- Bài 01: Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Bài 02: Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Bài 03: Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Bài 04: Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Bài 05: Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Bài 06: Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Bài 07: Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Bài 08: Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Bài 09: Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Bài 10: Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Bài 11: Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Bài 12: (Quyển Trung) Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Bài 13: Kinh Địa Tạng giải Nghĩa
- Bài 14: Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Bài 15: Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Bài 16: Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Bài 17: Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Bài 18: Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Bài 19: Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Bài 20: Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Bài 21: Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Bài 22: Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Bài 23: Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Bài 24: (Quyển Hạ) Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Bài 25: Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Bài 26. Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Bài 27. Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Bài 28. Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Bài 29. Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Bài 30. Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Bài 31. Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Kinh Địa Tạng (PDF trọn quyển)
KINH
ĐỊA TẠNG BẢN NGUYỆN
Hán Dịch: Tam Tạng Pháp Sư Pháp Đăng
Việt Dịch: HT Thích Trí Tịnh
GIẢI NGHĨA
(Tiếp theo)
Toàn Không
4) HAI MƯƠI TÁM ĐIỀU LỢI
- Đức Phật bảo Ngài Bồ Tát Hư Không Tạng: “Lóng nghe! lóng nghe cho kỹ! Ta sẽ vì ông mà nói rõ việc ấy cho.
Trong đời sau, người thiện nam cùng thiện nữ nào thấy hình tượng của Ngài Bồ Tát Địa-Tạng và nghe kinh này, cho đến đọc tụng, dùng hương hoa, đồ ăn món uống, y phục, vật báu mà bố thí cúng dường ngợi khen chiêm lễ thời kẻ ấy được hai mươi tám điều lợi sau đây:
1.- Các hàng Trời, Rồng thường hộ niệm.
2.- Quả lành càng ngày càng thêm lớn.
3.- Chứa nhóm nhân vô thượng của Thánh.
4.- Mãi không còn thoái thất đạo Bồ Đề.
5.- Đồ mặc món ăn dồi dào đầy đủ.
6.- Những bịnh tật không đến nơi thân.
7.- Khỏi những tai nạn về lửa và nước.
8.- Không có bị hại vì trộm cướp.
9.- Người khác thấy đến sanh lòng cung kính.
10.- Các hàng Quỉ Thần theo hộ trì.
11.- Đời sau thân gái sẽ chuyển thành thân trai.
12.- Đời sau sẽ làm con gái các hàng Vương Giả, ĐạiThần.
13.- Thân tướng xinh đẹp.
14.- Phần nhiều được sanh về cõi trời.
15.- Hoặc làm bực vua chúa.
16.- Có trí sáng biết rõ việc trong những đời trước.
17.- Có mong cầu chi cũng được toại ý.
18.- Quyến thuộc an vui.
19.- Các tai vạ bất ngờ đều dứt sạch.
20.- Các nghiệp về ác đạo đều trừ hẳn.
21.- Đi đến đâu cũng đều không bị sự trở ngại.
22.- Đêm nằm chiêm bao an ổn vui vẻ.
23.- Những người thân tộc đã chết nếu có tội thờiđược khỏi khổ.
24.- Nếu về đời trước có phước thời được thọ sanhvề cõi vui sướng.
25.- Các bực Thánh ngợi khen.
26.- Căn tánh lanh lợi thông minh.
27.- Giàu lòng từ mẫn.
28.- Rốt ráo thành Phật.
GIẢI NGHĨA
“Trong đời sau, người thiện nam cùng thiện nữ nào thấy hình tượng của Ngài Bồ Tát Địa-Tạng và nghe kinh này, cho đến đọc tụng, dùng hương hoa, đồ ăn món uống, y phục, vật báu mà bố thí cúng dường ngợi khen chiêm lễ”. Nghĩa là người thiện nào, tức là người đã giữ đủ năm giới, được nghe đọc tụng Kinh này, mà quán sát sắc (hoa), thanh (ngợi khen), hương (hương nhang), vị (đồ ăn món uống), xúc (y phục) và pháp (vật báu). Quán sát thấy chúng là không bền giả có, là ảo huyển không thật, để rồi một lòng quyết chí (chiêm lễ) xa lià rời bỏ diệt trừ (bố thí cúng dường) dính mắc, để Tâm không còn vướng mắc, tức là tâm được trống rỗng. Khi người ấy hành trì như thế được nhu nhuyễn đầy đủ, thì người ấy được hai mươi tám điều lợi sau đây:
1.- Các hàng Trời, Rồng thường hộ niệm. Chư Thiên (Trời) và Thần (Rồng) luôn luôn che chở (hộ niệm) vì họ rất tôn trọng người tu hành chân chính.
2.- Quả lành càng ngày càng thêm lớn. Tu càng lâu càng nhiều công đức (qủa lành).
3.- Chứa nhóm nhân vô thượng của Thánh. Vì đây là cách tu hành chân chính của Chư Bồ Tát để thành bậc Thánh, nên rốt ráo về sau đều sẽ thành Phật.
4.- Mãi không còn thoái thất đạo Bồ Đề. Vì tu hành chân chính thì chỉ có tiến mà không lùi, sẽ có ngày đạt đạo.
5.- Đồ mặc món ăn dồi dào đầy đủ. Vì người tu hành thì luôn luôn biết đủ, nên cảm thấy đồ mặc món ăn lúc nào cũng đầy đủ dư thừa.
6.- Những bịnh tật không đến nơi thân. Đây là biểu trưng cho các thói hư tật xấu sẽ không còn nữa.
7.- Khỏi những tai nạn về lửa và nước. Lửa tượng trưng cho sân hận giận thù, nước tượng trưng cho tham lam dục vọng; khi tu hành rồi thì những thứ này không còn hoành hành lôi kéo Tâm của người ấy được nữa.
8.- Không có bị hại vì trộm cướp. Trộm cướp biểu trưng cho mất công đức, mà người tu hành chân chính thì không những không mất công đức mà còn ngày càng tăng trưởng công đức.
9.- Người khác thấy đều sinh lòng cung kính. Khi thấy người chân tu thì chẳng ai là không cung kính tôn trọng.
10.- Các hàng Quỉ Thần theo hộ trì. Vì Qủy Thần thường ủng hộ người làm lành tu hành chân chính.
11.- Đời sau thân gái sẽ chuyển thành thân trai. Người tu hành chân chính thì đời sau sẽ sinh lên cõi Trời Sắc Giới hoặc Trời Vô Sắc Giới, hoặc vãng sinh cõi Tịnh độ, ở các cõi này sẽ không còn tham dục, nên không còn phân biệt thân nam nữ nữa.
12.- Đời sau sẽ làm con gái các hàng Vương Giả, Đại Thần. Nếu nguyện làm thân con gái thì sẽ được mãn nguyện và sinh vào nơi quyền uy giàu sang phú qúy.
13.- Thân tướng xinh đẹp. Vì có nhiều công đức tu hành nên thân hình xinh đẹp là lẽ đương nhiên.
14.- Phần nhiều được sinh về cõi trời. Vì cõi Trời tương xứng với người tu hành có nhiều công đức.
15.- Hoặc làm bực vua chúa. Tu hành có nhiều công đức mà muốn sinh lại nhân gian thì xứng đáng làm vua chúa.
16.- Có trí sáng biết rõ việc trong những đời trước. Nếu tu hành tới mức nào đó sẽ đạt Túc Mệnh Thông, có thể biết tiền kiếp của mình hoặc một hai ba đời hoặc nhiều đời về trước.
17.- Có mong cầu chi cũng được toại ý. Người học đạo thì tâm không mong cầu, không mong cầu nên luôn luôn cảm thấy có đầy đủ.
18.- Quyến thuộc an vui. Quyến thuộc thấy người học đạo chân chính thì vui mừng, cũng mong muốn học và hành Phật pháp, nên đều được an vui.
19.- Các tai vạ bất ngờ đều dứt sạch. Vì người tu hành thì làm đầy đủ thập thiện nên các tai vạ không còn xảy ra.
20.- Các nghiệp về ác đạo đều trừ hẳn. Người tu hành chân chínhtạo công đức lành, khi có công đức lành thì nghiệp ác nhẹ đi, nên không còn bị đọa sinh vào ba cõi dữ là điều dễ hiểu.
21.- Đi đến đâu cũng đều không bị sự trở ngại. Vì có Thiên thần hộ vệ nên đi đến đâu cũng không bị cản trở.
22.- Đêm nằm chiêm bao an ổn vui vẻ. Không còn ác mộng, vì thân khẩu ý không còn dính mắc vào các việc ác.
23.- Những người thân tộc đã chết nếu có tội thời được khỏi khổ. Vì người tu hành có nhiều công đức nếu hồi hướng cứu độ thân tộc có tội, thì thân tộc ấy ở trong cõi dữ sẽ hồi tỉnh nhận ra tội lỗi đã làm, rồi sám hối, chuyển tâm ác qua tâm lành thì sẽ thoát khỏi cảnh khổ.
24.- Nếu về đời trước có phước thời được thọ sinh về cõi vui sướng. Nếu đời trước có tạo được phúc, mà kiếp này tu hành thì chắc chắn mau được tốt đẹp hơn.
25.- Các bực Thánh ngợi khen. Các bậc Thánh thấy người tu hành chăm chỉ thì hết lòng khen ngợi và khuyến khích.
26.- Căn tánh lanh lợi thông minh. Có tu hành là có học hỏi, có học hỏi thì được sự hiểu biết thông minh và đạt trí tuệ.
27.- Giàu lòng từ mẫn. Người học Phật chân chính thì luôn luôn học hành cả Bốn Vô Lượng Tâm (Từ, Bi, Hỉ, Xả), nên luôn luôn giàu lòng từ mẫn bình đẳng đối với tất cả chúng sinh.
28.- Rốt ráo thành Phật. Người quyết tâm tu hành thì dù lâu xa trong nhiều đời nhiều kiếp, cuối cùng cũng có ngày đạt qủa Phật.
5) BẨY ĐIỀU LỢI
- Lại nữa, nầy Bồ Tát Hư Không Tạng! Như hàng Trời, Rồng, Quỉ, Thần ở hiện tại và vị lai nghe danh hiệu của Ngài Bồ Tát Địa-Tạng, đảnh lễ hình tượng của Ngài Bồ Tát Địa-Tạng, hoặc nghe các sự về bổn nguyện tu hành của Ngài Bồ Tát Địa-Tạng mà ngợi khen chiêm lễ, thời sẽ đặng bảy điều lợi ích:
1.- Mau chứng bực Thánh.
2.- Nghiệp ác tiêu diệt.
3.- Chư Phật đến ủng hộ.
4.- Không thối thất Bồ Đề.
5.- Bổn lực được tăng trưởng.
6.- Việc đời trước đều rõ biết.
7.- Rốt ráo thành Phật.
GIẢI NGHĨA
Đức Phật nói: “Như hạng Trời, Rồng, Qủy, Thần ở hiện tại và vị lai nghe danh hiệu của Ngài Bồ Tát Địa Tạng, đảnh lễ hình tượng của Ngài, hoặc nghe các sự về bản nguyện tu hành của Ngài mà khen ngợi chiêm lễ”. Nghĩa là hàng Thiên Long Bát bộ (Trời, Rồng, Quỉ, Thần) ở hiện tại và vị lai nghe nói đến Tâm (danh hiệu Địa-Tạng), mà tôn trọng (đảnh lễ), và khi nghe giảng nói về bản nguyện tu hành Tâm (Địa-Tạng) mà thích thú làm (ngợi khen) ưng thuận tu hành (chiêm lễ). Tức là quán sát sáu Căn đối với sáu Trần là mắt đối với Sắc đẹp xấu, tai đối với lời nói hay dở, mũi đối với mùi thơm hôi, lưỡi đối với vị mặn ngọt cay đắng, thân đối với cảm giác cứng mềm nóng lạnh, ý đối với tham, sân, mạn, tật đố, ganh tị v.v…. Tất cả những thứ này như nhiễm độc, như keo dính, tạo ra các dính mắc ràng buộc tâm. Quán sát suy nghiệm để thấy chúng chỉ là giả có, là ảo huyển, là không thật, cần phải xa lià, rời bỏ dứt trừ, để cho Tâm được sạch sẽ trong sáng, tức là để Tâm được trống rỗng, thì sẽ được bảy điều lợi ích là:
1.- Mau chứng bực Thánh. Các vị Trời, Rồng, Qủy, Thần nếu luôn luôn tu hành diệt trừ tâm dính mắc để đạt tâm không thì sẽ mau đạt tâm thanh tịnh và như thế chân tâm sẽ hiển lộ, do đó sẽ chứng bực Thánh vậy.
2.- Nghiệp ác tiêu diệt. Khi tu dứt bỏ các dính mắc lôi kéo của các Trần cấu đối với các Căn, thì không còn tạo nghiệp, nên nói nghiệp ác bị tiêu diệt là vậy.
3.- Chư Phật đến ủng hộ. Chư Phật thấy các vị tu hành tinh tấn thì vui mừng đến khen ngợi và khuyến tấn vị ấy tiếp tục con đường tiến tới qủa Thánh.
4.- Không thối thất Bồ Đề. Khi được Chư Phật khen ngợi và khuyến tấn rồi thì chắc chắn vị ấy có niềm tin kiên cố và không còn thoái thất tâm Bồ Đề.
5.- Bản lực được tăng trưởng. Và sức lực tu hành của vị ấy ngày càng trở nên tăng trưởng vững mạnh.
6.- Việc đời trước đều rõ biết. Khi tu tới mức rồi thì sẽ đạt được Túc Mệnh Thông, do đó sẽ biết được tiền kiếp của mình trong các đời về qúa khứ.
7.- Rốt ráo thành Phật. Sẽ được Phật thọ ký, tới một ngày nào đó thành Phật tên hiệu là gì, tại cõi nước tên chi v.v…
Đoạn 5 này, Đức Phật dạy Chư Thiên Long Bát Bộ, khi tu hành như thế thì sẽ được bảy điều lợi; trong khi đối với loài Người tu hành được 28 điều lợi ích như chúng ta đã thấy Đức Phật nói đến đoạn 4 ở trên.
6) ĐẠI HỘI TÁN THÁN.
- Bấy giờ, bất khả thuyết tất cả các Đức Phật và đại Bồ Tát cùng tám bộ chúng Trời, Rồng ... ở mười phương đến dự Pháp-hội đó, nghe đức Thích Ca Mâu Ni Phật ngợi khen tuyên bày sức oai thần lớn chẳng thể nghĩ bàn của Ngài Bồ Tát Địa-Tạng, đều khen là việc chưa từng có.
Lúc đó trời Đao Lợi rưới vô lượng hương hoa, thiên y, chuỗi ngọc để cúng dường đức Thích Ca Mâu Ni Phật và Bồ Tát Địa-Tạng xong rồi, tất cả đại chúng trong pháp hội đều lại chiêm lễ chắp tay mà lui ra.
GIẢI NGHĨA KẾT:
Đoạn chót của Kinh nói rằng vô lượng Chư Phật và Chư Bồ Tát trong mười phương cùng Thiên Long Bát Bộ dự Pháp hội, sau khi nghe Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói giảng (tuyên bày) sức oai thần chẳng thể nghĩ bàn của Tâm địa (Địa Tạng), thì đều khen ngợi ca tụng là việc chưa từng có. Bởi mọi sự việc trên đời đều phát nguồn từ Tâm mà ra, vì theo như lời của Phật trong Kinh Hoa Nghiêm nói: "Nhất thiết duy tâm tạo". Do bốn câu kệ trong Kinh Hoa Nghiêm: "Nhược nhân dục liễu tri, Tam thế nhất thiết Phật, Ưng quán pháp giới tánh, Nhất thiết duy tâm tạo", (dịch: Nếu người muốn biết rõ, Tất cả ba đời Phật, Phải quán tánh Pháp giới, Tất cả do Tâm tạo).
Ví dụ như nước, bản thể của nước vốn yên tịnh chẳng lay động, khi có gió thì muôn nghìn làn sóng nổi lên, vậy thì nước có thể tạo ra làn sóng, làn sóng do nước mà có. Cũng như vậy, Tâm có thể tạo ra Pháp giới, vì cái Tâm tùy duyên, tùy một niệm sinh khởi trong khi tiếp xúc ngoại cảnh, trong ngoài cảm ứng nhau mà sinh ra vạn pháp, gọi là nhân duyên sinh, tùy duyên biến tạo Tâm. Như vậy, chúng ta thấy tất cả đều do Tâm mà ra, nếu chúng ta biết quán sát trau giồi sửa đổi điều phục tâm tính, tùy theo mức độ tu hành đạt được mà có cảnh giới tương ưng.
Khi lục căn tạo ác nghiệp là sẽ thọ ác báo của cảnh giới Địa ngục; nếu sáu căn tiếp xúc sáu trần chẳng còn sinh yêu ghét, tức là điều ác đã trừ hẳn hoàn toàn thì Tâm Địa Ngục dứt và không còn phải vào cảnh giới Địa ngục.
Khi tham dục ngự trị Tâm không ngừng nghỉ, nghĩa là luôn luôn có tưởng si ngự trị, thì đây là cảnh giới của Súc sinh; nếu tu hành cho đến tham dục đã dứt, si tưởng chẳng sinh, thì Tâm Súc sinh chẳng còn, do đó khỏi đọa vào súc vật.
Người có đầy ác kiến, lại keo kiết bỏn sẻn, đây là nghiệp sinh vào Ngạ qủy; nếu ác kiến đã diệt hết, keo kiết chẳng còn mống khởi, thì Tâm Ngạ qủy được trừ, sẽ không còn bị vào cảnh giới Ngạ qủy nữa.
Người có Tâm hiếu thắng, thích đấu tranh gây sự, hay sân hận giận dữ, thì đây là nghiệp sinh vào cảnh giới Thần (A Tu La); nếu tính hiếu thắng đã dứt, tranh đấu sân hận bị đẩy lui hoàn toàn thì chẳng vào cảnh giới Thần nữa.
Người có làm nhiều việc thiện, nhưng yêu ghét chẳng ngừng là người sẽ tái sinh làm người; nếu yêu ghét dứt trừ, lại làm việc thiện, luôn luôn trong chính niệm hiện tiền, thì sẽ không còn tái sinh vào loài người nữa.
Ham tu mười điều thiện, làm nhân hữu lậu, là cảnh giới sinh cõi Trời; nếu bỏ nhân hữu lậu, tu nghiệp vô lậu, tức là tu không chấp có cái thực thể của cái ta, thân tâm chỉ là nhân duyên sinh, dựa nhau tồn tại, không có thể tính riêng, thì sẽ không còn sinh đến cõi Trời nữa.
Tu Tứ Đế, Tám Chính Đạo hoàn mãn sẽ chứng qủa tiểu Niết Bàn của cảnh giới Thanh Văn; nếu chẳng chấp Tứ Đế, chẳng chấp chân không thì sẽ tỏ ngộ tâm giải thoát Bồ Đề.
Tu Mười Hai Nhân Duyên, sẽ chứng lý Thiên Không của cảnh giới Duyên Giác; nếu chẳng chấp nhân duyên, hướng tâm tu Bồ Tát đạo, thì sẽ tỏ ngộ tâm giải thoát Bồ Đề.
Tu Lục Độ, tổng nhiếp vạn hạnh, là cảnh giới của Bồ Tát; nếu tu lục độ viên thành, đạt siêu địa vị, thì đạt giải thoát Bồ Đề. Bồ Đề viên mãn, đắc mà chẳng có gì để đắc, thì đạt Tâm Phật.
KINH BỒ TÁT ĐIA TẠNG BẢN NGUYỆN
GIẢI NGHĨA HẾT
(Download file PDF trọn quyển)