Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Luận giải về sự Rèn Luyện Như Tia Sáng

05/12/201508:41(Xem: 3836)
Luận giải về sự Rèn Luyện Như Tia Sáng



Buddha_2
01_dalai_lama
 

Nguyên bản: A Commentary on Attitude-Training Like the Rays of the Sun 4
Nguyên tác: Attitude-Training Like the Rays of the Sun của Namkapel 
Luận giải: Đức Đạt Lai Lạt Ma, Dharamsala, India, May 9 – 15, 1985
Anh dịch: Alexander Berzin
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển - Thursday, February 05, 2015

 

Phần 4: HOÀN TẤT NHỮNG CHUẨN BỊ VÀ 2 LOẠI TÂM GIÁC NGỘ

 

1- Giới thiệu tổng quát

 

Giáo huấn được mở rộng vô hạn và được tuyên thuyết đến vô lượng chúng sanh khắp các loài đủ các tính khí. Tất cả có thể được bao gồm trong ba thừa của tâm thức: Tiểu Thừa, Đại Thừa hiển giáo và Đại Thừa mật giáo. Trong tất cả những thừa này và những giáo huấn quan tâm đến chúng được bảo tồn ở Tây Tạng. Và trong những dòng truyền thừa như chúng được truyền khẩu ở Tây Tạng, chúng ta có thể phân biệt giữa truyền thống cựu dịch và tân dịch: Nyiingma và Sarma. Trong Sarma hay những truyền thống tân dịch là Sakya, Kagyu, và Kadam. Dòng sau cùng, Kadam, đến từ Atisha, sau này trở thành truyền thống Gelugpa.

 

Truyền thống Kadam được ảnh hưởng một cách mạnh mẽ bởi nhiều giáo huấn về tâm giác ngộ hay tâm bồ đề hay bodhicitta. Dòng Gelugpa đã trở thành chuyên môn hóa trong việc trao truyền tất cả những giáo lý mở rộng về đề tài này, đến trực tiếp từ dòng của Long Thọ vĩ đại và con cháu tâm linh của ngài từ Ấn Độ.

 

Như chúng tôi đã nói, điều cực kỳ quan trọng là tâm thức chúng ta và mọi thứ trong chúng ta thì hoàn toàn phù hợp với giáo huấn. Giữ gìn giáo huấn nhất định không phải chỉ trên đôi môi chúng ta. Chúng cần phải được hợp nhất với tâm thức chúng ta, trong sự hòa hiệp với vị thế của mỗi hành giả. Thật rất quan trọng để không phải rơi vào những cực đoan của bè phái, cảm thấy rằng chỉ một trong những truyền thống Phật Giáo là có giáo huấn chân thật. Như Đại Ban Thiền Lạt Ma, Lozang-chokyi-gyeltsen, đã nói trong Căn Bản Đại Thủ Ấn (Phyag-chen rtsa-ba), "Từ quan điểm của những danh hiệu quy cho riêng biệt, có vô số truyền thống … Tuy thế, khi được nghiên cứu kỹ lưỡng bởi một hành giả du già, được học hỏi trong kinh điển và luận lý và có kinh nghiệm (trong hành thiền), những ý nghĩa tối hậu của tất cả chúng được thấy là đến từ cùng quan điểm mục đích." Cho nên điều cực kỳ quan trọng là tiếp cận giáo huấn trong một thái độ vô tư, không định kiến.

 

[See: A Root Text for the Precious Gelug-Kagyu Tradition of Mahamudra.]

 

Chúng ta đang nói về một tác phẩm của Namkapel, một đệ tử của đại sư Tông Khách Ba, gọi là Thái Độ Rèn Luyện Như Tia Sáng Mặt trời, một luận giải về 7 Điểm Thái Độ Rèn Luyện của Geshe Chaykawa. 7 điểm là:

 

* những chuẩn bị sơ bộ,

* phương pháp của việc rèn luyện trong 2 tâm giác ngộ,

* chuyển hóa những hoàn cảnh bất hạnh thành con đường đến Giác Ngộ,

* cô đọng sự tu tập trong một kiếp sống,

* đo lường việc rèn luyện những thái độ của chúng ta,

* thệ nguyện cho thái độ rèn luyện,

* những vấn đề để rèn luyện trong thái độ rèn luyện.

 

2- Hoàn Tất Những Chuẩn Bị

 

Đến đây, chúng ta đã nói về những sự chuẩn bị. Với chí nguyện nhiệt thành với một vị hướng dẫn tâm linh, như đã được giải thích trước đây, chúng ta rèn luyện trong những điểm khác nhau của con đường tiệm tiến lamrim. Suy nghĩ trong dạng thức của cuộc sống con người quý giá, chúng ta cần nhận ra tất cả những khía cạnh của những sự giải thoát hay thư thái mà chúng ta có, và tất cả những sự phong phú mà chúng ta có. Một khi chúng ta nhận ra chúng, thì chúng ta có thể thật sự đón lấy những sự thuận lợi về chúng. Đây là bởi vì một khi chúng ta đánh giá đúng những gì chúng ta có, thì tự nhiên chúng ta muốn lợi dụng sự thuận lợi của nó.

 

Nghĩ về vấn đề chúng ta có thể đánh mất cơ  hội này dễ dàng như thế nào làm chúng ta tỉnh thức về sự chết và vô thường. Chúng ta trở nên tỉnh thức rằng ngoại từ công phu tu tập và những biện pháp ngăn ngừa đủ loại mà chúng ta đã xây đắp trong sự tương tục tinh thần [của dòng suối tâm] của chúng ta, thì không có điều gì có thể hổ trợ vào lúc lâm chung. Nhằm để thật sự hòa nhập những biện pháp và sự thực tập tinh thần vào trong tâm thức chúng ta, thì chúng ta phải có sự chính niệm này về sự chết. Bằng khác đi, những nổ lực của chúng ta sẽ không hoàn toàn thích đáng đầy đủ. Chúng ta có thể nhìn vào tất cả những đại đạo sư quá khứ ở Tây Tạng và tất cả những đại sư ở Ấn Độ. Bây giờ cũng vậy, có rất nhiều hành giả lớn, những người thật sự dâng hiến toàn bộ cuộc đời của họ để thực hành - một số ở Mysore[1], một số trong những hang động ở Dharamsala, một số ở Ladakh, và trong những nơi khác ở Ấn Độ - nhưng không một ai đạt được sự bất tử; không một ai sống mãi mãi.

 

Bất chấp loại hoàn cảnh nào mà chúng ta sống trong ấy, thật cực kỳ quan trọng để dự tính vấn đề làm thế nào để sử dụng một cách tốt nhất thời gian cho việc thực hiện tiến trình tâm linh vĩ đại nhất. Chúng ta có thể nghĩ về những cộng đồng khác nhau mà chúng ta có thể gia nhập, trong dạng thức của Tăng Già và v.v…, nhưng bất chấp trình độ nào mà chúng ta tự nguyện ước, thì điều quan trọng là hướng toàn bộ tâm thức và trái tim của chúng ta đến giáo huấn. Thật rất quan trọng là những người cư sĩ cũng được tu tập rèn luyện tinh tế trọn vẹn. chúng ta có thể thấy điều này là đúng từ bất cứ quan điểm nào mà chúng ta thực hiện để thẩm tra  nó. Một số người kiêu kỳ và ngạo mạn, một số người bóc lột và lợi dụng người khác, chỉ tạo ra những phản ứng khinh thị và làm người khác khó chịu. Ngay cả nếu chúng ta không thuộc về một tôn giáo nào, thì cũng cực kỳ quan trọng trong việc tự trau dồi như một người tốt.  Nếu sau đó chúng ta thật sự trở thành một hành giả tâm linh, thì chúng ta sẽ không chỉ nghĩ trong dạng thức của một kiếp sống này mà thôi, nhưng trong tất cả những kiếp sống tương lai và vấn đề chúng ta có thể làm lợi lạc người khác như thế nào.

 

Ở bất cứ trình độ mà chúng ta đang hành động - cho dù chỉ vì kiếp sống này hay cho những kiếp sống tương lai - chúng ta cần đặt tất cả mọi nổ lực của chúng ta vào việc cải thiện chính mình, làm việc với chính mình, trưởng thành, trở thành một người tốt hơn, một người ân cần hơn. Trong cách này, đời sống của chúng ta sẽ trở nên hạnh phúc hơn và xã hội mà chúng ta sống cũng sẽ hạnh phúc hơn. Nếu chúng ta đã hành động cả đời sống này trong việc trở thành một người tốt đẹp hơn và đã phát triển những tiềm lực tích cực khác nhau, thế thì vào lúc lâm chung chúng ta sẽ không chết với một cảm giác ân hận cùng cực rằng chúng ta đã lãng phí kiếp sống của chúng ta. Thật vô cùng quan trọng để làm việc cho điều này nhằm để không cảm thấy hối hận khi chúng ta chết, và cách tốt nhất để chết với sự hòa bình của tâm thức là xây dựng những tiềm lực tích cực trong sự tương tục tinh thần suốt kiếp sống này. Nếu chúng ta đã từng xây đắp những tiềm lực tích cực mạnh mẽ trong kiếp sống này, thế thì trong những kiếp sống tương lai chúng ta sẽ gặp gở những hoàn cảnh dễ thương, mọi thứ sẽ tiếp tục cải thiện, và chúng ta sẽ có thể tiếp tục với sự trưởng thành và tiến triển tâm linh.

 

Cho dù chúng ta thật sự có thể nhận ra hay không nhận ra bất cứ con đường tâm linh nào của tâm thức trong kiếp sống này, chẳng hạn 5 tâm đạo[2], thì từ việc xây đắp tiềm lực tích cực trong kiếp sống này, chúng ta sẽ có thể chết với hy vọng rằng trong những kiếp sống tương lai chúng ta sẽ thật sự nhận ra một trong những tâm đạo và trở thành một chúng sanh thực chứng cao cấp, một bậc tôn quý, một tôn giả (arya[3]).

 

[See: The Five Pathway Minds (Five Paths) – Basic Presentation.]

 

3- Viễn Ly

 

Trong luận điển, chúng ta đã đạt đến một điểm trong những sự chuẩn bị với chủ đề viễn ly - hay quyết định thoát khỏi những rắc rối của chúng ta - được thảo luận. Nếu chúng ta không nghĩ về tất cả những rắc rối và khổ đau của tất cả những hoàn cảnh tái diễn không thể kiểm soát trong luân hồi, thế thì chúng ta sẽ không phát triển sự quyết tâm này để thoát khỏi tất cả những thứ ấy, sự viễn ly này. Cho nên thật cực kỳ quan trọng để nghĩ về tất cả những hoàn cảnh này, để phát triển một sự chán ghét hoàn toàn với chúng, và quyết tâm từ chiều sâu của trái tim chúng ta để tự do.

 

Luật tạng nói, "Chấm dứt kết quả của việc lên cao là rơi xuống thấp. Chấm dứt kết quả của việc đến với nhau là phân tán, tan ra từng mãng." Đấy là bản chất thật sự của thực tại. Chúng ta không cần phải đề cập rằng trải qua những kiếp sống từ vô thỉ, tất cả những chúng sanh khác nhau đã từng bên nhau với chúng ta đã phải chia lìa, và điều này cũng xảy ra trong kiếp sống này. Bất chấp sự chói lọi huy hoàng nào mà chúng ta có thể hưởng thụ trong sự hiện hữu trần gian này, vào lúc cuối nó sẽ tan rả và rơi thành từng mảnh. Khi chúng ta nghĩ về những kiếp sống từ vô thỉ mà trong ấy chúng ta cứ phải lập đi lập lại việc sanh ra và rồi chết đi, vấn đề trước sau như một là tái diễn là sanh và chết - và dường như là chúng ta luôn luôn trải nghiệm những thứ này hoàn toàn đơn độc. Khi chúng ta ấp ủ điều này trong tâm, nó trở thành rõ ràng rằng điều quan trọng là để chúng ta xây đắp những tiềm lực tích cực khác nhau, bằng việc cố gắng để phát triển những thái độ hoàn hảo, những ba la mật như bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và tuệ trí.

 

Chúng ta cần nhận ra rằng bất chấp những thứ có thể hư hoại nào mà chúng ta có, không thứ nào đáng tin cậy. Chúng ta  không thể dựa vào thân thể chúng ta - không có sự ổn định trong ấy. Chúng ta cũng không thể dựa vào vị thế hay sự giàu có và tài sản của chúng ta. Những thứ này không thích hợp cho việc có được sự an toàn. Long Thọ, trong Lá Thư Gửi Bạn (bShes-phreng), đã nêu lên những loại khổ đau hay rắc rối khác nhau mà chúng ta phải trải nghiệm, như bệnh tật, tuổi già, chết, không có được những gì ta muốn, gặp phải những gì ta không ưa, v.v…

 

[See: Letter to a Friend.]

 

Những điểm này được thảo luận chi tiết trong Đại Luận Những Giai Tầng của Con đường Giác Ngộ Lamrim, trong dạng thức của 6 loại khổ đau - có nhiều cách để trình bày nó. Tóm lại, một khi chúng ta bị sanh ra dưới ảnh hưởng của nghiệp báo và vọng tưởng, những sự thôi thúc cưỡng bức và những thái độ phiền não, không gì hơn là rắc rối và khổ đau sẽ đến.  Chúng ta có tất cả những nguyên nhân đã được tích lũy trong chúng ta và chúng sẽ đem đến những rắc rối và  khổ đau. Những hoàn cảnh bên ngoài chắc chắn có thể giúp cho những nguyên nhân này chín muồi, mà chính những nguyên nhân ấy đã vốn sẳn bên trong chúng ta. Cho nên chúng ta trải nghiệm khổ đau, thí dụ những rắc rối của khổ đau thật sự: thân thể chúng ta bị bệnh; chúng ta bị thương tổn; chúng ta trải nghiệm đau đớn và v.v…

 

Khi chúng ta nghĩ về thân thể con người, nó là điều gì đấy đến từ vật chất của cha mẹ, những thứ đáng kinh hải như tinh cha huyết mẹ. Không có việc gì về nó có thể là thú vị hay hấp dẫn đối với tâm thức, khi chúng ta có một cái nhìn khách quan gần gũi. Đặc biệt, nếu chúng ta nghĩ về thân thể con người và lấy làn da bao phủ bên ngoài đi, hoàn toàn không có gì hấp dẫn về nó. Không ai thấy bên trong thân thể có gì hấp dẫn đặc biệt.

 

Bản chất này của thân thể con người như điều gì đấy không sạch và không hấp dẫn không đến từ bên ngoài: nó đến từ bản chất thật sự của nó. Nếu chúng ta thấy một vũng tinh hay huyết trên sàn nhà, thì chúng ta sẽ không thấy nó quá hấp dẫn hay xinh xắn gì.  Mọi người sẽ thấy đúng hơn là buồn nôn và gớm ghiếc, nhưng đó thật sự là những nguyên nhân hay vật chất được làm ra từ thân thể. Vậy thì không có gì hấp dẫn từ bản chất thật sự của nó. Nhưng sự phán xét về thân thể như thật hấp dẫn - cách quán sát không đúng này về thân thể - hành động như một hoàn cảnh cho tất cả những thái độ và các thúc đẩy phiền não đủ thứ mà chúng ta có trong sự tương tục tinh thần của chúng ta để bùng lên, chẳng hạn như dính mắc, hung hăng, và ngu dại (tham, sân, si). Tất cả những thứ này sinh khởi từ sự chấp trước vào một khối vật chất bất tịnh này, sự chấp trước nó như cái "tôi", "thân thể tôi", và v.v… Sự gắn bó chặc chẽ này hành động như căn bản cho tất cả những thái độ phiền não.

 

Nếu chúng ta không làm cho thân thể này hữu dụng xây dựng, thế thì từ phía của chính thân thể, nó thật sự làm gì? Thứ nhất, nó làm khó chịu với bà mẹ khi mang nó trong bào thai và rồi thì đau đớn khi sanh ra nó. Sau đó nó tạo ra các rắc rối và khổ đau cho mọi người liên hệ trong việc giúp đở nó. Nó tạo ra và tiếp tục làm ra vô số rắc rối và chán chường trong việc chăm sóc  nó, vì thế nếu chúng ta không làm bất cứ điều gì xây dựng tích cực từ nó, rồi thì nó chỉ là một kẻ tạo ra rắc rối. Và chúng ta đã và đang có loại thân thể này từ vô thỉ.

 

Lấy thí dụ luôn luôn được dùng đến, đại dương luân hồi. Một đại dương là điều gì đó không thể dò được: Chúng ta không thể đo được chiều sâu của nó. Giống như khi chúng ta nghĩ về tất cả thân thể loài  người mà chúng ta đã mang lấy và tất cả những vấn nạn  đã từng sinh khởi, tất cả khổ đau kết hợp với việc già đi. Bất chấp nhiệm vụ hay hành vi gì chúng ta đã từng cộng tác, chúng ta sẽ dấn thân trong nó với khí lực giảm sút, tâm thức chúng ta sẽ trở thành trì trệ và yếu đuối, các giác quan của chúng ta sẽ giảm bớt tinh tường, thân thể chúng ta sẽ bắt đầu yếu kém và phân rả. Đây là điều gì đó mà mọi người phải trải nghiệm, có đúng không? Thật vô cùng đau khổ để già đi. Và mọi người biết tất cả những khổ đau phối hợp với bệnh tật. Chúng ta phải chịu đựng tất cả những loại điều trị y tế và thường là rất mắc mỏ và cực kỳ khó chịu. Nếu chúng ta nghĩ về nó từ tất cả những quan điểm khác nhau này, thì thân thể thật sự đúng là một kẻ gây rắc rối bởi vì nó sẽ bệnh hoạn; nó sẽ già đi, và v.v… Bất chấp chúng ta đã từng xây đắp cho thân thể chúng ta bao nhiêu, cho dù chúng ta vừa ý hay không, cuối cùng thân thể chúng ta sẽ ngã quỵ. Cho nên chúng ta cần nghĩ về tất cả những rắc rối này phối hợp với tuổi già và vấn đề chúng ta không thể giữ gìn nó khỏe mạnh mãi mãi.

 

4- Bốn Chân Lý Cao Quý

 

Với sự liên hệ đến việc đạt được giải thoát, nó chắc chắn là điều gì đó được đạt đến. Nhưng chỉ nghĩ, "Nếu tôi có thể đạt đến giải thoát đúng đắn, sau đó tôi có thể có một sự ngơi nghĩ tuyệt diệu!" như vậy sẽ không thể có được.

 

Mọi người muốn một sự ngừng dứt chân thật, diệt đế, một sự chấm dứt thật sự tất cả những vấn nạn và rắc rối, nhưng chúng ta không thể chỉ ngồi đó và mong đợi chúng biến mất bằng việc ước muốn chúng tan biến. Chúng ta phải nhìn vào những nguyên nhân của vấn nạn: Tất cả những nhân tố 5 uẩn tái diễn không thể kiểm soát đã làm nên mỗi thời khắc mà chúng ta trải nghiệm.  Các uẩn này sinh khởi từ những thái độ và thúc đẩy phiền  não, bởi vì tâm thức chúng ta không được thuần hóa. Nó không được thuần hóa bởi vì sự bất giác (si mê) của chúng ta và việc chấp trước sự tồn tại cố hữu. Sự chấp trước như vậy là qua quan điểm vọng tưởng của chúng ta về thực tại.

 

Nếu chúng ta xem xét những loại quan điểm khác nhau về thực tại mà chúng ta có thể có, một số là phiền não và một số là có giá trị. Vì những thái độ phiền não là căn cứ trên những quan điểm không đúng đắn và vọng tưởng về thực tại, thế thì nếu chúng ta có một quan điểm đúng đắn và thích hợp về thực tại, thì chính gốc rể nguyên nhân của những thái độ phiền não này sẽ bị loại trừ. Khi quan điểm đứng đắn về thực tại trở nên mạnh mẽ hơn trong tâm thức chúng ta - khi chúng ta hoàn toàn quen thuộc với việc luôn  luôn nhìn vào mọi thứ từ quan điểm đúng đắn về thực tại - quan điểm vọng tưởng của chúng ta, là thứ hoàn toàn căn cứ trên sự phi thực tại, sẽ trở nên yếu hơn và yếu hơn.

 

Khi chúng ta đạt được sự ngừng dứt hoàn toàn, hay diệt đế, hay sự chấm dứt thật sự, của chấp trước vào mọi thứ tồn tại trong một sự thiết lập chân thật, một khuôn mẫu không thể có được, thì chúng ta tự loại bỏ những nhiễm ô đã làm chướng ngại chúng ta trong việc thấy bản chất của tâm thức. Những nhiễm ô này là phù du thoáng qua (khách trần phiền não); chúng không phải là bản chất chân thật của tâm thức. Có những giai tầng lũy tiến của sự ngừng dứt chân thật của chấp trước vào sự thiết lập thật sự, sự tồn tại cố hữu, tự ngã, tự tánh. Tiến hành suốt qua và đạt được những giai tầng của những sự chấm dứt chân thật[4] này hay diệt đế này, chúng ta có thể loại trừ tất cả những nhiễm ô giả tạm và nhận ra bản chất thật sự của tâm thức. Nếu những những nhiễm ô giả tạm này không thể loại trừ được thì dù gian khổ tu tập cũng không ích gì. Nhưng vì có thể tiêu trừ những nhiễm ô này, mà vốn chúng đã làm ra biết bao khổ đau và rắc rối, cho nên thật đáng để nghĩ về những rắc rối tái diễn không thể kiểm soát của luân hồi sanh tử. Trong cách này, chúng ta phát triển một sự quyết tâm mạnh mẽ để tự do và thật sự hành động để đạt đến sự chấm dứt chân thật [diệt đế] và loại trừ các vấn nạn.

 

Chúng ta hãy nhìn vào những loại rắc rối và khổ đau khác nhau: Khổ khổ, hoại khổ, và hành khổ (khổ đau cùng khắp). Loại khổ đau thứ ba này về việc có những nhân tố uẩn cùng khắp mà nó tác động từng thời khắc sự trải nghiệm của chúng ta. Nó chính là bản chất của thân thể, cùng với những nhân tố uẩn của sự trải nghiệm của chúng ta, đơn giản là đem đến những rắc rối. Những nhân tố uẩn của kinh nghiệm chúng ta hình thành qua sức mạnh thúc đẩy của nghiệp và những thái độ phiền não phối hợp với nó. Nếu chúng ta có thể tự loại bỏ nó một cách thích đáng, thì chúng ta có thể loại bỏ những rắc rối khó khăn này từ những uẩn mà ra. Cho nên chính là loại khổ đau thứ ba - hành khổ - những nhân tố uẩn đến với những thái độ và sức thúc đẩy phiền não, là những kẻ gây rối căn bản. Chúng cấu thành luân hồi, cho nên chúng ta phải chắc chắn nghĩ về những chướng ngại của luân hồi từ nhiều, nhiều quan điểm khác nhau. Nếu chúng ta nghĩ rằng, một khi chúng ta thọ giới, thì chúng ta được tự do khỏi luân hồi, trái lại nếu chúng ta có một gia đình và con cái là chúng ta ở trong luân hồi, thì đây là một thái độ hoàn toàn sai.

Tập đế: chân lý thứ hai - những nguyên nhân hay gốc rể chân thật của tất cả mọi rắc rối - là những thái độ hay sự thúc đẩy phiền não, hay nghiệp. Chúng ta hãy xem xét vấn đề có thể hay không thể loại bỏ nững thứ này. Chúng ta sẽ  khám phá ra rằng trong thực tế là có thể loại bỏ chúng vĩnh viễn; có thể có những sự chấm dứt thật sự hay sự ngừng dứt của chúng và, nhằm để đạt đến điều này, chúng ta cần phát triển những con đường chân thật của tâm thức. Đây là những điểm thậm thâm nhất.

 

Cách sâu sắc nhất để thật sự đạt được tự do khỏi tất cả mọi  rắc rối và khổ đau là phát tâm giác ngộ hay tâm bồ đề hay bodhicitta. Có nhiều cách khác nhau mà trong ấy chúng ta có thể hướng đến việc phát triển xu hướng này. Ở đây, chúng ta đang nói về việc phát triển nó trong phạm vi của việc hướng ra khỏi sự liên hệ thúc đẩy với kiếp sống này và việc hướng sự quan tâm của chúng ta đến những kiếp sống tương lai.  Chúng ta không đang nói về việc giới hạn sự chú tâm của chúng ta đến sự giải thoát và việc hướng ra khỏi sự liên hệ với những  kiếp sống tương lại. Trong luận điển này, bất cứ sự thực chứng nào chúng ta có liên hệ với kiếp sống này, thì chúng ta lập tức hướng đến khát vọng phát tâm giác ngộ. Đây là cách mà nó được giải thích trong luận điển này.

 

5- Phát Triển 2 Loại Tâm Giác Ngộ

 

a- Tầm quan trọng và lợi ích của việc phát triển tâm giác ngộ

 

Chúng ta bây giờ đã hoàn tất những sự chuẩn bị. Điểm thứ hai của 7 điểm là vấn đề phát tâm giác ngộ thật sự. Chúng ta cần  phát triển hai loại tâm giác ngộ: tương đối và sâu sắc nhất. Tâm giác ngộ quy ước được hướng đến sự thật quy ước (tương đối, nông cạn, bề mặt, bề ngoài) của mọi người và mọi thứ; trong khi tâm giác ngộ sâu sắc nhất là hướng đến lẽ thật cứu kính, tánh không của nó. Trong luận điển này, chúng ta phát tâm giác ngộ quy ước trước tiên, và rồi đi tới tâm giác ngộ cứu kính. Trong Hiện Chứng Trang Nghiêm Luận, Di Lặc nói với chúng ta rằng một người thông tuệ sắc bén trước nhất sẽ phát triển một sự thấu hiểu thật sự về thực tại và, trên căn bản ấy, sau đó phát triển tâm giác ngộ quy ước. Đôi khi thật tác động hơn để phát triển hay phát sinh tâm giác ngộ cứu kính trước. Đây là bởi vì khi chúng ta nhận ra rằng thật có thể đạt đến một sự chấm dứt ' đau khổ' thật sự qua việc phát tâm giác ngộ cứu kính và vì thế chúng ta có thể đạt đến giải thoát khỏi luân hồi và vượt xa hơn nữa đến Giác Ngộ - khi chúng ta thấy rằng đây thật sự là một mục tiêu thực tiển, rồi thì chứng ta có thể trở thành chân thật quan tâm với việc đạt đến Giác Ngộ vì người khác.

 

[Trong luận điển gốc của phiên bản Togmey-zangpo của Geshe Chaykawa, tâm giác ngộ cứu kính được trình bày trước tâm giác ngộ quy ước, với câu kệ: "Cân nhắc rằng các hiện tượng giống như mộng huyển. Nhận thức bản chất nền tảng của tỉnh thức vốn không sinh. Đối kháng tự nó giải thoát tự nó từ chính nơi của nó. Bản chất cốt lõi của con đường tu tập là an trú trong một thể trạng căn bản bao hàm tất cả. Giữa những thời khóa, hãy hành động như một ảo nhân." Trong phiên bản của Pabongka, câu kệ về tâm giác ngộ cứu kính, được đặt trước bằng dòng bổ sung như sau, "Điều bị che dấu được cho thấy sau khi đạt được sự ổn định (trong điều này)," lập tức theo sau những câu kệ về tâm giác ngộ quy ước. Dòng kệ bổ sung này hoàn toàn không thấy trong bản của Togmey-zangpo. Trong bản của Namkapel, câu kệ này, cùng với dòng kệ bổ sung trên đặt trước nó, xuất hiện ở ngay cuối của luận điển.]

 

Đại Thừa được phân chia thành hiển giáo và  mật giáo, và bất chấp chúng ta ở bộ phận nào, thì sự thuận lợi của tâm giác ngộ quy ước là nó là cánh cổng cho việc thâm nhập Đại Thừa. Bất chấp những phẩm chất khác nào chúng ta có thể có - ngay cả sự thấu hiểu về tánh không - nếu chúng ta không có xu hướng của tâm giác ngộ về sự tương tục tinh thần của chúng ta, thì chúng ta không thể được xem như một hành giả Đại Thừa, là kẻ có một cổ xe rộng lớn của tâm thức. Nhưng nếu chúng ta có xu hướng của tâm giác ngộ, thế thì ngay cả nếu chúng ta không có những phẩm chất khác, thì chúng ta cũng có thể được xem như một đứa con tâm linh của chư Phật, một hành giả Đại Thừa có một cổ xe rộng lớn của tâm thức.  Chúng ta thấy điều này cả trong những kinh luận của hiển giáo lẫn mật giáo. Trong Hướng Dẫn Lối Sống của Bồ tát, Tịch Thiên nói với chúng ta rằng tâm giác ngộ là cánh cửa duy nhất cho việc thâm nhập Đại Thừa. Trong Mật tông Bát Bộ Kim Cương cũng nói rằng nếu chúng ta có tâm giác ngộ, thì chúng ta có đủ tư cách để thâm nhập vào mạn đà là và tiếp nhận sự truyền lực (khai tâm). Nhưng nếu chúng ta không có tâm giác ngộ, thì chúng ta không đủ tư cách hay không được phép để tiếp nhận sự truyền lực khai tâm.

 

Tất cả những sự trích dẫn khác  nhau này nói với chúng ta rằng tâm giác ngộ là nguồn gốc của tất cả mọi phẩm chất. Và thật sự, khi chúng ta nhìn vào nó, những lợi ích của việc phát tâm giác ngộ là vô hạn. Chúng được thảo luận rất tỉ mỉ trong Hướng Dẫn Lối Sống của Bồ tát.  Khi chúng ta quán chiếu về Đức Thế Tôn Thích Ca và tại sao Ngài là một nhân vật vĩ đại và quan trọng, đó là bởi vì Ngài đã phát triển một trái tim ân cần và nồng ấm, và trên căn bản ấy, ngài phát triển một xu hướng tâm giác ngộ để đạt đến Giác Ngộ vì lợi ích của tất cả chúng sanh.

 

[See: Engaging in Bodhisattva Behavior, chapter 1.]

 

Khi chúng ta xem xét những thuận lợi của việc có một trái tim ân cần và nồng ấm - làm một người tốt - chúng ta có thể xem họ, ngay cả những con thú. Nếu chúng ta có một con mèo và chỉ mà nó chỉ ngồi đây đó một cách dễ thương và kêu rừ rừ, chúng ta sẽ cho nó thức ăn và thể hiện dễ mễn với nó. Nhưng nếu con mèo luôn luôn nhảy cởn chung quanh và hành động một cách hoang dã hung hăng, cào cấu và cắn phá, không ai sẽ vui lòng với một con thú như vậy và nó có thể có những rắc rối trong việc được nuôi nấng. Như những con người, nếu chúng ta ân cần và nồng ấm, mọi thứ đến trong cách chúng ta muốn. Nhưng nếu chúng ta rất thô lỗ và ác độc, không ai muốn ở bên cạnh chúng ta.

 

Thật cực kỳ quan trọng để hành động trong việc phát triển tất cả những thể trạng tích cực này của tâm thức: lòng từ ái nguyện ước mọi người được hạnh phúc, lòng bi mẫn nguyện ước mọi người được thoát khỏi khổ đau, và loại nhiệt tình của lòng yêu thương cho tất cả mọi người khác. Nếu trên căn bản của những điều này, chúng ta đã phát tâm giác ngộ trong sự tương tục tinh thần của chúng ta, thế thì chỉ trên căn bản ấy, chúng ta sẽ xây đắp những kho tàng giàu có hay những mạng lưới phong phú của nhiều loại  năng lực tích cực. Thế nên, tâm giác ngộ tự trong nó, sẽ xây đắp nhiều loại năng lực khác nhau để bảo hộ chúng ta và giải thoát chúng ta khỏi những chướng ngại.

 

Chỉ nói từ ngữ tâm giác ngộ hay nghe nó được nói là tích cực và hữu ích sâu xa. Đây là phần thứ nhất của đoạn này, những lợi ích của việc phát triển tâm giác ngộ.

 

Phần thứ hai giải thích vấn đề làm thế nào để rèn luyện phần thứ nhất trong tâm giác ngộ quy ước và rồi trong tâm giác ngộ cứu kính. Tâm giác ngộ quy ước được hướng đến tất cả vô lượng chúng sanh, với mục đích giúp họ thoát khỏi luân hồi, và ở Giác Ngộ, với mục tiêu chứng đắc. Khi chúng ta nói về việc làm lợi ích cho người khác, nó là một vấn đề thay đổi thái độ của chúng ta về tự ngã và người khác. Cho nên chúng ta cần giữ trong tâm rằng tâm giác ngộ là một trái tim có một mục tiêu mãnh liệt để làm lợi ích cho tất cả những ngươi khác mà nó đang mở rộng vô hạn đến tất cả mọi loài, và cũng là một mục tiêu mạnh mẽ để đạt đến Giác Ngộ đang mở rộng trọn vẹn đến điều ấy.

 

b- Hai phương pháp cho việc phát triển Tâm Giác Ngộ

 

Những phương pháp thật sự cho việc phát triển tâm giác ngộ là bình đẳng và hoán đổi các thái độ của chúng ta đối với tự thân và người khác và thiền tập về 7 phần nhân quả. Cả  hai phương pháp này có như căn bản của chúng cho việc phát triển một thể trạng nhiệt tình của lòng từ ái cho người khác. Lòng từ ái nhiệt tình là một cảm giác tự động của sự gần gũi và ấm áp bất cứ khi nào chúng ta gặp bất cứ người nào: chúng ta yêu mến và quan tâm đến họ một cách sâu sắc và sẽ cảm thấy tệ hại nếu bất cứ điều gì xảy ra không hay cho họ. Theo phương pháp 7 phần nhân quả, để phát triển một loại nhiệt tình từ ái này, trước nhất chúng ta cần phát triển một thái độ bình đẳng - hay hành xả - đối với người khác, với điều mà chúng ta cảm thấy không dính mắc, thù ghét, cũng không phớt lờ đối với bất cứ người nào. Chúng ta xem mọi người như đã từng là những bà mẹ của chúng ta, tri nhận và duy trì tỉnh thức về lòng ân cần của họ, và thể hiện lòng biết  ơn và nguyện ước đền đáp nó, chúng ta phát triển lòng từ ái nhiệt tình này đối với họ.

 

Việc hoán đổi thái độ của chúng ta đối với tự thân và người khác đến từ truyền thống của Tịch Thiên. Chúng ta không phải dài dòng vấn đề mọi người đã từng là mẹ của chúng ta, nhưng chỉ nghĩ đơn giản tổng quát vấn đề tất cả chúng ta muốn hạnh phúc, vấn đề không ai muốn khổ đau hay rắc rối, chính xác như chúng ta. Trong sự quan tâm này, tất cả chúng ta bình đẳng trên cấp độ ấy. Chúng ta thấy vấn đề chúng ta yêu mến chính mình như thế nào là gốc rể của tất cả những rắc rối, trong yêu mến người khác là gốc rể của tất cả mọi phẩm chất tốt đẹp. Chúng ta cần nghĩ, "Vì tôi không muốn bất hạnh và tôi thật muốn hạnh phúc, cho nên tôi phải từ bỏ sự tự yêu mến và phát triển thái độ yêu mến người khác." Cho nên, trên căn bản của việc nhận ra sự bình đẳng của tự thân và người khác, chúng ta phát triển lòng từ ái nhiệt tình cho người khác chúng ta thay đổi thái độ của chúng ta với sự quan tâm đến họ. Đây là một phương pháp rất rộng rãi. Cả hai cách của việc phát triển xu hướng tâm giác ngộ - thay đổi thái độ của chúng ta đối với tự thân và người khác và phương pháp 7 điểm nhân quả - đưa chúng ta đến vấn đề của lòng từ ái nhiệt tình đối với người khác.

 

Tùy thuộc vào vị thế của một người, việc phát triển thái độ của việc nhận ra mọi người như "mẹ tôi" đôi khi có thể liên hệ đến những rắc rối. Chúng ta có thể phát triển nó trong dạng thức của việc xem chính chúng ta là rất quan trọng: "Tôi thật sự là người nào đó rất quan trọng, và bởi vì tôi quan trọng, cho nên mẹ tôi cũng quan trọng." Và vì thế chúng ta phát triển cảm nhận rằng, "Tôi muốn giúp đở mẹ tôi bởi vì bà ấy là mẹ tôi," và tôi muốn phát triển và hổ trợ tất cả chúng sanh bởi vì "tất cả họ đã từng là mẹ tôi". Có một sự nhấn mạnh rất nhiều vào "tôi" và "của tôi" trong cách này của việc phát triển tâm giác ngộ. Vấn đề là nguy hiểm trong sự hướng dẫn này.

 

Nếu, trái lại, chúng ta nghĩ về việc hoán đổi thái đội của chúng ta về tự thân và người khác, muốn hổ trợ người khác không đơn giản chỉ bởi vì họ đã từng là "mẹ của chính tôi", nhưng bởi vì "họ không muốn rắc rối và họ muốn hạnh phúc, giống như tôi vậy", như thế ít nguy hiểm  hơn. Chúng ta không còn liên lụy với những quan tâm về "tôi" và "của tôi", và vì nó trở thành một cung cách bao la hơn nhiều trong việc vươn tới tất cả những người khác và việc phát triển một xu hướng của tâm giác ngộ. Chúng ta không chỉ nghĩ về lòng ân cần cho mọi người, vấn đề họ luôn luôn tử tế với chúng ta trong mọi cách như thế nào. Cho nên đây là căn bản của một sự thảo luận về vấn đề chúng ta thực hiện cả 2 phương pháp cùng với nhau như thế nào, 7 điểm nhân quả và sự bình đẳng và hoán đổi tự thân và người khá.

 

c- Những bất lợi của việc tự yêu mến chính mình

 

[Trong luận điển của Namkapel, dòng từ phiên bản của Tomay-zangpo của Geshe Chaykawa, "Xua đuổi một thứ như (chứa đựng) tất cả khiển trách, được dời đến đây và tất cả những sự bất lợi của việc tự yêu mến được cho như luận giải đến dòng. Pabongka theo trình tự này.]

 

Trong việc quan tâm đến sự hoán đổi những thái độ của chúng ta về tự thân và người khác, luận điển giải thích vấn đề tất cả những rắc rối và khó khăn đến từ việc tự yêu mến chính mình, trong khi tất cả những lợi lạc và hạnh phúc đến từ việc yêu mến người khác. Sự thật là những vị thanh văn và duyên giác không thể đạt đến trình độ tâm linh cao sâu nhất, mục tiêu tâm linh tối thượng, là qua sự tự yêu mến họ. Cho nên, từ đó về sau, trách nhiệm cho mỗi sự bất lợi, mỗi chướng ngại có thể được trải nghiệm có thể được quy cho thái độ tự yêu mến: nói cách khác, sự vị kỷ. Rất thường, khi người ta phiền não, họ muốn trỏ ngón tay buộc tội người khác: "Tôi không hạnh phúc bởi vì người khác này đã làm điều này điều nọ." Trong thực tế, tất cả những sự bất hạnh của chúng ta đến từ sự vị kỷ, mà qua đó chúng ta tự xem chính chúng ta là rất lớn và quan trọng mà chúng ta chỉ ngón tay vào những  người khác như chịu trách nhiệm cho sự bất hạnh của chúng ta. Thật sự, tất cả những rắc rối và bất hạnh của chúng ta đến từ những thúc đẩy tàn phá vốn sinh khởi từ chính tâm thức của chúng ta - nói cách khác, nghiệp chướng và những thái độ phiền não.

 

Chúng ta có hai vấn đề ở đây: thái độ tự yêu mến và chấp trước vào sự tự ngã thật sự tồn tại. Nếu chúng ta đạt được một sự thấu hiểu về thực tại - rằng không có một thứ như vậy như một sự nhận dạng được thiết lập một cách chân thật (vô tự tánh) - sau đó chúng ta có thể giải thoát khỏi cả sự chấp trước vào một tự ngã tồn tại chân thật và cũng như sự tự yêu mến. Ở đây, chúng ta đang thực hiện một sự phân biệt, nói rằng rắc rối đến từ sự tự yêu mến. Nhưng trong thực tế, chúng ta phải nghĩ về những điều này với nhau: sự tự yêu mến và chấp trước vào tự ngã được thiết lập chân thật, tồn tại thật sự.

 

Những sự bất  lợi về việc tự yêu mến, hay thái độ vị kỷ, được thảo luận trong nhiều phần khác nhau của tác phẩm Hướng Dẫn Lối Sống của Bồ tát. Liên hệ đến cả sự tự yêu mến và chấp trước vào một tự ngã được thiết lập chân thật, Tịch Thiên nói, "Bất cứ sự bạo động nào có trong thế giới này, và cũng như có bao nhiêu sợ hãi và khổ đau tất cả những thứ ấy đều sinh khởi từ sự chấp trước vào tự ngã:  vậy thì con quỷ kinh khủng ấy có lợi gì cho tôi?" Ở những nơi khác trong luận điển, Tịch Thiên chỉ ra rằng sự tự yêu mến của chúng ta đến từ chính tâm thức của chúng ta và sự bất giác trong sự chấp trước ấy về một sự tồn tại chân thật của cái "tôi" (có tự tánh). Đây là kẻ thù thật sự của chúng ta. Ngài viết, "Những kẻ thù lâu đời, tương tục này như điều này là những nguyên nhân duy nhất cho vô số tổn hại gia tăng hơn bao giờ hết. Làm thế nào tôi có thể vui sướng và không kinh khủng trong cõi luân hồi, nếu tôi thiết lập một nơi an toàn (cho chúng) trong tim tôi?"

 

Nói cách khác, chúng ta suy nghĩ một cách mạnh mẽ "tôi, tôi,tôi", và rồi chúng ta nghĩ "tôi phải trở nên hạnh phúc; tôi phải loại bỏ mọi rắc rối của tôi. Hãy quên những người khác đi. Không cần biết tôi làm điều gì với người khác nhằm để đạt đến sự  hạnh phúc cho riêng tôi." Đấy là ở dưới sự quay cuồng của sự si mê này mà chúng ta bóc lột người khác và làm bất cứ điều gì để có được hạnh phúc. Tất cả những phức tạp, khó khăn, rắc rối đã đến từ loại thái độ này có thể truy nguyên từ thái độ tự yêu mến và chấp trước này vào sự tồn tại được thiết lập chân thật hay sự tồn tại cố hữu hay tự tánh.

 

Đức Phật và chúng ta giống nhau từ quan điểm rằng những sự tương tục tinh thần của chúng ta đã hiện hữu từ vô thỉ. Nhưng những gì mà Đức Phật đã hoàn thành trong thời gian ấy? Đã giải thoát khỏi Ngài thái độ tự yêu mến, căn cứ trên quan tâm của ngài cho người khác, ngài đã có thể đạt đến Giác Ngộ, trái lại chúng ta vẫn hoàn toàn liên lụy trong sự vị kỷ và vì thế chúng ta vẫn khốn khó và đầy rắc rối cùng khó khăn. Nguyên nhân cho sự khác biệt này, vì cả Đức Phật và chúng ta đã từng trải qua cùng khối lượng thời gian, là nhân tố của vấn đề chúng ta có một thái độ tự yêu mến hay không, vấn đề chúng ta có vị kỷ và chấp trước vào chính chúng ta hay không. Vì vậy điều này nối kết rất chặc chẽ với những bất  lợi của luân hồi sanh tử vươn lên từ cùng gốc rể này. Bất cứ khi nào chúng ta thèm khát tất cả những huy hoàng chói lọi của cõi luân hồi, nó cũng sinh khởi từ sự vị kỷ, và chúng ta tự ngu ngơ và phỉnh phờ chính chúng ta.

 

Chính là thái độ tự chấp trước và tự yêu mến đã cho ta can đảm để đi vào chiến tranh, và để làm tất cả những thứ như vậy vì lợi ích của chính chúng ta. Sau đó, nếu mọi thứ sai lầm, chúng ta đặt trách nhiệm vào chính những đạo sư của chúng ta, hay vào cha mẹ chúng ta và v.v… Chúng ta cần áp dụng cùng sự can đảm để vượt thắng thái độ tự yêu mến của chúng ta.

 

Những trích dẫn trong luận điển tất cả đều nói một cách căn bản, rằng tất cả những tổn hại đến từ sự tự yêu mến. Nếu chúng ta đã chỉ ngón tay vào bất cứ người nào chịu trách nhiệm cho tất cả những điều xấu xí đến với chúng ta, thì chúng ta phải chỉ nó vào chính sự vị kỷ của chúng ta, thái độ tự yêu mến của chúng ta. Do thế, bây giờ chính là lúc để giải thoát chính chúng ta khỏi sự tự yêu mến, kẻ thù thật sự của chúng ta. Như Tịch Thiên viết, "Thời gian trước đó là khác, khi ta đang bị tàn phá bởi ngươi. Nhưng (bây giờ) ta đã thấy ngươi; vậy thì ngươi đi chốn nào? Ta sẽ đánh bật tất cả sự kiêu hảnh khỏi ngươi. Quẳng đi, bây giờ, bất cứ hy vọng nào, 'Ta vẫn còn sự tư lợi của chính ta.' Ta đã bán ngươi cho người khác, cho nên đừng nghĩ về sự chán nản của ngươi; ta đã hiến năng lượng của ngươi (cho họ). Nếu, do bởi không chú ý, ta không đưa ngươi cho khắp chúng sanh phàm phu giới hạn, thế thì, chắc chắn, ngươi sẽ đưa ta cho những kẻ gác cửa của những thế giới khổ đau. Ta đã bị đưa qua đưa lại như thế, nhiều lần bởi ngươi và giày vò lâu đời; nhưng bây giờ, nhớ lại những mối ác cảm đó, ta sẽ đập vở  ngươi, ngươi kẻ tạo ra sự tư lợi." Tất cả những lỗi lầm của sự vị kỷ được thảo luận hết sức hoàn hảo trong tác phẩm Hướng Dẫn Lối Sống của Bồ tát và cũng như trong Nghi Thức Cúng Dường Chư vị Đạo sư tâm linh, guru puja.

 

[See: An Offering Ceremony to the Spiritual Masters.]

 

Một trong những Geshe Kadampa thường đề nghị rằng khi chặt những tảng trà (Tea brick) ra, chúng ta nên nghĩ, "Tôi đang đập xuống đầu của sự tự yêu mến và chấp trước vào tự ngã." Những người luôn luôn bị bận tâm về tự thân, hay những ai cảm thấy tự thương hại kinh khủng khi họ bệnh, cần thẩm tra tất cả những rắc rối của họ đến từ chốn nào. Họ cần nhận ra rằng chúng luôn luôn đến từ việc quan tâm với sự bận tâm vị kỷ của họ, "Tôi phải vui vẻ; tôi phải thoát khỏi mọi rắc rối của tôi." Loại người này không bao giờ toại nguyện, bất chấp hoàn cảnh là thế nào. Mọi thứ luôn luôn nóng quá hay lạnh quá; không điều gì đúng bao giờ. Gốc rể căn bản rắc rối của họ là sự bận tâm vị kỷ của họ. Nếu họ có thể từ bỏ nó, thì họ mới thư thái. Họ luôn luôn căng thẳng, không bao giờ có thể thư giản, bởi vì họ luôn luôn bận tâm với chính họ.

 

Chúng ta có thể học hỏi và ngồi trong những nghi lễ cúng dường tu tập tối đa như chúng ta mong ước, nhưng nếu chúng ta luôn luôn nuôi dưỡng thái độ tự yêu mến trong chúng ta, thì chúng ta hoàn toàn lãng phí thời gian của chúng ta. Nếu chúng ta không bận tâm với chính chúng ta trong mọi lúc, với sự quan tâm vị kỷ, mà thay vì thế cởi mở tâm tư chúng ta ra với người khác, thì chúng ta thật sự có thể có một cổ xe của trái tim và tâm thức bao la của Đại Thừa. Nhưng bởi vì trái tim của chúng ta quá hẹp hòi và quá quan tâm về tự thân, cho nên chúng không thể là cổ xe rộng lớn. Nếu chúng ta bận tâm với chính chúng ta, ngay cả nếu chúng ta cho rằng mình đi theo Đại Thừa, cổ xe rộng rãi của tâm thức, thì nó đúng chỉ là hướng vào một duyên cớ cho chúng ta trở thành tự hào hơn và kiêu hảnh hơn.

 

Điều trên hoàn tất sự thảo luận về những bất lợi của sự tự yêu mến.

 

d- Những thuận lợi của việc yêu mến người khác

 

Điểm tiếp theo quan tâm đến những thuận lợi của việc yêu mến người khác. [Namkapel giải thích điểm này bằng việc lồng vào ở đây dòng từ phiên bản Togmey-zangpo của Geshe Chaykawa, "Thiền tập với lòng ân cần bao la đến mọi người." Pabongka cũng làm như vậy trong bản của ngài.]

 

Như nói trong Nghi Thức Cúng Dường Đến Các Đạo Sư Tâm linh rằng việc yêu mến người khác là cánh cổng của mọi phẩm chất tốt đẹp, và nó là như vậy. Điều được thảo luận trong Nhập Trung Đạo của Nguyệt Xứng, trong ấy nói rằng, cội nguồn của những thành tựu vĩ đại của chư Phật là lòng bi mẫn của các Ngài. Lòng bi mẫn này đến từ đâu? Nó đến từ việc yêu mến và có lòng quan tâm mãnh liệt cho  người khác. Cho nên gốc rể căn bản của tất cả mọi hạnh phúc và những phẩm chất đến từ việc yêu mến người khác. Việc yêu mến người khác đưa chúng ta phát triển lòng từ ái và bi mẫn, là những thứ đem chúng ta phát triển một xu hướng của tâm giác ngộ, và một xu hướng của tâm giác ngộ đưa chúng ta đến Giác Ngộ. Tất cả những thể trạng bao la Đại Thừa của tâm thức - từ ái, bi mẫn, thái độ phi thường và tâm giác ngộ - hướng đến những chúng sanh khác. Cho nên gốc rể của tất cả những phẩm chất tốt đẹp đến từ tất cả những thể trạng này của tâm thức là việc yêu mến người khác.

 

Như việc quan tâm đến vấn đề những phẩm chất này cải thiện tương tục và không thoái hóa như thế nào, thì đây cũng là qua việc tập trung vào người khác và yêu mến họ. Giống như thế, việc đạt đến kết quả, gọi là Quả Phật, đến từ việc duy trì sự quan tâm này cho người khác. Vì thế, việc phát sanh, tương tục và đạt đến kết quả của những thể trạng tích cực này của tâm thức tất cả đến từ việc yêu mến người khác. Ngay cả sức mạnh của tác động Giác Ngộ của chư Phật, cũng hình thành do bởi người khác, từ việc quan tâm và yêu mến họ.

 

Nhằm để đạt đến Giác Ngộ, như được giải thích trong những trích dẫn này, chúng ta cần cả sự tác động Giác Ngộ của chư Phật và phước điền của tất cả chúng sanh. Chính là trên căn bản của hai điều này mà chúng ta mới thật sự đạt đến Giác Ngộ. Việc đạt đến Giác Ngộ không thể xảy ra một cách độc lập với người khác, mà phải là trên căn bản của mục đích làm lợi ích cho  họ một cách tối đa như có thể. Cho nên, không đủ nếu chỉ có sự tôn kính chư Phật; mà cũng thật cần thiết để có sự tôn trọng tất cả chúng sanh phàm phu, vì việc đạt đến Giác Ngộ của chúng ta tùy thuộc một cách bình đẳng vào phía chư Phật và phía của tất cả chúng sanh phàm phu. Trong ý nghĩa ấy, chư Phật và tất cả chúng sanh là bình đẳng trong sự ân cần.

 

Tất cả những phẩm chất tốt đẹp của con đường tu tập và kết quả của tâm thức Đại Thừa phát khởi từ việc yêu mến người khác. Một trích dẫn tuyên bố rằng tất cả việc đạt được những thể trạng tái sanh tốt hơn đến từ việc giúp đở người khác, trái lại những tình trạng tệ hại hơn của tái sanh đến từ việc tổn hại người khác. Điều này chỉ cho chúng ta thấy rằng kinh nghiệm của hạnh phúc đến từ việc ân cần. Đối với những ai theo Tiểu Thừa tâm, chính  qua sự thiếu sót lòng yêu mến mãnh liệt người khác mà họ không thể đạt đến thành tựu vô thượng. Trái lại chư Bồ tát có lòng quan tâm mạnh mẽ này vì người khác, và do bởi đấy họ có thể đạt đến Giác Ngộ tối thượng.

 

Một trích dẫn ở đây nói về vấn đề chúng ta làm tổn thương người khác như thế nào. Về phía chúng ta, tâm thức chúng ta chứa đầy những thói quen tự yêu mến. Về phía những người khác, họ có tâm thức không thuần hóa, là thứ đến từ năng lực bất giác hay si mê của họ, thì chứa đầy những cảm xúc phiền não. Những cảm xúc phiền não của họ đưa họ vào trong tất cả những loại hoàn cảnh mà họ thấy khổ não và rồi thái độ tự yêu mến của chúng ta và vị kỷ của chúng ta làm cho chúng ta muốn làm tổn hại họ. Chúng ta có thể thấy điều này với thí dụ của người Trung Cộng. Chúng ta có thể thấy sự tự yêu mến trong hành động của cả hai phía, làm ra tổn thương. Đây là kết quả của những năng lực nghiệp tiêu cực được xây đắp trong quá khứ của cả hai phía, và chúng ta bây giờ đang xây đắp thêm năng lực nghiệp tiêu cực từ những hành động thúc đẩy tàn phá của chúng ta. Những hành động này chỉ sẽ tạo thêm những hoàn cảnh xa hơn sẽ sinh khởi trong tương lai, những điều làm thêm tổn hại sẽ xảy ra đối với chúng ta như kết quả của chúng.

 

e- Kiên nhẫn

 

Để thoát khỏi tất cả những thứ làm tổn hại chúng ta, luận điển hướng dẫn chúng ta phát triển 2 tâm giác ngộ và 6 ba la mật. Để phát triển tâm giác ngộ, chúng ta phải có một sự quan tâm chân thành đến người khác và một lòng bao dung rộng lớn. Để phát triển lòng bao dung, thì cần thiết phải có những kẻ thù. Nếu không có những người hiểm độc - không có kẻ thù - thì sẽ không có cách để chúng ta phát triển kiên nhẫn và bao dung.

 

Khi chúng ta nhìn vào những gì đem chúng ta đến Giác Ngộ - được gọi là, những diệt đế và những con đường chân thật của tâm thức - không thứ nào trong đây có một thái độ nguyện ước để làm lợi ích hay tổn hại chúng ta. Những sự chấm dứt chân thật hay diệt đế là những hiên tượng tĩnh, vì thế chúng không có bất cứ thái độ nào. Những con đường chân thật của tâm thức hay tâm đạo chỉ đơn giản là những thể trạng của tâm thức, và chúng không có động cơ đặc thù nào hay nguyện ước đưa chúng ta đến Giác Ngộ. Bây giờ, hãy nhìn vào những loại kẻ thù và bè bạn khác nhau và v.v..: đây là những gì thật sự đem đến hạnh phúc hay khổ não cho chúng ta, nhưng không chỉ đơn giản trong dạng thức của những nổi đau vật lý thật sự. Chúng ta có những bác sĩ để khám bệnh và giải phẩu và những thứ như thế, và mặc dù họ làm cho chúng ta đau đớn, nhưng chúng ta sẽ không gọi họ là những kẻ thù. Đây là bởi vì họ có một thái độ của mong ước làm lợi ích chứ không làm tổn hại chúng ta. Cho nên, kẻ thù được gọi là kẻ thù không chỉ trên căn bản của hoặc là họ có dao hay súng trên tay họ, mà đúng hơn là căn cứ trên thái độ mong ước làm tổn hại chúng ta của họ. Thế nên, nếu chúng ta muốn phát triển kiên nhẫn và bao dung, thì cần thiết để đối diện với ai đó có ý định tổn hại này. Trên căn bản lòng bao dung của chúng ta, thì chúng ta có thể tự phát triển và đạt đến Giác Ngộ.

 

Trong một câu chuyện tiền thân của Đức Phật, có chuyện của Minag Dungdung,một người chèo thuyền mà trong ấy có năm trăm người khách thương, người ấy định sẽ giết hết mọi người trên thuyền. Vị thuyền trưởng, một tiền thân của Đức Phật, nghĩ rằng nếu để người này giết mọi người trên thuyền thì không được. Nói với hắn ta đừng giết người thì vô ích, vì hắn sẽ không nghe. Cho nên ông nghĩ, "Nếu ta giết người này, dĩ nhiên là một hành vi tàn phá vì nó sẽ xây đắp năng lực tiêu cực cho sự tương tục tinh thần của ta từ việc giết một người. Nhưng nếu ta không giết hắn bởi vì ta tự yêu mến ta và không muốn tạo ra thêm nhiều năng lực tiêu cực hơn nữa cho chính ta, thì hắn sẽ xây đắp một năng lực tiêu cực lớn hơn nhiều trong việc giết năm trăm người kia và tất mọi người đó sẽ mất mạng." Do vậy, vì lòng từ bi và quan tâm cho cả 500 khách thương cũng như người chèo thuyền, cho nên Đức Phật đã giết Minag Dungdung. Một thí dụ liên hệ là những sự trợ tử của các bác sĩ và nhân viên thú y có thể tiến hành để giúp một tạo vật nào đó trong một hoàn cảnh đau đớn không thể chịu nổi, bằng việc tiêm một mũi thuốc để giúp họ chết khỏi đớn đau. Họ không có một thái độ của sân hận khi lấy đi một mạng sống, nhưng nhận lãnh hậu quả của hành vi tiêu cực chỉ để giúp chúng sanh khác.

 

Bất cứ một hành vi sinh động nào như vậy cần được tiến hành không phải với một thái độ sân hận hay mong ước làm tổn hại, mà với một thái độ của lòng từ bi, nguyện ước giúp đở. Trong những hoàn cảnh nào đó, chúng ta phải thực hiện một hành vi mạnh mẽ để làm người ta dừng lại trong việc lợi dụng chúng ta. Nếu chúng ta đang thực hành tâm giác ngộ, không có nghĩa là chúng ta phải để mọi người dẫm lên chúng ta.

 

Cho nên chúng ta phải thực hiện hành động thích đáng phát khởi từ một động cơ thuần từ bi không để người khác lợi dụng hoàn cảnh. Chúng ta không nên dấn thân trong những hành động trong khi chúng ta sân hận, trong khi chúng ta hoàn toàn say sưa trong vọng tưởng của sân hận. Những việc chúng ta làm trong sân hận bị trói chặc với những sai lầm hoàn toàn và sẽ làm cho chúng ta lúng túng và rắc rối sau đó.

 

Có một câu chuyện thường được Kyabje Ling Rinpoche kể cho tôi nghe về một người Hoa rất có thiên hướng sân hận, và khi bị khuấy động, thường đập bể những thứ ông ta thích. Sau đó, trong một khoảnh khắc, sự sân hận dịu xuống và ông ấy lượm những mãnh vở và khóc.

 

Vấn đề là việc dùng những phương pháp mạnh mẽ để làm tổn hại - chẳng hạn như tiền thân của Đức Phật đã giết một người có ý định giết 500 người khác - không phải được hổ trợ bởi thù hận, nhưng đúng hơn là bởi lòng từ bi. Và nó không được thực hiện trong một cơn giận dữ, khi chúng ta làm những thứ điên khùng mà chúng ta sẽ hối hận sau này. Như chúng ta đã nói trước đây, nó được làm với thái độ của một chúng sanh chấp nhận một tiềm lực tiêu cực phát sinh từ việc làm tổn hại này. Có nhiều trích dẫn từ Hướng Dẫn Lối Sống của Bồ tát để làm sáng tỏ sự kiên nhẫn, bao dung và ổn định tinh thần đối với những kẻ thù. Những kẻ thù của chúng ta giúp chúng ta phát triển lòng bao dung, từ ái, bi mẫn và v.v…

 

Có những sự thực tập để hổ trợ trong việc phát triển một cảm giác bình đẳng hay hành xã đối với người khác. Vấn đề rắc rối chính là kẻ thù, một kẻ thật sự làm chúng ta nổi giận và căng thẳng, một kẻ nào đó thật sự hiểm độc và làm chúng ta phải làm việc thật chăm chỉ để không phải bị quấy rầy. Cho nên chúng ta phải hướng đến người nào đó thật là kẻ thù của chúng ta, một người nào đó mà chúng ta ghét bỏ, và cố gắng để phát triển một lòng yêu thương đối với người này. Chúng ta cần tìm sự quan tâm và thấu cảm cho người này, người cũng chỉ muốn hạnh phúc, và cố gắng để phát triển một lòng yêu thương nhiệt tình cho người nào đó mà chúng ta thù ghét trước đây. Nếu chúng ta có thể làm như thế, thì nó là điều gì đấy cực lỳ bao la và cực kỳ mãnh liệt.  Cho nên Hướng Dẫn Lối Sống của Bồ tát thật là một giáo huấn hết sức diệu kỳ, bởi vì nó cung cấp cho chúng ta một phương pháp bao quát. Nếu chúng ta có thể phát triển một cảm giác yêu thương nhiệt tình và quan tâm cho người nào đó mà chúng ta thù ghét trước đây và xem như kẻ thù của chúng ta, thì chúng ta thật sự đang phát triển một khí cụ đầy năng lực của tâm thức và trái tim.

 

f- Tương phản về những lợi ích của việc yêu mến người khác và những bất lợi của việc tự yêu mến

 

Tóm lại, nói thêm một ít về sự tương ứng đến những thuận lợi và bất lợi của việc tự yêu mến mình và yêu mến người khác, thì Nghi Thức Cúng Dường Đến Những Đạo Sư Tâm Linh nói rằng sự khác nhau giữa chư Phật và chính chúng ta là các Ngài luôn luôn yêu mến người khác, trái lại chúng ta chỉ yêu mến chính chúng ta mà thôi.

 

Hãy nhìn vào vấn đề chúng ta ở đâu, trong dạng thức của lịch sử, hay trong dạng thức của những thân hữu chúng ta, những người chúng ta biết. Những người mà  mọi người ngưỡng mộ như những vị có lòng quan tâm rộng rãi cho người khác. Vấn đề của điều này là là thay đổi thái độ của chúng ta vì thế công việc này về "Tôi  phải hạnh phúc," cảm giác lo buồn cho chính ta - tất cả sự quan tâm về chính mình và yêu mến chính mình - được áp dụng vào một đối tượng khác. Thay vì "Tôi phải hạnh phúc," chúng ta cần nghĩ, "Người khác cần phải hạnh phúc." Và thay vì "Tôi cảm thấy không vui" và nghĩ, "Tôi phải giải thoát khỏi nó," chúng ta cần thay đổi đối tượng và nghĩ rằng người khác phải giải thoát khỏi những rắc rối của họ. Điều đó đang thay đổi quan điểm, hoán đổi  thái độ về tự thân và người khác. Làm việc này liên hệ đến việc ban hạnh phúc đến người khác, thật sự có lòng từ ái và quan tâm đến họ, và đón nhận khổ đau của người khác với lòng bi mẫn. Trong một số luận điển, chúng ta có lòng bi mẫn tiếp nhận khổ đau của họ trước, và sau đó ban hạnh phúc cho họ. Trong luận điển này, chúng ta phải ban hạnh phúc cho họ trước, rồi mới đón nhận khổ đau của họ. Không thành vấn đề điều nào chúng ta làm trước, nhưng như luận điển nói, chúng ta luân phiên hai thứ.

 

[Dòng bình luận trên đây đọc là, "Rèn luyện cả hai thứ cho và nhận luân phiên."]

 

Nếu ai đấy làm tổn thương hay tổn hại chúng ta, thay vì nghĩ về vấn đề trả thù như thế nào, làm thế làm tổn thương lại - việc nghĩ về vấn đề loại thuốc độc nào để sử dụng sẽ không lợi ích ai cả - chúng ta cần nghĩ về rằng chúng ta đang tầm cầu Giác Ngộ vì lợi ích của tất cả chúng sanh, là điều chắc chắn bao gồm cả chúng sanh đặc thù này đây. Chúng ta đang cố gắng để phát triển và cải thiện chính chúng ta nhằm mang lại lợi ích tối thượng, và bao gồm lợi ích của người đó.

 

g- Ban hạnh phúc cho người khác

 

Với việc ban hạnh phúc cho người khác, có sự ban cho thân thể, ban cho tài sản, ban cho tiềm lực tích cực của chúng ta vì thế chúng sẽ chín muồi trong những người khác. Cội nguồn của điều này là Hướng Dẫn Lối Sống của Bồ tát. Như việc thực tập ban cho thân thể chúng ta, trước nhất chúng ta cầu nguyện cho cảm hứng ngưỡng mộ, sau đó chúng ta nghĩ về những chúng sanh trong những thế giới đau khổ khác nhau, chẳng hạnh như địa ngục hồi sinh, hay những chúng sanh khác trong những địa ngục nóng và v.v…, và nghĩ về việc biến đổi thân thể chúng ta trong mưa mát mẻ, thí dụ thế. Một cách căn bản chúng ta nghĩ về bất cứ điều gì mà những chúng sanh kia cần để giải thoát khổ đau của họ: với khát, chúng ta biến đổi thành điều gì đó để làm dịu bớt nổi khát của họ; với đói, điều gì đó làm thỏa mãn sự đói của họ. Chúng ta biến thân thể chúng ta thành bất cứ điều gì mà những chúng sanh trong các cõi khổ cần đến và đón nhận khổ đau trong hoàn cảnh bất hạnh thảm khốc của họ. Để làm ổn định điều này, chúng ta biến thân thể chúng ta thành tất cả những loại phẩm chất tích cực khác nhau cần để đạt đến Giác Ngộ, chẳng hạn như bảy loại trân bảo thánh thiện.

 

[See: A Bodhisattva’s Garland of Gems.]

 

Đối với thế giới của quỷ đói, chúng ta làm khuây khỏa tất cả những rắc rối và khổ đau của họ và ban cho họ tất cả những thực chứng mà họ cần để đem họ đến Giác Ngộ. Sau đó chúng ta cũng làm điều này cho súc sanh và cho những con người không có những hoàn cảnh thuận lợi cho việc thực hành Phật Pháp. Chúng ta chuyển hóa thân thể chúng ta thành tất cả những cơ hội và giáo huấn mà họ cần. Rồi thì chúng ta cũng làm giống như vậy đối với chư thiên và a  tu la. Tổng quát, chúng ta ban nhà cửa và áo quần cho những ai cần đến. Giống như thế, đối với những người có cổ xe tâm thức Tiểu Thừa, chúng ta chuyển hóa thân thể chúng ta thành những sự thực chứng vì thế họ có thể đạt đến Giác Ngộ.

 

Tiếp theo chúng ta chuyển hóa thân thể chúng ta thành những loại môi trường khác nhau để hổ trợ người khác. Luận diễn giải tất cả những loại hình ảnh từ cõi Cực Lạc, cây báu, và v.v… Nếu chúng ta chưa từng thấy những loại này, thì hơi khó khăn để hình dung, nhưng chúng ta chỉ nghĩ về một nơi cực kỳ tráng lệ huy hoàng mà chúng ta có thể nhận thức và tưởng tượng ban cho những chúng sanh cần đến. Khi đến việc ban cho những tiềm lực tích cực của chúng ta, chúng ta đang cho tất cả những thứ mà chúng ta đã từng xây dựng trong quá khứ, những thứ chúng ta đang xây dựng trong hiện tại, và bất cứ điều gì chúng ta có thể xây đắp trong tương lai. Chúng ta bố thí tất những tiềm lực này cho người khác, nguyện ước rằng những kết quả lợi ích có thể chín muồi trong họ.

 

Bây giờ, khi chúng ta nói về những loại thiền tập này, chúng ta có thể nghĩ chúng không thật sự, thực tiển, hổ trợ bất cứ người nào - rằng chúng ta chỉ có thể tưởng  tượng ban cho tất cả những sự phong phú và gốc rể của tất cả những tiềm lực tích cực của chúng ta cho người khác. Nếu chúng ta hỏi nó sẽ có một sự hữu ích thật nào không, câu trả lời là nếu chúng ta không xây dựng điều này như một thói quen lợi ích của tâm thức, thì nó sẽ không thật sự xảy ra trong tương lai khi mà chúng ta sẽ thật sự ở trong một vị thế cần ban cho thân thể và sở hữu của chúng ta cho người khác. Cho nên chính bằng sự xây dựng những tiềm lực và những thói quen tốt đẹp của tâm thức bây giờ mà năng lực nghiệp xây đắp trong sự tương tục tinh thần của chúng ta sẽ chín muồi trong tương lai thành năng lực thật sự để bố thí mọi thứ cho người khác.

 

Luận giải nói với chúng ta rằng khi chúng ta có một truyền thống gia đình qua bảy thế hệ về việc làm một điều gì đó, nó bổ sung năng lực cho sự tiếp diễn của truyền thống đó. Giống như thế, nếu chúng ta xây dựng một truyền thống nào đó bây giờ, như bố thí cho người khác, rồi thì sau một thời gian - chẳng hạn như sau bảy kiếp sống tương lai - nó sẽ xây dựng nên một năng lực mạnh mẽ, như trong một truyền thống gia đình. Cho nên sự thực hành bố thí cho người khác là từ lòng từ ái và một sự quan tâm cho người khác được hạnh phúc. Vì họ nghèo nàn và cần thiết một điều gì đó, rồi thì từ sự quan tâm của chúng ta và lòng yêu thương họ chúng ta sử dụng bất cứ điều gì chúng ta có để làm khuây khỏa sự nghèo khó hạnh phúc hay sự thiếu thốn bất cứ điều gì khác mà họ đang trống vắng. Chúng ta cần bố thí cúng dường đến mọi người, kể cả các vị đạo sư và chư Phật. Nhưng khi đến việc tiếp nhận khổ đau, chúng ta không cần phải lấy bất cứ điều gì từ chư Phật và các vị thầy tâm linh. Đây là bởi vì các ngài không có bất cứ sai lầm và khổ đau nào để được chúng ta đón nhận.

 

h- Với lòng từ bi, đón nhận khổ đau của kẻ khác

 

Điềm thứ hai ở đây là đang có lòng từ bi cho người khác. Nếu chúng ta có lòng từ bi cho người khác, tất cả những phẩm chất tốt đẹp và mọi thứ sẽ đến với chúng ta, ngay cả nếu chúng ta không cầu nguyện vì chúng. Trái lại, nếu chúng ta thiếu một trái tim từ bi và thấu cảm, ngay cả nếu chúng ta cầu nguyện mọi thứ, chúng ta sẽ không có chúng. Nếu chúng ta chán nản, chúng ta có thể nghĩ về việc phải đón nhận tất cả những khổ đau tương lai của tất cả người khác trên chính chúng ta. Để giúp cho việc đạt đến sự quen thuộc về điều này, thì chúng ta nghĩ về những rắc rối và khổ đau trong kiếp sống này và tương lai. Chúng ta có thể bắt đầu bằng việc nghĩ, "Thật tốt hơn để cho tôi trải nghiệm chúng bây giờ, khi nó dễ dàng hơn cho tôi để đối phó với chúng; bằng khác đi, tôi sẽ phải trải nghiệm nó sau này, khi tôi có thể có ít khả năng hơn để đối diện với chúng." Trong cách này, chúng ta đạt được sự quen thuộc mà nó cũng sẽ giúp chúng ta để đón nhận những rắc rối của người khác. Chúng ta rèn luyện trong những giai tầng, đón nhận những rắc rối ngày mai, những rắc rối năm tới, và v.v…, vì thế chúng ta có thể phát triển lòng can đảm để đón nhận những rắc rối và khổ đau từ người khác.

 

Toàn bộ vấn đề là để giải thoát lòng vị kỷ trong tâm thức chúng ta, và chúng ta làm điều đó bằng việc cởi mở để đối phó và đón nhận những rắc rối của người khác. Luận điển tiếp tục giải thích về vấn đề chúng ta gánh vác những rắc rối của kẻ khác, những người trên các con đường và trình độ tâm linh khác nhau, trọn con đường đi lên, nhưng không bao gồm chư Phật và các vị hướng dẫn tâm linh.

 

Đã đạt được sự quen thuộc với tiến trình này, rồi thì chúng ta có thể phối hợp với hơi thở của chúng ta với việc gánh vác những rắc rối của người khác. Chúng ta thở vào, đón nhận những khổ đau, sau đó thở ra, gởi đi niềm hạnh phúc.

 

[Sự giải thích này và những gì tiếp theo trong luận giải đến những dòng trong luận điển gốc, "Như trình tự của việc đón nhận, bắt đầu từ chính tôi, thở hai hơi thở đó. (Với sự quan tâm) đến ba đối tượng, (đón nhận) ba thái độ độc hại (tham, sân, si) và (ban cho) ba gốc rể của những gì tích cực, sự hướng dẫn sau sự tập trung là, tóm tắt, để khích động duy trì chính niệm về điều này bằng việc rèn luyện với những từ ngữ trong tất cả các con đường tu tập." Trong phiên bản của Togmey-zangpo, dòng "Đối với trình tự của việc đón nhận, bắt đầu từ chính tôi," theo sau "việc rèn luyện với những từ ngữ trong tất cả các con đường tu tập." Phiên bản của Pabongka theo trình tự của Namkapel, như ở trên.]

 

Luận điển nói về việc đối phó với ba đối tượng và ba thái độ độc hại. Ba đối tượng là lạc, khổ và trung tính làm chúng ta phát triển ba thái độ độc hại là dính mắc, sân hận, hay dững dưng. Xa  hơn, chúng ta nghĩ vấn đề tất cả chúng sanh khác cũng phát triển sự dính mắc, ác cảm, hay dững dưng như thế nào và nói, "Nguyện cho tất cả những sự dính mắc, ác cảm hay dững dưng của họ đi vào tôi. Tôi sẽ đối phó với chúng và thoát khỏi chúng. Nguyện cho họ hoàn toàn thoát khỏi tất cả những sự dính mắc, ác cảm, và dững dưng, " và chúng ta cho lại họ tất cả những tuệ giác này.

 

Vì vậy, như được nói trong Nghi Thức Cúng Dường Chư vị Đạo sư Tâm Linh, "Do thế, chư vị đạo sư từ bi, tôn quý, hoàn hảo, truyền cảm hứng cho tôi mà tất cả những năng lực tiêu cực, chướng ngại và khổ đau của các chúng sanh luân hồi, các bà mẹ của tôi, chín muồi trên tôi bây giờ, và tôi có thể chia phần hạnh phúc và những năng lực tích cực của tôi cho người khác và vì thế bảo đảm tất cả chúng sanh luân hồi trong sự an lạc hạnh phúc nhất." Đây cũng là cách để rèn luyện trong những từ ngữ: chúng ta lập lại những lời cầu nguyện này, "Nguyện cho sự khổ đau của họ chín  muồi trong tôi; nguyện cho những điều tốt đẹp của tôi đi vào người khác."

 

Vấn đề ở đây là chúng ta cần rèn luyện trong sự cố gắng để phát triển những tư tưởng ân cần tử tế, chẳng hạn như tất cả chúng sanh có thể hạnh phúc, và điều này kể cả những người Hoa. Nếu chúng ta có một hoàn cảnh mà trong ấy những người khác đặt tất cả niềm hy vọng trong chúng ta mà chúng ta có thể giúp đở họ, ngay cả nếu về phía chúng ta chúng ta muốn, chúng ta có thể không thật sự có khả năng để làm thế. Điều này thật rất khó khăn. Cho nên chúng ta cần nhận ra rằng cách duy nhất mà chúng ta có thể thật sự hổ trợ tất cả chúng sanh khác là chính chúng ta trở thành những vị Phật.

 

Chúng ta có thể nghĩ, "Điều gì đang xảy ra ở đây? Đã từng có tất cả chư Phật này trong quá khứ và tất cả đã Giác Ngộ. Các Ngài có thể làm lợi ích cho tất cả chúng sanh, vậy thì tại sao không phải là tôi? Tại sao lại lệ thuộc vào tôi trong việc trở thành Giác Ngộ, vì đã có tất cả những vị khác đã Giác Ngộ rồi?" Điều này có thể làm chúng ta chán nản. Nhưng thay vì suy nghĩ như những dòng này, chúng ta sẽ làm tốt hơn để quán sát rằng có nhiều chúng sanh những kẻ có nghiệp chướng đặc biệt ràng buộc với chúng ta, những người không có một mối quan hệ nghiệp quả gần gũi với chư Phật trong quá khứ, cho nên họ không thể được giải thoát bởi chư Phật vào lúc ấy. Thế nên chúng ta phải nghĩ về tất cả chúng sanh những người có một mối quan hệ đặc biệt với chúng ta, sau đó chúng ta sẽ phát triển lòng can đảm hơn để thật sự trở thành Giác Ngộ cho chính chúng ta nhằm để hổ trợ họ. Chúng ta phải xây dựng những mối quan hệ tích cực hơn và tích cực hơn với những chúng sanh đó với những kẻ mà chúng ta có một mối quan hệ.

 

Ẩn Tâm Lộ, Tuesday, February 17, 2015

 

 

 

 

http://www.berzinarchives.com/web/en/archives/e-books/unpublished_manuscripts/commentary_attitude_training_rays_sun/day_4.html

 

 



[1] Mysore là một thành phố và là nơi đặt hội đồng thành phố (municipal corporation) của quận Mysore thuộc bang KarnatakaẤn Độ.

[2] Tư lương đạo, gia hạnh đạo, kiến đạo,tu tập đạo và cứu kính đạo.

[3] Có thể là một vị thanh văn, duyên giác hay Bồ tát đã đạt đến  kiến đạo vị.

[4] Có những trình độ diệt đế khác nhau của thanh văn, duyên giác, Bồ tát và chư Phật.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567