Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

122. Kinh Chiêm-Ba

06/06/201207:32(Xem: 7181)
122. Kinh Chiêm-Ba

KINH TRUNG A-HÀM
Hán dịch: Phật Đà Da Xá và Trúc Phật Niệm
Việt dịch và hiệu chú: Thích Tuệ Sỹ
Sài gòn 2002

122. KINH CHIÊM-BA[1]

Tôi nghe như vầy:

Một thời Phật du hóa tại Chiêm-ba, ở bên hồ Hằng-già[02].

Bấy giờ là ngày mười lăm trong tháng, là ngày Thế Tôn thuyết Tùnggiải thoát, trải tọa ngồi trước chúng Tỳ-kheo. Khi Đức Thế Tôn ngồi xong, liền nhập định và bằng tha tâm trí Ngài quan sát tâm đại chúng. Khi quan sát tâm đại chúng rồi, cho đến lúc hết buổi đầu hôm, Ngài vẫn ngồi im lặng.

Bấy giờ có một Tỳ-kheo từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch vai, sửa y chắp tay hướng về Đức Phật thưa rằng:

“Bạch Thế Tôn, đã hết buổi đầu hôm, Phật và chúng Tỳ-kheo tập trung ngồi đây đã lâu, mong Đức Thế Tôn nói thuyết Tùng giải thoát.”

Bấy giờ, Đức Thế Tôn im lặng không trả lời.

Thế rồi, cho đến phần giữa đêm, Đức Thế Tôn vẫn ngồi im lặng. Tỳ-kheo kia lại lần nữa, từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch vai sửa y, chắp tayhướng về Đức Phật và thưa rằng:

“Bạch Thế Tôn, buổi đầu hôm đã qua, phần giữa đêm cũng sắp hết; Phật và chúng Tỳ-kheo tập trung ngồi đây đã lâu, mong Đức Thế Tôn nói thuyết Tùng giải thoát.”

Đức Thế Tôn lại một lần nữa không trả lời.

Thế rồi, cho đến phần cuối đêm, Đức Thế Tôn vẫn ngồi im lặng. Tỳ-kheo kia lại lần thứ ba từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch vai sửa y, chắp tay hướng về Đức Thế Tôn mà thưa rằng:

“Bạch Thế Tôn, buổi đầu hôm đã qua, phần giữa đêm cũng chấm dứt, rồi buổi cuối đêm cũng sắp hết, trời gần về sáng, không bao lâu nữa, mặttrời sẽ mọc; Phật và chúng Tỳ-kheo tập trung ngồi đây đã quá lâu, mong Đức Thế Tôn nói thuyết Tùng giải thoát.”

Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo vị Tỳ-kheo kia:

“Trong chúng này có một thầy Tỳ-kheo làm đã việc bất tịnh.”

Lúc đó Tôn giả Đại Mục-kiền-liên cũng đang ở trong chúng. Rồi Tôn giả Đại Mục-kiền-liên liền suy nghĩ thế này: “Vì Tỳ-kheo nào mà Đức Thế Tôn nói trong chúng này có một thầy Tỳ-kheo đã làm việc bất tịnh? Tanên nhập định có hình thức như thế, nhân trong định có hình thức như thếá, bằng tha tâm trí mà quan sát tâm niệm đại chúng.”

Tôn giả Đại Mục-kiền-liên nhập định có hình thức như thế, nhân trong định có hình thức như thế, bằng tha tâm trí mà quan sát tâm niệm đại chúng.

Tôn giả Đại Mục-kiền-liên liền biết vị Tỳ-kheo mà vì vị ấy Đức Thế Tôn nói trong chúng này có một thầy Tỳ-kheo đã làm việc bất tịnh.

Rồi thì, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên xuất định, đi đến trước vị Tỳ-kheo ấy, nắm tay kéo đi, mở cửa lôi ra bên ngoài mà nói:

“Này người ngu si, hãy đi xa đi, đừng sống ở đây, không được trở lại hội họp với đại chúng Tỳ-kheo, từ nay trở đi ông không phải là Tỳ-kheo nữa.”

Ngài đóng cửa, gài chốt then lại, rồi trở về chỗ Đức Phật, cúi đầu sát lạy chân Phật, rồi ngồi sang một bên mà thưa:

“Vị Tỳ-kheo mà vì vị ấy Đức Thế Tôn nói trong chúng này có một Tỳ-kheo đã làm việc bất tịnh; con đã đuổi vị ấy đi rồi. Bạch Thế Tôn, buổi đầu hôm đã qua, phần giữa đêm cũng chấm dứt, rồi buổi cuối đêm cũngsắp hết, trời gần về sáng, không bao lâu nữa, mặt trời sẽ mọc; Phật và chúng Tỳ-kheo tập trung ngồi đây đã quá lâu, mong Đức Thế Tôn nói thuyếtTùng giải thoát.”

Đức Thế Tôn nói:

“Này Đại Mục-kiền-liên, kẻ ngu si sẽ mắc đại tội nếu gây phiền nhiễu cho Đức Thế Tôn và chúng Tỳ-kheo. Này Đại Đại Mục-kiền-liên, nếu Đức Như Lai ở giữa chúng bất tịnh mà thuyết Tùng giải thoát thì đầu người kia sẽ vỡ thành bảy mãnh. Do đó, này Đại Mục-kiền-liên, từ nay về sau các thầy hãy thuyết Tùng giải thoát, Đức Như Lai không thuyết Tùng giải thoát nữa. Vì sao như thế?[03]

“Vì như vầy, này Đại Mục-kiền-liên, hoặc có người ngu si khi vào lúc ra đều với chánh tri[04];khi co lúc duỗi, khi cúi lúc ngẩng đều khéo phân biệt quán sát; nghi dung chững chạc, khoác tăng-già-lê ngay ngắn; cầm y, bát chỉnh tề[05];đi, đứng, ngồi, nằm, ngủ, thức, nói năng, im lặng đều biết rõ ràng, tợ như bậc Phạm hạnh chân chánh, nhưng hành động của bậc Phạm hạnh chân chánh thì kẻ ấy không biết được.

“Này Đại Mục-kiền-liên, nếu các bậc Phạm hạnh biết được kẻ ấy, sẽnghĩ rằng: ‘Đây là sự ô uế đối với Sa-môn, là sự ô nhục đối với Sa-môn,là sự đáng ghét đối với Sa-môn, là gai nhọn đối với Sa-môn’. Sau khi biết rồi liền cùng nhau tẫn xuất người ấy[06]. Vì sao vậy? Vì không muốn các bậc Phạm hạnh phải bị nhiễm ô.

“Này Đại Mục-kiền-liên, ví như trong ruộng lúa dé, hoặc ruộng lúatẻ đang tươi tốt của Cư sĩ kia có sanh loại cỏ tên là cỏ uế mạch[07].Cỏ này có rễ, thân, đốt, lá và hoa thảy đều giống hệt như cây lúa tẻ. Nhưng sau khiù kết hạt thìø người Cư sĩ kia thấy được, liền suy nghĩ rằng: ‘Đây là sự ô nhục đối với lúa tẻ, là gai nhọn đáng ghét đối với lúa tẻ’. Sau khi biết rồi, Cư sĩ kia liền nhổ quăng đi hết. Vì sao vậy? Vì không muốn giống lúa tẻ đích thật phải bị ô nhiễm.

“Cũng vậy, này Đại Mục-kiền-liên, hoặc có người ngu si khi vào lúc ra đều với chánh tri; khi co lúc duỗi, khi cúi lúc ngẩng đều khéo phân biệt quán sát; nghi dung chững chạc, khoác tăng-già-lê ngay ngắn, cầm y, bát chỉnh tề; đi, đứng, ngồi, nằm, ngủ, thức, nói năng, im lặng đều biết rõ ràng, tợ như bậc Phạm hạnh chân chánh, nhưng hành động của bậc Phạm hạnh chân chánh thì kẻ ấy không biết được.

“Này Đại Mục-kiền-liên, nếu các bậc Phạm hạnh biết được kẻ ấy, sẽnghĩ rằng: ‘Đây là sự ô uế đối với Sa-môn, là sự ô nhục đối với Sa-môn,là sự đáng ghét đối với Sa-môn, là gai nhọn đối với Sa-môn’. Sau khi biết rồi liền cùng nhau tẫn xuất người ấy. Vì sao vậy? Vì không muốn cácbậc Phạm hạnh phải bị nhiễm ô.

“Này Đại Mục-kiền-liên, vì như đến mùa thu, người Cư sĩ kia đem giê lúa. Từ trên cao, lúa được đổ từ từ xuống. Nếu là hạt lúa chắc thì nằm lại, còn lúa lép hay trấu thì sẽ theo gió bay đi. Sau đó người Cư sĩkia liền cầm chỗi quét dọn sạch sẽ. Vì sao vậy? Vì không muốn hạt lúa dé chắc thật phải bị ô tạp.

“Cũng vậy, này Đại Mục-kiền-liên, hoặc có người ngu si khi vào lúc ra đều với chánh tri; khi co lúc duỗi, khi cúi lúc ngẩng đều khéo phân biệt quán sát; nghi dung chững chạc, khoác tăng-già-lê ngay ngắn, cầm y, bát chỉnh tề; đi, đứng, ngồi, nằm, ngủ, thức, nói năng, im lặng đều biết rõ ràng, tợ như bậc Phạm hạnh chân chánh, nhưng hành động của bậc Phạm hạnh chân chánh thì kẻ ấy không biết được.

“Này Đại Mục-kiền-liên, nếu các bậc Phạm hạnh biết được kẻ ấy, sẽnghĩ rằng: ‘Đây là sự ô uế đối với Sa-môn, là sự ô nhục đối với Sa-môn,là sự đáng ghét đối với Sa-môn, là gai nhọn đối với Sa-môn’. Sau khi biết rồi liền cùng nhau tẫn xuất người ấy. Vì sao vậy? Vì không muốn cácbậc Phạm hạnh phải bị nhiễm ô.

“Này Đại Mục-kiền-liên, ví như người Cư sĩ kia muốn có nước suối chảy đến nên làm máng dẫn nước. Người ấy cầm búa vào rừng, gõ vào thân các cây. Nếu cây có lõi cứng thì tiếng phát ra nhỏ, còn cây rỗng ruột thì tiếng phát ra lớn. Sau khi biết rõ, người Cư sĩ kia liền chặt cây ấyđem về làm máng dẫn nước.

“Cũng vậy, này Đại Mục-kiền-liên, hoặc có người ngu si khi vào lúc ra đều với chánh tri; khi co lúc duỗi, khi cúi lúc ngẩng đều khéo phân biệt quán sát; nghi dung chững chạc, khoác tăng-già-lê ngay ngắn, cầm y, bát chỉnh tề; đi, đứng, ngồi, nằm, ngủ, thức, nói năng, im lặng đều biết rõ ràng, tợ như bậc Phạm hạnh chân chánh, nhưng hành động của bậc Phạm hạnh chân chánh thì kẻ ấy không biết được.

“Này Đại Mục-kiền-liên, nếu các bậc Phạm hạnh biết được kẻ ấy, sẽnghĩ rằng: ‘Đây là sự ô uế đối với Sa-môn, là sự ô nhục đối với Sa-môn,là sự đáng ghét đối với Sa-môn, là gai nhọn đối với Sa-môn’. Sau khi biết rồi liền cùng nhau tẫn xuất người ấy. Vì sao vậy? Vì không muốn cácbậc Phạm hạnh phải bị nhiễm ô.”

Khi ấy, Đức Thế Tôn liền nói bài tụng rằng:

Cùng tập hội, nên biết,
Ác dục, tắng, tật, nhuế[08]
Che giấu, hận, keo kiệt[09],
Tật đố, siễm, khi cuống;
Trong chúng, giả đạo đức;
Lén lút xưng Sa-môn,
Âm thầm làm việc ác;
Ác kiến, không thủ hộ;
Khi dối cùng nói láo.
Nên biết, người như vậy,
Tập chúng đừng cho vào;
Tẫn xuất, không sống chung.
Chúng dối trá, láo khoét;
Chưa ngộ nói đã ngộ.
Biết thời, tu tịnh hạnh,
Đuổi chúng, tránh xa chúng.
Hãy cùng người thanh tịnh,
Sống hòa hợp với nhau;
Như vậy sẽ an ổn,
Và tận cùng sự khổ.

Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.

-ooOoo-

Chú thích:

[01] Tươngđương Pāli A. Viii.10. Kāraṇḍava-sutta; A, viii.20 Uposatha Biệt dịch, No.64 Chiêm-ba Tỳ-kheo Kinh, Pháp Cự dịch. Tham chiếu kinh số 37 trên.
[02] Xem các cht. liên hệ ở kinh số 37 trên.
[03] Từđây trở xuống tương đương Pàli A. Viii.10 đã dẫn. Bản Pāli bắt đầu bằngsự kiện hai Tỳ-kheo nói xấu nhau, và khi biết được, Đức Thế Tôn nói nhưtrong bản Hán này.
[04] Chánh tri 正 知, Pāli: sampajāna, biết rõ mình đang làm gì.
[05] Tăng-già-lê cập chư y bát 僧 伽 梨 及 諸 衣 鉢, Pāli: saṅghāṭīpattacīvara, chỉ ba y (gồm tăng-già-lê) và bình bát.
[06] Tẫn khí 擯 棄.
[07] Hán: uế mạch 穢 麥.
[08] Tắng, tật, nhuế 憎 嫉 恚, ghét, ganh tị, thù nghịch.
[09] Bất ngữ kết, hận, xan 不 語 結 恨 慳. Bất ngữ kết, Pāli: makkhā, che giấu tội lỗi.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567