Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

III. Kệ Kiến Tánh Đoạn 8

27/06/201101:54(Xem: 2389)
III. Kệ Kiến Tánh Đoạn 8

KIẾN TÁNH THÀNH PHẬT
Biên Soạn: Thiền Sư Chân Nguyên
Dịch Giải: Hòa Thượng Thích Thanh Từ

B. GIẢNG GIẢI
III-KỆ KIẾN TÁNH(Ðoạn 8)

III-KỆ KIẾN TÁNH(Ðoạn 8)

NghĩaNiết-bàn tức là Pháp tánh của chư Phật, chẳng sanh chẳngdiệt, nên nói Niết-bàn không đi không đến, gọi là Phápthân Như Lai thường trụ, trong suốt rỗng lặng, không dấuvết, không tạo tác, không uống ăn, không tóc da.

NgàiChân Nguyên nói trắng ra hết, không giấu giếm gì cả. NóiNiết-bàn là Pháp tánh của chư Phật, Niết-bàn không đếnđi gọi là Pháp thân Như Lai thường trụ không dấu vết,không tạo tác, không ăn uống, không tóc da v.v... Nghe nói khôngăn uống, không tóc da, có người sẽ nghĩ rằng tu chứng đượcPháp thân chắc buồn lắm, chắc hết ăn hết mặc. Vì sắcthân có hình tướng thì ăn ngon mặc đẹp, còn Pháp thân khônghình tướng, không tóc da, không miệng lưỡi lấy gì ăn mặc? Vậy theo quan niệm thế gian chứng được Pháp thân thì buồnlắm. Nhưng chúng ta phải xét lại, tất cả những thứ chúngta đang thụ hưởng là thật hay tạm bợ ? Như ăn ngon, lúcmới ăn thì có cảm giác thơm ngon, nhưng khi trả nó ra thìthúi rùm ai cũng muốn lánh xa, như vậy có ngon thật, có giátrị thật không? Thân này cũng thế, bây giờ còn trẻ thìtóc xanh da mướt, đến khi già nua thì tóc bạc da nhăn, đâucòn đẹp đẽ gì ! Như vậy, cái thân có tóc có da hiện giờcủa chúng ta hưởng thụ đủ mọi thứ sung sướng là tạmbợ không thật, nếu chúng ta sống được với Pháp thân màở đây ngài Chân Nguyên nói không ăn uống, không tóc da, nhưngtrùm khắp và ứng hiện diệu dụng không lường thì quí giávô cùng mà chúng ta lại quên.

ThânNhư Lai tức là Pháp thân, rỗng lặng, linh thông, chân khôngtự tại, chẳng phải từ máu thịt, xương tủy làm thành.Nên biết, Phật tánh tròn đồng thái hư, không thiếu khôngdư, chân không diệu hữu, không sanh không diệt, không đi khôngđến, chẳng phải quá khứ, hiện tại, vị lai, ba đời đềubình đẳng, một thể rỗng rang, suốt tột xưa nay, vẫn hằngnhư vậy. Vì thế gọi đó là thường trụ chẳng đổi.

ThânNhư Lai là thể thanh tịnh không tướng mạo, nên không phảido máu thịt xương tủy làm thành, không do vật chất làm thànhnên rỗng lặng linh thông, chân không tự tại. Ngài nói thế,mới nghe qua chúng ta thấy quá lạ lùng, nhưng lại là sựthật. Tôi dẫn chuyện thực tế cho dễ hiểu, khi tâm chúngta dấy niệm lăng xăng thì lúc đó cảm thấy căng đầu khóchịu, vậy lúc đó khổ hay vui ? Còn những khi tâm thanh tịnhtrong sáng, không có một niệm dấy động thì thảnh thơi nhẹnhàng, lúc đó vui hay khổ ? - Khi tâm thanh tịnh thì rỗng rangnhẹ nhàng, khi tâm rối rắm thì căng đầu khó chịu, đólà hai hiện tượng trái ngược nhau của Pháp thân và Hóathân. Pháp thân thì do tâm thanh tịnh, thể nhập với cái thểtrong sáng, cho nên thảnh thơi an lạc. Còn Hóa thân thì do nghiệptạo thành, mà niệm lăng xăng là gốc tạo nghiệp của Hóathân hay thân sanh diệt. Cho nên nhìn nội tâm mình thì biếtrõ lúc nào khổ lúc nào an lạc, rất thực tế chớ khôngphải chuyện tưởng tượng xa xôi. Vậy thì niệm khởi lăngxăng là cái nhân tạo nghiệp để thọ thân đi trong sanh tửkhổ đau. Tất cả niệm lăng xăng lóng lặng, chỉ còn cáibiết thanh tịnh trong sáng hiện tiền, đó là cái nhân thểhiện Niết-bàn an lạc. Chúng ta nhìn cái nhân thì biết ngaycái quả, hay nhìn cái quả biết ngay cái nhân. Cho nên nhìngương mặt người nào vui tươi thoải mái thì chúng ta biếtđó là cái quả của cái nhân thanh tịnh an lạc ở nội tâm.Vì vậy nên nói khi chứng được Pháp thân thì được an lạctự tại không còn đau khổ nữa.

Ðếnđây Ngài nói thể chân thật đó là chân không mà diệu hữu,chân không là chân thật rỗng lặng, diệu hữu là có nhữngdiệu dụng nhiệm mầu, hay nói khác đi cái thể rỗng lặngmà tùy duyên ứng hiện ra tất cả, thể rỗng lặng thì khôngcó những niệm sanh diệt gọi là chân không, diệu dụng nhiệmmầu ứng hiện tất cả gọi là diệu hữu. Cái thể đó khôngkẹt trong vòng đối đãi, ba đời bình đẳng, suốt tột xưanay, hằng như vậy, nên nói là thường trụ chẳng đổi, Ngườiđạt đến chỗ này mới thật sự giải thoát.

Chânthân của Như Lai vốn không sắc tướng, tùy thuận chúng sanhmà thị hiện sắc tướng. Pháp thân Như Lai vốn không cóNiết-bàn, tùy thuận chúng sanh mà thị hiện Niết-bàn. Việcứng duyên đã xong thì bỏ thân hoa đốm trong không, như conve lột xác, như con rắn lột da, quay về căn mệnh, trở lạicội nguồn, lặng lẽ không tiếng tăm, mé chân thật trongtrẻo tròn đầy, rành rành soi khắp, đối ngay trước mắt,ẩn hiện cùng bày, sắc không chẳng hai.

Ngàinói chân thân Phật vốn không có sắc tướng, mà Phật thịhiện sắc tướng để làm lợi ích cho chúng sanh, Pháp thânPhật thì không có Niết-bàn mà Phật thị hiện tám mươituổi nhập Niết-bàn. Ðoạn này ngài Chân Nguyên đưa ra haihình ảnh hơi khó hiểu. Nói rằng: Việc ứng duyên đã xongthì bỏ thân hoa đốm trong hư không, như con ve lột xác, nhưcon rắn lột da. Nghĩa là việc ứng duyên của đức Phậtđã xong, Ngài xả bỏ Ứng Hóa thân nhập Niết-bàn, tức làtrở về với cái thể chân thật. Giống như các lượn sónglặng xuống trở thành một với mặt biển thênh thang, ởđây Ngài ví dụ như con ve lột xác, như con rắn lột da nghehơi khó hiểu. Vì con ve lột xác thì nó đổi qua hình tướngkhác, con rắn lột da này rồi có da kia, vẫn còn mang sắctướng tạm bợ, chớ không trở về thể chân thật. Chỗnày có thể nói Phật bỏ Ứng thân như bỏ những lượn sóngtrên mặt biển để trở về mặt biển thênh thang yên lặng,sóng lặng thì mặt biển yên, mặt biển yên thì không hai,mà sóng nổi dậy thì nhiều. Sóng dụ cho Ứng Hóa thân, mặtbiển dụ cho Pháp thân, nếu nói như con ve con rắn thì hơikẹt. Bỏ Ứng thân thì trở về căn mệnh tức là cội nguồncủa sự sống, tức là nguồn gốc chân thật của chính mình.Tới chỗ này thì ẩn hiện không hai, sắc không không hai,vượt tất cả sự đối đãi.

Dovì quần sanh ở mười phương thế giới, trên trời dướiđất, hình loại đều khác, ngôn ngữ chẳng đồng mà NhưLai đại bi dùng thần lực hóa thân, tùy loại thị hiện,tùy hình tướng, tùy ngôn ngữ, tùy âm thanh của chúng, mởrộng phương tiện để thuyết pháp giáo hóa, khiến cho họsáng tỏ bản tánh, mỗi loài đều được giải thoát.

Ðoạn này nói rằng sở dĩ đức Phật thị hiện ra đời,đi tu thành Phật, thuyết pháp độ sanh là vì lòng đại biNgài hóa hiện, tùy loài chúng sanh mà độ, chủ yếu đểhọ nhận ra bản tâm bản tánh của mình. Ý này trong kinh PhápHoa cũng có nói: Chư Phật ra đời vì một đại sự nhân duyênlà khai thị cho chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến. Ðó làmục đích chung của tất cả chư Phật.

Thậtlà thân Như Lai thì trong suốt rỗng lặng. Nên nói, chẳngthấy có không tức thấy chân thân Phật. Ðối với chân thânPhật thì trọn chẳng thể được. Chỉ cái tin tức ấy, bađời chư Phật nói chẳng kịp, nhiều đời Tổ sư truyềnchẳng đến. Ðã nói chẳng kịp, lại truyền chẳng đến,thì Thích Ca, Di Lặc cũng là tên suông. Thích Ca, Di Lặc đãlà tên suông, gọi cái gì là chủ ? Gọi cái gì là khách ?Gọi cái gì là tông ? Gọi cái gì là chỉ ? Gọi cái gì làsanh tử? Gọi cái gì là Niết-bàn ? Gọi cái gì là xưa ?Gọi cái gì là nay ? Ðã không sanh lại không diệt, trướckhông xưa, sau không nay, sạch trọi trơn, bày trơ trơ, trongtrẻo rỗng lặng, tròn đồng với thái hư, thân vốn là Phật,vẫn hằng như vậy.

ThânNhư Lai thì trong suốt rỗng lặng, nên nói chẳng thấy cókhông thì chân thân Phật hiện tiền. Chúng ta tu nếu khôngkhởi niệm chấp có chấp không, chấp phải chấp quấy, chấphơn chấp thua thì ông Phật thật nơi mình hiện ra. Nếu chúngta nhìn người khởi niệm phân biệt hơn thua, phải quấy,có không thì Phật thật nơi mình ẩn mất, chừng nào lặnghết những niệm phân biệt đó thì Phật hiện. Tu Thiền làgì ? Là lặng tâm phân biệt đối đãi để Phật chân thậtnơi mình hiện. Ðó là gốc của sự tu. Ðoạn này nói nghehơi khó hiểu. Nói rằng: Nên nói chẳng thấy có không tứcthấy chân thân Phật.Nói như vậy thì cái nhà chúng tathấy có, khoảng hư không trống chúng ta thấy không. Bây giờchúng ta không muốn thấy có thấy không nhắm mắt lại làthấy chân thân Phật phải không ? - Thấy tối mịt chớ khôngthấy chân thân Phật đâu ! Ðây nói chẳng thấy có khônglà chẳng chấp có chẳng chấp không, chấp cái này là thậtcó chấp cái kia là thật không; chấp có chấp không là đạidiện cho tất cả cái chấp hai bên. Khi xưa Huệ Minh nói vớiLục Tổ là ông đến để cầu pháp chớ không phải cầuy bát. Lục Tổ hỏi: "Không nghĩ thiện không nghĩ ác, cáigì là bản lai diện mục của Thượng toạ Minh ?". Ngay đóHuệ Minh ngộ. Không nghĩ thiện không nghĩ ác là không khởiniệm thấy có thấy không chớ gì ? Ngay đó bản lai diệnmục hay chân thân Phật của Thượng tọa Minh hiện tiền.Dễ như trở bàn tay ! Song, nếu tìm kiếm thì khó trăm phần,trèo non lội biển tìm cũng không ra. Dễ thì dễ như trởbàn tay, chỉ đừng mắc kẹt hai bên có không, thiện ác thìchân thân Phật hiện sờ sờ. Vậy chúng ta có chịu buôngcái chấp có chấp không không ? Vì không chịu buông nên thantu khó quá ! Chuyện này là chuyện trong khả năng của mình,mình làm được. Thử hỏi chấp có chấp không nghĩ thiệnnghĩ ác là ai chấp ai nghĩ ? - Mình chấp mình nghĩ. Bây giờmình có quyền dừng, không chấp không nghĩ nữa, tại sao khôngchịu làm lại than khó ? Xét kỹ coi Phật dạy làm việc nàycó vượt ngoài sức mình không ? Cái gì ngoài sức mình, mìnhvói không tới mới khó, việc làm trong khả năng trong quyềnhạn của mình thì đâu có khó. Thế nên nói tu thành Phậtdễ như trở bàn tay. Phật dạy làm như thế là thành Phậtmà không chịu làm, vậy mà đòi thành Phật !

Tấtcả những thú vui của thiên hạ đều nằm trong đối đãihơn thua được mất, nó rất hấp dẫn làm cho con người thíchthú say mê. Như người thích bóng đá là theo dõi đội nàoăn đội nào thua, say mê đến quên ăn bỏ ngủ. Nếu khôngthích hơn thua là ăn ngủ bình thường, vì đó chỉ là tròchơi, ăn hay thua rồi cũng vậy thôi đâu có gì quan trọng.Tại đặt hơn thua là quan trọng nên mới khổ, người thuađã khổ, mà người hơn cũng khổ, còn người theo dõi hơnthua cũng khổ lây. Ở đời có lắm người tự trói mình vàonhững chuyện hơn thua vô lý. Như đi đường gặp hai ngườiđánh lộn, đứng lại xem coi ai hơn ai thua, chắc chắn làmột người hơn một người thua, người thua đã khổ, ngườihơn có sướng gì ? Ðánh lộn thì kẻ u đầu người sứttrán, có ai tránh khỏi họa khổ. Thế mà hơn thua làm cho ngườitrong cuộc và người ngoài cuộc đều thích thú. Phật dạychúng ta xả bỏ hơn thua thì được an ổn thảnh thơi. Nhưvậy chỉ cần bỏ hai niệm hơn thua đối đãi thì chân thânPhật hiện tiền. Thế mà chúng ta không chịu bỏ, không dínhbên này cũng kẹt bên kia, nên làm phàm phu mãi, lỗi đó tạiai ? Tại mình biết mà không chịu bỏ. Việc mình làm đượcmà không chịu làm là do mình. Do đó tôi bắt mỗi đêm phảisám hối cho hết lỗi.

Ởđây ngài Chân Nguyên nói Phật Thích Ca, Phật Di Lặc chỉlà giả danh của thân ứng hóa, còn Pháp thân thì tự nó khôngcó tên. Pháp thân chư Phật với Pháp thân của chúng sanh thìđồng một thể trong sáng hằng giác tri, chỉ khác là chúngsanh mê thì quên, giác thì nhớ là Phật. Còn tên Phật ThíchCa hay Phật Di Lặc là tên khác của cái thể. Cái thể khôngkhác thì ai chủ, ai khách, cái gì là sanh tử cái gì là Niết-bàn? Nó không bị thời gian chi phối thì đâu có trước sau xưanay.

ThânPhật như vậy, thân ta cũng như vậy, ngay khi độ chúng sanhmà dứt trừ tưởng độ, xoay lại tâm vô vi hướng đếnđường Niết-bàn, bốn đại vốn không, năm uẩn chẳng phảicó, một tánh tròn sáng, còn mãi với trời đất, bản tánhtrong lặng, ngang bằng với Phật, rốt ráo viên dung, đồngvào một thể.

Phậtcó cái thể chân thật, chúng ta cũng có cái thể chân thật,Phật thành Phật là Ngài ngộ được cái thể chân thật nơiNgài, chúng ta thì chưa ngộ. Nếu chúng ta ngộ được thểchân thật nơi chúng ta thì sẽ ngang bằng với Phật, khôngkhác không hơn không kém. Phật là bậc Vô thượng Giác; Vôthượng là không trên, nhưng ai ngộ tới đó thì cũng bằngNgài, chớ không phải Ngài là tối thượng. Vì vậy mà ởđây nói rất rõ, ai cũng có thể tánh rốt ráo ngang bằngvới Phật, không ai kém, chỉ có biết trở về và không trởvề mà thôi.

Pháptánh Như Lai không một vật,
Ứngđộ quần sanh việc cả trăm.
Nếungộ chân không, luôn đối mặt,
NhưLai thường trụ ở Linh Sơn.
Âm:
Pháptánh Như Lai vô nhất vật,
Ứngđộ quần sanh hữu bách ban.
Nhượcngộ chân không hằng địch diện,
Nhưlai thường trụ tại Linh Sơn.
Pháptánh Như Lai không một vật, ứng độ quần sanh việc cảtrăm.Pháp tánh Như lai không tướng mạo nên nói không có một vật.Tuy không một vật mà khi ứng hiện để độ sanh thì hiệncả trăm thứ. Không một vật là chân không, ứng hiện cảtrăm ngàn thứ là diệu hữu, chớ chẳng phải không một vậtlà không ngơ.Nếungộ chân không, luôn đối mặt, Như Lai thường trụ ở LinhSơn.Nếu người nào ngộ được xưa nay không một vật (chân không)thì Pháp tánh luôn luôn hiện tiền, hay nói cách khác là NhưLai thường ở tại hội Linh Sơn không bao giờ nhập diệt,không bao giờ thiếu vắng.

Khiếnngười người xuất gia theo Phật, lý nên chọn bạn tìm thầy,nếu không thầy bạn, lấy gì tiếp dẫn ? Xem kinh mà mê mờlý thì luống tự nhọc nhằn, đếm chữ tìm hàng thì chẳngrõ tông chỉ. Chẳng rõ tông chỉ thì chẳng cùng tột vănlý, chẳng cùng tột văn lý thì đâu thể giải thoát !

Ngàinói người xuất gia học đạo nên chọn bạn tìm thầy, nếutu mà không có thầy sáng bạn lành thì ai hướng dẫn nhắcnhở mình tu, đó là điều rất quan trọng. Chúng ta đi tu làbỏ hết những cái vui thế gian để tìm đạo tu hành hay nói cách khác là đi tìm chân lý. Muốn tìm chân lý thì phảicó thầy sáng bạn lành, nghĩa là vị thầy phải sáng đạomới hướng dẫn dạy bảo chúng ta tu, ở đây ngài Chân Nguyêngọi là tiếp dẫn. Như vậy người tu mà không thầy hướngdẫn, tự xem kinh thì không hiểu lý kinh, cứ mò mẫm trênvăn tự chữ nghĩa thì không bao giờ rõ tông chỉ thấu suốtlý đạo, không đạt lý đạo thì làm sao giải thoát ? Ðâylà điều thiết yếu vô cùng, cho nên chúng ta phải chọn bậcthầy sáng để hướng dẫn mình tu đúng chánh pháp, phảichọn bạn lành để trợ duyên tốt cho đường tu mình đượcthăng tiến. Khi tu chúng ta đọc kinh để ứng dụng lời Phậtdạy tu hành, nếu không hiểu lại không có thầy giản trạchcho thông, thì làm sao thấu suốt được nghĩa lý sâu xa củaPhật pháp ? Như tôi ngày xưa đọc kinh Kim Cang, đến đoạnngài Tu-bồ-đề hỏi Phật làm sao an trụ tâm, làm sao hàngphục tâm. Phật dạy muốn hàng phục tâm thì phải độ tấtcả chúng sanh từ loài hữu sắc vô sắc, hữu tưởng vô tưởng,cho đến phi hữu tưởng phi vô tưởng vào vô dư y Niết-bàn.Tôi lắc đầu tự than Phật bảo độ chừng năm bảy chụcngười thì khả dĩ làm được, còn bảo độ hết tất cảcác loài trên vào vô dư y Niết-bàn, thì không biết chừngnào mình độ được, chừng nào mới hàng phục được tâm.Vì nếu như loài hữu sắc thì chẳng phải hạn cuộc nơicon người mà cả con bò, con chó, con heo, con trâu v.v... nhưvậy chừng nào độ hết ? Nếu không độ hết thì chưa hàngphục tâm, mà không hàng phục tâm thì coi như chưa tu. Vậylàm sao tu theo lời Phật dạy trong kinh ? Như thế kinh Ðạithừa chỉ để trên trang thờ, không thể ứng dụng được.Khi chuyển qua tu Thiền, tôi mới thông đoạn kinh này. Tâmchúng ta có hàng trăm ý nghĩ tốt xấu lẫn lộn, thế nênmỗi một ý nghĩ dấy lên là một chúng sanh, nghĩ về ngườihay vật đó là chúng sanh hữu sắc, nghĩ về những thứ khônghình tướng như điện hoặc hư không đó là chúng sanh vôsắc. Nghĩ đến con người có tưởng là chúng sanh có tưởng,nghĩ buông hết vọng tưởng, rồi buông hết những tâm tưởngđó là chúng sanh vô tưởng. Những ý nghĩ của chúng ta dấylên không ngoài hữu sắc vô sắc, hữu tưởng vô tưởng v.v...Phật dạy chúng ta muốn hàng phục tâm là độ tất cả chúngsanh vào vô dư y Niết-bàn, mà không thấy có chúng sanh đượcdiệt độ. Nghĩa là tâm chúng ta dấy lên những ý niệm tabiết nó là vọng niệm, thì nó lặng mất không còn tăm dạngđó là đưa chúng sanh vào vô dư y Niết-bàn và hàng phụcđược tâm. Như vậy, Phật dạy quá rõ ràng không có gì lạhết, chỉ cần chúng ta hiểu được lý kinh thì biết ứngdụng tu. Nếu không hiểu lý kinh, chỉ hiểu theo chữ nghĩathì làm sao tu ? Không tu được thì làm sao giác ngộ giảithoát ? Sau đây Ngài dẫn thêm mấy bài kệ để cho chúng tarõ thêm ý này:

Họcđạo không tông chỉ,
Thấynhiều chẳng bằng mù.
Tìmsáng chẳng biết báu,
Luốngnhọc tròng mắt mình.
Âm:
Họcđạo vô tông chỉ,
Ðakiến bất như manh.
Tầmquang bất thức bảo,
Ðồlao tự nhãn tình.
Họcđạo không tông chỉ, thấy nhiều chẳng bằng mu�.Nghĩa là người học đạo nếu không nắm được tông chỉ,tức là không nắm được đường lối cội nguồn của đạo,thì dù cho có đọc nhiều sách, nhiều kinh cũng không bằngngười mù, tức là người ít học mà họ nắm được tôngchỉ của kinh.Tìmsáng chẳng biết báu, luống nhọc tròng mắt mình.Tìm ánh sáng của ngọc mà không biết cái quí báu của nó,luống nhọc nhằn tròng mắt mà thôi. Ví dụ chúng ta nghe nóingọc có ánh sáng, chúng ta thấy chỗ nào có ánh sáng là tìm,nhưng nhìn vào ánh đèn sáng chúng ta tìm được ngọc không? Luống nhọc mắt mà không thấy ngọc. Như vậy muốn tìmngọc phải biết hình dáng chỗ nơi của ngọc, thì mới tìmđược ngọc chớ không phải chỉ biết có ánh sáng là tìmđược. Cũng thế người học đạo phải nắm được tôngchỉ của đạo thì tu mới có kết quả, nếu không thì luốngphí công phu mà không có kết quả gì.
Cửakhông chẳng chịu ra,
Quángu chui cửa sổ.
Giấycũ trăm năm dùi,
Baogiờ được ra khỏi.
Âm:
Khôngmôn bất khẳng xuất,
Ðầusong dã thái si.
Báchniên tán cổ chỉ,
Hànhật xuất đầu thì ?
Bàikệ này nguyên là của Thiền sư Thần Tán. Ngài là đệ tửcầu pháp của Tổ Bá Trượng Hoài Hải. Nhờ Tổ Bá Trượngkhai thị Ngài ngộ lý Thiền. Sau Bổn sư của Ngài già khôngai săn sóc, Ngài trở về chùa cũ hầu hạ Thầy. Một hômBổn sư tắm sai Ngài kỳ đất, Ngài bèn vỗ vào lưng củaThầy nói:-Ðiện Phật đẹp mà Phật chẳng Thánh.

VịBổn sư xoay đầu ngó lại. Ngài nói tiếp:

-Phật tuy chẳng Thánh vẫn hay phóng quang.

Lạimột hôm, Bổn sư ngồi trong cửa sổ xem kinh, vì tuổi giàsợ cảm nên lấy giấy dán kín cửa sổ cho khỏi gió, cócon ong chui đầu vào tấm giấy tìm lối ra, Ngài trông thấythế liền nói:

-Thế giới thênh thang mà chẳng chịu ra, dùi đầu vào giấycũ biết năm nào ra được ?

Ngàiliền nói bài kệ:

Cửakhông chẳng chịu ra, quá ngu chui cửa sổ.Ý muốn nói thể chân không rỗng rang mà không chịu hội nhập,cứ vùi đầu vào cửa sổ tức vùi đầu vào giấy để xemkinh.

Giấycũ trăm năm dùi, ngày nào được ra khỏi.Vị thầy đang xem kinh, mà kinh thì viết trên giấy, Ngài lợidụng con ong chui vào giấy nói bài kệ trên. Vị Bổn sư nghequa để kinh xuống hỏi:

-Ngươi đi hành cước gặp người nào, ta trước sau nghe ngươinói lời dị thường?

Ngàithưa:

-Con nhờ ơn Hòa thượng Bá Trượng chỉ dạy được chỗ thôidứt, nay muốn đáp lại đức từ bi. (tức là muốn đáp ơnThầy)

Bổnsư bèn nhóm chúng, thỉnh Ngài nói pháp. Ngài lên tòa nêu caotông phong của Bá Trượng:

-Linh quang riêng chiếu vượt khỏi căn trần, bày hiện chơnthường chẳng câu nệ văn tự. Tâm tánh không nhiễm vốntự viên thành, chỉ lìa vọng duyên tức như như Phật.

Bổnsư nghe câu này liền cảm ngộ. Như vậy là ngài Thần Tánđã đền ơn vị Bổn sư của mình.

Quabài kệ và câu chuyện ngài Thần Tán, chúng ta thấy rằngnếu không nhận ra được yếu chỉ của đạo, dù có đọchết kinh sách vẫn không đi tới đâu, ví như con ong chui đầuvào giấy mà không bay qua được khỏi cửa sổ để ra ngoàivới bầu trời thênh thang rộng lớn.

Ngườinay học đạo chẳng rõ chân,
Chỉbởi từ lâu nhận thức thần.
Vôlượng kiếp rồi gốc sanh tử,
Kẻsi gọi đó bổn lai nhân.
Âm:
Họcđạo chi nhân bất thức chân,
Chỉvị tùng tiền nhận thức thần.
Vôlượng kiếp lai sanh tử chủng,
Sinhân hoán tác bổn lai nhân.
Bàikệ này của Thiền sư Trường Sa Cảnh Sầm. Người nayhọc đạo chẳng rõ chân, chỉ bởi từ lâu nhận thức thần.Nghĩa là người thời nay học đạo mà không thấu suốt đượclẽ chân thật là do nhận lầm thần thức sanh diệt, cái đóngười thế gian cho là linh hồn là bản ngã. Do nhận lầmnhư vậy nên:Vôlượng kiếp rồi gốc sanh tử, kẻ si gọi đó bổn lai nhân.Do nhận lầm thức thần cho là bản thể xưa nay của mình,nên phải chịu luân hồi sanh tử trong vô lượng kiếp.

Dođó người tu phải nhận ra cái chân thật của chính mìnhlà cốt yếu.

Cópháp có tâm còn vọng thức,
Khôngcầu không được chứng chân như.
Chânvọng hai đầu đều phá sạch,
Mộtluồng sáng lạnh rực thái hư.
Âm:
Hữupháp hữu tâm tồn vọng thức,
Vôcầu vô đắc chứng chân như.
Chânvọng lưỡng đầu câu đả phá,
Nhấtđạo hàn quang thước thái hư.
Cópháp có tâm còn vọng thức, không cầu không được chứngchân như.Có pháp có tâm nghĩa là còn thấy hai bên, phân biệt đâylà tâm kia là pháp là còn sống với vọng thức, không cầukhông được nhưng chứng được Chân như, vì thể thanh tịnhsẵn nơi mọi người, đâu phải từ bên ngoài đến mà cầumà được. Không cầu không được, chỉ cần sống với tâmthể thanh tịnh là chứng Chânnhư.Chânvọng hai đầu đều phá sạch, một luồng sáng lạnh rựcthái hư.Buông cả chân và vọng thì chỉ còn một thể thanh tịnh sángsuốt trùm khắp bầu trời. Nghĩa là khi mê niệm khởi làvọng tưởng, khi chúng ta tỉnh giác vọng tưởng lặng đólà Chân tâm. Nhưng nếu còn nói vọng nói chân thì cũng cònkẹt hai bên, kẹt hai bên thì không đạt đến chỗ chân thật.Cho nên người tu phải dứt sạch hai bên thì mới đến đượcchỗ tột cùng chân thật.

Chonên kinh Bát-nhã nói: "Không trí cũng không đắc; do vì khôngchỗ được". Nếu trí vô phân biệt thì làm hại cái thấycó thấy không. Trí vô phân biệt thì trọn chẳng thể được.Tại sao không thể dùng trí đoạn trí? Chẳng thể dùng kiếmlại chặt kiếm.

Hộirằng:

Kiếmtự hại kiếm, kiếm kiếm hại nhau, tức kiếm cũng chẳngthể được. Trí tự hại trí, trí trí hại nhau, tức trícũng chẳng thể được. Mẹ con đều mất, cũng lại như thế.

Chonên kinh Bát-nhã nói: "Không trí cũng không đắc; do vì khôngchỗ được".Ðoạn này Ngài dẫn kinh Bát-nhã "Vô trí diệc vô đắc" nghĩalà không trí cũng không được. Tại sao nói không trí cũngkhông được; do vì không chỗ được. Ví dụ trong túi chúngta sẵn tiền, nếu cần mua thứ gì chúng ta đưa tay vào túilấy tiền ra trả. Như vậy nói tôi được tiền có đúngkhông ? Nếu mình đi đường lượm được tiền hoặc có aiđem đến cho thì nói được là đúng. Cũng thế, trí tuệBát-nhã hay Căn bản trí nơi mỗi người sẵn có, chẳng phảitừ bên ngoài được, nên nói không trí cũng không đắc. Nếucòn thấy có trí có đắc tức còn năng còn sở, năng là người,sở là cảnh thì chưa đạt tới chỗ cứu cánh.

Nếutrí vô phân biệt thì làm hại cái thấy có thấy không.Chúng ta có hai thứ trí, trí phân biệt và trí vô phân biệt.Trí phân biệt là trí thế gian, phân biệt cái này đẹp cáikia xấu, trí vô phân biệt là biết rõ mà không có niệm phânchia đẹp xấu, hơn thua, trí này không chấp nhận trí phânbiệt có không đẹp xấu, nên nói trí vô phân biệt làm hạicái thấy có không.

Trívô phân biệt thì trọn chẳng thể được.Trí vô phân biệt thì không còn cái được, vì còn có đượclà còn năng còn sở. Còn năng sở là còn đối đãi, mà tríBát-nhã thì vượt ngoài đối đãi nên kinh nói vô trí diệcvô đắc.

Tạisao không thể dùng trí đoạn trí ?Câu này đặt nghi vấn tại sao không thể dùng trí vô phânbiệt để đoạn trí phân biệt ?

Chẳngthể dùng kiếm lại chặt kiếm.Câu này trả lời là không thể dùng kiếm để chặt kiếm.Trí là tượng trưng cho cây kiếm, trí không thể đoạn trícũng như kiếm không thể tự chặt cây kiếm. Như vậy muốnđoạn trí phân biệt có không tốt xấu, chỉ cần biết nólà hư vọng giả dối thì nó lặng xuống chớ không cần dứttrừ hay dẹp bỏ. Mọi người ai cũng có trí vô phân biệt,buông trí phân biệt hay dở tốt xấu là trí vô phân biệthiện tiền. Vô phân biệt mà rõ ràng thường biết, trí nàyai cũng có cả, tại chúng ta quên nó, mãi chạy theo trí phânbiệt nên khổ cả đời.

Hộirằng: Kiếm tự hại kiếm, kiếm kiếm hại nhau, tức kiếmcũng chẳng thể được. Trí tự hại trí, trí trí hại nhau,tức trí cũng chẳng thể được. Mẹ con đều mất, cũng lạinhư thế.Ðây giảithích rằng: Kiếm tự hại kiếm thì chẳng còn cây kiếm,trí tự hại trí cũng không thể được. Vì không thể dùngtrí này dẹp trí kia, tu đến chỗ này không còn dùng trí đểdẹp trí mà cái trí dụng lặng thì trí thể hiện tiền. Tríthể dụ cho mẹ, trí dụng tạm gọi là con, dụng hết thìthể không còn tên gọi, vì vậy nói "mẹ con đều mất". Nhưkhi chúng ta tu Thiền, vận dụng trí giác để biết vọng tưởnghư dối. Vậy vọng tưởng là hư dối, trí biết vọng tưởnglà cái gì ? Nó là cái dụng của trí. Dùng cái dụng củatrí để biết vọng tưởng không theo, khi vọng tưởng hếtthì cái dụng của trí cũng không còn. Như chúng ta dùng câykiếm để dẹp giặc, giặc yên rồi chúng ta không còn cầmkiếm ra giữa thiên hạ múa lăng xăng mà giặc hết thì binhkhí chống giặc cũng cất vô kho. Cũng vậy, khi vọng tưởnghết thì cái dụng của trí cũng hết. Cái dụng hết thì cáidanh thể cũng không còn. Như nhân gió mà mặt biển dậy sóng,khi sóng dấy lên chúng ta nhìn thấy cả trăm ngàn lượn sóng,mỗi lượn sóng khác nhau, và có hai từ ngữ mặt biển vàsóng rõ ràng. Khi gió dừng sóng lặng hết, thì từ ngữ sóngkhông còn. Từ ngữ sóng không còn thì từ ngữ mặt biểnđối với từ ngữ sóng cũng không có, nhưng thể của mặtbiển trước sau như một, song vì có sóng nên chúng ta tạmphân biệt đây là sóng nhấp nhô, kia là mặt biển thênh thang.Nếu nói mặt biển là sóng thì chúng ta lầm tưởng mặt biểncó từng lượn như sóng, nhưng mặt biển thênh thang đâu cótừng lượn như sóng. Thế nên không thể nói mặt biển làsóng. Nếu nói sóng khác với mặt biển cũng không được,vì sóng lặng rồi thì chỉ còn mặt biển.Mặtbiển bấy giờ không còn đối với sóng, chỉ là một mặtbiển lặng lẽ thênh thang mà thôi. Cũng vậy khi trí dụnglặng thì trí thể cũng không còn tên gọi. Mất là mất cáitên gọi chớ không phải mất cái thể. Nếu nói khi trí dụngbiết vọng lặng rồi không còn gì hết là sai lầm.

Ðâylà chỗ nói rằng chỉ thẳng rốt ráo, chân như thật tế,hướng thượng vô niệm, thành Phật làm Tổ, chỉ ngại kẹtnơi tên nhơ. Sao vậy ? Vì chẳng lìa tâm có.

Ðâylà chỗ mà chư Tổ chỉ thẳng để cho chúng ta nhận ra chânnhư thật tế và biết rõ chỗ hướng thượng để đạt đếnvô niệm, nhưng chỉ ngại chúng ta kẹt nơi tên nhơ, vì kẹttên nhơ là chẳng lìa tâm có. Tại sao gọi là tên nhơ ? Theoquan niệm người đời thì những tên gọi ở thế gian nhưtên xoài, tên ổi... là tênnhơ, còn những tên như Bồ-tát,Như Lai...là sạch. Nhưng theo nhà Thiền thì kẹt vào từ ngữ đốiđãi là kẹt vào tên nhơ. Như trước tôi có nóitrídụng hết thì tên trí thể cũng không còn, nếu còntênthể, tên dụng cũng còn tên nhơ, dù đó là một từ ngữđẹp. Vì còn kẹt vào danh từ đối đãi thì chưa nhận đượcchân lý. Hơn nữa cái tên là do người ta tưởng tượng đặtra chớ không phải là lẽ thật. Như có người mang tên Bạch,chúng ta tưởng người đó da trắng, nhưng khi gặp mặt thìngười đó da vàng. Lại có người được thầy đặt tênlà Trí Tuệ, mới nghe chúng ta tưởng người đó thông minhlắm, nhưng khi tiếp xúc chúng ta thấy người ấy ngu ngơ quáchừng. Ða sốchúngtathườngmắckẹt ở cái tên nên khi gặp sự thật thì chán chường. Dođó người tu đến chỗ cứu cánh thì không kẹt ở từ ngữmà chỉ nhận ra cái thể thật để sống, đó là điều quantrọng.

Nếutình phàm Thánh hết, năng sở đều lặng, một niệm chẳngsanh, thẳng đến địa vị Như Lai trong lặng nhiệm mầu, biểngiác lặng lẽ, là đất Cực-lạc vậy.

Ðoạnnày nói nếu không còn niệm phàm Thánh thì năng sở cũng không,niệm sanh diệt hết thì thẳng đến địa vị Như Lai, biểngiác trong lặng nhiệm mầu, là đất Cực-lạc. Cực-lạc nàykhông phải cõi Cực-lạc ở phương Tây của đức Phật ADi Ðà mà là tâm không còn một niệm đối đãi phàm Thánh,không một niệm sanh diệt. Cõi Cực-lạc ở phương Tây thìđất toàn bằng vàng, hàng cây bằng ngọc, lưu ly, xa cừ,mã não. Người ở cõi đó sáng đi hái hoa dạo chơi một vònggiáp mười phương cõi Phật, trưa trở về ăn cơm. Cái vuicủa cõi đó là cái vui của người giàu, vì có ăn ngon mặcđẹp, du lịch... rất hợp với sở thích của người thếgian, cái vui này còn trong vòng năng sở, nghĩa là có khổ vàmong hết khổ để được vui. Ví dụ như có người gánh mộtgánh đất nặng qua nội viện Ni, đang gánh nặng có ngườikhác gánh giùm, đưa gánh cho người ta xong vai mình nhẹ nhõmlà cười liền. Ðó là qua cái khổ rồi được cái vui. Lại,trong gia đình chúng ta có người đi xa vắng khiến ngườitrong nhà nhớ thương. Bỗng dưng người thân không báo trướcmà trở về, mọi người rất vui mừng. Qua sự chia ly buồnkhổ có sự gặp gỡ vui mừng, là cái vui còn trong vòng đốiđãi. Cực-lạc mà ngài Chân Nguyên nói ở đây là Cực-lạcvượt ra ngoài sự đối đãi khổ vui. Theo cái nhìn của đứcPhật thì tất cả cái vui trên thế gian là cái vui trá hìnhcủa sự đau khổ, chớ không phải cái vui chân thật. Cáivui chân thật là khi tâm chúng ta thanh tịnh không còn niệmđối đãi sanh diệt. Như chúng ta ngồi một giờ ngắm núi,ngắm hồ, ngắm mấy cây thông mà không có một niệm loángthoáng. Vậy một giờ đó có vui không ? Vui, cái vui đó khônglộ vẻ hí hửng hay cười xòa mà nó rất nhẹ nhàng thanhtịnh. Ðó là niềm vui chân thật khi tâm mình hoàn toàn vắngbóng vọng niệm. Vui như thế thì đi đâu ở đâu chúng tacũng an nhàn tự tại. Sở dĩ chúng ta khổ là vì tâm thườngnghĩ đến sự được mất hơn thua; khi chúng ta nghĩ đượcmà bị mất thì khổ, nếu được như ý thì vui; nghĩ đếnsự thành công mà bị thất bại thì khổ, nếu thành côngtheo sự sắp đặt tính toán của mình thì vui; khổ vui thaynhau ngự trị, tâm mình không lúc nào an ổn. Khi tâm chúngta không còn vọng niệm được mất hơn thua dấy khởi, chừngđó mới có cái vui chân thật. Trong giáo lý Phật chia ra thọkhổ, thọ lạc, thọ không khổ không lạc và đức Phật cũngkết luận là tất cả thọ đều là khổ. Tại sao ? Vì tấtcả thọ đều bị vô thường chi phối, cho nên cái vui cũngkhông lâu dài và hết vui rồi khổ, hết khổ lại vui. Nhưvậy chúng ta tu tìm Cực-lạc ở đâu ? Người tu Tịnh độtìm Cực-lạc ở phương Tây, còn người tu Thiền tìm Cực-lạcở tự tâm mình. Tâm mình hết niệm sanh diệt là Cực-lạchiện tiền chớ không ở đâu xa. Nó ở trong tầm tay củamỗi người và mỗi chúng ta có đủ khả năng tự tạo chomình một thế giới Cực-lạc ở giữa cõi Ta bà này. Phảikhẳng định như vậy, chúng ta mới mạnh dạn dứt khoát buôngxả vọng tưởng. Có ý chí mạnh mẽ, cương quyết tu trongmột thời gian là có kết quả tốt, còn nếu thả trôi quangày thì tu không tới đâu hết. Tổ Qui Sơn có dạy: Phảiphát chí cho quyết liệt, mở lòng rỗng rang thì việc làmnhất định thành công. Thế nên, người tu theo đạo Phậtlà người phải có ý chí quyết liệt, dù cho việc khó khănthế mấy cũng làm cho kỳ được chớ không chịu thua.

NênCổ đức nói: Trên chẳng thấy có chư Phật, dưới chẳngthấy có chúng sanh, ngoài chẳng thấy có núi sông, đất đai,trong chẳng thấy có cái thấy nghe hiểu biết tốt xấu, dàingắn, nhồi thành một mảnh, mỗi mỗi đưa ra, trọn khôngcái thấy khác.

Vìcòn niệm đối đãi nên thấy trên là Phật dưới là chúngsanh, đây là tốt kia là xấu, là dài ngắn v.v... Như vậylà lúc nào chúng ta cũng sống trong đối đãi. Thế nên cácbậc Cổ đức bảo buông hết đối đãi, nhồi thành mộtmảnh, chỉ còn thể thanh tịnh thì trọn không có cái thấyhai thấy khác nữa.

Lýấy vi diệu, sâu xa không gì trên, học giả tri âm thì cóthể thông suốt. Chỉ Phật với Phật mới hay xét tột, thậttướng các pháp đến chỗ rốt ráo, thì văn tự cũng chẳngthể được, ngôn ngữ cũng chẳng thể được, thức phápcũng chẳng thể được, đối đãi cũng chẳng thể được,bặt đường cơ quan nguy hiểm, cùng tột trí phân biệt bénnhạy, Bát-nhã cũng chẳng thể được, tịch chiếu cũng chẳngthể được, bèn chẳng phải vô sự sanh sự, liền là cócành vin cành.

Lýsâu xa vi diệu chỉ có người nào nhận được mới là thôngsuốt, chỉ Phật với Phật mới xét tột lý này, đến chỗrốt ráo thì tất cả đều chẳng được, không phải từnơi vô sự sanh sự, có cành để vin cành. Bởi vì đến chỗnày đối đãi trong ngoài đều dứt sạch nên nói là vô sự,nếu ở chỗ vô sự mà sanh hữu sự là có cành để vin cành.Vậy thế nào là vô sự ? Là khi chúng ta đi đứng nằm ngồi,thấy tất cả người vật, làm tất cả chuyện mà tâm khôngmột niệm dính mắc đó là vô sự. Như chúng ta đang đẩymột xe đất là hữu sự hay vô sự ? - Vô sự không phảikhông làm gì hết, mà vô sự là làm tất cả việc mà khôngdính mắc. Chúng ta thử sống một ngày vô sự xem có nhẹnhàng thảnh thơi không ? Một ngày tâm chúng ta không dính mắcvới cái gì hết thì mặt có nhăn nhó, có nặng đầu bóptrán không ? Nếu một ngày mà tâm chúng ta dính mắc với nhiềuviệc thì tâm lúc vui lúc buồn, lúc thích thú vui cười, lúcchán nản nhăn nhó, đó là chúng ta đã bị những việc đượcmất hơn thua bên ngoài chi phối. Một ngày mà không dính mắcnhững thứ đó thì một ngày nhẹ nhàng thảnh thơi. Như vậylúc tâm chúng ta bặt hết niệm đối đãi, nếu có ngườihỏi là phàm hay là Thánh thì nói sao ? - Lúc tâm bặt hếtniệm đối đãi, nói phàm cũng trật, nói Thánh cũng khôngđúng luôn. Còn nói phàm nói Thánh là còn phân biệt đốiđãi, là còn khổ. Thế nên, tôi phải nói đi nói lại choquí vị thấm nhuần lý này; vì lý này thật vi diệu khó nói,gượng mà nói chớ không phải là cái có thể nói để chongười hiểu được. Lý này nếu không tu thì không làm saomà nhận ra, chỉ nói trên danh tự cho vui chớ không thể thấybiết được. Cho nên ở đây nói cùng tột trí phân biệtbén nhạy, Bát-nhã cũng chẳng thể được, tịch chiếu cũngchẳng thể được, bèn chẳng phải vô sự sanh sự, liềnlà có cành vin cành.Tới chỗ này không còn cái gì đểdính mắc thì đâu gọi có cành vin cành; vì có cành cây mớiđưa tay nắm bắt, nếu không có cành cây thì nắm bắt cáigì ?

Ðếnnhư ba đời chư Phật, chánh pháp lưu hành, lần lượt truyềntrao cho nhau: chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật,chẳng lập văn tự.

Bađời chư Phật đem chánh pháp lưu hành ở đời, lần lượttruyền trao chỉ thẳng cho người nhận ra tánh Phật của mình.Như vậy mục đích duy nhất của chư Phật là chỉ cho ngườiKiến tánh thành Phật. Nhưng kiến tánh là gì ? Là nhận ranơi mình có thể chân thật vượt ngoài đối đãi phân biệthơn thua, phải quấy tốt xấu v.v... cái thể đó tạm đặttên là Phật tánh, Chân như, Bồ-đề, Niết-bàn v.v... chớkhông có tên thật, cho nên Lục Tổ nói: Ta có một vật khôngđầu không đuôi không tên không họ, đố các ông là vậtgì ? Ngài Thần Hội đứng ra thưa: Là bản nguyên của chưPhật, là Phật tánh của Thần Hội. Tổ quở: Ta đã nói khôngtên không họ mà ông còn nói bản nguyên Phật tánh, như vậylà ông đã lấy tranh che đầu. Nghĩa là cái thể thật màcòn có tên là bị che khuất. Ðọc qua đoạn này chúng ta mớithấy cái hay vi diệu của người xưa, các Ngài sống đượcrồi chỉ cho chúng ta, nếu khéo nhận thì chúng ta với Phậtkhông còn xa cách. Nếu mong cầu Phật thọ ký, hoặc đếnrước thì rất xa Phật.

Naylập văn tự là mở thông một lối để tiếp dẫn cho ngườihậu học. Niết-bàn không có hai lối, phương tiện thì cónhiều cửa. Do đó Phật nói Tiểu thừa, Ðại thừa, kinh cóđốn giáo, tiệm giáo. Nên biết, ngàn kinh muôn kinh chỉ làmột kinh, ngàn pháp muôn pháp chỉ là một pháp, ngàn lờimuôn lời chỉ là một lời, ngàn câu muôn câu chỉ là mộtcâu, ngàn thể muôn thể chỉ là một thể, ngàn tôngmuôntông chỉ là một tông, ngàn phái muôn phái chỉ là một phái,ngàn nguồn muôn nguồn chỉ là một nguồn.

Ngàinói thể chân thật không dùng văn tự nói đến được, nhưngvì tiếp dẫn người sau nên tạm lập phương tiện, chia chẻnào là đại thừa tiểu thừa, đốn giáo tiệm giáo. Nhưngbao nhiêu kinh điển, bao nhiêu tông phái rốt cuộc cũng đồngmột nguồn gốc, chớ không có khác.

Nếuthông suốt nguồn linh, thì rõ một chẳng phải một; thấusuốt chánh pháp thì gọi là đắc pháp. Huyền chỉ của Bát-nhã,lấy không chỗ được mà tự được, tạm vì giáo hóa chúngsanh mà nêu bày tên "đắc pháp" và để lời dặn dò: - Bậctông sư đời sau hãy ngầm xem hàng môn đồ, lựa chọn trongcác đệ tử, ai là người có đức hạnh, giống trí mầmlinh, thật tâm xuất gia, kính nhận và vâng theo lời dạy,ngộ sâu lý tánh, hiếu thuận chân tu, được người như thế,có thể trao tâm ấn.

Ngàinói người thấu suốt nguồn linh và rõ được chỗ một khôngphải một. Vì một là từ ngữ đối đãi thế gian dùng, nhưmột rồi hai. Còn cái này một mà không có hai cho nên nóimột không phải một. Ai thấu suốt được chỗ đó thì tạmgọi là đắc pháp ngộ đạo. Huyền chỉ Bát-nhã thì khôngthể được, nhưng vì giáo hóa chúng sanh nếu nói không thểđược thì chúng sanh không biết để tu, cho nên khi ngộ đạogọi là đắc pháp và để lời dặn dò các bậc thầy saunày phải ngầm chọn lựa người đệ tử đức hạnh thậttâm xuất gia, kính nhận và vâng theo lời dạy tu hành, ngộsâu lý tánh, được người như thế mới trao truyền tâm ấn.Như vậy chọn một người đệ tử để truyền tâm ấn khôngphải là chuyện dễ, nên những người lôi thôi ngạo mạnkém trí kém đức không xứng đáng để truyền trao.

Thấycùng thầy bằng,
Gầnthầy bảy phần.
Ðượcngười như thế,
Mớiđáng truyền trao.
Âm:
Kiếndữ sư tề,
Ásư thất phần.
Ðắcnhư thị nhân,
Nãikhả truyền thọ.
Ngàidẫn thêm bài kệ để cho sáng tỏ ý này. Ý bài kệ nói rằngngười nào cái thấy bằng thầy tức là ngộ bằng thầy,mới xứng đáng được truyền thừa. Tuy nói bằng nhưng ngườiđó cũng kém hơn thầy năm ba phần. Cho nên người xưa nói"Trò bằng thầy, thua thầy nửa đức". Như vị thầy tu nămchục năm, sau khi tu hai mươi năm thì nhận đệ tử, ngườiđệ tử tu mười năm ngộ lý đạo như thầy. Tuy ngộ bằngthầy nhưng công đức tu hành thua thầy đến ba mươi năm,nên thua thầy nửa đức. Ở đây bằng thầy bảy phần, thuathầy ba phần mới truyền trao, chớ không truyền một cáchbừa bãi.Xéttâm ấn của chư Phật hẳn chẳng lừa nhau, Pháp thân rỗnglặng tròn đồng thái hư, không thiếu không dư, không đượckhông mất, không thêm không bớt, không trao không truyền, vìđối ngoại duyên mà giả lập tên "ấn" đó thôi.

Quađoạn này chúng ta mới thấy cách truyền tâm ấn của Phậtgiáo khác với cách truyền tâm ấn của ngoại đạo. Trongnhà Thiền truyền tâm ấn là truyền cho người đã sống đượcvới thể rỗng lặng như thái hư. Hơn nữa truyền mà khôngcó truyền, vì thể đó ai cũng sẵn có và chữ "ấn" cũnggiả lập tên chớ không có thật. Sau này từ ngữ truyềntâm ấn của nhà Thiền bị lạm dụng quá đáng, mới vô chùachưa hiểu đạo gì cả thì được ông thầy truyền tâm ấn,nhưng vị thầy chưa sáng đạo thì làm sao dám truyền và truyềncái gì cho học trò ? Chúng ta phải hiểu cho kỹ chữ ấn làin, như chúng ta có một con dấu, lấy con dấu đó thoa mựcđóng vào tờ giấy, trên mặt con dấu có chữ gì thì nó hiệnrõ lên tờ giấy chữ ấy, giống hệt không khác chút nàocả. Cũng vậy vị thầy tu ngộ đạo, tức là có con mắttuệ nhìn thấy người học trò cũng ngộ như mình mới thừanhận hay ấn chứng cho người học trò đã ngộ như mình.Như thế mới gọi là truyền tâm ấn. Trường hợp Tổ HuệKhả trình với Tổ Bồ-đề-đạt-ma: "Con bặt hết các duyên".Tổ bảo: "Coi chừng rơi vào không". Huệ Khả thưa rằng: "Rõràng thường biết làm sao rơi vào không ?". Tổ bảo: "Ôngnhư thế ta cũng như thế, chư Phật cũng như thế".

Ðólà truyền tâm ấn, người học trò trình cái thấy của mình,vị thầy thừa nhận cái thấy của người học trò là đúng,chớ không truyền cái gì cho người trò cả.

Vìvậy trong kinh Pháp Bảo Ðàn, Tỳ-kheo Pháp Hải thưa hỏi LụcTổ rằng: "Chư Phật ứng ra đời số được bao nhiêu ?".Lục Tổ Huệ Năng chỉ dạy Tỳ-kheo Pháp Hải: "Chư Phậtứng ra đời số như cát sông Hằng, danh tướng không cùng,khó thể tínhkể.NayđembảyđứcPhậtTôngsưlàmthủytổchúngta".Do đó, ba đời chư Phật, pháp ấn như thế, đến cuối cùngnơi hải ấn thì thầm trao đèn tâm, bốn mắt nhìn nhau, imlặng ấn chứng.

"Bốnmắt nhìn nhau im lặng ấn chứng" nghĩa là khi thầy nhìn trò,trò cảm thông được cái chỗ thầy muốn chỉ nhìn lại thầyvà thầy cảm thông nhìn lại trò, đó là bốn mắt nhìn nhauim lặng ấn chứng.

Dođược như thế mà nhiều đời Tổ sư bốn mắt nhìn nhau,im lặng ấn chứng. Do được như thế nên Truyền Ðăng NgữLục ghi: Ðại sư Ðạt-ma ngầm nói lời dặn dò Tổ HuệKhả rằng: "Xưa đức Thích Ca Như Lai đem chánh pháp nhãn tạng,Niết-bàn diệu tâm phó chúc cho Tổ Ca-diếp, lưu truyền mấymươi đời, đến tôn giả Bát-nhã-đa-la truyền trao cho ta.Nguyên ta đã được pháp ấn ở Tây Thiên, vâng theo bậc trênđến truyền bá tâm tông nơi Ðông độ, nên đạp cành lauqua biển đến đây. Thấy ngươi một lòng tinh thành, có khítượng đại thừa nên truyền tâm ấn cho ngươi. Ngươi hãynối chí thuật lại việc này, thể nhận tâm ta mà bền vữnghộ trì chớ để cho đoạn dứt.

Ðoạnnày nhắc lại việc Tổ Bồ-đề-đạt-ma dặn dò Tổ HuệKhả. Từ xưa Phật đem chánh pháp nhãn tạng trao cho Tổ Ca-diếp,lưu truyền mãi đến Tổ Bát-nhã-đa-la và truyền đến TổBồ-đề-đạt-ma, Tổ Bát-nhã-đa-la dặn Tổ Bồ-đề-đạt-masang Trung Hoa để truyền bá tâm tông. Do đó mà Tổ Bồ-đề-đạt-mavượt biển sang Trung Hoa gặp Tổ Huệ Khả, Tổ Ðạt-ma nóirằng vì thấy Tổ Huệ Khả một lòng tin thành, có khí tượngđại thừa nên truyền tâm ấn cho và dặn dò không nên đểđoạn dứt.

Lạitrao cho ngươi một chiếc ca sa pháp phục, với bốn quyểnkinh Lăng Già để làm pháp tín, che chở cho Thiền tông pháttriển. Trong thì truyền pháp ấn để khế hợp tâm chứng,ngoài trao ca sa để định tông chỉ, tránh cho người đờisau khắt khe, sanh nhiều nghi ngờ, bảo rằng: - Ta vốn là ngườiphương Tây, ngươi là kẻ ở phương Nam, từ đâu mà đượcpháp ? Lấy gì làm bằng chứng truyền trao tâm ấn cho ngươi? Chính y bát, kinh pháp dùng để tiêu biểu mở mang giáo pháp,rộng độ chúng sanh. Sau khi ta diệt độ, khoảng hai trăm năm,y nên dừng chẳng truyền nữa.

Ðoạnnày kể lại việc Tổ Bồ-đề-đạt-ma truyền tâm ấn choTổ Huệ Khả; Tổ truyền bốn quyển kinh Lăng Già và y casa để làm chứng tín cho người sau tin. Tổ Ðạt-ma là ngườiẤn Ðộ, Tổ Huệ Khả là người Trung Hoa nên phải có nhữngvật này làm chứng tín để cho người sau tin tưởng là TổHuệ Khả thật sự được Tổ Bồ-đề-đạt-ma truyền tâmấn để việc truyền bá đạo pháp được lâu dài. NhưngTổ cũng dặn dò là sau hai trăm năm không được truyền ybát nữa. Tại sao vậy ? Vì sau hai trăm năm người hiểu đạocũng khá nhiều, nên không cần truyền y bát, vì y bát là đầumối của sự tranh giành. Ví dụ trong Thiền Viện có mộttrăm Tăng Ni và Phật tử đông đảo, nếu có người nào đótu sáng đạo đến trình với tôi, tôi thấy phù hợp vớiyếu chỉ của Phật Tổ thì tôi tin và chấp nhận. Tuy tôikhông truyền y bát mà mọi người cũng thầm nhận ngườiđó là người đáng tin cậy. Ngày xưa các Tổ một thầytruyềncho một trò, bây giờ một thầy mà rất nhiều trò, giả sửcó năm bảy người cùng ngộ, vậy truyền y bát cho ngườinào ? Nếu truyền y bát cho một người thì những người kiasẽ ra sao ? Cho nên chỉ cần tuyên bố một câu là đủ chongười sau tin tưởng. Nhưng bây giờ vẫn có người bắt chướctruyền y bát lăng xăng, điều đó không thích hợp với hoàncảnh hiện tại.

Lúcnày pháp đã khắp giáp mọi nơi, người hiểu đạo thì nhiều,người hành thì ít, người nói lý thì nhiều, người thônglý thì ít, ngầm hợp thầm chứng có hơn ngàn muôn người,ngươi hãy xiển dương chớ khinh ngườichưangộ, một niệm hồi cơ liền đồng với sẵn được.

Nhưtrên Tổ đã dặn không nên truyền y nữa vì sau này cơ duyêntruyền bá rộng rãi, người ngộ rất nhiều. Như trong pháphội của Mã Tổ có tới tám mươi hai vị thiện tri thứcngộ đạo, nếu truyền y bát lấy đâu truyền cho đủ ? Song,lại cũng có những pháp hội rất nhiều người đến thamvấn học đạo, nhưng người hành thì ít mà người nói lýthì nhiều. Cho nên sang đời Tống các Tổ bèn nảy sanh raThiền thoại đầu, người tham Thiền chết sống với câuthoại đầu, tham cho đến khi ngộ đạo, không cần bàn luậnlý lẽ cao siêu. Như vậy Thiền thoại đầu có từ khi ngườihọc Thiền nghiêng về mặt lý thuyết suông hơn là thực hành.Tuy nhiên, trường hợp của chúng ta ngày nay thì khác, Thiềntông mới được khôi phục, người học Thiền cần phảithông lý rồi mới thực hành. Cho nên tôi mới đem kinh luậnra giảng giải cho quí vị hiểu. Do đó người học đạo vàtruyền đạo phải nắm vững chỗ này để ứng dụng cho đúngvới hoàn cảnh. Kế đến Tổ khuyên là không nên khinh ngườichưa ngộ, vì một khi họ chịu quay đầu lại họ cũng nhậnra cái thể sẵn có. Tôi thường ví dụ một vị trưởng giảcó nhiều ngọc quí, khi sắp chết ông chia cho mỗi ngườicon một viên, những người con lớn khôn hơn lấy ra xài nêntrở thành giàu có. Những người con nhỏ dại chôn cất khôngdám đem ra xài nên nghèo thiếu. Vậy mấy người anh có dámkhinh em mình nghèo không ? Mai kia đào lên nó cũng giàu nhưmình làm sao dám khinh ? Nếu những vật mình có mà ngườikhông có thì mới xem thường và cho rằng mình hơn họ. Cònmình và người đều có, họ còn cất, mình lấy ra xài trước,như vậy mình chỉ hơn họ ở chỗ xài trước thôi, chớ khôngphải hơn thật sự. Cũng vậy mình và người đều sẵn cóPhật tánh, vậy người đã ngộ đâu dám khinh người chưangộ? Cho nên trong kinh Pháp Hoa đức Phật đưa ra một hìnhảnh hết sức là chân thành và gần gũi để cho chúng ta noitheo, đó là Bồ-tát Thường Bất Khinh đi đâu, gặp ngườinào cũng lễ bái và nói: "Tôi không dám khinh các Ngài, vìcác Ngài đều sẽ thành Phật". Chúng ta lầm tưởng cho rằngNgài tu hạnh nhẫn nhục, nhưng thật sự là Ngài nhắc chochúng ta nhớ khả năng thành Phật đang có sẵn nơi mình. Tómlại, nhà Thiền nói một niệm hồi cơ liền đồng với cáisẵn được, kinh đưa ra hình ảnh Bồ-tát Thường Bất Khinh,như vậy kinh và Thiền đâu có khác !

Ngheta nói kệ:

Tavốn đến xứ này,
Truyềnpháp cứu mê tình.
Mộthoa nở năm cánh,
Kếtquả tự nhiên thành.
Âm:
Ngôbổn lai tư độ,
Truyềnpháp cứu mê tình.
Nhấthoa khai ngũ diệp,
Kếtquả tự nhiên thành.
TổÐạt-ma nói: Ta đến xứ Trung Hoa, truyền pháp Thiền đểcứu những chúng sanh mê muội, Ngài sang Trung Hoa là một đóahoa nở, năm cánh là sau Ngài có năm vị nữa kế thừa, nămvị đó là ngài Huệ Khả, Tăng Xán, Ðạo Tín, Hoằng Nhẫnvà Huệ Năng, đó là một thành quả tự nhiên không có gìnghi ngờ.
Kệchứng cớ xưa:
Ca-diếpban sơ y bát truyền,
Baođời Bát-nhã nhận dòng Thiền.
Ða-latrao đèn truyền ta đó,
Tagởi sáng thừa con làm duyên.
Âm:Trưngcổ kệ
Ca-diếpsơ ưng y bát truyền,
Nguyênlưu Bát-nhã kỷ kinh niên.
Ða-laphục bả đăng truyền ngã,
Ngãyết dư quang thác tiếp duyên.
Nghĩalà ban đầu Tổ Ca-diếp được đức Phật truyền y bát, doThiền tông lấy Trí tuệ Bát-nhã làm cửa vào, nên tinh thầnBát-nhã được truyền qua bao thế hệ, rồi truyền mãi chotới Tổ Ða-la, Tổ Ða-la truyền cho Tổ Bồ-đề-đạt-ma nênnói trao đèn cho ta. Tổ Bồ-đề-đạt-ma sang Trung Hoa truyềncho Tổ Huệ Khả là gởi ánh sáng thừa con tiếp duyên. Ðólà nói việc truyền thừa từ Tổ Ca-diếp cho đến Tổ HuệKhả.
Kệtruyền kinh:
Bốnquyển Lăng Già trao lại con,
NhưLai tâm địa pháp mãi thơm.
Chúngsanh dùng đó vì khai thị,
Khiếnhọ chóng liền tỏ ngộ sâu.
Âm:
Truyềnkinh kệ
Thọtử Lăng Già tứ quyển kinh,
NhưLai tâm địa pháp môn liêm.
Chúngsanh dụng thử vi khai thị,
Linhbỉ xâm sâm diệu ngộ thâm.
TổBồ-đề-đạt-ma trao bốn quyển kinh Lăng Già cho Tổ HuệKhả, để pháp môn tâm địa của Phật được truyền thừamãi mãi về sau, chúng sanh nhờ đó mà được khai thị, tỏngộ được diệu lý sâu xa của Thiền.Songthường trụ ở thế gian, thể tánh như như, viên giác rỗnglặng, gọi đó là Phật. Sáng tỏ tâm tông của Phật, hiểuvà làm ứng hợp với nhau gọi đó là Tổ. Phật Tổ chỉmột lý không sai khác.
Lạinói:
Ðạtđạo lớn chừ quá lượng,
Thôngtâm Phật chừ khó lường.
Chẳngcùng phàm Thánh chung nhà,(1)
Vượtlên gọi đó là tổ.
Âm:
Ðạtđại đạo hề quá lượng,
ThôngPhật tầm hề xuất độ.
Bấtdữ phàm Thánh đồng miên,
Siêunhiên danh vi viết Tổ.
Ðoạnnày có một câu nghe rất là chí lý: "Hiểu và làm ứng hợpvới nhau gọi đó là Tổ". Ðịnh nghĩa Tổ hết sức đơngiản. Chúng ta có cái bệnh hiểu và làm không giống nhau chonên mãi làm phàm phu. Chúng ta tự kiểm lại xem mình hiểubao nhiêu và hành bao nhiêu ? Hiểu một trăm phần hành chừngmười phần hoặc hai chục phần. Như vậy chúng ta hiểu gầnbằng Tổ mà hành thì giống phàm phu. Ví dụ như Tăng Ni aicũng biết tham sân si là bệnh xấu, nếu giảng dạy cho Phậttử nghe thì chúng ta nói rất là rành rẽ lưu loát. Nhưng giảsử có người tới mắng chừng vài ba câu thì cũng sân sinhư ai, lúc đó cái hiểu nó bay đâu mất ! Lại có khi quíPhật tử gặp chuyện buồn, quí thầy quí cô khuyên giải:Ðời là vô thường buồn làm chi ! Nhưng khi thầy cô có chuyệnbuồn, thì Phật tử khuyên lại: Ðời là giả tạm buồn vôích ! Thầy khuyên trò, trò khuyên thầy, khuyên qua khuyên lạirốt cuộc rồi ai cũng còn buồn bực khổ đau vì những điềubất như ý. Ðiều này xảy ra là do chúng ta học hiểu trênlý thuyết mà không thực hành. Nếu hiểu được một trămphần mà thực hành được năm mươi phần cũng là khá lắm,nếu thực hành chừng mười hoặc hai mươi phần thì quá dở.Ngài lại nói thêm: Ðạt được đạo lớn, thông được tâmPhật, không còn niệm phàm Thánh hai bên, vượt lên trên niệmđối đãi là làm Tổ. Phật Tổ một lý không có sai khác.Tôi(Chân Nguyên) xem trong kinh Pháp Bảo Ðàn, Lục Tổ Huệ Năngthuật: "Phật Phật chỉ truyền pháp tánh, sư sư thầm traobản tâm, y bát thuộc vật bên ngoài, là đầu mối cho sựtranh giành, hãy dừng việc ấy chớ truyền nhau nữa". Lạithấy cơ thần ý mật, Ca-sa chia làm ba: một tấm thường mặctheo mình. Một tấm đắp cho ảnh tượng. Một tấm cất chứakỹ trong chùa. Theo nguyện lớn lại nói lời sấm ký rằng:"Ðời sau này ai được tấm y, thì đây là đạo của ta trởlại nơi đời". Có vị tăng Duy Tiên ở trong chùa, sửa sangxây dựng lại điện vũ, tình cờ phát hiện được tấm Ca-sa,pháp phục vẫn được rực rỡ như ban đầu.

Xemkinh Pháp Bảo Ðàn Giảng Giải thì đoạn này có sai khác.

Nênbiết, trí lực của Phật Tổ rất rộng sâu, vận dụng cơthần ẩn hiện khó lường, thường tự đối diện trướcmắt, không sắc viên dung, ra đời độ sanh, ứng khắp mọinơi, diệt và chẳng diệt thảy là phương tiện, tượng giáohiển dương, Phật Phật đều như vậy.

NgàiChân Nguyên nói rằng: Trí lực của Phật Tổ rất rộng sâu,các Ngài ẩn hiện khó lường, việc ra đời độ sanh củaPhật ứng hiện khắp mọi nơi, diệt và chẳng diệt củaPhật Tổ thảy đều là phương tiện và đó là "tượng giáohiển dương". Tượng là hình ảnh biểu trưng chỉ cho y bát,giáo là kinh điển, chư Phật đều dùng phương tiện đó đểxiển dương Phật pháp.

Từtrước, Phật Phật Tổ Tổ, đời đời tiếp nối nhau đềucùng chung bốn mắt nhìn nhau, thầm trao tâm ấn, như thế màđược, ta cũng như thế mà được, chư huynh đệ thiện trithức cũng như thế mà được, cho đến hữu tình, vô tìnhthảy đều cũng như thế mà được. Tỏ ngộ pháp tánh vốnrỗng lặng, chỉ trí chứng biết, nói năng chẳng kịp, tâmấn như như, xưa nay một lý, người thấu suốt đồng nhưvậy. Trong Ngũ Ðăng Hội Nguyên, ngàn muôn Tổ sư đều dùngbốn mắt nhìn nhau, thầm trao tâm ấn mà truyền y thừa tiếplàm Tổ, mồi đèn tiếp lửa, nối Tổ truyền tông. Chínhkinh Lăng Già là tâm ấn của Như Lai hiển lộ ở quyển hai.Bốn mắt nhìn nhau, Sơ Tổ Ðạt-ma vượt biển đem đến.Người học về sau có nghi ngờ, hãy quán rõ thật chứng.

Ngàinói Phật Tổ từ trước cho đến sau, đời đời tiếp nốiđều nhìn nhau mà ngộ được truyền tâm ấn. Tất cả mọingười nếu ai ngộ đạo cũng được truyền tâm ấn như thế.Tuy nhiên tỏ ngộ Pháp tánh rỗng lặng thì chỉ có trí chứngbiết, chỗ đó ngôn ngữ chẳng nói đến được, tâm ấnvốn là như như, xưa nay chỉ có một lý, người thấu suốtthì đồng như nhau không khác. Ngài dẫn Ngũ Ðăng Hội Nguyênnói rằng Tổ sư đều dùng bốn mắt nhìn nhau thầm trao tâmấn, truyền y bát để kế thừa Tổ vị, chính kinh Lăng Giàlà tâm ấn của Như Lai, nó hiển lộ ở quyển hai. Bốn mắtnhìn nhau là do Sơ Tổ Ðạt-ma từ Ấn Ðộ vượt biển đemtruyền sang Trung Hoa. Ngài đã dẫn chứng nguồn gốc của sựtruyền thừa rõ ràng như vậy, nếu người sau có nghi ngờnên lấy sự thật chứng mà quán xét thì rõ ràng hơn.

ChânNguyên kính vâng theo, mở mang tâm tông của Phật. Kinh nói:"Chẳng phải bậc Ðại Thánh vô cớ mà mở ra giáo pháp, bởicó duyên từ xưa mới có thể tỏ ngộ tông chỉ. Ai là ngườihội được tâm tông, thật chính là con Phật, mồi đèn nốipháp, tiếp độ quần sanh, diệu tâm Niết-bàn, đại ấn vôtướng".

Ðâylà lời nói tha thiết xuất phát từ tấm lòng chân thành củangài Chân Nguyên, Ngài kính vâng theo những gì mà người xưađã dạy, đã làm để mở mang Phật tâm tông. Tông là tôngchỉ, mà tông chỉ của Thiền là tâm, cho nên nói là truyềnPhật tâm tông. Người tu Thiền là trở về bản tâm củamình, ngộ ngay nơi tâm, không tìm kiếm cái gì ngoài tâm. Aingộ được tâm là con của Phật, mồi đèn chánh pháp đểtiếp độ quần sanh, đó gọi là diệu tâmNiết-bàn đại ấn, là cái ấn lớn không tướng mạo.

*


(1)Bản này là chữ miên, nếu dịch chung ngủ thì khó hiểu,nên dịch là chung nhà, tức là chung một chỗ.
III-KỆ KIẾN TÁNH(Ðoạn3)

VI-

Ðạt-maTây đến một chữ không,
Toàny tâm địa để dụng công.

Chínnăm ngó vách không lời nói,

Mộtsớm truyền tâm Huệ Khả thông.

Âm:

Ðạt-maTây lai nhất tự vô,
Toànbằng tâm địa dụng công phu.
Cửuniên diện bích vô ngôn thuyết,
Nhấtđán truyền tâm Huệ Khả sư.
Ðạt-maTây đến một chữ không, toàn y tâm địa để dụng công.Chínnăm ngó vách không lời nói, mộtsớm truyền tâmHuệ Khả thông.Tổ Ðạt-ma từ Ấn Ðộ sang Trung Hoa không truyền dạy mộtchữ, nên nói một chữ không, Ngài chỉ nương nơi pháp môntâm địa để chỉ dạy người dụng công tu. Trong nhà Phậtthường nói tâm địa, tâm là tâm con người, địa là đất.Tâm địa chỉ cho tâm chân thật của chúng ta giống như mặtđất, tất cả người vật trên thế gian đều nương nơiđất mà đứng vững sanh tồn. Cũng thế tất cả những điềuthấy nghe, hiểu biết cũng đều lưu xuất từtâm, tâm tạo thành tất cả cho nên nói là tâm điạ.Suốt chín năm ở chùa Thiếu Lâm Tổ ngồi ngó vách khôngnói một lời, một hôm ngài Thần Quang tìm tới cầu chỉdạy, Tổ truyền cho pháp an tâm, Ngài ngộ cho nên được đổitên là Huệ Khả, nên nói Huệ Khả thông. Thần Quang trướckhi gặp Tổ đã dụng công tu hành đáng kể, nhưng chưa ngộ.Nghe Tổ Bồ-đề-đạt-ma từ Ấn Ðộ sang ở tại chùa ThiếuLâm, bèn đến yết kiến. Thần Quang đã đủ lễ nghi mà Tổvẫn ngồi lặng yên ngó mặt vào vách không màng đến. Ngàitự nghĩ: "Người xưa cầu đạo chẳng tiếc thân mạng, nayta chưa được một trong muôn phần của các Ngài". Hôm ấynhằm tiết Ðông nên tuyết rơi nhiều, Thần Quang vẫn đứngyên ngoài tuyết chấp tayhướng về Tổ ? Ðến sáng tuyết ngập đến đầu gối màgương mặt Ngài vẫn thản nhiên. Tổ thấy thế thương tình,xoay ra hỏi:-Ngươi đứng suốt đêm trong tuyết ý muốn cầu việc gì ?

NgàiThần Quang thưa:

-Cúi xin Tổ từ bi mở cửa cam lồ rộng độ chúng con.

Tổquở:

- Diệu đạo vô thượng của chưPhật,dù nhiều kiếptinh tấn, hay làm việc khó làm, hay nhẫn điều khó nhẫn,còn không thể được, huống là dùng một chút khó nhọc nàymà cầu được sao ?

ThầnQuang nghe dạy lén lấy con dao chặt cánh tay để trước Tổtỏ lòng thiết tha cầu đạo của mình. Tổ khen:

-Chư Phật xưa vì pháp quên thân mạng, nay ngươi chặt cánhtay để cầu pháp, tâm cầu đạo như thế cũng khá đó. Tổnhận làm đệ tử và đặt tên là Huệ Khả.

Câuchuyện Thần Quang chặt tay cầu đạo thực hư chúng ta chưakiểm chứng được. Nhưng hình ảnh đứng trong tuyết lạnhthấu xương, quên thân cầu đạo của Ngài là tấm gươngsáng cho kẻ hậu sanh như chúng ta noi theo. Ngài quên thân cầuđạo mới ngộ, do đó mà Tổ Bồ-đề-đạt-ma truyền tâmấn cho Ngài làm Tổ thứ hai của Thiền tông Trung Hoa. Câucuối bài kệ là muốn nhắc lại lịch sử truyền thừa Tổvị này.

VII-

Mộtđiểm đèn tâm đuốc tuệ sanh,
Truyềnnhau bốn mắt đã phân rành.
Nốihương tiếp lửa luôn sáng mãi,
Soikhắp đất trời độ hữu tình.
Âm:
Nhấtđiểm tâm đăng tuệ cự sanh,
Tươngtruyền tứ mục thái phân minh.
Liênphương tục diệm quang vô tận,
Phổchiếu càn khôn độ hữu tình.
Mộtđiểm đèn tâm đuốc tuệ sanh, truyền nhau bốn mắt đã phânrành.một điểm đèn tâm đuốc tuệ sanh.Nốihương tiếp lửa luôn sáng mãi, soi khắp đất trời độ hữutình.VIII-Ở trên nói Tổ Bồ-đề-đạt-ma truyền tâm ấncho ngài Huệ Khả làm vị Tổ đầu tiên ở Trung Hoa, cho nênkhi được truyền tâm ấn ngài Huệ Khả suy tôn Tổ Ðạt-malà Sơ Tổ Thiền tông Trung Hoa. Sự truyền tâm đó tượngtrưng bằng ngọn đèn hay cây đuốc. Ðèn tâm, đuốc trí tuệcho nên câu đầu nói Tuy nhiên người nào ngộ cũng được thắp sáng đèn tâm,đuốc tuệ chớ không riêng gì ngài Huệ Khả. Ðèn tâm đuốctuệ được truyền bằng bốn mắt nhìn nhau. Khi xưa, ở hộiLinh Sơn Phật đưa cành hoa sen lên nhìn khắp đại chúng, nhìntới Ma-ha-ca-diếp, Ma-ha-ca-diếp nhìn Phật mỉm cười, liềnđược truyền tâm, sau này Thiền sư Chân Nguyên hỏi "Bao nămdồn chứa ngọc trong đãy, hôm nay tận mặt thấy thế nào,là sao ?". Thiền sư Minh Lương đưa mắt nhìn thẳng vào Ngài,Ngài nhìn lại, liền cảm ngộ, được truyền tâm. Còn bâygiờ thầy trò nhìn nhau hoài sao chẳng được truyền tâm ?Lỗi đó tại đâu ? Tại cây đuốc của chúng ta chưa cháy,tại tâm nghĩ suy của chúng ta chưa dừng.Người ngộ được bản tâm rồi đem cái thấy cáingộ của mình tiếp nối chỉ dạy cho người sau, cho nên gọilà nối hương tiếp lửa. Bởi vì đạo đức ví như mùi hương,mùi hươngđạođứckhông bị gió thổi cuốn theo chiều gió. Cho nên trong kinh nóimùi hương của thế gian thì theo gió thổi đi, còn mùi hươngcủa đạo đức thì gió hướng nào cũng không ngại hết,mùi hương đức hạnh dù ngược gió mà vẫn bay khắp cảmuôn phương. Như vậy chỉ có hương đạo đức là không ngạigió, nối hương là nối mùi hương đạo đức. Tiếp lửalà mồi đèn tiếp đuốc để cho nó sáng mãi ở cõi nhângian. Vì đạo Phật lấy sự giác ngộ làm chủ yếu, và víánh sáng giác ngộ như ánh sáng của ngọn đuốc, của mặttrời mặt trăng. Cho nên thế gian này có người giác ngộthì thế gian có ánh sáng, nếu không người giác ngộ thìthế gian sẽ tối tăm. Do đó bổn phận của người tu làphải tu cho sáng đạo, rồi chỉ dạy mọi người để đèntrí tuệ luôn luôn được thắp sáng ở cõi thế gian nhiềutăm tối này. Nên nói ánh sáng trí tuệ soi khắp để độchúng hữu tình.
ChânPhật, chân kinh thảy ở tâm,
Khobáu nhà mình chớ chạy tầm.

Cóai thử hỏi đâu là Phật ?
Ngaykhi hỏi đáp tại mắt, âm (lời).
Âm:
ChânPhật chân kinh tổng tại tâm,
Tựgia bảo tạng mạc tha tầm.

Hữunhân thí vấn Phật hà tại,
Ứngđối đương thời tại nhãn âm.
ChânPhật, chân kinh thảy ở tâm, kho báu nhà mình chớ chạy tầm.Cóai thử hỏi đâu là Phật ? Ngay khi hỏi đáp tại mắt, âm(lời).Phật thật kinh thật đều ở trong tâm, đó là kho báu củamình đừng chạy ra ngoài để tìm kiếm. Chúng ta có thói quenhễ nói đến Phật thì nghĩ rằng Phật thờ ở chùa, nóiđến kinh thì chỉ thấy kinh là những pho sách ghi chép lờiPhật dạy để trong tủ. Nhưng Phật ngồi trên bàn, kinh đểtrong tủ có phải là chân Phật chân kinh mà ngài Chân Nguyênnói ở đây không ? Phật ngồi trên bàn là Phật tượng, nhìnPhật tượng chúng ta phải nhớ lại ông Phật thật của mình,ông Phật của mình thì giác và linh động nói năng đi lạilà Phật thật. Còn Phật tượng thì ngồi im lìm không nóinăng hoạt động, sao gọi là Phật thật được ? Kinh nằmtrong tủ thì ghi chép những lời Phật dạy, nương lời dạyấy chúng ta tu ngộ được bản tâm, mở sáng mắt tuệ. Bảntâm và mắt tuệ không phải là giấy mực chữ nghĩa. KinhViên Giác nói rằng: Kinh là ngón tay chỉ mặt trăng, nươngtheo ngón tay để nhìn thấy mặt trăng, chớ ngón tay khôngphải là mặt trăng. Cũng thế kinh ghi lại những lời Phậtdạy để chúng ta đọc ngộ được bản tâm, nhưng nếu chúngta chỉ đọc lời Phật mà không ngộ bản tâm thì chưa phảilà chân kinh. Chân kinh chân Phật đều là tự tâm. Vì Phậtlà giác, mà giác là tâm mình giác, Phật tượng vô tri khônggiác. Tâm bất sanh bất diệt hằng tri hằng giác, mà kinh bằnggiấy mực văn tự không trigiác, nên không phải là chân kinh.ChânPhật chân kinh, kho báu gốc từ tâm mình mà ra chớ không phảiở ngoài. Như vậy muốn thấy Phật thật thấy kinh thật,thì ngay nơi tâm mình là kho báu vô tận ai ai cũng sẵn đủ.Quay lại kho báu nhà mình thì có đầy đủ tất cả chớ chạytìm ở đâu cho nhọc.Nếu hỏi đâu là Phật thì đáp: Lời hỏi mắtnhìn, ngay khi hỏi đáp là Phật. Thiền sư Huệ Hải khi đếnchỗ Mã Tổ Ðạo Nhất, Mã Tổ hỏi:

-Ông đi đâu ?

Sưthưa:

-Con đến cầu Phật pháp.

Tổbảo:

-Kho báu nhà mình không đoái hoài, bỏ nhà chạy đi tìm cáigì ?

Sưthưa:

-Thế nào là kho báu nhà mình ?

Tổbảo:

- Chínhkhi ngươi hỏi ta đó là kho báu của ngươi,đầy đủ tất cả, tự do sử dụng đâu nhờ tìm cầu bênngoài.

Cáithưa hỏi là kho báu, vì lời nói phát xuất từ tâm, nên mớiphát ra âm thanh, phát ra cái nhìn đều từ tâm Phật, nhưngtại sao chúng ta không chịu nhận ? Bởi vì từ thuở bé chođến lớn chúng ta có thói quen hễ mắt thấy sắc, tai nghetiếng thì phân biệt đẹp xấu hay dở. Mũi lưỡi thân ýcũng lại như vậy. Chúng ta luôn luôn chạy theo phân biệt,phân biệt rành rẽ thì gọi là người khôn. Ví dụ hôm nayPhật tử cúng dường cho chư Tăng một bữa ăn. Ăn xong Phậttử đó hỏi: Thưa Thầy thức ăn hôm nay ngonkhông ? Phải trả lời như thế nào ? Nếu nói ngon thì họvui, còn nói tôi ăn chỉ biết ăn thì họ buồn. Bởi vì họcố tình nấu cho ngon để cúng dường cho quí thầy, thế mànói ăn chỉ biết ăn thì họ buồn, nếu nói ngon thì họ rấtlà hoan hỷ. Cho nên khi ăn phải biết ngon hay dở, lại ngonnhiều ngon ít nữa. Như vậy tất cả sinh hoạt ở thế gianđều huân tập cho chúng ta thói quen phân biệt rành rẽ, màphân biệt thì đã rơi vào tìnhthức chúng sanh, chớ không phải là tâm Phật giác ngộ.Nếutâm giác ngộ thì thấy nghe hay biết rất rành rẽ mà khôngcó tình thức phân biệt xen vào, điều này nói nghethì dễ nhưng rất khó làm. Vì, môi trường gia đình xã hộiluôn luôn tạo cơ hội thuận tiện lôi cuốn chúng ta chạytheo thức tình phân biệt. Do đó, ông Phật của chính mìnhẩn khuất mất tiêu. Như vậy Phật cũng rất gần ta mà cũngrất xa ta. Nếu tỉnh Phật ở ngay lời hỏi câu đáp, ngaynơi bốn mắt nhìn..., nếu mê chạy theo tình thức phân biệthay dở, khen chê tốt xấu thì không bao giờ nhận ra kho báucủa chính mình. Chủ yếu bốn câu kệ này Ngài chỉ cho chúngta nhận ra Phật thật kinh thật ngay nơi tâm mình, đó là khobáu sẵn có của chính mỗi người. Kho báu đó không có xalạ mà ngay nơi lời hỏi câu đáp, ngay nơi mắt thấy tai nghecủa chính mình, đừng nên chạy đi đâu tìm kiếm nhọc nhằn.

IX-

Chânkinh chẳng đổi vốn như thường,
Chưatừng mở miệng hiện tỏ tường.
Nghĩtoan nắm bắt lầm qua mất,
Mộtchữ vô sanh thẳng thừa đương.
Âm:
Chânkinh bất dịch bổn như thường,
Vịtằng khai khẩu hiển đường đường.
Bấtkhả nghĩ trì sai thác quá,
Vôsanh nhất cú trực thừa đương.
Chânkinh chẳng đổi vốn như thường, chưa từng mở miệng hiệntỏ tường.Nghĩ toan nắm bắt lầm qua mất, một chữ vô sanh thẳngthừa đương.X-Chân kinh làchỉ cho tâm Phật xưa nay nó vốn như vậy không hề thay đổi.Nó đã có sẵn không đợi nói, không đợi đọc tụng mớicó kinh, mà kinh đã hiện đầy đủ không có ẩn giấu chútnào cả. Cho nên nói "chưa từng mở miệng hiện tỏ tường".Vừa khởi nghĩ tìm chân kinh, thì lầm quamất. Chỉ ngay tâm phẳng lặng hiện tiền hằng giác hằngtri không khởi diệt là tâm vô sanh luôn luôn bảo nhậm ngaynơi đó mà sống đừng quên, thế nhưng chúng ta quen sốngvới tâm sanh diệt, cho nên thấy cái đồng hồ liền hỏihiệu gì, sản xuất ở đâu tốt hay xấu, bền hay không bền...Thấy không nhớ mình có cái hay thấy, mà khởi lên nhiềuniệm là sanh chớ không còn vô sanh. Ví dụ có người đi từtrên chùa xuống tới cổng nội viện, bất thần có ngườikêu tên chửi, lúc đó vị ấy có tỉnh giác vô sanh đượckhông ? Có ngoại duyên chạm đến là sanh liền. Có khi sanhnhững cái tốt đẹp hiền lành, cũng có khi sanh những thứdữdằn xấu xa. Cho nên sống với cái vô sanh không phải chuyệnđơn giản dễ làm. Ngồi một mình ở một mình khả dĩ giữđược, còn khi đối duyên xúc cảnh rất khó giữ. Bởi vìgặp cảnh thì niệm sanh diệt dấy khởi khó dừng được,cho nên chủ yếu của sự tu hành là đừng để cái sanh diệtchi phối, luôn luôn sống với cái tâm vô sanh đó là cái gốccủa sự tu.
Khôngvăn không chữ đấy chân kinh,
Mộtquyển trường không quá phân minh.
Miệngnói còn xa ba ngàn dặm,
Tainghe thêm tiến chục vạn trình.
Âm:
Vôvăn vô tự thị chân kinh,
Trườngkhông nhất quyển thái phân minh.
Khẩutuyên thượng cách tam thiên lý,
Nhĩthính tăng dao thập vạn trình.
Khôngvăn không chữ đấy chân kinh, một quyển trường không quáphân minh.Miệngnói còn xa ba ngàn dặm, tai nghe thêm tiến chục vạn trình.XI-Chân kinh thìkhông có văn tự chữ nghĩa, tuy không văn tự chữ nghĩa, nhưngquyển kinh này rất là rành rẽ, trùm khắp cả hư không.Kinh này vì không văn tự chữ nghĩa, nên mở miệng nói thìxa ba ngàn dặm, nếu dùng tai nghe thì càng xa hơn đến mườivạn trình, tức là mười vạn cây số. Như vậy không dùngngôn ngữ để diễnđạt chân kinh, không dùng tai ngheđể nghe chân kinh mà chỉcó tâm vô sanh là hiển bày chân kinh rồi. Tóm lại, ý bốncâu kệ nói chân kinh vốn không ngôn ngữ không văn tự, nótrùm cả hư không. Dùng ngôn ngữ không diễn đạt được,dùng tai nghe lại càng xa hơn. Chỉ sống với tâm vô sanh làđầy đủ chân kinh.
ChânPhật chân kinh vốn một đồng,
Tịchquang tròn lặng suốt hư không.
Thậttế nhất như gồm mọi lý,
Tạmbày muôn pháp độ quần mông.
Âm:
ChânPhật chân kinh bổn nhất đồng,
Tịchquang viên trạm đẳng hư không.

Thậttế nhất như bao chúng lý,
Quyềnkhai vạn pháp độ quần mông.
ChânPhật chân kinh vốn một đồng, tịch quang tròn lặng suốthư không.Thậttế nhất như gồm mọi lý, tạm bày muôn pháp độ quần mông.

XII-
Phật thật kinhthật vốn đồng một thể, ánh sáng lặng lẽ của nó xuyênsuốt hư không. Như vậy nói chân Phật chân kinh tuy hai tênmà chỉ là một pháp thân thanh tịnh trongsáng trùm khắp cả hư không chớ không có gì lạ.Bờ mé chân thật thì nhất như không lý lẽ, nhưng bao trùmmọi lý lẽ, nên tạm bày ra muôn pháp để hóa độ ngườimê muội. Thế nên Tổ Qui Sơn nói: "Thật tế lý địa bấtthọ nhất trần, vạn hạnh môn trung bất xả nhất pháp".Nghĩa là chỗ chân thật thì không dính một mảy bụi, màtrong cửa vạn hạnh (cửa phương tiện) thì không xả bỏmột pháp nào. Ðể thấy rằng mọi phương tiện đều y cứnơi thể chân thật mà lập, lập phương tiện là vì kẻ mêmuội giáo hóa cho họ thức tỉnh.
Lýmầu Phật pháp không văn tự,
Cơhuyền đạo Tổ chẳng ngữ ngôn.
Rộngtiếp người sau thông một tuyến,
Thượngcăn mắt thấy đạo tâm còn.
Âm:
Phậtpháp diệu lý vô văn tự,
Tổđạo huyền cơ mạc ngữ ngôn.
Hoằngtiếp hậu lai thông nhất tuyến,
Thượngcăn mục kích đạo tâm tồn.
Lýmầu Phật pháp không văn tự, cơ huyền đạo Tổ chẳng ngữngôn.Lý nhiệm mầu củaPhật pháp thì không dùng văn tự, cơ huyền của chư Tổ thìchẳng dùng ngôn ngữ. Nghĩa là lý nhiệm mầu của Phật phápchỉ dùng tâm ấn tâm, chớ không dùng văn tự giải thích,và cơ huyền đạo của chư Tổ thì không dùng ngôn ngữ, vìngôn ngữ là đầu mối của sự phân biệt. Thế nên các Ngàithường dùng hành động để chỉ thẳng cho người học đạonhận ra cái chân thật. Nếu có tạm mượn ngôn ngữ đểchỉ thì ngôn ngữ ấy không làm cho người học đạo mắckẹt vào phân biệt đối đãi.Sauđây là những câu chuyện không dùng ngôn ngữ của các Thiềnsư. Có người tới hỏi Thiền sư Ðả Ðịa: Thế nào làPhật ? Ngài cầm cây gậy đập xuống ba cái. Ðó là ngônngữ gì ? Ngài Lâm Tế đến hỏi Tổ Hoàng Bá: Thế nào làđại ý Phật pháp ? Ba lần hỏi ba lần bị đánh. Ðó làngôn ngữ gì ?Nhữngcơ huyền như thế không có ngôn ngữ, nhưng người hỏi khéonhận thì nhận được cái chỗ không ngôn ngữ. Không khéonhận thì khóc lóc khổ sở hoặc ra về tay không.

Rộngtiếp người sau thông một tuyến, thượng căn mắt thấy đạotâm còn.Vì rộng độ người sau nên lập bày phương tiện,người thượng căn nếu nhận được cái chân thật thì tâmđạo của họ còn mãi không bao giờ mất. Tóm lại bài kệnày ý nói, lý mầu của Phật pháp không dùng văn tự, phươngtiện chỉ bày chỗ huyền diệu của chư Tổ không dùngngữngôn, nhưng vì độ người sau cho nên tạm lập bày phươngtiện, người thượng căn nhân phương tiện đó nhận ra cáichân thật thì đạo tâm không bao giờ mất.

XIII-

Tâmtông Bát-nhã ai lãnh ngộ,
Rõràng tự tánh tức Như Lai.
Kẻkẻ viên thành đồng chứng Phật,
Ngườingười đầy đủ chẳng cầu ai.
Âm:
Bát-nhãtâm tông thùy lãnh ngộ,
Liễuminh tự tánh tức Như Lai.
Cácá viên thành đồng chứng Phật,
Nhânnhân cụ túc bất cầu ai (tha).
Tâmtông Bát-nhã ai lãnh ngộ, rõ ràng tự tánh tức Như Lai.Kẻkẻ viên thành đồngchứngPhật,người người đầy đủ chẳng cầu ai.

XIV-
Tâm tông là tông chủ đích chỉ thẳng về tâm, chỉ thẳnglý Bát-nhã tột cùng, hỏi ai lãnh ngộ chỗ không có ngườikhông có pháp. Thì rõ ràng tự tánh mình tức là Phật, tứclà Như Lai, tức là Bát-nhã.Nếu nhận được tự tánh của mình là Phật thì ai ai cũngthành Phật quả hết, và mọi người sẵn đủ tánh Phậtthì không còn cầu xin, không còn trông cậy vào người khác.Ý bốn câu kệ này nói người ngộ được tâm tông Bát-nhãthì biết rõ tự tánh mình là Phật và tất cả mọi ngườiđều sẽ thành Phật, mọi người đều sẵn đủ tánh Phậtnên không cầu xin ai cả.
Kinh,Lục trùng trùng phương tiện biển,
Cơduyên Phật Tổ lưới giáo bao.
Mộttông vô trụ tâm ấn Phật,
Muônpháp hữu vi bọt nước xao.
Âm:
Kinh,Lụctrùng trùng phương tiện hải,
PhậtTổ cơ duyên giáo võng bao.
Vôtrụ nhất tông Phật tâm ấn,
Hữuvi vạn pháp thủy phù bào.
Kinh,Lục trùng trùng phương tiện biển, cơ duyên Phật Tổ lướigiáo bao.Mộttâm vô trụ tâm ấn Phật, muôn pháphữu vi bọt nước xao.XV-Câu này phá chấp niệm muốn đọc hết Kinh hếtLục. Ngài nói, Kinh lời dạy của Phật, Lục là lời dạycủa Tổ. Kinh Lục chỉ là phương tiện, nhiều như biển cả.Còn cơ duyên của Phật Tổ giáo hóa chúng sanh là lưới giáobao trùm tất cả. Nói về Kinh Lục của Phật Tổ chúng tathấy Ðại Tạng Kinh chữ Hán trên năm ngàn quyển,nhưng chúng ta giỏi lắm đọc được vài trăm quyển là cùng.Còn Lục của chư Tổ thì Thiền tạng gom lại có một trămlẻ một quyển. Phương tiện thì nhiều. Nhưng:Chỉ một tâm vô trụ đólà tâm ấn của chư Phật, còn các pháp hữu vi sanh diệt vínhư bọt nước ngoài biển cả bị sóng vỗ là tan ngay. Tómlại ý bài kệ nói Kinh Lục là phương tiện truyền bá củaPhật Tổ nhiều như biển, cơ duyên giáo hóa của Phật Tổlà lưới giáo bao trùm tất cả mọi người. Phương tiệntuy nhiều nhưng người học đạo ngộ được tâm vô trụ,tâm vô trụ là tâm ấn của chư Phật. Người ngộ đượctâm ấn của chư Phật thì thấy các pháp hữu vi chỉ là vôthường tạm bợ như hòn bọt ngoài biển cả.
Bathuở Như Lai truyền diệu chỉ,
Haingười bốn mắt đối nhìn nhau.
Nguồnlinh nước pháp sa giới chảy,
Ðuốctuệ sáng thông cõi cõi nào.
Âm:
Tamthế Như Lai truyền diệu chỉ,
Nhịnhân tứ mục nhãn tương giao.
Linhnguyên pháp thủy lưu sa giới,
Tuệchúc quang thông sát hải dao.
Bathuở Như Lai truyền diệu chỉ, hai người bốn mắt đốinhìn nhau.Nguồnlinh nước pháp sa giới chảy, đuốc tuệ sáng thông cõi cõinào.Chonên Tổ sư Ðại Huệ nói: "Học đạo vốn không nhiều pháp,chỉ lấy tin ngộ tự tánh làm khuôn phép. Ðời nay nếu chẳnglãnh ngộ cũng gieo được trí Bát-nhã trên đất tánh, đờiđời chẳng rơi vào đường ác, kiếp kiếp chẳng mất thânngười, chẳng sanh vào nhà tà kiến, chẳng vào loài quân ma,mầm linh giống trí, đồng tử đi xuất gia, theo Phật tu hành,một nghe ngàn ngộ". Giả sử tham học như trên mà chưa triệt,vẫn kết chủng duyên Phật; tu mà chưa thành, còn hơnquả trời người. Chúngsanh phải gắng sức tự độ, Phật chẳng thể độ.Nếu chẳng thật tâm tu hành, bền giữ trai giới, mà ngưỡngtrông Phật đến cứu độ, không có lẽ ấy. Nếu tự mìnhchẳng đoạn trừ nghiệp ác, cứ đợi Phật khác đến cứuđộ, thì chư Phật quá khứ đã thành đạo, ứng hiện nơiđời số như vi trần, sao chẳng độ hết tất cả chúng sanh? Vì sao chúng ta còn trôi nổi nơi biển khổ sanh tử đếnnay, chẳng thể thành Phật ? Phải biết tự tu, tự độ, Phậtchẳng thể độ. Nên biết,phân nửa ở Phật, phân nửa ở ta, xét cho tường tậnlý này. Hãy gắng sức tự tu chớ ỷ lại vào tha lực.Ba đời chưPhật truyền yếu chỉ qua bốn mắt nhìn nhau. Nếu bốn mắtnhìn nhau mà nhận ra yếu chỉ nhiệm mầu của đạo thì:Nguồn sáng suốt nhiệm mầu chảy khắp hết hằngsa cõi nước và ánh sáng của ngọn đuốc trí tuệ thông hếttất cả chỗ. Ý bài kệ nói rằng: ba đời chư Phật truyềndiệu chỉ nếu người nào qua bốn mắt nhìn nhau mà ngộ đượcthì nguồn sáng suốt chảy khắp sa giới và ánh sáng trí tuệchiếu soi tất cả cõi. Chúng ta thấy ngài Chân Nguyên ngộở chỗ bốn mắt nhìn nhau nên kết thúc mười lăm bài kệ,ở bài kệ thứ mười lăm Ngài chỉ thẳng: Bốn mắt nhìnnhau là cái gốc nhận ra tâm mìnhlà Phật. Sau đó truyền bá mãi không cùng tận.

Sauđây là dẫn lời ngài Ðại Huệ, một Thiền sư nổi tiếngở Trung Hoa đời Tống. Ngài nói rằng: Học đạo vốn khôngnhiều pháp, chỉ lấy tin ngộ tự tánh làm khuôn phép,Ðời nay nếu chẳng lãnh ngộ cũng gieo đượctrí Bát-nhã trên đất tánh, đời đời chẳng rơi vào đườngác, kiếp kiếp chẳng mất thân người.Chẳng sanh vào nhà tà kiến, chẳng vào loàiquân ma.Mầm linh giống trí, đồng tử xuất gia theo Phật tuhành, một nghe ngàn ngộ.nghĩa là người học đạo lấy cái ngộ tự tánh làm cănbản. Bởi vì chúng ta tu mà không nhận ra tự tánh sẵn cócủa mình thì chưa giác ngộ, cho nên nói lấy tin ngộ làmkhuôn phép. Người chỉ tinngộ tự tánh, tuy ngay trong đời này chưa lãnh ngộ như nhữngngười căn cơ nhạy bén, cũng gieo được trí Bát-nhã trênđất tánh của mình. Người nhận được bản tánh thì đờiđời không rơi vào đường ác, kiếp kiếp tái sanh vẫn đượclàm người. Người tin mình có tự tánh thì đời sau khôngsanh vào nhà ngoại đạo tà kiến, cũng chẳng kẹt vào quânma. Người tin mình có tự tánh đãsẵn có mầm linh, sẵn hạt giống trí nên còn bé (đồng tử)đã theo Phật xuất gia tu hành, một nghe ngàn ngộ tức lànghe một câu mà ngộ cả ngàn câu.Nghe một câu mà ngộ cả ngàn câu nghĩa là sao ? Nhưchúng ta tu Thiền khi nghe một câu nói của một vị Tổ màngộ, thì một ngàn câu của chư Tổ ta đều thông suốt. Nhưvậy chỉ cần ngộ một câu là mọi câu đều thông suốt,cho nên nói một nghe ngàn ngộ. Cũng như các vị tham công ánmà ngộ thì giải được tất cả các công án.

Giảsử tham học như trên mà chưa triệt, vẫn kết chủng duyênPhật, tu mà chưa thành, còn hơn quảtrời người.Chúngsanh phảigắng sức tự độ, Phật chẳng thể độ.Nếuchẳng thật tâm tu hành, bền giữ trai giới, mà ngưỡng trôngPhật đến cứu độ, không có lẽ ấy.Nếutự mình chẳng đoạn nghiệp ác, cứ đợi Phật khác đếncứu độ, thì chư Phật quá khứ đã thành đạo, ứng hiệnnơi đời số như vi trần, sao chẳng độ hết tất cả chúngsanh ? Vì sao chúng ta còn trôi nổi nơi biển khổ sanh tử đếnnay chẳng thể thành Phật ?phải biết tự tu tự độ,Phật chẳng thể độ. Nên biết, phân nửa ở Phật, phânnửa ở ta, xét cho tường tận lý này, hãy gắng sức tựtu chớ ỷ lại vào tha lực.NgàiChân Nguyên nói: Giả sửngườitham học nhưtrên mà chưa thấu triệt vẫn có chủng duyên với Phật, tuytu chưa thành chánh quả nhưng vẫn hơn quả vị ở cõi trờicõi người. Chúng ta tu làphải tự độ mình, chớ Phật không thể độ được. Ởđây nói như thế cũng hơi cực đoan, đoạn sau sẽ bù lại.Nếu mình chẳngthật tâm tu, trai giới không giữ, mà cứ trông cầu Phậtđến cứu độ thì không bao giờ có Phật đến cứu.Nếu tu mà cứ mong Phật tớicứu độ thì ở đây Ngài nói, Phật ra đời ứng thân vôsố sao Phật không độ cho mọi người hết mê ? Thực tếthì chúng sanh còn nhiều mê lầm, vậy thì trông cậy Phậtđộ bằng cách cầu xin khấn nguyện có được như ý không? Chắc chắn là không. Cho nên Ngài nhắc chúng ta phải tựtu tự độ chớ Phật không thể độ mình được. Tuy nhiênphân nửa ở Phật phân nửa ở ta. Câu này có an ủi chúngta một chút. Phân nửa nào ở Phật, phân nửa nào ở ta ?Ví dụ đứa học trò đến trường học, nó học được lànhờ thầy dạy, nếu nó không học thì không thuộc bài. Nhưvậy thầy giáo dạy là phân nửa của thầy, nó học thuộcbài là phân nửa của nó. Nhờ phân nửa của thầy và phânnửa của nó mà làm thành cho đứa học trò. Cũng vậy đứcPhật đem chánh pháp truyền bá chỉ dạy, chúng ta hiểu rồiphải nỗ lực thực hành, phân nửa của Phật cộng với phânnửa của chúng ta thì mới viên mãn sự tu hành, chớ khôngphải cực đoan một bên. Như vậy khi tu chúng ta tha thiếtlạy Phật cầu gia bị, mà cũng phải học hiểu lời dạycủa Ngài, ứng dụng tu thì mới được thành tựu viên mãn.Ngài khuyên chúng ta phải xét cho kỹ lý này để nỗ lựctu hành, không nên ỷ lại vào kẻ khác. Một người học tròỷ lại vào ông thầy thì người học trò đó sẽ hư. Cũngvậy, người tu mà cứ ỷ lại nơi Phật không chịu tu thìsẽ không đạt kết quả.

Xưađức Phật Bổn Sư Thích Ca Thế Tôn đinh ninh dặn dò: Phậtcòn tại thế, lấy Phật làm thầy, Phật vào Niết-bàn lấyGiới làm thầy. Phật tức là tâm, tâm tức là Phật. Tựtánh xưa nay rỗng lặng tròn sáng, trong lặng nhiệm mầu, nhưnhư đó là chân Phật của ta, dẫu Phật ở đời cũng khôngcó lý khác. Nên biết người có trí phải lập chí, phướchuệ song tu, chân như riêng chứng. Niệm niệm từ bi, cửacửa lợi ích, thường nói diệu pháp Bát-nhã, phương tiệntiếp dẫn người sau. Người chưa ngộ thì chỉ bày cho tỏngộ, nếu chưa thành mong khiến cho chóng thành. Kinh nói: tàithí như ngọn đèn chỉ soi sáng một căn phòng, pháp thí nhưmặt trời sáng đầy khắp mười phương. Tự tánh nếu mê,phước làm sao cứu? Thân người khó được, Phật pháp khógặp, Thánh tăng khó thấy, chánh pháp khó nghe, lòng tin khósanh, bạn lành khó hội ngộ. Phước duyên kim cải, mừng đãhợp nhau. May thay như rùa mù gặp được bộng cây. Chúng tabỏ sự nghiệp đi xuất gia nên cầu việc gì ? Chớ tham đắmdanh lợi, phải chọn bạn tìm thầy, vì pháp quên mình, lô�i nướctrèo non, kính lễ thưa hỏi.

Xưađức Phật Bổn sư Thích Ca Thế Tôn đinh ninh dặn dò: Phậtcòn tại thế lấy Phật làm thầy, Phật vào Niết-bàn lấyGiới làm thầy.Phật tức là tâm, tâm tức là Phật, tự tánh xưanay rỗng lặng tròn sáng, trong lặng nhiệm mầu, như như đólà chân Phật của ta, dẫu Phật ở đời cũng không có lýkhác.Nên biếtngười có trí phải lậpchí,phước huệ song tu, chân như riêng chứng, niệm niệm từ bi,cửa cửa lợi ích.Thườngnói diệu pháp Bát-nhã, phương tiện tiếp dẫn người sau,người chưa ngộ thì chỉ bày cho tỏ ngộ, nếu chưa thànhthì mong khiến cho chóng thành.Ðây là dẫn lời Phật dạy trong kinh DiGiáo. Ngài nói Phật tức là tâm, tâm tức là Phật. VậyPhật mà Ngài nói đây không phải Phật ở Ấn Ðộ, mà làPhật tâm của mỗi người chúng ta. Phật tâm của chúng taxưa nay vốn rỗng lặng, nhiệm mầu, tròn sáng, như như khôngđộng, ấy mới là chân Phật. Dẫu cho Phật Thích Ca còn tạithế cũng như vậy chớ không có lý nào khác. Ngài dạy rằng người có trí tuệthì khi tu hành phải lập chí cho vững, phải phước huệ songtu, phải chứng ngộ chân như của chính mình. Mỗi niệm mỗiniệm phải phát khởi tâm từ bi, phải khéo vận dụng phươngtiện thiện xảo đểlàm lợi ích cho chúng sanh, không bao giờ quên và bỏ họ.Ngài dạy rằng muốn làmlợi ích cho người sau, thì phải nói pháp nhiệm mầu củakinh Bát-nhã cho họ hiểu. Người chưa ngộ thì giúp cho họtỏ ngộ, người chưa thành tựu công phu làm cho họ thànhtựu công phu. Nhưng muốn thực hiện được điều nói trên,trước hết chúng ta phải tỏ ngộ, phải thành tựu công phutu hành. Nếu chúng ta chưa tỏ ngộ chưa thành tựu công phutu hành mà giúp cho người tỏ ngộ, thì e rằng không có kếtquả. Ðó là điều tối quan trọng trong việc lợi tha. Nếukhông hiểu chỗ này, nhiều khi chúng ta nhiệt tình quá, muốnlàm cho người ngộ mà chính mình chưa ngộ, dù có làm thếmấy cũng không tới đâu.

Kinhnói: tài thí như ngọn đèn chỉ soi sáng một căn phòng, phápthí như mặt trời sáng đầy khắp mười phương.Tự tánh nếu mê phước làm sao cứu.Ngàidẫn lời trong kinh nói người bố thí tiền của, giống nhưngọn đèn sáng để ở trong căn phòng, tuy có ánh sáng nhưngchỉ sáng trong phạm vi nhỏ hẹp. Còn pháp thí tức là đemPhật pháp giảng dạy cho mọi người nghe, thì lợi ích rấtnhiều, như ánh sáng mặt trời soi khắp mười phương. Vídụ như chúng ta có một trăm ngàn đồng đem ra bố thí, thìchỉ giúp được một vài gia đình qua cơn thiếu thốn, vậychỉ cứu được cái khổ tạm thời. Còn nếu chúng ta thâmnhập Phật pháp thì một buổi giảng, một hai ngàn ngườinghe, hiểu, ứng dụng tu lợi ích rất nhiều. Hơn nữa họnghe Phật pháp họ tu, để hết khổ an vui lâu dài thì chúngta sẽ cứu được cái khổ vĩnh viễn. Như vậy bố thí phápPhật không có giới hạn nên ví như mặt trời soi sáng mườiphương. Bố thí tiền của có giới hạn nên ví như ngọnđèn có ánh sáng soi trong một phạm vi nhỏ hẹp. Hiểu rõnhư thế nên người tu hành phải thâm nhập chánh pháp, đemra giảng dạy để cứu khổ vô minh cho chúng sanh, đó mớilà việc quan trọng. Còn chúng ta làm ra tiền để giúp đỡngười nghèo, đó chỉ là việc thiện nhỏ thôi. Bởi vì sứcngười có chừng mực, tiền của có giới hạn, biết bao nhiêutiền của mà chia cho đủ, chỉ có bố thí pháp là khắp cùngkhông giới hạn. Ngài nói nếu người mê không nhận ra tự tánh, tức tánhPhật của mình thì dù có làm việc phước thiện bao nhiêuđi nữa, cũng không cứu được họ. Cho nên muốn cứu mìnhthì trước hết phảinhậnra tự tánh. Ví dụ như có người còn rất nhiều tham sânsi, phiền não đủ thứ, nhưng họ có nhiều tiền đem ra bốthí giúp đỡ người này người kia. Tuy làm việc bố thílà có phước, nhưng vẫn không cứu được cái mê của họ,vì họ chưa nhận ra tánh giác của chính mình. Cho nên ngườitu mà mê tự tánh là điều đáng sợ, chúng ta không nên xemthường. Có nhiều người nói tôi tu sơ sơ, hoặc tôi tu phướclà đủ rồi, cho nên suốt đời lo giúp người này, cứu khổngười kia, mà quên cứu mình, chuyện giác ngộ đối vớihọ rất là xa xôi.

Thânngười khó được, Phật pháp khó gặp, Thánh tăng khó thấy,chánh pháp khó nghe, tín tâm khó phát sanh, bạn lành khó hộingộ.Ngài nói được sanh thân làm người là cái khó thứnhất. Cho nên Phật tử đã được thân người, sáu căn đầyđủ, mà gặp chuyện buồn khổ đòi tự tử là không hiểuđạo, chẳng những mang tiếng ngu, mà còn bị người ta chêcười, Phật tử mà không xứng đáng là con Phật. Phật tửgặp chuyện buồn tự tử còn bị người đời chê ngu, khôngxứng đáng là đệ tử Phật, huống nữa là người xuấtgia. Người xuất gia gặp chuyện buồn đòi tự tử có thểtha thứ được không ? Người xuất gia hiểu đạo, biết thânnày khó được, nương thân giả tạm để tu hành như ngườinương bè qua sông, qua chưa tới bờ mà đòi phá bè là chuyệnlàm của kẻ ngu. Người tu mà đòi tự tử là ý phạm giớisát, mình tự sát mình đáng ăn đòn không biết bao nhiêu gậy.Chúng ta tu nếu chưa được an lạc thì phải khéo léo chuyểnhóa nội tâm cho được an lạc. Hơn nữa được thân ngườirất khó mà tự tử là hủy hoại thân, người hủy hoạithân là người đáng chêtráchnhất.Cho nên ở trong chùa mà nói tự tử thật là khó nghe.

Cáikhó thứ hai là Phật pháp khó gặp. Song có người nói muốngặp Phật pháp, thì đến các nhà phát hành kinh sách thỉnhbao nhiêu cũng có, sao nói khó gặp ? Kinh Phật để lại rấtnhiều, nói Phật pháp khó gặp là khó chỗ nào ? Chúng ta đừnghiểu rằng gặp Phật pháp là thấy được quyển kinh Phật,mà gặp ở đây là nghe Phật pháp nhận hiểu để ứng dụngtu, đó mới là khó. Hiểu Phật pháp là khó, còn xem kinh bằngmắt là chuyện dễ. Thế mà có người cầm quyển kinh Phậtlên xem thì buồn ngủ, ngồi trong giảng đường nghe giảngthì ngủ gục, còn xem truyện, xem tiểu thuyết thì quên ănbỏ ngủ, xem truyền hình suốt ngày, nhất là xem phim chưởngđấm đá với nhau, suốt ngày không biết chán. Như vậy vớingười không biết tu gặp kinh Phật xem bằng mắt cũng làchuyện khó, huống là nhận hiểu Phậtpháp bằng tâm để ứng dụng tu lại càng khó hơn.

Cáikhó thứ ba là Thánh tăng khó gặp. Ðiều này dĩ nhiên, nhấtlà ở thời kỳ mạtpháp,phàm Tăng thì dễ kiếm, chớ Thánh tăng thì rất khó gặp.

Cáikhó thứ tư là chánh pháp khó nghe. Người đời thường nói"Thuốc đắng đã tật lời thật trái tai". Chánh pháp là phápchân chánh đúng đắn nói lên lẽ thật của con người vàsự vật. Ví dụ có người thấy chúng ta liền khen thầy làngười có phước tướng, thông minh... nói như vậy rất làdễ nghe và cảm thấy vui trong lòng. Nếu họ nói thầy làcái túi da hôi thúi, là cái bô đựng đồ dơ được đậykín và sơn vẽ bên ngoài. Nói như vậy là nói sự thật màngười nghe cảm thấy khó chịu không vui. Chánh pháp khó nghelà khó ở chỗ đó. Vì chánh pháp luôn nói lên sự thật màmọi người muốn che đậy.

Cáikhó thứ năm là tín tâm khó phát sanh. Tại sao khó ? Giả sửtôi nói tụng kinh chừng bảy biến thì được phước nhiều,đó là điều dễ tin, nếu tôi nói quí vị hãy tin tâm mìnhlà Phật, đó là điều khó tin. Bởi vì có nhiều người khinghe nói tâm mình là Phật thì lắc đầu từ chối con khôngdám tin đâu, con không có phần chỉ mong cầu phước báo ởcõi nhơn thiên thôi. Tin tâm mình là Phật ít người dám tincho nên nói lòng tin khó phát sanh.

Cáikhó thứ sáu là bạn lành khó hội ngộ, tức là bạn lànhkhó gặp. Trước hết chúng ta phải phân biệt thế nào làbạn lành, thế nào là bạn dữ. Giả sử ở trong Thiền Viện,nếu có một sư huynh thấy mộtsư đệ đang ngồi Thiền bỏ đi xuống, hôm sau hỏi lý dosư đệ đáp rằng đau bụng. Vài ba lần như thế và lầnnào cũng trả lời có lý do. Sư huynh biết sư đệ này đangmang bệnh lười biếng cho nên rầy rà: đệ tu hành gì màlười biếng quá, cưng chiều cái thân này lắm,phải nỗ lực vượt qua chớ ! Nghenhưthếsưđệ nọ hết muốn gần sư huynh. Nhưng nếu có mộtsư huynh khác nghe sư đệ nói đau bụng, thì lấy dầu xoa,nghe than buồn ngủ thì bảo đi ngủ, nghe nói đau chân thìbảo thôi đừng rán, coi chừng bệnh à... Một người rầyquở, một người săn sóc an ủi, chúng ta thử xét ai là bạnlành ? Nếu trong Thiền Viện năm chục chúng mà có ba chụcvị thương sư đệ giống như vị sư huynh thứ hai thì sưđệ tu có tiến không ? Chắc chắn là không tiến. Như vậyngười khó khăn rầy rà để thúc đẩy mình tiến lên đólà bạn lành. Người dễ dãi chìu chuộng theo cái sở thíchcủa mình, làm cho mình tu không tiến đó là bạn chẳng lành.Tổ Qui Sơn có dạy "Gần gũi bạn lành như đi trong sươngmóc, tuy thấy chẳng ướt áo, nhưng lần lần thấm nhuận.Lân la đứa dữ ắt nhiễm lấy hung hăng gây ra nhiều tộilỗi, quả báo ngay trước mắt". Song theo thường tình thìbạn dữ dễ gần hơn bạn lành. Ðó là chuyện trong chùa.Sau đây là chuyện ngoài đời. Ví dụ có một Phật tử namđi ngang qua quán rượu, có người bạn đang ngồi uống rượutrong quán kêu vô nài ép bảouống,Phật tử ấy từ chối, bị người bạn chê cười cho rằngđàn ông mà không có chí khí của kẻ nam nhi, giống như đànbà. Giả sử lúc đó Phật tử kia nhận lời mời của ngườibạn uống rượu say sưa. Nhưng có người bạn thứ hai canrằng: Bạn là Phật tử đã thọ qui giới uống rượu làphạm giới cấm của Phật. Quí vị xét coi người ép uốngrượu và người la rầy khuyên can không cho uống rượu, ngườinào là bạn lành ? Quí vị thích người nào hơn ? Dĩ nhiênlà thích người ép uống, nhưng người đó đem đến điềukhông tốt cho mình. Như vậy bạn chẳng lành dễ gần hơnlà bạn lành, cho nên nói bạn lành khó hội ngộ. Chúng talà người học đạo phải biết rõ ai là bạn lành, để gầngũi được thấm nhuần những điều tốt, ai là bạn chẳnglành phải khéo dùng phương tiện để chuyển hóa họ, nếukhông đủ đạo lực thì không nên gần nhiều, gần nhiềusẽ có hại cho việc tiến tu. Xét qua sáu điều khó đượcNgài nêu ở trên, đa số chúng ta đều có đủ. Như vậy làquá tốt, nếu người nào chưa đủ thì hãy rán tạo nhânduyên cho đủ.

Phướcduyên kim cải, mừng đã hợp nhau.Người ta thường nói cây kim hạt cải, hai cái đó gặp thìhút vào nhau, ý muốn nói mừng cho mình đã có phước duyêntốt, hội đủ những điều kiện tốt, những điều khó thựchiện được mà mình thực hiện được như: Phật pháp khógặp mà mình gặp, chánh pháp khó nghe mà mình được nghe v.v...

Maythay như rùa mù gặp bô�ng cây.Chúng ta bỏ sựnghiệp đi xuất gia nên cầu việc gì ?Chớtham đắm danh lợi, phải chọn bạn tìm thầy, vì pháp quênmình lội nước trèo non kính lễ thưa hỏi.thưahỏi chỗ thâm áo của Phật pháp, có như thế mới không uổngmột đời tu. Nếu đi tu vì mục đích an nhàn, sung sướngcho bản thân thì chưa phải là người thật tâm xuất gia cầuđạo giải thoát.Câu chuyện rùa mù gặpbộng cây, trong kinh A-hàm đức Phật có kể: Có một cái bộngcây trôi giạt ngoài biển cả, sóng gió đưa đẩy nay ở bênÐông, mai qua bên Tây. Có con rùa mù ở dưới đáy biển, mộttrăm năm nó trồi đầu lên một lần, nó muốn tìm bộng câyđể chui vào. Vậy rùa mù tìm được bộng cây dễ hay khó? Rất khó. Ý đức Phật nói con người sau khi mất thân này,muốn được thân trở lại khó như rùa mù tìm gặp bộngcây vậy. Ngày nay chúng ta được thân này thật là có nhiềuphúc duyên, nếu không chịu nỗ lực tu hành theo lời Phậtdạy, khi mất thân này rồi sẽ ra sao ? Chúng ta bỏ nhà,bỏ cha mẹ thân bằng quyến thuộc vào chùa tu, mục đíchcầu cái gì? Phải xét kỹ, cầu no ấm sung sướng, hay cầugiác ngộ, giải thoát khổ sanh tử cho chính mình và chúngsanh ? Ðây là câu hỏi mỗi người phải tự trả lời. Ngài răn nhữnglời hết sức thực tế và tha thiết vô cùng. Chúng ta đitu đừng tham đắm danh lợi vì danh lợi làm chướng ngạisự tu hành. Ði tu thì phải cầu thầy sáng, để hướng dẫnmình tu đúng chánh pháp Phật dạy. Chọn bạn lành để trợnhững duyên tốt cho đường tu được tiến bộ hanh thông.Phải vì Phật pháp quên thânmạng, phải vượt suốibăngrừng để tìm những bậc đạo cao đức trọng mà

Hỏi:Thế gian không việc khó, thế gian có hai việc khó.Thế nào là hai việc khó ?

Dạyrằng : Sanh từ đâu đến ? Chết rồi đi đâu ? Ðây là haiviệc thật rất khó. Song này các người, do hai việc này màbỏ sự nghiệp đi xuất gia, lội suối trèo non, tham tìm minhsư, bạn tốt, cúi đầu lễ bái thưa hỏi: Kính mong Ðạiđức từ bi, mở rộng phương tiệnchỉ bày cho sáng tỏ lý này, sớm được ngộ đạo.

Hỏi:Trước khi trời đất và cha mẹ chưa sanh, cái thân ngườinày sanh từ đâu đến ?

Ðáp:Vốn từ vô vi đến.

Lạihỏi: Người sanh ra ở đời, đến khi số hết, chết đi vềđâu ?

Ðáp:Lại từ vô vi đi.

Hỏi:Thế gian không việc khó, thế gian có hai việc khó. Thế nàolà hai việc khó ?sanh từ đâu đến ? Chết rồi đi đâu ?Song này các người do hai việcnày mà bỏ sự nghiệp đi xuất gia, lội suối trèo non, thamtìm minh sư, bạn tốt, cuối đầu lễ bái thưa hỏi: Kínhmong Ðại đức từ bi, mở rộng phương tiện cho sáng tỏlý này, sớm được ngộ đạo.Câu hỏi này nghe hơi khó hiểu. Thếgian không việc khó, lại nói thếgian có hai việc khó, nếu không việc khóthìlàm gì có hai việc khó ? Ý Ngài muốn nói rằng trên thếgian không có việc gì khó, nhưng xét kỹ có hai việc khó,đó là Ðâylà hai việc rất khó, vì hai điều này là hai điều thắcmắc lớn lao của con người. Tất cả chúng ta đều thắcmắc mình từ đâu đến đây và sau khi chết mình sẽ vềđâu ? Ðó là hai câu hỏi mà tất cả chúng ta không ai giảiđáp được. Chính hai điều này khi xưa đức Phật Thích Calúc còn là Thái tử, Ngài cũng thắc mắc như chúng ta. Và,Ngài quyết phăng tìm cho ra manh mối, bằng cách từ bỏ hoàngcung vượt thành đi tu. Ngày nay chúng ta là người tu theo đứcPhật cũng phải quyết tâm tìm cho ra manh mối. Muốn thựchiện điều đó Ngài dạy: Muốn giải quyết hai mốinghi trên, người học đạo phải lội suối trèo non, tìm thầysáng bạn lành cầu chỉ dạy cho mình tu, khi ngộ đạo thìgiải quyết được hai mối nghi trên. Khi xưa Thái tử Sĩ-đạt-tangồi tu dưới cội Bồ-đề trong suốt bốn mươi chín ngàyđêm. Ðêm cuối cùng khoảng canh hai Ngài chứng được túcmạng minh, biết được đời sống vô số kiếp về trướcnên giải quyết được câu hỏi "ta từđâu đến đây". Khoảng canh ba Ngài chứng được thiênnhãn minh, thấy rõ con người sau khi chết theo nghiệp dẫnđi luân hồi trong lục đạo, kẻ đi lên, người đi xuốngv.v... Như vậy muốn giải đáp câu hỏi thứ nhất ngườitu phải chứng túc mạng minh, giải đáp câu hỏi thứ hai phảichứng thiên nhãn minh. Ngày nay chúng ta tu còn mờ mịt thật làkhó giải quyết được hai mối nghi "sanh từđâu đến,chết đi về đâu".

Hỏi:Trước khi trời đất và cha mẹ chưa sanh, cái thân ngườinày sanh từ đâu đến ?

Ðáp:Vốn từ vô vi đến.

Lạihỏi: Người sanh ra ở đời, đến khi số hết chết đi vềđâu ?

Ðáp:Lại từ vô vi đi.

Ðếntừ vô vi đến, đi cũng từ vô vi đi. Nhưng vô vi là cái gì? "Vô vi" là từ ngữ của đạo Lão, khi Phật giáo du nhậpvào Trung Quốc, nói đến lý bất sanh bất diệt, các Ngàimượn từ vô vi của đạo Lão để dùng. Nhà Phật dùng từvô vi, là đối lại từ chữ hữu vi. Phàm tất cả sự vậtcó hình tướng ở thế gian có sanh có diệt là hữu vi, phápkhông sanh diệt gọi là vô vi. Hỏi rằng: khi cha mẹ chưa sanhta từ đâu đến ? Ðáp: từ vô vi đến tức là từ chỗ bấtsanh bất diệt đến. Hỏi sau khi chết rồi đi về đâu ? Ðáprằng: trở về chỗ bất sanh bất diệt. Câu đáp này hơigượng một chút, không sát nghĩa lắm. Sauđâytôi giải thích kỹ hơn về câu đáp sanh từ vô vi đến. KinhLăng Nghiêm nói: Chân như không giữ tự tánh hốt nhiên mộtniệm vô minh dấy khởi, tất cả tướng sanh diệt dấy khởitheo nên đi vào sanh tử. Từ chân mà khởi vọng niệm đi vàosanh tử nghe khó hiểu quá. Song tôi ví dụ cho dễ hiểu: Hiệngiờ chúng ta đang mở mắt tỉnh táo, nhưng một lúc sau nghemỏi mệt, gió mát thổi qua chúng ta thiu thiu ngủ gục. Vậythử hỏi ngủ gục đó từ đâu đến ? Có phải từ cái tỉnhtáo hồi nãy đến không ? Nếu không có cái tỉnh làm gì cócái mê, cái mê ngủ gục từ cái tỉnh. Nếu ai đánh thứcchúng ta tỉnh lại thì không còn mê nữa. Như vậy cái mênó đến lúc nào chúng ta không dự biết trước được, cóai biết mình sửa soạn buồn ngủ không ? Chỉ quên cái tỉnhlà bị cái mê xâm chiếm, mê xâm chiếm thì ngủ say mộngmị đủ thứ. Cũng vậy, nếu chúng ta quên tự tánh chân nhưthì sẽ dấy sanh vọng niệm, vì vọng niệm dấy khởi nênsanh ra đủ thứ khổ đau. Cho nên hỏi sanh từ đâu đến ?Ðáp từ vô vi, tức là quên cái không sanh diệt nên dấy niệmsanh diệt rồi đi vào trong sanh tử, chịu sanh tử khổ đau.Khi chết trở về vô vi tức là trở về chỗ không sanh diệt.Nghe như thế có người hiểu lầm cho rằng không tu chết cũngtrở về chỗ không sanh diệt. Hiểu như thế là sai lầm, chúngta phải tu dứt hết mầm sanh diệt mới được trở về chỗkhông sanh diệt, nếu không tu thì vẫn tiếp tục đi trong sanhtử.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]