- Phẩm thứ 01: Phẩm bảy pháp
- Phẩm thứ 02: Phẩm Nghiệp Tương Ưng
- Phẩm thứ 03: Phẩm Xá-lê Tử Tương Ưng
- Phẩm thứ 04: Phẩm Vị Tằng Hữu Pháp
- Phẩm thứ 05: Phẩm Tập Tương Ưng
- Phẩm thứ 06: Phẩm Vương Tương Ưng
- Phẩm thứ 07: Phẩm Trường Thọ Vương
- Phẩm thứ 08: Phẩm Uế
- Phẩm thứ 09: Phẩm Nhân
- Phẩm thứ 10: Phẩm Lâm
- Phẩm thứ 11: Phẩm Đại (Phần đầu)
- Phẩm thứ 12: Phẩm Phạm Chí (Phần đầu)
- Phẩm thứ 12: Phẩm Phạm Chí (Phần sau)
- Phẩm thứ 13: Phẩm Căn Bổn Phân Biệt
- Phẩm thứ 14: Phẩm Tâm
- Phẩm thứ 15: Phẩm Song
- Phẩm thứ 16: Phẩm Đại (Phần sau)
- Phẩm thứ 17: Phẩm Bô-Đa-Lợi
- Phẩm thứ 18: Phẩm Lệ
KINH TRUNG A-HÀM
Hán dịch: Phật Đà Da Xá và Trúc Phật Niệm
Việt dịch và hiệu chú: Thích Tuệ Sỹ
Sài gòn 2002
43. KINH BẤT TƯ[1]
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc.
Bấy giờ Đức Thế Tôn nói rằng:
“Này A-nan, người giữ giới không nên nghĩ rằng: ‘Mong sao tôi không có sự hối hận’. Này A-nan, bởi vì pháp tánh vốn vậy[02] ai giữ giới, người ấy được sự không hối hận.
“Này A-nan, người đã được sự không hối hận, không nên nghĩ rằng: ‘Mong sao tôi được hân hoan. Này A-nan, bởi vì pháp tánh vốn như vậy, aikhông hối hận người ấy được hân hoan.
“Này A-nan, người đã được sự hân hoan không nên nghĩ rằng: ‘Mong sao tôi được hỷ’. Này A-nan, bởi vì pháp tánh vốn vậy, ai có hân hoan, người ấy được hỷ.
“Này A-nan, người đã có hỷ không nên nghĩ rằng: ‘Mong sao tôi được tĩnh chỉ’. Này A-nan, bởi vì pháp tánh vốn như vậy, ai có hỷ, ngườiấy được tĩnh chỉ.
“Này A-nan, người đã được tĩnh chỉ không nên nghĩ rằng: ‘Mong saotôi có lạc’. Này A-nan, bởi vì pháp tánh vốn vậy, ai đã có tĩnh chỉ, người ấy được cảm thọ lạc.
“Này A-nan, người đã có lạc không nên nghĩ rằng: ‘Mong sao tôi cóđịnh’. Này A-nan, bởi vì pháp tánh vốn vậy, ai có lạc, người ấy có định.
“Này A-nan, người đã có định không nên nghĩ rằng: ‘Mong sao tôi thấy như thật, biết như chân’. Này A-nan, bởi vì pháp tánh vốn vậy, ai có định, người ấy thấy như thật, biết như chân.
“Này A-nan, người thấy như thật, biết như chân không nên nghĩ rằng: ‘Mong sao tôi có sự yếm ly’. Này A-nan, bởi vì pháp tánh vốn như vậy, ai thấy như thật, biết như chân, người ấy có sự yếm ly.
“Này A-nan, người đã có sự yếm ly không nên nghĩ rằng: ‘Mong sao tôi được vô dục’. Này A-nan, bởi vì pháp tánh vốn như vậy, ai có sự yếm ly người ấy được vô dục.
“Này A-nan, người đã vô dục không nên nghĩ rằng: ‘Mong sao tôi được giải thoát’. Này A-nan, bởi vì pháp tánh vốn như vậy, ai đã vô dụcngười ấy được giải thoát hết thảy dâm, nộ, si.
“Này A-nan, đấy là nhân trì giới mà được không hối hận, nhân không hối hận mà được hân hoan, nhân hân hoan mà được hỷ, nhân hỷ mà được chỉ, nhân chỉ mà được lạc, nhân lạc mà được định.
“Này A-nan, Đa văn Thánh đệ tử nhân định mà có tri kiến như thật,nhân có tri kiến như thật mà có yếm ly, nhân có yếm ly mà được vô dục, nhân vô dục mà được giải thoát, nhân giải thoát mà có giải thoát tri kiến, biết đúng như thật rằng: ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’.
“Này A-nan, đó chính là các pháp hỗ trợ lẫn nhau, làm nhân cho nhau. Như vậy, giới này đưa đến chỗ cao tột, tức là đưa từ bờ này đến tận bờ kia.
Phật thuyết như vậy. Tôn giả A-nan và các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.
-ooOoo-
Chú thích:
- [01] Tương đương Pāli: A.x.2. Cetanā, tư, không có nghĩa bất như bản Hán.
- [02] Hán: pháp tự nhiên 法 自 然. Pāli: dhammatā esā, pháp tánh là như thế.