- 01. Lời thưa
- 02. Ni Trưởng Mahā Pajāpatī Gotamī
- 03. Tỳ-khưu-ni Yasodharā
- 04. Thánh nữ Visākhā
- 05. Tỳ-khưu-ni Khemā
- 06. Tỳ-khưu-ni Uppalavaṇṇā (cô gái hoa sen)
- 07. Hoàng hậu Sāmāvatī hiền đức
- 08. Tỳ-khưu-ni Dhammadinnā
- 09. Nữ Thánh đệ tử Uttarā
- 10. Tỳ-khưu-ni Bhaddā Kuṇḍalakesā
- 11. Tỳ-khưu-ni Paṭācārā
- 12. Tỳ-khưu-ni Ambapālī
- 13. Tỳ-khưu-ni Kisā-Gotamī
- 14.Hoàng hậu Mallikā
- 15. Cận sự nữ Suppiyā
- 16. Mẹ Mātikagama
- 17. Tỳ-khưu-ni Subhā
- 18. Hoàng hậu Mahāmāyā
- 19. Cô gái con người thợ dệt
- 20. Cô bé Puṇṇā & nàng Sujātā
(Cúng dường vi diệu)
Siddhattha Gotama sau sáu năm đại khổhạnh, chỉcòn là bộxương khô, đã gần bên cái chết, một ý nghĩ khởi sanh nơi chàng: “Sự khổ hạnh, ta cũng đã khổhạnh tận cùng. Ta cũng đã vắt kiệt nước dục lạc ngũ trần ởnơi ta để cho cái thân không còn một chút cảm giác nào - thếnhưng nội tâm ta cũng không an ổn. Trong quá khứ, hiệntại hay vị lai - các sa-môn, bà-la-môn nếu có hành khổ hạnh,chịu mọi sự đau đớn, quằn quại, khốc liệt, kinh khủng – thìcó lẽ cũng không hơn ta được. Ta đã cảm nghiệm sự tươngquan giữa thân và tâm; nó là cái gì không thể tách rời. Hànhhạ xác thân, như vậy cũng có nghĩa là hành hạ tâm trí. Khổhạnh, theo sự thấy biết lẫn sự chiêm nghiệm sâu sắc của ta làmột pháp môn sai lầm”.
Nhưđọc được ý nghĩ của Siddhattha, trời Sakka muốn củng cốnhận thức đúng đắn cho chàng, nên nhưviên lực sĩ co duỗi cánh tay, đã hiện xuống khu rừng Uruvelā trong dáng dấp một gã chăn bò lang thang ôm cây đàn ba dây. Chàng nhạc sĩ lang thang nhưvô tình ngồi nơi tảng đá dưới gốc cây, bắt đầu thửdây đàn. Sợi thứnhất, quá “chùng” nên âm thanh “bùng bình... bùng bình” không ra gì cả. Chàng nhạc sĩ mỉm cười, qua sợi dây thứhai, hắn vặn “căng” lên, căng mãi nên sợi dây đứt phụp! Đến sợi dây thứba, hắn cẩn thận, từtừ, căng ra nhưng căng từtừ, đến độchừng mực, vừa phải... rồi hắn gảy một khúc nhạc. Ôi, âm thanh nhưtừng hạt bảo châu thanh trong va động giữa không gian; sau đó, lại du dương, trầm bổng, thánh thót nhưgiọng chim hòa tấu.. nhưcung đàn muôn điệu của mùa xuân. Thếrồi, gã nhạc sĩ lang thang rời tảng đá, vừa đi vừa gảy vừa hát. Ôi, tiếng đàn, khúc nhạc, lời ca... nhưquyện lẫn, chan hòa, vui tươi, hoan hỷ... chảy tràn ra, len thấm vào mây trời, len thấm vào từng đầu cây, cọng cỏ... xa dần rồi biến mất. Siddhattha ngồi lặng. Nắng loãng nhẹvà mỏng, hiu hiu, mơn man, vuốt nhẹlên làn da khô gầy, đen đỉu. Một cảm giác dễchịu, an bình đi sâu vào tâm hồn. “Chùng quáthì không gảy được. Căng quá thì đứt. Khi nào sợi dây đàncăng đúng độ, chừng mực... thì âm thanh mới tuyệt hảo”.
Siddhattha lại nhớrằng, thuởấu thơ, lúc đi dựlễhạđiền với vương phụ, chỉcần ngồi hít thởthanh thản là đi được vào định sơthiền. Trong tháng năm thực tập thiền bốn nấc của đạo sưĀlāra, đôi khi chàng trú thâm sâu vào hỷlạc. Do thân an vui, tươi mát nên tâm cũng được an
vui, tươi mát. Nhưvậy là có một loại thực phẩm, đó là hỷ lạc, nó nuôi dưỡng tâm nên thân cũng được khỏe khoắn,nhẹnhàng, dễchịu.
Và kểtừkhi đi lên các tầng thiền vô sắc là ta đã từbỏhỷlạc, chỉcòn cảm giác xảquân bình, và sống trong thếgiới của không, của thức, của tưởng vi tế.
Rồi chàng nghĩ tiếp: “Đời sống, cái được gọi là đời sống là cái gì nhỉ? Nếu được gọi là đời sống thì phải là toàn bộ thực tại, toàn bộ thân và tâm, nghĩa là toàn bộ thân sắc, cảm giác, tri giác, ý chí và nhận thức. Vậy tại sao ta muốn từ bỏ cái này, tìm kiếm cái kia? Tại sao ta đã có thời gian muốn từ bỏ cảm giác - chỉ sống với cái “tưởng” mà thôi? Còn khổ hạnh là gì? Triệt tiêu thân xác chăng? Ta muốn diệt cái thân xác chăng? Và dẫu ta đã tận trừ cảm giác và thân xác cho đến hồi gần như chết thì ta có được gì? Dây đàn căng thì nó sẽ đứt”.
Nhưtìm ra đáp số. Chàng chậm rãi đứng dậy, dịu dàngđưa mắt nhìn quanh. Hít một hơi thởđầy, chàng chợtnghe hương rừng thơm ngát. Nhiều sắc hoa nởđẹp màtừlâu chàng đã không thấy. Một chú sóc vàng chợt xùđuôi trong hốc cây, thò lỏmắt nhìn chàng. Siddhattha cúixuống nhìn mình: Thật là không còn nhân dạng gì. Tấmáo vỏcây, lá cây... đều rách nát tảtơi. Chỉcòn bộxươngkhô lủng lẳng đeo dính các đốt xương lại với nhau. Nướcda vàng ròng mỹdiệu với sắc tướng phi phàm, bây giờrõlà bóng ma một con quỷđói. “Ta phải tìm một tấm vải bó tử thi nào còn lành lặn, xuống sông tắm rửa sạch sẽ rồi ta sẽ bắt đầu đời sống tu tập theo lời mách bảo của gã nhạc sĩ lang thang, nghĩa là không ‘chùng’ quá mà cũng không ‘căng’ quá!”
Kiếm một cây gậy, chàng chống từtừvà chậm rãi lêtừng bước qua bên kia nghĩa địa. Đi năm bảy bước, chàngphải dừng lại đểthở. Riết rồi cũng đến nơi. Tìm là có. Ồ,một tấm vải màu vàng đất bó gọn một tửthi chẳng rõ namhay nữquăng bỏđây đã lâu. Chàng nói nhỏ: “Hãy cho tatấm vải mà ngươi đã không còn sửdụng nữa. Ít hôm nữathôi là thân xác ngươi cũng trảvềcho tứđại”. Chàng rúttấm vải, phải dùng sức mạnh, thởgấp mới lấy tấm vải rađược. Tấm vải dính máu, dính mủđã khô.
Siddhattha lần đến bờsông, dựa bên mép sông có mấy tảng đá, chàng giặt sạch tấm y, phơi trên đá, sau đó tắm rửa, kì cọrất lâu. Dừng lại, thởmột hồi rồi chà xát cho kỳ hết bụi đất, cáu ghét, lớp da chết trên người. Sau đó, do mệt quá, Siddhattha nằm ngủmột giấc vô tư, vô lự. Khi
tỉnh dậy, chàng nghe tinh thần sảng khoái, lấy tấm y vang đất đã khô ráo, quàng vào người rồi cất bước lên hướng rừng. Do sức lực dường nhưđã sửdụng hết năng lượng cuối cùng, chàng nằm gục trên đám cỏ. Nằm bất tỉnh nhưthếkhông biết bao lâu - thì có một bé gái, theo lệthường mang sữa đề-hồ, bánh, hoa trái đến cúng cho thần linh tại gốc cây gần đó. Trông thấy một vịsa-môn gầy khô, nằm thoi thóp thở, cô bé biết nhà tu khổhạnh này do đói đã quá lâu ngày nên kiệt lực. Động mối từtâm, cô bé đã tựý quỳ xuống bên cạnh, lấy ngọn lá làm thìa, đổchút ít sữa vào miệng. Khi những giọt sữa đầu tiên đi từmôi, chàng nhắp nhắp, qua lưỡi, thấm xuống cổhọng rồi đi vào dạdày; cảm giác dễchịu từtừlan thấm cảchâu thân. Cô bé mỉm cười, trao nguyên hũ sữa có nắp đậy cho chàng. Chỉlát sau là chàng uống hết hũ sữa, người tỉnh táo trởlại. Chàng nói:
- Cảm ơn cháu gái. Cháu ởđâu? Đến đây có việc gì, mà cho ta một bát sữa kỳ diệu đến thế?
Cô bé mỉm cười, rạng rỡniềm vui:
- Cháu ởtrong làng. Chủcủa cháu, một bà chủtốt bụng thường sai bảo cháu đến gốc cây gần bờsông đểcúng sữa, bánh trái cho vịthần linh.
Siddhattha mỉm cười:
- Rồi cháu thấy ta sắp chết nên đã tựý dâng hũ sữa cho
ta, vậy không sợbà chủrầy la sao?
- Không! Cô bé mởtròn mắt đen láy - Bà chủcháu tốt bụng lắm. Bà chủkhông rầy la đâu, mà còn khen ngợi nữa. Bà chủthường dạy: Giúp một người đói khổ, cứu một người sắp chết là sẽđược phước đức nhiều lắm.
- Ồ, tốt lắm! Giỏi lắm! Cháu tên gì thế?
- Dạ, cháu tên Puṇṇā. Bà chủcủa cháu là Sujātā, con gái của ông triệu phú Senānī, ởtại làng Sena cũng gần đây thôi.
Thếrồi, tất cảđề-hồ, bánh trái còn lại, cô bé dâng hết cho Siddhattha Gotama; và nhờthếmà chàng khôi phục sức khỏe rất nhanh.
Ngày hôm sau, Siddhattha Gotama từbỏhang động, xuống sống ởcội cây có tàn xanh bóng mát cạnh bờsông. Chàng đã quyết định từbỏkhổhạnh, sẽđi theo lộtrình trung đạo... Đêm đó, Siddhattha Gotama trải qua một giấc ngủngon, sáng ngày chàng thấy sinh lực dồi dào chảy tràn trong cơthể.
Nắng sớm vàng trong, gió nhẹlay động cành lá. Với tinh thần phơi phới, chàng đi kinh hành lui tới ven sông. Xếtrưa, cô bé Puṇṇā lại tìm tới với sữa, đềhồvà bánh trái.
- Cháu lại đến cúng thần linh nữa à?
- Dạvâng! Rồi cô bé kể- Bà cháu lúc còn là con gái, thấy cội cây Assattha to lớn, uy nghiêm này, nghĩ chắc là có thần linh nên thường đến đây cầu nguyện: “Xin cho tôicó được một tấm chồng cùng dòng dõi huyết thống, vừa giàusang vừa đẹp tính, đẹp người; sau đó cho tôi sinh được một bétrai khôi ngô, kháu khỉnh, dễ dạy, dễ bảo. Tôi sẽ lễ tạ thầnlinh bằng cơm, sữa, bánh trái trọng hậu nhất”. Thếrồi, nguyện ước xưa giờđã thành tựu.
Siddhatha Gotama ngồi xuống cho vừa tầm bé gái, mỉm cười. Cô bé Puṇṇā đều đều tiếp:
- Cái cội cây Assattha có thần linh này đã cho bà chủcháu một tấm chồng nhưý, lại còn ban thêm một bé trai đẹp đẽnhưcon trời. Ngày rằm tháng Vesākha này, bà chủcháu sẽđến đây tạlễchính. Còn trước ba ngày, cháu đến đây đểcúng những lễphụ.
- À ra là vậy.
- Ngài sa-môn biết không! Đểchuẩn bịcho vật thực cúng dường đầy trân trọng và đầy thành kính vào ngày trăng tròn này, bà cháu đã vô cùng công phu...
- Ừcháu kể, ta nghe!
- Bà chủcháu giàu lắm. Ông chủcháu lại rất tốt bụng. Ông cười hiền lành khi thấy bà chủchuẩn bịsữa đểcúng tạthần linh. Bà nuôi mấy chục con bò sữa cao lớn, sung sức nhất; lấy sữa của mấy chục con bò này đểnuôi tám con bò sữa mập ú; lấy sữa của tám con bò sữa mập ú này chỉđểnuôi hai con bò sữa đang tơ. Và sữa của hai con bò này chỉdành riêng đểcúng thần. Sữa hôm qua sa-môn dùng là sữa tuyệt vời kia đấy!
Nghe đến đây, Siddhattha Gotama không còn ngạc nhiên nữa. Sữa hôm qua đúng là dược phẩm, là thuốc bổhồi sinh thật sự. Siddhatha Gotama cười nói:
- Nó không những là thuốc bổ, nó còn là thần dược.
- Đúng vậy! Cô bé gật - Bà chủcháu còn hòa vào trong biết bao nhiêu là thuốc quý đấy!
Bé Puṇṇā lại nói tiếp:
- Đúng ngày lễchính, bà chủcháu sẽlấy sữa kia làm nước đểnấu một mâm cơm đặc biệt; và ngay chính hạt gạo đểnấu cơm cũng không phải là gạo thường... Triệu phú mới có đấy!
Bé Puṇṇā cười vô tưlự. Nó thấy mình kính mến ông sa-môn hiền từnày. Sớm hôm ấy, bé Puṇṇā đã bẻcây làm chổi, quét dọn sạch sẽtừtrong ra ngoài, sạch từkẽđá, từng hang hốc rễcây cho đến tận bờsông...
Thếrồi, qua mấy ngày được tẩm bổ, Siddhattha Gotama đã có da, có thịt trởlại; ba mươi hai quý tướng và tám mươi vẻđẹp lần lần hiện ra.
Trong lúc ấy, năm người bạn đồng tu lặng lẽbỏđi mất. Họrất thất vọng khi thấy Siddhattha Gotama thọthực đầy đủ, lại còn trò chuyện vui vẻvới một cô bé gái.
- Ông ta đã từbỏcon đường tối thượng rồi! Koṇḍañña buồn bã nói với các bạn - Chúng ta không còn trông cậy, tin tưởng gì nơi ông ta được nữa. Siddhattha Gotama của chúng ta đã trởvềvới đời sống lợi dưỡng, tẩm bổxác than một cách dung tục. Chúng ta đi thôi!
Nhận thấy sựhiểu lầm của họ, nhưng Siddhattha Gotama chưa vội đính chính. Trong những ngày này, chàng đang có cuộc chuyển hóa quan trọng vềnhận thức, đã có cái gì đó đang xảy ra trong nội tâm. Siddhattha Gotama đang dần dần hình thành lộtrình tu tập rất mới mẻ. Chàng từbỏkhổhạnh, nghĩa là từbỏcon đường truyền thống. Và chàng sẽnương tựa các nấc thiền hữu sắc, ởđó có pháp lạc, thanh tịnh, thuần thục và nhu nhuyến của tâm. Nương tựa vào chúng đểbắt đầu nhìn ngắm diễn tiến, vận hành của sựsống. Và sự sống là gì? Sựsống là cái đang diễn ra, tương quan giữa toàn bộ con ngườimình, thân tâm này cùng với ngoại giới. Đau khổ, phiền não,sầu muộn, tham sân gì gì cũng phát sanh từ đấy, thì sự tu tậpcủa ta cũng phải được ngắm nhìn từ đấy!
Đêm mười bốn tháng tưÂm lịch (Vesākha), dưới cội cây Assattha hùng vĩ, Siddhattha an trú các định hữu sắc, nuôi dưỡng phỉlạc, khuya, canh hai, chàng nằm nghỉ. Khoảng giữa canh ba, chàng nằm mộng... Siddhattha Gotama thấy mình nằm trên mặt đất, đầu gối đỉnh núi Himalaya, tay trái đặt vắt qua phía Đông đại dương, tay phải đặt vắt qua phía Tây đại dương, hai chân duỗi thẳng, gác qua châu Diêm-phù-đề, thòng xuống phía Nam đại dương.
Siddhattha Gotama thấy có một cây cỏ, tên gọi tiriyā mọc từlỗrún và lớn lên. Nó to dần, cao dần lên một gang,một cùi, một sải... một do-tuần đến trăm do-tuần... rồiđứng chật cảhưkhông, tỏa tám cành ra tám hướng... xanhum, mát mẻ.
Siddhattha Gotama thấy một đám dòi đầu đen, mình trắng, lũ lượt bò từđầu đến chân, đến đầu gối rồi bao phủđầy đặc cảống chân.
Siddhattha Gotama thấy bốn loài chim có bốn màu xanh, đỏ, vàng, đen từbốn hướng cùng bay đậu nơi chân mình; bỗng nhiên, chúng hóa thành màu trắng hết. Siddhattha Gotama thấy mình đi qua đi lại, đi lên đi xuống trên đống phẩn cao to nhưngọn núi; nhưng hai chân không hềdính một chút dơbẩn, không lây một chút xú uếnào cả.
Lúc sao mai vừa mọc, Siddhattha Gotama tỉnh dậy, giấc mộng đang còn mới mẻ, chàng tựđoán ngay rằng:
- Điềm triệu thứnhất: Ta sẽthành bậc Chánh Đẳng Giác, trởthành vịPhật trên quảđất này.
Điềm triệu thứhai: Có một giáo pháp “trung đạo” (vì cây mọc chính giữa lỗ rún), có tám nhánh - đểgiáo hóa chưthiên và nhân loại (Bát chánh đạo).
Điềm triệu thứba: Hội chúng cưsĩ (tóc đen mặc áo trắng) sẽđến quy y, nương nhờdưới chân ta, đểtu tập.
Điềm triệu thứtư: Những người có đức tin, đủthành phần trong bốn giai cấp sẽđến xuất gia tu tập; rồi cảbốn giai cấp đều được hòa tan, tẩy sạch trong biển pháp (màutrắng), chấm dứt kỳ thị.
Điềm triệu thứnăm: Nhiều người đến bốthí, cúng dường; nhưng khi thọdụng bốn món vật dụng, ta sẽkhông say mê, không dính mắc nó.
Sau khi giải minh năm điềm triệu, Siddhattha Gotama thấy lòng hân hoan, phỉlạc. Vệsinh cá nhân xong, chàng đi kinh hành một lát rồi xuống sông tắm.
Dòng nước ban mai mát lạnh, Siddhattha Gotama tiếp nhận từlàn da, từlỗchân lông cảm giác dễchịu ấy. Tai chàng nghe được cảâm thanh lao xao của từng làn sóng nước... Mũi chàng ngửi được cảmùi hương của rong rêu, của cảthiên nhiên hoang sơ... Ngũ quan và nhận thức đã trởnên tinh tế. Không thểrời bỏthếgiới hiện tượng, sựsống mà phải lắng nghe, cảm nhận hiện tượng, sựsống một cách trọn vẹn, sâu sắc... Từcơsởấy, cảm giác, tri giác, tâm hành, nhận thức cũng phải được lắng nghe một cách chân thực. Nhưdòng sông này, các giọt nước kếtục trôi
chảy nhưthếnào thì cảm giác, tri giác, tâm hành và nhận thức của ta cũng trôi chảy nhưthế...
Lúc ngồi thiền dưới gốc cây, Siddhattha Gotama duy trì, tăng cường sựchú tâm và tỉnh giác đểlắng nghe toàn thểthân, tâm cùng các đối tượng của chúng. Tất cảđều trôi chảy, tụrồi tan, đến rồi đi liên tục, không gián cách. Không một cảm thọ, tri giác, tâm hành, nhận thức nào có thực tính, ngã tính... Cái mà Vệ-đà bảo là tiểu ngã (atman, atta), là linh hồn thường tại đồng một thểvới đại ngã vũ trụ(Mahātman) chợt rã tan nhưbong bóng nước... Tất cảchúng đều là vô ngã (anatta)... Sựthấy rõ bằng thực chứng, bằng quán chiếu tựthân này cho Siddhattha Gotama một phỉlạc chưa từng thấy...
Khi nàng Sujātā và cô bé Puṇṇā mang lễvật đến gốc cây cúng thần linh thì họthấy một vịthần hào quang sang rực đang tĩnh tại tọa thiền. Ngay cảcô bé Puṇṇā cũng cảm nhận khác lạ. Đây đúng là vịsa-môn gầy khô sắp chết đói mấy bữa trước - nhưng dường nhưđã hóa sanh thành một con người khác. Đúng là có thần linh rồi! Đúng là thần linh mới có dung sắc và hào quang nhưvậy.
Nàng Sujātā sai Puṇṇā sắp đặt lễphẩm trên chiếc mâm vàng gồm cơm sữa và bánh trái khác, quỳ xuống, đội lên đầu rồi thành kính nói:
- Thưa ngài, thưa vịthọthần uy linh! Con là Sujātā, ngài đã theo lời ước nguyện của con, ban cho con một tấm chồng đẹp đẽ, giàu sang và tốt bụng; lại còn ban cho con một bé trai có tướng mạo, dung sắc nhưmột tiểu thiên thần. Vậy là con đã hoàn toàn mãn nguyện. Hôm nay, con đến đây đểtạlễ, mong ngài chứng giám cho long thành của con...
Siddhattha Gotama xảthiền, mỉm cười nói:
- Ta chỉlà một sa-môn đang tầm đạo thôi, có phải là thần linh gì đâu, cô bé Puṇṇā biết kìa!
Cô bé Puṇṇā vẫn đang quỳ mọp bên chủ, bây giờmới ngước đầu lên:
- Không, hôm nay ngài sa-môn đúng là thần linh. Bà chủcon và con đều thấy rõ nhưvậy.
Riêng nàng Sujātā thì vô cùng tri ân và xúc động, tựnghĩ: “Thần linh đã cảm ứng cho lòng thành của ta nên đãhóa thân nơi vị sa-môn thân tướng cao sang, quý phái này.”
Siddhattha Gotama tựnghĩ: “Tất cả đều có nhân và duyên. Ta hãy thọ nhận vì lợi ích cho nàng và cũng lợi ích cho cuộc chuyển hóa vĩ đại đang ở nơi ta”. Khi nàng Sujātā
và cô bé Puṇṇā dâng nguyên cảmâm bằng vàng1 cho trọn lễra vềrồi, Siddhattha Gotama đứng trầm tư, quán tưởng giây lát... rồi chậm rãi từng bước một, ra bờsông. Lựa một đám cỏsạch, Siddhattha ngồi xếp bằng, vo tròn cơm sữa thành bốn mươi chín vắt to bằng trái thốt nốt. Chánh niệm, tỉnh giác, Siddhattha chú nguyện rồi độthực hết bốn mươi chín vắt cơm ấy2. Cầm mâm vàng, đứng lên, Siddhattha phát nguyện rằng:
“Nếu dưới cội cây Assattha kia mà ta đắc thành quả vị Chánh Đẳng Giác thì xin mâm vàng này trôi ngược dòng sông. Bằng không thể đắc quả Phật thì mâm vàng này sẽ trôi xuôi”.
Nguyện xong, Siddhattha Gotama thảy mâm vàng ra giữa sông. Lạlùng thay, chiếc mâm vang nhưtấm thia lia băng băng trôi ngược nguồn, lên phía thượng lưu, khoảng chừng tám mươi hắc
1 Có tư liệu nói là vào năm 1972 có một phái đoàn khảo cổ đã đào bới ngôinhà cũ của nàng Sujātā, phát hiện rất nhiều mâm vàng, bạc, chén vàng, chén bạc...
2 Đây là 49 vắt cơm ngài chỉ thọ dụng một lần; rồi sau đó, 49 ngày sau khi thành Đạo, ngài không ăn gì nữa; chứ không phải ngài tu tập trong 49 ngàynhư nhiều kinh sách đã hiểu lầm! (Xem J.i.68f.; DhA.i.71,etc.)
tay thì chìm xuống.
Ngay lúc ấy, trên thếgian thì không có chuyện gì, nhưng dưới thủy cung có chuyện lạ. Nguyên dưới cung điện của Long vương đã có ba chiếc mâm vàng của ba vịPhật quá khứ, đó là đức Phật Kakusandha, đức Phật Koṇāgamana, đức Phật Kassapa. Khi chiếc mâm vàng của Siddhattha Gotama chìm xuống, trôi vềthủy cung, đụng phải ba chiếc mâm vàng trước, tiếng ngân vang lên. Long vương Kāḷānaga lúc ấy đang ngủ, nghe âm thanh của mâm vàng chạm nhau, thức dậy, mỉm cười nói rằng: “Chà! mớihôm qua một vị Phật xuất hiện, hôm nay lại một vị Phậtkhác nữa ra đời!”
Siddhattha Gotama biết nguyện mình sẽđạt, lòng hân hoan, thưthái; và còn biết rõ rằng: Sựchuyển hóa của mình, cái nhìn mới mẻcủa mình vềsựtu tập là chính xác, đúng đắn! Bước vềcội cây Assattha, Siddhattha Gotama rất tựtin khi thấy mình đã chuẩn bịđầy đủcho một cuộc
hạthủcông phu mà không còn sợphải lầm lạc nữa. Và có ai ngờrằng, bát sữa kỳ diệu và những vắt cơm đềhồthượng phẩm của cô bé Puṇṇā và nàng Sujātā đã làm nên một kỳ tích muôn triệu năm mới có một lần: Đấy là những giọt máu tiếp năng lực, thêm nhiên liệu đểcho một đức Chánh Đẳng Giác và giáo pháp thoát khổra đời, cứu độcho vô lượng nhân thiên, còn rực rỡhuy hoàng và sang chói chiếu diệu đến tận ngày hôm nay!
Tỳ-khưu-ni Prakirti
(Cô gái hạ tiện yêu đại đức Ānanda)
* Nguyên tác Anh ngữ: “Venerable Ānanda and outcaste maiden” của V. Weragoda Sarada Mahāthera - Chief Monk/ Chief Administrator - Singapore Buddhist Meditation Center).
* Bản Việt ngữ - phỏng dịch của tỳ-khưu Giới Đức (Minh Đức Triều Tâm Ảnh).
Ghi chú: Có thay đổi đềtruyện. Và trong này, mẹcô gái có đọc chú “Ma-đăng-già”, không tìm thấy trong Tam Tạng Pāḷi văn.
* Tóm tắt vềđại đức Ānanda:
Là con trai của đức thân vương Amitodana - em ruột của đức vua Suddhodana (Tịnh Phạn vương) - ngài có tướng mạo vô cùng tuấn mỹ và có một trí nhớ phi thường. Khi làm lễ tắm rửa và đặt tên, các thầy bà-la-môn rành thông tướng pháp
khen ngợi, tán dương không hết lời. Họ nói rằng, vương tử có một đầu óc siêu phàm, bất cứ môn học nào, chỉ cần liếc mắt qua hoặc thoáng nghe qua là nhớ, là thuộc lòng ngay tức khắc.
Sau khi thành đạo, đức Phật về thăm quê hương lần thứ hai, Ānanda đã cùng với các ông hoàng Anuruddha, Kimbila, Bhaddiya, Bhagu, Devadatta và người thợ cạo Upāli đồng xuất gia. Tôn giả là bậc học rộng, nghe nhiều. Mà nếu không có ngài với trí nhớ ưu việt, thông bác thì có lẽ Tam Tạng kinh điển sẽ không tồn tại đến ngày hôm nay. Ngài còn là thị giả của đức Phật suốt 25 năm trường, khéo léo và tế nhị phục dịch đức Đạo sư; và dường như không có một khiếm khuyết nào về bổn phận, đức hạnh cũng như sự mẫn cán, tinh cần.
Ngài cũng là người đã ba lần thỉnh cầu tha thiết xin đức Phật thâu nhận nữ giới vào giáo hội; và nếu không có ngài thì ni chúng tỳ-khưu-ni không biết có hiện hữu trên thế gian này hay không!
Ngoài tướng hảo quang minh, một mỹ nam tử - chỉ có thua đức Phật - tính tình ngài lại mềm mỏng, dịu dàng, đoan nghiêm, phúc hậu... lại dạt dào tình cảm với huynh đệ, hai hàng cận sự nam nữ - nên trong hàng tứ chúng, ai ai cũng quý kính, tôn trọng và cảm mến ngài. Chẳng có ai gặp ngài mà không mang một ấn tượng tốt, một hảo cảm đặc biệt, nhất là nữ giới... vì vậy, mới có chuyện sau đây xảy ra...
Một ngày kia, đại đức Ānanda du hành ởphương xa, trên đường trởvềtịnh xá Kỳ Viên, ngài đi trì bình khất thực quanh xóm làng ngoại ô rồi nghỉdưới một gốc cây đểđộthực. Dùng ngọxong, đại đức ôm bát đi theo lối mòn tìm nước uống nơi một xóm nhà nghèo nàn ven chân núi. Thấy một cô thiếu nữbên đường đang múc nước giếng, bước đến gần, ôm bình bát trong tay, ngài lặng lẽđứng một bên, đưa mắt nhìn xuống. Cô gái ấy tên là Prakirti, nàng vốn là hạng tiện dân chiên-đà-la1 thấp kém ởngoài rìa xã hội, thấy một “vị bàla-môn” tướng cách cao sang, quý phái đến đứng lặng lẽgần bên thì vô cùng sợhãi; nàng cúi đầu xuống, hỏi lí nhí trong cổhọng:
- Thưa ngài, ngài cần gì không ạ?
Đại đức Ānanda, vẫn với tầm mắt nhìn xuống, nói rõ mục đích của mình:
- Thưa cô, vui lòng cho tôi xin chút ít nước.
Nghe “người lạ” thuộc đẳng cấp thượng lưu lại nói lời
“thưa cô”, cô gái càng sợhãi hơn:
- Cháu là kẻthấp hèn.
- Tôi chỉcần chút ít nước thôi.
- Cháu là dân thấp hèn, hạliệt. Không có ai uống nước của chúng cháu cả.
- Tôi chỉcần chút ít nước uống cho hết khát thôi.
Nước là dùng đểmà tắm rửa, giặt giũ, giải khát; nước có phân biệt giai cấp gì đâu, thưa cô!
Nghe “người lạ” nói một câu kỳ lạlà không phân biệt giai cấp, cô gái bây giờmới mạnh dạn ngước đầu lên, mới dám trảlời cho rõ ràng:
- Cháu là con gái giống nòi hạđẳng chiên-đà-la. Nước giếng này vốn trong và ngọt, nhưng đối với những ngườiởgiai cấp trên, họxem nước của chúng cháu không sạch, nó dơbẩn. Nước này
1 Chiên-đà-la là hạng người ở tận đáy xã hội - họ bị khinh bỉ, bị xua đuổi không khác gì thú vật; cả 4 giai cấp bà-la-môn, sát-đế-lỵ, vệ-xá, thủ-đà-la sử dụng họ như bọn nô lệ...
chỉcó chúng cháu uống. Các giai cấp trên trước họchê là ô uế, họkhông uống đâu; cho chí rửa tay, họcũng không dám!
- Tôi không hềhỏi cô thuộc giai cấp, đẳng cấp nào mà! Tôi chỉxin nước uống thôi mà.
- Chẳng lẽngài không biết sao? Trong xứnày, nói đại lược là có hai giai cấp, giai cấp cao sang và giai cấp hạliệt1. Cháu thuộc hạng người thấp thỏi, hèn kém nhất trong xã hội loài người.
- Tôi đâu cần biết giai cấp của cô. Tôi chỉcần nước uống thôi, thưa cô!
- Làm sao cháu có thểtùy tiện dâng nước cho ngài được? Cháu là con gái hạtiện. Những người ởtrong lâu đài to lớn, cao sang trong kinh thành, họthuộc giai cấp trên trước2. Còn những người hèn hạnhưcháu, chúng cháu không có được cảcái quyền nhìn họnữa là. Ngay cảcái bóng của chúng cháu, họ3 cũng ghê tởm không dám giẫm lên. Khi chúng cháu đến gần, họtránh ra xa. Nếu
bắt buộc phải nhìn thấy chúng cháu, họphải rửa mặt tẩy uếvới nước tẩm hương hoa, vừa cau
1 Ý cô gái muốn nói, 4 giai cấp xã hội là cao quý, cao sang - còn cô khôngđược phép ở trong một giai cấp nào cả, là kẻ nô lệ, là hạng thấp hèn nhất,nếu được gọi là giai cấp thì là giai cấp hạ liệt nhất.
2 Là giai cấp bà-la-môn (tu sĩ, các giáo chủ, các thầy tư tế); sát-đế-lỵ (vuachúa, tướng lãnh, chiến sĩ); vệ-xá (thương gia, chủ nghiệp đoàn, giai cấpthợ thầy các ngành nghề...); riêng thủ-đà-la là giai cấp lao động chân tay.
3 Đa phần bà-la-môn mới kỳ thị khắc nghiệt như thế - con ba giai cấp cònlại cũng chừng mực thôi.
mày vừa than: “Thần thánh ôi! Ta vừa nhìn thấy cái gì vậy kìa! Bọn dân hạ tiện!”
Thếthì làm sao cháu dám dâng nước cho ngài được? Làm sao cháu dám đến gần ngài đểdâng nước? Nếu chiếc bong của cháu có dính trên người ngài, ngài cũng sẽtrởthành dân hạtiện mất thôi!
Đại đức Ānanda cảm thấy bất bình vềđịnh kiến tệhại của xã hội, xót thương cho hạng tiện dân sống trong hoàn cảnh bất công, tủi nhục nên muốn nói rõ cho cô gái biết quan niệm bình đẳng giữa người và người trong giáo pháp của đức Tôn Sư:
- Tôi không đểý gì đến cái gọi là giai cấp cao và thấp ấy. Tôi chỉbiết rằng cô cũng là một con người nhưtôi thôi. Tôi chưa bao giờnghe nói giai cấp có thểtạo ra sựkhác biệt giữa người này với người khác. Tôi không chấp nhận ý tưởng, quan điểm cổhủ, mọi rợvà lệch lạc ấy. Tất cảmọi người trong chúng ta, ai cũng có hai tay, hai chân, hai mắt, một miệng, một khuôn mặt và một cái mũi. Có thểnào mặt trời lại mọc ởphương Tây đối với người thuộc giai cấp dưới? Có thểnào mặt trời lại mọc ởphương Đông chỉđểdành cho giai cấp thượng lưu? Còn nữa, cảm nhận hạnh phúc hay đau khổthì ai cũng giống nhau, có ai khác với ai đâu? Khi ăn, bụng ai cũng đầy, cũng nởra; khi đói thì bụng ai cũng cồn cào và nó teo tóp lại! Vậy thì họkhác nhau ởchỗnào, thưa cô?
“Giữa con người với con người thì ai cũng giống nhau”- Prakirti nắm bắt được ngay quan điểm vượt ngoài giai cấp rất bình đẳng, rất cởi mở, thông thoáng của “người lạ”, nhưng cô cũng muốn hiểu cho rõ hơn:
- Bềngoài thì không có gì khác nhau lắm đâu, đúng nhưngài đã nói. Nhưng những người ởgiai cấp trên, họnhờcó phước báu nên mới xứng đáng sinh vào dòng dõi thượng lưu ấy được. Còn chúng cháu thì do vô phước, nhiều tội lỗi nên phải sinh vào dòng dõi thấp hèn này. Họđược diễm phúc sinh ra từmiệng, từvai Đại Phạm Thiên (Mahā Brāhmā). Còn chúng cháu thì “bị” sinh ra từbàn chân, gót chân của đấng ấy. Tất cảchúng cháu đều không được phép học kinh VệĐà. Do vậy chúng cháu ngu dốt, thấp kém, thua thiệt đủmọi bề, mọi thứ. Chúng cháu
không được đặt vào bất cứmột giai cấp nào, là hạng người ởtận cùng cái đáy của xã hội, thưa ngài.
Bây giờthì cảhai người đã bắt đầu nói chuyện một cách khá tựnhiên. Cô gái khẽnhìn “người lạ”, thấy ông ta đẹp đẽvà oai nghiêm quá, cô lại cúi đầu xuống, tim đập thình thình, đôi má chợt đỏlựng lên. Đại đức Ānanda vô tâm không đểý, tiếp tục cuộc đối thoại, giải thích cho cô gái rõ hơn một tí nữa:
- Bậc đạo sưcủa tôi không dạy nhưvậy, không giảng nhưthếđâu. Ngài dạy rằng, tất cảchúng ta đều bình đẳng, không có giai cấp trong giọt máu và trong giọt nước mắt. Máu ai cũng đỏvà giọt nước mắt ai cũng mặn. Cô có thểnghe tôi đọc câu này, là của đạo sưtôi dạy đó:
No jaccā vasalo hoti
Na jaccā hoti brāhmaṇo
Kammanā vasalo hoti
Kammanā hoti brāhmaṇo.
Nó có nghĩa là: Không ai sinh ra đã thành hạtiện. Không ai sinh ra đã thành bà-la-môn. Chính do hành động, do nghiệp (kamma) mới thành hạtiện, chính do hành động, do nghiệp mới thành bà-la-môn!
Cô gái nghe nhưuống cảvào lòng, mát rười rượi. Cô len lén đưa mắt ngó quanh xem thửcó ai thấy không. Vừa sợhãi vừa thẹn thùa, cô cúi xuống, với bàn tay run run, đưa gàu kềmiệng bát đểrót nước. Khi thấy nước vừa đủdùng, đại đức Ānanda bưng bát uống một hơi dài. Sau đó,
ngài còn chịu khó, dịu dàng giải thích thêm cho cô gái, đại ý là: Phải biết giá trịcon người trong cộng đồng loài người, đừng tựti mặc cảm, đừng sống theo quy định, áp đặt của xã hội; phải biết tôn trọng giá trịcon người trong con người của mình, đểvươn lên, đểđứng thẳng, đểgiữvẹn phẩm chất cao quý của con người - là nhưthếnào! Con người vốn bình đẳng và tựdo! Không luật pháp nào, định chếnào, xã hội nào, con người nào có quyền tức đoạt cái quyền bình đẳng và tựdo ấy.
Thấy cô gái im lặng lắng nghe có vẻrất chăm chú, ngài từtốn nói lời cám ơn cô gái rồi ôm bát bước đi. Cô thiếu nữsững sờđưa mắt nhìn theo cho đến khi ngài Ānanda khuất dạng phía xa xa...
Đăm đắm nhìn theo chiếc bóng của vịsa-môn, cô gái nhưcòn nghe văng vẳng bên tai: “Vui lòng cho tôi xin chútnước!”, “Vui lòng cho tôi xin chút nước!” Ôi! Lời nói sao mà ngọt ngào, mát dịu lạlùng! “Vui lòng cho tôi xin chútnước!”, “Vui lòng cho tôi xin chút nước!” Ôi! Lời nói sao mà dịu dàng, khiêm tốn đến vậy! Ồ, vịnày là ai, ởđâu mà vừa cao sang quý phái, vừa đẹp đẽ, đôn hậu quá chừng chừng! Chẳng lẽkhông có một giếng nước nào khác ởtrong kinh đô Sāvatthi này? Chẳng lẽchỉcó nước duy nhất ởcái giếng này thôi? Tại sao người ấy lại tìm đến ngay mình đây đểxin nước? Chẳng lẽmình là người con gái duy nhất tại
kinh đô Sāvatthi? Quảthật người ấy chỉđến đểxin nước, chẳng cần quan tâm rằng mình là hạng con gái thấp hèn?
Lẽra người ấy phải biết chứ! Nhìn qua cách ăn mặc thì trẻcon cũng biết mình là dân bần cùng, hạtiện. Người đàn ông đẹp đẽ, cao sang, quý phái, khiêm tốn, dịu dàng, khảái kia là ai vậy kìa? Ông ta từđâu đến? Cám ơn trời đất, thánh thần trên đầu trên cổđã đưa người ấy đến cái
giếng nước “định mệnh” này. Nhờngười ấy, tôi mới biết được rằng tôi cũng là một con người, lại là một thiếu nữson trẻnhưai kia vậy. Từtrước đến nay, tôi cứnghĩ mình không phải con người, chỉlà một động vật hạliệt dơdáy, là một đứa con-gái-thú-vật (animal-girl) không hơn không kém. Ôi, gương mặt người ấy sao mà quyến rũ! Ôi, đôi mắt người ấy sao mà tràn ngập nhân từ! Ôi, dáng dấp người ấy sao mà thanh nhã, trẻtrung, sáng chói, đẹp đẽ
đến vậy! Làm sao mình có thểgặp lại người ấy một lần nữa bây giờ? Làm sao mình có thểnghe lại giọng nói ngọt ngào kia một lần nữa? Sống đểmà làm gì nếu không thấy lại được người ấy? Ôi, giá nhưngày nào mình cũng được dâng nước cho người! Ngày nào mình cũng được nói với người ấy vài lời, vài lời thôi! Nếu người ấy lại đến, thì nhất quyết mình không đểcho người ấy đi. Tôi sẽmang người ấy vềnhà và giữrịt người ấy lại. Nếu được ngắm người ấy, mình sẽkhông cần ăn, không cần uống. Cứnhìn người ấy là đủno rồi, đủhạnh phúc rồi. “Vui lòng cho tôi xin chútnước!”, “Vui lòng cho tôi xin chút nước!” Ôi! Tiếng lời dịu dàng ấy đã khắc sâu vào tận đáy lòng, khắc sâu vào trái tim của mình mất rồi!
Mẹcô thiếu nữhạtiện thấy con mình đi múc nước quá lâu không về, sốt ruột, bà gọi ơi ới:
- Prakirti! Prakirti! Con ởđâu? Mẹtìm con nãy giờsao không thấy? Con gái tôi đi đâu rồi? Đã có chuyện gì xảy đến với con thế? Con đã mọc rễbên bờgiếng rồi hay sao vậy? Lần nào đi lấy nước cũng cứtrò chuyện mải miết với bọn con gái thôi! Prakirti! Prakirti!
- Thưa mẹ, con đây!
- Ởđâu thế?
- Ởđây! Bên giếng nước chớđâu!
- Trời đã trưa trợt rồi. Đất đã nóng bỏng cảchân rồi đó. Tất cảcon gái nhà người ta đi múc nước đều đã vềcảrồi. Tại sao con còn làm gì ởđấy một mình vậy?
- Mẹơi, cái giọng nói kia sao mà ngọt ngào quá: “Vui lòng cho tôi xin chút nước!”
- Vui lòng xin chút nước? Cái gì vậy? Cái gì nước? Ai đã xin con nước?
- Một người đàn ông trẻtrung, đẹp đẽvô song! Ông ta có cái đầu cạo trọc, mình khoác chiếc y màu vàng, tay thì bưng bát nước. Ấy là một chàng trai thanh niên có dáng dấp thanh cao, khảái, thưa mẹ.
- Cạo trọc đầu? Làm sao một người đàn ông trẻ, đầu cạo trọc mà có thểgọi là đẹp được? Chẳng lẽcon không biết, họcạo trọc đầu là đểmà phá tướng? Là đểmà xua đuổi cái đẹp đi?
- Con không biết điều đó. Mà con cũng không cần biết, không thèm biết. Con chỉthấy, chỉbiết người đàn ông cạo trọc ấy đẹp tuyệt trần. Toàn thân người ấy sang rực ánh vàng nhưdát vàng. Cặp mắt người ấy nhân từ, dịu dàng. Phong thái người ấy thanh cao nhưng bình dị. Là hiện thân của nhân từvà bình dịđó, mẹơi!
- Người ấy có cùng đẳng cấp với mình không con?
- Dạthưa có! Người ấy nói là ởcùng một giai cấp với chúng ta!
- Giai cấp gì vậy con?
- Là con người! Cùng một “giai cấp con người” đấy mẹạ!
- Chắc con lại giởtrò ma lanh che giấu cái dòng hạtiện của mình khi nói chuyện với người ta chứgì? Biết bao nhiêu tiện dân ởxứnày không muốn đểlộthân phận nô lệcủa mình cho người khác biết. Thái độấy thật là nhục nhã. Nếu ai trong chúng ta cũng hãnh diện, tựhào vềchỗmình đang đứng, bằng lòng cái kiếp cỏrác hèn mọn của mình thì làm gì, có ai dám chê chúng ta là thấp hèn, là hạliệt nữa nào! Có lẽcon không nói cho người ta biết con là con gái hạtiện, phải không?
- Không, con có nói! Con có nói con thuộc vềhạng tiện dân. Nhưng người ấy không chịu nhận nhưvậy. Người ấy chỉnói hoài, nói mãi là “chỉ xin nước uống thôi”.Người ấy còn đọc một câu kệ, có lẽlà do đạo sưcủa người ấy dạy: “Một người trở thành bà-la-môn hay hạ tiện khôngphải do sinh ra mà do hành động, do nghiệp tạo thành!”
- Người ấy còn nói gì nữa không?
- Người ấy còn nói cái gì có vẻcao siêu lắm mà con không hiểu hết ý nghĩa.
- Vậy sao? Thếcon có nhớđược một câu, một đoạn nào, nói lại cho mẹnghe xem nào!
- Không nhớmới lạ! Nó nhưkhắc in ởtrong óc con đó!
- Vậy con nói lại đi!
- Ổng nói: “Đừng làm trái với cái bản chất tự do mà ta vốn có như là người, và là của con người. Chối bỏ bản chất người của mình, bằng cách nghĩ rằng mình có một bản chất riêng, bản chất riêng ấy là thấp thỏi, là hạ liệt, là đáng khinh miệt và không bao giờ thay đổi được. Nghĩ thế và làm thế là tai hại, là nguy hại còn hơn là giết chết bản chất thật của mình nữa. Thiếu sự tôn trọng mình là một thái độ thấp
hèn còn hơn cả hủy diệt bản chất người của mình. Người ấy nói như vậy. Mọi con người sinh ra trên trái đất này đều là những con người tự do”. Người ấy còn nói rằng: “Sau khi sinh ra như vậy, tự do như vậy, nhưng lần hồi tự do ấy bị thu hẹp lại vì những hàng rào chướng ngại như chủng tộc, giai cấp, tôn giáo, ngôn ngữ, phong tục, tập quán, đạo sư, giáo sĩ, cổ lệ...” Thưa mẹ! Người ấy nói thấm thía quá. Lại nhưthắp một ngọn đèn cho cái suy nghĩ của con. Trong đầucon, bấy lâu, con cứnghĩ vềcon nhưlà một người camchịu thấp hèn, bịràng buộc tất định bởi tập tục xã hội,trong giáo điều đâu đó có sẵn. Con cứnghĩ vềcon, thanphận của con có khác gì con chó hoang bất hạnh, sục sạo,
bới móc tìm kiếm thức ăn thừa, rơi vãi nơi đầu đường, xó chợ. Người ấy đã mang ánh sáng đến cho con, mẹơi! Con cảm tưởng nhưcon từđây bắt đầu một đời sống mới. Chỉcho đến ngày hôm nay con mới học hiểu được rằng, con là thành viên mới, là một con người trong xã hội loài người.
Người ấy là ánh sáng. Người ấy là ánh sáng của con. “Vui lòng cho tôi xin một chút nước”, “Vui lòng cho tôi xin một chút nước”. Lời nói ấy sao mà dịu dàng, sao mà ngọt ngào đến vậy hởmẹ!
- Mặc dù người ấy không muốn đềcập vềhạng người ởngoài rìa xã hội, nguyên nhân nghèo đói và sựbịnguyền rủa, bịkhinh miệt của chúng ta; nhưng con ơi, mẹbiết. Con người ta sinh ra thếnày hay thếkia, giàu hay nghèo, quý hay tiện đều là kết quảcủa hành động, đều là do nghiệp.
- Vậy những người ởđẳng cấp cao đã làm gì mà được sinh ra nhưvậy ?
- Họcũng thế! Đó là kết quảcủa hành động, của nghiệp từquá khứvậy.
- Dù thếnào chăng nữa, người ấy nói với con rằng người ta không trởthành cấp cao hay cấp thấp vì sinh ra nhưthế. Người ấy nói: “Dù là vua chúa, dù là bà-la-môn,dù là đạo sĩ, dù sa-môn - nếu sát sinh hại vật, nếu trộm cắpcủa người, nếu tà dâm, tà hạnh nếu nói điều ác độc, điêuxảo, nếu rượu chè rượu say sưa thì đều được coi là người thấpthỏi, hạ liệt hết”.
- Đúng vậy! Người ấy nói chí lý. Đó là điều mà mẹvừa nói với con: Là kết quảcủa nghiệp!
- Mẹơi! Không phải bất cứđiều gì xảy ra cũng đổvấy cho nghiệp cả. Con không tin. Mình là dân hạtiện không phải vì nghiệp mà là vì xã hội đưa ra điều lệ, quy định ác độc và ngu ngốc nhưthế. Con không thểchấp nhận những áp đặt vô nghĩa lý ấy. Mà thôi mẹạ! Mình nói chuyện khác. Nói hoài chuyện ấy cũng không đi đến đâu, ai cũng đã chịu đựng, cúi đầu nhục nhã và đớn hèn từlâu lắm rồi. Hãy nói chuyện vềchàng trai xin nước. Chàng trai xin con chút nước kia có tên là gì vậy? Đó là điều mà con muốn biết. Người ấy làm gì? Con chỉmuốn biết chuyện ấy mà thôi.
- Mẹkhông biết!
- Mẹbiết mà! Mẹhay đi đây đi đó, mẹbiết mà! Dường nhưhồi nãy mẹcó nói chuyện với người hàng xóm?
- Ừ, thôi được rồi! Mẹbiết! Người hàng xóm thấy con nói chuyện với trai nên báo cho mẹbiết! Mẹcũng thoáng thấy dáng dấp của ông ta rồi. Ông ta tên là Ānanda, là đệtửcủa đức Phật, thuộc dòng dõi Sakyā quý tộc.
- Người ấy làm gì vậy mẹ?
- Làm một vịtu sĩ. Ông ta đã từbỏđời sống thếtục và đã trởthành một vịtỳ-khưu!
- Ồ, mẹơi! Người ấy là một người đàn ông tốt nhất trên đời này. Con chẳng cần biết ông ta là ai. Con chỉmuốn được nhìn ngắm người ấy mãi hoài thôi. Con không thểsống mà không có người ấy. Con cần có Ānanda. Nếu con không có được người ấy, con sẽnhịn đói cho đến chết. Mẹơi! Mẹcó học chú thuật, mẹbiết làm phù phép; vậy mẹhãy dùng hết khảnăng phù phép của mẹđểmang Ānanda đến với con. Nếu không, mẹsẽkhông bao giờcòn nhìn thấy đứa con gái độc nhất của mẹnữa đâu. Con sẽnhịn đói cho đến khi mẹmang Ānanda lại cho con.
- Đức vua Kosala của chúng ta là người rất kỉnh mộông Cù-đàm. Đức vua đến hầu ông Cù-đàm mỗi ngày. Liệu hồn đấy! Nếu biết con yêu Ānanda, đức vua sẽđốt nhà, đốt xóm chúng ta đó. Đức vua sẽcấm tiệt dân hạtiện chúng ta sống trong xứnày. Lúc ấy là chết. Con làm hại mọi người trong giai cấp thấp hèn của chúng ta đấy, con có biết không?
- Con không biết! Mẹhãy đọc thần chú (mantra) ngay bây giờđi. Mẹmà đọc thần chú thì Ānanda sẽđến ngay lập tức. Con mà không có Ānanda thì con không thểsống được đâu.
- Đức Phật là người không còn dục vọng nên thần chú của ông ta ghê gớm, cao siêu lắm. Mà Ānanda thì biết thần chú của Phật, chắc hẳn vậy. Nghe nói “Phật chú” diệt hết tất thảy mọi thần chú trên đời này! Mẹchịu thôi!
- Được mà! Thần chú của mẹcao diệu lắm mà! Mẹkhông giúp con thì con chết!
Thấy con năn nỉvà có vẻđau khổquá, không cam tâm được, bà mẹbèn gật đầu:
- Thôi được! Vì thương con, mẹsẽcốgắng, nhất tâm đọc thần chú cho con. Còn nước thì còn tát.
Người mẹlúi húi lượm phân bò khô, cỏkhô, them củi rác vào và đốt lên cho lửa rực cháy. Bà kiếm thêm hoa ởđâu đó rồi từtừrứt từng cánh ném vào lửa, miệng lâm râm đọc thần chú:
“Amale, vimale, kunkume sumane, yena baddhasi vidyut icchaya devo varsati, vidyotati garjati, vismayan, Maharajasya, samabhi vardhayitum, devebhyo manushyebhyo gandharvebhyah shikigraha deva, visikhigraha grahadeva, Ānandasyagamanaya, Samgamanaya, kramanaya, grahanaya juho svaha.”
Trong khi người mẹđọc thần chú nhiều lần nhưvậy, nhưma quỷgọi hồn, đại đức Ānanda ởtrong tịnh xá cảm thấy đầu óc bịxáo trộn, rối loạn, không còn làm chủđược tâm trí mình nữa. Nhưbịai điều khiển, ngài rời tu viện và mê man đi thẳng đến nhà mẹcon cô thiếu nữhạtiện. Thấy đại đức từxa đi đến, người mẹbảo cô con gái sửa soạn giường gối. Ānanda bước vào nhà, đứng lại, lặng yên. Trong mơhồ, ngài cũng thấy cô thiếu nữPrakirti trang điểm duyên dáng và có vẻgì đó rất vui sướng. Đại đức thầm biết mình đang gặp nạn, bèn nghĩ đến đức Phật, và bằng ý tưởng, ngài cầu xin đức Phật hộtrì. Bằng thiên nhãn thuần tịnh siêu nhân, đức Phật thấy Ānanda đang ởtrong tình trạng nguy khốn, ngay tức khắc, sửdụng năng lực thù thắng của tâm, ngài đọc một đoạn mantra chuyển tải qua không gian một thông điệp siêu linh:
“Sthi racyutith sunitih svastih sarva pranibhyah sarah prasannam nirdosham prashantam sarvatobhayam itayo yatra shamyanti sarva siddhasca yoninani etena satya vakyena svasty Ānandaya bhiksave”.
Do “Phật chú” có năng lực thù thắng, thần chú của bà mẹtan biến giữa hưkhông. Đại đức Ānanda tỉnh trí lại, nhưvừa ra khỏi cơn mộng, thởra một hơi thởnhẹrồi cúi đầu cất bước, trởvềlại Kỳ Viên tịnh xá... Prakirti hoảng hốt khi thấy đại đức Ānanda bỏđi, cô bảo mẹlàm sao cho “ông ta” quay lại.
Bà mẹthởdài:
- Mẹbiết mà! “Phật chú” dẹp tan mọi thần chú trên đời này. Chắc Ānanda đã học chú thuật của ông Phật Cùđàm rồi. Mẹkhông có khảnăng thắng họđược.
Đại đức Ānanda thoát được phù phép của người mẹ, vào đảnh lễPhật và cung kính đứng hầu một bên.
Đức Phật nói:
- Ānanda! Ông phải nghe và ghi nhớbài kinh Sadaksara Vidyā này. Đây là bài kinh sẽhộtrì cho tất cảtăng, ni cùng cận sựnam nữhai hàng. Bài kinh Sadaksara Vidyānày đã được minh thuyết bởi sáu vịPhật, được hộtrì bởi TứĐại thiên vương, bởi Đại Phạm Thiên Sahampati, và bây giờ, bởi NhưLai là Sakyā Muni. Vậy này Ānanda! Ông phải nhớ, phải suy gẫm cho thật kỹ. Nó là những mẫu tựkết dệt lên nhau có âm vang rất huyền bí - tuy nó có nghĩa nhưng không cần thiết phải giải thích. Hãy nghe:
“Andare pandare karande keyurerci haste svara grive Bandhumati, viramati, dhara vidha cilimile, vilodaya, visani loke visa cala golamati gandavile cili mile satimimena yatha samvibhaketa golamati ganda vilayai svaha”.
Rồi ngài dạy tiếp:
- Ānanda hãy ghi nhớ! Người nào đọc kinh Sadaksara Vidyā này, người ấy sẽđược gỡthoát, được tựdo nếu bịtra tấn, hành hạ. Sẽđược miễn hình, giải phóng nếu bịai đó ra lệnh trừng phạt. Nếu người ấy khiếp sợthì sẽđược chấm dứt mọi khiếp sợ. Này Ānanda! Người nào được kinh Sadaksara Vidyā này che chở, bảo trợsẽkhông bao giờbịmột năng lực nào vùi dập, bức hại được - ngoại trừkết quảcủa nghiệp kiếp trước đã gieo.
Đại đức Ānanda thoát khỏi phù phép của mẹcô gái. Nhưng Prakirti, cô thiếu nữkia, vẫn cứthầm yêu trộm nhớngài không nguôi khuây được.
Một ngày nọ, theo thường lệ, đại đức Ānanda đi trì bình khất thực, cô Prakirti cứlẽo đẽo theo sau. Ānanda biết là nguy hiểm, không đi khất thực nữa, bèn quay vềlại tịnh xá, trình bày lại với đức Phật chuyện ấy. Cô thiếu nữtheo gót chân đại đức cũng đã đến Kỳ Viên, tần ngần đứng ởtrước cổng. Đức Phật cho gọi cô vào. Đức Phật hỏi:
- Có thật là cô cứđi theo sát sau lưng Ānanda?
- Bạch ThếTôn, dạđúng thếđó! Con có đi theo bên sau vịấy.
- Tại sao?
- Bạch ThếTôn! Con muốn Ānanda làm chồng của con.
Đức Phật mỉm cười:
- Thếcha mẹcủa cô có bằng lòng nhưvậy không ?
- Dạthưa, cha mẹcon chấp thuận.
- Vậy cô hãy mời hai vịđến đây.
Prakirti vềnhà, nói với cha mẹrằng đức Phật muốn gặp hai người. Lát sau, cô đi cùng với song thân đến Kỳ Viên tịnh xá.
Đức Phật hỏi họ:
- Cô con gái rượu của hai ông bà nói là muốn có Ānanda làm chồng. Hai vịcó đồng ý không?
Cha mẹcô thiếu nữthưa:
- Bạch ThếTôn! Chúng con bằng lòng. Con gái chúng con nói rằng nó không sống được nếu không có đại đức Ānanda. Nó nói là nó sẽnhịn ăn cho đến chết nếu không có được vịấy.
Đức Phật gật đầu:
- Được rồi. Hai vịcó thểan tâm đi vềnhà, đểPrakirti ởlại đây, NhưLai sẽsắp xếp mọi chuyện.
Cha mẹcô gái đảnh lễPhật rồi lui ra.
Đức Phật bèn quay qua hỏi cô gái:
- Trong kinh thành Sāvatthi này cô muốn bao nhiêu chàng thanh niên cũng có. Cớsao cô chỉyêu thương mỗi một mình Ānanda thôi?
- Con thích Ānanda lắm lắm. Con yêu Ānanda nhiều nhiều, rất nhiều. Ôi! Lòng con sáng lấp lánh lên vì chàng. Trái tim con rất ấm áp khi có chàng. Con học được cách suy nghĩ tựdo là nhờchàng. Cũng nhờchàng mà con hiểu rằng con là một con người, là một thành viên trong cộng đồng nhân loại. Chính chàng đã làm cho con biết con cũng có được mọi tựdo, mọi quyền lợi mà bất cứngười nào cũng phải có, Trong lúc con bịxã hội ruồng bỏ, gạt bỏ, xô đẩy xuống tận đáy xã hội, hành hạvới tùy tiện đòn roi đánh đập của bọn cấp cao trên trước, y nhưmột con chó hoang, một con chó dại; chính chàng là người duy nhất dạy cho con hiểu rằng, ý thức được rằng, con cũng là một con người bình đẳng trong chủng tộc loài người. Bởi vậy, chàng là ánh sáng của con, cuộc đời mới của con. Con không thểsống được nếu không có chàng. Mắt con tràn đầy ơn phúc khi nhìn thấy chàng. Giọng nói chàng ấm áp bên tai của con. Ôi! Chàng nhìn con dịu dàng xiết bao! Lời nói nhân từcủa chàng đã khắc sâu vào trái tim con. Con phải có chàng, bạch ThếTôn
- Được rồi. NhưLai sẽcho cô Ānanda. Nhưng cô phải làm theo lời NhưLai nói.
- Con làm bất cứđiều gì cũng được hết, nếu ThếTôn cho con Ānanda.
- Nếu cô muốn Ānanda, cô cũng phải mặc cái gì nhưĀnanda đã mặc. Ānanda cạo trọc đầu, cô cũng phải cạo trọc đầu. Ānanda khoác y vàng, cô cũng phải khoác y vàng. Nếu cô làm được những việc đó, cô có thểcó Ānanda.
- Bạch ThếTôn, con sẽchạy vềnhà và sẽtrởlại đây ngay tức khắc sau khi làm những điều mà ThếTôn bảo.
Prakirti chạy vềnhà, kểlại mọi sựviệc cho bà mẹnghe. Người mẹmắng cô. Prakirti khóc. Cô nhịn đói. Người mẹla rầy cô mà lòng vô cùng thương cảm:
- Con ơi, con điên rồi sao? Con nhịn ăn cho đến khi chết hay sao?
- Xin mẹhãy cạo đầu cho con. Mẹkhông làm, con sẽchết thôi.
- Con điên rồi! Rồi bà cốgắng khuyên lơn con gái -
Con ơi! Người phụnữđẹp nhất là ởnơi mái tóc. Cạo trọc đầu rồi thì nhan sắc còn đâu nữa! Con đui mù rồi hay sao? Có gì làm người phụnữxấu xí hơn bằng cái đầu trọc lóc? Ôi! Nếu tóc con bịcắt, nếu đầu con bịgọt, con sẽxấu xí, dịhợm nhưthếnào chăng? Trong kinh thành Sāvitthi này có cô thiếu nữnào đẹp bằng con đâu? Mẹsẽtìm cho con một chàng trai khác, xứng đáng hơn, một tấm chồng đẹp hơn. Đừng nóng nảy, vội vàng con ạ. Hãy chịu đựng, kiên nhẫn thêm một thời gian nữa. Hãy suy nghĩ cho kỹđi! Còn đẹp đẽ, xinh xắn gì nữa nơi một người con gái bịgọt tóc nhưđầu con cá lóc! Con ơi! Đừng ngu ngốc, điên dại nữa! Hãy tỉnh cái thần hồn lại đi!
- Không! Mẹnói gì thì nói, con không muốn bất cứmột ai khác. Con chỉmuốn Ānanda, chỉthích Ānanda, chỉyêu mỗi một Ānanda thôi! Đối với con, chàng là tuyệt đẹp. Chàng là đệnhất trên trần đời này! Mặt chàng sang rực nhưvàng. Con thích quá cái mắt hòa ái chàng nhìn, cái giọng ngọt ngào chàng nói, cái dáng uy nghiêm chàng đi. Trên cái cõi châu Diêm-phù-đềnày, con không muốn bất kỳ một ai khác, ngoài chàng Ānanda của con.
Người mẹgật đầu, nói:
- Thôi được rồi, con ăn đi.
- Không, con sẽnhịn đói cho đến khi nào mẹgọt tóc cho con.
Prakirti tuyệt thực cảmấy hôm sau đó. Sợcô chết, mẹcô đành phải chiều ý, cạo tóc cho con gái.
Xong xuôi, người mẹnhưnói lẫy:
- Rồi đó! Hãy lấy gương trông thửxem, bây giờcon giống cái gì nào? Đúng là một ni cô xấu xí, xúi quẩy! Chắc chắn ai ai cũng sẽthất vọng vềcon. Đây là mưu chước tài tình, trí xảo của ông Cù-đàm, thầy của Ānanda đó. Chẳng có ai trởvềnhà sau khi bịông Cù-đàm ấy dụdỗ, lừa gạt.
Quảlà đáo để, ngoài “Phật chú”, ông ta còn có cảphép thôi miên nữa đấy.
Prakirti cười khì:
- Điều đó chẳng quan hệgì. Con bất cần tất cảnếu có được Ānanda. Con bất cần nếu phải đi xin ăn ngoài đường cùng với chàng. Mẹơi! Con xin cảm ơn mẹ! Con chạy vù đến tịnh xá Kỳ Viên ngay bây giờđây! Chào mẹ! Chào mẹyêu quý của con!
- Con đi đi! Người mẹgắt, lớn giọng - Rồi con xem việc gì sẽxảy ra.
Cô thiếu nữPrakirti đầu trọc đi đến tịnh xá Kỳ Viên, mình đắp y vàng. Cô đảnh lễPhật rồi chắp tay đứng hầu một bên. Hàng trăm vịsư, trong đó có Ānanda, đang ngồi quanh Phật.
- Kính lễThếTôn! Cô gái thưa - Con đã làm y nhưlời ThếTôn dạy bảo, xin ngài hãy giữlời hứa, trao Ānanda cho con.
Đức Phật nói:
- Tốt lắm! Con bây giờxứng đáng đểnhận Ānanda. Trước khi NhưLai trao Ānanda cho con, con hãy trảlời NhưLai một vài câu hỏi.
- Xin ThếTôn cứhỏi.
- Cái gì nơi Ānanda làm con yêu thích? Cái vẻbềngoài của ông ta? Khuôn mặt của ông ta? Cặp mắt của ông ta? Cách nói của ông ta? Dáng đi của ông ta? Cái gì ởnơi ông ta vậy?
- Đối với con, khuôn mặt Ānanda là tuấn mỹ. Mũi cao thẳng, đẹp đẽ. Mắt hiền dịu, dễthương. Tai có vành tai tròn sáng, nhưcó lực hút, hấp dẫn. Giọng nói ngọt ngào nhưmật. Tưtưởng đúng đắn, cao thượng, chính đại quang minh, hợp với lẽphải muôn đời. Toàn bộdáng dấp bềngoài đều gợi cảm, quyến rũ. Con gái trên đời này mà không đắm đuối nhìn Ānanda thì người ấy không có con mắt, không xao xuyến rung động bởi Ānanda thì người ấy không có trái tim! Sựthật nhưvậy đó! Con yêu tất cả“vẻngười” diệu mỹcủa chàng.
Đức Phật chậm rãi, điềm đạm nói:
- Con xem thân hình Ānanda là đẹp, có phải thếkhông? Da thịt Ānanda vàng sáng nhưngọc chuốt, có phải thếkhông? Nhưng mà này con! Nếu da của ông ta bịthương tích, da đó sẽchảy máu. Nếu không chữa lành thì da đó sẽsưng tấy lên. Nó sẽđau. Nó sẽmưng lên. Rồi nước mủsẽrỉra. Cái mà con nói là đẹp ấy, nó chỉlà cái bềngoài mà con thấy, giới hạn nơi cái lớp da bọc ngoài mà thôi. Nhưvậy, vẻđẹp hay vẻgợi cảm, quyến rũ chỉđều là do cái nhìn vềbềngoài da thịt. Nhưng nếu da của một người bịlột ra thì chẳng ai thèm nhìn người đó nữa. Nếu cái gì ởbên trong thân thểbịlật ra bên ngoài thì lũ chó và lũ quạsẽđến tấn công, chụp giựt, cắn xé; phải cầm gậy gộc đuổi đánh chúng đi. Thân thểđó không phải được làm bằng ngọc trai, vàng hay bạc. Cũng không phải thiết kếbằng đá quý, san hô. Cái tạo nên thân thểđó được làm bằng xương, da, gân, thịt, máu, đờm, dãi, nước tiểu, nước bọt, phân... Thân thểấy không đáng giá gì cảkhi con nhìn nó. Nếu nhìn vào thực chất của nó, con sẽthấy nó đáng ghê tởm xiết bao! Ai là người không có trí thì tưởng rằng nó là đẹp. Thực chất thì nó vô thường nhưbọt nước, nhưbong bóng, tan biến nhưánh chớp, huyễn ảo nhưma thuật, nhưgiấc mộng. Thân thểlà phù du, không chắc
thật, xảo dối. Nó giống nhưmột chiếc bao chứa đầy đồphếthải dơuế. Khi nó bệnh tật, ta trởthành kẻthù của chính ta. Nếu ta nhịn ăn uống một ngày, nếu ta không tắm rửa một ngày, nếu ta không súc miệng một ngày, ta sẽthấy chính ta là đáng kinh tởm xiết bao. Tất cảnhững gì kinh tởm chúng sẽtứa ra ngoài thân. Thân thểlà nơi nương tựa của bệnh tật, của buồn rầu, của sợhãi, của khổn nguy. Không một ai có thểbiết là mình sẽchết hôm nay hay ngày mai. Đồphếthải dơuếcủa thân thểta làm chính ta phải ghê sợ, tởm lợm. Thân thểta là nhà chứa của
ghê sợ, tởm lợm. Ta không thểmang cái thân này đi theo được. Ta không thểcho ai cái thân này được. Bộxương này gồm 300 đốt, không tính răng. Các đốt xương được nối kết lại với nhau nơi 180 khớp. Thịt được cột chùm lại nhờ900 sợi gân máu. 900 mảnh thịt bám chặt vào gân.
Toàn thểbộxương được da bao quanh, cho nên ta không thấy gì bên trong. Da được đánh bóng nhờnhững sợi tơli li đan kết lại. Thân này có hàng triệu lỗchân lông. Đồphếthải dơuếtứa ra ngoài thân nhưmỡđọng nơi vành chảo, miệng nồi. Đó là trú cưcủa hàng triệu triệu con trùng. Đó là nơi than khóc, tóc tang chọn làm chỗẩn náu. Đó là bì da chứa đồphếthải dơuếqua chín lỗthoát hơi...
Khi hơi thởlìa khỏi thân này, ai cũng sợhãi, ngay cảsờlên đấy cũng thấy kinh! Chỉvài ngày sau, nó bốc mùi thối hoắc bởi đồphếthải rỉra. Yêu thương cái xác chết này hay yêu thương cái xác chết nọthì nào có gì khác nhau đâu? Tình yêu là do sựthèm muốn, khao khát mà có. Ởđâu
không có thèm muốn, khao khát, ởđấy không còn ham mê, đắm đuối. Ởđâu có tình yêu thân xác, ởđấy tất có sầu buồn đau khổ. Từngày con bắt đầu yêu thương Ānanda, con đã chứng nghiệm trong lòng mình bao nhiêu là buồn khổ, khóc lóc, thởthan, bỏăn, bỏngủ, suy nhược, kiệt lả... cảthân lẫn tâm - lẽra con phải tựbiết chứ? Tất cảnhững điều đó đâu có phải là hạnh phúc chân thật đểcho con phải mất công tốn sức tầm cầu, cưu mang, ấp ủ? Bây giờ, con hãy suy nghĩ cho thật kỹvới trí thông minh của con, nhìn xem thửlại, quan sát kỹlại cái thân thểcủa ông Ānanda có phải là cái gì đáng cho con phải mê, phải mệt, phải tương tư, thầm yêu, trộm nhớkhông? Hãy nói cho NhưLai nghe thửnào?
Prakirti càng nghe đức Phật nói chừng nào, sựthật càng được phơi bày chừng nào, cô càng kinh khiếp, ghê sợchừng đó do căn tu nhiều đời. Cứthửtưởng tượng thôi, là cô cứmuốn nôn ọe...
Cô chợt quỳ sụp xuống:
- Ôi, bạch đấng Giác Ngộ! Quảthật là con đã thấm thía quá sức rồi! Quảthật là con đã thấy được sựthật qua lời giảng dạy cặn kẽ, sâu sắc của ngài rồi. Con đã thấy thực chất những cái gì dơuếnơi thân thểcủa đại đức Ānanda qua lời mà ngài vừa đặc tả. Lòng con chợt nhẹbổng, nhẹthênh thênh sau khi nghe thời pháp vi diệu của ThếTôn. Con đã tận tường, thông suốt mọi điều, mọi lẽrồi; chẳng có gì có thểche giấu, dối gạt con được nữa.
Đức Phật lại mỉm cười:
- Nếu thật là nhưvậy, NhưLai sẽthực hiện lời hứa trao Ānanda cho con. Bây giờcon có thểđi vềnhà cùng với Ānanda!
Prakirti vái lạy lia lịa:
- Ồkhông! Bạch đấng Giác Ngộ! Con không cần chàng nữa, con không cần đại đức Ānanda kia nữa. Lời dạy thâm sâu, cao diệu, nhất là hiện thực và cụthểcủa ThếTôn đã chữa lành tâm bệnh của con, đã chữa lành sựngu ngốc, điên loạn của con rồi. Bây giờ, con không còn là cô thiếu nữmê muội sống theo ước vọng điên cuồng nhưvậy nữa. Tất cảcơn đam mê đã lìa khỏi tâm của con rồi. Xin ThếTôn rủlòng bi mẫn thâu nhận con vào ni đoàn của ngài.
Đức Phật mỉm nụ“tiếu sanh tâm” nhè nhẹgật đầu:
- Đoàn thểtăng ni của NhưLai sâu rộng nhưbiển lớn. Bao nhiêu con sông nhưGaṅgā, Yamuna, Aciravati, Sindhu, Godhavati - tất cảchúng đều chảy vào biển, trộn chung, tan hòa lại với nhau, chẳng còn phân biệt nước của con sông này với nước của con sông kia, tất cảchỉcòn một tên gọi chung là biển. Cũng vậy, NhưLai không phân biệt người thấp hèn hay cao sang, chủng tộc, giai cấp hay xứsở, ai cũng có thểbước vào đoàn thểtăng ni của NhưLai được cả. Khi vào, tất cảnhững gì khác biệt trước đây đều tan biến, mọi người cùng sống với nhau nhưcon chungmột cha, là huynh đệ, là tỷmuội trong một đại gia đình yêu thương và bình đẳng. Tất cảđều trởthành là “Con củaPhật”, là Phật tửhay Thích tử. Bởi vậy, không có gì cản trởcon gia nhập giáo chúng ni đoàn.
Thếrồi, cô được gia nhập ni đoàn và không lâu sau đó tỳ-khưu-ni Prakirti trởthành một vịA-la-hán.
Tin đồn vềđức Phật thâu nhận một cô gái hạtiện vào ni đoàn lan rộng ra khắp nơi nhanh nhưgió thổi. Tất cảgiới tướng lãnh, bà-la-môn, phú gia và quý tộc của kinh thành Sāvitthi thảy đều bàng hoàng, rúng động. Họtựhỏi làm sao một phụnữhạtiện, khi trởthành ni cô, có thểđi vào nhà của một người sinh ởgiai cấp trên trước; làm sao một người sinh ởgiai cấp trên trước có thểđến gần “côni” ấy, làm sao “cô ni” ấy có thểnhận thức ăn khất thực từngười sinh ởgiai cấp cao hơn?
Họđến thưa chuyện với đức vua Kosala. Đức vua khen thầm thái độquang minh chính đại của Phật khi ngài muốn phá bỏhàng rào các giai cấp, tôn trọng sựtựdo và bình đẳng, nhưng cũng cùng với một đoàn tùy tùng gồm những người thuộc giai cấp thượng đẳng thân hành đến bái yết ngài.
Đức Phật gọi tỳ-khưu-ni Prakirti, đại đức Ānanda và tất cảtăng ni đến quanh ngài, rồi ngài hỏi vua và mọi người có muốn nghe kểchuyện kiếp trước của Prakirti không. Ai cũng muốn nghe.
Rồi đức Phật bèn kể:
“Trong một kiếp quá khứ, bên bờ sông Gaṅgā, có một vị thủ lãnh giai cấp hạ tiện tên là Trishanka. Ông ta có một người con trai tên là Shardula Karna dung mạo tuấn tú, kiến thức sâu rộng, học hết ba bộ kinh Vệ Đà. Khi thanh niên ấy đến tuổi lập gia đình, người cha đến nhà người bà-la-môn có tên là Pushkaar Shari để cầu hôn con gái ông ta cho con trai của mình. Người con gái ấy tên là Prakirti. Người bà-lamôn tức giận, cho việc cầu hôn ấy là một sự lăng mạ, sỉ nhục.
Người thủ lãnh giai cấp hạ tiện cố gắng đem hết lý lẽ ra để giải thích rằng phân biệt giai cấp như vậy là không đúng, ai cũng là con người cả. Người cha bà-la-môn Pushkaar Shari lấy làm hài lòng bởi lời giải thích có lý có tình, đúng với sự thật của vị thủ lãnh nên chấp thuận gả con gái của mình cho con trai của ông ta.
Cô thiếu nữPrakirti xinh đẹp của người bà-la-môn giai cấp thượng lưu kia bây giờchính là tỳ-khưu-ni Prakirti bây giờđây. Con trai của vịthủlãnh giai cấp hạtiện, hiện nay chính là Ānanda. Và, NhưLai chính là thủlãnh Trishanka giai cấp hạtiện của kiếp trước đó vậy”.
Sửng sốt, ngạc nhiên và thú vịbởi câu chuyện hay; đức vua Kosala và tùy tùng lãnh hội được bài học, đảnh lễPhật rồi ra về.
(Có thể tìm đọc nguyên bản tiếng Anh trong [PDF] -
Buddha‘s Constant Companion “Chapter Three”).