Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

HAI: Nỗi Đau Giữa Lòng Quê Hương

14/06/201212:06(Xem: 11357)
HAI: Nỗi Đau Giữa Lòng Quê Hương

TUỆ SỸ ĐẠO SƯ

Thơ và Phương Trời Mộng - Tập 2


Tác giả: Nguyên Siêu
Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang
In lần thứ nhất
California - Hoa Kỳ 2006

flowerba

Hai

Nỗi Đau Giữa Lòng Quê Hương

Bamươi năm qua, bao lớp người đã ra đi. Cónhững người ra đi vì bị tù đày lao động trên tận núi sâu rừng thẳm, nơi miềnhoang dã cheo leo nước độc. Có những ngườiđã thực sự nằm xuống, không một nấm mồ, không một người thân trong giây phút cuối,không một tiếng khóc tiễn đưa. Ra đitrong cô đơn hiu quạnh, không một lời kinh cầu siêu độ.

Biếtbao người đã ra đi lặng lẽ, đơn độc vào lòng quê hương, nhưng tên tuổi còn mãilưu truyền, muôn đời bất diệt. “Anhhùng tử nhưng khí hùng nào tử”. Nhữngngười con dân nước Việt đã hòa quyện xác thân vào trong từng gang tấc đất đểlàm xanh tươi cỏ cây hoa lá, lúa mạ ruộng đồng; hòa quyện trong từng giọt mưa,tia nắng để làm rạng rỡ quê hương yêu dấu, trong tình tự nồng ấm của giống nòiHồng Lạc, Rồng Tiên. Và bao người đã hysinh xương máu cho quê hương dân tộc để viết nên dòng sử Việt: “Quê hương tôi nên thơ gấm vóc. Quê hương tôi oai hùng với bao anh hùng liệtnữ. Quê hương tôi có các bậc anh tàitinh hoa dân tộc. Quê hương tôi có các bậcTổ Đức Thiền gia. Quê hương tôi có hơn bốnnghìn năm lịch sử. Quê hương tôi rạng ngờidưới ánh mặt trời. Quê hương tôi khiêmcung bình dị như ánh nắng sớm mai tỏa nhẹ khắp ruộng đồng nuôi sống giang sơn gấmvóc ngày thêm ấm no hạnh phúc. Quê hươngtôi thanh bình như đêm trăng miền thôn dã vóc dáng chân tình hiền hòa.”

Thếnhưng, trước năm 75 ở miền Bắc và sau 75 ở miền Nam, tất cả những nét tinh hoa đặcthù của dân Việt từ truyền thống văn hóa, giáo dục, tôn giáo, lễ nghi, đạo đứccho đến kinh tế, xã hội, từ thiện... đềubị dập vùi phá đổ.

“Câycó cội. Nước có nguồn. Chim có tổ. Người có Tông.”Nếp sống cổ truyền của dân tộc đầy tình nghĩa, thuần hậu, chơn chất với ý nghĩacao đẹp của những ngày đầu năm mới, tạo thành phong tục tập quán, thành Văn hóamỹ miều của đất nước, được duy trì gìn giữ từ hàng nghìn năm qua của ông bà Tổtiên. Phong tục, tập quán đó, nói lêntâm tình quê hương dân tộc, mà suốt dòng lịch sử nước nhà luôn vang vọng như âmba cảnh tỉnh, nhắc nhở đàn con cháu phải luôn tôn vinh truyền thống tốt đẹp ấy.

Chưathời đại nào của Lịch sử Việt Nam chối bỏ nếp sống cao đẹp ấy. Thế nhưng, khó ai tránh khỏi ngậm ngùi khi đọcThư Ngỏ của Đức Đệ Tứ Tăng Thống, Hòa thượng Thích Huyền Quang, viết từ Tu ViệnNguyên Thiều, Bình Định, ngày 21 tháng 2 năm 2005:

“Cuối năm ngoái tôi bị bệnh nặng, Hòathượng Thích Quảng Độ và chư Tăng ở Saigon muốn ra thăm bệnh tôi ở nhà thương,nhưng đã bị công an chận xe không cho đi. Nay, Tết là ngày vui sum hiệp của mọi gia đình và của toàn dân, là ngàythăm viếng chúc Xuân sau một năm vất vả làm ăn, hay xa cách vì sinh kế phải thaphương kiếm sống. Nhưng năm nay, tôi rấtbuồn phiền khi nghe tin Hòa thượng Thích Quảng Độ, Viện trưởng Viện Hóa Đạo,Hòa thượng Thích Đức Chơn, thành viên Hội đồng Trưởng lão Viện Tăng Thống, Thượngtọa Thích Viên Định, Phó Viện trưởng Viện Hóa Đạo, cùng chư Tăng ở Saigon dựtính ra Tu viện Nguyên Thiều ở Bình Định thăm viếng tôi mấy ngày đầu Xuân, nhưngmột lần nữa, lại bị ngăn cấm. Các cơquan công quyền tại các quận Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận, Thủ Đức v.v... đã đến các chùa liên hệ yêu cầu chư Tăngkhông được ra Bình Định chúc Xuân, với lý do mơ hồ là “tình hìnhcòn khó khăn, không ổn định”không nên đi, hoặc nói lời vô lý là: “Có kẻ xấu lợi dụng, tổ chức chuyến đi ra Bình Địnhthăm Hòa thượng Thích Huyền Quang để gây rối. Có ai tổ chức đi thì đừng có đi, vì Nhà nước không cho đi!”. Nhiềungày qua còn cắt đường dây điện thoại của Hòa thượng Thích Quảng Độ.

Nước ta từ bao đời, thăm xuân, chúc Tết,mừng thọ là những nghĩa cử văn hóa truyền thống tốt đẹp cần lưu giữ. Vậy tôi yêu cầu Đảng và Nhà nước điều tra xemdo ai, hay do nguyên cớ nào, mà ngăn cấm Hòa thượng Quảng Độ và hàng giáo phẩmra Bình Định thăm viếng tôi mấy ngày đầu năm. Nếu có lý do chính đáng để ngăn cấm, xin công bố cho Phật giáo đồ trongvà ngoài nước cũng như công luận thế giới được biết để mọi người hết thắc mắc,hết nghĩ rằng Đảng và Nhà nước vẫn tiếp tục đàn áp Giáo Hội, tiếp tục cấm đoáncác quyền tự do đi lại, thăm viếng, là những quyền được Hiến pháp và các Công ƯớcNhân Quyền Liên Hiệp Quốc bảo đảm. Bằngkhông, xin hãy thông báo ngay cho Hòa thượng Thích Quảng Độ ở Thanh Minh ThiềnViện, Saigon, rằng Hòa thượng và chư Tăng Giáo Phẩm có toàn quyền thăm viếng vàđi lại tự do, để chúng tôi biết rằng khẩu hiệu “Sống Và Làm Việc Theo Pháp Luật”của Nhà Nước đề ra không là khẩu hiệu suông mà không được áp dụng trong đời sốngcho mọi công dân.”

Bảnchất của người dân Việt là lòng hiếu hòa, nhân, nghĩa, thuần hậu, hiền lươngtrong sự tương quan giữa bà con làng nước. Tấm lòng hiền hòa, đôn hậu ấy đã nâng cao giá trị đạo đức cao quý củadân tộc, để đời sống tâm linh được thăng tiến, hướng thượng. Chư vị Tiền Bối hữu công, các anh hùng liệt nữđã một đời đã hy sinh để bảo vệ đất nước giang sơn, mong đem lại đời sống thựcsự thanh bình, thịnh trị, ấm no, hạnh phúc cho người dân. Chư vị Thiền gia, Tổ Đức sống đời thanh đạm, ăntrái cây rừng, uống nước suối trong mà tĩnh tu đạo nghiệp đã hòa quyện vào đờisống nhân sinh, sự hưng thịnh của sơn hà xã tắc. Dầu tĩnh tu trong núi rừng tĩnh mịch, nhưng vẫnkhông quên lưu tâm đến đời sống nhân quần xã hội, quốc gia làng nước. Tấm lòng ưu tư ấy được thể hiện thành lời quaThông Điệp Phật Đản 2548 của Đức Đệ Tứ Tăng Thống:

“.... Như lời Trúc Lâm Đại Sa Môn khuyên bảo vua Trần Nhân Tông: “Trong núikhông có Phật, Phật ở tại tâm... phàm làđấng quân vương, hãy lấy ước muốn của thiên hạ làm ước muốn của mình, lấy tâm củathiên hạ làm tâm của mình... Xin Bệ hạchớ quên điều ấy.” Bằng lời khuyên khẩnthiết của vị Sư già sống lẻ loi giữa núi rừng u tịch, một triều đại mới đượcxác lập, tiếp tục viết thêm những trang sử vẻ vang cho dân tộc. Xin chư vị lãnh đạo nước nhà hôm nay, hãy canđảm nhìn thẳng vào sự thật của hiện tình đất nước, nêu cao tinh thần trách nhiệmcủa mình trước nhân dân và lịch sử, hãy đặt quyền lợi dân tộc và sự phát triểnquốc gia lên trên hết; chư vị hãy lắng nghe ý kiến, tôn trọng và chia sẻ tâm tưnguyện vọng của hơn 80 triệu dân, để có thể chung sức xây dựng đất nước, sớm đưatoàn dân thoát khỏi cảnh nghèo nàn lạc hậu, chặn đứng sự băng hoại về tinh thầnvà đạo đức trong xã hội mà công luận và các vị thức giả đã nhiều lần cảnh báo.”

(Tu Viện Nguyên Thiều, ngày 10 tháng 4 năm2005. Đức Đệ Tứ Tăng Thống GHPGVNTN (ấnký) Tỳ Kheo Thích Huyền Quang.)

Bằngnhững ưu tư về sự tồn vinh của Đạo pháp của quê hương, và sức sống của dân tộctrong hương vị của chánh pháp mà chư vị Lịch Đại Tổ Sư, đã chống tích trượng dấnthân vào đời để thể hiện đại nguyện độ sinh qua hai phạm trù tu chứng quả thánhvà hoàn thiện đời sống nhân sinh. Bằngtrí tuệ siêu việt, vượt thoát sự tương quan đối đãi, phàm tình của nhân thế; bằngtấm lòng từ bi cao cả vô phân biệt giữa người với người, thân thù đều bình đẳng,đích thực giá trị thực hữu đó.

ĐạoPhật đã xây dựng nền văn hóa giác ngộ cho quê hương Việt Nam kể từ thuở đầu đờivà chính nền văn hóa đó đã thăng tiến trên dòng lịch sử hơn 4000 năm văn hiến củagiống nòi. Đạo Từ Phật Đản 2549 của Hòathượng Viện Trưởng Viện Hóa Đạo:

“Với tinh thần giải phóng tự kỷ và tịnhhóa nhân gian mà đạo Phật du nhập vào Việt Nam, đưa dân tộc bước lên đường vănhiến như một khẳng định của trí tuệ, từ bi và tự chủ. Thời cuộc có thịnh suy, nhưng đạo Phật chưathăng trầm trong đại nguyện cứu khổ, mà cứu khổ là đưa người đến bến bờ tự do,giải thoát. Người Phật tử thi hành ĐạoPhật cũng là đóng góp xây dựng quê hương. Đây là hai mặt của một thể thống nhất giữa dân tộc và Phật Giáo, mà lịchsử đã chứng minh hơn 2000 năm qua.

Bởi thế không thể tách lìa vận mệnhdân tộc với vận mệnh chánh pháp. Nhà NhoMâu Bác sang Giao Châu lánh nạn, cuối thế kỷ thứ II sau Tây lịch, đã quy y theoPhật, nhận định rằng: “Bản chất của Đạo Phật là ở nhà có thể đem mà thờ cha mẹ;giúp nước có thể đem mà giáo hóa dân, sống một mình có thể đem mà trị thân.” LụcĐộ Tập Kinh phát hành ở nước ta vào thế kỷ thứ III sau Tây Lịch cũng có câu: BồTát thấy dân kêu ca, do vậy gạt lệ xông vào nơi chính trị hà khắc để cứu dân khỏinạn lầm than.

Cho nên lòng từ bi của Bồ Tát đã phát động,thì ý chí không dời đổi, dũng tâm cứu độ, ngay cả thân mệnh cũng không tiếc.”

(Thanh Minh Thiền Viện – Saigon, MùaPhật Đản 2549, Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, GHPGVNTN (ấn ký) Sa Môn Thích Quảng Độ)

Đólà nền văn hóa và sức sống thâm trầm, hùng liệt của Chư vị Tổ đức Tiềnnhân. Là niềm tự hào về ý thức dân tộc hướngthân trên con đường kiến tạo cho một quê hương qua hai tâm thức: thăng tiếngiác ngộ và an bình thịnh trị xã hội nhân sinh.

“...Ta biết nền văn hóa Hùng Vương đã đạtđược một số thành tựu rực rỡ. Trướctiên, nền văn hóa này đã xây dựng được một bộ máy công quyền dựa trên luậtpháp, để bảo vệ biên cương và điều hành đất nước. Dấu vết cụ thể là bộ Việt Luật... Việt Luật là một điểm chỉ chắc chắn về sự tồntại của một chính quyền Hùng Vương độc lập năm 110 trước Tây lịch cho đến 43sau Tây lịch. Chỉ một tồn tại liên tụclâu dài cỡ đó mới cho phép ra đời một bộ luật hoàn chỉnh và có tác động rộngrãi trong xã hội.”

(Lịchsử Phật Giáo Việt Nam, tập I, Lê Mạnh Thát 1999. Tr. 36-37)

Luậtpháp là để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ quyền lợi đời sống cho người dânkhông bị hiếp đáp, ức chế, bảo vệ lẽ phải, cùng những công bình xã hội, để từ đógia đình có nề nếp, xã hội có trật tự thái hòa mà thăng hoa cuộc sống cho có ýnghĩa. Dân tộc Việt Nam đang sống trongthế kỷ 21 cùng nhân loại trên thế giới, cùng những quốc gia văn minh tiến bộ, vớinhững luật pháp hiện hành bảo vệ nhân quyền, bảo vệ sự tự do của loài ngườitrên mặt đất. Những người lãnh đạo quốcgia có bổn phận và trách nhiệm về những thoái hóa, suy đồi, hưng thịnh của đấtnước để kiến tạo giềng mối nước nhà, ngày thêm vững chắc ngõ hầu theo kịp nhữngtiến bộ tốt đẹp của hoàn cầu.

“... Về quan niệm “Trị Dân Giữ Nước”thì từ đời Hùng Vương xa xưa ta đã thấy xuất hiện một lý thuyết nhân bản hoàntoàn khác với quan điểm nhân nghĩa của Trung Hoa và được tìm thấy trong Lục ĐộTập Kinh. Tư tưởng nhân nghĩa này đề cậpđến lòng thương, nhưng lòng thương này: “Không chỉ giới hạn trong việc thươngngười, mà còn bao trùm hết cả sinh vật cho chí đến cỏ cây.” (Hoài vô ngại chi bằngnhân, nhuận đãi thảo mộc). Đây là một tưtưởng hết sức rộng lớn, không có trong Nho giáo. Đối với Nho giáo, nhân nghĩa có một nội dunghết sức hạn chế. Thiên Tận Tâm Chương CúThượng, Mạnh Tử nói rất rõ: “Lòng nhân của Nghiêu Thuấn không yêu khắp hết mọingười mà trước hết yêu bà con và người tài giỏi.” Cho nên dù Mạnh Tử có thể dễdàng đồng ý với tư tưởng trong Lục Độ Tập Kinh là: “(Vua) lấy nhân từ trị nước,dung thứ dạy dân” (Vương) trị dĩ nhân hòa dân dĩ thứ cư bỉ) (quyển 4, mục 22a19; hay “lấy điều nhân để trị nước” (Trị Quốc Dĩ Nhân); vì Mạnh Tử cũng chủ trương:“Tam đại được thiên hạ là nhờ nhân, mất thiên hạ cũng vì bất nhân.” Sđd trang54-55. Lê Mạnh Thát.

Sau30 năm cầm quyền, nhà nước CS Việt Nam đã biến quê hương thành nghèo nàn về mọimặt áo cơm, lẫn tinh thần, đạo đức, dân trí... do hậu quả của nền giáo dục thiếuhoàn chỉnh, chân chính đã gây ra những tệ nạn thảm khốc cho xã hội, làm mất cảlương tri thuần hậu của tình nghĩa Thầy trò.

Hệthống giáo dục khu biệt khô cằn đó đã đầu độc kiến văn của con người, như cáimáy vô lương tri chỉ biết nghiền nát những ai đang đối đầu trước nó. Nền giáo dục toàn diện bị uốn cong, bẻ gẫy bởichủ thuyết xã hội chủ nghĩa và đảng trị. Trong khi mọi ưu tiên đều dành cho thành phần con cháu đảng viên có “lýlịch tốt” theo tiêu chuẩn của nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa. Vì thế, nước nhà đã mất đi những cơ hội tận dụngkhả năng cũng như phát huy năng khiếu của mỗi người. Do đó, đất nước khó có cơ may phát triển vàtìm gặp những nhân tài ưu tú ra giúp nước. Riêng đối với giáo dục tôn giáo, Đại đức Thích Nhựt Chấn viết thành vănbản để nói lên thảm trạng của nền giáo dục Phật Giáo tại Việt Nam như sau:

“1.1- Hệ Thống Sơ Cấp Phật Học:

Đây là hệ thống căn bản nhất để hìnhthành dòng tư duy vững chắc để tiếp nhận những tri thức trừu tượng hơn. Nhưng hiện tại, trong toàn quốc không có mộthệ thống cụ thể nào cả. Chương trìnhgiáo dục lớp sơ cấp trong toàn quốc, có cũng được, không cũng không sao. Ở một vài nơi có chúng sa di, sa di ni đôngthì được tổ chức vào ba tháng hạ, ở những Tổ đình lớn và chỉ mang tính gia giáonhiều hơn là giáo dục sư phạm. Ngay cả tỉnhBình Định có truyền thống Phật Giáo vững mạnh, nhưng cũng không có một trường SơCấp Phật Học nào cả. Còn trình độ Phật họccủa giáo thọ thì rất yếu kém, ngày đi dạy tối về tập vẽ ngoằn ngoèo vài chữ Hánlà chuyện thường thôi; trong khi đó có những Thầy đủ năng lực thì không được mờidạy vì “lý tưởng không trong sạch”. Chỉcần nhìn vào điểm này cũng thấy giáo dục Phật Giáo đã mất gốc rồi, vì hệ thốngSơ Cấp Phật học mà không được chú trọng đúng mức thì những kiến thức cơ bản sẽkhông có là điều tất nhiên.

1.2 - Hệ Thống Trung Cấp Phật Học:

Ở cấp Trung học thì mỗi trường có mộtgiáo trình riêng, có một cách dạy riêng. Như trường Trung cấp ở Đà Nẵng thì Kinh Thập Thiện đến năm thứ tư mới dạyvà mỗi tuần chỉ có 3 buổi học mà còn phải nghỉ thường xuyên vì giáo thọ bận đicúng hoặc bận Kỵ Tổ. Trường Trung cấp PhậtHọc ở Bình Định hiện tại thì mỗi học kỳ đều có một môn học mà nội dung và ngườigiảng cũng do Ban Tôn Giáo Chính phủ chỉ định. Các trường khác ở Huế, Sài Gòn, Tòng Lâm (Bà Rịa, Vũng Tàu), ở NhaTrang, ở Cần Thơ cũng chịu sự tha hóa tương tự như thế.

1.3 - Hệ Thống Học Viện Phật Giáo:

Vì ở các lớp dưới đã mất tính thườngnhất cho nên khi vào Học Viện Phật Giáo mà Tăng Ni cả nước tập trung về ba nơiSài Gòn, Huế, Hà Nội cũng được tổ chức tuyển sinh 4 năm một lần nên trình độ hiểubiết và tuổi tác rất chênh lệch. Đầu vàoba trường rất khó khăn, nhưng đầu ra thì rất dễ dãi. Chương trình đào tạo lại đưa vào trường nhữngmôn học không cần thiết. Ví dụ ở Học ViệnPhật Giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh phải học các môn như: Triết họcMác, kinh tế chính trị, chủ nghĩa xã hội khoa học, lịch sử đảng. Chúng con thấy một trường Phật Học tại sao lạiphải học các môn học như thế để làm gì, trong khi Tam Tạng Kinh điển Phật Giáomột người xuất gia đọc cả đời cũng chưa hết.”

Sau ba thập niên cưỡng chiếm miền Nam, các chươngtrình giáo dục học đường cũng như tôn giáo đã bị thay đổi hoàn toàn theo chínhsách tuyên truyền, xuyên tạc... của nhà cầm quyền Hà Nội. Với chủ trương “Hồng hơn Chuyên”, nhà nước đãđưa vào học đường tôn giáo những chương trình học thiếu tính cách chuyên môn, tạonên những suy thoái trong phương cách đào tạo Tăng tài cho đất nước ViệtNam. Một số người thực sự có trách nhiệmlại không có khả năng, kiến thức và không có cả lương tri chức vụ khiến cho hệthống giáo dục Tăng tài càng thêm khiếm khuyết, thui chột...

“2.1 - Hệ Thống Giáo Dục Cư Sỹ:

Đã nhiều năm, quần chúng Phật tử chịutác động tuyên truyền từ nhiều thế lực bằng quan niệm đạo Phật là đạo của ônggià bà cả, đạo của thế giới sau khi chết, mặc dầu họ có đức tin mãnh liệt vàoPhật Giáo và đức tin ấy luôn chảy mãi trong trái tim họ.

Một hình thức tu tập truyền thống chogiới cư sỹ Phật tử là khóa tu Bát Quan Trai giới, nhưng nội dung chỉ mang hìnhthức lễ bái nhiều hơn là tập sống một ngày một đêm theo hạnh xuất gia. Còn trong việc sinh hoạt đi chùa tụng kinh,niệm Phật, bái sám, cũng chỉ là hình thức, chứ Phật Giáo chưa có sự giáo dục cụthể để đưa giáo lý căn bản, chuẩn xác vào sự hiểu biết cho đại đa số quần chúngPhật tử. Có nhiều Thầy còn bóp méo giáolý, dạy sai lời Phật có chủ ý rõ ràng. Có Thầy đã dạy Phật tử rằng: “Việc gì Phật dạy đúng mà đảng không cholàm thì không được làm, còn việc gì dù sai mà đảng cho phép thì cứ làm.”

Cóai không đau xót trước tâm tình bộc bạch của Đại đức Thích Nhựt Chấn. Tâm nguyện của người xuất gia với lý tưởng phụcvụ Đạo pháp, thánh thiện tự thân những mong “mảnh đất tâm có cơ hội hồisinh, để muôn loài có cơ may sinh sôi nảy nở.”Có lẽ nào các thế hệ trẻ lạiphải thừa nhận một nền giáo dục hoang tàn đổ nát? Chắc hẳn ai ai cũng thấy đượctrách nhiệm giáo dục Tăng tài phát xuất từ đâu? Điều mà ai cũng tha thiết được tiêu tan, được hóa giải những nỗi oankhiên, ngang trái để cho con người được tự do, được tự chủ, độc lập để không bịlệ thuộc ức chế nô lệ bởi sự hà khắc của chế độ.

“Tăng sỹ trẻ như chúng con hiện nay đangđược giáo dục trong môi trường nhiều bất cập làm con chú ý nhất là ngành giáo dụcPhật Giáo nước nhà, hiện nay chỉ có “giáo” nhưng thiếu “dục”. Nuôi dưỡng xác phàm này đã khó mà nuôi dưỡngtâm hồn thánh thiện để mai hậu tâm hồn ấy trở thành một vị Phật lại càng khó hơn. Vì vậy, người nuôi nó phải là người đã từng tựnuôi mình trong quá khứ mới có đầy đủ kinh nghiệm để trao truyền và nuôi dưỡng. Tất cả những kinh nghiệm đó được trao truyềnqua thân giáo của quý Ngài.

“Cổ nhân thường nói “thượng bất nghiêmhạ tất loạn” để ám chỉ những người đi sau bị hư là do những người đi trướckhông gương mẫu, nhưng theo chúng con điều này đúng thì có đúng mà chưa đủ. Bởi lẽ, chúng con đang sống trong môi trườngkhô khan cằn cỗi như sa mạc cháy bỏng, những cơn mưa dù lớn hay nhỏ chỉ như làmuối bỏ bể, không thể nào tìm được vị trí của mình trong đó. Mà cần phải có những cơn “đại pháp vũ”,đem nước và phù sa về nuôi dưỡng cho những mảnh đất tâm có cơ hội hồi sinh, đểmuôn loài có cơ may sinh sôi nảy nở. Chúngcon không muốn nhận lầm những cơn mưa pháp nhỏ bé là “đại pháp vũ” rồi vội vànggieo trồng hạt giống, vội nứt mộng nảy lộc thì tất cả sẽ bị ngất ngư và chếtngay sau khi nó đâm chồi ra lá.”

“Chúng con thiết nghĩ, nhân lực PhậtGiáo hiện tại không phải là không có. Quý Ngài, quý Thầy không phải không đủ đức độ, không phải không có tài năngtổ chức giảng dạy, không phải không có tâm huyết hy sinh; nhưng tại sao PhậtGiáo Việt Nam lại như thế này?

Phải chăng vấn đề then chốt ở chỗ quýNgài không có tự do trong việc xây dựng một hệ thống giáo dục Phật Giáo vững mạnh,luôn bị các thế lực chính trị thao túng, áp chế sâu vào bộ máy tổ chức nội bộ,giáo dục Phật Giáo đã không cho quý Ngài làm được? Phải chăng Giáo Hội PhậtGiáo nhà nước là thành viên của Mặt Trận Tổ Quốc nên không có toàn quyền là điểmthen chốt của sự rời rạc trong việc tổ chức nhân sự giáo dục học đường và tínhchất bất cập trong hệ thống giáo trình? Phải chăng đấy là vấn đề gốc rễ, lànguyên nhân của mọi khủng hoảng, tha hóa được che bằng hình thức “vết sưng pháttriển” của Phật Giáo Việt Nam hiện tại?”

Đóchính là niềm ray rứt khôn nguôi của những người còn chút tâm huyết với tiền đồĐạo pháp, là nỗi đau giữa lòng quê hương mà dân tộc Việt Nam phải gánh chịu suốtbao năm qua. Để rồi, Phật Giáo Việt Namcũng lênh đênh theo vận nước nổi trôi với biết bao anh hùng con dân nước Việtcùng các bậc Tổ Đức Thiền Gia đã bị vùi dập oan khiên:

“Phật Giáo đã có mặt trên quê hương ViệtNam ngót 2000 năm lịch sử truyền thừa, cùng chung cảnh thịnh suy vui buồn vớidân tộc và hành động cũng vì lý tưởng an lạc hạnh phúc đích thực của dân tộc. Thế nhưng, ba mươi năm qua, trong khi khắpcác châu lục trên thế giới, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất cũng được nởrộ thăng hoa thì ngay ở trên quê hương Việt Nam, Giáo Hội chúng ta lại bị khủngbố đàn áp khốc liệt, tưởng chừng như không gượng dậy được. Nhưng Giáo Hội không những đã không mai mộtcùng năm tháng, mà trái lại càng được khẳng định một cách kiên cố trong lòng ngườivà tồn tại vĩnh hằng trong mạch nguồn tâm linh của người con Phật chân chính hiểuđạo.” (Thông Điệp Tết Ất Dậu của Đức Đệ Tứ Tăng Thống)

Nộidung bức Thông Điệp nói lên phần nào thực trạng của quê hương mà Phật Giáo ViệtNam, một tổ chức có hơn 2000 năm tuổi thọ, cũng chịu chung những áp bức nghiệtngã cùng dân tộc. Điển hình tinh thần bấtkhuất của dòng máu Tăng Già Việt Nam: 12 Tăng Ni tự thiêu tập thể tại chùa DượcSư, Cần Thơ năm 1975; cái chết mờ ám của Hòa thượng Thiện Giải ở Lâm Đồng; cáichết của Hòa thượng Thiện Minh trong nhà tù cộng sản năm 1978; cái chết của Hòathượng Trí Thủ tại bệnh viện Thống Nhất năm 1984; cái chết của Hòa thượng ThanhTrí tại bệnh viện Nguyễn Trãi cùng năm 1984... và còn nhiều cái chết để hy hiến đời mình cho quê hương được thanh bình,dân tộc được ấm no.

Cảdân tộc bị lưu đày ngay trên quê hương, đất nước. Bao nhà tù mọc lên giam cầm con dân nước Việt,những người vì dân vì nước. 30 năm qua,bao người đã vùi thân nơi lòng đất lạnh, bỏ thây nơi chốn rừng thiêng nước độc,nơi những địa danh xa lạ, hay chìm sâu vào lòng biển cả, khiến cho đất nước phảibị thất tán quá nhiều tiềm lực, chất xám cùng với sự tiến bộ văn minh của dân tộc.

Đất nước bị thoái hóa đạo đức, mất đi nếp sốngcao đẹp cùng nền văn hóa cổ truyền mà Tổ tiên đã dày công gìn giữ hơn 4000 nămqua, tạo nên những tệ trạng thương đau, khốn khó trên quê hương. Làm trì trệ mạch nguồn tâm linh trong sáng:

“...Cònhôm nay, có lẽ động lực thôi thúc Ngài sớm trở về với Tổ Quốc là vì sau 30 nămkhông còn bom đạn, nhưng những đổ vỡ, bế tắc vẫn còn đó trên quê hương. Đổ vỡ về tinh thần đạo đức dân tộc, đổ vỡ vềnếp sống văn hóa, đổ vỡ về một niềm tin trong một số tầng lớp để cho sự nghi kỵvà thành kiến sai lầm dẫn đến bế tắc gần như đang quờ quạng. Chúng con đã thấy được và rất thương tâm chocảnh đời đang chết ngắc, đang héo hon vì không tiếp xúc được mạch nguồn của Tổtiên, truyền thống. Nhiều sinh thể, nhiềucon tim đang héo hắt, suy sụp vì dòng máu đã lạc mất lối về.”

(Lời tác bạch của Chư Tăng Tổ đình Linh Mụ đốivới Thiền Sư Nhất Hạnh vào lúc 9:10 phút, ngày 27-02-05)

Đấylà tâm tư, là nhận định của cộng đồng Tăng Lữ Thừa Thiên – Huế về quê hương dântộc Việt Nam. Do đâu lớp người hôm nay bịhéo hắt, bị đổ vỡ niềm tin, bị đánh mất mạch nguồn với Tổ tiên Cha Mẹ? Do đâudòng máu, con tim đã lạc lối về?

Phảichăng những băn khoăn, ray rứt đó là nỗi đaugiữa lòng quê hương của những người con dân nước Việt?

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567