Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

5 – Những ảnh hưởng của thái độ nghiệp báo

07/02/201114:48(Xem: 9280)
5 – Những ảnh hưởng của thái độ nghiệp báo

NGHIỆP BÁO:
Giới Thiệu Tổng Quát
Tác giả: Alexander Berzin - Chuyển ngữ: Tuệ Uyển

5 – NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA THÁI ĐỘ NGHIỆP BÁO

Phật giáo, giống như khoa học, dạy rất nhiều trong những dạng thức nhân quả. Vì thế, nếu bị lèo lái bởi nghiệp báo – sự thúc đẩy này – chúng ta làm những việc, nói những điều, và suy nghĩ những thứ gì đấy, sau đó sẽ có một kết quả. Nghiệp báo không nói quá nhiều về ảnh hưởng của thái độ chúng ta đối với những người khác – mặc dù, dĩ nhiên, nó thật sự tác động trên những người khác. Đây là bởi vì, một cách thật sự, ảnh hưởng trên những người khác của những gì chúng ta thực hiện đối với họ là tùy trên người ấy, đến một sự phạm vi lớn. Một số ảnh hưởng trên người khác của những gì chúng ta thực hiện trên họ là qua những nhân tố vật lý mà thôi: bạn đấm ai đấy và làn da bị thâm tím. Đó chỉ là nhân quả vật lý thân thể; chúng ta không đang nói điều ấy với nghiệp báo. Nhưng ảnh hưởng có trên người kia trong những dạng thức họ trãi qua kinh nghiệm như thế nào đối với những gì chúng ta nói hay làm đối với họ, điều ấy tùy họ, có phải không? Chúng ta có thể nói điều gì đấy rất độc địa đến ai đấy, thí dụ thế, và cảm xúc mà họ nhận được có thể rất tổn thương; ho có thể rất khó chịu. Nhưng họ cũng có thể nghĩ rằng chúng ta hoàn toàn là những kẻ ngu ngơ ngốc nghếch, và vì thế họ không tin chúng ta và không tiếp nhận chúng ta một cách nghiêm chỉnh. Hay họ có thể không thậm chí không nghe chúng ta hay họ nghe chúng ta một cách sai lầm. Tâm tư họ có thể đã bị bận tâm với điều gì khác, thí dụ vậy. Do thế, thậm chí nếu chúng ta có những ý định dữ dội thật sự làm tổn thương cảm xúc của người ấy, không có gì bảo đảm rằng nó sẽ thật là gì – mặc dù rõ ràng giáo huấn Đạo Phật dạy rằng chúng ta cố gắng không làm tổn thương bất cứ ai. Nhưng điều ấy không liên hệ đến nghiệp báo ở đây.

Khi chúng ta nói về những kết quả nghiệp báo về điều gì ấy, nó là những kết quả nghiệp báo mà tự chúng ta sẽ nếm qua như một kết quả của hành vi trong sự đẩy mạnh này, một lối bắt buộc, với sự thôi thúc của nghiệp báo.

Những ảnh hưởng gì trong chính chúng ta? Một trong những ảnh hưởng – và điều này rất giống với những gì khoa học Tây phương nói – là chúng ta điều kiện hóa chính mình để suy nghĩ trong một cách nào đấy, nói một cách nào đấy, và hành động trong một cách nào đấy, vì thế nó bồi đắp một khuynh hướng để lập lại cung cách của thái độ ấy. Và như một kết quả của ý định ấy để lập lại cung cách của thái độ ấy và cũng là một khả năng để lập lại hành vi ấy- chúng ta cũng làm một sự khác biệt nào đấy giữa những khả năng và những khuynh hướng , mặc dù không nhất thiết để đi vào chi tiết về điều ấy – như một kết quả của chúng, chúng ta muốn lập lại hành vi kia.

Nó thật sự sản sinh ra điều gì, ý định kia hay khả năng nọ? Ý định sản sinh một cảm xúc – cảm giác muốn đi tới người ấy và ôm người ấy, thí dụ thế, hay cảm thấy muốn đi tới gần người nọ và nói một điều gì đấy bất tịnh. Và rồi thì, khi chúng ta cảm thấy muốn làm điều ấy, dĩ nhiên, chúng ta có sự lựa chọn thực hiện điều ấy hay không. Đấy là một điểm rất quan trọng, để nhận thấy rằng chúng ta có sự lựa chọn để thực hiện những gì chúng ta cảm thấy muốn hành động hay không. Nhưng nếu chúng ta quyết định rằng chúng ta sẽ làm việc ấy, hay nếu chúng ta ngay cả không quyết định sẽ làm điều ấy hay không, chúng ta chỉ thể hiện, thế thì cấp độ kế tiếp là nơi mà nghiệp báo biểu lộ. Nghiệp báo là sự thúc đẩy, sự lèo lái, sự cưỡng bách mà với nó chúng ta thật sự tiến hành việc ấy.

Trong trường hợp ấy, có nhiều thứ khác chín muồi từ những xu hướng này. Một thứ mà một cách căn bản cũng là nội dung của những gì chúng ta trãi qua hay kinh nghiệm. “Nội dung” (content) là một chữ hơi rộng; tôi nghĩ là chúng ta phải hơi rõ ràng hơn. Ở đây, thí dụ, điều phải làm là gặp gở người kia không gặp mặt người nọ. Nó cũng liên hệ cung cách mà người ta hành động đối với chúng ta. Chúng ta phải hết sức cẩn thận về việc chúng ta nói thế nào, nhằm để được chính xác hơn. Nghiệp lực của chúng ta không là nguyên nhân làm cho người kia la hét đến chúng ta – họ la hét với chúng ta như một kết quả của những khuynh hướng mà họ phải la hét đối với người ta. Nhưng nghiệp lực của chính chúng ta là chịu trách nhiệm để nếm mùi những người khác la hét đối với chúng ta.

Dĩ nhiên, điều ấy không phải là một vấn đề dễ dàng lắm để thấu hiểu, nhưng chúng ta nghĩ trong cung cách của việc tiếp cận một sự thấu hiểu về điều ấy với một thí dụ. Nếu một đứa bé đang mang những tấm tả và làm bẩn tấm tả, thế thì đứa bé phải sống trong hoàn cảnh; đứa bé phải sống với tình trạng bẩn thỉu mà nó làm ra. Hãy để qua một bên toàn bộ vấn đề là có ai đấy thay tả cho đứa bé, nhưng điểm ở đây là nếu bạn tạo nên một tình trạng bẩn thỉu, thì bạn phải nếm mùi hay lĩnh nhận nó hay phải trãi qua với sự bẩn thỉu ấy. Chúng ta tạo nên tình trạng hổn độn trong đời sống, và khi cuộc sống đi tới, chúng ta phải chịu càng nhiều lộn xộn bừa bộn hơn; một cách căn bản, nó hoạt động như thế. Một cách rõ ràng hơn, chúng ta hành động trong một cách nào đấy đối với những người khác, thì chúng ta sẽ lĩnh nhận hành vi của người khác trong một cung cách nào đấy đối với chúng ta. Nhưng một nguyên tắc khác rất quan trọng ở đây với nghiệp báo là điều này không hoạt động một cách lập tức. Chúng ta có thể nói với một cách rất thân ái và nhẹ nhàng đối với ai đấy, nhưng họ vẫn rất cuồng nộ, la lối đối với chúng ta với sân hận.

Điều này là tại sao phải thấu hiểu nghiệp báo một cách thật sự, chúng ta phải đem toàn bộ sự thảo luận về tái sinh, điều ấy phải cần một thời gian vô cùng lâu dài trước khi chúng sản sinh một ảnh hưởng, và chúng có thể không phát sinh một tác động trong đời sống hiện tại. Thực tế, hầu như chúng không bao giờ (có tác dụng trong hiện kiếp). Điều ấy thật không có gì khủng khiếp để chúng ta như những người Tây phương thừa nhận. Đối với một số người dường như Đạo Phật nói rằng, “Hãy hiền lương trong kiếp sống này và trong kiếp tới, bạn sẽ trãi qua những kết quả trên thiên đàng; nếu xấu xa và, kiếp sau, bạn sẽ phải nếm mùi những kết quả nơi địa ngục.”

Chúng ta phải thẩm tra điều này một cách thật sâu sát: Có phải Phật giáo nói cũng giống như thế, hay nó là khác? Đấy không phải là một chủ đề dễ dàng, nó là một đề mục rất phức tạp, bởi vì để thật sự hiểu về nhân quả nghiệp báo, chúng ta cần thấu hiểu tái sinh – khái niệm của Phật giáo về tái sinh, không phải quan điểm tái sinh phi Phật giáo. Ai liên lụy đến một nguyên nhân nghiệp báo và ai phải nếm mùi kết quả của nó? Có phải có một “cái tôi” được tưởng thưởng hay bị trừng phạt.

Nhưng hãy bỏ qua một bên vấn đề tái sinh và ai lĩnh nhận nó qua một bên, như chúng tôi đã đề cập lúc bắt đầu, Đạo Phật không nói về một hệ thống của thưởng phạt căn cứ trên sự vâng lời luật lệ. Phật giáo không nói về sự sống này là một loại thử thách hay kiểm nghiệm nào đấy, và chúng ta sẽ đón nhận những kết quả của kiểm nghiệm trong kiếp sống tới của chúng ta. Nó chỉ đơn giản nói rằng mọi thứ cần một thời gian dài để sản sinh tác động của chúng. Chúng ta có thể thấy điều ấy trong dạng thức của môi trường. Chúng ta hành động trong một cách nào đấy và nó sản sinh những ảnh hưởng trong đời sống của chúng ta, nhưng nó sẽ sinh sản những tác động ghê gớm nhiều hơn trong đời sống của những thế hệ tương lai. Nó là điều gì tương tự như thế.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]