- Thông Tư An Cư
- Thư Cung Thỉnh An Cư
- Ban Chức Sự
- Lịch giảng
- Ban Duy Na Duyệt Chúng
- Danh sách Tăng Ni
- Danh sách Phật tử tại gia
- Danh sách cúng dường Trai Phạn
- Thời Khóa Biểu - Hiệu Lệnh
- Nội Quy Trường Hạ
- Chân dung Chư Tôn Đức
- Chân dung quý Phật tử
- Video: Lễ Khai Mạc Khóa An Cư kỳ 16 tại Chùa Pháp Bảo
- Danh sách cúng dường Trường Hạ
- Audio bài giảng
- Hình ảnh ngày 01
- Hình ảnh ngày 02
- Hình ảnh ngày 03
- Hình ảnh ngày 04
- Hình ảnh ngày 05
- Hình ảnh ngày 06
- Hình ảnh ngày 07
- Hình ảnh ngày 08
- Hình ảnh ngày 10
- Kỷ Yếu An Cư Khóa An Cư kỳ 16
- Video: Lục Độ Ba La Mật
- Video: Hành Trạng Chư Vị Thánh Ni
- Video: Truyền Thống An Cư
- Video: Bát Nhã Tâm Kinh
- Video: Bốn Pháp Tư Lương
Chùa Pháp Bảo là ngôi chùa tiêu biểu cho Phật Giáo Việt
Truyền thống An Cư Kiết Hạ nói cho đúng và đầy đủ là theo luật Phật hằng năm chư Tăng Ni phải chỉ định 1 trú xứ để dừng chân gọi là cấm túc trong 3 tháng của mùa Hạ ( thông thường là mùa mưa) và An cư là tịnh tu tập trau giồi giới đức đạo hạnh của hàng Tăng lữ xuất gia. Thế nhưng thay vì “Tam nguyệt an cư, cửu tuần kiết hạ” thì trường Hạ ở đây chỉ tổ chức có 10 ngày, và theo truyền thống thì chỉ có hàng xuất gia An Cư Kiết Hạ thì nơi đây lại có phân nửa là hàng Phật tử tại gia, đây là nét đặc thù của Giáo Hội PG Úc châu. Câu hỏi được đặt ra là có gì sai trong trường Hạ như vậy không? xin thưa rằng không, vì đây đã là Trường Hạ thứ 16 của Giáo Hội rồi và mọi pháp tác thành đều do Tăng già Yết ma theo Luật Phật chứ không ai được quyền thiết lập hay cải sửa.
Đặc thù thứ nhất của GHPGVN ở đất nước Phương Tây đa số mỗi chùa chỉ có 1 vị Thầy hay Sư cô, quý lắm thì cũng có vài tự viện được dăm vị phụ nhau hoằng pháp và tu hành. Nên không thể đóng cửa chùa suốt 3 tháng không ai trông nom và sinh hoạt địa phương bị đình trệ, nên tùy duyên mà rút lại còn 10 ngày. Giáo lý Đạo Phật tùy duyên bất biến và Giáo hội đã thể nhập vào đời với tinh thần bất biến nhưng tùy duyên. Và An Cư Kiết Hạ trở thành Kiết Đông tại Úc châu. Mùa Đông của Úc châu năm nay có vẻ lạnh hơn những năm qua nhưng cũng không ngăn cản được những tia nắng ấm xuyên qua từng bước chân của hành giả. Những hành giả Tăng tục nầy tùy theo duyên của cuộc đời mà đến cư trú ở quê hương lữ thứ Nam bán cầu, để rồi mùa Hạ nắng cháy ở các nơi trên thế giới lại là mùa Đông lạnh lẽo của Úc châu và mùa An Cư khoác lên chiếc áo Kiết Đông, nhưng cái lý bất biến vẫn được thực hiện như pháp với chương trình chuyên tu, học hỏi mỗi ngày và những giờ công phu thiền tọa từ sớm tinh mơ đến chiều tối đều được thực hiện nghiêm mật. Lợi ích thiết thật nhân thiên như Cúng Quá đường, thuyết pháp, hồi hướng công đức đều ấp ủ trọn vẹn trong khóa Kiết Đông.
Điểm đặc thù thứ 2 của Giáo Hội Phật giáo VN hải ngoại là các Phật tử tại gia cũng được phép tùng Hạ tu học suốt 10 ngày cùng chư Tăng Ni. Hầu hết những người Việt định cư ở một đất nước Phương tây thì đều hiểu rõ sự phát triển tột bực trong nền văn minh và hiện đại của khoa học công nghiệp, chính những cơn lốc tiêu dụng và vật chất nầy lôi cuốn cả hội nhân sinh vào dòng chảy mãnh liệt của nó. May thay Giáo hội Phật giáo đã tùy duyên mà tạo ra những bến bờ trú ẩn tâm linh cho hàng tại gia Phật tử, mỗi năm các Phật tử có cơ hội gần gũi hơn với Tam bảo để tự mình dấn thân trải nghiệm nếp sống của Thiền môn. Cái thời gian 10 ngày ở xứ sở công nghiệp nầy để các Phật tử tại gia dừng lại lắng nghe cái “Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến nầy” đây không phải là điểm đặc thù của các trường Hạ kiết Đông của PGVN ở Hải ngoại hay sao..? Có ai đó cho rằng tu học cả đời và tu trong muôn ngàn kiếp còn chưa biết được gì, huống gì an cư chỉ có 10 ngày mà không phải là 3 tháng thì có phải là vọng tưởng hư ảo chăng? Xin thưa cái vốn đã là tùy duyên mà cái thể bất biến đó của giáo lý đạo Phật thật nhiệm màu, ngay mỗi bước chân của hành giả với ý niệm bước đi và tiến tới đã có sự thành tựu. Công phu tu sửa cả đời chưa thấy gì nhưng hội đủ duyên lành thì cũng ngộ trong giây phút. Chúng ta đã dừng niệm ác trong vài phút giây rồi sẽ đến lúc dừng lại cả ngày tháng và cả cuộc đời, dừng lại ở bến giác 10 hôm cũng đủ thời gian để chúng ta lấy lại năng lượng và đi tiếp cuộc hành hương bất tận phía trước. Nhìn những tia nắng xuyên qua cành lá rồi vào tận hiên nhà, ai có biết những tia nắng nhỏ nhoi mong manh và ngắn ngủi ấy đã sưởi ấm biết bao tâm hồn cô độc của đêm Đông hay sự tỉnh thức trong bóng tối vô minh, tội lỗi..Ôi huyền diệu thay! Bài thánh ca Bát nhã vẫn vang vọng mỗi sáng chiều muôn đời bất biến rồi tùy duyên và tùy duyên mà lại bất biến nên trường Hạ Kiết Đông Pháp Bảo lại sắp trôi qua rồi...Năm sau trường Hạ của Giáo Hội sẽ đi về đâu ...hà thời, hà xứ..? Ai hay theo dòng thời gian không gian vô tận mà lòng hành giả trở thành vô quái ngại, Tát bà ha… bất biến tự bao giờ…