- Phẩm thứ 01: Phẩm bảy pháp
- Phẩm thứ 02: Phẩm Nghiệp Tương Ưng
- Phẩm thứ 03: Phẩm Xá-lê Tử Tương Ưng
- Phẩm thứ 04: Phẩm Vị Tằng Hữu Pháp
- Phẩm thứ 05: Phẩm Tập Tương Ưng
- Phẩm thứ 06: Phẩm Vương Tương Ưng
- Phẩm thứ 07: Phẩm Trường Thọ Vương
- Phẩm thứ 08: Phẩm Uế
- Phẩm thứ 09: Phẩm Nhân
- Phẩm thứ 10: Phẩm Lâm
- Phẩm thứ 11: Phẩm Đại (Phần đầu)
- Phẩm thứ 12: Phẩm Phạm Chí (Phần đầu)
- Phẩm thứ 12: Phẩm Phạm Chí (Phần sau)
- Phẩm thứ 13: Phẩm Căn Bổn Phân Biệt
- Phẩm thứ 14: Phẩm Tâm
- Phẩm thứ 15: Phẩm Song
- Phẩm thứ 16: Phẩm Đại (Phần sau)
- Phẩm thứ 17: Phẩm Bô-Đa-Lợi
- Phẩm thứ 18: Phẩm Lệ
KINH TRUNG A-HÀM
Hán dịch: Phật Đà Da Xá và Trúc Phật Niệm
Việt dịch và hiệu chú: Thích Tuệ Sỹ
Sài gòn 2002
166. KINH THÍCH TRUNG THIỀN THẤT TÔN[1]
Tôi nghe như vầy:
Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng lâm, vườn Cấp cô độc.
Bấy giờ, Tôn giả Lô-di-cường-kỳ[02] cũng ở giữa những người họ Thích tại thiền thất Vô sự[03].
Khi ấy, vào lúc trời gần sáng, Tôn giả Lô-di-cường-kỳ từ thiền thất kia đi ra, đến một khoảng đất trống nằm trong bóng thiền thất, trảini-sư-đàn lên trên chõng rồi ngồi kiết già.
Bấy giờ có một vị thiên thần hình dáng rất đẹp, sắc đẹp nguy nguy, vào lúc trời gần sáng, đi đến chỗ Tôn giả Lô-di-cường-kỳ, cúi đầu đảnh lễ rồi đứng qua một bên. Sắc tượng và uy thần của bị trời này rất là thù diệu, ánh sáng chói khắp cả thiền thất. Sau khi đứng qua một bên,vị trời này thưa với Tôn giả Lô-di-cường-kỳ rằng:
“Này Tỳ-kheo, thầy có thuộc bài kệ Bạt-địa-la-đế và ý nghĩa của nó chăng?”
Tôn giả Lô-di-cường-kỳ trả lời vị thiên thần ấy rằng:
“Tôi không có thuộc bài kệ Bạt-địa-la-đế và cũng không hiểu ý nghĩa của nó”.
Rồi Tôn giả hỏi lại:
“Người có thọ trì bài kệ Bạt-địa-la-đế và ý nghĩa của nó chăng?”
Thiên thần trả lời:
“Tôi có thọ trì bài kệ Bạt-địa-la-đế nhưng ý nghĩa thì không hiểu”.
Tôn giả Lô-di-cường-kỳ lại hỏi thiên thần:
“Tại sao thọ trì bài kệ Bạt-địa-la-đế mà lại không hiểu ý nghĩa của nó?”
Thiên thần đáp:
“Một thời, Đức Thế Tôn du hóa trong thành Vương xá, trú tại Trúc lâm, vườn Ca-lan-đa. Bấy giờ, Đức Thế Tôn nói cho các Tỳ-kheo nghe bài kệ Tôn giả Lô-di-cường-kỳ như vầy:
- Cẩn thận, đừng nghĩ quá khứ;
- Tương lai cũng chớ mong cầu.
- Quá khứ đã qua, đã mất,
- Tương lai chưa đến, còn xa.
- Hiện tại những gì đang có
- Thì nên quán sát suy tư.
- Niệm niệm mong manh không chắc,
- Người khôn biết vậy nên tu.
- Nếu có làm theo hạnh Thánh,
- Ai hay nỗi chết ưu sầu.
- Nhất định tránh xa sự chết;
- Hiểm nguy, khổ lớn dứt trừ.
- Như vậy thực hành tinh tấn,
- Ngày đêm không chút biếng lười.
- Vì vậy phải thường tụng đọc
- Bạt-địa-la-đế kệ này.
“Này Tỳ-kheo, tôi thọ trì bài kệ Bạt-địa-la-đế như vậy nhưng mà không lãnh hội được ý nghĩa của nó”.
Tôn giả Lô-di-cường-kỳ hỏi thiên thần:
“Vậy thì ai thọ trì bài kệ Bạt-địa-la-đế và ý nghĩa của nó?
Thiên thần kia đáp:
“Đức Thế Tôn đang du hóa trong thành Vương xá này, tại Trúc lâm, vườn Ca-lan-đa. Chính Ngài thuộc bài kệ Bạt-địa-la-đế. Này Tỳ-kheo, thầynên gặp Thế Tôn và từ Ngài mà ghi nhớ và thuộc kỹ, thọ trì bài kệ Bạt-địa-la-đế. Vì sao vậy? Vì bài kệ Bạt-địa-la-đế đó có pháp có nghĩa, là căn bản của phạm hạnh, hướng đến trí tuệ, hướng đến giác ngộ và hướngđến Niết-bàn. Một thiện nam tử chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không giađình học đạo, cần phải khéo thọ trì đọc tụng bài kệ Bạt-địa-la-đế này”.
Thiên thần kia nói như vậy, và sau khi cúi đầu đảnh lễ dưới chân của Tôn giả Lô-di-cường-kỳ, nhiễu quanh Tôn giả ba vòng rồi biến mất khỏi chỗ đó.
Chẳng bao lâu, sau khi vị thiên thần biến mất, bấy giờ Tôn giả Lô-di-cường-kỳø, giữa dòng họ Thích, ba tháng an cư mùa mưa đã qua, khâuvá y cũng đã xong, đắp y ôm bát đi vào nước Xá-vệ. Tôn giả lần hồi tiếnvề phía trước, đến nước Xá-vệ, trụ tại rừng Thắng, trong vườn Cấp cô độc.
Bấy giờ, Tôn giả Lô-di-cường-kỳ đi đến chỗ Đức Phật, cúi đầu đảnh lễ rồi ngồi một bên mà bạch Phật rằng:
“Bạch Thế Tôn, một thời con trú ở giữa dòng họ Thích, tại thiền thất Vô sự. Bạch Đức Thế Tôn, bấy giờ vào lúc trời gần sáng, con từ thiền thất đi ra, đến khoảng đất trống nằm trong bóng của thiền thất, con trải tọa cụ lên trên chõng rồi ngồi kiết già. Lúc đó có một vị thiênthần hình dáng rất đẹp, sắc đẹp nguy nguy, vào lúc trời gần sáng, đi đến chỗ con, cúi đầu đảnh lễ rồi đứng qua một bên. Sắc tượng và uy thần của bị trời này rất là thù diệu, ánh sáng chói khắp cả thiền thất. Sau khi đứng qua một bên, vị trời này thưa với con rằng ‘Này Tỳ-kheo, thầy có thuộc bài kệ Bạt-địa-la-đế và ý nghĩa của nó chăng?’ Con trả lời vị thiên thần ấy rằng: ‘Tôi không có thuộc bài kệ Bạt-địa-la-đế và cũng không hiểu ý nghĩa của nó’. Rồi con hỏi lại ‘Người có thọ trì bài kệBạt-địa-la-đế và ý nghĩa của nó chăng?’ Thiên thần trả lời ‘Tôi có thọ trì bài kệ Bạt-địa-la-đế nhưng ý nghĩa thì không hiểu’. Con lại hỏi thiên thần ‘Tại sao thọ trì bài kệ Bạt-địa-la-đế mà lại không hiểu ý nghĩa của nó?’ Thiên thần đáp ‘Một thời, Đức Thế Tôn du hóa trong thành Vương xá, trú tại Trúc lâm, vườn Ca-lan-đa. Bấy giờ, Đức Thế Tôn nói chocác Tỳ-kheo nghe bài kệ Tôn giả Lô-di-cường-kỳ như vầy:
- Cẩn thận, đừng nghĩ quá khứ;
- Tương lai cũng chớ mong cầu.
- Quá khứ đã qua, đã mất,
- Tương lai chưa đến, còn xa.
- Hiện tại những gì đang có
- Thì nên quán sát suy tư.
- Niệm niệm mong manh không chắc,
- Người khôn biết vậy nên tu.
- Nếu có làm theo hạnh Thánh,
- Ai hay nỗi chết ưu sầu.
- Nhất định tránh xa sự chết;
- Hiểm nguy, khổ lớn dứt trừ.
- Như vậy thực hành tinh tấn,
- Ngày đêm không chút biếng lười.
- Vì vậy phải thường tụng đọc
- Bạt-địa-la-đế kệ này.
“‘Này Tỳ-kheo, tôi thọ trì bài kệ Bạt-địa-la-đế như vậy nhưng mà không lãnh hội được ý nghĩa của nó’. Con lại hỏi thiên thần ‘Vậy thì ai thọ trì bài kệ Bạt-địa-la-đế và ý nghĩa của nó?’ Thiên thần kia đáp ‘ĐứcThế Tôn đang du hóa trong thành Vương xá này, tại Trúc lâm, vườn Ca-lan-đa. Chính Ngài thuộc bài kệ Bạt-địa-la-đế. Này Tỳ-kheo, thầy nên gặp Thế Tôn và từ Ngài mà ghi nhớ và thuộc kỹ, thọ trì bài kệ Bạt-địa-la-đế. Vì sao vậy? Vì bài kệ Bạt-địa-la-đế đó có pháp có nghĩa, là căn bản của phạm hạnh, hướng đến trí tuệ, hướng đến giác ngộ và hướngđến Niết-bàn. Một thiện nam tử chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không giađình học đạo, cần phải khéo thọ trì đọc tụng bài kệ Bạt-địa-la-đế này’.Thiên thần kia nói như vậy, và sau khi cúi đầu đảnh lễ dưới chân của con,nhiễu quanh Tôn giả ba vòng rồi biến mất khỏi chỗ đó”.
Khi ấy, Đức Thế Tôn hỏi Tôn giả Lô-di-cường-kỳ rằng:
“Ngươi biết vị thiên thần kia từ đâu đến chăng? Vị thiên thần kia tên là gì chăng?”
Tôn giả Lô-di-cường-kỳ trả lời rằng:
“Bạch Đức Thế Tôn, con không biết vị thiên thần kia từ đâu tới, cũng không biết tên vị ấy là gì”.
Đức Thế Tôn bảo rằng:
“Này Cường-kỳ, vị thiên thần kia tên là Ban-na[04], làm tướng quân cõi trời Tam thập tam.
Lúc ấy, Tôn giả Lô-di-cường-kỳ bạch rằng:
“Bạch Thế Tôn, nay thật đúng lúc! Bạch Thiện Thệ, nay thật đúng lúc, nếu Thế Tôn nói cho các Tỳ-kheo nghe bài kệ Bạt-địa-la-đế và ý nghĩa của nó thì các Tỳ-kheo sau khi nghe xong sẽ khéo thọ trì”.
Đức Thế Tôn bảo rằng:
“Này Cường-kỳ, hãy nghe kỹ và suy nghĩ kỹ. Ta sẽ nói ý nghĩa bài kệ một cách rộng rãi cho ông nghe”.
Tôn giả Lô-di-cường-kỳ bạch rằng:
“Xin vâng, con xin nghe theo lời dạy”.
- Cẩn thận, đừng nghĩ quá khứ;
- Tương lai cũng chớ mong cầu.
- Quá khứ đã qua, đã mất,
- Tương lai chưa đến, còn xa.
- Hiện tại những gì đang có
- Thì nên quán sát suy tư.
- Niệm niệm mong manh không chắc,
- Người khôn biết vậy nên tu.
- Nếu có làm theo hạnh Thánh,
- Ai hay nỗi chết ưu sầu.
- Nhất định tránh xa sự chết;
- Hiểm nguy, khổ lớn dứt trừ.
- Như vậy thực hành tinh tấn,
- Ngày đêm không chút biếng lười.
- Vì vậy phải thường tụng đọc
- Bạt-địa-la-đế kệ này.
“Này Cường-kỳ, thế nào là Tỳ-kheo truy niệm quá khứ? Nếu Tỳ-kheo hoan lạc sắc quá khứ, ham muốn, đắm trước, an trúù. Nếu hoan lạc thọ, tưởng, hành, thức quá khứ, ham muốn, đắm trước, an trúù. Như vậy, đó là Tỳ-kheo truy niệm quá khứ.
“Này Cường-kỳ, thế nào là Tỳ-kheo không truy niệm quá khứ? Nếu Tỳ-kheo không hoan lạc sắc quá khứ, không ham muốn, không đắm trước, không an trú. Nếu không hoan lạc giác, tưởng, hành, thức quá khứ, ham muốn, đắm trước, an trú. Như vậy gọi là Tỳ-kheo không truy niệm quá khứ.
“Này Cường-kỳ, thế nào là Tỳ-kheo mong cầu tương lai? Nếu Tỳ-kheohoan lạc sắc ở tương lai, ham muốn, đắm trước, an trú. Nếu hoan lạc thọ, tưởng, hành, thức tương lai, ham muốn, đắm trước, an trú. Như vậy gọi là Tỳ-kheo mong cầu tương lai.
“Này Cường-kỳ, sao gọi là Tỳ-kheo không mong cầu tương lai? Nếu Tỳ-kheo không hoan lạc sắc ở tương lai, không ham muốn, không đắm trước,không an trú. Không hoan lạc giác, tưởng, hành, thức tương lai, sẽ không ham muốn, không đắm trước, không an trúù. Như vậy gọi là Tỳ-kheo không mong cầu tương lai.
“Này Cường-kỳ, thế nào gọi là Tỳ-kheo chấp thủ pháp hiện tại?-NếuTỳ-kheo hoan lạc sắc ở hiện tại, ham muốn, đắm trước, an trú. Nếu hoan lạc giác, tưởng, hành, thức ở hiện tại, ham muốn, đắm trước, an trú. Nhưvậy gọi là Tỳ-kheo chấp thọ pháp hiện tại.
“Này Cường-kỳ, thế nào gọi là Tỳ-kheo không chấp thọ pháp hiện tại? Nếu Tỳ-kheo không hoan lạc sắc ở hiện tại, không ham muốn, không đắm trước, không an trúù. Không hoan lạc giác, tưởng, hành, thức ở hiện tại, không ham muốn, không đắm trước, không an trú. Như vậy gọi là Tỳ-kheo không chấp thọ pháp hiện tại.”
Phật thuyết như vậy. Tôn giả Lô-di-cường-kỳ và các Tỳ-kheo nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.
-ooOoo-
Chú thích:
- [01] Tương đương Pāli, M.134. Lomasakaṅgiya-bhaddekaratta-sutta. Tham chiếu kinh 165 trên.
- [02] Lô-di-cường-kỳ 盧 夷 強 耆. Pāli: Lomasakaṅgiya, dòng họ Thích, ở Ca-tỳ-la-vệ.
- [03] Vô sự thiền thất. Bản Pāli nói: tại Nigrodhārāma (vườn cây Ni-câu-loại).
- [04]Ban-na 般 那. Pāli: Candana, tiềân thân trong đời Phật Ca-diếp, là vị Tỳ-kheo đã đọc bài kệ này cho Lomasakangiya, nhưng Loma không hiểu và được hứa hẹn trong tương lai sẽ hiểu. (Pāli Proper Names. II, trang 789 -10).