Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 9

10/06/201313:16(Xem: 9169)
Phần 9

ĐƯỜNG ĐẾN AN BÌNH THẬT SỰ


Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Trích dịch: Tuệ Uyển


Phần 9

dalailama-09875

- Nhằm để thực hành Đạo Phật, chúng ta trước nhất phảibiết về tâm. Ngay cả nếu ta là một ngườikhông tín ngưỡng, ta có thể thử để cải thiện hay rèn luyện tâm, được cung cấpta có kiến thức về nó. Bất cứ một con người bình thường nào, cho vấn đề ấy, có thểthực tập rèn luyện tâm và điều này cuối cùng sẽ chứng tỏ là rất hữu dụng.

-Như một hành giả, chúng ta phải chú ý đến tâm chúng ta để cố gắng kiểm soát nómột cách liên tục. Chúng ta phải cố gắngloại trừ tất cả những cảm xúc tiêu cực và phát triển những cảm xúc tích cực - vô hạn lượng - đặc biệt trong sự thực hànhPhật Giáo, vì thế một số người nói rằng Đạo Phật là khoa học về tâm.

-Mọi người muốn hạnh phúc; không ai muốn đau khổ. Nhiều rắc rối chung quanh chúng ta là vọng tưởngtinh thần của những thứ tiêu cực hay bất hạnh nào đó. Nếu chúng ta phân tích thái độ tinh thần củachính chúng ta, chúng ta có thể thấy nó thật không thể chịu nổi. Do vậy, một tâm quân bình hoàn hảo là rất hữuích và chúng ta phải cố gắng để có một thể trạng tinh thần vững vàng.

-Mọi người muốn có một thân thể khỏe mạnh và không ai muốn bệnh hoạn. Tôi cũng là một người không muốn rơi vào tìnhtrạng bệnh hoạn nhưng thường bị cảm lạnh - một cách đặc biệt khi tôi viếng Đạo Tràng Giác Ngộ - Bodhgaya. Hầu như lần nào ở đấy, sự gia hộ quá rộng sâukhiến tôi luôn luôn bị sốt! Nhưng sự kiệnvẫn hiện hữu là mọi người muốn có sức khỏe tốt, và đấy là một ý nghĩa quan trọngcho việc đạt đến một tâm ổn định.

-Việc rèn luyện tinh thần là thiết yếu cho sức khỏe lành mạnh. Sức khỏetốt lành và ổn định tâm biểu hiện cho một đời sống tốt đẹp và hạnh phúc hơn vàmột tương lai ý nghĩa. Mặc dù chúng tacó thể ở trong một môi trường thù nghịch, nhưng nếu thái độ tinh thần của chúngta vững vàng và ổn định, sự thù nghịch sẽ không là nguyên nhân cho nhiều sự quấyrầy.

-Không có sự ổn định tinh thần nội tại, hay thái độ tinh thần đúng đắn, chúng takhông thể vui vẻ, tĩnh lặng, hay bình an, ngay cả khi chúng ta được vây quanh vớinhững bạn bè thân thiết hay những tiện nghi bậc nhất. Đấy là tại sao rèn luyện tâm là ưu việt vàkhông nên được xem như một vấn đề tôn giáo.

-Một số kỷ thuật hay phương pháp cho việc rèn luyện tâm phải là một bộ phậntrong đời sống hàng ngày của mọi người.

-Tâm thì không màu sắc, không hình tướng và khó khăn để xác định. Tuy thế, nó thật là năng lực. Đôi khi dường như khó để kiểm soát, thay đổi,và kiểm soát. Tôi nghĩ tùy thuộc nhiềuvào thời gian, ý chí, quyết tâm và tuệ trí. Nếu chúng ta đã có quyết tâm và tuệ trí - tuệ trí hàm ý kiến thức - vấnđề rồi thì là việc rèn luyện tâm như thế nào. Cuối cùng với sự trôi qua của thời gian, tâm chúng ta có thể thay đổi vàcải thiện.

-Chúng ta có thể rèn luyện tâm của chúng ta bằng việc phân tích những nhược điểmcủa giận dữ cũng như từ những kinh nghiệm của người khác. Cũng thật hữuích để nhìn vào lịch sử. Bất cứ khi nào tôi thẩm tra thảm họa của conngười, tôi thấy rằng trong hầu hết mọi trường hợp nó là kết quả từ thái độ củacon người - những cảm xúc tiêu cực như giận dữ, thù hận, ganh tỵ và thamlamquá độ.

-Tất cả những thứ tốt đẹp là những kinh nghiệm xây dựng, hạnh phúc hơn của nhânloại, hầu như được thúc đẩy bằng việc tôn trọng quyền của người khác và quantâm đến sự cát tường của người khác - bi mẫn, từ ái và ân cần.

-Một cuộc khảo rất xuyên suốt về những kinh nghiệm và sự kiện quá khứ của nhânloại, và sự thực tập hằng ngày của chúng ta là rất cần thiết để đem đến sự thayđổi và cải thiện. Con người chúng ta làgiống nhau trong những khát vọng. Đây làtại sao rèn luyện tâm là quan trọng.

-Đối với con người chúng ta cũng như thú vật, nền tảng của xã hội là tình cảmhay tình thương. Trong thời kỳ khi chúng ta ở trong bào thai của mẹ, sự ổn địnhvà tĩnh lặng tinh thần của bà mẹ là rất quan trọng cho sự phát triển tinh thầncủa đứa trẻ chưa sinh. Cũng thế, nhữngtuần lễ đầu tiên sau khi sinh là thời điểm quan yếu cho việc phát triển não bộ. Trong thời kỳ ấy, điều cực kỳ quan trọng làcó sự chạm xúc thân thể của bà mẹ. Điềunày cho thấy rằng tự điều kiện thân thể cần hơi ấm và tình cảm của người khác.

-Hành động của đứa trẻ làm sau khi sinh ra là bú sửa. Cho và nhận sửa chắc chắn không phát sinh từthù hận hay cảm giác tiêu cực. Mặc dùvào lúc ấy tâm tư đứa trẻ không rõ ràng và không ý tưởng rõ ràng về mẹ nó,nhưng sự ràng buộc hay cảm giác gần gũi chắc chắn được thiết lập. Tuy nhiên, nếu tâm hồn bà mẹ có sự giận dữhay những cảm xúc tiêu cực nào đó đối với đứa trẻ, sửa có thể không tuônra. Chính là tình cảm sâu xa và một cảmgiác thân mật đối với đứa trẻ đã cho phép sử sửa tuôn tràn một cách tương ứng. Và hướng về bà mẹ vì sửa là hành động đầutiên như một con người.

-Như những học sinh, chúng ta thấy rằng nếugiáo viên tình cảm và gần gũi với chúng ta, thế thì những bài học cũng như vịgiáo viên ấy để lại ấn tượng lâu dài đối với chúng ta. Trong cuộc sống, hết lầnnày đến lần khác, chúng ta cần phải đến thăm bác sĩ ngay cả chúng ta không muốnthế. Mặc dù bác sĩ có thể có phẩm chấtcao, nhưng nếu khuôn mặt vị bác sĩ ấy cứng ngắt và đánh mất nụ cười, chúng ta cảmthấy hơi khó chịu. Nếu vị bác sĩ ấy biểulộ sự quan tâm chân thành về sức khỏe chúng ta và tình cảm, chúng ta cảm thấy dễchịu. Khi chúng ta già cả, chúng ta lệ thuộc sâu đậm một lần nữa vào tình cảmvà sự ân cần của người khác. Đây là tựnhiên của con người. Vì loài người là nhữngtạo vật xã hội, nên chúng ta lệ thuộc sâu xa vào những người khác nhằm để sồngcòn.

-Nếu chúng ta nhìn vào những con ong, chúng ta thấy rằng chúng hoạt động trêncăn bản của sự phối hợp mặc dù chúng không có tôn giáo, hiến pháp hay luật lệ. Hình thức và cách sống tự nhiên của chúng đòihỏi chúng phải làm việc với nhau; bằng khác đi, chúng không thể tồn tại. Conngười tự cho là siêu việt nhưng trong thực tế, đôi khi chúng ta thật thấp kémso với những côn trùng bé nhỏ này. Hoàncảnh căn bản của chúng ta đòi hỏi chúng ta phải sống với nhau, và vì thế, chúngta phải làm việc với nhau. Đấy là luật lệtự nhiên nhưng đôi khi chúng ta hành động trong một tư thái hoàn toàn trái ngược.

-Trong sự vắng bóng của hợp tác và hiểu biết, cha mẹ và con cái luôn luôn đấu đávới nhau. Điều ấy cũng đúng đối với sự cảivả giữa đôi lứa. Ly dị xảy ra sau đó vàkhông có sự bình an hay hạnh phúc tồn tại. Hôn nhân bị hủy hoại. Hợp tác làkhẩn thiết cho một gia đình, thân thể, xã hội và quốc gia mạnh mẽ.

-Chúng ta phát triển sự hợp tác như thế nào? Bằng sức mạnh? Không thể được! Vậy sự lựa chọn là gì? Những hành vi tự nguyện, lòng vị tha và việcbiểu lộ sự quan tâm đến lợi ích và quyền lợi của người khác. Những điều này không nhất thiết là thiêngliêng; chúng là sự quan tâm của chúng ta bởi vì sự sống còn của chúng ta tùythuộc vào nó. Thí dụ, nếu chúng ta quantâm về người khác và thân thiết chân thành với họ, thế thì người khác cũng sẽđáp ứng lại một cách tương ứng.

-Tôi thích mĩm cười và cười lớn. Nếuchúng ta muốn có nhiều nụ cười mĩm trong cuộc sống thì chúng ta phải tạo nên nhữngđiều kiện thích hợp cho nó hiện diện. Cónhiều loại mĩm cười khác nhau. Những nụcười xã giao hay mĩa mai chỉ tạo nên không khí khó chịu và phát sinh sự nghi ngờ,trái lại một nụ cười chân thành làm cho chúng ta hài lòng tuyệt diệu. Vậy thì chúng ta đạt đến việc ấy như thếnào? Chắc chắn không phải qua giận dữ,ganh tỵ, tham lam quá độ hay thù hận, nhưng phải qua yêu thương ân cần, một đầuóc cởi mở và chân thành.

-Nếu lý do của chúng ta là chân thành, không có gì để dấu giếm, và chúng ta sẽđón nhận lại một thái độ cởi mở. Đây làmột băng tần thật sự và thích đáng của giao tiếp loài người và không chỉ là sựphục vụ đầu môi chót lưỡi. Theo kinhnghiệm của chính tôi, đôi khi tôi thấy tôi có thể giao tiếp một cách chân thànhngay cả khi tôi không biết ngôn ngữ của người đối diện.

-Nhưng có lúc thật khó khăn để vô tư. Khi người ta có quyền lực, những ngườikhác có khuynh hướng quây quần chung quanh họ. Tôi nghĩ tôi có nhiều bạn hơn do bởi giải Nobel Hòa Bình. Những người bạn này có thể không đáng tin cậylắm. Con người với tiếng tăm, quyền lực,hay giàu sang thường có nhiều bạn bè. Nhữngngười bạn này, trong thực tế, có thể không là những bạn thật sự; họ chỉ bị hấpdẫn bởi sự giàu sang hay quyền lực của người được quan tâm. Nếu người kia mất đi quyền lực hay giàu sang,những người bạn này có thể biến mất. Tôixem những người bạn như vậy là không chân thành.

-Người bạn chân thật chia sẻ sự thân thiết chân thành và duy trì tình bạn bất chấpsự thay đổi bất thường của vận mệnh. Sựquan tâm như vậy cho người khác là một đức hạnh lớn nhưng nó cũng là vị kỷtrong một cách vì một cách căn bản nó là lợi ích và quan tâm của chính người ấy. Tôi rất thường nói với những người bạn củatôi rằng nếu chúng ta phải ích kỷ thì chúng ta nên ích kỷ một cách thông tuệ.

-Cội nguồn căn bản của hạnh phúc là lòng vị tha. Thành công trong đời sống lệ thuộc trên sự quyết tâm, ý chí và lòng canđảm. Và cội nguồn của can đảm và quyếttâm này là lòng vị tha.

-Đôi khi giận dữ và thù hận tạo ra một loại năng lượng và quyết tâm. Tuy nhiên, sự quyết tâm này hiếm có những hậuquả tốt đẹp bởi vì năng lượng được tạo ra bởi giận dữ và ganh tỵ là mù quáng,tai hại và thậm chí có thể gây tai họa.

-Kỷ năng hay phương pháp của Đạo Phật đểcải thiện tâm được căn cứ trên thuyết lệ thuộc duyên sinh haypratiyasamutpada. Điều này một cáchchính yếu quan tâm với các nguyên nhân của khổ đau và vui sướng và sự kiện là mọithứ liên hệ hổ tương, tạo nên một dây chuyền phản ứng lại.

-Như tôi đã đề cập trước đây, toại nguyện hay hạnh phúc tùy thuộc trên nhữngnhân tố đa dạng. Do thế, duyên sinh thậtsự làm mở rộng nhận thức về thế giới của chúng ta. Nó cho chúng ta thấy rằng mọi thứ liên hệ đếnlợi ích của chúng ta một cách căn bản. Cốnhiên, điều này cho phép chúng ta phát triển sự quan tâm cho nhận thức rộng rãihơn. Thấu hiểu thuyết duyên sinh này vàthật sự đưa nó vào thực tập có thể thúc đẩy từ ái và bi mẫn, và giảm thiểu sựgiận dữ và thù hận của chúng ta.

-Theo Đạo Phật, có một mối quan hệ tương xứng giữa nguyên nhân và kết quảnơi màkhổ đau và vui sướng được quan tâm. Nguyên nhân trực tiếp là nghiệp. Nghiệp - karma - có nghĩa là hành vi. Những sự kiện ngày mai tùy thuộc rất nhiềuvào những hành vi hôm nay, những sự kiện năm nay tùy thuộc vào những sự kiệnnăm trước, trong khi những sự kiện của thế kỷ này với những thứ của thế kỷ trước. Những hành vi của thế hệ trước tác động cuộcsống của những thế hệ tiếp theo. Đâycũng là một loại nghiệp.

-Thế rồi, nguồn gốc của hành động là gì? Động cơ của tâm là gì? Và, quantrọng hơn, tâm là gì? Có phải não bộ haymột loại năng lượng sản sinh bởi não bộ? Câu trả lời là cả hai. Là cả haibởi vì trong khi trình độ thô của ý thức được sản sinh bởi não bộ, thì nguồn gốccăn bản của ý thức là thức vi tế sâu xa nhất không lệ thuộc vào não bộ.

-Loài người trải qua năm tỉ năm phát triển để có được như tình trạng hiệnnày. Trong ba đến bốn tỉ năm không có sựsống, chỉ có một số căn bản, những tế bào chính yếu. Mặc cho sự tiến hóa của loài người, câu hỏi vẫnlà, Tại sao toàn thể vũ trụ hay thiên hàhình thành sự hiện hữu? Lý do là gì?Chúng ta có thể nói là không có lý do gì hay là nó đã xảy ra một cách độtnhiên, nhưng câu trả lời ấy không thỏa mãn. Một câu trả lời khác là đấy đấng tạo hóa, hay Thượng Đế đã làm việc ấy. Tuy nhiên quan điểm ấy không đúng với triếtlý của Phật Giáo và Kỳ Na Giáo (và cả Lão Giáo[1]). Câu trả lời của Đạo Phật là nó hình thành nhưmột kết quả của nghiệp báo của chúng sanh, những kẻ sử dụng vũ trụ này. Lấy thí dụ của ngôi nhà. Một ngôi nhà hiện hữu bời vì có người thợ xâydựng nó vì thế nó có thể được sử dụng. Tương tự thế, bởi vì có chúng sanh sống hay sử dụng vũ trụ này, nên nghiệpđã sản sinh ra vũ trụ.

-Theo triết lý Phật Giáo, mỗi chúng sanh có một tâm và thức có khả năng trởthành một vị Phật. Thức vi tế này được đặttên là hạt giống Phật, Phật chủng hay sugatahridaya hay tathagatagarbha. Đây là căn bản của Đạo Phật một cách tổngquát và đặc thù trong Đại Thừa Phật Giáo, mục tiêu tối hậu là Quả Phật hay GiácNgộ. Chúng ta phải nên quyết định để đạtđược Quả Phật nhằm để phụng sự tất cả chúng sanh. Sự quyết định này là tâm giác ngộ - tâm bồ đềhay bodhicitta, đấy là căn bản của giáo huấn Đại Thừa về lòng vị tha vô hạn.

-Chúng ta lệ thuộc sâu đậm trên những chúng sanh khác. Không có chúng sanh, chúng ta không thể pháttriển lòng vị tha vô hạn và không thể đạt đến Quả Phật. Chúng ta hàm ơn những chúng sanh khác đối với tiếng tăm, thịnh vượng, vàbạn bè của chúng ta.

-Từ lúc thụ thai cho đến lúc chết, đời sống của chúng ta lệ thuộc vào những ngườikhác. Thật quan trọng để nhận ra rằng nhữngchúng sanh khác là quý giá và hữu ích như thế nào. Ngay khi chúng ta nhận ra điều này, thái độtiêu cực của chúng ta đối với chúng sanh khác sẽ thay đổi.

-Thái độ của chúng ta đối với người khác phải luôn luôn là tích cực. Chúng ta nên quan tâm đến người khác mà khôngcó cảm giác thương hại đối với họ. Trêntất cả, chúng ta phải đối xử với họ với một sự tôn trọng lớn vì sự quý giá củahọ. Chúng ta phải xem họ như thiêngliêng và thù thắng đối với chúng ta.

-Tâm chúng ta bị ảnh hưởng bởi những cảm xúc tiêu cực qua vô lượng kiếp sống quákhứ và thật cực kỳ khó khăn để phát triển lòng vị tha. Chúng ta phải chiến đầu liên tục chống lại nhữngcảm xúc tiêu cực này. Chúng ta phải sử dụngnhững phương pháp khác nhau để đối phó vớinhững năng lực của sân hận. Chúng ta đơngiản nên cố gắng quên đi đối tượng của sân hận và làm chệch hướng sự chú ý củachúng ta. Tập trung vào hơi thở củachúng ta. Việc này làm dịu sự giận dữ mộtcách nhẹ nhàng. Rồi thì cố gắng để nghĩvề những khía cạnh tiêu cực của sân hận và loại bỏ chúng.

-Một cách để đối phó với sân hận đối với kẻ thù là tập trung trên những phẩm chấttốt đẹp của kẻ thù. Hãy cố gắng để tôntrọng và thông cảm thay vì giận hờn. Theo Mười Hai Nhân Duyên, mỗi đối tượng có nhiều khía cạnh và phương diện. Hầu như không đối tượng nào có thể là hoàntoàn tiêu cực. Mọi thứ có một phía tíchcực đối với nó. Tuy nhiên, khi sân hận lớnmạnh, tâm chúng ta chỉ nhận thức khía cạnh tiêu cực.

-Về một mặt, kẻ thù chúng ta tạo ra rắc rối cho chúng ta. Về mặt khác, chính ngườiấy cho chúng ta cơ hội để thực tập nhẫn nhục và bao dung, hai phẩm chất cần thiếtcho lòng từ bi và vị tha.

-Khi tham lam cực độ hay những cảm xúc tiêu cực sinh khởi, chúng ta phải chuẩn bịcho chúng. Nếu chúng ta kích hoạt mộtthái độ khoan dung khi cảm xúc tiêu cựcsinh khởi, nó trở nên mạnh mẽ hơn. Nênloại bỏ hay cố gắng giảm thiểu cường độ của nó ngay khi nó sinh khởi.

-Nếu chúng ta khiêm tốn và trung thực, một người nào đó có thể lợi dụng chúngta. Ngay cả trong những trường hợp nhưthế, chúng ta không nên che dấu bất cứ cảm giác tiêu cực nào đối với người ấy. Thay vì thế, chúng ta nên phân tích tình cảnh. Việc cho phépngười ấy làm bất điều gì người ấymuốn cuối cùng sẽ làm tổn hại cho người ấy. Do vậy, chúng ta nên thực hiện một số biện pháp chống trả. Chúng ta nênlàm điều này không phải vì ngườiấy làm tổn hại chúng ta, nhưng bởi vì chúng ta nên quan tâm về sự cát tường củangười ấy về lâu về dài.

-Khi sân hận khống chế tâm chúng ta, bộ phận tốt nhất của não bộ con người, bộphận phán xét các tình thế, không thể thực hiện chức năng của nó. Rồi thì chúng ta có thể sử dụng những từ ngữcay nghiệt một cách vô ý thức. Những từngữ thù hận tuôn ra một cách tự động qua việc thiếu kiềm chế khi chúng ta khôngthể kiểm soát tình thế. Một khi sân hậnhạ xuống, chúng ta cảm thấy tự hổ thẹn.

-Nhằm để thiền tập trên lòng vị tha cứu kính, thật quan trọng để thấu hiểu kháiniệm. Trong Đạo Phật, những trình độ đadạng của các truyền thống có những sự diễn giải khác nhau. Với bốn trường phái triết lý, sự diễn giải ởđây liên hệ trong những hệ thống Phật Giáo tối thượng, trường phái Hệ Quả TrungĐạo[2]. Theo phái này, tánh không có nghĩa là khôngcó hiện tượng nào có sự tồn tại cố hữu (vô tự tánh). Bằng việc thấu hiểu sự thiếu vắng sự tồn tạicố hữu của bản chất tất cả mọi hiện tượng, chúng ta có thể thấu hiểu bản chấthuyển hóa hay vọng tưởng của tất cả mọi hiện tượng.

-Hãy thực tập lòng vị tha vô hạn với sự hổ trợ của tuệ trí. Đấy là lối đi.

***

Nguyêntác: trích từ bài Transforming Mind củaquyểnLive in a Better Way

Ẩn Tâm Lộ ngày 16/01/2013
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]