Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

g. Lìa các trộm cướp

14/02/201117:08(Xem: 3192)
g. Lìa các trộm cướp

KINH LỜI VÀNG
Tác giả: Dương Tú Hạc
Dịch giả: HT Thích TríNghiêm

PHẦN II

NGÔN HÀNH

--- o0o ---

Chương II

TỰ LỢI

G. LÌA CÁC TRỘM CƯỚP

Đệ tử phải xa lìa các điều trộm cướp, những đồ vật giúp sống nên vừa đủ; vật của người ta chẳng cho thời chẳng nên lấy.

Kinh Hoa Nghiêm

Trộm cướp có 10 tội:

Người chủ có vật thường giận

Thường bị người nghi ngờ

Không lúc nào chẳng tính mưu gian

Phường ác nhơn đến làm bạn, người hiền tránh xa

Phá hủy tướng lành nơi thân

Bị tội với Quan

Của cải bị Quan tịch thu

Gây nghiệp nhơn bần cùng

Chết đọa địa ngục

Đời sau được làm người khổ mạt kiếp, khi làm được của bị người xúm dùng chung; hoặc bị giặc lấy hay lửa cháy tiêu. Hoặc là đứa con bất hiếu phá hủy tan tành.

Luận Trí Độ

Chẳng ăn trộm của cải của người ta là giàu to. Vì chẳng bị quan vua tịch thu, nước lửa chảy trôi, hay giặc trộm cướp lấy, không có kẻ oan gia, không có ác tử mà được nhiều người ưa mến. Đi đến đâu cũng không khó, vì đã dứt hẳn những điều lo sợ.

Kinh Hải Long Vương

Nếu gặp thấy vật rơi nơi đường xá, hoặc vàng bạc hay những của báu; lượm rồi xướng rằng: "vật này là của ai?" Nếu có người nói: "vật ấy là của tôi", thì phải gạn hỏi hình tướng, nếu đúng sự thật nên trả lại họ. Nếu không người đến nhận thời cứ sau mỗi bảy ngày là đem vật ấy ra mà xướng như vậy nữa. Và sau cũng không có người chủ nhận thì đem gởi cho vua, quan, quận, huyện hay các cơ quan hữu trách; những cơ quan ấy cũng chẳng thấy chủ đến nhận lãnh thì mới đem ủng hộ cho Phật pháp.

Kinh Chánh Pháp Niệm Xứ

Nếu lượm được những vật thuộc loại khăn áo, phải xướng lên cho ngươi hay đến nhận, bằng không người nhận thời treo chỗ cao, cho người ta dễ thấy. Nếu có người nói: "vật này của tôi", thì nên hỏi họ: "ngươi làm mất vật này ở chỗ nào?" Họ nói đúng sự thật thì trả lại cho họ, bằng chẳng đúng, phải giữ lại sau thời gian ba tháng, khi lượm được nơi vườn tháp thì đem cúng cho tháp dùng, mà lượm được vườn Tăng thì đem cúng cho tứ phương Tăng dùng.

Nếu như lượm được vật quí giá như vàng bạc hay chuỗi anh lạc thời không nên vội xướng rõ, người lượm được phải coi kỹ hình dáng hoặc số lượng của vật rồi mới đưa ra, có người nhận, phải hỏi cho đúng sự thật, rồi trước đông người mà trả lại họ, chớ không nên ở chỗ kín mà cho lại.

Luật Tăng Kỳ

Sống không biết hổ, như chim ăn dơ mặt mày chịu nhục, gọi là sống dơ. Liêm sỉ tuy khổ, giữ nghĩa thanh bạch, tránh nhục chẳng dối, gọi là sống sạch.

Kinh Pháp Cú

Thà nên giữ Đạo, nghèo hèn mà chết, chẳng nên vô Đạo, giàu sang mà sống.

Kinh Lục Độ Tập

Phật dạy: Các Tỳ kheo! Đa dục là khổ, sống chết mệt nhọc, bởi tham dục sanh: ít dục vô vi mới giác ngộ thân tâm tự tại.

Kinh Bát Đại Nhơn Giác

Phật dạy: Hỡi các Tỳ kheo! Phải biết, những người đa dục, vì cầu lợi nhiều, khổ não cũng nhiều; những người thiểu dục, không cầu không dục, không có khổ não. Cho nên ai muốn lìa khổ, cần phải tu tập hạnh thiểu dục. Huống chi hạnh thiểu dục có thể sanh các công đức. Những người tu hạnh thiểu dục thời không đua dọc chìu theo ý người để cầu cạnh, nhất là chẳng bị các căn lôi kéo. Người tu thiểu dục, tâm địa thản nhiên, không có lo sợ, gặp việc cô thừa, thường chẳng thiếu thốn. Hễ tu thiểu dục là có Niết bàn.

Kinh Di Giáo

Người tham, chửa đẻ nhiều, được mấy cũng chẳng vừa. Tâm vô minh điên đảo, thường mưu xâm lấn người, đời hiện nhiều oán ghét, chết rồi đọa ác đạo. Cho nên người trí, phải tu trí túc.

Kinh Ni Kiền Tử

Nếu người lòng tham không biết nhàm đủ, chỉ biết cầu cho nhiều, tội ác càng tăng thêm. Bồ tát chẳng thế, thường nghĩ tri túc, an phận nghèo mà giữ Đạo giác ngộ. Duy huệ là sự nghiệp.

Kinh Bát Nhơn Giác

Người xuất gia có 4 chứng bệnh cho nên chẳng được bốn đạo quả Sa môn: 4 chứng bệnh là gì? Là bốn thứ ác dục:

Tham ăn uống

Tham áo mặc

Tham đồ ngủ

Tham của đời

Gọi là bốn thứ ác dục, là bệnh của kẻ xuất gia, có bốn món thuốc hay, có thể trị lành những thứ bịnh ấy là: áo mặc bằng giẻ rách, có thể trị được bệnh ác dục của Tỳ kheo về áo mặc; đi khất thực, có thể trị được bệnh ác dục về tham ăn; ngủ dưới gốc cây, có thể trị được bệnh ác dục về đồ ngủ; thân tâm vắng lặng, có thể trị được bệnh ác dục về của đời của Tỳ kheo.

Do bốn vị thuốc này chữa được bốn chứng bệnh kia, nên gọi là Thánh hạnh. Như thế mới gọi là tu thiểu dục tri túc.

Người thiểu dục, chẳng tìm cầu, chẳng tham lấy. Người tri túc, khi được ít, tâm vẫn thản nhiên, không chút hối hận.

Kinh Niết Bàn

Hỡi các Tỳ kheo! Nếu muốn giải thoát các điều khổ não, nên quán tri túc. Pháp tri túc, tức là chỗ giàu vui yên ổn vậy. Người tri túc, tuy nằm trên đất, vẫn được an vui; người bất tri túc, dù ở thiên đường, cũng chẳng vừa ý.

Người bất tri túc, tuy giàu mà nghèo; người tri túc tuy nghèo mà giàu. Người bất tri túc, thường bị năm dục lôi cuốn, làm cho người tri túc động lòng thương xót, ấy là tri túc.

Kinh Di Giáo

Trong lúc tìm cầu giàu sang, rất khổ, đã được rồi giữ cũng khổ, về sau bị mất lo rầu lại càng khổ hơn. Xét trong ba thời đều không có vui.

Kinh Bách Duyên

Không luận kẻ sang người hèn, kẻ nghèo người giàu, lớn nhỏ trai gái, đều chung lo tiền của, trăm nghĩ ngàn lo, sai khiến lương tâm không lúc yên nghỉ. Có ruộng lo ruộng, có nhà lo nhà; có trâu ngựa lục súc, tôi tớ tiền của, áo cơm đồ vật, thảy đều lo cả.

Càng lo nghĩ lại càng sầu khổ. Hoặc có khi bị tai nạn phi thường như nước lửa trộm cướp, cháy, trôi, dựt lấy đi mất, lại càng lo khổ hơn nữa, rồi lại bo bo không lúc nào giải thoát; giận hờn kết chặt nơi lòng, phiền não không thể bỏ.

Nhưng khi thân mạng chết, thì bỏ lại cho đời chỉ mô? mình mình đi, chẳng đem thứ gì theo được! Sang trọng giàu mạnh, không ai không có các thứ lo khổ này.

Kinh Vô Lượng Thọ

Ông Cấp Cô trưởng giả hỏi Phật rằng, thưa Thế Tôn: Thế gian hành nghiệp sanh sống có bao nhiêu thứ? Phật đáp: kể có 10 thứ:

Phi pháp vô đạo mà cầu tài, dù được, không thể tự an dưỡng, không thể an dưỡng cha mẹ, vợ con, tôi tớ và cúng dường Sa môn.

Phi pháp vô đạo mà cầu tài, được tài, tự an dưỡng, an dưỡng cha mẹ, vợ con, tôi tớ mà chẳng cúng dường Sa môn

Phi pháp vô đạo cầu tài, được tài, tự an dưỡng, an dưỡng cha mẹ, vợ con, tôi tớ và cúng dường Sa môn.

Đúng pháp và phi pháp cầu tài, được tài, chẳng tự an dưỡng, chẳng an dưỡng cha mẹ, vợ con, tôi tớ cũng chẳng cúng dường Sa môn

Đúng pháp và phi pháp cầu tài, tự an dưỡng, an dưỡng cha mẹ, vợ con, tôi tớ mà chẳng cúng dường Sa môn

Đúng pháp và phi pháp cầu tài, được tài, có thể tự an dưỡng, an dưỡng cha mẹ, vợ con, tôi tớ và cúng dường Sa môn

Đúng pháp cầu tài, chẳng tự an dưỡng, chẳng an dưỡng cha mẹ, vợ con, tôi tớ và cũng chẳng cúng dường Sa môn

Đúng pháp cầu tài, tự an dưỡng, an dưỡng cha mẹ, vơ con tôi tớ mà chẳng cúng dường Sa môn

Đúng pháp cầu tài, tự an dưỡng, an dưỡng cha mẹ, vợ con, tôi tớ và cúng dường Sa môn

Đúng pháp cầu tài, tự an dưỡng, được an dưỡng cha mẹ, vợ con tôi tớ và cúng dường Sa môn. Đối với của cải không đắm nhiễm, không bị ràng buộc. Thấy kẻ bị tai họa bố thí chẳng tiếc lẫn.

Trong 10 hạng hành nhơn, hạng sau cùng là cao thượng hơn hết vậy.

Kinh Trung A Hàm

Phật dạy: cầu tài có 6 món phi đạo:

Đánh bạc cầu tài lợi là phi đạo

Phi thời cầu tài lợi là phi đạo

Uống rượu buông lung cầu tài lợi là phi đạo

Gần gũi với bạn ác mà cầu tài lợi là phi đạo

Vì vui đàn hát cầu tài lợi là phi đạo

Biếng nhác cầu tài lợi là phi đạo

Kinh Trung A Hàm

Trong việc bảo hộ tài sản cho người sẽ bị nguy hiểm bởi 4 điều. Bốn điều nguy hiểm đó là:

Vua chúa nước ngoài

Giặc cướp

Nạn lửa cháy

Nạn nước trôi

Kinh Tăng Nhứt A Hàm (văn Ba lị)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com