Bấy giờ, đức Thế Tôn bảo Bồ Tát Hiền Hộ:
-Này Hiền Hộ! Nếu có tỳ kheo mến thích tu tập tam muội này, trước hết phải suy tư kia vô tướng tưởng; suy tư rồi ngã mạn chẳng sanh.
Này Hiền Hộ! Đã trừ tâm ngạo mạn, ý thường an lạc, xa rời các tướng. Lúc ấy, phải vì người mà tuyên nói tam muội này, chẳng nên khởi tâm tranh đấu. Trong đó, sao gọi là tranh? Tức là khởi vọng tưởng phỉ báng, tức tranh chấp chửi mắng do chấp danh vọng rỗng không.
Này Hiền Hộ! Nhờ tỳ kheo đó y pháp vô tranh, nên hay tu tập, vì người tuyên thuyết tam muội này.
Này Hiền Hộ! Nếu người trai hiền gái thảo muốn tu học, và vì người mà giải thích tam muội này thì phải thành tựu đầy đủ mười pháp, rồi sau đó mới vì người khác mà giải thích. Mười pháp đó là gì?
1/ Người trai lành gái thảo trước hết phá ngã mạn, rồi khởi tâm cung kính.
2/ Biết ơn chẳng quên, tâm thường niệm nhớ báo ơn.
3/ Tâm không ỷ lại chấp trước, cũng không ganh tỵ.
4/ Đoạn trừ nghi ngờ và các chướng ngại.
5/ Tin sâu chẳng hoại, khẩn thiết niệm nhớ suy tư.
6/ Tinh tấn cầu kinh điển, hạnh không giãi đãi.
7/ Thường hành khất thực, chẳng nhận thỉnh riêng.
8/ Ít muốn biết đủ, điều phục các căn.
9/ Chánh tín vô sanh pháp nhẫn thâm sâu.
10/ Thường niệm nghĩ ai có tam muội này, thì khởi tâm cung kính vị thầy đó như chư Phật, rồi sau đó tu tập theo.
Này Hiền Hộ! Đó là người trai hiền gái thảo đầy đủ mười loại pháp bậc thượng. Phải nên tu tập tam muội này, cũng khiến người khác thọ trì đọc tụng. Hành giả như thế sẽ đắc được tám việc.
1/ Rốt ráo thanh tịnh: Đối với các giới cấm không có hủy phạm.
2/ Tri kiến thanh tịnh: Trí huệ hòa hợp, không cùng những việc khác tương ưng.
3/ Trí huệ thanh tịnh: Chẳng còn thọ các thân trong đời sau.
4/ Bố thí thanh tịnh: Chẳng mong muốn tất cả hạnh quả báo.
5/ Đa văn thanh tịnh: Nghe pháp rồi rốt ráo chẳng quên.
6/ Tinh tấn thanh tịnh: Trong mọi thời, thường cầu quả vị Phật Bồ Đề.
7/ Xa rời thanh tịnh: Không nhiễm trước tất cả danh lợi.
8/ Chẳng thối chuyển thanh tịnh: Sẽ chứng đạo Bồ Đề vô thượng chánh đẳng chánh giác không dao động.
Này Hiền Hộ! Đó là tám pháp mà các người trai lành gái thảo sẽ đắc được.
Lúc ấy, đức Thế Tôn muốn nói lại nghĩa trên nên thuyết kệ rằng:
“Người trí chẳng khởi tâm có tướng