ĐƯỜNG ĐẾN AN BÌNH THẬT SỰ
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Trích dịch: Tuệ Uyển
Phần 2
- Có được tri thức thì dễ dàng hơn việc hiện thựctri thức ấy. Áp dụng, thực hành thìkhông dễ dàng. Đối với chính tôi cũng thế,điều ấy khó khăn. Tuy nhiên, khi so sánhcung cách suy tư hôm nay với những gì hai mươi năm trước, tôi nghĩ rằng có sựthay đổi nào đó, một tiến trình nào đấy. Không kể là nhiều hay ít, miễn là có điều gì đấy chuyển biến.
- Tôi có thể bảo đảm rằng nếu quý vị thực hiệnmột nổ lực liên tục với quyết tâm và niềm tin, tâm thức có thể thay đổi. Do vậy, ngay cả nếu quý vị nghĩ rằng có mộtdiễn biến nhỏ đã hiện thực, thì cũng đủ lý do để tiếp tục cố gắng, bởi vì mộtcách chậm rãi, chậm rãi, quý vị đang thay đổi. Thậm chí nếu quý vị không thể đem đến một sựthay đổi ấn tượng sâu sắc, thì ngay cả nếu quý vị có thể đạt đến một sự đổithay tối thiểu, thì điều ấy vẫn là chuyển biến tích cực.
-Trong Phật Pháp, và trong những truyền thống Ấn Giáo cổ xưa, chúng ta tin tưởngtrong sự tái sinh, đời sống này tiếp đời sống khác. Do thế, trong kiếp sống này, nếu chúng taphát triển trong lĩnh vực tinh thần, ngay cả trong một tiến trình giới hạn sẽlàm nên một tác động cho kiếp sống tới của chúng ta. Rồi thì một cố gắng khác sẽ được thực hiện. Một tiến trình nho nhỏ chắc chắn sẽ mang đến một ảnh hưởng trong những đờisống tới của chúng ta.
-Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni nói với chúng ta rằng một hành giả phải nghĩ trongthời hạn của hàng kiếp sống, không chỉ bằng ngày và giờ. Khát vọng chiến thắng khổ đau, ngay từ lúcban đầu, là ở đấy.
-Cùng với nguyện vọng chiến thắng khổ đau,chúng ta phải tuân theo một cung cách đúng đắn, một phương pháp thíchđáng. Chúng ta phải thực hiện nổ lựckhông mệt mõi, bất chấp năm tháng hay kiếp số vô tận. Rồi thì, sẽ có sự chấm dứt khổ đau của chúngta. Đức Phật đã minh chứng điều này rấtrõ ràng.
-Hãy nhớ đến tất cả những chúng sinh khổ đau, đặc biệt là nhân loại, và nhữngcon người nghèo khổ, những người ngay cả trong khi sống, có những đời sống khókhăn, và cuối cùng chết một cách thảm thương. Buồn quá, có phải không?
-Tôi đã suy tư, và tôi nghĩ mọi người biết, đối với sự quan tâm và cố gắng củatôi là để thúc đẩy những giá trị nhân bản và hòa hiệp tôn giáo. Đây là hai chí nguyện mà tôi sẽ mang theo chođến khi tôi chết.
-Trong Đạo Phật, có nhiều bàn cải, nhiều tranh luận. Tôi cảm thấy có hai quan điểm đối kháng và rồithì tranh luận những giá trị của mỗi quan điểm là rất hữu ích để làm cho tâm thứcsâu sắc. Những cuộc tranh luận này khôngnhư sự đấu tranh chính trị. Những điềunày là rất tích cực, tôi thật cảm thấy nếu không có điều này, luận lý hay tư tưởngĐạo Phật có thể trở nên kém phát triển hơn. Tôi cảm thấy những tranh luận và bàn cải này là rất lợi ích, nhưng nhữngngười thiển cận hay đầu óc hẹp hòi đôi khi có một cái nhìn sai lầm về những cuộctranh luận này. Các cuộc tranh luận sauđó tạo nên những sự phân chia và đưa đến đấu tranh cùng xung đột.
-Sự phân biệt giữa Phật Giáo và không Phật Giáo là lý thuyết về hữu ngã và vô ngã. Vô ngã là quan điểm của tôi; hữu ngã là kháiniệm của họ. Không có vấn đề gì [trở ngại]!
-Tôi tin tưởng trong vô ngã, và qua điều này, tôi đạt được nhiều lợi ích. Nó hổ trợ cho quan điểm và cảm nhận của tôi. Nhưng đối với họ, lý thuyết hay khái niệm hữu ngã là rất lợi ích. Tôi chấp nhận sự phân chia như thế. Tôi cảm thấy rằng trong khi tôi cố gắngđể cónhững mối quan hệ gần gũi hơn với những truyền thống khác, tôi phải thể hiện mộtnổ lực to lớn hơn để phát triển một sự thấu hiểu tốt đẹp hơn về những quan điểmtrong các truyền thống ấy.
-Một điều có thể hiểu nhưng đáng buồn là một số Phật tử trong xứ sở này, đặc biệtnhững người Phật tử mới (neo-Buddhists), có một thái độ tiêu cực hơn đối với ẤnGiáo. Không có lợi ích gì! Chất chứa những cảm nhận tiêu cực đối với ngườikhác không phải là cung cách của Đạo Phật. Về phía Ấn Giáo, tôi nghĩ đã đến lúc để thay đổi hệ thống đẳng cấp và nhữngtập quán lỗi thời. Chúng ta phải tuyên bốmột cách công khai nó: những tập quán này đã lỗi thời.
-Thay vì bình phẩm người khác, chúng ta cố gắng để thấu hiểu họ và cải thiện nhữngmối quan hệ của chúng ta; những nhà chính trị, và những người hiểm độc, những kẻlợi dụng các sự khác biệt tôn giáo cuối cùng sẽ bị cô lập.
-Cảm xúc, không có chúng, cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên vô vị. Cảm xúc có thể rất tốt, nhưng tôi nghĩ rằngquý vị phải làm một sự phân biệt trong những cảm xúc. Một số, trong ngắn hạn, trông thật ý vị,nhưng về lâu về dài là tàn phá. Một sốtrông hơi khó chịu lúc ban đầu, nhưng càng về sau, có một lợi ích vô biên. Thật quan trọng để biết và có thể phân biệtnhững loại cảm xúc nào là hữu ích và những thứ nào là tiêu cực và phải được loạitrừ.
-Tất cả những ai đã từng trải nghiệm với đớn đau và vui thích có quyền không chỉsinh tồn mà cũng là tồn tại một cách hạnh phúc.
-Có hai mức độ của những kinh nghiệm mang đến hạnh phúc hay khổ đau. Mộtđơn thuần là cảm giác. Trong khi thấy điều gì xinh tươi hay tốt đẹp,chúng ta có thể phát sinh sự thỏa mãn tinh thần. Như một âm thinh êm dịu có thể làm chúng tavui vẻ. Trong sự quan tâm này, con ngườivà thú vật có những trải nghiệm tương tự. Về mức độ cảm giác, chúng ta có thể trải nghiệm sự hài lòng hay vuithích hay đớn đau thân xác.
-Đối với con người mức độ cảm giác rất quan trọng. Do thế, sự thoãi mái và phương tiện vật chấtlà cần thiết và hữu dụng bởi vì chúng cho chúng ta niềm vui thích ở mức độnày. Điều này sẽ bao gồm một khu vườnxinh đẹp với những con chim và thú vật, âm nhạc, mùi hương thơm tho, vị nếm khảquan, cũng như sự xúc chạm, kể cả kinh nghiệm ái dục. Chúng ta có những điểm này chung với các độngvật.
-Do bởi sự thông minh, chúng ta có trí nhớ tốt hơn thú vật, một khả năng rộng lớnhơn để quán chiếu và để thấy những viễn tượng lâu xa - không chỉ trong đời sốngnày mà qua nhiều kiếp sống và các thế hệ. Con người có khả năng để duy trì ký ức của quá khứ lâu xa: chúng ta đã viết và lưu giữ những kinh nghiệmhàng nghìn năm. Nhưng do bởi sự thôngminh của chúng ta, nguồn gốc sự lo lắng có khuynh hướng gia tăng. Do bởi điều này, đôi khi, chúng ta có quá nhiềudự đoán và những điều này làm cho sự lưỡng lự, nghi ngờ và sợ hãi của chúng ta thức dậy. Trong chúng ta những điều này mạnh mẽ hơn nhữngđộng vật rất nhiều.
-Rõ ràng, một số cảm giác lo lắng hậu quả từ sự thông minh của con người. Loại bất hạnh này không thể vượt thắng bằng sựthoãi mái vật chất. Chúng ta thấy nhữngngười giàu có, những người có nhiều sự thoãi mái vật chất và không cần phải ưutư, tuy thế, họ là những người thiếu niềm vui tinh thần.
-Sự buồn phiền hay không thoãi mái hay bồn chồn tinh thần không thể được xóa đibằng sự thoãi mái vật chất đơn thuần. Trái lại, nếu trên mức độ tinh thần, có niềm hạnh phúc và hài lòng, sựthiếu tiện nghi vật chất có thể được đối phó một cách dễ dàng. Trong một số trường hợp, chịu đựng những khókhăn vật chất có thể mang đến sự toại nguyện tinh thần hơn.
-Khi chúng ta đã được chuẩn bị tinh thần, chúng ta sẳn sàng để đối diện bất cứkhổi lượng bất tiện vật lý nào. Thế nên,mức độ kinh nghiệm tinh thần là siêu tuyệt hơn mức độ cảm nhận của giác quan (mắt,tai, mũi, lưỡi, thân). Đó là tại sao sựtiến triển hay phát triển vật chất là thiết yếu, nhưng việc đạt được mục tiêu vậtchất đơn thuần không thể thỏa mãn, không thể hoàn thành tất cả những yêu cầu củacon người. Con người chúng ta cần hơnthế. Kẻ tàn phá niềm hòa bình và thoảimãi tinh thần là bộ phận của cảm xúc mà chúng ta gọi là cảm xúc tiêu cực.
-Những cảm xúc như lòng từ bi mạnh mẽ, một cảm giác ân cần và quan tâm cho nhữngngười khác có thể được cảm nhận một cách nhiệt tình, nhưng chúng chỉ mang đếncho tâm thức chúng ta một chút náo động mà thôi. Thật sự mà nói, những cảmxúc này được phát khởi và phát triển mộtcách thận trọng qua rèn luyện, qua lý trí. Chúng không đến một cách lập tức.
-Những cảm xúc như giận dữ và ghen tỵ, đến một cách tức thì, mặc dù chúng ta cóthể có một lý do giả tạo nào đấy cho sự xuất hiện của chúng. Và những cảm xúc này thường thường là tànphá, trái lại những cảm xúc như từ ái, bi mẫn mạnh mẽ, và một cảm giác ân cần vềlâu về dài, là hữu dụng, có ích và lợi lạc.
-Sự phân biệt giữa những cảm xúc tiêu cực và tích cực căn cứ trên sự kiện rằng từbản chất tự nhiên tất cả chúng ta đều muốn hạnh phúc và không muốn khổđau. Do vậy, bất cứ điều gì - ngoại tạicũng như nội tại - thứ nào mang đến hạnh phúc một cách căn bản là tích cực. Bất cứ điều gì mang đến trải nghiệm khổ đaulà tiêu cực.
-Tận cùng tư duy của Đạo Phật quan tâm đến, định luật căn bản là: chúng ta muốnhạnh phúc. Quyền căn bản của chúng ta là đạt được hạnh phúc. Do thế, những thứ nào phát sinh sự toại nguyện,vui sướng, và hạnh phúc là tích cực bởi vì đây là những gì chúng ta tìm cầu. Những cảm xúc tiêu cực tàn phá hạnh phúc củachúng ta.
-Hãy cố gắng sử dụng óc thông minh của chúng ta để phân tích những gì xãy ratrong các hoàn cảnh cụ thể. Chúng ta bắtđầu bằng việc xác minh những lợi ích hay hậu quả dài hạn và ngắn hạn của nhữngcảm xúc tiêu cực. Khi chúng ta trở nên tỉnhthức với những hậu quả tiêu cực dài hạn, chúng ta sẽ bắt đầu hạn chế những cảmxúc tiêu cực của một cách cẩn trọng. Hãynhìn những hậu quả có thể có của một ý chí bệnh hoạn mạnh bạo đến người khác,như thù hận. Khi nào mà ý chí bệnh hoạnmạnh bạo đến người khác phát triển, sự hòa bình của tâm hồn chúng ta lập tức tiêutan. Một giấc ngủ an bình cũng biến mất. Và trong cách này, sức khỏe thân thể chúng tatàn lụi.
-Những cảm xúc tiêu cực mạnh mẽ tàn phá sự hòa bình của tâm hồn và cả sức khỏe cường tráng. Cũng thế nếu chúng ta có những cảm nhận tiêucực mạnh bạo đối với người khác, cuối cùng chúng ta cảm thấy rằng những ngườikhác cũng có một loại thái độ tương tự. Như một kết quả, khi chúng ta gặp gở người nào đấy, những cảm nhận nghingờ, sợ hãi, và khó chịu sinh khởi.
-Cho dù chúng ta thích hay không thì chúng ta cũng phải sống trong cộng đồngnhân loại; chúng ta không thể sống còn trong cô lập. Chúng ta tự đặt mình trong một hoàn cảnh khókhăn khi chúng ta xử sự một cách tiêu cực với những con người mà chúng ta lệthuộc. Tôi nghĩ cư dân trong một thành phốlớn giống như một cộng đồng nhân loại, tuy thế nhiều cá nhân cảm thấy rất đơncôi. Đôi khi con người không tin tưởngvà tôn trọng những người khác.
-Chúng ta biết, chúng ta có thể nói rằng những người kia trải nghiệm những thứnhư chúng ta. Tôi có sự giận hờn, vàtương tự thế, người khác cũng có sự sân hận. Tôi, đôi khi, có một sự ghen tỵ nào đấy, và những người khác cũng giốngnhư thế. Không có những sự khác biệt giữa chúng ta, vì thế tôi dối xử với ngườikhác như chính tôi... Không có gì để dấudiếm... hãy cởi mở, thẳng thắn. Trongcách này, tôi nghĩ sự tin cậy và tình thân hữu có thể phát triển.
-Có thể thấy một cách rõ ràng rằng nhiều nổi bất hạnh mà chúng ta trải nghiệmtrong đời sống là qua những sai lầm nơi trí óc của con người: chúng ta khôngphân tích những hoàn cảnh một cách đúng đắn vì thế chúng ta trải nghiệm các cảmxúc tiêu cực.
-Để vượt thắng những cảm xúc tiêu cực, chúng ta phải trở nên tỉnh thức với nhữnghệ quả ngắn hạn và dài hạn. Chúng tacũng phải phân tích thực tại của hoàn cảnh. Thực tại được làm nên từ những bộ phận tương liên. Mọi thứ xãy ra do bởi nhiều nguyên nhân và điềukiện. Đấy là thực tại, đấy là thực tế.
-Trong tâm thức chúng ta, trong nhận thức của chúng ta, nếu điều gì đấy bất hạnhxãy ra, chúng ta hướng sự chú ý vào một nguyên nhân và trách cứ nó. Rồithì chúng ta bộc lộ sự giận dữ. Nhưng nếu chúng ta suy nghĩ một cách cẩn thậnhơn, nếu chúng ta thực tế trong sự thừa nhận của chúng ta, chúng ta biếtrằngnhững việc này xãy ra do bởi nhiều nguyên nhân và điều kiện, trong ấy bao gồm cảthái độ tinh thần của chúng ta. Do vậy, nếu chúng ta biết rằng trong thực tế,có nhiều nguyên nhân, chúng ta không trách cứ một nhân tố đơn lẻ.
-Nếu ai đấy lợi dụng chúng ta, điều ấy là sai, không công bằng, chúng ta phải chấmdứt điều ấy. Chúng ta phải thực hiện sựnhững biện pháp trả đủa nhưng không với những cảm xúc tiêu cực. Điều ấy là có thể và thực sự những biện phápnhư vậy là tác động hơn. Vì thể qua mộtsự tỉnh thức về thực tại và những kết quả liên hệ, chúng ta có thể thay đổithái độ của chúng ta.
-Chúng ta có thể phát triển một niềm tin rõ ràng rằng những cảm xúc nào đấy làvô ích và có thể chứng tỏ sự tai hại. Mộtkhi chúng ta khuếch trương sự tin chắc này, thái độ của chúng ta đối với nhữngcảm xúc tiêu cực sẽ cách biệt hơn; chúng ta không chào đón chúng. Nhưng cho đến khi chúng ta mở rộng niềm tinnày, chúng ta sẽ lầm lẩn những tiêu cực này, những cảm xúc tàn phá như một bộphận của tâm thức chúng ta, một phần của chúng ta.
-Tôi không nói đển những vấn đề tôn giáo, mà chỉ đơn giản từ cảm nhận ân cần chomỗi chúng ta, nhìn những người khác như một bộ phận của cộng đồng của tôi. Thực sự, tất cả chúng ta là bộ phận của cộngđồng nhân loại.
-Thực sự, tất cả chúng ta là bộ phận của cộng đồng nhân loại. Nếu nhân loại hoan lạc, có một đời sốngthành công, một tương lại hạnh phúc, tôi sẽ lợi lạc một cách tự động. Nếu con người khổ đau, tôi cũng sẽ đau khổ. Nhân loại như một thân thể,và chúng ta là nhữngbộ phận của thân thể ấy. Một khi chúngta nhận ra điều này, một khi chúng trau dồi thái độ loại này, chúng ta có thểmang đến một sự thay đổi trong cung cách suy nghĩ của chúng ta. Một cảmnhận ân cần, hy hiến, nguyên tắc, đồngnhất với nhân loại - điều này rất thích đáng trong thế giới ngày nay. Tôi gọi điều này là đạo đức thế tục, và đâylà một trình độ để đối phó với những cảm xúc tiêu cực.
-Khi sân hận sắp bùng phát, khi thù oán sắp trổi dậy, hãy suy tư về baodung. Điều quan trọng là dừng lại bất cứsự bất mãn tinh thần nào khi chúng ta cảm thấy nó bởi vì nó sẽ đưa đến sân hậnhay thù oán.
-Kiên nhẫn là biện pháp đối phó với sự bất mãn tinh thần. Tham lam và tính vị kỷ của nó - Tôi muốn điềunày, tôi muốn điều nọ - mang đến bất hạnh và cũng là sự tàn phá môi trường, đầuđộc kẻ khác, và làm gia tăng khoảng cách giữa nghèo và giàu. Biện pháp đối phó là sự toại nguyện.
-Mọi tôn giáo đều nói về những phương pháp từ bi và tha thứ. Nếu chúng ta chấp nhận tôn giáo, chúng ta nênđón nhận những phương pháp tôn giáo một cách nghiêm túc và chân thành và sử dụngchúng trong đời sống hàng ngày. Rồi thìmột đời sống đầy đủ ý nghĩa sẽ phát triển. Bằng khác đi sẽ không có gì thay đổi.
-Những người Tây Tạng chúng tôi có thể lần tràng hạt và trì niệm điều gì đấy,nhưng tâm thức chúng tôi có thể là ở nơi nào khác ấy. Một số anh chị em Ki Tô hữu có thể đến thánhđường mỗi Chủ Nhật và có lẻ có một thời khắc ngắn nào đấy nhắm mắt lại, nhưng họlại lại tiếp tục một đời sống mà khôngcó gì thay đổi. Sự thực tập thực tế là ởbên ngoài, không phải là ở bên trong thánh đường, bởi vì chúng ta thâm nhập vàonhững hoàn cảnh thực sự của đời sống bên ngoài nhà thờ nơi chúng ta đối diện vớimỗi khả năng của sân hận, ganh tỵ, dính mắc, chấp trước, v.v... Do vậy, sự thựctập thực sự là phải được hoàn tất ở bên ngoài những nơi thờ phượng.
-. Sự thực tập tôn giáo không chỉ là cầunguyện mà là sử dụng những phương pháp tôi đã đề cập trước đây: từ ái, bi mẫn, tha thứ. Nếu những phương pháp này được đón nhận mộtcách nghiêm túc và đặt vào trong sự thực hành trong đời sống hàng ngày của mỗingười, chúng sẽ có liên hệ.
-Nếu chúng ta áp dụng một cách chân thành cốt tủy của bất cứ tôn giáo quan trọngnào, tự động sẽ có liên hệ với đời sống của chúng ta. Đời sống sẽ trở nên đầy đủ ý nghĩa hơn. Đây là một trình độ nữa trong các biện pháp đốiphó với những cảm xúc tiêu cực.
-Chúng ta thấy những trải nghiệm nhiễm ô như một nguồn gốc của hoan lạc và hạnh phúc. Và tương tự, chúng ta có khuynh hướng thấy nhữnggì bất tịnh là là thanh tịnh. Chúng takhông thể thấy sự bất tịnh của thân thể vật lý và có khuynh hướng xem nónhư điềugì đấy trong sạch và thanh tịnh và rồi dính mắc với nó. Cũng thế, chúngta có khuynh hướng thấy nhữnggì vị tha vô ngã như có một tự ngã cốt yếu nào đấy, một tự ngã độc lập. Một cách căn bản, những loại nhận thức sai lầmnày thổi phồng tâm thức chúng ta và từ đấy chúng ta phát triển những loại cảmxúc phiền não khác nhau.
-Bản chất thật sự của thân thể là những thứ được làm nên bởi những vật liệu bấttịnh khác nhau. Khi chúng ta nghiên cứuvà phản chiếu một cách gần gũi nó, chúng ta có thể thấy rằng thân thể là một bảnchất bất tịnh, một bản chất vô thường. Cho dù chúng ta thẩm nghiệm bản chất thân thể trong dạng thức nguyênnhân của nó hay thực thể hiện tại của nó, chúng ta sẽ thấy rằng nó là bất tịnh,không sạch.
-Không chỉ thế, mà thân thể cũng hoạt động như căn bản cho những thứ khổ đau xahơn. Chúng ta sẽ thấy rằng thân thể tâmsinh lý được làm nên do sự kết hợp và cùng tồn tại của bốn yếu tố căn bản. Khi chúng ta thấy sự hiện diện của bốn yếu tốnày - lửa, nước, đất và không khí - chúng ta nhận ra rằng chúng đang chống dốinhau trong bản chât tự nhiên. Khi chúngta nói, "tôi vui vẻ" hay "tôi mạnh khỏe", chúng ta đang nóilà chúng ta mạnh khỏe trong ý nghĩa rằng bốn yếu tố này cân bằng trong năng lựccủa chúng. Khi có một sự thay đổi nhỏtrong sự cân bằng năng lực của bốn yếu tố này chúng ta bị một chứng bệnh nào đấy. Sự thanh thoát đã mất cân bằng.
-Hiện nay tôi đã hơn sáu mươi sáu tuổi. Cho đến bây giờ, thân thể này vẫn tồn tại do bởi nhiều lý do. Nhưng cho thân thể đơn thuần sống còn ... nócó ý nghĩa gì? Tuy nhiên, nếu sự thôngminh kỳ diệu của con người tồn tại và thể hiện chức năng một cách bình thường,chúng ta cố gắng để trau dồi lòng vị tha vô hạn và một sự thấu hiểu sâu xa hơnvề thực tại. Điều ấy là tuyệt diệu: đólà quan điểm của Đạo Phật. Vậy thì hãytrầm tư trên những dòng này.
-Có hai loại cảm giác: cảm giác ở mức độthân thể và cảm giác ở mức độ tâm thức. Hầu hết những hạnh phúc thân thể sinh khởi qua một sự giảm sút khổ não củathân thể.
-Nếu nó là một niềm hạnh phúc chân thật miên viễn, điều gì đấy độc lập, chúng tacó thể ở trong ánh nắng ấy một hồi lâu và niềm hạnh phúc chúng ta sẽ tăng lênchứ không giảm xuống. Nhưng lại không phảitrường hợp đó. Sau một lúc, chúng ta sẽcảm thấy nóng lên, và sẽ cần di chuyển vào trong bóng mát một lần nữa. Cảm giác hạnh phúc và toại nguyện ban đầu sẽbiến thành khổ sở nếu chúng ta ở trong nắng quá lâu.
-Trong nhiều trường hợp, một cảm giác khoan khoái vật lý dường như tốt đẹp, toại nguyện, và sung sướng,nhưng trong một sự phân tích sát sao hơn, nếu tiếp tục, nó sẽ trở thành khôngthoãi mái.
-Quan tâm đến cảm giác tinh thần của hạnh phúc, ngay khi chúng ta ở dưới sự khốngchế cùa những cảm xúc phiền não, tâm thức không độc lập, nó không tự do. Thế nên, nếu chúng ta quán chiếu một cáchthích đáng, chúng ta sẽ thấu hiểu một cách rõ ràng rằng tâm thức chúng ta sẽ chạmtrán với khổ đau một cách chắc chắn ngay cả nếu chúng ta cảm thấy hạnh phúc tạmthời.
-* Nhậnthức sai lầm thứ nhất quan hệ đếnbản chất tự nhiên của thân thể. Bản chấtthật sự của thân thể là những thứ được làm nên bởi những vật liệu bất tịnh khácnhau.
*Nhậnthức sai lầm thứ hai, đấy là nhận thức những gì khổ não như hạnh phúc,
*Nhậnthức sai lầm thứ balà thấy nhữnggì vô thường lại cho là thường.
* Nhận thức sai lầm thứ tưlà xem vô ngãnhư có ngã và như có một sự tồn tại độc lập.
Trongsự thấu hiểu của chúng ta về bốn nhận thức sai lầm, ba thông hiểu đầu là nhữngđối trị sẽ từ chối nhứng nhận thức sai lầmcủa chúng. Bằng việc thông hiểu nhận thứcsai lầm thứ tư, chúng ta sẽ nhổ gốc rể hạt giống nhận thức sai lầm về bản ngã.
-Bởi một sự chấp trước mạnh mẽ vào tự ngã mà trong đời sống hằng ngày chúng tacó khuynh hướng để thấy kinh nghiệm của chúng ta về hạnh phúc như điều gì đấy sẽtồn tại lâu dài, điều gì đấy sẽ hiện hữu mãi mãi. Chúng ta có khuynh hướng để nhận thức nhữngthứ này như thường còn.
-Những người đã có những cảm giác mạnh mẽ về khu vực 'của tôi', tư tưởng 'củatôi', quyền lực 'của tôi', và họ đã giết hại một cách tàn nhẫn hàng triệu ngườitrong việc cố gắng để làm cho những thứ ấy lâu dài.
-Thật hữu ích để phản chiếu trên vô thường. Về điều này, có hai trình độ. Mộtlà thật vi tế. Thứ kia là sự vô thườngliên tục, như cái chết của cây cỏ, sự chấm dứt của bất cứ sự sống nào. Điều này là có thể bởi vì mọi thứ đang thay đổitừ thời khắc này đến thời khắc khác. Nếumọi vật không thay đổi, việc quán chiếu sự chấm dứt tương tục là không thểcó. Cái đến của một sự chấm dứt của bấtcứ một đối tượng cụ thể nào trong dạng thức sự tương tục của nó là có thể bởivì có một sự thay đổi thường xuyên xãy ra trong mọi hiện tượng vô thường. Bằng việc quán chiếu và nhận thức sự tan hoạiliên tiếp của một đối tượng hay một hiện tượng vô thường, chúng ta có thể kếtluận bản chất tự nhiên biến đổi của tất cả những loại hiện tượng vô thường.
-Để thông hiểu bản chất tự nhiên của tính vô thường và tan rã, chúng ta phải nhậnra rằng mỗi hiện tượng vô thường, tại thời điểm nó hình thành sự hiện hữu, sựbiến đổi cũng ra đời trong tự nhiên, trong bản chất của sự tan hoại. Điều này thật vô cùng lợi ích hơn là cố gắng để thấu hiểu nó trong ý nghĩarằng điều gì đó cuối cùng tan rã và không còn nữa.
- Sự thấu hiểu thông thường về ý nghĩa vô ngã làkhông có bản ngã tự túc, tự lực, và tự tồn (vô tự tính). Một khi chúng ta có thể thấu hiểu rằng khôngcó bản ngã tự hổ trợ và tự đầy đủ, chúng ta sẽ có thể chống lại nhận thức sai lầm rằng có một bản ngã như vậy. Một khi chúng ta có thể nhận ra quan điểm sailầm này, chúng ta có thể chinh phục chấp trước, dính mắc, và sân hận.
-Cảm nhận về bản ngã của chúng ta càng mạnh như tự lực và tự túc, chúng ta sẽcàng dính mắc hơn với thân thể, nhà cửa, người thân, v.v... của chúng ta. Trái lại, nếu có một thông hiểu về sự vắngbóng của một bản ngã như vậy, chúng ta càng ít bị dính mắc đối với những đối tượngvật chất.
-Đức Phật không chỉ dạy về vô ngã của con người (nhân vô ngã), mà cũng dạy về vôngã của tất cả mọi hiện tượng (pháp vô ngã). Điều này có nghĩa rằng không chi con người thiếu sự tự túc, tự lực, tự tồn,mà những đối tượng được con người thụ hưởng cũng chỉ là sự hiện hữu của vô thường. Chúng ta có khuynh hướng thấy những đối tượngvật chất ngoại tại mà chúng ta hưởng thụ có một sự tồn tại độc lập cố hữu,nhưng không có đối tượng nào và sự thụ hưởng nào như vậy.
-Theo Duy (Tâm) Thức học, mặc dù mọi vật xuất hiện đến chúng ta có sự tồntạibên ngoài, nhưng trong thực tế, không có sự tồn tại bên ngoài như thế. Mọi thứ ở trong bản chất tự nhiên của tâm thức. Thế thì, theo Trung quán tông, mọi vật khôngtồn tại trong cách mà chúng xuất hiện đến chúng ta. Nếu chúng ta phân tích một cách cẩn thận,chúng ta sẽ thấy rằng tất mọi vật được nhận thức không có một sự tồn tạiđộc lậphay cố hữu (vô tự tính) nhưng đúng hơn giống như một vọng tưởng. Chúng bị điều kiện hóa bởi những khả năng cảm giác của tâm thức.
-Sự thấu hiểu của chúng ta càng thâm sâu về vô ngã của con người (nhân vô ngã)và vô ngã của tư tưởng (pháp vô ngã), chúng ta càng có thể thấu hiểu bề mặt kiacủa đồng xu - sự liên hệ hổ tương của mọi vật. Mặc dù sự vật không có sự tồn tại cố hữu (vô tự tính), nhưng chúng thìphụ thuộc tương liên và liên hệ hổ tương một cách mật thiết.
-Có những phương pháp khác nhau để chiến đấu với các cảm xúc tiêu cực: cung cách của Tiểu Thừa, Bồ Tát Thừa, và MậtThừa. Trong khi có những sự khác nhautrong ba cung cách, thì tất cả đều có cùng khuynh hướng: xóa trừ hoàn toàn nhữngcảm xúc tiêu cực. Đấy là niết bàn.
-Người ta thường muốn một phương pháp cụ thể để chiến thắng những bất toại tinhthần. Tuy nhiên, không thể thực tập mộtphương pháp và lập tức giải thoát khỏi mọi băn khoăn bức xúc. Tôi nghĩ giống như sức khỏe của thân thể. Khi thân thể của chúng ta, cơ cấu, và hệ thốngmiễn nhiễm mạnh khỏe, chúng ta có thể kháng cự lại và loại trừ một sự tiêm nhiễmngay lập tức. Nhưng nếu hệ thống miễnnhiễm của thân thể yếu ớt, ngay cả một sự tiêm nhiễm nhẹ nhàng cũng rất khókhăn để trừ khử. Tương tự thế, nếu tháiđộ tinh thần căn bản khỏe mạnh và kiên cố qua rèn luyện, thông tuệ, và tự tin,và khi tai họa gì đấy xãy ra - nếu chúng ta mất đi cha mẹ, hay một ngườithânyêu, hay nếu một việc bất công xãy ra, hay nếu chúng ta tiêm nhiễm một chứng bệnhkhông chửa được - thái độ tinh thần mạnh khỏe của chúng ta sẽ đầy đủ để chống lạinó. Chúng ta có thể duy trì sự bình an củatâm hồn và có thể chịu đựng bất cứ nổi bất hạnh nào một cách hòa bình hơn, vàtích cực hơn.
-Nếu thái độ tinh thần của chúng ta không được rèn luyện đầy đủ, vượt thắng nhữngrắc rối sẽ khó khăn. Rèn luyện tâm thứclà rất quan yếu. Để rèn luyện một cáchthích đáng, chúng ta phải tin chắc, là điều chỉ có thể đến nếu chúng ta phântích một cách toàn hảo. Nhằm để làm điềunày, chúng ta cần nhiều tài liệu và nhiều thông tin. Do vậy, chúng ta thấy, phương pháp thực tậpPhật Giáo bắt đầu với học hỏi. Học hỏi bằngnghe, bằng đọc, chỉ để tiếp thu thông tin (văn). Một khi chúng ta tập họp thông tin, chúng taphải tự phân tích chúng (tư). Không chỉdựa vào những trích dẫn của Đức Phật. Đúng hơn là dựa vào sự khảo sát và thẩm tra củachúng ta (tu). Đây là cung cách mà chúngta có thể phát triển một niềm tin vững vàng, là điều mà cuối cùng làm nên sựkhác biệt trong thái độ tình thần của chúng ta.
-Nhằm đề vượt thắng những cảm xúc tiêu cực của chúng ta, chúng ta cần sử dụng sựthông tuệ của chúng ta để phân tích. Chúng ta cũng phải phân tích, với sự hổ trợ của óc thông minh, cảm xúctích cực như lòng tin và từ bi mạnh mẽ. Trong cách này, tuệ trí và những cảm xúc tích cực có thể tăng trưởng bêncạnh nhau. Niềm tin và từ bi thích đángphải được căn cứ trên lý trí và thông tuệ: đấy là cung cách của Đạo Phật. Và đấy là phương pháp để vượt thắng những cảmxúc tiêu cực, để ngừng chúng lại, để kết thúc chúng.
***
Tríchtừ bài Overcoming Negative Emotionscủa quyển Many Ways to Nirvana
ẨnTâm Lộ ngày 22/01/2013