Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài 02: Sự Rèn Luyện Như Tia Sáng

05/12/201509:13(Xem: 1766)
Bài 02: Sự Rèn Luyện Như Tia Sáng


Buddha_2

LUẬN GIẢI VỀ SỰ RÈN LUYỆN NHƯ TIA SÁNG
Nguyên bản:A Commentary on Attitude-Training Like the Rays of the Sun
Nguyên tác: Namkapel / Attitude-Training Like the Rays of the Sun
Luận giải: Đức Đạt Lai Lạt Ma, Dharamsala, India, May 9 – 15, 1985 
Anh dịch: Alexander Berzin
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển - Sunday, January 04, 2015



PHẦN 2: 
BỐN TƯ TƯỞNG CHUYỂN TÂM ĐẾN PHẬT PHÁP

 

1- Tái Khẳng Định Động Cơ

Chúng ta cần có một động cơ thích đáng cho việc lắng nghe giáo huấn; bằng khác đi chúng ta sẽ mất một cơ hội để xây dựng một năng lực tích cực lớn là phước đức và hòa nhập giáo huấn này vào trong sự tương tục tinh thần của chúng ta. Chúng ta không cố gắng để được động viên bởi việc muốn mọi việc cải thiện trong kiếp sống này, hay để cải thiện những kiếp sống tương lai của chúng ta hay ngay cả bằng việc muốn đạt đến giải thoát chỉ riêng cho chúng ta. Đúng hơn, chúng ta cố gắng đề có một động cơ toàn triệt  của xu hướng tâm giác ngộ - tâm bồ đề - bodhichitta, nguyện ước đạt đến Giác Ngộ vì lợi ích của tất cả chúng sanh. Hãy nghĩ, "Tôi không lắng nghe điều này chỉ cho lợi ích riêng tôi hay cho sự giải thoát riêng tôi. Tôi đang mở rộng trái tim tôi đến tất cả chúng sanh của một nguyện ước làm lợi ích họ và để đạt đến Giác Ngộ vì lợi ích của họ." Và, "Tôi chắc chắn sẽ cố gắng để hòa nhập tất cả những giáo huấn này với sự tương tục tinh thần của tôi và để nhận ra tất cả những tình trạng chưa được thuần hóa của tâm thức mà tôi có. Dần dần, tôi sẽ điều chỉnh tất cả những điều này tối đa như có thể."

Nếu chúng ta nghĩ về những giáo huấn này chỉ đơn thuần như lý thuyết suông, chúng sẽ không có nhiều lợi ích. Thay vì thế, chúng ta so sánh chúng với những thể trạng của tâm thức và thái độ của chúng ta, và nghĩ, "Tôi chắc chắn sẽ cải thiện chính tôi; tôi thật sự sẽ cố gắng để nhận ra những khuyết điểm của tôi nằm đâu và tự chuyên tâm để tu sửa chúng," điều này chắc chắn sẽ lợi ích rất lớn và là một kinh nghiệm sâu sắc hơn.

2- Cấu Trúc Căn Bản Của Luận Điển

Việc rèn luyện các thái độ của chúng ta trong 7 điểm, thứ nhất liên hệ đến những sự thực tập chuẩn bị. Trong người Tây Tạng, chúng ta có thuật ngữ "cấu trúc hổ trợ" và "những thứ được nó hổ trợ". Nó giống như một căn nhà với đồ đạc và người ở bên trong. Giống như thế, trong một mạn đà la, cung điện mạn đà la là cấu trúc hổ trợ và những nhân vật bên trong là những gì được nó hổ trợ. Ở đây, những sự chuẩn bị giống như cung điện mạn đà la và giáo huấn chính giống như những vị bổn tôn được hổ trợ bởi những sự chuẩn bị. Cho nên đừng nghĩ rằng những sự chuẩn bị chỉ là điều gì đó khởi đầu, là những thứ chúng ta có thể rồi thì quên lãng sau này. Chúng là nền tảng hổ trợ tất cả giáo huấn thật sự và luôn luôn hiện hữu ở đấy. Ở đây, giáo huấn chính yếu thật sự là việc phát triển tâm giác ngộ. Đây là điểm thứ hai trong 7 điểm.

Có tâm giác ngộ quy ước (tâm giác ngộ tương đối) và tâm giác ngộ cứu kính (tâm giác ngộ sâu sắc nhất). Tâm giác ngộ quy ước là một tâm thức hay trái tim hướng vào sự thật quy ước (thế đế) của tất cả chúng sanh và Giác Ngộ; trong khi tâm giác ngộ cứu kính là một tâm thức ở sự thật sâu nhất, lẽ thật cứu kính, là tánh không của chúng hay sự vắng mặt hoàn toàn của những cung cách tồn tại không thể có (hoàn toàn không có cách thể hiện có). Đây là hai thể trạng tinh thần và thái độ đối với đời sống mà chúng ta chắc chắn sẽ phát triển trong sự tương tục tinh thần của chúng ta.

Khi chúng ta thực tập hai tâm giác ngộ này suốt đời sống của chúng ta, chúng ta sẽ gặp những hoàn cảnh khác nhau, đôi khi có lợi lắm lúc thì không. Nếu chúng ta không lòng can đảm, rồi thì khi chúng ta gặp những hoàn cảnh không có lợi, chúng ta có thể chán nản và nghĩ đến việc bỏ cuộc. Vào lúc ấy, thật cần thiết để có những tâm thức và trái tim thật vững vàng và ổn định, vì thế chúng ta có thể đối phó với hoàn cảnh. Chúng ta cần nghĩ và cảm nhận, "À, những hoàn cảnh tệ hại như những thứ này xảy ra trong đời sống. Mong đợi gì ở cõi luân hồi sanh tử? Nhưng ta có thể đối diện với chúng. Chúng không là vấn đề lớn, không là hiểm họa lớn." Nếu tâm thức chúng ta ổn định như thế, thì chúng ta có thể đối phó với bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào hiện hữu. Chúng ta không bao giờ mất bình tĩnh. Nếu chúng ta lấy tất cả những hoàn cảnh tiêu cực và không lợi lạc này và hướng chúng vào con đường tu tập, chúng có thể trở thành một bộ phận của con đường tâm linh của chúng ta. Rồi thì, dĩ nhiên, không có nguy hiểm nào từ chúng; chúng không thể làm tổn hại chúng ta và chúng ta trở nên rất ổn định trong sự thực tập của chúng ta. Đây là một phương pháp cực kỳ lợi lạc và phổ biến.

5 điều trong 7 điểm khác là:

  1. Chuyển hóa những hoàn cảnh bất hạnh thành con đường đến Giác Ngộ,
  2. Cô đọng lại sự thực tập trong một kiếp sống,
  3. Lượng định thái độ rèn luyện của chúng ta,
  4. Những thực tập liên kết gần gũi cho thái độ rèn luyện,
  5. Những điểm tu tập trong thái độ rèn luyện.

Với điều này, chúng ta đi đến luận điển gốc của 7 Điểm Rèn Luyện Tâm Thức. Như một cấu trúc căn bản cho giáo huấn rèn luyện tâm thức này, và như một bộ phận của những sự chuẩn bị, chúng ta trước nhất đối diện với sự tái sanh quý giá của con người, rồi thì sự chết và vô thường, liên quan nhân và quả, và rồi thì những vấn nạn và khổ đau của luân hồi. Đây là 4 điểm của những sự chuẩn bị hình thành căn bản hổ trợ cho việc rèn luyện các thái độ của chúng ta. Chúng thông thường được biết đến như "4 tư tưởng chuyển tâm đến Phật Pháp."

Một luận điển về thái độ rèn luyện tâm của Panchen Yeshey-gyeltsen trình bày những sự chuẩn bị trong cách của phái Kadam, thảo luận về khổ đau trong những tình trạng tái sanh tệ hại nhất và rồi thì, tư duy về chúng, quy y hay chọn phương hướng an toàn trong đời sống. Trong cách này, phương hướng an toàn được xem như một bộ phận của thảo luận về những tình trạng khác nhau của tái sanh. Bằng những phương pháp khác nhau chẳng hạn như điều này, chúng ta có thể bao gồm tất cả những giáo huấn con đường tiệm tiến lamrim trên những giai tầng của con đường tu tập trong bố cục của bốn sự chuẩn bị này.

Có vài sự trình bày và những cách để xếp đặt những điểm của con đường tiệm tiến lamrim. Tôi nghĩ rằng tất cả tùy thuộc trên sự bố trí đa dạng của các môn đệ. Thí dụ, trong Ba Điểm Chính Yếu của Con Đường tu tập, Tông Khách Ba trình bày hai trình độ của viễn ly: tuyệt đối quay lưng hoàn toàn sự liên hệ với kiếp sống này và rồi tuyệt đối quay lưng hoàn toàn sự liên hệ với những lợi ích của kiếp sau. Tuy nhiên, trong đại luận con đường tiệm tiến Lamrim, Tông Khách Ba trình bày 3 trình độ của động cơ, một trong số đó là sự viễn ly, và không nói đến 2 trình độ của viễn ly.

[See: The Three Principal Aspects of the Path.]

Vì thế, mặc dù trong một số tư tưởng của lamrim về khổ đau của những tình trạng tái sanh tệ hại nhất đưa chúng ta lập tức đến quy y - chọn phương hướng an toàn, ở đây khi chúng ta nghĩ về những điểm khác nhau, chúng ta được đưa một cách trực tiếp đến tâm giác ngộ. Chúng ta nghĩ về sự tái sanh loài người quý giá và điều ấy đưa thẳng chúng ta đến tâm giác ngộ. Rồi thì chúng ta nói về sự chết và vô thường và những thứ này cũng đưa chúng ta thẳng đến việc phát triển tâm giác ngộ. Sự trình bày của tất cả những sự khổ đau đủ thứ trong phổ quát và những thứ khổ đặc thù của những cảnh giới khác nhau cũng có thể đưa chúng ta đến việc thực chứng tâm giác ngộ. Đây là một cách đặc biệt trong việc trình bày những điểm lamrim khác nhau trong những luận điển về thái độ rèn luyện tâm thức.

Bố cục liên hệ để thực hành trong buổi thiền tập và giữa các buổi thiền tập. Điều này có nghĩa là chúng ta không phải chỉ dấn thân trong việc thực hành Phật Pháp khi ngồi tréo chân và trì tụng đủ thứ lời cầu nguyện và rồi lúc ngơi nghĩ quên lãng và quẳng nó đi. Chúng ta thật kéo dài sự thực hành cả trong những buổi thiền tập nghi thức và trong thời gian bình thường.

Nó giống như nạp điện vào bình. Khi thật sự ngồi thiền trong những thời khóa, chúng ta làm cho tâm thức, trái tim và thái độ của chúng ta trong sáng hơn và mạnh mẽ hơn vì thế chúng ta có thể sử dụng chúng sau này, giống như chúng ta nạp điện vào bình cho nên chúng ta có thể dùng đến về sau. Và giống như có lúc chúng ta nạp điện vào bình và lúc sau này chúng ta sử dụng điện lực, có những lúc chúng ta thực hiện những buổi thiền tập nghi thức, tích lũy việc nạp năng lượng điện, và rồi thì chúng ta sử dụng nó trong ngày thường. Không phải chúng ta tu tập trong những buổi hành thiền và rồi hành độngnhư hoàn toàn không tu tập gì cả lúc bình thường; chúng ta cần trước sau như một. Chúng ta cần cố gắng để đem tâm thức chúng ta, trong tất cả mọi trình độ khác nhau, để xử sự phù hợp với giáo huấn.

Dĩ nhiên, mọi người muốn hạnh phúc và mọi người cố gắng để theo những phương pháp khác nhau để đem hạnh phúc đến. Và dĩ nhiên, mọi người cần những nhu cầu khác nhau trong đời sống. Nhưng, khi chúng ta cố gắng để đem hạnh phúc đến qua những phương pháp phóng túng và như vậy sẽ làm tổn hại người khác, hay chúng ta cố gắng để lợi dụng người khác, đây chính là những thứ chúng ta đang cố gắng để chấm dứt và xa lìa. Chúng ta cần nghĩ về mọi thứ khác nhau mà chúng ta đang làm. Nếu chúng ta đang rất kiêu kỳ và bóc lột người khác, và lừa dối người nhằm để đạt được một lợi ích nào đó cho chính chúng ta, chúng ta cần nghĩ, "À, lợi ích thật sự của việc này về lâu về dài là gì? Có phải nó sẽ mang đến hạnh phúc cho tôi như tôi muốn? Nếu tôi có được lợi ích này bằng việc lường gạt và lừa dối người khác, nó sẽ thật sự giúp ích tôi về lâu về dài không?" Trong cách này trở thành thuyết phục: "Nếu tôi sử dụng phương pháp không lương thiện như thế này, nó sẽ hoạt động chống lại tôi. Đây là bởi vì nếu người ta hành động thật kiêu căng, cố gắng để lợi dụng người khác, mọi người sẽ xem họ thuộc loại người rất thô bỉ. Không ai muốn về phía họ hay sẽ đồng ý với những gì họ đang làm." Điều này rất rõ ràng, có phải không? Do thế, chúng ta có thể thấy những bất lợi ở đấy trong việc là một người lường gạt, lừa dối.

Sau khi chúng ta kết thúc những thời khóa và chúng ta đi ra ngoài gặp  gở mọi người, chúng ta có thể có một sự thúc đẩy để hành động một cách kiêu hảnh hay lừa dối. Thế thì chúng ta cần chính niệm về những gì chúng ta đang suy nghĩ đến trong thời khóa tu tập, và nghĩ "Ô, không! Nếu tôi hành động trong một cách lừa dối đối với người này và cố gắng đề lường gạt người ấy, tôi đã thấy trong những thời khóa thiền tập rằng điều này không tốt. Nó không làm lợi gì cho bất cứ ai," và vì thế chúng ta kềm chế chính mình. Vào lúc ấy, khi chúng ta kềm chế mình khỏi hành vi trong một cách tiêu cực hay tàn phá: đấy là những gì thật sự thực hành giữa những thời khóa. Đấy là khi chúng ta thật sự sử dụng những thói quen tốt mà chúng ta đã xây dựng trong những thời khóa thiền tập. Nếu chúng ta hành động thật cẩn thận và hòa nhập việc hành thiền và giữa những thời khóa tốt với mọi người, rồi thì chúng ta sẽ thấy rằng việc hành thiền sẽ phục vụ cho việc cải thiện thái độ của chúng ta giữa những thời khóa, và những hành vi của chúng ta giữa các buổi tu tập sẽ cống hiến cho việc cải thiện việc hành thiền của chúng ta. Ngày qua ngày, chúng ta sẽ thấy một sự cải thiện nào đó.

Chúng ta cần thẩm tra thái độ của chúng ta. Nếu chúng ta uống rượu hay hút thuốc, chúng ta cần cố gắng để cải thiện chính chúng ta và từ bỏ những hành vi tiêu cực này, đấy cũng là tự tàn phá. Bất cứ khi nào chúng ta thấy một điếu thuốc, nếu chúng ta nghĩ về những bất lợi của  nó, chúng ta sẽ bỏ nó qua một bên. Chúng ta sẽ quyết định chỉ bỏ một hay hai điếu thuốc một ngày và cuối cùng đi đến một điểm, từ việc hút thuốc ít dần đi, chúng ta sẽ trở thành ghê tởm ngay cả bởi mùi thuốc lá. Nếu chúng ta nghĩ về điều này, hút thuốc là lãng phí tiền bạc và thời gian vô cùng. Tất cả tiền bạc chúng ta dành cho nó và thời gian lãng phí để nói về nó, hay khi chúng ta gặp gở ai đấy hút thuốc, châm mồi thuốc với người và tán gẫu - hãy nghĩ việc ấy lãng phí như thế nào. Ở tại mọi trình độ, thói quen hút thuốc là vô nghĩa.

Uống rượu cũng giống như vậy, cũng như tất cả những loại đặc trưng cá nhân đáng ghét mà chúng ta có thể có, chẳng hạn như kiêu căng, tự mãn, hay lừa dối. Hãy cố gắng để giảm thiểu chúng tối đa và cuối cùng từ bỏ chúng bằng việc thấy chúng như những thói quen tiêu cực.

3- Trình Tự Trước Khi Bắt Đầu Thời Khóa Thiền Tập

Vào lúc bắt đầu một thời khóa thiền tập thật sự, thật rất quan trọng là thẩm tra động cơ của chúng ta về vấn đề tại sao chúng ta hành thiền. Chúng ta cần tái khẳng định sự quy y, chọn phương hướng an toàn mà chúng ta đang thực hiện trong đời sống, như được hướng dẫn bởi chư Phật, giáo Pháp và Tăng già, chúng ta cần tái khẳng định xu hướng tâm giác ngộ (bodhichitta) của chúng ta. Chúng ta làm điều này trong khi quán tưởng đối tượng của quy y và v.v…, phù hợp với dòng truyền thừa của Lạt ma Serlingpa. Thế nên, trước nhất chúng ta thẩm tra và tái khẳng định động cơ của chúng ta, và rồi thì, trong một nơi thích hợp cho thiền tập, chúng ta chuẩn bị chỗ ngồi thiền.

a- Làm Vệ Sinh Nơi Hành Thiền

Trước nhất, chúng ta cần làm vệ sinh nơi chúng ta sẽ hành thiền. Điều này làm một sự khác biệt lớn trong sự sáng tỏ của tâm thức chúng ta, trình độ của sự tôn kính chúng ta cảm nhận và chứng tỏ đến những đối tượng của việc hành thiền, và nó cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. Thật rất quant trọng để giữ nhà cửa và phòng ốc chúng ta sạch sẽ, và xếp đặt sự cúng dường. Khi chúng ta quét và làm sạch, nhiều tư tưởng có thể hổ trợ, chẳng hạn như, "Trong khi tôi đang làm sạch sàn nhà này, tôi làm sạch tâm thức tôi." Chúng ta không cần phải nghĩ rằng chúng ta chỉ đang làm nó dễ thương cho chính chúng ta, mà chúng ta đang làm việc ấy để biểu lộ sự tôn kính đến những đối tượng quy y và thực hành.

b-Thiết Lập Một Bàn Thờ Và Xếp Đặt Sự Cúng Dường

Khi chúng ta thiết lập bàn thờ và những sự cúng dường, chúng ta không đang làm để người khác ấn tượng, mà để giúp cho tiến trình cải thiện chính chúng ta nhằm để làm lợi ích tất cả chúng sanh, đặc biệt tất cả những chúng sanh năng lực giới hạn. Chúng cần có những bàn thờ khiêm tốn, với sự hiện diện của thân thể, lời nói, và tâm thức của chư Phật. Nếu chúng ta có những chén bát cúng dường bằng vàng và bạc, rồi thì tâm thức chúng ta phân nửa sẽ ở trên giá trị của những đối tượng quý giá này, và chỉ phân nửa ở trong sự thực hành.

Có một câu chuyện nổi tiếng của Geshe Benkungyel, người sống trong một hang động để hành thiền. Một lần khi thầy của ngài đến thăm, ngài dâng cúng rất đặc biệt. Rồi thì ngài thẩm tra động cơ của ngài và thấy rằng ngài chỉ làm điều này để mọi người nói ngài là một hành giả lớn lao như thế nào. Nhận ra điều này, ngài ném tro vung vãi khắp các vật cúng dường của  ngài. Khi thầy ngài đến, ngài nói rằng Geshe Benkungyel đã ném tro tàn trên tám pháp thế gian trong đời sống và đã thực hiện một sự cúng dường rất trong sạch.

[See: Dispelling Discomfort at the Eight Transitory Things in Life.]

Trước khi trở thành một hành giả Phật Pháp lớn, Geshe Benkungyel là một tên ăn trộm vô danh. Sau khi trở thành một hành giả, một ngày nọ ngài đến một nhà thí chủ bảo trợ, người đã thiết lập những sự cúng dường nào đó và ra bên ngoài. Do bởi bản năng như một tên trộm, Geshe Benkungyel thấy tay mình vươn ra để ăn trộm vật phẩm. Ngài lập tức nắm lấy tay mình và kêu lên, "Đến nhanh lên, tôi vừa bắt một tên trộm."

Đây chính xác là vấn đề chúng ta cần thực hành Phật Pháp như thế nào. Khi chúng ta nhận thấy mình phát khởi một xu hướng tiêu cực, chúng ta cần tự bắt lấy mình và dừng hành vi lại trong cách ấy. Vấn đề chính của Phật Pháp là việc xử sự ngăn ngừa chính mình  và ngay khi chúng ta thấy chính mình bắt đầu làm việc gì đấy mà chúng ta biết là không thích đáng, chúng ta tự dừng lại đừng làm việc ấy. Do vậy nếu quý vị có thể nhớ, "Đức Thánh Thiện đã từng nói trong khóa tu này đừng làm những thứ như thế này," rồi thì khi quý vị tự nhận ra mình làm việc ấy, thì quý vị có thể tự dừng lại.

Giống như thí dụ về uống rượu, nó là nguồn gốc tạo ra rất nhiều rắc rối, mặc dù dĩ nhiên nó rất tuyệt. Nếu chúng ta nghĩ, "Tôi không cần quan tâm," chúng ta trở thành chai cứng và xây đắp nên một thói quen của những việc làm tiêu cực và bị nhạy cảm. Đây là vì khi chúng ta say rượu, chúng ta hành động trong một cách mà chúng ta thậm chí không thể tỉnh thức về những gì chúng ta đang làm. Rồi thì sau đó, khi người ta nói, "Ô, khi bạn say rượu, bạn nói năng thật tệ hại, buông ra những lời lăng mạ dối trá, và hành động trong một thái độ xúc phạm, và bây giờ bạn ngay cả không nhớ bất cứ điều gì," thật cực kỳ hổ thẹn. Chúng ta làm một điều cực kỳ ngu dại khi chúng ta say rượu.

Vấn đề chính của Phật Pháp là đưa  ra những biện pháp ngăn ngừa và ngay khi chúng ta thấy mình bắt đầu làm điều gì đó sai lạc hay không thích đáng, chúng ta cần dừng lại hay tự ngăn ngừa mình khỏi làm việc ấy. Chúng ta cần áp dụng mọi thứ chúng ta biết, như thí dụ rất liên hệ về Geshe Benkungyel. Sự thực hành Phật Pháp của ngài là rất rõ ràng và minh bạch: ngài có thể lập tức và hoàn toàn dừng lại đột ngột để khỏi hành động trong bất cứ cung cách tiêu cực nào.

Vấn đề chính trong Phật Pháp là luôn luôn hành động để cải thiện những phẩm chất nội tại, chứ không phải sự cải thiện bên ngoài. Cho nên, liên quan đến những sự cúng dường, những phẩm vật không cần phải quá ấn tượng bên ngoài để làm chúng ta tự hào về chúng. Milarepa đã làm những sự cúng dường tuyệt vời nhất: ngài không có bất cứ thứ gì bên ngoài để dâng cúng, mà ngài hoàn toàn dâng hiến trái tim của ngài cho sự thực hành Phật Pháp.

Chúng ta không cần làm theo cách chúng ta để thiết lập những bàn thờ phô trương, bằng cách mua sắm những hình tượng rất mắc tiền; như vậy là hoàn toàn sai lạc vấn đề. Phật Pháp là để cải thiện tâm thức chúng ta, không phải để phô trương bên ngoài. Nếu chúng ta có đủ thứ hình tượng một cách tự nhiên qua quà tặng và v.v…, dĩ nhiên chúng ta có thể chưng bày lên. Cúng dường càng chu đáo, lợi ích càng thâm thúy. Nhưng chúng ta không phô bày cách của mình để làm một sự khoe khoang để làm mọi người ấn tượng - một cách đặc biệt với những tranh thangka Tây Tạng, chỉ có chúng như kỷ niệm để làm mọi người ấn tượng. Tuy nhiên, nếu chúng ta mua tranh thangka, hãy cố gắng để có những sự cân đối thích đáng và những bổn tôn căn bản. Nếu chúng ta mua thứ gì đấy không phù hợp với truyền thống, rồi thì nếu người nào đấy nhìn vào và nói, "Hình tượng Đức Phật này thật tệ," thì chúng ta đang xây đắp năng lượng và năng lực tiêu cực do bởi tác động của những lời như vậy. Thế nên chúng ta cần thật tường tận để có những thangka và hình tượng đúng đắn và truyền thống. Nhưng chúng không phải chỉ có chúng để làm người khác ấn tượng. Nếu những sự chuẩn bị và xếp đặt của chúng ta là thật giản dị, thì chúng ta có thể chỉ đặt một hình ảnh vị đạo sư tâm linh của chúng ta. Như vậy sẽ làm cho tâm thức chúng ta cảm thấy rất hạnh phúc và chúng ta sẽ biểu lộ sự tôn kính.

c- Tọa Thiền Với Tư Thế Thích Đáng

Rồi thì chúng ta cần ngồi trong một tư thế thích đáng. Nếu chúng ta có thể ngồi kiểu hoa sen kiết già hay tư thế kim cương, là tốt nhất. Nhưng nếu điều này không thoải mái, chúng ta có thể ngồi xếp bằng, cách thông thường mà chúng ta hầu hết ngồi như vậy. Nếu cũng không thoải mái thì chúng ta có thể ngồi trên ghế. Vấn đề chính là hoạt động của tâm thức, không nhất thiết ở thân thể chúng ta. Nhưng nếu chúng ta có thể ngồi xếp bằng là tốt hơn.

Đừng nhướng tới nhướng lui hay dựa trái dựa phải; mà tốt hơn nên ngồi thẳng và vững chắc. Dĩ nhiên, nếu chúng ta không cảm thấy yên ổn, thì có những ngoại lệ; nhưng một cách căn bản chúng ta cần ngồi thẳng và không nhúc nhích trạo cử. Một cách đặc biệt khi chúng ta thực tập thế này, chúng ta cần ngồi thật thẳng và không lay động. Nếu chúng ta lay động, nhướng tới nhướng lui và trong khi chúng ta tập trung, sự dao động của thân thể sẽ làm tâm thức chúng ta dao động và tinh thần chúng ta sẽ lang thang hơn. Thường thường chúng ta thấy rằng khi chúng ta trì tụng kinh chú thuộc lòng, chúng ta nghiêng tới nghiêng lui. Hầu hết người Tây Tạng làm việc này, nhưng không trừ chúng ta. Chúng ta thấy nhiều người Hồi Giáo cũng giống thế này khi họ đọc tụng kinh Koran. Khi người ngoại quốc đến và thấy người Tây Tạng trì tụng, họ cảm thấy kỳ lạ, bởi vì một số lúc lắc tới lui, trong khi một số thì nghiêng qua nghiêng lại.

Khoảng 15 năm trước có một gheshe, là một nhà đại du già vốn sống những vùng  núi non Tây Tạng. Khi ông đến Ấn Độ, ông thỉnh cầu tôi ban cho một số lễ khai tâm. Tôi cực kỳ ấn tượng: ông không chuyển động một chút nào trong toàn lễ truyền lực. Nếu chúng ta có khả năng, chúng ta cần có loại tư thế như vậy. Nó đến từ sức mạnh của thiền tập trung - đại định.

Nếu chúng ta mang kính, chúng ta có thể xem xét lại chính mình đế thấy nó có làm nên một sự khác biệt nào không để mang kính hay không trong lúc thiền tập. Nếu tôi mang kính của tôi, tôi cảm thấy sáng sủa vô cùng; nhưng nếu lấy kính ra, tôi có một sự ổn định và phóng trí trong tâm thức tôi. Hãy nhìn vào thứ này và thấy điều khác biệt gì nó làm nên.

d- Quy Y Và Tái Khẳng Định Động Cơ Của Chúng Ta

Tiếp theo, chúng ta cần thẩm tra những thể trạng của tâm thức chúng ta, và từ một thể trạng tích cực đặc thù của tâm thức, phát tâm quy y mạnh mẽ tức là theo phương hướng an toàn và tái khẳng định mục tiêu tâm giác ngộ của chúng ta. Hãy nghĩ, "Tôi nguyện theo một phương hướng mạnh mẽ an toàn trong đời sống của tôi, với sự quy y. Tôi dâng hiến trái tim tôi cho mục tiêu của tâm giác ngộ, để được Giác Ngộ, để hổ trợ tất cả chúng sanh, và tôi sẽ thực tập điều này để xây dựng nên một năng lực tích cực mạnh mẽ để đạt đến mục tiêu ấy."

Vì thật hữu ích để có một loại hổ trợ trực quan, chúng ta quán tưởng những đối tượng của quy y, chúng có thể là một lãnh vực tế nhị, phong phú (hình tướng tam bảo), hay chỉ đơn giản là một hình tượng của Đức Phật, và hãy tưởng tượng rằng chúng ta đang tiếp nhận những làn sóng truyền cảm hứng từ các ngài. Một sự hổ trợ trực quan được thực hiện để tiếp nhận những sự truyền cảm hứng hổ trợ sinh động để tạo nên một cảm giác mạnh mẽ.

Sự quy y hay phương hướng an toàn thật sự biểu thị bằng sự chấm dứt thật sự (diệt đế) và con đường thật sự của tâm thức (đạo đế) trên sự tương tục tinh thần của các tôn giả, các bậc thực chứng cao độ. Cho dù chúng ta có thể quán tưởng một cách rõ ràng hay không lãnh vực phong phú của tâm, thì chúng ta cũng giữ trong tâm những gì là các thứ chính cung cấp một sự quy y hay phương hướng an toàn trong đời sống: sự chấm dứt thật sự, và con đường thật sự của tâm thức (diệt đế và đạo đế). Chúng ta có thể quán tưởng nhiều lãnh vực phong phú cho việc xây dựng nên phước đức (năng lực tích cực), nhưng vấn đề chính là để có một cảm nhận thật mạnh mẽ về việc có một phương hướng an toàn (sự quy y) đang diễn tiến; không chỉ nói bằng từ ngữ, mà có một sự tự tin mạnh mẽ trong những gì là lẽ thật. Những sự kiện mà trong Ba Ngôi Tôn Quý biểu thị phương hướng an toàn nhất trong đời sống và chúng ta hoàn toàn hướng tới để tiếp tục đi tới phương hướng ấy.

Ở Tây Tạng, chúng ta đi theo một sự phối hợp của Tiểu Thừa, Đại Thừa Hiển Giáo, và Mật Giáo. Trong dạng thức của Mật thừa, khi chúng ta chọn phương hướng an toàn (quy y), chúng ta cần nghĩ rằng chúng ta cũng tiếp nhận toàn bộ những sự truyền lực từ những đối tượng của phương hướng an toàn (Ba Ngôi Tôn Quý). Đó là tại sao chúng ta bắt đầu nghi thức quy y với: "Tôi quy y với lạt ma, với đạo sư." Đây là bởi vì chúng ta tưởng tượng chúng ta đang tiếp nhận sự truyền năng lực từ các ngài.

Các vị thầy tâm linh của chúng ta là những vị thật sự nắm tay ta, ôm ấp ta, và dẫn chúng ta trên con đường trong phương hướng an toàn và vững vàng được biểu thị bằng Ba Ngôi Tôn Quý. Cho nên, chúng ta bắt đầu với vị thầy tâm linh với ngài chúng ta thật sự có một mối liên hệ cá nhân và ngài chỉ cho chúng ta phương hướng an toàn của quy y, và sau đó quy y với Phật, Pháp, và Tăng. Rồi thì để phân biệt sự thực hành của chúng ta như Đại Thừa, chúng ta tái khẳng định mục tiêu của tâm giác ngộ.

e- Hiến Dâng 7 Điều Quán Nguyện

Vậy thì chúng ta bắt đầu với sự quy y (phương hướng an toàn), tiếp theo là xu hướng tâm giác ngộ, và rồi quán tưởng lãnh vực phong phú và cúng dường 7 điều quán nguyện: lễ phủ phục, cúng dường, và v.v… Có nhiều cách khác nhau của việc thực hành sự cầu nguyện này trong mối liên kết với sự thực hành kinh điển và trong mối liên hệ với sự thực hành mật tông. Chúng ta cũng có thể hiến dâng 7 điều quán nguyện trong mối quan hệ với nhiều loại bổn tôn du già và nhiều hình tướng Phật (deities, yidams). Truyền thống Gelugpa, thí dụ, cúng dường trong phạm vi của 100 bổn tôn của Đâu suất thiên, mà trong ấy nhân vật chính để quán tưởng là Tông Khách Ba.

[See: Seven-Limb Prayer and Hundreds of Deities of Tushita.]

Mặt khác, chúng ta có thể quán tưởng một cách đơn giản vị thầy tâm linh của chính chúng ta hay Đức Phật, hay chúng ta có thể thực hành trong phạm vi của một trong 6 yogas: có nhiều cách để thực hiện nó. Một số câu kệ được sử dụng trong 7 điều quán nguyện đến từ kinh điển đối diện với thái độ của Bồ tát, một cách đặc biệt từ kinh Hoa Nghiêm. Bất cứ điều quán nguyện nào trong 7 điều quán nguyện mà chúng ta sử dụng, thì chúng ta cần thiết lập tâm thức chúng ta một cách rõ ràng trên những điểm khác nhau và trên nghĩa lý của chúng là gì, và rồi kết thúc với một cầu nguyện hồi hướng. Đây là trình tự mà Lạt ma Serlingpa, thầy của Atisha, đã dạy.

Sau đó chúng ta thực hiện nhiều thỉnh cầu để có thể hướng tâm chúng ta vào giáo Pháp, để có thể chuyển mọi thứ vào con đường của Phật Pháp, và rằng chúng ta sẽ thật sự có thể đem mọi thứ vào thực hành.

f- Cúng Dường Mạn Đà La

Về việc trình bày thế giới mà chúng ta cúng dường như một mạn đà la, gồm có Núi Tu di, 4 châu và v.v…, như trong kinh điển Ấn Giáo. Tôi nhớ lại trong một cuộc hành hương ở Ấn Độ, tôi đã đi ngang một ngôi đền Ấn Giáo. Tôi không nhớ chính xác ở đâu, nhưng nó có một bức tranh tường của Núi Tu di và 4 châu, rất giống như những gì chúng ta có. Thế nên chúng ta cúng dường những vật trước mắt chúng ta, đối tượng cúng dường và tưởng tượng những thứ như  Núi Tu di, các châu và v.v…, và cũng cúng dường tất cả: không cần thiết phải có một mạn đà la chi tiết. Tuy nhiên, sự quán tưởng không phải hoàn toàn như cách trong luận A Tỳ Đạt Ma. Nó có thể giống như một thế giới thật sự.

Chúng ta không thể phủ nhận thế giới như hình tròn. Đây là điều gì đó chúng ta có thể tự thấy: chúng ta có thể thật sự thấy đường cong của trái đất. Cách mà thế giới được diễn tả ngày nay được khẳng định bởi nhận thức của chúng ta; nó thật sự được thấy bằng mắt. Nếu chúng ta phủ nhận điều này và hàm ý thế giới chính xác như được nói trong A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận (Abhidharmakosha), thì sẽ vô lý, có phải không? Cho nên những gì chúng ta liên hệ ở đây không phủ nhận quá nhiều sự trình bày của khoa học hay sự phủ nhận việc trình bày thế giới trong A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận. Việc cúng dường thế giới trong khía cạnh rực rở và huy hoàng nhất của nó, để dâng cúng điều gì đấy rất hoan hỉ, để xây dựng nên một năng lực tích cực nào đó và một thể trạng xây dựng của tâm thức. Chúng ta cần giữ thái độ ấy trong tâm khi dâng cúng lên một hệ thống thế giới như mạn đà la. Vì vị thầy tâm linh của chúng ta và hàng nghìn, hàng triệu chư Phật được biết như lãnh vực vĩ đại hay đặc biệt xuất sắc phong phú nhất cho việc xây dựng nên năng lực tích cực, cho nên chúng ta cúng dường mạn đà la cho các ngài.

4- Một Mối Quan Hệ Lành Mạnh Với Một Vị Thầy Tâm Linh

Điều này đưa đến một mối quan hệ lành mạnh và chí nguyện toàn tâm toàn ý đến vị thầy tâm linh của chúng ta (guru-devotion), những thuận lợi của một chí nguyện như thế, và những bất lợi tương phản với việc này.

Trong chính kiếp sống này,  nếu chúng ta muốn học hỏi về vấn đề thêu hay vẽ những bức tranh Phật, chúng ta cần học từ người nào đấy mà chúng a có thể nhìn làm việc này vì thế chúng ta có thể đi theo thí dụ ấy và cố gắng tự làm. Chúng ta cần một vị thầy. Điều này cũng đúng trong sự rèn luyện tâm linh. Thật cực kỳ quan trọng để nương tựa vào một vị thầy, một vị cố vấn tâm linh, trong một cung cách lành mạnh hơn, với một chí nguyện toàn tâm toàn ý với vị ấy. Để làm điều này, chúng ta cần hành thiền một cách sâu xa nhằm để phát triển một niềm tin và kỳ vọng cực kỳ mãnh liệt vào vị hướng dẫn tâm linh của chúng ta. Việc phát triển niềm tin và kỳ vọng ấy có thể ở trong mối quan hệ hoặc là phía phương tiện hay phía tuệ quán của sự thực hành. Nếu chúng ta phát triển nó trong mối quan hệ của phía tuệ quán (sự tỉnh thức phân biệt), thế thì chúng ta cần thẩm tra nhiều lý  do đa dạng cho việc cần thiết phát triển niềm tin vững vàng của sự kỳ vọng và tín nhiệm vào vị ấy.

Nếu chúng ta đã có sự tự tin vào kỳ vọng và tín nhiệm vị hướng dẫn tâm linh, thì chúng ta mới có thể đạt được truyền cảm hứng từ vị ấy. Nếu không, thì bất chấp sự nhấn mạnh bao nhiêu mà chúng ta đặt vào tuệ giản trạch phân biệt, thì chúng ta cũng sẽ không đạt được bất cứ sự truyền cảm hứng nào để phát triển nó. Bất cứ những phẩm chất và đức tính nào mà vị hướng dẫn tâm linh có thể có, nếu chúng ta không có sự kiên định và tin tưởng vững vàng rằng vị ấy trong thực tế có được, thì chúng ta không có được sự truyền cảm hứng từ vị ấy. Bất chấp chúng ta cúng dường bao nhiêu đi nữa hay chúng ta có thể thực hiện hay cầu nguyện bao nhiêu đi nữa mà chúng ta biểu lộ đến vị ấy, trái tim của chúng ta sẽ không nâng cao hay xúc động.

Trước tiên là những phẩm chất của vị hướng dẫn tâm linh. Chúng ta cần biết những điều này thật rõ ràng nhằm để kiểm tra chúng. Đâu là những phẩm chất của thân thể, lời nói, và tâm thức của vị ấy, những thành tựu của vị ấy, vị ấy có thông tuệ chứ? Vị ấy thực hành những gì? Những vị hướng dẫn tâm linh không phải chỉ tự vươn lên. Nghĩ rằng những vị hướng dẫn tâm linh là tự sinh là sai. Không vị nào thông tuệ từ lúc sinh ra.

Một vị hóa thân (tulku) không nhất thiết là một lạt ma, và một lạt ma không nhất thiết là một vị hóa thân. Không có sự tương nhập hợp lý giữa hai vị này. "Lạt", âm đầu của chữ "lạt ma", người Tây Tạng chuyển dịch từ Phạn ngữ guru, đạo sư, vị hướng dẫn tâm linh, có nghĩa là "cao thượng", "ưu việt", hay "uy nghi" như trong châm ngôn “lana-meypa", có nghĩa "không có gì cao hơn - vô thượng" hay "không có gì uy nghi hơn". Nó có nghĩa là ai đấy có những thực chứng rất cao và rộng, một vị thầy siêu việt, một vị nào đó với những phẩm chất lớn lao, không chỉ là người nào đó mập béo nặng ký! Một vị lạt ma là người nào đó với những phương tiện và phẩm chất thiện xảo sâu rộng, không chỉ là người nào đó với một cái tên hay danh hiệu lớn.

Những phẩm chất của vị hướng dẫn tâm linh cần phải được hoàn toàn, cả trong dạng thức của vị ấy về kiến thức kinh điển và sự thực chứng thật sự của vị ấy. Một vị  đạo sư cần có cả hai, và nhất định không phải là người nào đó dễ bị tức giận, ngay cả nếu vị ấy biết kinh luận rất rõ ràng. Chúng ta cần người nào đó có tất cả những phẩm chất và tri thức tốt đẹp, người sống phù hợp với giáo huấn, và người có thể giải thích chúng một cách rõ ràng đến người khác.

Giáo lý con đường tiệm tiến lamrim nói, "Một vị hướng dẫn tâm linh là vị nào đó nguyên tắc, với một tâm thức tĩnh lặng, an trú và tuệ giác sâu lắng, có những phẩm chất siêu việt, nhiệt tình, biết nhiều giáo huấn, thấu hiểu đầy đủ về tánh không, thiện xảo trong việc giải thích, từ ái, và kiên nhẫn." Giống như thế, những đệ tử cần có một sự thích thú chân thành trong việc học hỏi và một sự quan tâm chân thành trong việc tự cải thiện chính họ. Luận điển nói đừng dạy giáo Pháp cho những ai không quan tâm chân thành hay những ai chỉ có tính tò mò của óc thông minh.

Chúng ta cố gắng để hoàn thành bổn tôn du già hay guru -yoga. "Yoga" có nghĩa là hợp nhất với "điều thật sự". Nói cách khác, chúng ta muốn hợp nhất thân thể, lời nói và tâm ý chúng ta với những phẩm chất tốt đẹp của thân thể, lời nói và tâm thức của vị hướng dẫn tâm linh và của những vị đạo sư tâm linh của dòng truyền thừa của vị ấy, đấy là "điều thật sự". Chúng ta thực hiện lời cầu thỉnh để có thể phát triển những sự thực chứng, tuệ giác và sự biến thành hiện thực cùng loại như vị hướng dẫn tâm linh của chúng ta. Đấy là những gì gọi là guru-yoga, hay bổn tôn du già, sự hợp nhất chính chúng ta với 'điều thật sự' như được trình bày bởi đạo sư.

Nhằm để thâm nhập hoàn toàn vào sự thực hành này, chúng ta cần quán chiếu trên những lợi ích của việc nương tựa vào một vị hướng dẫn tâm linh xứng đáng trong một cung cách lành mạnh, với sự tin tưởng và chí nguyện, và những bất lợi của việc không có nó hay đánh mất hay đánh rơi nó.

Rồi thì chúng ta cần nghĩ về những gì có thể là những cung cách trong mối quan hệ và việc nương tựa vào một vị hướng dẫn tâm linh trong một cung cách lành mạnh, với một chí nguyện toàn tâm toàn ý?  Điều này sẽ ở trong dạng thức của tâm thức hay thái độ của chúng ta đối với vị ấy, và cung cách thái độ của chúng ta, hành động của chúng ta. Trong dạng thức của tâm thức và thái độ, chúng ta cần có một niềm tin vững vàng rằng vị hướng dẫn tâm linh của chúng ta là một Đức Phật, trong khi biết ý nghĩa thật sự ấy, và rồi duy trì sự chính niệm vào sự ân cần của vị ấy, với lòng biết ơn và cảm kích sâu xa.  Trong dạng thức của hành động, điều căn bản là đem vào thực hành một cách chính xác bất cứ điều gì vị hướng dẫn tâm linh của chúng ta khuyên bảo; và rồi thì biểu lộ sự tôn trọng và hổ trợ vị ấy. Như Milarepa nói, "Tôi không có đồ dâng cúng vật chất để cúng dường vị hướng dẫn tâm linh của tôi, nhưng tôi có thể biểu lộ sự cảm kích vào sự ân cần của ngài bằng chí nguyện của chính tôi để thực hành một cách chính xác những gì ngài nói." Một vị đạo sư Đại Thừa là người nào đó không thích với sự cúng dường bằng vật chất, mà là sự cúng dường bằng sự thực hành chân thành của người đệ tử.

[See: Relating to a Spiritual Teacher: Building a Healthy Relationship, chapter 9.]

Khi chúng ta nói về việc thực hành một cách chính xác như sự dạy bảo của vị hướng dẫn tâm linh, thì chúng ta đang nói về một vị hướng dẫn tuyệt đối, hoàn toàn, đầy đủ phẩm chất. Nhưng sẽ khó khăn nếu tìm được một người nào đấy tuyệt đối, hoàn toàn, đầy đủ phẩm chất; thế nên, như được nói trong giáo lý, đừng nhìn vào người ấy; hãy nhìn vào những gì vị ấy nói. Vị hướng dẫn tâm linh có thể là một người nào đó không có quá nhiều sự thực chứng hay không là những vị uy đức như vậy; nhưng chúng ta cần thẩm tra những gì vị ấy nói, và để thấy nó có đầy đủ ý nghĩa không.

Chúng ta cần kiểm tra những giảng dạy của vị ấy và thử nghiệm đạo phong và phẩm chất của vị ấy. Không tốt để chấp nhận một vị thầy tâm linh như vị hướng dẫn của chúng ta, và rồi thì thấy vị ấy có những khuyết điểm và phạm phải những lỗi lầm, vì thế sau này chúng ta trở mặt với vị ấy do bởi những khiếm khuyết này. Điều ấy thật là một hoàn cảnh đau lòng và bất hạnh. Chúng ta cần thẩm tra một cách thật cẩn thận ngay từ lúc đầu, như được nói trong giáo huấn trươc khi nương tựa vào vị nào đấy.

5- Tâm Thức Vô Thỉ

Sau những sự chuẩn bị này, sau đó trong những thời khóa thiền tập, luận điển nói rằng chúng ta cần phản chiếu, từ thời vô thỉ, chúng ta đã từng ở dưới năng lực và tác động của tâm thức chúng ta và tâm thức chúng ta đã từng ở dưới năng lực và tác động của những cảm xúc và thái độ phiền não.

Khi những giáo huấn khác nhau nói "từ thời vô thỉ", chúng có nghĩa gì? Những hệ thống khác nói về đấng tạo hóa thế giới trình bày một sự bắt đầu, sự sáng thế. Ở đây, mọi thứ không được trình bày như có một sự bắt đầu tuyệt đối. Cho nên "từ thời vô thỉ" có nghĩa là từ những sự tái sanh tiền kiếp vô hạn.

Có một đứa bé gái ba tuổi ở bang Punjab, nhớ lại một cách chính xác nhiều chi tiết trong kiếp trước của bé: gia đình của bé, những gì xảy ra, và v.v… Có nhiều trường hợp khác về thiếu nhi có những ký ức hay nhận thức về những sự kiện và con người từ những kiếp trước của họ. Thế nên có một số chứng cứ về sự tồn tại của những kiếp quá khứ.

Khi chúng ta nói về những kiếp sống vô thỉ, thì chúng ta đang nói về tâm thức vô thỉ, sự tương tục tinh thần. Tâm thức được định nghĩa như sự trong sáng và tỉnh thức thuần khiết. Tuy nhiên, chỉ biết sự định nghĩa là không đủ. Thực tế thật quan trọng để có thể nhận ra và xác định chức năng này của việc làm  mọi thứ rõ ràng, trong cảm nhận của việc làm sinh khởi những hiện tướng hay những sự trình bày tinh thần của các sự vật, và tỉnh thức về mọi thứ, trong ý nghĩa của sự dấn thân một cách nhận thức với chúng. Tâm thức cũng là điều gì đấy không có bắt đầu. Thật quan trọng để thiết lập sự hiện hữu của nó và mối quan hệ của nó với thân thể vật lý. Không phải là điều gì đấy vật lý, nhưng nó liên hệ đến thân thể vật lý; nó không phải vật chất, cũng không phải sản phẩm vật lý. Cũng thế, có nhiều trình độ khác nhau của tâm thức, từ thô đến vi tế. Nó là sự tương tục của trình độ vi tế nhất của nó, thấu về quá khứ vô lượng kiếp sống, không có một sự bắt đầu.

Đức Phật nói rằng nếu tâm là điều gì đấy có thể được tạo ra mới đây, hay là một hiện tượng thoáng qua chỉ đến và đi, hay được tạo ra bởi Thượng đế , thì thật rất khó để thuần hóa và điều khiển nó. Trái lại, nếu chúng ta nghĩ về tâm thức đến từ vô thỉ, và những trải nghiệm đến từ những sự thúc đẩy nghiệp, căn cứ trên những hành vi trước đây, thế thì chúng ta có thể áp dụng nhiều phương pháp để thuần hóa tâm thức.

Chúng ta cần thẩm tra những tiến trình thật sự của vấn đề chúng ta có được thông tin như thế nào, vấn đề chúng ta đi đến để biết mọi vật như thế nào. Dường như thông tin đến từ bên ngoài, từ điều gì đấy qua mắt ta thấy, tai ta nghe, hay điều gì giống như thế. Như bây giờ, tôi đang ngồi đây và nhìn vào vị tu sĩ già tóc trắng ở trước tôi. Dường như có loại gì đấy của ý thức đang nhìn, làm sự nối kết với thông tin của sự thấy, và xác định đối tượng đặc thù được thấy. Đó là bởi vì trong  khi tôi đang nhìn vào đối tượng ấy, tôi có thể thấy những thứ về nó trong cái thấy trọn vẹn và rõ ràng của tôi. Nhưng tâm thức tôi sẽ không nhận thức đối tượng một cách chắc chắn nếu nó đang nghĩ về điều gì đó đã xảy ra với tôi buổi sáng. Mặc dù mọi thứ xuất hiện ở chung quanh tôi, nhưng tâm thức tôi sẽ không hướng trực tiếp với nó. Cho nên thông tin dường như đến từ những giác quan khác nhau và cũng dường như có một nhân tố nào đó đang chú ý, là điều rõ ràng liên hệ đến tiến trình tinh thần.

Tuy nhiên, chúng ta phải lìa nó, như kinh luận diễn tả nó. Chúng cần thẩm tra mọi thứ từ kinh nghiệm của chính chúng ta và cũng như liên hệ đến sự giải thích của khoa học hiện đại về sự vật,  trong dạng thức của sự trình bày về não bộ, nó hoạt động thế nào qua các giác quan, những bộ phận khác nhau của não bộ liên hệ với những chức năng tinh thần khác nhau như thế nào, và v.v… Chúng ta cần cố gắng để thấu hiểu vấn đề tâm thức làm việc như thế nào trong dạng thức kinh nghiệm của chính chúng ta cũng như trong dạng thức của sự giải thích khoa học. Điều này chắc chắn sẽ  đòi hỏi nhiều công sức khảo sát.

Một cách chắc chắn có thể đạt đến một sự xác định về vấn đề toàn bộ tiến trình này hoạt động như thế nào mà phù hợp với cả sự giải thích của Đức Phật cũng như sự trình bày của khoa học về não bộ và những phần còn lại. Điều ấy cũng đúng liên hệ đến vấn đề ký ức hoạt động như thế nào và mối quan hệ giữa tâm thức và vật chất. Với người Tây Tạng chúng ta, thí dụ thế, nếu chúng ta nghe những từ Trung Hoa và Ấn Độ, mặc dù âm đầu trong hai từ này là giống nhau (“Gyanag” và “Gyagar”), âm thứ hai khác nhau. Không có bất cứ vật chất gì trong ấy tác động đến phản ứng của chúng ta; nhưng lập tức, chỉ đơn thuần nghe chữ Trung Hoa, chúng ta cảm thấy khẩn trương, và nghe chữ Ấn Độ, tâm thức chúng ta cảm thấy hơi thư thái hơn. Tương tự thế, nếu quý vị nghe chữ Tenzin Gyatso, lập tức tâm thức quý vị cảm thấy vui mừng và quý vị nghĩ, "tuyệt". Nếu quý vi nghe chữ Mao Trạch Đông, quý vị nghĩ, "Tên khốn đó".  Trong mỗi trường hợp, không có bất cứ vật chất nào ở đấy ngoại trừ những âm tiết của nguyên âm và phụ âm, nhưng có một mối quan hệ nào đó với vấn đề cảm giác của chúng ta hoạt động như thế nào và sự phân biệt trước đây mà chúng ta đã làm và nhận thức chúng ta nắm giữ.

Thật cực kỳ quan trọng để khảo sát những thứ như vậy, kể cả những hình tượng quán tưởng và vấn đề chúng xuất hiện đến chúng ta như thế nào. Tương tự như những gì xảy ra khi chúng ta nghe tên “Tenzin Gyatso” và những cảm giác đi cùng với nó. Hãy khảo sát một cách khoa học và thấy tất cả chúng xảy ra như thế nào. Ngay cả nếu nó không thật sự được trình bày cách này trong giáo huấn nhà Phật, hãy thấy tiến trình gì đang diễn ra trong não bộ, như dường như thấy não bộ là rất liên hệ trong tất cả những thứ này. Những bộ phận khác nhau liên hệ với nhận thức thấy và nghe. Hãy thấy những gì đang xảy ra với giấc mơ. Những khía cạnh liên hệ đến những chức năng của não bộ này là tất cả những thứ mà chúng ta không thể phủ nhận, bởi vì tất cả chúng được thiết lập qua khoa học. Giống như khi ai đó đang ngủ, nếu quý vị làm một tiếng động nhỏ mà họ không nghe nó: nhưng nếu quý vị làm ra một tiếng động lớn sau đó có một phản ứng vật lý nào đó ngay cả nếu người đó đang ngủ. Ở đây, xét cho cùng, chúng ta không thể phủ nhận điều này. Chúng ta cần khảo sát để thấy một cách rõ ràng vấn đề mọi thứ thật sự hoạt động như thế nào căn cứ trên những khám phá của khoa học và rồi thì vấn đề chúng phù hợp với giáo huấn như thế nào.

Não bộ cũng chắc chắn liên hệ với ký ức. Và nó cũng đúng với nhận thức thông thường, chằng hạn như nhận thức những gì có thể xảy ra trong tương lai, là thứ đến từ việc đạt được sự tập trung nhất tâm - định (samadhi). Những thứ như vậy được giải thích trong kinh điển và thật sự có những người đã phát triển nó. Một sự tương tục tinh thần đã trải nghiệm điều gì đó đã xảy ra trước đây có thể có những cảnh báo nào đó về những gì sẽ xảy ra sau này, nhưng chỉ nếu sự tương tục đó có một mối quan hệ tương hổ nào đó với hai sự kiện. Có thể phát triển thần thông và cho những điều tiên đoán nào đó về tương lai; nhưng nếu không có mối quan hệ về một sự kiện tương lai với sự tương tục của tâm thức, thế thì người ta không thể tiên đoán ngay cả một chút dấu vết gì về tương lai. Thần thông không sinh khởi bổng nhiên không nền tảng; nó căn cứ vào những nguyên nhân và hoàn cảnh đa dạng trong sự tương tục tinh thần thật sự của người có khả năng ấy.

6- Tiến Hóa

Khi chúng ta khảo sát những trình độ khác nhau của tâm thức, thật tốt để không chỉ liên hệ vào trình độ của kinh điển, mà cũng phải khảo sát trình độ của mật điển tantra. Mật điển tantra diễn tả trình độ vi tế nhất của tâm thức và trình độ này đến từ những kiếp sống trước và tiếp tục vào những kiếp sống khác. Nối kết với nó là trình độ vi tế nhất của thân thể, là năng lượng gió vi tế nhất luôn luôn đồng hành với trình độ ấy của tâm thức. Cái "tôi" là điều gì đấy có thể được mệnh danh trên hai điều này như căn bản của nó cho sự đặt tên, và sự phối hợp này du hành từ những kiếp sống quá khứ đến hiện tại và tiếp tục trong những kiếp tương lai.

Trong mỗi kiếp sống, tâm thức và thân thể vi tế nhất, qua một tiến trình tiến hóa, trở thành thô hơn một các trình tự khi chúng bắt đầu nối kết với những yếu tố vật chất thô. Trong dạng thức của sự tiến hóa phổ thông trong bối cảnh của thời kỳ thế giới này, kinh điển diễn tả, vào lúc khởi đầu, những chúng sanh nguyên thỉ sống chỉ bằng thiền định và không cần ăn như thế nào. Tuy nhiên, cuối cùng họ ăn những thực phẩm thô hơn và thô hơn và đòi hỏi những thân thể tiến hóa thô phù hơn. Bây giờ chúng ta cần khảo sát điều này có liên hệ một cách tuyệt đối mọi người không khi đời sống bắt đầu hòa nhập trong một thời kỳ thế giới hay chỉ những chúng sanh nào đó vào lúc ấy.

Nhìn vào Tây Tạng. Chúng ta nghĩ về chính chúng ta như hậu duệ từ những bổn tôn khác nhau kết đôi với những con khỉ và con người tiến hóa từ đấy. Khoa học nói về những hình thức sống đơn giản hơn tiến hóa thành những thứ phức tạp hơn và như thế là con người đã tiến hóa như thế nào. Chính tôi có niềm tin vững vàng vào cả hai thuyết tiến hóa này. Như niên kỷ của những người đầu tiên ở Tây Tạng, thì có những chứng cớ khoa học rằng con người đã ở đấy trước thời kỳ của Đức Phật Thích Ca. Khảo cổ đào xới đã thấy xương người và những thứ khác còn lại ở Chamdo và Kongbo, niên đại ba nghìn năm trước. Trái lại, Đức Phật tiên đoán rằng hai trăm năm sau khi Ngài niết bàn, thì một thế hệ mới của con người mới sống ở quê hương Tuyết Sơn. Điều hòa hai thứ này ra sao?

Cũng rõ ràng rằng đã từng có một hồ nước trong vùng Lhasa, bởi vì trong năm 1956 một nhóm địa chất học đã thấy những hóa thạch của đời sống cây cỏ ở đấy. Họ cho thấy rằng lá của một cây đã rơi vào hồ, và nó được bảo tồn trong bùn dưới đáy. Cho nên rõ ràng vốn đã có một hồ nước ở đấy, với một khu rừng bên bờ hồ. Hồ nước dần dần thu hẹp lại và cuối cùng khô cạn, và ngôi chùa Tsuglagkang được xây dựng trên vết tích của hồ nước ấy. Sự tiên đoán của Đức Phật đã không nói đến sự tồn tại của bất cứ giống người nào xa hơn phạm vi của hồ nước, mà chỉ cho biết rằng một thế hệ mới con người sẽ đến vùng ấy và sống trên đất khô nổi lên từ trung tâm của hồ nước. Điều này không mâu thuẩn với chứng cớ khoa học về những người tiền sử ở Chamdo và những vùng khác ở Tây Tạng trước thời gian ấy. Giống như vậy, chúng ta cần khảo sát ý nghĩa của những thứ này trong kinh điển và khoa học.

Như thuyết tiến hóa, dạy về sự phát triển tiến dần của những hình thức sống phức tạp từ những thứ đơn giản, Đức Phật Thích Ca đã đến để dạy chúng ta vấn đề đạt đến một thể trạng diệu lạc  trường cửu của tâm thức. Ngài không đến để dạy về thế giới tròn, vuông, hay chữ nhật. Trong thân thể giáo huấn của Đức Phật, có những bình luận nào đó về những con người và nơi chốn đặc thù nguyên thỉ, nhưng đây không phải là chủ đề chính. Những vấn đề chính đối diện với nghiệp và tâm ý con người và vấn đề phát sinh hạnh phúc trường cửu như thế nào trong dòng suối tâm ấy. Một Đức Phật luôn luôn dạy trong dạng thức của những gì sẽ xảy ra phù hợp với thiên hướng của con người và cung cách tư duy của  họ. Nếu nó hợp với cách suy nghĩ của họ, Ngài có thể dạ rằng mọi vật thật có sự tồn tại thường trú, trái lại với những người khác Ngài sẽ dạy rằng chúng không có.

Trước đây ở phương Tây, người ta giết nhau vì những nhận thức thích đáng về thế giới mà họ chủ trương. Không ai tin rằng thế giới là tròn. Họ tin rằng nó bằng thẳng và  họ giết nhau vì những việc như vậy. Vấn đề Đức Phật dạy không phải về việc phát sinh một tâm thức tin rằng thế giới bằng thẳng hay tròn. Như vậy là thiếu sót vấn đề.  Toàn bộ vấn đề của giáo huấn về thời gian vô thỉ là tâm thức vô thỉ, không có chỗ bắt đầu. Nếu Ngài không nói về sự vô thỉ của tâm thức, thì sẽ không có vấn đề gì nhiều trong sự bàn luận của Ngài về vô thỉ trong phổ quát. Chính là trên căn bản của tâm thức vô thỉ mà chúng ta có sự thảo luận về mối quan hệ của tâm thức với thân thể trong dạng thức của nghiệp. Trong toàn bộ sự tương tục của tâm thức vô thỉ, nhiều loại thân thể đa dạng đã đến và đi, cả trong một trình độ của cá nhân và thế giới. Sự bàn luận về thời gian vô thỉ và tâm thức vô thỉ phải được căn cứ trên luận lý và lý trí, và nó là điều gì đấy có thể được thiết lập một cách rõ ràng trong cách ấy. Thế nên thật quan trọng để đặt một nổ lực lớn vào trong việc khảo sát những điểm này với luận lý (logic).

7- Để Hết Tâm Thức Vào Những Thể Trạng Tích Cực

Vì mỗi chúng ta có một sự tương tục tinh thần cá nhân vô thỉ, nó sẽ đi theo phương hướng nào? Những nhân tố nào ảnh hưởng đến các nội dung kinh nghiệm của nó? Chúng ta thấy rằng, từ thời vô thỉ, chúng ta đã bị ảnh hưởng của dính mắc (tham), hung hăng (sân), và ngu ngơ (si). Đây là những gì được gọi theo châm ngôn "năng lực khác" hay "bị dưới sự ảnh hưởng của những nhân tố khác". Nói cách khác, tâm thức không ở dưới sự điều khiển của chúng ta, nó bị điều khiển bởi những nhân tố khác này: những cảm xúc phiền não đủ thứ, vọng tưởng, bất giác (si mê), và v.v… Bởi vì tâm thức chúng ta chưa được thuần hóa, chúng ta biểu hiện tất cả những loại hành vi tiêu cực và chúng xây đắp thành những loại nghiệp chướng đủ loại sau đấy, là thứ ghi nhớ mãi những kiểu thức của thái độ này và đem chúng ta tới nhiều rắc rối hơn. Chúng ta trải nghiệm bất hạnh và khổ đau như những gì chín muồi từ năng lực nghiệp tiêu cực đã đến như kết quả của những hành vi tiêu cực của chúng ta. Chúng ta hành động trong những cung cách ấy do bởi những thúc đẩy nghiệp tiêu cực sinh khởi từ tâm thức chúng ta. Và chúng đã đến từ đâu? Chúng đến từ tâm thức chúng ta không ở dưới sự kiểm soát của chúng ta. Cho nên thật cần thiết để đem tâm thức chúng ta dưới sự điểu khiển, và không để chúng diễn ra dưới ảnh hưởng của những cảm xúc và thái độ phiền não. Chúng ta cần bắt buộc chúng ở dưới sự điều khiển của những cảm xúc và thái độ xây dựng, tích cực.

Để có thể áp dụng tâm thức chúng ta vào những khuynh hướng tích cực, chúng ta cần làm tâm thức nhu nhuyến và tiện dụng, vì thế  chúng ta có thể áp dụng chúng vào nguyện vọng của bất cứ điều gì chúng ta mong ước.  Để làm tâm thức tiện dụng, chúng ta cần sử dụng nhiều trình tự đa dạng của việc rèn luyện tâm qua thiền tập. Qua việc thường xuyên tập luyện và làm cho quen thuộc, thiền tập sẽ xây dựng thành như một thói quen nào đó của những thể trạng tích cực của tâm thức. Những thể trạng này làm cho tâm thức chúng ta uyển chuyển hơn vì thế chúng ta có thể áp dụng chúng đến những thể trạng tích cực xa  hơn. Tuy nhiên, nếu chúng ta muốn làm điều này, tâm thức chúng ta cần ổn định. Bất chấp đối tượng hay tình trạng tinh thần nào chúng ta đem ra như đối tượng của sự tập trung, nếu tâm thức không ở tình trạng tập trung vào nó một cách ổn định, thì chúng ta sẽ không thể làm quen thuộc với chúng với thể trạng này và hợp nhất nó như một bộ phận của tâm thức chúng ta.

Thí dụ, nếu chúng ta cố gắng để phát triển thói quen bi mẫn, tâm thức chúng ta phải thật sự tập trung, với ổn định, trong thể trạng ấy. Nếu tâm thức chúng ta hoàn toàn bị đắm chìm trong một cảm xúc, thái độ, hay tình trạng của tâm trong phổ quát, thì nó sẽ xây dựng thành một năng lực to lớn để trụ trong phương hướng ấy. Khi chúng ta cố gắng qua thiền tập, để thực hiện lòng bi mẫn thành một thói quen rất mạnh mẽ, nếu tư tưởng về vô thường hay khổ đau và những rắc rối sinh khởi, mặc dù những tư tưởng như vậy một cách lý thuyết có thể là một sự hổ trợ, tại một thời điểm nhất định của việc cố gắng để xây dựng sự tập trung về bi mẫn, nhưng chúng là những chướng ngại. Chúng ta cần hoàn toàn hòa nhập sự tập trung của chúng ta, một cách nhất tâm, trong đối tượng của thiền tập.

Trước khi chúng ta có thể trầm tư và hòa nhập tâm thức vào thể trạng mà chúng ta muốn xây dựng như một thái độ tích cực, trước nhất chúng ta cần xác định bản chất thật sự của thể trạng tâm thức ấy. Chúng ta cần biết nó là gì, một cách đúng đắn và với sự chắc chắn. Chỉ trên căn bản của sự nhận diện và xác định mạnh mẽ này với thể trạng mà chúng ta có thể cảm thấy tự tin để hòa nhập tâm thức chúng ta vào nó. Giống như thế, chúng ta cần có một sự tự tin mạnh mẽ trong sự cần thiết cho việc phát triển thể trạng tâm thức ấy. Hãy quan tâm thí dụ về bi mẫn. Với thiền quán phân tích, liễu biệt thiền, chúng ta cần nghĩ trước nhất, "Bi mẫn là điều gì đấy tôi chắc chắn cần để phát triển vì lý do này và lý do nọ." Khi chúng ta thấu suốt tất cả lý do cho việc phát triển nó, chúng ta phát triển một sự tự tin rất mạnh mẽ vào bi mẫn.  Rồi thì chỉ thế, chúng ta mới có thể hòa nhập tâm thức chúng ta hoàn toàn trong nó qua thiền định tập trung, tam muội thiền, thiền nhất tâm và biết nó là rất hữu ích.

Luận điển thảo luận những lợi ích của việc thực hiện ba thời khóa thiền tập ban ngày và ba vào ban đêm. Cũng cần thiết để an trú một nơi cô  lập và yên tĩnh trong những thời khóa thiền tập và những thời điểm giữa các buổi thiền tập. Nếu chúng ta nghe những âm thanh ồn ào và rối rắm và có những loại tư tưởng phiền não, thì tâm thức chúng ta sẽ bị khó chịu và chúng ta sẽ không thể tập trung một cách thích đáng. Cũng thế, như tôi nói với các sư thầy và sư cô, chúng ta cần chăm sóc thể trạng tâm thức của chúng ta một cách phổ quát. Liên hệ đến điều này, luận điển cũng nói rằng một tình trạng khác có lợi cho thiền tập là không ăn về đêm. Dĩ nhiên, nếu chúng ta thấy rằng thân thể chúng ta không có đủ dinh dưỡng và cảm thấy yếu đuối từ việc không ăn sau bửa trưa, thế thì đấy là một hoàn cảnh khác. Chúng ta phải đưa những thực tế vật lý của thân thể vào trong sự quan tâm. Tuy nhiên, nếu chúng ta có thể, thì sẽ có lợi hơn nếu chúng ta không ăn về đêm. Những sự giải thích chi tiết hơn về điều này có thể được thấy trong hai luận điển về con đường tiệm tiến Lamrim của Tông Khách Ba.

8- Những Sự Chuẩn Bị Sơ Bộ: Sự Tái Sanh Thân Người Quý Giá

Điểm thứ nhất của 7 điểm rèn luyện tâm là những sự chuẩn bị sơ bộ, là căn bản hổ trợ. Đây là nghĩ về:

* sự tái sanh thân người quý giá

*sự chết và vô thường,

* hành trạng của nhân quả, hay nghiệp báo,

* khổ đau hay những rắc rối của sự luân hồi không thể kiểm soát.

Luận điển bây giờ nói về sự chuẩn bị thứ nhất, sự tái sanh thân người quý giá. Trước nhất chúng ta cần nhận ra 8 sự nghĩ ngơi ngắn và 10 sự tô điểm.  Những sự nghĩ ngơi ngắn, hay nhàn rỗi, là những tình trạng tạm thời của sự giải thoát khỏi 8 hoàn cảnh không nhàn rỗi.

(Từ trong 8 hoàn cảnh không nhàn rỗi ngăn trở sự thực hành Phật Pháp, là 4 hoàn cảnh không phải con người như bị tái sanh như:

* một chúng sanh bị kẹt trong một thế giới không được thư thái (địa ngục),

* một chúng sanh quỷ đói (ngã quỷ),

* một chúng sanh bò trườn (súc sanh),

* một chúng sanh sống lâu trên trời (chư thiên),

4 hoàn cảnh con người không được thư thái như bị tái sanh làm

* một kẻ man rợ sống trong những vùng biên địa hoang dã,

* trong một vùng đất nơi không có Phật Pháp,

* với tàn tật nghiêm trọng,

* chấp giữ một quan điểm vọng tưởng một cách bản năng về đời sống, phủ nhận sự thật.

Từ trong 10 hoàn cảnh phong phú là có thể được thực tập Phật Pháp (10 sự hổ trợ),

5 hoàn cảnh cá nhân là được tái sanh như

* một con người,

* ở vùng trung tâm của Phật Pháp,

* với đầy đủ năng lực,

* không còn bị trải nghiệm những hậu quả từ việc phạm phải những hành vi tiêu cực trầm trọng nhất,

* tin tưởng từ bản năng trong những sự thật.

5 hoàn cảnh xã  hội có thể thực tập Phật Pháp là được tái sanh

* nơi và khi một Đức Phật xuất hiện,

* đã giảng dạy Phật Pháp,

* Phật Pháp vẫn còn được duy trì,

* với một cộng đồng tăng ni theo gương của Đức Phật,

* với sự hổ trợ bi mẫn khác từ cộng đồng tăng ni.

Điều thứ nhất trong những hoàn cảnh không được thư thái là có tư duy vọng tưởng đối kháng. Những ai nói năng một cách đối kháng rằng thần thông là không thể có - hay ngay cả không thể thấy những chúng sanh tái sanh vào một hoàn cảnh mà trong ấy giáo huấn của Đức Phật hiện hành - là hoàn toàn không thể theo đuổi sự thực tập Phật Pháp, và đôi khi chán nản đến mức muốn tự tử.

May mắn thay chúng ta không giống như vậy. Chúng ta mạnh khỏe, với một thân thể tráng kiện và một sự thông minh khôn ngoan để thấu hiểu. Thí dụ, có một người Âu Mỹ ở đây với chúng ta; người Tây Tạng gọi là "những người tóc vàng", nhưng một số tóc đậm, một số tóc đỏ, và ngay cả một số hói đầu! Và những người sanh ở Trung Hoa có thể không có cơ hội để thực tập Phật Pháp. Tuy nhiên, những  người ngoại quốc ở đây, mặc dù sinh ra trong một quốc độ chưa có sự hiện diện của Phật Pháp, nhưng đã nghe về nó và những thuận lợi của nó, và họ đã đến đây để học hỏi.

Có một điểm tranh luận ở đây như những người đến từ Hoa Kỳ đến từ Bắc Bán Cầu. Có phải họ có những nghiệp chướng nặng nề không, nhưng không phải như vậy. Theo kinh điển, những người đến từ Lục Địa Phía Bắc (Bắc Cư Lô Châu) không làm chủ sở hữu và không có tài sản - nhưng ở Hoa Kỳ, người ta rất tiến bộ rất thịnh vượng và giàu có vật chất! Cũng dường như Phật Giáo rất hấp dẫn ở USA, bởi vì có nhiều người nhập cư từ những nơi như Trung Hoa, Nhật Bản, và Việt Nam mà truyền thống cha  mẹ họ là Phật Giáo. Cũng có rất nhiều người Hoa Kỳ đã từng có được sự tiếp xúc với Phật Giáo Tây Tạng và có một sự quan tâm đã sinh khởi ở đấy.

Đây là tất cả những gì thảo luận về một trong những trường hợp không thư thái mà thân người quý giá được tự do. Tái sanh với một thân người là khó đạt được, nhưng ngay cả nếu được tái sanh như con người thì những khả năng để gặp gở Phật Pháp là rất ít. Ngay cả nếu chúng ta đã gặp Phật Pháp, nếu chúng ta khiếm khuyết trong dạng thức của việc bị tàn tật nặng nề và thất học, thì cơ hội bị đánh mất.  Và ngay cả nếu chúng ta không bị tàn tật nặng nề, vẫn có thể là chúng ta được sanh ra với một thái độ cực kỳ vọng tưởng đối kháng, và như vậy thì thật sự trở ngại cho khả năng phát triển của chúng ta.

Thật hữu ích nếu chúng ta nhìn vào những hoàn cảnh khác nhau không được thư thái này, và nghĩ: " Tôi có thể bị sanh trong một tình trạng như vậy dễ dàng như thế nào, và thật may mắn như thế nào để tôi được tự do khỏi thứ ấy." Khi chúng ta nghĩ một cách rất mạnh mẽ về hoàn cảnh này, chúng ta đã thoát khỏi một hoàn cảnh không được thư thái, và rồi thì chúng ta phát triển một cảm nhận lớn lao về hạnh phúc và tự do, đó là một bộ phận của việc thiền quán này.

Trong 10 hoàn cảnh phong phú giàu có, được sinh ra như một con người, trong một vùng đô hội và v.v…là những sự phong phú từ chính phía cá nhân của chúng ta. Cũng có những sự phong phú từ phía xã hội, chẳng hạn như được sanh ra ở một thời điểm khi Đức Phật hiện diện, khi giáo huấn Đức Phật phát triển, và khi có những người thí chủ hổ trợ và người ta thực tập chúng.

Bây giờ, tất cả chúng ta có 8 hoàn cảnh thư thái. Trong khi có thể khó để gặp gở tất cả những phẩm chất của 10 điều phong phú, điều quan trọng nhất là 8 hoàn cảnh thư thái, hay nhàn nhã, mà chúng ta có. Đó là tại sao, trong nhiều luận điển, chúng thường nói về thân thể rất thư thái này, thân thể nhàn nhã này, bởi vì đây là những thứ mà tất cả chúng ta thật có. Tất cả vấn đề này là, nếu chúng ta có một cơ hội lớn, kiếp sống con người quý giá này, thì chúng ta không thể để nó lãng phí; chúng ta cần tận dụng để làm lợi lạc.

Làm sao để chúng ta thật sự tận dụng thân người quý giá này? Con người đến từ Bắc Cư Lô Châu bị loại khỏi sự thư thái và tự do này - chỉ những người đến từ ba lục địa khác[1]. Việc nghĩ về tầm quan trọng của sự quý giá này và hành động trên căn bản mà chúng ta có, thì chúng ta có thể đạt được tất cả những thể trạng tịnh hóa của Giác Ngộ (bodhi): tên là, những thể trạng thanh tịnh của một A la hán hay Thanh Văn hay Duyên Giác Phật, hay thể trạng tinh khiết của một Đức Phật toàn giác. Thân người quý giá này là căn bản mà trên ấy chúng ta thật sự có thể đạt được bất cứ những mục tiêu tâm linh lớn lao này. Ngoài thân người quý giá, thì không có căn bản nào khác mà từ ấy chúng ta có thể phát triển một xu hướng tâm giác ngộ mạnh mẽ (bodhichitta). Thân người quý giá này điều gì đó cần thiết tuyệt đối nhằm để thực hành con đường tu tập mật tông, như ngài Long Giác (Nagabodhi), một đệ tử của Long Thọ, giải thích trong trình bày của ngài về những giai tầng tu tập.

Kiếp sống con người quý giá mà chúng ta có trên lục địa này là một thân thể của những hành động. Chúng ta sống trên vùng đất của hành động này, có nghĩa là, căn cứ trên những hành vi đa dạng, chúng ta có thể có một đời sống hoặc dài hoặc ngắn, và chúng ta có thể đạt được nhiều thứ trong kiếp sống này. Vì chúng ta được sinh ra trong vùng đất của hành động - Nam Thiện Bộ Châu (Nam Lục Địa) - thật có thể bằng những hành động của chúng ta để đạt đến điều gì đó trong kiếp sống này. Cho nên, kiếp sống con người quý giá này là điều gì đấy cực kỳ mãnh lực. Thêm vào điều này, nếu kiếp sống con người quý giá có 8 phẩm chất tốt đẹp chín muồi, thế thì khi chúng ta nghĩ về những nguyên nhân cá nhân và bản chất của 8 điều này, chúng ta sẽ gia tăng năng lực của chúng ta để đạt được tất cả những mục tiêu của chúng ta. Có được năng lực như vậy và quăng bỏ nó đi thì thật là lãng phí, có phải không?  Giống như là chúng ta có một vật gia bảo quý giá làm bằng vàng để sử dụng như căn bản tài chánh để hổ trợ cho đời sống của chúng ta; nhưng thay vì thế, chúng ta lại chỉ lãng phí nó. Đó thật là một hoàn cảnh đáng buồn.

[8 phẩm chất tốt đẹp chín muồi cho một sự tái sanh thân người quý giá là:

* Có một sự trường thọ,

* Một thân tướng mạnh khỏe hạnh phúc,

* Một gia đình vốn tuyệt vời, đẳng cấp,

* Thịnh vượng,

* Lời nói tin cậy được,

* Sức mạnh và ảnh hưởng,

*  Một thân thể mạnh mẽ, bền bĩ chịu đựng, và một tâm thức mạnh mẽ hay ý chí năng lực to lớn.

* Là đại trượng phu, ở trong một xã hội truyền thống nghĩa là có nhiều cơ hội hơn.]

[See: General Introduction to the Initial Scope Teachings of the Graded Path (Lam-rim), Day Two.]

Khi chúng ta có nhận thức rằng lãng phí thân  người quý giá, ngay cả một giây, sẽ là một mất mát lớn, đây là nhận thức về sự tái sanh thân người quý giá. Kinh điển liên hệ đến những thuận lợi lớn lao của sự tái sanh thân người quý giá như hạt giống cho việc làm tăng trưởng tất cả những phẩm chất tốt đẹp, và một viên ngọc lớn đem tất cả mọi thành tựu đến cho chúng ta. Trong Hướng Dẫn Lối Sống Của Bồ Tát, Tịch Thiên nói, "Như vậy, đã có được sự nhàn nhã như thế này, nếu tôi không làm cuộc sống cấu thành một xu hướng [tích cực], thì không có gì tự lừa dối hơn điều này; không có gì ngu xuẩn hơn điều này ...Thế nào đấy, đã có được một sự tái sanh lợi lạc, rất khó tìm, nếu bây giờ, trong khi có thể phân biệt, tôi lại tự lôi tôi xuống một thế giới khổ đau một lần nữa, rốt cuộc là không có một tâm thức như trong khi ở đây, giống như bị choáng váng bởi một sự quyến rũ bùa phép. Nếu tôi không biết những gì làm cho tôi quá ngu ngốc, à, có điều gì đấy trong đầu tôi?"

Trích dẫn này từ Tịch Thiên tương tự như những gì Aryashura nói: "Một khi chúng ta đã có cơ hội quý giá này, chúng ta nhất quyết không vứt bỏ nó đi bởi vì, nếu chúng ta bị rơi vào một tình trạng không thể chịu đựng nổi nào đó, giống như bị kẹt trong thế giới địa ngục không niềm vui, thì chúng ta sẽ không có cơ hội để cải thiện điều kiện của chúng ta." Cho nên chúng ta cần nghĩ vấn đề chúng ta may mắn như thế nào, rằng chúng ta đang ở trong một hoàn cảnh mà trong ấy chúng ta thật sự có thể làm điều gì đó về những gì xảy ra cho chúng ta.

Nếu thân người quý giá này, với 8 sự thư thái và 10 sự phong phú, là điều gì đấy dễ dàng để có được lần nữa và lần nữa, sẽ không quá buồn. Giống như một đứa bé, chúng ta có thể nghĩ, "Nếu tôi không có được thân người quý giá hôm nay hay ngày mai, thì chẳng bao lâu tôi thế nào cũng sẽ có được." Nếu điều này là như vậy, nó sẽ là một câu chuyện khác. Nhưng thực tế là đời sống con người quý giá này là cực kỳ hiếm hoi và khó khăn để có được. Để thấu hiểu điều này, trước nhất chúng ta cần nhìn vào nhân và quả - nếu những nguyên nhân là không hiếm hoi, thì những kết quả cũng sẽ như vậy. Nhưng chính những nguyên nhân là rất hiếm hoi.

Triết lý căn bản và quan điểm của Phật Giáo là mọi thứ sinh khởi một cách lệ thuộc vào những thứ khác: mọi thứ đến từ những nguyên nhân. Một sự tái sanh thân người quý giá không phải là điều gì đấy hình thành từ không khí, nhưng như một kết quả của những nguyên nhân. Những con người đến từ tinh trùng và trứng của cha mẹ họ, là những người đến từ những tinh trùng và trứng trước đây nữa, và vì thế nó diễn tiến, ngược lại tận cùng và qua quá trình tiến hóa. Những con người phát triển trong một môi trường mới bắt đầu trong một vũ trụ mới hình thành, một cách trình tự, xảy đến từ một thời điểm trước đây khi một vũ trụ như vậy chưa hiện hữu. Sự tiến triển như vậy qua những vòng luân hồi tiến bộ hơn từ những kiếp luân hồi trước đó, tất cả những hiện tướng này là kết quả từ nhiều nguyên nhân, như thế vớ nghiệp quả khác nhau của những chúng sanh khác nhau đó. Giống như những hình thức sống khác nhau trong vũ trụ đến từ những nguyên nhân, những áp dụng giống nhau như vậy đến sự tương tục tinh thần cá nhân của chúng ta và những  hình thức sống mà họ đón nhận.  Những hành vi mà chúng ta thực hiện trong quá khứ mang đến, như một tác động của những hành vi này, đến những sự sanh ra mà chúng ta có. Và những gì chúng ta làm trong kiếp sống này sẽ quyết định cho những sự tái sanh trong tương lai của chúng ta.

Sự tương tục tinh thần của chúng ta không luôn luôn duy trì giống như vậy. Nó khác  nhau như một cư sĩ và một tu sĩ với những thệ nguyện hay giới luật. Tăng và ni có một sự hấp dẫn trong việc dâng hiến toàn bộ đời sống của họ cho Phật Giáo. Và những gì làm nên một vị tăng hay ni? Đó là tác động của những thệ nguyện trong sự tương tục tinh thần của họ, những sự rèn luyện khác nhau, những tiết chế và v.v…, là những thứ đến từ chư Phật. Điều này hình thành qua một tiến trình của các nguyên nhân. Thí dụ, một tu sĩ có thể nghĩ, "Mặc dù như một tu sĩ tôi tuân theo những giới luật nào đó, nhưng nếu tâm thức tôi bị nhiễm ô bởi những thái độ phiền não, thì tôi sẽ lãng phí cơ hội mà tôi có." Thế nên chúng ta cần sử dụng một cách thích đáng thời gian và cơ hội mà chúng ta có. Ngay khi thức dậy trong buổi sáng, chúng ta thực hiện nhiều cầu nguyện và trì tụng đủ thứ. Nếu tâm thức chúng ta lang thang, chúng ta cố gắng kiểm soát đem nó lại. Chúng ta không thể đánh mất cơ hội - ngay cả nếu chúng ta cần phải tát vào mặt chúng ta để trở lại điểm hành thiền!

Điều gì đó đặc thù chúng ta muốn bảo về chống lại là việc nổi giận. Nếu chúng ta nổi giận với người khác, như Tịch Thiên nói trong Hướng Dẫn Lối Sống Bồ tát, là nó sẽ phá hủy tất cả mọi năng lực tích cực mà chúng ta đã xây dựng trong sự tương tục tinh thần của chúng ta. Tịch Thiên, cũng nói với chúng ta rằng nguyên nhân cho sự nổi giận là rất nhiều, bởi vì không chỉ chúng ta nổi giận với những  người chọc tức ta, mà chúng ta thậm chí trở nên không kiên nhẫn với những con chim hót quá lớn! Chúng ta khó chịu không cần thiết  một cách quá dễ dàng vì thế chúng ta phải chăm sóc để cảnh giác với xu hướng này đối với sân hận. Chúng ta thấy điềm gì đó không may và chúng ta băn khoăn! Những con chó giữ cho chúng ta tỉnh thức về đêm và chúng ta nổi giận với chúng vì không để chúng ta ngủ! Tuy thế so sánh với những người Cộng Sản Hoa Lục, những kẻ cố gắng để bào chửa cho sự giết chóc, tra tấn và làm người khác đau khổ, thì chúng ta không quá tệ. Tối thiểu chúng ta thực hiện một nổ lực để là người tôn giáo, để làm những việc tốt, và để ở trên con đường đúng.

Chúng ta có thể đã học tập và rồi cảm thấy tự hào lắm,  nghĩ, "Tôi biết kinh luận rất giỏi, tôi là một vị thầy lớn, và mọi thứ có thể rơi trên vai tôi - tôi sẽ dạy mọi người." Nếu chúng ta có loại tâm tư kiêu ngạo ấy, và một cách đặc biệt nếu động cơ của chúng ta là giảng dạy để làm ra nhiều tiền và trở thành rất nổi tiếng, đây là một sự lãng phí hoàn toàn sự học hỏi của chúng ta. Tất cả những thứ ấy sẽ là vô nghĩa. Những người nào không tuân theo con đường tâm linh một cách đúng đắn thì giống như một con lừa kiệt sức dừng lại bên đường và không thể di chuyển hay làm thêm bất cứ tiến trình nào.

Người Cộng Sản Hoa Lục, không thừa nhận bất cứ tôn giáo nào và phê bình tới lui mỗi người, cũng tệ hại như chúng ta ở đây, mang y áo, đáng lẻ phải thực hiện những sự thực tập tôn giáo đủ loại, tuy thế thay vì vậy lại sử dụng thời gian phê phán tu sĩ bên trái làm thế này thế nọ, và tu sĩ bên phải làm thế nọ thế kia. Hành động trong cách này tạo ra nhiều năng lực tiêu cực hơn những người Cộng Sản Hoa Lục, cũng làm như vậy mà không thừa nhận bất cứ tôn giáo nào.

Nếu chúng ta không xây dựng nên những nguyên nhân trong kiếp sống này để đạt được thân người quý giá trong tương lai, một sự tái sanh như vậy là rất khó để đạt đến. Chúng ta có thể thẩm tra sự hiếm hoi của nó trong dạng thức của cả bản chất và số lượng của nó, chẳng hạn như sự kiện rằng có nhiều côn trùng hơn con người, thí dụ thế. Ngay cả nếu chúng ta không xem xét đến những chúng sanh bị kẹt trong thế giới không có niềm vui của địa ngục, và những con quỷ nanh vuốt đói khát, vì chúng ta không thật sự thấy chúng, nhưng chúng ta  vẫn không thể đếm một cách chính xác số lượng thú vật và côn trùng trong thế giới này. Vì thế, từ quan điểm về số lượng thật sự của con người trong mỗi hình thức sống, thì chúng ta có thể thấy rằng số lượng của những ai có đời sống con người quý giá là rất ít.

Ước lượng dân số địa cầu là 4.8 tỉ người (1985). Có bao nhiêu người trong số này có đầy đủ phẩm chất của sự tái sanh kiếp người quý giá, cả trong dạng thức những con số thống kê và nguyên nhân? Chúng ta cần tự hỏi mình, chúng ta thật sự có những điều kiện nguyên nhân hoàn toàn trong chúng ta để đạt được một sự tái sanh thân người quý giá không? Khi chúng ta nghĩ trong cách này, thì chúng ta có thể đánh giá đúng thử thách về vấn đề có ít người như thế nào được tái sanh thân người quý giá, và vấn đề khó khăn thế nào để tích tập những  nguyên nhân cho việc đạt đến sự tái sanh thân người quý giá.

Như sự thiết lập Giáo Pháp, nó được tạo thành không phải vì lợi ích của chính các Đức Phật, nhưng vì lợi ích của những ai muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau - những chúng sanh như chúng ta. Và nó được dạy để làm cho chúng ta có thể kiểm soát và thuần hóa tâm thức chúng ta. Những hoàn cảnh nào có lợi cho điều này? Nếu chúng ta có hoàn cảnh ngoại tại của việc có một vị hướng dẫn tâm linh đầy đủ phẩm chất và hoàn cảnh nội tại của một sự tái sanh thân người quý giá, thì chúng ta có khả năng để thực hiện một tiến trình và đạt đến những mục tiêu này. Nếu chúng ta thậm chí nghĩ xa hơn, từ một trình độ sâu xa hơn, trong dạng thức của Phật tánh, quả vậy chúng ta thật có tất cả những nhân tố thiết yếu sẽ cho phép chúng ta tiến hóa hoàn toàn thành những Đức Phật. Với tất cả những căn bản, nguyên nhân và hoàn cảnh sẳn sàng, không có lý do gì tại sao chúng ta không đạt đến những mục tiêu của chúng ta.  Lời nhắc nhở không lãng phí lần này là điều gì đó mà chúng ta phải để ý ngay bây giờ, không phải "năm tới", hay trong một tương lai mơ hồ nào đó. Chúng ta không thể bỏ lở thời điểm này! Đây là bởi vì cuộc sống có thể thật là ngắn ngủi, và cung cách tốt nhất để tận dụng sự tái sanh thân người quý giá của chúng ta là để phát triển khuynh hướng tâm giác ngộ - tâm bồ đề - hay bodhicitta.

Vậy thì chúng ta hãy phản chiếu, một cách sâu sắc, trên vấn đề một kiếp sống con người quý giá có thể hiếm hoi và ngắn ngủi như thế nào. Chúng ta hãy quyết tâm, một cách dứt khoát, để sử dụng nó trong một cách tận lực nhất, thực hiện cầu nguyện và thỉnh cầu để làm điều này bằng việc phát triển khuynh hướng tâm giác ngộ. Đây là hoàn tất sự chuẩn bị đầu tiên.

Ẩn Tâm Lộ, Wednesday, January 21, 2015

Bài liên hệ

PHẦN 1
PHẦN 2
PHẦN 3
PHẦN 4
PHẦN 5
PHẦN 6



[1] Nam Thiện Bộ Châu, Tây Ngưu Hóa Châu, Đông Thắng Thần Châu.


TRÍCH DẪN (1) TỪ 
LUẬN GIẢI VỀ SỰ RÈN LUYỆN NHƯ TIA SÁNG 

Tuệ Uyển 

 

Giáo lý nhà Phật không chấp nhận một đấng tạo hóa mà nói rằng mọi thứ sinh khởi một cách tương duyên hay duyên sanh. Thế nên bất cứ điều gì xảy ra hình thành trong một cung cách rõ ràng và thứ tự, bằng phương tiện của nhân và quả..

The teachings of the Buddha do not accept a creator. They say that everything dependently arises. So whatever happens comes about in a rational and orderly manner, by means of cause and effect.

Không phải là có một đấng tạo hóa quyết định mọi thứ xảy ra. Mọi thứ hình thành bởi các nguyên nhân và hoàn cảnh và nếu chúng ta cố gắng nhận diện các nguyên nhân, chúng ta sẽ phải nói rằng mọi thứ đến từ nghiệp. Nghiệp, hóa ra, hình thành trong những điều kiện tâm thức đa dạng của con người và những thứ khác nhau mà họ làm, một cách đặc biệt họ làm lợi lạc hay tổn hại người khác như thế nào

It is not that there is some creator that just wills things to happen. Everything comes about by causes and circumstances and if we try to identify the causes, we would have to say that things come from karma. Karma, in turn, comes about in terms of various people’s minds and the various things that they do, particularly how they benefit or harm others.

Hạnh phúc và sự vắng bóng của rắc rối và khổ đau không phải đến chỉ từ việc cầu nguyện với Đức Phật ban hạnh phúc cho chúng ta. Chúng đến từ nổ lực của chính chúng ta trong dạng thức của vấn đề chúng ta có tịnh hóa tâm thức của chúng ta về những thái độ tiêu cực và rèn luyện chúng để có những thái độ tích cực hay không.

 Happiness and the absence of problems and suffering aren’t going to come from just praying to the Buddha to give them to us. They come from our own efforts in terms of whether we have cleansed our minds of negative attitudes and trained them to have positive ones. 

Chúng ta không giải thích rằng có một vị Thượng đế  nào đó ban hạnh phúc cho chúng ta qua sự phù hộ và gia ân của ngài, mà đúng hơn là năng lực của cá nhân con người và năng lực của Đức Phật là đồng đẳng. Mặc dù chúng ta có thể đạt được sự truyền cảm hứng từ chư Phật, nhưng điều căn bản mà chúng ta phải làm là thuần hóa tâm thức chúng ta.

We don’t explain that there is some god who gives us happiness through his blessings and grace, but rather that the power of individual people and the power of the Buddha are equal. Although we can gain inspiration from the Buddhas, the basic thing we have to do is tame our minds. 

Bất chấp hoàn cảnh là gì, bất cứ chúng ta làm điều gì, thật rất quan trọng để có một động cơ thích đáng. Với động cơ thích đáng, bất cứ điều gì chúng ta làm cũng có thể trở thành hành vi xây dựng.

No matter what the situation is, whatever we do, it is very important to have the proper motivation. With the proper motivation, whatever we do can become constructive activity.

Ngay cả việc lắng nghe giáo huấn này chỉ để đạt được giải thoát khỏi vòng luân hồi cũng là một lỗi lầm lớn. đúng hơn chúng ta cần phát triển một xu hướng của tâm giác ngộ (bodhichitta), hãy nghĩ: "Tôi đang lắng nghe giáo lý này để đem tôi đến gần Giác Ngộ hơn vì thế tôi có thể giúp đở mọi người một cách tốt đẹp nhất" - đây là loại động cơ chúng ta cần có.

 

Even listening to these teachings just to gain liberation from samsara is a big mistake. Rather, we need to develop a bodhichitta aim, thinking: “I’m listening to this to bring me closer to enlightenment so that I can be of best help to everybody” – this is the type of motivation we need to have.

Có những giáo huấn về vấn đề đệ tử cần lắng nghe như thế nào, tương tự như sử dụng những bình chậu. Để giữ bất cứ thứ gì, một chiếc bình không được úp xuống, có một lỗ dưới đáy, hay bị dơ bẫn bên trong. Vì vậy, chúng ta cần phải rất cởi mở và ghi nhớ những gì chúng ta nghe, và không được trộn lẫn với những định kiến.

There are teachings about how the disciple needs to listen, using the analogy of a vessel. To hold anything, a vessel must not be upside-down, have a hole in its bottom, or be dirty inside. Thus, we need to be very open and retain what we hear, and not mix it with prejudices.

 

Chúng ta cần lắng nghe nhằm để tiếp thu những thứ mà chúng ta chưa bao giờ học hỏi trước đây và bất cứ điều gì chúng ta học hỏi được, chúng ta cần đem vào thực hành ngay lập tức. Đây là vấn đề chúng ta rèn luyện tâm thức xảy ra như thế nào.

We need to listen to order to learn things we’ve never learned before, and whatever we learn from them, we need to put them into immediate practice. This is how the training of the mind comes about.

Hãy chính niệm với nghĩa lý của giáo huấn để tiếp nhận sự truyền khẩu giáo huấn; không chỉ là để âm thanh đi vào. Giáo nghĩa đang được giải thích ở đây và chúng ta cần cố gắng để tiêu hóa chúng, không chỉ ngồi đấy. Xa hơn, chúng ta không chỉ nghĩ, "Vâng, vâng, đúng đấy," và rồi không làm gì để thay đổi thái độ của chúng ta. Đấy là một lỗi lầm lớn.

Be mindful of what it means to receive an oral transmission: it’s not just letting sounds go in. Things are being explained here and we need to try to digest them, not just sit there. Further, we don’t just think, “Yeah, yeah, that’s right,” and then do nothing about it to change our behavior. That’s a big mistake.

Lợi ích của việc tham gia một buổi thuyết giảng, của việc lắng nghe Phật Pháp, không phải cho Đức Phật, không phải cho lạt ma. Kyabjey Ling Rinpoche thường nói, "Không phải vì lợi ích của tôi mà quý vị học hỏi Phật Pháp. Nếu quý vị nghĩ nó tốt cho quý vị, thế thì tuân theo nó." Đây là tinh túy.

The benefit of following a discourse, of listening to the Dharma, is not for the Buddha, nor for the lama. Kyabjey Ling Rinpoche often said, “It is not for my benefit that you are following the Dharma. If you think it is good for you, then follow it.” This is the essence.

Khi thực hành Phật Pháp, không cần phải kiêu hảnh về nó với người khác. Chúng ta không làm việc này vì lợi ích của Đức Phật, chúng ta thực hiện việc này vì lợi ích của chính chúng ta, để cải thiện chính chúng ta. Nếu nó vì lợi ích của những đấng cao cấp nào đó, thì đấy là một sai lầm lớn trong thái độ đối với việc thực hành Phật Pháp.

When practicing the Dharma, there’s no need to boast of it to others. We are not doing it for the benefit of the Buddha, we are doing it for our own benefit, to improve ourselves. If it is for the benefit of some higher beings, it is a great mistake in attitude toward the practice of the Dharma,

 

Bất chấp chúng ta ở đâu, ở Trung Hoa hay Tây Tạng, trong những người Ấn Độ hay ở phương Tây nơi có những tiến trình vật chất lớn lao. Bất cứ hạnh phúc nào có trong một hoàn cảnh, nó đến từ một tâm thức có được thuần hóa hay không. Bất chấp ngoại cảnh như thế nào, nếu tâm thức không được thuần hóa, thì chúng ta cũng không hạnh phúc. Mọi thứ đến từ thái độ của tâm thức chúng ta.

It doesn’t matter where we are, in China or in Tibet, among the Indians or in the West where there is great material progress. Whatever happiness there is in a situation, it comes from whether the mind is tamed. No matter what the external situation is, if the mind isn’t tamed, we’re not happy. Everything comes from our attitude of mind.

 

Mọi người có xu hướng và mong ước được hạnh phúc, của việc muốn loại bỏ các rắc rối của họ, và trên căn bản ấy và phù hợp với những ý kiến của họ về phương pháp thật sự là gì, họ tiến hành việc cố gắng để đạt đến nó. Một số người nghĩ rằng họ sẽ có được hạnh phúc này từ việc làm tổn thương và lợi dụng người khác vì thế họ mới có thể có được lợi ích. Ngay cả nếu họ hành động như vậy, chúng ta có thể thấy rằng gốc rể những hành động của họ là trên căn bản mong ước mà tất cả chúng sanh có, đó là được hạnh phúc và lìa xa khỏi những rắc rối của họ.

Everybody has the intention and wish to be happy, of wanting to get rid of their problems, and on that basis and according to their own ideas of what the actual method is, they go about trying to achieve it. Some think that they are going to get this happiness from hurting people and taking advantage of them so that they can get some profit. Even if they act like that, we can see that the root of their actions is this basic wish that all beings have, which is to be happy and to be parted from their problems.

Nếu chúng ta nghĩ trong dạng thức của việc cố gắng làm lợi ích cho chính chúng ta trong kiếp sống này, thế thì sự suy nghĩ của chúng ta quá nhỏ hẹp. Nếu chúng ta chỉ nghĩ về những kiếp sống tương lai của chúng ta, xét cho cùng nó cũng quá hạn hẹp. Nếu chúng ta chỉ nghĩ trong việc đạt đến giải thoát cho chính chúng ta, đó cũng là một phạm trù quá nhỏ bé. Nếu chúng ta nghĩ trong dạng thức của việc hoạt động làm lợi ích cho mọi người, nếu chúng ta nghĩ trong dạng thức của việc trở thành một Đức Phật, thế thì đây chính là điều gì đấy mở rộng xa hơn. Và rồi thì dĩ nhiên, trên đường, chúng ta sẽ hạnh phúc trong kiếp sống này, cũng như trong tương lai.

If we only think in terms of trying to benefit ourselves in this lifetime, then our thinking is too small. If we think only of our future lifetimes, again it is too small. If we think just in terms of gaining liberation ourselves, that is also too small a scope. If we think in terms of working to benefit everybody, if we think in terms of becoming a Buddha, then this is something far more extensive. Then of course, on the way, we’ll be happy in this life too, and in the future as well.

 

Thật sự muốn có thể làm lợi ích cho tất cả mọi người và hạnh phúc và cảm thấy tích cực về việc này. Tối đa như chúng ta có thể, chúng ta cần thẩm tra thái dộ, động cơ, của chúng ta và làm nó trở thành một thứ tốt đẹp.

Really want to be able to benefit everybody and be happy and feel positive about this! As much as we can, we need to examine our attitude, our motivation, and make it a good one.

Đức Phật như một vị hoa tiêu vĩ đại của con thuyền sẽ đưa mọi người vượt qua biển luân hồi. Nhấn mạnh chính ở đây là xu hướng của tâm giác ngộ, như gốc rể của từ ái và bi mẫn.

The Buddha as the great navigator of the ship that will bring everyone across the ocean of samsara. The main emphasis here is on the bodhichitta aim, having as its root love and compassion.

Để làm lợi ích cho mọi người, chúng ta cần biết hoàn cảnh thật sự của tất cả những sự hiện hữu ấy. Không có gì không thể được bao gồm trong hai chủ đề này: mọi thứ tồn tại như thế nào và quy mô của những gì tồn tại.

To benefit everybody, we need to know the actual situation of all that exists. There is nothing that cannot be included in these two topics: how things exist and the extent of what exists.

Những ai trong chúng ta đến từ Tây Tạng có thể nghĩ trong dạng thức của 3 lớp người. Một là chấp nhận tôn giáo hay tâm linh, bất cứ loại nào, một là nghĩ tâm linh làm ra mọi rắc rối, và một là dững dưng, là thứ không nói tôn giáo là tốt hay xấu, nhưng chỉ nghĩ, "Quên nó đi". Hầu hết mọi người có loại suy nghĩ này.

Those of us who are from Tibet can think in terms of three classes of people. One that accepts religion or spirituality, whichever type it might be, one that thinks religion is the cause of all problems, and one that is indifferent, which does not say that religion is good or bad, but just feels, “Forget about it.” Most people have this type of thought.

Tôn giáo là điều gì đó đáng lẻ phải đem hạnh  phúc đến cho chúng ta. Nếu nó không mang đến hạnh phúc, thì giữ nó không có lợi ích gì. Chúng ta có thể vất nó đi.

Religion is something that is supposed to bring us happiness. So, if it doesn’t bring happiness, there is no use in keeping it. We can just throw it away.

Sự hoạt động của đấu tranh giai cấp để mang đến sự thay đổi trong toàn bộ hệ thống xã hội ở Tây Tạng là một tiến trình căn cứ trên sân hận, thù oán, và phẩn uất. Nó hoàn toàn không làm được gì cả. Nhưng nếu nó căn cứ trên thái độ Đại Thừa của xu hướng quan tâm cho người khác và thật sự muốn làm lợi ích cho họ, thế thì nó có thể làm lợi ích trong việc giúp đở con người cải thiện. Nhưng nếu căn cứ trên thù hận, thì nó là thảm họa.

The exercise of class struggle to bring about changes in the whole social system of Tibet is a process based on anger, hatred, and resentment. It doesn’t work at all. But if it were based on the Mahayana attitude of intense concern for other people and really wanting to benefit them, then it could be beneficial in helping people to improve. But being based on hatred, it is disastrous.

Con người không có loại đẳng cấp hay phân biệt bẩm sinh trong họ khi họ được sinh ra.

People don t have this type of class or division innate in them when they are born.

Nếu chúng ta nhìn vào những tôn giáo khác nhau vốn thừa nhận Thượng đế , tất cả họ nói rằng một cách căn bản chúng ta cần những con người tốt lành. Chúng ta cần cầu xin đến Thượng đế  và những gì xảy ra là ở trong tay của Thượng đế. Tuy thế, chúng ta vẫn cần hành động trong khuôn phép tín ngưỡng tôn giáo và chúng ta sẽ lợi lạc. Trong giáo lý nhà Phật, điều này hiện hữu thậm chí mạnh mẽ hơn làm cải thiện trong mọi thứ sẽ không phải đơn giản đến từ việc cầu xin Thượng đế , mà rằng tự chính chúng ta cần phải đặt nhấn mạnh của chúng ta và nổ lực của chính chúng ta, trong sự hoạt động của chính chúng ta.

If we look at the various religions that assert the existence of God, all of them say that basically we need to be good persons. We need to make requests to God and what happens is in God’s hands. But, nevertheless, we still need to act in a decent and religious manner and that will be beneficial. In the teachings of Buddhism, it appears even more strongly that improvement in things is not going to come simply from making requests to a god, but that we ourselves need to put our emphasis on our own efforts, on our own work.

 

Trong những tôn giáo hữu thần, dường như chúng ta không thật sự có bất cứ năng lực nào đối với mọi thứ. Chúng ta có thể thỉnh cầu đến Thượng đế  và, giống như cách mà Thượng đế  đã tạo ra vũ trụ, Thượng đế  tạo ra hạnh  phúc và bất hạnh của chúng ta. Căn cứ trên những lời cầu nguyện mà chúng ta đọc, có lẽ chúng ta có thể tiếp nhận những sự phù hộ nào đó và trở nên hạnh phúc, nhưng chúng ta thật sự không có năng lực cứu kính.

In the theistic religions, it seems as though we don’t really have any power over things. We can make requests to God and, just in the same way as God creates the universe, God creates our happiness and unhappiness. Based on the prayers that we say, we may perhaps receive some blessings and become happy, but we really don’t have the ultimate power.

Trong giáo lý nhà Phật, mặc dù chúng ta có thể thỉnh cầu và cầu nguyện để tiếp nhận sự "gia hộ" và truyền cảm hứng của chư Phật và v.v…, nhưng tự chúng ta phải làm những gì chư Phật đã làm. Chúng ta phải áp dụng nhiều phương pháp mà Đức Phật đã dạy chúng ta cho việc đạt đến hạnh phúc. Vì thế, tất cả những năng lực tùy thuộc vào chúng ta.

In Buddhist teachings, although we can make requests and prayers to receive the “blessings” and inspiration of the Buddhas and so forth, we ourselves have to do what the Buddhas did. We have to employ the many methods that Buddha taught for achieving happiness. Hence, all the power depends on us.

Sự bảo hộ và nương tựa trong những tôn giáo hữu thần đến từ bên ngoài: mọi thứ đến từ bên trên ban xuống cho chúng ta. Trong Phật Giáo, sự quy y nương tựa và bảo hộ đến từ bên trong, bằng việc phát triển chính chúng ta đạt đến thể trạng của một Đức Phật. Thay vì đến từ trên cao xuống chúng ta, mọi thứ hoạt động từ những nổ lực của chúng ta dưới đây đi lên.

The protection and refuge in theistic religions comes from outside: everything comes from above down to us. In the Buddhist religion, the actual refuge and protection comes from within, by developing ourselves to reach the state of a Buddha. Rather than coming from on high down to us, everything works from our efforts down here going up.

Thể trạng và mục tiêu cao nhất được diễn tả trong Ki Tô Giáo là gì? Nó là điều gì đấy tương tự, nhưng không hoàn toàn giống với cực lạc của chúng ta - nói cách khác, được sinh ra ở thiên đàng, trong một thế giới hạnh phúc của chư thiên. Điều tối cao mà quý vị có thể đạt đến bằng tất cả sự cầu xin của quý vị là được tái sanh trong thiên đàng, nơi quý vị sẽ rất hạnh phúc. Trái lại, khi chúng ta nói về giải thoát, điểm cứu kính trong sự thực tập của Phật Giáo, không chỉ đơn thuần là tái sanh trong một thiên đàng dễ thương. Đúng hơn, nó loại bỏ tất cả những vọng tưởng đủ thứ và các cảm xúc tiêu cực quấy rầy tâm thức chúng ta và xa rời những thúc đẩy nghiệp chướng sinh khởi và làm cho chúng ta hành động trong một cách không thể kềm chế, là những thứ lần lượt mang bất hạnh đến cho chúng ta. Cách thật sự để đạt đến giải thoát là không chỉ cầu nguyện để được tái sanh trong thiên đàng, mà là hành động thật sự để thuần hóa tâm thức, để loại trừ những phiền não khác nhau trong tâm thức và cải thiện thân thể; Phật Giáo căn cứ trên sự rèn luyện và cải thiện tâm thức.

What is the highest state and aim described in Christianity? It is something similar, but not quite the same as our pure lands – in other words, being born in heaven, in a celestial paradise. The best that you can achieve by all your requests is being reborn in heaven, where you will be very happy. In contrast, when we speak of liberation, the ultimate point of Buddhist practice, it is not merely rebirth in a nice heaven. Rather, it is getting rid of all the various delusions and negative emotions that disturb our minds and getting rid of the karmic impulses that come up and cause us to act in an unruly fashion, which in turn brings us unhappiness. The actual way to achieve liberation is not just to pray to be reborn in a heaven, but to actually work to tame the mind, to remove the various disturbances in the mind and the impulses that come up and cause unhappiness. And it’s not based on just training and improving the body; Buddhism is based on training and improving the mind.

 

Để cải thiện tâm thức, chúng ta phải tỉnh thức rất sâu sắc về thực tại là gì. Đúng là nếu chúng ta sử dụng những phương tiện thân thể khác nhau như lễ phủ phục, thực hiện ăn chay, trì tụng mật ngôn và thực tập thuyết giảng, chúng ta có thể xây dựng nên năng lực tích cực, là phước đức. Điều này rất hữu dụng. Nhưng căn bản chính cho việc đạt đến giải thoát là làm việc với tâm thức. Chính tâm thức sẽ là kết quả thật sự trong bản chất của những gì sẽ xảy ra.

To improve the mind, we have to be very deeply aware of whatreality is. It is true that if we use the various physical means such as prostrating, doing the fasting practice, saying the mantras and practice of the speech, we can build up positive force (positive potential, merit). This is very useful. But the main basis for achieving liberation is working on the mind. It is the mind that is in the nature of what the actual results will be.

 

Nếu chúng ta sẽ làm một vật gì bằng kim loại, thí dụ, nếu sản phẩm sau cùng được làm bằng thép, thế thì nguyên nhân cũng sẽ được làm từ thép. Chúng ta chỉ đơn thuần làm việc trên nguyên nhân vật chất, tạo dáng nó, uốn nắn nó và làm nó thành đối tượng mà chúng ta muốn. Giống như thế, cho dù chúng ta nghĩ về sản phẩm sau cùng như Giác Ngộ hay giải thoát, thì chúng ta cần tịnh hóa và định hướng tâm thức đến điểm, là chỗ mà nó được triển khai hoàn toàn phù hợp với bản chất căn bản của nó. Đấy là nguyên liệu mà chúng ta phải làm việc với, chính là tâm thức.

If we are going to make some object out of metal, for instance, if the final product is made out of iron, then the cause is also going to be made out of iron. We simply work on the causal material, shaping it, bending it and making it into the object we want. Likewise, whether we think of the final product as enlightenment or liberation, we need to purify and shape the mind to the point where it is operating fully in accord with its basic nature. That’s the material we have to work with, the mind.

 

Đối với việc rèn luyện tâm thức, thật quan trọng để biết làm cho nó hoạt động thế nào, tâm thức biết mọi thứ thế nào, khi chúng ta phải thật sự làm việc với những tâm thức của chúng ta. Chúng ta cần rèn luyện tâm thức chúng ta để đạt đến những sản phẩm sau cùng: thể trạng của một Đức Phật, Giác Ngộ, là thứ cũng được sản xuất từ tâm thức; nó là một sự định hình của tâm thức.

For training the mind, it is very important to know how it operates, how the mind knows things, as we have to actually work with our minds. We need to train our minds to achieve the actual final products: the state of a Buddha, enlightenment, which is also produced from the mind; it’s a shaping of the mind.

Có ba nhóm: là những người thích thú với tôn giáo, những người vô cùng chống lại tôn giáo, và những người dửng dưng. Trong đặc trưng của những người tôn giáo, có những người hữu thần: họ tin tưởng trong một Thượng đế  tạo hóa. Họ giải thích rằng hạnh phúc sẽ đến chỉ từ việc cầu xin và cầu nguyện đến một Thượng đế  toàn năng, đấng sẽ ban bố nó cho quý vị. Phật Giáo ở trong một phân phái khác của các tôn giáo, những người không thừa nhận một Thượng đế  tạo hóa, mà chỉ nói rằng hạnh phúc đến từ chính nghiệp quả của chúng ta, từ những khuynh hướng, những hạt giống và thói quen xây dựng nên sự tương tục tinh thần của chúng ta. Đây là tại sao những người Phật tử tự gọi là "những người bên trong" [nghiệp nội nhân sĩ] - hạnh phúc và năng lực tác động đến tương lai của chúng ta nằm ở bên trong [tâm thức]. Sự tập trung là ở "bên trong".

There are three groups: those who are interested in religion, those who are very much against it, and those who are indifferent. Within the category of those who are religious, there are those who are theistic: they believe in a creator god. They explain that happiness will come from just making requests and prayers to an almighty god who will grant it to you. Buddhism is within another division of religions, those that don’t assert an almighty creator god, but which just say that happiness comes from our own karma, from the tendencies, seeds and habits built up on our mental continuums. This is why Buddhists call themselves “insiders” – happiness and the power to affect our futures lie within. The focus is on “inside.”

Phật Giáo thừa nhận rằng chúng ta không có một tự ngã hay linh hồn cụ thể, không thay đổi đi từ những kiếp quá khứ đến tương lai và đấy là căn bản cho sự giải thoát.

Buddhism asserts that we do not have concrete, unchanging selves or souls that go from past 1ives to future lives and that are the basis for liberation.

 

Có nhiều loại tôn giáo. Chúng ta, như những người Phật tử, không thừa nhận một Thượng đế  như một đấng tạo hóa hay như một nguồn gốc của hạnh phúc. Cũng thế, chúng ta nói rằng không có một tự ngã hay linh hồn cụ thể đi đến giải thoát.

There are many various types of religions. We, as Buddhists, do not assert a god as a creator or as a source of happiness. Also, we say that there is no concrete self or soul that goes on to liberation.

Trong Phật Giáo, kiểu mẫu của hạnh kiểm là một thứ căn cứ vào bi mẫn, và quan điểm về thực tại là một thứ căn cứ trên duyên sanh, nhân và quả. Trên nền tảng ấy, giáo huấn Đại Thừa đặt sự nhấn mạnh vào bi mẫn và việc  phát triển xu hướng của một tâm giác ngộ (bodhichitta).

Within Buddhism, the mode of conduct is one that is based on compassion, and the view of reality is one that is based on dependent arising, cause and effect. On that foundation, the Mahayana teachings put the main emphasis on compassion and developing a bodhichitta aim.

Tâm giác ngộ - tâm bồ đề - như mặt trời như châu báu quý giá, và như thuốc men như thế nào. Châu báu loại trừ khốn khó của người nghèo. Tương tự, bởi vì tâm giác ngộ tiêu trừ nghèo khó là sự thiếu vắng của thực chứng, nó như kim cương. Nếu chúng ta có một viên kim cương khổng lồ, nó có thể vứt bỏ một khối lượng khổng lồ của nghèo khó. Nhưng ngay cả nếu chúng ta chỉ có một viên kim cương nhỏ, nó cũng có thể loại trừ sự nghèo khó của chính ta. Tương tự thế, ngay cả nếu chúng ta chỉ có một khía cạnh nhỏ của xu hướng tâm giác ngộ, nó sẽ có lợi ích lớn lao. Cho nên nó giống như viên kim cương.

Nó như mặt trời, giống như tia sáng mặt trời làm tiêu tan bóng tối, cho nên, nếu chúng ta phát triển tâm giác ngộ, nó sẽ tiêu trừ bóng tối của những hành vi phiền não và vọng tưởng trong chúng ta và trong tất cả chúng sanh. Ngay cả nếu chỉ có một vài tia sáng của mặt trời đến từ phía sau làn mây, chúng cũng sẽ xua tan bóng tối. Tương tự thế, ngay cả nếu chúng ta chỉ có một tâm giác ngộ nho nhỏ chiếu sáng qua những làn mây của những phiền não và vọng tưởng của chúng ta, như vậy cũng sẽ làm cho ánh sáng chiếu soi trong tâm thức chúng ta.

Tâm giác ngộ giống như thuốc men y dược, vì trong khi tất cả những bộ phận của cây thuốc, rể, vỏ, trái, cành, và lá đều là lợi lạc, ngay cả nếu chúng ta chỉ có một bộ phận của nó sẽ vẫn có giá trị thuốc men. Tương tự thế, nếu chúng ta đã phát triển hoàn toàn tâm giác ngộ, đấy là lợi lạc lớn; nhưng nếu thậm chí chúng ta chỉ có một phần nhỏ của nó, thì vẫn là lợi lạc. Điều này là thật  không chỉ trong dạng thức của tâm giác ngộ phổ thông, mà cũng trong dạng thức của thái độ rèn luyện tâm thức.

Những thuận lợi xa  hơn là tâm giác ngộ làm mọi người hoan hỉ; nó loại trừ ganh tỵ và v.v… Điều này thật sự quan trọng trong thế giới hiện nay, khi mà vọng tưởng cùng những cảm xúc và thái độ phiền não của mọi người đang gia tăng. Ngay cả ở Ấn Độ đây, trong hoàn cảnh như những người tị nạn của chúng ta, mặc dù chúng ta không có những tiến trình vật chất lớn lao, nhưng chúng ta thật có một số. Chúng ta đã xây dựng trường học, một số thương mại nhỏ, những thứ như vậy. Nhưng chúng cũng có thể là căn bản cho ganh tỵ và tranh đua. Cho nên chỉ có tiến trình vật chất là không đủ; tiến trình tâm linh là cần thiết đồng thời. Việc phát triển tâm giác ngộ loại trừ tất cả những thứ ghen tỵ và vọng tưởng này, và điều ấy là rất quan trọng và liên hệ bây giờ khi có hiểm họa rằng mặc dù chúng ta có một ít tiến trình ở Ấn Độ này, chúng ta có thể nghĩ rằng những hoàn cảnh ngoại tại đang giải quyết tất cả những vấn nạn của chúng ta. Đó là một vọng tưởng thật sự. Tôi đã từng thấy mọi người ở trong những hoàn cảnh cực kỳ thoải mãi về vật chất và, thường thì, họ hoàn toàn khốn khổ, với những hậu quả bất hạnh. Thế nên, thật quan trọng để hành động phát triển cả nội tại và ngoại tại.

How bodhichitta is like the sun, like a precious jewel and like medicine. Jewels eliminate the unhappiness of the poor. Similarly, because bodhichitta eliminates the poverty that is a lack of realizations, it is like a diamond. If we had a huge diamond, it could eliminate an enormous amount of poverty. But even if we had just a small diamond, it would eliminate our own poverty. Similarly, even if we have just a small aspect of a bodhichitta aim, it will be of great benefit. So it is like a diamond.

It is like the sun, for just as the rays of the sun eliminate darkness, so, if we develop bodhichitta, it will eliminate the darkness of disturbing actions and delusions within us and within all beings. Even if there are just a few rays of the sun coming from behind a cloud, they will eliminate darkness. Similarly, even if we have only a little bodhichitta shining through the clouds of our disturbances and delusions, that will also cause a light to shine within our minds.

Bodhichitta is like medicine, for while all the parts of a medicinal tree, the roots, the bark, the fruit, the branches and the leaves are of benefit, even if we have only one part it will still have medicinal value. Similarly, if we have fully developed a bodhichitta aim, it is of great benefit; but even if we have only a small part of it, it will still be beneficial. This is true not only in terms of general bodhichitta, but also in terms of attitude training.

Further advantages are that bodhichitta causes everybody to rejoice; it eliminates jealousy and so forth. This is especially important these days, when the delusions and disturbing emotions and attitudes of people are on the increase. Even here in India, in our situation as refugees, although we don’t have great material progress, we do have some. We’ve been able to build schools, some small businesses, such things as that. But they can also be the basis of jealousy and competition. So it is not enough to have material progress; spiritual progress is needed at the same time. Developing a bodhichitta aim eliminates all these jealousies and delusions, and that is very important and relevant now when there is the danger that even though we have a little bit of progress here in India, we might think that external circumstances are going to solve all our problems. That is a real delusion. I’ve seen people in situations of great material comfort and, often, they are absolutely miserable, with disastrous consequences. So it is important to work both externally and internally.

 

 

Ẩn Tâm Lộ 22/10/2015

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]