đông Mật Nhật Bản thì xem các ngài là biệt thể.

(Tham khảo: Kinh Đại Thừa Lý Thú Lục Ba La Mật Đa, quyển 2; Kinh Thủ Hộ Quốc Giới Chủ Đà La Ni, quyển 9; Đại Nhật Kinh Sớ, quyển 4; Kim Cương Giới Thất Tập, quyển thượng; Tỳ Lô Giá Na v.v…).

II-TINH YẾU LƯỢC VỀ PHẬT HỌC

Phật Học là môn học nghiên cứu về hệ thống, nguồn gốc và sự phát triển tư tưởng của Phật Giáo.

Nội dung của nền Phật Học là những giáo pháp do Đức Phật thuyết giảng sau được các vị đệ tử trực tiếp của Phật kết tập lại rồi do các bậc Tổ Sư các đời căn cứ vào giáo pháp ấy nghiên cứu, phân tích, giải thích, thuyết minh một cách có hệ thống mà thành lập các loại học thuyết về hai chủ đề trọng đại là Vũ Trụ và Con Người.

Phật Học gồm hai phương diện Lý Luận và Thực Hành, bao quát 4 phạm trù: GIÁO, LÝ, HÀNH, CHỨNG, là pháp môn hướng dẫn con người đạt đến cảnh giới giải thoát, yên vui chân thực.

Sự phát triển của hệ thống Phật Học ở Ấn Độ, theo pháp sư Ấn Thuận có thể chia làm 5 thời kỳ để khảo sát như sau:

1-THỜI KỲ TỪ KHI ĐỨC PHẬT LẬP GIÁO ĐẾN NHẬP NIẾT BÀN

Giáo pháp chủ yếu mà đức Phật đã thuyết giảng là 12 Nhân Duyên,  8 Chính Đạo và 4 Thánh Đế, chỉ dạy hành giả diệt trừ phiền não khổ đau để đạt đến Niết Bàn an lạc.

Đây là thời kỳ cùng đạt được giải thoát, lấy Thinh Văn làm gốc.

2-TỪ KHI ĐỨC PHẬT NHẬP NIẾT BÀN ĐẾN 400 NĂM SAU

Thời kỳ nầy tương đương với Phật Giáo Bộ Phái. Đứng về phương diện tinh thần căn bản mà nhận xét thì thời kỳ nầy có sự đối lập giữa hai khuynh hướng tư tưởng: Chủ nghĩa thực tiễn (Thượng Tọa Bộ bảo thủ) và chủ nghĩa Lý Tưởng (Đại Chúng Bộ cấp tiến).

Khoảng 100 năm trước Tây Lịch, từ hai bộ Phái căn bản Thượng Tọa và Đại Chúng, đã chia thành 20 bộ phái (gọi chung là 20 bộ phái Tiểu Thừa). Trong 20 bộ phái nầy, thuộc hệ thống Thượng Tọa Bộ, có những bộ phái quan trọng như: Thuyết Nhất Thiết Hửa Bộ, Kinh Lượng Bộ, Độc Tử Bộ v.v… Trong đó Thuyết Nhất Thiết Hửu Bộ chủ trương tất cả Pháp đều có thực (Phạn: Dravyatahsat), đều tồn tại về mặt tự tướng (Phạn: Svalaksanatã), các pháp tồn tại độc lập…, tức chủ trương “Pháp Thể Hằng Hửu”, “Tam Thế Thực Hửu” và thế giới tự nhiên do nguyên tử cấu tạo thành.

Kinh Lượng Bộ thì cho rằng Sắc Pháp chỉ có 4 Đại và Tâm là có thực. Đồng thời chủ trương “hiện tại có thực, quá khứ, vị lai không có”. Còn Độc Tử Bộ thì cho rằng Bổ Đặc Già La (Phạn: Pudgala) là chủ thể của luân hồi, 5 Uẩn chẳng phải một, chẳng phải khác. Hệ thống thuộc Đại Chúng Bộ thì chú trọng tính chất siêu việt tuyệt đối của Đức Phật, hạnh nguyện vị tha của Bồ Tát và chủ trương tâm tính vốn thanh tịnh, quá khứ, vị lai không có thực…

Đây là thời kỳ Thinh Văn chia ra dòng phái có khuynh hướng Bồ Tát.

3-TỪ THẾ KỶ I TRƯỚC TÂY LỊCH ĐẾN THẾ KỶ III TÂY LỊCH

Phật Giáo trong thời kỳ nầy lấy tư tưởng Bồ Tát làm chính, nhưng không coi nhẹ hoặc phủ nhận tiểu thừa.

Nhân vật tiêu biểu của thời kỳ nầy là ngài Long Thọ. Ngài soạn bộ Trung Luận chủ trương thế giới kinh nghiệm hiện thực đều sinh diệt tiến hóa, nên tất cả các pháp đều không có thực thể. Căn cứ vào lý duyên sinh, đứng trên lập trường tuyệt đối mà quán xét  thì bản tính các Pháp là Không, đó là Chân Đế. Đứng trên lập trường tương đối mà  thừa nhận các pháp thế gian là có giả, đó là Tục Đế. Không cố chấp bất cứ khái niệm cực đoan nào đó là Trung Đạo.

Thời kỳ nầy có đủ cả Đại Thừa và Tiểu Thừa nhưng lấy Bồ tát làm gốc.

4-TỪ SAU KHI ĐỨC PHẬT NHẬP NIẾT BÀN 700 ĐẾN 1.000 NĂM

(Tức là vào khoảng thế kỷ III đến thế kỷ VI Tây Lịch).

Thời kỳ nầy, vấn đề thành Phật chia làm hai thuyết: Phật Chủng Tòng Duyên Khởi (hạt giống Phật được huân tập dần dần mà thành) và Phật Tính Bản Hửu (tất cả chúng sinh đều đã có sẵn tính Phật, cho nên đều có khả năng thành Phật).

Hai nhân vật tiêu biểu cho thời kỳ nầy là các ngài Vô Trước và Thế Thân, phản đối quan điểm KHÔNG của ngài Long Thọ ở thời kỳ trước. Hai ngài dựa vào thuyết Duy Thức mà lập ra 3 Tính: Biến Kế Sở Chấp Tính, Y Tha Khởi Tính và Viên Thành Thật Tính, chủ trương vạn hửu đều do Thể của Thức người ta biến hiện. Thức biến hiện có 3 loại: Thức Alaya, Thức Mạt Na, và 6 Thức (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý).

Đây là thời kỳ phân chia dòng phái Bồ Tát có khuynh hướng Như Lai.

5-THỜI KỲ PHẬT VÀ PHẠM THIÊN CÙNG MỘT THỂ, LẤY PHẬT LÀM GỐC

Từ đây Phật Giáo Ấn Độ dần dần yếu dần rồi đi đến trạng thái biến chất và suy giảm một cách tệ hại…

Khuynh hướng Như Lai vốn có sẳn dung nhiếp với chú thuật thần bí của thế tục. Tư Tưởng Phật Giáo dần dần kết hợp với Phạm Ngã Luận của Bà La Môn giáo, để rồi tiến vào thời đại “Như Lai Là Gốc, Phạm Phật Nhất Thể”. Lại vì Phật Giáo Đại Thừa hưng thịnh, những tư tưởng như Phật Lực Vô Lượng, Bồ Tát Đại Nguyện, tha lực gia trì…bộc phát mạnh mẽ, khiến cho Phật Giáo Đại Thừa biến thành Mật Giáo.

Thời kỳ nầy hành giả mãi mê truy cầu TỨC THÂN THÀNH PHẬT, đánh mất tinh thần lợi tha cố hửu của Đại Thừa. Bên ngoài thì Bà La Môn Giáo hưng thịnh, bên trong thì các tư tưởng như Duy Tâm, Chân Thường, Viên Dung, Tha Lực, Thần Bí, Đốn Chứng…dần dần đồng hóa với Phạm thần nên đến thế kỷ XII thì Phật Giáo đã mất hết dấu tích ở Ấn Độ.

Tại Trung Quốc thì Phật Giáo được truyền vào từ đời Hán, chia thành nhiều tông phái khác nhau, sản sinh ra nhiều học thuyết bất đồng. Để tránh xung đột và mâu thuẫn, các nhà Phật Học Trung Hoa đã dùng phương thức phán giáo để dung hòa các khuynh hướng dị biệt.

Phật học Trung Hoa sau thời kỳ du nhập, dần dần chia ra 8 Tông, 10 Tông, 13 tông. Nếu nói theo 8 Tông thì Thiền, Tịnh, Luật, Mật thuộc về hành trì, còn Tam Luận Tông, Thiên Thai, Hoa Nghiêm, Duy Thức thì chuyên về nghĩa học.

Nếu phân loại để nghiên cứu Phật Học thì có thể quan sát theo nhiều góc độ khác nhau. Nếu khảo sát Phật Học về phương diện tư tưởng sử thì có thể chia làm Phật Giáo Nguyên Thủy và Phật Giáo Phát Triển.

Nếu theo quan điểm địa lý thì có thể chia ra 2 hệ thống tư tưởng là Phật Giáo Nam Truyền và Phật Giáo Bắc Truyền. Nếu nhận xét theo nội dung giáo nghĩa thì có các loại nhị phần pháp như: Nhị Thừa Đại Tiểu, Nhị Giáo Quyền Thực, Nhị Môn Thánh Tịnh, Nhị Giáo Hiển Mật, Nhị Tông Giáo Thiền…

Các học giả hiện đại cũng có khuynh hướng phận loại Phật Học làm 2 môn lớn theo tư trào học thuật mới như Vũ Trụ Luận, lấy việc nghiên cứu và thuyết minh chân tướng của vạn hửu làm mục đích, lấy lý luận trung tâm và Giải Thoát Luận, lấy việc trình bày rõ phương pháp và ý nghĩa chân thực của sự giải thoát, lấy thực tiễn làm mục đích…Ông Megovorn người Mỹ thì chia Phật Học làm 2 môn; Siêu Việt Triết Học (Bản Thể Luận) và Tương Đối Triết Học (Vũ Trụ Luận).

 

6-VŨ TRỤ LUẬN

Phạm vi Vũ Trụ Luận của Phật Học rất rộng. Có học phái căn cứ vào nhân quả liên tục của các hiện tượng để thuyết minh vạn vật do đa nguyên sinh khởi. Có học phái chủ trương Duy Tâm Nhất Nguyên Luận cho rằng các hiện tượng vật chất là do nguyên lý tinh thần khai trỉển. Có học phái khẳn định Thực Tại Bản Thể Luận Siêu Việt Hiện Tượng; lại có học phái không phân biệt Bản Thể và Hiện Tượng, đem các hoạt động của hiện tượng qui vào bản thể mà chủ trương Hiện Tượng Tức Bản Thể.

Nói một cách khái quát thì Vũ Trụ Luận của Phật Học có thể chia làm hai hệ thống lớn là Duyên Khởi Luận và Thực Tướng Luận.

a-DUYÊN KHỞI LUẬN

Giải thích sự sinh khởi của vũ trụ vạn pháp, có các luận thuyết như sau:

 a1-Nhiệp Cảm Duyên Khởi Luận

Nguyên nhân sinh khởi của vạn Pháp đó là nghiệp lực tạo tác của con người, gọi là Nghiệp Cảm Duyên Khởi Luận.

a2-Thức Alaya Biến Hiện

Tất cả Pháp đều do Thức Alaya thứ 8 của con người biến hiện ra, gọi là Alaya Duyên Khởi Luận (học thuyết Duy Thức).

a3-Chân Như Duyên Khởi

Tất cả mọi hiện tượng đều từ bản thể Chân Như sinh khởi, gọi là Chân Như Duyên Khởi Luận (học thuyết Chân Thường).     

a4-Pháp Giới Duyên Khởi

Xuất phát từ lý luận BẢN THỂ TỨC HIỆN TƯỢNG, HIỆN TƯỢNG TỨC BẢN THỂ, gọi là Pháp Giới Duyên Khởi Luận (học thuyết Hoa Nghiêm).

a5-Sáu Đại Duyên Khởi

Vũ Trụ vạn hửu sinh khởi từ 6 nguyên tố lớn đó là: Đất, Nước, Lửa, Không Khí, Không, Thức là tổng thể linh động của Pháp Thân Đại Nhật Như Lai, gọi là Sáu Đại Duyên Khởi (học thuyết Chân Ngôn).

b-THỰC TƯỚNG LUẬN

Về Thực Tướng Luận giữa các học phái Phật Giáo chủ trương các luận thuyết như sau:

 b1-Pháp Hửu Luận      

Phủ định sự tồn tại của cái Ta chủ quan, nhưng đối với các hiện tượng khách quan thì khẳng định có thực thể, gọi là Pháp Hửu Luận.

b2-Pháp Không Luận

Chủ trương thuyết ngã thể chủ quan và pháp thể khách quan đều là không, gọi là Pháp Không Luận (học thuyết của 20 bộ phái Tiểu Thừa và luận Thành Thật).

b3-Hửu Không Trung Đạo Luận

Chủ trương hiện tượng là không hoặc là có giả, còn bản thể thì có thực, gọi là Hửu Không Trung Đạo Luận (hoc thuyết Duy Thức).

b4-Vô Tướng Giai Không Luận

Phủ định Hửu Không Tương Đối, lấy tuyệt đối bất khả đắc là lý tưởng rốt ráo, gọi là Vô Tướng Giai Không Luận (học thuyết Trung Quán).

b5-Chư Pháp Thực Tướng Luận

Quán sát hiện tượng tức bản thể, toàn thể vũ trụ vạn hửu đều là thực thể nhất như, gọi là Chư Pháp Thực Tướng Luận (học thuyết Thiên Thai).

Duyên Khởi Luận thuyết minh tiến trình sinh diệt biến hóa của vạn hửu theo phương diện thời gian, đó là “Vũ Trụ Hiện Tượng Luận”. Còn Thực Tướng Luận thì thuyết minh chân lý rốt ráo của vạn hửu theo phương diện không gian, đó là “Vũ Trụ Bản Thể Luận”.

7-GIẢI THOÁT LUẬN

Giải Thoát Luận thì đem nguyên lý giải thoát ứng dụng vào thực tiễn, theo con đường hướng thượng để đạt đến mục đích cứu cánh; có thể chia thành 3 hệ thống lớn: Giải Thoát Thực Chất Luận, Giải Thoát Hình Thức Luận và Giải Thoát Thứ Đệ Luận.

a-GIẢI THOÁT THỰC CHẤT LUẬN

Cảnh giới giải thoát chân thực, tức là Niết Bàn, Như Lai, Phật Độ, Phật Thân …đều là biểu thị Giải Thoát Thực Chất.

b-GIẢI THOÁT HÌNH THỨC LUẬN

Các phương pháp thực hành để hiển bày thực chất như trì giới cầu giải thoát (Giới Luật Luận), vãng sanh cầu giải thoát (Vãng Sanh Luận), tu quán cầu giải thoát (Tu Quán Luận), đoạn hoặc cầu giải thoát (Đoạn Hoặc Luận)… đều thuộc Hình Thức Giải Thoát.

c-GIẢI THOÁT THỨ ĐỆ LUẬN

Hàng phàm phu có thể nhờ công sức tu hành mà được giải thoát. Nhưng vì sự tu hành của họ có cạn sâu khác nhau nên phải tuần tự theo thứ lớp tiến dần từ phàm đến Thánh Phật, giải thoát vĩnh viễn. Đó là Giải Thoát Thứ Đệ Luận. 

(Tham kảo: The Central Philosophy of Buddhism by T.R.V. Mũrti; The Conception of Buddhist Nirvãna by Th. Stcherbatsky; Luận Bát Nhã Đăng; Ấn Độ Triết Học Nghiên Cứu Đệ Ngũ (Vũ Tỉnh Bá Thọ); Tây Tạng Phật Giáo Nghiên Cứu (Trương Vĩ Nhã Nhân v.v…). 

 

Lâm Như-Tạng

     

   

     

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567