- Bài 01: Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Bài 02: Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Bài 03: Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Bài 04: Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Bài 05: Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Bài 06: Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Bài 07: Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Bài 08: Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Bài 09: Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Bài 10: Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Bài 11: Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Bài 12: (Quyển Trung) Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Bài 13: Kinh Địa Tạng giải Nghĩa
- Bài 14: Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Bài 15: Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Bài 16: Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Bài 17: Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Bài 18: Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Bài 19: Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Bài 20: Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Bài 21: Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Bài 22: Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Bài 23: Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Bài 24: (Quyển Hạ) Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Bài 25: Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Bài 26. Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Bài 27. Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Bài 28. Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Bài 29. Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Bài 30. Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Bài 31. Kinh Địa Tạng giải nghĩa
- Kinh Địa Tạng (PDF trọn quyển)
KINH
ĐỊA TẠNG BẢN NGUYỆN
Hán Dịch: Tam Tạng Pháp Sư Pháp Đăng
Việt Dịch: HT Thích Trí Tịnh
GIẢI NGHĨA
(Tiếp theo)
Toàn Không
11). KỆ LƯU TRUYỀN KINH ĐỊA TẠNG
Bấy giờ đức Thế-Tôn liền nói kệ rằng:
1- Ta xem Địa-Tạng sức oai thần
Kiếp số Hằng-sa khó tỏ trần,
Thấy nghe một niệm chiêm ngưỡng lễ,
Trời, người lợi ích sự không ngằn,
2- Hoặc Rồng hoặc Thần cùng nam nữ
Báo tận sẽ sa vào đường dữ,
Chí tâm qui mạng Đại Sĩ thân,
Tuổi thọ thêm nhiều trừ tội dữ.
3- Trẻ thơ chết mất mẹ cùng cha,
Huynh đệ chị em kẻ ruột rà,
Lớn khôn nghĩ đến đều không biết,
Nẻo dữ đường lành ở đâu là?
4- Hoặc vẽ, hoặc tô Đại Sĩ hình
Cảm thương chiêm lễ biệt chẳng đành,
Hăm mốt ngày luôn niệm danh hiệu.
Bồ-tát hiện thân đến bên mình:
5- Chỉ rành quyến thuộc ở nơi nào,
Dầu sa ác thú cũng ra mau,
Nếu được không lui lòng kính ngưỡng,
Thánh ký, Bồ-tát vuốt đầu trao.
6- Bồ-đề vô thượng muốn tu hành,
Mong ra ba cõi khỏi tử sinh,
Người này đã phát lòng bi lớn
Trước nên chiêm lễ Đại Sĩ hình.
7- Nghe tên quy y đấng trọn lành,
Cúng dường cung kính phát lòng thành,
Nghiệp chướng chẳng hề ngăn chướng đặng
Bao nhiêu mong ước sớm viên thành.
8- Có kẻ phát tâm tụng kinh sách
Muốn độ chúng sanh khỏi tai ách
Dầu lập nguyện lớn chẳng nghĩ bàn
Đọc rồi quên rồi luôn sót mất.
9- Người này nghiệp chướng nó làm mê
Học đại thừa kinh khó mọi bề
Y phục, uống ăn, các ngọa cụ,
Cúng dường Địa-Tạng với hương hoa.
10- Dùng chén nước trong bày trước tượng,
Cách một ngày đêm bưng lấy uống,
Sanh lòng ân trọng cữ ngũ tân
Rượu thịt, tà dâm cùng dối luống.
11- Trong hăm mốt ngày chớ sát sanh,
Chuyên lòng tưởng niệm Thượng Nhơn danh,
Chiêm bao thấy rõ Tôn-dung hiện,
Thức rồi, liền đặng trí khôn lanh.
12- Đại Thừa kinh giáo nghe qua tai,
Nghìn vạn đời sau nhớ chẳng sai,
Chính nhờ Đại Sĩ oai thần lớn
Thầm giúp người kia có huệ tài.
13- Chúng sanh nghèo khổ lại ốm đau,
Cửa nhà họa hoạn, người lìa nhau
Ngủ mê mộng mị không an giấc,
Cầu muốn hỏng hư chẳng được nào!
14- Dốc lòng chiêm lễ Địa-Tạng Ngài,
Bao nhiêu việc ác thảy tiêu ngay
Nhẫn đến chiêm bao đều an cả,
Quỉ Thần phò hộ, của dư xài.
15- Muốn qua sông biển, đến núi rừng,
Cầm thú độc nguy, giặc đón đường,
Ác Thần, ác Quỉ, mưa gió dữ,
Nhiều nỗi gian nan khốn không lường,
16- Sắp sửa ra đi đối trước tượng
Cúng dường kính lễ cùng chiêm ngưỡng.
Núi rừng biển cả có vào trong
Ác tai tiêu sạch thường an sướng.
17- Quán Âm lóng nghe ta nói rõ
Địa-Tạng vô lượng oai thần đó,
Trăm nghìn muôn kiếp thuật chẳng rồi,
Rộng tuyên Đại Sĩ đầy sức nọ!
18- Như người nghe đến Địa-Tạng danh,
Thấy hình chiêm lễ hết lòng thành,
Hương hoa, ăn uống, dưng y phục,
Trăm nghìn báo đẹp hưởng điều lành.
19- Nếu hay đem công hồi pháp giới,
Rốt ráo thành Phật, sanh tử khỏi,
Quán Âm nên biết gắng tuyên bày,
Truyền khắp Hằng-sa nhiều nước cõi
GIẢI NGHĨA
Rồi Ngài nói kệ:
1- Ta xem Địa-Tạng sức oai thần,
Kiếp số Hằng-sa khó tỏ trần,
Thấy nghe một niệm chiêm ngưỡng lễ,
Trời, người lợi ích sự không ngằn,
Bốn câu kệ này ý nói sức oai thần của Tâm thì nói vô số kiếp cũng nói không hết được, chúng sinh Người và Trời nên nhớ tôn trọng quán chiếu Tâm thì có vô lượng vô biên sự lợi ích.
2- Hoặc Rồng hoặc Thần cùng nam nữ
Báo tận sẽ sa vào đường dữ,
Chí tâm qui mạng Đại Sĩ thân,
Tuổi thọ thêm nhiều trừ tội dữ.
Hàng Rồng và Thần khi qua đời sẽ đọa vào nơi xấu, nếu một lòng quy y tu hành cái tâm thì tội ác giảm mà tăng tuổi thọ.
3- Trẻ thơ chết mất mẹ cùng cha,
Huynh đệ chị em kẻ ruột rà,
Lớn khôn nghĩ đến đều không biết,
Nẻo dữ đường lành ở đâu là?
Người mất cha mẹ anh chị em từ khi còn nhỏ, cho tới khi lớn khôn trưởng thành đều không biết người thân thác sinh về đâu.
4- Hoặc vẽ, hoặc tô Đại Sĩ hình
Cảm thương chiêm lễ biệt chẳng đành,
Hăm mốt ngày luôn niệm danh hiệu,
Bồ Tát hiện thân đến bên mình.
Đây là tu cái tâm đủ thứ như làm lành tránh làm ác, bố thí, giữ giới, thiền định quán chiếu cái tâm, đó là tượng trưng cho vẽ hoặc tô hình tượng Địa Tạng, và vì lòng thương người thân ly biệt chẳng dứt mà trong 21 ngày niệm danh hiệu Bồ Tát Địa Tạng hoặc tham thiền ngày đêm không ngưng nghỉ, thì tâm đạt đến thanh tịnh.
5- Chỉ rành quyến thuộc ở nơi nào,
Dầu sa ác thú cũng ra mau,
Nếu được không lui lòng kính ngưỡng,
Thánh ký, Bồ-tát vuốt đầu trao.
Khi đạt tâm thanh tịnh rồi thì sẽ tự biết được nơi quyến thuộc sinh đến, do công đức tu hành sẽ giúp cho người thân, cho dù người thân có bị đọa sinh vào loài súc vật cũng được mau thoát khỏi; nếu sự tu hành không lui sụt thì dần dần tiến lên và được bậc Thánh thọ ký qủa vị giải thoát.
6- Bồ-đề vô thượng muốn tu hành,
Mong ra ba cõi khỏi tử sinh,
Người này đã phát lòng bi lớn
Trước nên chiêm lễ Đại Sĩ hình.
Muốn tu đạo Bồ Đề để mong ra khỏi sinh tử ba cõi Dục, Sắc và Vô Sắc, phát lòng đại bi thì trước nhất phải tôn trọng tu hành quán chiếu cái tâm mình.
7- Nghe tên quy y đấng trọn lành,
Cúng dường cung kính phát lòng thành,
Nghiệp chướng chẳng hề ngăn chướng đặng
Bao nhiêu mong ước sớm viên thành.
Nếu phát tâm tôn trọng vâng làm việc quán sát tâm rồi xả bỏ những điều chướng ngại cho tâm thì nghiệp chướng chẳng thể ngăn ngại mà những mong cầu đềuđược sớm thành tựu.
8- Có kẻ phát tâm tụng kinh sách
Muốn độ chúng sanh khỏi tai ách
Dầu lập nguyện lớn chẳng nghĩ bàn
Đọc rồi quên rồi luôn sót mất.
Có người tụng Kinh muốn cứu khổ những người hoạn nạn, dù phát nguyện rộng lớn vô cùng, nhưng đọc rồi chẳng nhớ đượcgì cả.
9- Người này nghiệp chướng nó làm mê
Học đại thừa kinh khó mọi bề
Y phục, uống ăn, các ngọa cụ,
Cúng dường Địa-Tạng với hương hoa.
Vì người này bị nghiệp chướng làm cho u mê, do Kinh Đại Thừa khó hiểu, nên phải ngồi thiền quán (ngọa cụ) xét sự dính mắc của sắc với đẹp xấu (hoa), mũi với mùi (hương), lưỡi với vị (uống ăn), thân với xúc (y phục), mà xả bỏ xa lià sự chấp chặt những thứ đókhỏi tâm (Cúng dường Địa Tạng).
10- Dùng chén nước trong bày trước tượng,
Cách một ngày đêm bưng lấy uống,
Sinh lòng ân trọng cữ ngũ tân
Rượu thịt, tà dâm cùng dối luống.
Phải thiền quán thanh lọc tâm (nước trong bày trước tượng) qua một ngày đêm cho tâm được thanh tịnh (uống nước trong), còn phải tôn trọng ăn chay, không tà dâm, nói dối, uống rượu và không ăn Ngũ Vị Tân là hành, hẹ, tỏi, cừ, nén.
11- Trong hăm mốt ngày chớ sát sanh,
Chuyên lòng tưởng niệm Thượng Nhân danh,
Chiêm bao thấy rõ Tôn-dung hiện,
Thức rồi, liền đặng trí khôn lanh.
Lại trong 21 ngày không sát sinh các loài, chuyên niệm Địa Tạng (niệm Thượng Nhân danh) liên tiếp không ngưng nghỉ tới khi đạt nhất tâm bất loạn, thì lúc chiêm bao thấy rõ tâm mình, khi thức dậy liền có trí thông minh.
12- Đại Thừa kinh giáo nghe qua tai,
Nghìn vạn đời sau nhớ chẳng sai,
Chính nhờ Đại Sĩ oai thần lớn
Thầm giúp người kia có huệ tài.
Khi nghe hay đọc qua Kinh điển một lần thì dù nghìn đời chẳng quên là do thần lực của tâm mà người ấy được vậy.
13- Chúng sanh nghèo khổ lại ốm đau,
Cửa nhà họa hoạn, người lìa nhau
Ngủ mê mộng mị không an giấc,
Cầu muốn hỏng hư chẳng được nào!
Chúng sinh nghèo bệnh, tai họa chia lià, ngủ đầy mộng mị không yên, mong cầu gì cũng chẳng được.
14- Dốc lòng chiêm lễ Địa-Tạng Ngài,
Bao nhiêu việc ác thảy tiêu ngay
Nhẫn đến chiêm bao đều an cả,
Quỉ Thần phò hộ, của dư xài.
Nếu một lòng quán chiếu cái tâm (chiêm lễ Địa Tạng), xa lià rời bỏ các sự dính mắc, thì các sự ác bị tiêu diệt, ngủ được an ổn, có Qủy Thần hộ vệ, của cải không thiếu thốn.
15- Muốn qua sông biển, đến núi rừng,
Cầm thú độc nguy, giặc đón đường,
Ác Thần, ác Quỉ, mưa gió dữ,
Nhiều nỗi gian nan khốn không lường,
Muốn giải quyết những vấn đề trọng đại (qua sông biển đến núi rừng), về tham sân (cầm thú độc nguy, giặc đón đường, Ác Thần ác Qủy), về bát phong (được mất, hơn thua, vinh nhục, vui buồn) (mưa gió dữ), và về nhiều vấn đề khốn khổ không tả hết được (nhiều nỗi gian nan khốn không lường)
16- Sắp sửa ra đi đối trước tượng
Cúng dường kính lễ cùng chiêm ngưỡng.
Núi rừng biển cả có vào trong
Ác tai tiêu sạch thường an sướng.
Khi đó nếu tôn trọng một lòng quán sát tâm (đối trước tượng), để thấy rõ sự tai hại của của các tâm xấu ác điên đảo mà xa lià rời bỏ (cúng dường) nó (như tâm tham, tâm sân, tâm dối trá, tâm kiêu mạn,tâm được mất, hơn thua, vinh nhục, vui buồn…), thì chúng sẽ không còn là nguy hiểm nữa, nên ví như vào núi rừng qua sông biển, các tai họa đều không có mà được an ổn.
17- Quán Âm lóng nghe ta nói rõ
Địa-Tạng vô lượng oai thần đó,
Trăm nghìn muôn kiếp thuật chẳng rồi,
Rộng tuyên Đại Sĩ đầy sức nọ!
Hãy lắng nghe cho rõ cái bản tâm có sức oai thần vô lượng, dù nói muôn kiếp cũng chẳng hết, nên chỉ có thể nói cái tâm có sức mạnh vô biên.
18- Như người nghe đến Địa-Tạng danh,
Thấy hình chiêm lễ hết lòng thành,
Hương hoa, ăn uống, dâng y phục,
Trăm nghìn báo đẹp hưởng điều lành.
Người một lòng dùng nghe để quán cái khen chê v.v…, dùng thấy để quán sát cái đẹp xấu v.v…, dùng cái ngửi để quán mùi hương thơm hôi, dùng cái vị để quán thức ăn uống ngon dở, dùng cái thân để quán xúc chạm mềm cứng nóng lạnh, v.v.. để thấy chúng là lừa dối, ảo huyển, không thật, mà xa lià dứt bỏ tâm bị dính mắc ràng buộc, thì sẽ hưởng trăm nghìn điều tốt lành.
19- Nếu hay đem công hồi pháp giới,
Rốt ráo thành Phật, sanh tử khỏi,
Quán Âm nên biết gắng tuyên bày,
Truyền khắp Hằng-sa nhiều nước cõi
Sau nữa, nếu đem công đức tu hành mà hồi hướng khắp pháp giới, tức là hồi hướng công đức cho hết thảy chúng sinh mười phương thì sẽ có vô lượng công đức, do đó giải thoát khỏi sinh tử, và sau chót là thành Phật. Vì vậy cho nên phải cố gắng giải bày tuyên dương Kinh này truyền khắp các cõi nước.
(Còn tiếp)