- 1 – Bốn chân lý cao quý trong ngôn ngữ hằng ngày
- 2 – Nghiệp báo đối diện với nhân quả hành trạng
- 3 – Một vài hệ thống giải thích nghiệp báo
- 4 – Nghiệp báo như một nhân tố tinh thần của một sự thôi thúc
- 5 – Những ảnh hưởng của thái độ nghiệp báo
- 6 – Hạnh phúc và bất hạnh
- 7 – Thái độ xây dựng và tàn phá
- 8 – Thuyết quyết định hay tự do ý chí
- 9 - Mê muội về nguồn gốc của nghiệp báo
- 10 – Giải thoát sự mê muội của chúng ta
- 11 – Những lời kết luận
- 12 - Hỏi & đáp
Giới Thiệu Tổng Quát
Tác giả: Alexander Berzin - Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
12 – HỎI ĐÁP
HỎI: Trong phạm vi này, tội lỗi không có trong tấm ảnh? Không có việc gì với tội lỗi ở đây, có phải không?
ĐÁP:Đúng thế. Sự giải thích của Đạo Phật về nghiệp báo không liên can gì đến tội lỗi. Tội lỗi là căn cứ trên sự suy nghĩ trong những hình thức của một cái “tôi” rất mạnh mẽ vững chắc như một thực thể tồn tại riêng biệt và những gì tôi đã làm như một thực thể riêng lẻ khác, giống như hai quả bóng bàn, hay điều gì ấy giống như thế. Và sau đó chúng ta tin tưởng rằng thực thể cái “tôi” là quá tệ và thực thể “những gì tôi đã làm” cũng là tệ hại. Vì thế cũng có một sự phán đoán của hai thực thể dường như vững chắc và rồi thì không thể buông xả được – đó là tội lỗi. Giống như chẳng bao giờ vất rác ra khỏi nhà chúng ta, mà chỉ giữ nó bên trong và nói nó ghê tởm như thế nào, nó hôi thối như thế nào, nó nhơ bẩn như thế nào, và chẳng bao giờ buông bỏ.
HỎI: Nghe có vẻ rất rõ ràng và rất hơp lý (logic), và tôi có thể hiểu toàn bộ hệ thống, và làm thể nào giải thoát khỏi sự mê muội, và sự những khuynh hướng thúc đẩy cùng mọi thứ. Nhưng tôi nghĩ rằng thấu hiểu nó chưa đủ để giải thoát ngay bây giờ đối với những kinh nghiệm hay sự thúc đẩy hành động một cách bắt buộc.
ĐÁP: Đúng thế. Vâng, đấy là tại sao trước tiên chúng ta cần thực nghiệm đạo đức tự giác (tự tàm). Hãy nhớ là, chúng ta đề cập rằng có một khoảng cách nhỏ giữa điều khi tôi cảm thấy giống như muốn nói, “Ô thật là một bộ đồ xấu xí mà bạn mặc hôm nay,” và khi tôi thật sự nói nó. Nếu chúng ta có thể nắm bắt khoảng không gian ấy, thế thì chúng ta có khả năng để quyết định những gì sẽ ảnh hưởng nếu tôi nói với người ấy rằng người ấy đang mặc một bộ đồ xấu xí. Và nếu chúng ta thấy rằng điều ấy sẽ không là sản phẩm tốt đẹp chúng ta không phát hành nó. Đấy là nơi chúng ta bắt đầu – với nguyên tắc đạo đức và sự tự kiểm soát.
Cũng thế, chúng ta có thể thẩm tra cảm xúc nào tôi đang cảm nhận khi tôi muốn làm việc gì ấy? Tại sao tôi ao ước làm việc gì ấy căn cứ trên một cảm xúc phiền não, chẳng hạn như tham lam? Có phải nó căn cứ trên sân hận; có phải nó căn cứ trên si mê? Tôi có nghĩ rằng nếu nói bộ đồ của bạn là xấu xí sẽ không có bất cứ ảnh hưởng nào đối với bạn? Hay có phải tôi ao ước làm việc gì đấy căn cứ trên sự tử tế ân cần, và đây là những việc tích cực hơn? Đây là tại sao sự định nghĩa của một cảm xúc phiền não hay một thái độ quấy rầy là rất hữu ích: nó một tình trạng của tâm thức, là thứ, mà khi nó sinh khởi, nó làm cho chúng ta mất sự an bình của tâm thức và mất sự tự kiểm soát.
Chúng ta có thể nói rằng khi chúng ta mất sự an bình của tâm thức: tim chúng ta đập hơi nhanh hơn; và chúng ta cảm thấy hơi khó chịu. Vì thế, chúng ta cố gắng chú ý, thí dụ, những việc vi tế, như có phải tôi đang nói điều gì đấy do tự hào? Thí dụ, ai đấy nói, “Tôi không hiểu điều đó,” và bạn nói, “Ô, nhưng tôi hiểu!” Quý vị sẽ chú ý một sự hơi bực bội, một chút tự hào, một sự kiêu hãnh nào đấy, và vì thế đây là những gì chúng ta đề phòng.
HỎI: Tôi có hơi không hiểu. Tôi nghĩ, giáo sư đề cập rằng có hai cảm xúc không ngừng đây là hạnh phúc và bất hạnh, những sự giao động lên xuống này. Có phải giáo sư đang nói rằng một trong hai điều này la tham dục, còn thứ kia là gì?
ĐÁP:Những gì tôi đang giải thích là hai nhân tố mà chúng khởi động những khuynh hướng nghiệp báo – những điều này đến từ những giáo lý mười hai nhân duyên. Một thứ là tham dục (ái - thứ 8) và thứ kia – tôi đang làm cho đơn giản – thứ kia đặc biệt gọi là thái độ hay cảm xúc đạt được tức là chấp trước (thủ - thứ 9), và nó là một danh sách khoảng năm khả năng khác nhau. Đây là những gì sẽ đạt đến một kết quả, và vì thế điều nổi bật nhất là xác định rõ một cái “tôi” vững chắc với nó chúng ta đang trải qua, với những gì đang diễn tiến.
HỎI: Có phải sự xác định cái “tôi” vững chắc trong mối quan hệ đến điều gì đấy? Rõ ràng có sự rối rắm ở đây, và rằng chúng ta phải chăm sóc nó và thoát khỏi sự rối rắm mù mờ. Nhưng điều gì chúng ta thật sự đang mù mờ và điều chúng ta đang rối rắm với nó?
ĐÁP: Đấy không phải là một câu hỏi dễ dàng để trả lời trong một cách đơn giản. Chúng ta đang mê mờ cái “tôi” thật sự tồn tại, cái “tôi” quy ước, với cái “tôi” sai lầm không thật sự hiện hữu. Nhưng gì chúng ta đang làm là đang tưởng tượng cái “tôi” hiện nay, là thật sự tồn tại hiện hữu trong một cách không thể xãy ra được nào đấy, nó sự thổi phồng. Nó đang thêm vào điều gì đấy không có ở đó. Thí dụ: tôi vui vẻ hay tôi không vui vẻ. Không phải là bạn không vui vẻ; tôi không vui vẻ. Khi có một kinh nghiệm hạnh phúc hay bất hạnh, chúng ta liên hệ nó trong những dạng thức của tôi hạnh phúc. Không phải rằng bạn vui vẻ và ai đấy khác vui vẻ - tôi vui vẻ. Cái “tôi” (‘I’ hay ‘me’) là cái “tôi” quy ước, là điều thật sự hiện hữu.
Hãy để chúng tôi dùng một thí dụ cho cái “tôi” quy ước này. Giả sử chúng ta xem một bộ phim và hãy nói bộ phim là “Cuốn Theo Chiều Gió”. Trong ấy, có một cảnh vui, rồi một cảnh không vui, và rồi một cảnh vui khác. À…,điều gì đang xãy ra ở đây? Màn hạnh phúc là một cảnh trong phim “Cuốn Theo Chiều Gió” và mà không vui là một cảnh khác của bộ phim. “Cuốn Theo Chiều Gió” là chúng ta đã đặt tên một cách quy ước cho toàn thể các màn ấy, tất cả các cảnh ấy, cả vui vẻ hạnh phúc và buồn đau bất hạnh. “Cuốn Theo Chiều Gió”, tuy thế, chỉ là tiêu đề, chỉ là một cái tên. Nhưng khi chúng ta nói về “Cuốn Theo Chiều Gió”, chúng ta không chỉ nói về tựa đề. Chúng ta đang nói về bộ phim thật sự - mà tựa đề liên hệ đến. Đấylà bộ phim hiện hữu một cách quy ước: nó tồn tại. Bộ phim là điều gì đấy tách biệt khỏi mỗi màn của những cảnh ấy – một bộ phim tách rời và độc lập với những cảnh ấy sẽ là một bộ phim không thật. Nó không tồn tại. Một bộ phim tồn tại một cách quy ước đơn thuần là những gì có thể đặt tên hay quy cho, chúng ta nói, trên căn bản của những màn, những cảnh.
Tương tự thế, chúng ta có những thời khắc hạnh phúc trong đời sống, chúng ta có những lúc không vui trong cuộc đời và v.v…, và chúng ta liên hệ như thế nào đến tất cả những điều ấy? Chúng ta liên hệ tới nó như cái “tôi” – cái “tôi” quy ước, là điều thật sự hiện hữu: nó không phải là bạn, nó là “tôi”. Tương tự thế, bộ phim là “Cuốn Theo Chiều Gió”, không phải là “Chiến Tranh Các Vì Sao”. Nhưng không có cái “tôi” tách biệt từ những thời khắc của kinh nghiệm hạnh phúc và bất hạnh và cái “tôi” là điều đang kinh nghiệm những thời khắc ấy. Đó sẽ là cái “tôi” không thật, một cái “tôi” không thật sự tồn tại. Và cái “tôi” không chỉ là một từ ngữ; vì thế cái “tôi” chỉ đơn thuần là những gì mà từ ngữ ấy đang liên hệ đến trên căn bản của tất cả những thời khắc trãi qua của một đời sống.
Sự mù mờ, thế thì, sẽ là để nghĩ rằng có một cái “tôi” riêng biệt nào đấy hiện diện trong thân thể này, cư ngụ trong đấy, nối kết với nó bằng cách nào đấy, nhấn những nút bấm, và bây giờ cái “tôi” ấy là đang trải qua cái đau trên bàn chân của tôi, và tôi rất đau khổ và tôi không thích điều ấy. Nó giống như có một cái “tôi” tách biệt với toàn bộ những kinh nghiệm bên trong cái vật xa lạ ấy được gọi là thân thể. Sau đó, trên căn bản sự mê mờ rối rắm về cái “tôi” riêng biệt – cái “tôi” không thật này – với cái “tôi” quy ước và đồng hóa nó với cái “tôi” không thật, chúng ta cảm nhận, với tham dục (ái), “tôi pahir tách biệt khỏi sự buồn phiền này, từ sự đớn đau này, từ sự bất hạnh mà tôi trãi qua với cái đau của thân thể vật lý.” Dĩ nhiên, khi chúng ta không có nhận thức sai lầm ấy về cái “tôi” vững chắc, điều ấy không có nghĩa là rằng chúng ta chỉ ngồi đấy và tiếp tục có cái đớn đau. Nếu bàn chân chúng ta ở trên ngọn lửa, dĩ nhiên, chúng ta đưa bàn chân chúng ta ra khỏi lửa, nhưng khái niệm cái “tôi” ở phía sau là hoàn toàn khác biệt. Không có gì sợ hãi.
Nhưng khái niệm của một cái “tôi” không thật đối kháng với một cái “tôi” quy ước là rất phức tạp và cấp tiến cao độ. Vì thế, hãy rời nó bây giờ. Hãy chấm dứt ở đây, thay vào đấy, cho buổi tối hôm nay với một lời hồi hướng. Chúng ta quán niệm: bất cứ điều hiểu biết nào, bất cứ năng lực tích cực nào đã đến từ điều này, nguyện cầu tất cả được thâm nhập càng sâu sắc hơn hơn nữa, phát triển càng mạnh mẽ hơn hơn nữa, và hành động như nguyên nhân để đạt đến giác ngộ vì lợi ích cho tất cả.
Introductory Lecture on KarmaAlexander Berzin
Xalapa, Mexico, May 2, 2006
Tuệ Uyển chuyển ngữ
21-03-2010
http://www.berzinarchives.com/web/en/archives/sutra/level2_