Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

86. Kinh Thuyết Xứ

19/04/201203:10(Xem: 9103)
86. Kinh Thuyết Xứ

KINH TRUNG A-HÀM
Hán dịch: Phật Đà Da Xá và Trúc Phật Niệm
Việt dịch và hiệu chú: Thích Tuệ Sỹ
Sài gòn 2002

86. KINH THUYẾT XỨ[1]

Tôi nghe như vầy.

Một thời Đức Phật đến nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc.

Bấy giờ Tôn giả A-nan vào lúc xế, từ chỗ ngồi tĩnh tọa đứng dậy, dẫn các Tỳ-kheo niên thiếu đi đến chỗ Phật, cúi lạy dưới chân Phật rồi ngồi qua một bên. Các Tỳ-kheo niên thiếu cũng cúi lạy chân Phật, rồi ngồi qua một bên.

Tôn giả A-nan bạch rằng:

“Bạch Đức Thế Tôn, với các Tỳ-kheo niên thiếu này, con phải quở trách như thế nào? Dạy dỗ như thế nào? Thuyết pháp cho họ nghe như thế nào?

Đức Thế Tôn bảo rằng:

“Này A-nan, ông hãy nói về xứ[02]và dạy về xứ cho các Tỳ-kheo niên thiếu. Nếu ông nói về xứ và dạy về xứcho các Tỳ-kheo niên thiếu, họ sẽ được an ổn, được sức lực, được an lạc, thân tâm không phiền nhiệt, trọn đời tu hành phạm hạnh”.

Tôn giả A-nan chắp tay hướng về Phật, bạch rằng:

“Bạch Thế Tôn, nay thật là đúng thời. Bạch Thiện Thệ, nay thật làđúng thời. Nếu Thế Tôn nói về xứ và dạy về xứ cho các Tỳ-kheo niên thiếu, con và các Tỳ-kheo niên thiếu sau khi nghe Thế Tôn nói sẽ khéo léo thọ trì”.

Đức Thế Tôn bảo rằng

“A-nan, các ông hãy lắng nghe, hãy khéo tư niệm. Ta sẽ phân biệt rộng rãi cho ông và các Tỳ-kheo niên thiếu nghe”.

Tôn giả A-nan thọ giáo, lắng nghe.

Đức Thế Tôn bảo rằng:

“A-nan, trước kia Ta đã nói cho ông nghe về năm thủ uẩn[03]:sắc thủ uẩn, thọ, tưởng, hành và thức thủ uẩn. Này A-nan, năm thủ uẩn này, ông hãy nói để dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu. Nếu nói và dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu về năm thủ uẩn này, họ sẽ được an ổn, được sức lực, được an lạc, thân tâm không phiền nhiệt, trọn đời tu hành phạm hạnh.

“A-nan, trước kia Ta đã nói cho ông nghe về sáu nội xứ: nhãn xứ, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ. A-nan, sáu nội xứ này ông hãy nói để dạy chocác Tỳ-kheo niên thiếu. Nếu nói và dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu về sáu nội xứ này, họ sẽ được an ổn, được sức lực, được an lạc, thân tâm không phiền nhiệt, trọn đời tu hành phạm hạnh.

“A-nan, trước kia Ta đã nói cho ông nghe về sáu ngoại xứ: sắc xứ,thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ. A-nan, sáu ngoại xứ này ông hãy nói để dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu. Nếu nói và dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu về sáu ngoại xứ này, họ sẽ được an ổn, được sức lực, được hoan lạc, thân tâm không phiền nhiệt, trọn đời tu hành phạm hạnh.

“A-nan, trước kia Ta đã nói cho ông nghe về sáu thức thân[04]:nhãn thức, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức. A-nan, sáu thức thân này, ông hãy nói để dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu. Nếu nói và dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu về sáu thức thân này, họ sẽ được an ổn, được sức lực,được an lạc, thân tâm không phiền nhiệt, trọn đời tu hành phạm hạnh.

“A-nan, trước kia Ta đã nói cho ông nghe về sáu xúc thân[05]:nhãn xúc, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc. A-nan, sáu xúc thân này, ông hãynói để dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu. Nếu nói và dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu về sáu xúc thân này, họ sẽ được an ổn, được sức lực, được hoan lạc, thân tâm không phiền nhiệt, trọn đời tu hành phạm hạnh.

“A-nan, trước kia Ta đã nói cho ông nghe về sáu thọ thân[06]:nhãn thọ, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thọ. A-nan, sáu thọ thân này, ông hãynói để dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu. Nếu nói và dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu về sáu thọ thân này, họ sẽ được an ổn, được sức lực, được an lạc, thân tâm không phiền nhiệt, trọn đời tu hành phạm hạnh.

“A-nan, trước kia Ta đã nói cho ông nghe về sáu tưởng thân[07]:nhãn tưởng, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý tưởng. A-nan, sáu tưởng thân này, ông hãy nói để dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu. Nếu nói và dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu về sáu tưởng thân này, họ sẽ được an ổn, được sức lực, được an lạc, thân tâm không phiền nhiệt, trọn đời tu hành phạm hạnh.

“A-nan, trước kia Ta đã nói cho ông nghe về sáu tư thân[08]:nhãn tư, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý tư. A-nan, sáu tư thân này, ông hãy nói để dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu. Nếu nói và dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu về sáu tư thân này, họ sẽ được an ổn, được sức lực, được an lạc, thân tâm không phiền nhiệt, trọn đời tu hành phạm hạnh.

“A-nan, trước kia Ta đã nói cho ông nghe về sáu ái thân[09]:nhãn ái, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý ái. Này A-nan, sáu ái thân này, ông hãy nói để dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu. Nếu nói và dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu về sáu ái thân này, họ sẽ được an ổn, được sức lực, được hoan lạc, thân tâm không phiền nhiệt, trọn đời tu hành phạm hạnh.

“A-nan, trước kia Ta đã nói cho ông nghe về sáu giới: địa giới, thủy, hỏa, phong, không, thức giới. A-nan, sáu giới này, ông hãy nói để dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu. Nếu nói và dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu về sáu giới này, họ sẽ được an ổn, được sức lực, được an lạc, thântâm không phiền nhiệt, trọn đời tu hành phạm hạnh.

“A-nan, trước kia Ta đã nói cho ông nghe về nhân duyên khởi và nhân duyên khởi sở sanh pháp[10]:‘Nếu có cái này thì có cái kia, nếu không có cái này thì không có cái kia. Nếu sanh cái này thì sanh cái kia, nếu diệt cái này thì diệt cái kia. Duyên vô minh, hành. Duyên hành, thức. Duyên thức, danh sắc. Duyên danh sắc, sáu xứ. Duyên sáu xứ, xúc. Duyên xúc, thọ. Duyên thọ, ái. Duyên ái, thủ. Duyên thủ, hữu. Duyên hữu, sanh. Duyên sanh, già chết. Nếu vô minh diệt thì hành diệt, hành diệt thì thức diệt, thức diệt thì danh sắc diệt, danh sắc diệt thì sáu xứ diệt, sáu xứ diệt thì xúc diệt, xúc diệt thì thọ diệt, thọ diệt thì ái diệt, ái diệt thì thủ diệt, thủ diệt thì hữu diệt, hữu diệt thì sanh diệt, sanh diệt thì già chếtdiệt. A-nan, nhân duyên khởi và nhân duyên khởi sở sanh pháp này, ông hãy nói để dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu. Nếu nói và dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu về nhân duyên khởi và nhân duyên khởi sở sanh pháp này, họ sẽ được an ổn, được sức lực, được an lạc, thân tâm không phiền nhiệt, trọn đời tu hành phạm hạnh.

“A-nan, trước kia Ta đã nói cho ông nghe về bốn niệm xứ, quán thân như thân, quán thọ, quán tâm, quán pháp như pháp. A-nan, bốn niệm xứ này ông hãy nói để dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu. Nếu nói và dạy chocác Tỳ-kheo niên thiếu về bốn niệm xứ này, họ sẽ được an ổn, được sức lực, được an lạc, thân tâm không phiền nhiệt, trọn đời tu hành phạm hạnh.

“A-nan, trước kia Ta đã nói cho ông nghe về bốn chánh đoạn[11],Tỳ-kheo đối với pháp ác bất thiện đã sanh, vì để đoạn trừ chúng nên khởi ước muốn, nỗ lực hành, tinh cần, dốc hết tâm, đoạn trừ[12].Đối với các pháp ác bất thiện chưa sanh, vì để chúng không phát sanh nên khởi ước muốn, nỗ lực hành, tinh cần, dốc hết tâm, đoạn trừ. Đối vớicác pháp thiện chưa sanh, vì để cho phát sanh nên khởi ước muốn, nỗ lựchành, tinh cần, dốc hết tâm, đoạn trừ. Đối với các pháp thiện đã sanh, vì để chúng kiên trụ, không bị quên lãng, không bị thoái hóa, được bồi bổ tăng tiến, được phát triển rộng rãi, được viên mãn cụ túc, nên khởi ước muốn, nỗ lực hành, tinh cần, dốc hết tâm, đoạn trừ.A-nan, bốn chánh đoạn này, ông hãy nói để dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu. Nếu nói và dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu về bốn chánh đoạn này, họ sẽ được an ổn, được sức lực, được an lạc, thân tâm không phiền nhiệt,trọn đời tu hành phạm hạnh.

“A-nan, trước kia Ta đã nói cho ông nghe về bốn như ý túc[13], Tỳ-kheo thành tựu dục định, thiêu đốt các hành[14], tu tập như ý túc[15], nương vào vô dục, nương vào viễn ly, nương vào diệt, nguyện đến phi phẩm[16].Tinh tấn định, tâm định cũng như vậy. Thành tựu quán định, thiêu đốt các hành, tu tập như ý túc, nương vào dô vục, nương vào viễn ly, nương vào diệt, nguyện đến phi phẩm. Này A-nan, bốn như ý túc này, ông hãy nóiđể dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu. Nếu nói và dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu về bốn như ý túc này, họ sẽ được an ổn, được sức lực, được an lạc,thân tâm không phiềnnhiệt, trọn đời tu hành phạm hạnh.

“A-nan, trước kia Ta đã nói cho ông nghe về Tứ thiền, Tỳ-kheo ly dục, ly ác bất thiện cho đến được đệ Tứ thiền, thành tựu an trụ. Này A-nan, Tứ thiền này, ông hãy nói để dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu. Nếu nói và dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu về Tứ thiền này, họ sẽ được an ổn,được sức lực, được hoan lạc, thân tâm không phiền nhiệt, trọn đời tu hành phạm hạnh.

“A-nan, trước kia Ta đã nói cho ông nghe vềà bốn Thánh đế, Khổ thánh đế, Tập, Diệt và Đạo thánh đế. A-nan, bốn Thánh đế này, ông hãy nói để dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu. Nếu nói và dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu về bốn thánh đế này, họ sẽ được an ổn, được sức lực, được an lạc, thân tâm không phiền nhiệt, trọn đời tu hành phạm hạnh.

“A-nan, trước kia Ta đã nói cho ông nghe về bốn tưởng, Tỳ-kheo cótiểu tưởng, có đại tưởng, có vô lượng tưởng, có vô sở hữu tưởng[17].A-nan, bốn tưởng này, ông hãy nói để dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu. Nếu nói và dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu về bốn tưởng này, họ sẽ được an ổn, được sức lực, được an lạc, thân tâm không phiền nhiệt, trọn đời tu hành phạm hạnh.

“A-nan, trước kia Ta đã nói cho ông nghe về bốn vô lượng, Tỳ-kheotâm đi đôi với Từ biến mãn một phương, thành tựu an trụ. Cứ như thế, hai phương, ba phương, bốn phương, tứ duy, trên dưới biến khắp tất cả, tâm đi đôi với Từ, không kết, không oán, không sân nhuế, không tranh, vôcùng rộng lớn, vô lượng, khéo tu tập, biến mãn tất cả thế gian, thành tựu an trụ. Bi và Hỷ cũng vậy. Tâm đi đôi với Xả, không kết, không oán, không sân nhuế, không tranh, vô cùng rộng lớn, vô lượng, khéo tu tập, biến mãn tất cả thế gian, thành tựu an trụ. A-nan, bốùn vô lượng này, ông hãy nói để dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu. Nếu nói và dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu về bốn vô lượng này, họ sẽ được an ổn, được sức lực, được an lạc, thân tâm không phiền nhiệt, trọn đời tu hành phạm hạnh.

“A-nan, trước kia Ta đã nói cho ông nghe về bốn vô sắc, Tỳ-kheo đoạn trừ tất cả sắc tưởng, cho đến chứng đắc phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ, thành tựu an trụ. A-nan, bốn vô sắc này, ông hãy nói để dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu. Nếu nói và dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu về bốn vô sắc này, họ sẽ được an ổn, được sức lực, được an lạc, thân tâm không phiền nhiệt, trọn đời tu hành phạm hạnh.

“A-nan, trước kia Ta đã nói cho ông nghe về bốn Thánh chủng, Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni nhận được cái y thô xấu mà biết hài lòng, tri túc, không phải vì y áo mà mong thỏa mãn ý mình. Nếu chưa được y thì không u uất, không khóc than, không đấm ngực, không si dại. Nếu đã được y áo thìkhông nhiễm, không trước, không ham muốn, không tham lam, không cất giấu, không tích trữ. Khi dùng y thì thấy rõ tai hoạn và biết sự xuất ly. Được sự lợi như vậy vẫn không giải đãi mà có chánh trí. Đó là Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni chân chánh an trụ nơi Thánh chúng cựu truyền[18].Về ẩm thực và trụ xứ cũng như vậy. Mong muốn đoạn trừ, vui thích đoạn trừ, mong muốn tu, vui thích tu. Vị ấy nhân muốn đoạn, vui đoạn, muốn tu, vui tu nên không quý mình, khôngkhinh người. Sự lợi như vậy, không giải đãi nhưng chánh trí. Đó gọi là Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni chân chánh an trụ nơi Thánh chúng cựu truyền.

“A-nan, bốn Thánh chủng này, ông hãy nói để dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu. Nếu nói và dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu về bốn Thánh chúngnày, họ sẽ được an ổn, được sức lực, được an lạc, thân tâm không phiền nhiệt, trọn đời tu hành phạm hạnh.

“A-nan, trước kia Ta đã nói cho ông nghe về bốn quả Sa-môn, Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, tối thượng A-la-hán quả. A-nan, bốn quảSa-môn này, ông hãy nói để dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu. Nếu nói và dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu về bốn quả Sa-môn này, họ sẽ được an ổn, được sức lực, được an lạc, thân tâm không phiền nhiệt, trọn đời tu hành phạm hạnh.

“A-nan, trước kia Ta đã nói cho ông nghe về năm thục giải thoát tưởng[19]: tưởng về vô thường, tưởng vì vô thường cho nên khổ, tưởng khổ cho nên vô ngã, tưởng bất tịnh ố lộ[20], tưởng hết thảy thế gian không có gì đáng ái lạc[21].A-nan, năm thục giải thoát này, ông hãy nói để dạy cho các Tỳ-kheo niênthiếu. Nếu nói và dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu về năm thục giải thoáttưởng này, họ sẽ được an ổn, được sức lực, được an lạc, thân tâm không phiền nhiệt, trọn đời tu hành phạm hạnh.

“A-nan, trước kia Ta đã nói cho ông nghe về năm giải thoát xứ. Nếu Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni chưa giải thoát thì nhờ ở đây mà tâm được giải thoát[22].Nếu chưa tận trừ các lậu thì sẽ được tận trừ hoàn toàn. Nếu chưa chứng đắc vô thượng Niết-bàn thì sẽ chứng đắc vô thượng Niết-bàn. Thế nào là năm? A-nan, Thế Tôn thuyết pháp cho Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni nghe, các bậc trí phạm hạnh cũng thuyết pháp cho Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni nghe. A-nan, nếu Thế Tôn thuyết pháp cho Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni nghe, các bậc trí phạm hạnh cũng thuyết pháp cho Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni nghe; họ nghe pháp rồi thấu hiểu pháp, thấu hiểu nghĩa, và do sự thấu hiểu pháp, thấu hiểu nghĩa đó nên được hoan duyệt, nhân hoan duyệt mà được hoan hỷ. Nhân hoan hỷ mà được thân khinhan[23].Do thân khinh an nên được cảm thọ lạc. Do cảm thọ lạc nên được tâm định. A-nan, Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni nhân tâm định nên được thấy như thật, biết như thật. Do thấy như thật, biết như thật nên phát sanh sự nhàm tởm. Do nhàm tởm nên được vô dục. Do vô dục nên được giải thoát. Do giảithoát mà biết là mình giải thoát, biết một cách như thật rằng ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, điều cần làm đã làm xong, không còn tái sanh đời sau nữa’. A-nan, đó là giải thoát xứ thứ nhất. Nhân đó mà nếu Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni chưa được giải thoát, chưa tận trừ các lậu thì được tận trừ hoàn toàn, chưa chứng đắc vô thượng Niết-bàn thì chứng đắc vô thượng Niết-bàn. Lại nữa, này A-nan, nếu trong trường hợp Thế Tôn không có thuyết pháp choTỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni nghe, các bậc trí phạm hạnh cũng không thuyết pháp cho Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni nghe, nhưng họ theo những điều đã nghe, đã tụng tập và đọc tụng rộng rãi. Nếu không đọc tụng rộng rãi những điều đãnghe, đã tụng đọc nhưng họ chỉ tùy theo điều đã nghe, đã tụng tập, nói lại rộng rãi cho người khác nghe. Nếu không nói rộng rãi cho người khác nghe những điều đã nghe, đã tụng tập, nhưng họ chỉ tùy theo điều đã nghe, đã tụng tập mà tư duy, phân biệt. Nếu không tư duy phân biệt nhữngđiều đã nghe, đã tụng tập, nhưng họ chỉ thọ trì các tướng tam-muội. A-nan, nếu Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni khéo thọ trì các tướng tam muội thì thấu hiểu pháp, thấu hiểu nghĩa. Do thấu hiểu pháp, thấu hiểu nghĩa nên được hoan duyệt. Do hoan duyệt nên hoan hỷ. Do hoan hỷ nên được thân khinhan. Do thân khinh an nên được cảm thọ lạc. Do cảm thọ lạc nên được tâm định. A-nan, Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni nhân tâm định nên được thấy như thật, biết như thật. Do thấy như thật, biết như thật nên phát sanh nhàm tởm. Do nhàm tởm nên được vô dục. Do vô dục nên được giải thoát. Do giảithoát mà biết là mình đã giải thoát, biết một cách như thật rằng: ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, điều đáng làm đã làm xong, không còn táisanh đời sau nữa’. Này A-nan, đó là giải thoát xứ thứ năm, nhân đó mà nếu Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni chưa được giải thoát thì được tâm giải thoát, chưa dứt sạch các lậu thì được dứt sạch trọn vẹn, chưa chứng đắc vô thượng Niết-bàn thì chứng đắc vô thượng Niết-bàn. A-nan, năm giải thoát xứ này ông hãy nói để dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu. Nếu nói và dạy chocác Tỳ-kheo niên thiếu về năm giải thoát xứ này, họ sẽ được an ổn, được sức lực, được an lạc, thân tâm không phiền nhiệt, trọn đời tu hành phạm hạnh.

“A-nan, trước kia Ta đã nói cho ông nghe về năm căn, tín, tinh tấn, niệm, định và tuệ căn. A-nan, năm căn này, ông hãy nói để dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu. Nếu nói và dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu về nămcăn này, họ sẽ được an ổn, được sức lực, được an lạc, thân tâm không phiền nhiệt, trọn đời tu hành phạm hạnh.

“A-nan, trước kia Ta đã nói cho ông nghe về năm lực, tín, tinh tấn, niệm, định, tuệ lực. A-nan, năm lực này, ông hãy nói để dạy cho cácTỳ-kheo niên thiếu. Nếu nói và dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu về năm lực này, họ sẽ được an ổn, được sức lực, được an lạc, thân tâm không phiền nhiệt, trọn đời tu hành phạm hạnh.

“A-nan, trước kia Ta đã nói cho ông nghe về năm xuất yếu giới[24].Những gì là năm? A-nan, Đa văn Thánh đệ tử quán sát dục một cách cực kỳmãnh liệt. Vị ấy do cực kỳ mãnh liệt quán sát dục nên tâm không hướng theo dục, không vui say dục, không gần gũi với dục, không quyết tâm[25]nơi dục. Khi tâm dục vừa sanh, tức thì bị cháy tiêu, khô héo, co rút lại, bị cuốn tròn lại chứ không được mở rộng ra, bị vứt bỏ đi, không trụnơi dục, chán ghét, nhàm tởm. A-nan, giống như lông và gân của con gà bị đem quăng vào trong lửa, tức khắc cháy tiêu, khô héo, co rút lại, bị cuốn tròn lại chứ không được mở rộng ra. A-nan, Đa văn Thánh đệ tử cũng vậy, cực kỳ mãnh liệt quán sát dục. Vị ấy docực kỳ mãnh liệt quán sát dục nên tâm không hướng theo dục, không vui say trong dục, không gần gũi với dục, không quyết tâm nơi dục. Khi tâm dục vừa sanh, tức thì bị cháy tiêu, khô héo, co rút lại, bị cuốn tròn lại chứ không được mở rộng ra. Vị ấy vứt bỏ, không trụ nơi dục, chán ghét, nhàm tởm, chế ngự dục. Vị ấy quán sát vô dục, tâm hướng về vôdục, vui say vô dục, gần gũi vô dục, quyết tâm nơi vô dục, tâm không bịchướng ngại, không ô trược, tâm được an lạc, rất an lạc, viễn ly tất cảdục, viễn ly các lậu và các thứ phiền nhọc, ưu sầu do dục mà có, giải chúng, thoát chúng và lại giải thoát khỏi chúng. Vị ấy không còn nhận lãnh các cảm thọ ấy nữa, tức các cảm thọ sanh ra bởi dục. Như vậy, đó làsự xuất ly khỏi dục. A-nan, đó là xuất yếu giới thứ nhất. A-nan, Đa vănThánh đệ tử quán sát sân nhuế cực kỳ mãnh liệt. Vị ấy do cực kỳ mãnhliệt quán sát sân nhuế nên tâm không hướng theo sân nhuế, không vui saytrong sân nhuế, không gần gũi với sân nhuế, không quyết tâm nơi sân nhuế. Khi tâm sân nhuế vừa sanh, tức khắc bị cháy tiêu, bị khô héo, co rút lại, bị cuốn tròn lại chứ không được nở rộng ra, bị vứt bỏ di. Vị ấykhông trụ nơi sân nhuế, chán ghét, nhàm tởm, chế ngự sân nhuế. A-nan, giống như lông và gân của con gà bị đem quăng vào trong lửa, tức khắc bịcháy tiêu, bị khô rút lại, bị cuốn tròn lại chứ không được nở rộng ra. A-nan, Đa văn Thánh đệ tử cũng vậy, cực kỳ mãnh liệt quán sát sân nhuế. Vị ấy do cực kỳ mãnh liệt quán sát sân nhuế nên tâm không hướng theo nhuế, không vui say nhuế, không quyết định nơi nhuế. Tâm nhuế vừasanh, tức khắc bị cháy tiêu, bị khô rút, bị cuốn tròn chứ không nở rộng ra được, bị vứt bỏ đi, vị ấy không an trụ nơi nhuế, chán ghét, nhàmtởm, chế ngự nhuế. Vị ấy quán sát vô nhuế, tâm hướng về vô nhuế, vui say vô nhuế, gần gũi vô nhuế, quyết định nơi vô nhuế, tâm không bị chướng ngại, không ô trược, tâm được an lạc, rất an lạc, viễn ly dục nhuế, viễn ly các lậu và các thứ phiền nhọc, ưu sầu do nhuế mà có, thoátchúng, giải chúng và lại giải thoát khỏi chúng. Vị ấy không còn nhận lãnh cảm thọ này nữa, tức cảm thọ sanh ra bởi nhuế. Như vậy, đó là sự xuất ly khỏi nhuế. A-nan, đó là xuất yếu giới thứ hai. Lại nữa, A-nan, Đa văn Thánh đệ tử quán sát một cách cực kỳ mãnh liệt não hại. Vị ấy do cực kỳ mãnh liệt quán sát hại nên tâm không hướng theo hại, không vui sayhại, không gần gũi với hại, không quyết định nơi hại. Khi tâm hại vừa sanh, tức khắc bị cháy tiêu, bị khô héo, co rút lại, bị cuốn tròn lại chứ không được nở rộng ra, bị vứt bỏ đi. Vị ấy không trụ nơi hại, chán ghét, nhàm tởm, chế ngự não hại. A-nan, giống như lông và gân của con gà bị đem quăng vào trong lửa, tức khắc bị cháy tiêu, bị khô, bị cuốn tròn lại chứ không được nở rộng ra. A-nan, Đa văn Thánh đệ tử cũng vậy, cực kỳ mãnh liệt quán sát não hại. Vị ấy do cực kỳ quán sát não hạinên tâm không hướng theo hại, không vui say hại, không gần gũi với hại,không quyết định nơi hại. tâm hại vừa sanh, tức khắc bị cháy tiêu, bị khô rút, bị cuốn tròn chứ không nở rộng ra được, bị vứt bỏ đi. Vị ấy không an trụ nơi hại, chán ghét, nhàm tởm, chế ngự hại. Vị ấy quán sát vôhại, tâm hướng về vô hại, vui say vô hại, gần gũi vô hại, quyết địnhnơi vô hại, tâm không bị chướng ngại, không ô trược, tâm được an lạc, rất an lạc, viễn ly dục hại, viễn ly các lậu và các thứ phiền nhọc, ưu sầu do hại mà có, thoát chúng, giải chúng và lại giải thoát khỏi chúng. Vị ấy không còn nhận lãnh cảm thọ này nữa, tức cảm thọ sanh ra bởi hại. Như vậy, đó là sự xuất ly khỏi hại. A-nan, đó là xuất yếu giới thứ ba. Lại nữa, A-nan, Đa văn Thánh đệ tử quán sát sắc cực kỳ mãnh liệt. Vị ấy do cực kỳ mãnh liệt quán sát sắc nên tâm không hướng theo sắc, không vuisay trong sắc, không gần gũi với sắc, không quyết định nơi sắc. Khi tâmsắc vừa sanh, tức thì bị cháy tiêu, bị khô héo, co rút lại, bị cuốn tròn lại chứ không được nở rộng ra, bị vứt bỏ đi. Vị ấy không trụnơi sắc, chán ghét, nhàm tởm, chế ngự sắc. A-nan, giống như lông và gân của con gà bị đem quăng vào trong lửa, tức khắc bị cháy tiêu, bị khô, bị cuốn tròn lại chứ không được nở rộng ra. A-nan, Đa văn Thánh đệ tử cũng vậy, cực kỳ mãnh liệt quán sát sắc. Vị ấy do cực kỳ quán sát sắcnên tâm không hướng theo sắc, không vui say sắc, không gần gũi với sắc,không quyết định nơi sắc. Tâm sắc vừa sanh, tức khắc bị cháy tiêu, bị khô rút, bị cuốn tròn chứ không nở rộng ra được, bị vứt bỏ đi. Vị ấy không an trụ nơi sắc, chán ghét, nhàm tởm, chế ngự sắc. Vị ấy quán sát vô sắc, tâm hướng về vô sắc, vui say vô sắc, gần gũi vô sắc, quyết định nơi vô sắc, tâm không bị chướng ngại, không ô trược, tâm được an lạc, rất an lạc, viễn ly dục sắc, viễn ly các lậu và các thứ phiền nhọc, ưusầu do sắc mà có, thoát chúng, giải chúng và lại giải thoát khỏi chúng. Vị ấy không còn nhận lãnh cảm thọ này nữa, tức cảm thọ sanh ra bởi sắc. Như vậy, đó là sự xuất ly khỏi sắc. A-nan, đó là xuất yếu giới thứ tư. Lại nữa, A-nan, Đa văn Thánh đệ tử hết sức thận trọng khéo léo, quán sát tự thân một cách cực kỳ mãnh liệt. Vị ấy do cực kỳ mãnh liệt quán sát tự thân nên tâm không hướng theo tự thân, không vui say trong tự thân, không gần gũi với tự thân, không quyết định nơi tự thân. Khi tựthân vừa sanh, tức khắc bị cháy tiêu, bị khô héo, co rút lại, bị cuốn tròn lại chứ không được nở rộng ra, bị vứt bỏ đi. Vị ấy không trụ nơi thân, chán ghét, nhàm tởm, chế ngự tự thân. A-nan, giống như lông và gâncủa con gà bị đem quăng vào trong lửa, tức khắc bị cháy tiêu, bị khô,bị cuốn tròn lại chứ không được nở rộng ra. A-nan, Đa văn Thánh đệ tử cũng vậy, cực kỳ mãnh liệt quán sát tự thân. Vị ấy do cực kỳ mãnh liệt quán sát tự thân nên tâm không hướng theo thân, không vui say thân,không quyết định nơi thân. Tự thân vừa sanh, tức khắc bị cháy tiêu, bị khô rút, bị cuốn tròn chứ không nở rộng ra được, bị vứt bỏ đi. Vị ấy không an trụ nơi thân, chán ghét, nhàm tởm, chế ngự thân. Vị ấy quán sátvô thân, tâm hướng về vô thân, vui say vô thân, gần gũi vô thân, quyết định vô thân, tâm không bị chướng ngại, không ô trược, tâm được an lạc, rất an lạc; viễn ly dục thân, viễn ly các lậu và các thứ phiền nhọc, ưu sầu do thân mà có, thoát chúng, giải chúng và lại giải thoát khỏi chúng.Vị ấy không còn nhận lãnh cảm thọ này nữa, tức cảm thọ sanh ra bởithân. Như vậy, đó là sự xuất ly khỏi thân. A-nan, đó là xuất yếu giới thứ năm. A-nan, năm xuất yếu giới này, ông hãy nói để dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu. Nếu nói và dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu về năm xuất yếu giới này, họ sẽ được an ổn, được sức lực, được an lạc, thân tâmkhông phiền nhiệt, trọn đời tu hành phạm hạnh.

“A-nan, trước kia Ta đã nói cho ông nghe về bảy tài sản, tín, giới, tàm, quý, văn, thí và tuệ tài. A-nan, bảy tài sản này, ông hãy nóiđể dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu. Nếu nói và dạy bảy tài sản này cho các Tỳ-kheo niên thiếu, họ sẽ được an ổn, được sức lực, được an lạc, thân tâm không phiền nhiệt, trọn đời tu phạm hạnh.

“A-nan, trước kia Ta đã nói cho ông nghe về bảy lực, tín, tinh tấn, tàm, quý, niệm, định, tuệ lực. A-nan, bảy lực này, ông hãy nói để dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu. Nếu nói và dạy bảy lực này cho các Tỳ-kheo niên thiếu, họ sẽ được an ổn, được sức lực, được an lạc, thân tâm không phiền nhiệt, trọn đời tu hành phạm hạnh.

“A-nan, trước kia Ta đã nói cho ông nghe về bảy giác chi, niệm, trạch pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an[26],định, xả giác chi. A-nan, bảy giác chi này, ông hãy nói để dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu. Nếu nói và dạy bảy giác chi này cho các Tỳ-kheo niênthiếu, họ sẽ được an ổn, được sức lực, được an lạc, thân tâm không phiền nhiệt, trọn đời tu hành phạm hạnh.

“A-nan, trước kia Ta đã nói cho ông nghe về Thánh đạo tám chi, chánh kiến, chánh tư duy[27], chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn[28],chánh niệm, chánh định. Đó là tám. A-nan, Thánh đạo tám chi này, ông hãy nói để dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu. Nếu nói và dạy tám chi Thánh đạo này cho các Tỳ-kheo niên thiếu, họ sẽ được an ổn, được sức lực, đượcan lạc, thân tâm không phiền nhiệt, trọn đời tu hành phạm hạnh”.

Lúc ấy, Tôn giả A-nan chắp tay hướng về Phật, bạch rằng:

“Bạch Thế Tôn, thật là kỳ diệu, thật là hy hữu! Đức Thế Tôn đã nói về xứ và dạy về xứ cho các Tỳ-kheo niên thiếu”.

Đức Thế Tôn bảo:

“Này A-nan, thật vậy, thật vậy! Thật là kỳ diệu, thật là hy hữu, Ta nói về xứ và dạy về xứ cho các Tỳ-kheo niên thiếu. Này A-nan, nếu ônglại hỏi về đảnh pháp và đảnh pháp thối[29] từ nơi Như Lai thì ông hết sức tin tưởng, hoan hỷ đối với Như Lai”.

Bấy giờ Tôn giả A-nan chắp tay hướng về Phật, bạch rằng:

“Bạch Thế Tôn, nay thật đúng thời. Bạch Thiện Thệ, nay thật đúng thời. Nếu Thế Tôn nói và dạy về đảnh pháp và đảnh pháp thối cho các Tỳ-kheo niên thiếu thì con và các Tỳ-kheo niên thiếu từ Đức Thế Tôn nghexong sẽ khéo léo thọ trì”.

Đức Thế Tôn bảo:

“Này A-nan, các ông hãy lắng nghe. Hãy khéo tự niệm. Ta sẽ nói vềđảnh pháp và đảnh pháp thối cho ông và các Tỳ-kheo niên thiếu nghe”.

Tôn giả A-nan và các Tỳ-kheo niên thiếu thọ trì lắng nghe.

Đức Thế Tôn bảo rằng[30]:

“A-nan, Đa văn Thánh đệ tử chân thật, nhân nơi tâm tư niệm[31],tư lương, khéo quán sát, phân biệt về vô thường, khổ, không, phi ngã. Vị ấy khi tư niệm như vậy, tư lương như vậy, khéo quán sát, phân biệt như vậy, liền phát sanh nhẫn, phát sanh lạc, phát sanh dục, tức mong cầunghe, mong cầu niệm, mong cầu quán[32]. Này A-nan, ấy gọi là đảnh pháp.

“A-nan, nếu được đảnh pháp này nhưng lại mất đi, suy thoái, khôngtu thủ hộ, không tập tinh tấn, này A-nan, ấy gọi là đảnh pháp thối[33]. Cũng vậy, đối với thức nội xứ, thức ngoại xứ, xúc, thọ, tưởng, tư, ái, giới, nhân duyên khởi và nhân duyên khởi pháp[34] cũng như vậy.

“A-nan, Đa văn Thánh đệ tử đối với nhân duyên khởi và nhân duyên khởi pháp này mà tư niệm, tư lương, khéo quán sát, phân biệt về vô thường, khổ, không, phi ngã, vị ấy khi tư niệm như vậy, tư lương như vậy, khéo quán sát, phân biệt như vậy nên phát sanh nhẫn, phát sanh lạc,phát sanh dục, tức mong cầu nghe, mong cầu niệm, mong cầu quán. A-nan, đó gọi là đảnh pháp.

“A-nan, nếu được đảnh pháp này nhưng lại mất đi, suy thoái, khôngtu thủ hộ, không tập tinh tấn, này A-nan, ấy gọi là đảnh pháp thối. A-nan, đảnh pháp và đảnh pháp thối này, ông hãy nói để dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu. Nếu nói và dạy đảnh pháp và đảnh pháp thối này cho các Tỳ-kheo niên thiếu, họ sẽ được an ổn, được sức lực, được an lạc, thân tâm không phiền nhiệt, trọn đời tu phạm hạnh.

“A-nan, Ta đã nói về xứ, dạy về xứ, về đảnh pháp, đảnh pháp thối cho các ông nghe, như vị Tôn sư vì đệ tử nên khởi lòng đại từ ái, lân niệm, mẫn thương mà mong cầu sự thiện lợi và hữu ích, mong cầu an ổn, khoái lạc. Ta đã thực hiện như vậy, các ông cũng nên tự chính mình thực hiện. Hãy đến nơi rừng vắng, nơi núi rừng, dưới gốc cây, chỗ an tĩnh không nhàn, tĩnh tọa tư duy, không được phóng dật, siêng năng tinh tấn, đừng để ân hận về sau. Đây là lời giáo sắc của Ta, là lời huấn thị của Ta”.

Phật thuyết như vậy. Tôn giả A-nan và các Tỳ-kheo niên thiếu nghe lời Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.

Uẩn, nội, ngoại, thức, xúc,
Thọ, tưởng, tư, ái, giới;
Nhân duyên, niệm, chánh đoạn,
Như ý, thiền, đế tưởng,
Vô lượng, vô sắc chủng,
Sa-môn quả, giải thoát,
Xứ, căn, lực, xuất yếu,
Tài, lực, giác, đạo, danh[35].

-ooOoo-

Chú thích:

[01] Tương đương Pāli M.148. Chachakka-suttaṃ.
[02] Xứ 處, gồm sáu nội xứ và sáu ngoại xứ. Pāli: cha ajjhattikāni āyatanāni, cha bāhirāni āyatanāni.
[03] Ngũ thạnh ấm 五 盛 陰.
[04] Thức thân 識 身. Pāli: viññāṇa-kāya.
[05] Nguyên Hán: cánh lạc thân 更 樂 身. Pāli: phassa-kāya.
[06]Nguyên Hán: giác thân 覺 身. Pāli: vedanā-kāya.
[07] Tưởng thân 想 身. Pāli: saññākāya.
[08] Tư thân 思 身; đồng nghĩ với hành uẩn. Pāli: sañcetanā-kāya.
[09]Ái thân 愛 身. Pāli: taṇhā-kāya.
[10] Nhânduyên khởi 因 緣 起 và nhân duyên khởi pháp 因 緣 起 法, hay duyên khởi, duyênkhởi pháp; lý duyên khởi và pháp do duyên khởi. Bản Pāli không đề cập, nhưng các từ tương đương là paṭicca-sammuppāda, và paṭicca-sammuppannā dhammā.
[11] Bốn chánh đoạn 正 斷, tức bốn chánh cần. Pāli: sammappadhāna.
[12]Khởi dục, cầu phương tiện hành, tinh cần, cử tâm, đoạn 起 欲 求 方 便 行 精 勸 舉心 斷. Tham chiếu, Tập Dị Môn luận, Đại 26, tr.391c: khởi dục, phát cần, tinh tấn, sách tâm, trì tâm. Pāli: chandaṃ janeti vāyamati viriyaṃ ārabhati cittaṃ paggaṇhati padahati.
[13] Bốn như ý túc 如 意 足, cũng nói là bốn thần túc. Pāli: cattaro iddhipādā.
[14] Thiêu chư hành. Pāli: padhāna-saṃkhāra, xem chú thích dưới.
[15] Dịchsát văn Hán. Tham chiếu, Tập Dị Môn luận, nt.: dục tam-ma-địa đoạn hành(hay thắng hành) thành tựu thần túc Pāli: chanda- samādhi- padhānā-saṃkhāra- samannāgataṃ iddhipādaṃ, thần túc được thành tựu bằng tác động tinh cần tập trung vào sự (đối tượng) ước muốn.
[16] Nguyện chí phi phẩm 願 至 非 品; không rõ ý. So kinh số 206 ở sau, cùng vấn đề: y ly, y vô dục, y diệt, y xả, thú hướng phi phẩm.
[17] Xem giải thích, Tập Dị 6, Đại 26, trang 392 a-b.
[18] Hán:cựu Thánh chủng 舊 聖 種. Tập Dị (sđd.): cổ tích Thánh chúng, Pāli: porāṇeaggaññe ariyavaṃse ṭhito, đứng vững trong phả hệ Thánh từ ngàn xưa.
[19] Thụcgiải thoát tưởng 孰 解 脫 想. Xem Tập Dị Môn luận 13 (Đại 26 trang 423c): thành thục giải thoát tưởng. Pāli: pañca vimutti-paipācaniyā saññā: anicca-saññā, anicce dukkha-saññā, dukkhe anatta-saññā, pahāna-saññā (khác với các bản Hán; xem D. 33. Saṅgīti, mục Năm pháp).
[20] Bất tịnh ố lộ tưởng 不 淨 惡 露 想. Pāli: asubha-sañña; xem thêm chú thích trên.
[21] Hai tưởng sau, Tập Dị: yểm nghịch thực tưởng, tử tưởng; xem thêm chú thích trên.
[22] Năm giải thoát xứ 解 脫 處. Pāli: pañca vimuttāyatanāni. Xem D. 33. Saṅgīti.
[23] Nguyên Hán: chỉ thân 止 身; ở đây theo dịch ngữ của Tập Dị sđđ. Pāli: passaddha-kāya.
[24] Năm xuất yếu hay xuất ly giới 出 要 界. Pāli: pañca nissāraṇiyā dhātuyo, năm giới hạn cần phải thoát ly; xem D. 33 Saṅgīti.
[25] Nguyên Hán: bất tín giải 不 信 解; Tập Dị Môn, sđd. tr.427c: vô thắng giải; Pāli (D 33) na vimuccati.
[26] Ngưyên Hán: tức 息.
[27] Nguyên Hán: chánh chí 正 志.
[28] Nguyên Hán: chánh phương tiện 正 方 便.
[29] Đảnh pháp đảnh pháp thối 頂 法 頂 法 退. Pāli không có. Tham khảo, Tì-bà-sa 6 (No.1545, Đại 27, trang 25 c): “Ví như đỉnh núi”.
[30] Đoạn này, về đảnh pháp được dẫn trong Tì-bà-sa 6 (Đại 27, trang 26 c) với một ít dị biệt. Xem các chú thích dưới.
[31] Tì-bà-sa đd. nt.: “đối với năm thủ uẩn, trong pháp duyên sanh...”
[32] Sđđ:“... có nhẫn, có kiến, có dục lạc, có hành giải...” về nhẫn pháp, Câu-xá 23 (No.1558, Đại 29, trang 119 c): “đối với bốn Diệu đế có khả năng chấp nhận”.
[33] Pháttrí 1 (No.1554, Đại 26, trang 918 c) Tỳ-bà-sa 6 (Đại 27, trang 27 a-b):đảnh đọa do ba nguyên nhân sau khi đã đạt đến đảnh: Không thân cận thiện sĩ, không thính văn chánh pháp, không như lý tác ý.
[34] Bản Hán, văn mạch không chặt chẽ, nên hiểu là “cũng như đối với năm thủ uẩn ở trên, thức... cũng vậy”.
[35] Bài tụng này tóm tắt các vấn đề được nói đến trong kinh.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]